Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH DIỄN HOẠ ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA KIẾN TRÚC
BỘ MÔN CƠ SỞ KIẾN TRÚC
HƯỚNG DẪN LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH CƠ SỞ KIẾN TRÚC
DIỄN HỌA ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:
 Mục đích:
-Giúp cho sinh viên trong quá trình học tập thiết kế biết cách thể hiện đúng qui cách và làm phong phú
đồ án của mình.
-Giúp cho sinh viên làm quen cách phân tích giá trò công trình kiến trúc.
-Là cơ sở để sau này thể hiện, trình bày các phương án sơ bộ.
 Yêu cầu:
Sinh viên vận dụng các phương pháp diễn họa (nét, mảng) và kỹ năng thể hiện bản vẽ kiến trúc, trình
bày đầy đủ ý đồ thiết kế với những đặc điểm như: hấp dẫn người xem, lột tả được sắc thái công trình và nêu bật
được kiến trúc.
II. QUAN NIỆM BÀI TẬP: Diễn họa là nghệ thuật thể hiện thông tin và mang tính ước lệ cao. Bao gồm:
 Bố cục bản vẽ
 Kiến trúc và bối cảnh
 Hình và chất liệu
 Kỹ thuật thể hiện
 Chữ viết
III. NỘI DUNG:
A. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC
1.1 Màu sắc:
1.1.1 Ý nghóa của màu sắc trong diễn họa kiến trúc: Các màu sắc cơ bản
Có nhiều cách để diễn họa một bản vẽ đồ án kiến trúc, nhưng thông thường có 2 cách cơ bản: thể hiện
bằng đường nét và thể hiện màu. Thể hiện bản vẽ bằng màu sắc chỉ sử dụng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ. Có
2 phương pháp:
+Phương pháp tô đậm nhạt.
+Phương pháp tô màu.
Thể hiện bản vẽ kiến trúc bằng phương pháp tô đậm nhạt (đen trắng) diễn tả sáng tối giúp cho người


xem nhận rõ hình khối của công trình. Tuy nhiên, một diễn họa bằng màu sắc thì dễ gợi ra những cảnh thực, vật
thực mà họ từng biết đến hơn. Màu sắc làm cho người vẽ nhận biết được sự biến đổi và cách sắp xếp trong một
diễn họa đầy đủ hơn nhiều và giúp cho người xem hiểu được thông điệp mà diễn họa muốn truyền đạt. Để chứng
minh mức độ khác nhau của sức lôi cuốn, chỉ cần để cạnh nhau hai diễn họa cùng một đề tài một bằng đen
trắng và một bằng màu sắc, thì mắt người trước tiên sẽ hướng đến diễn họa bằng màu sắc và chỉ sau khi quan
sát đầy đủ thì mới nhìn đến diễn họa đen trắng. Để thể hiện được bản vẽ kiến trúc bằng phương pháp tô màu,
trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu một số điều cơ bản về màu sắc.
1.1.2 Khái niệm cơ bản về màu sắc:
Nghiên cứu màu sắc của tự nhiên biểu diễn trên cầu vồng, người ta tìm ra qui luật của màu sắc - 7 màu
trên cầu vồng luôn được sắp xếp theo thứ tự:
Đỏ – cam – vàng – xanh lá cây ( xanh lục) – lam – chàm – tím.
Người ta phân biệt chúng như sau:
-Màu gốc: màu đỏ, màu vàng, màu lam được gọi là các màu gốc vì từ nó mới có thể pha trộn ra các
màu khác.
2
-Màu nhò hợp: là các màu cam, xanh lá cây, chàm, tím có được do pha trộn từ các màu gốc cạnh nhau
mà ra. Các màu pha trộn có tác dụng trung gian làm giảm bớt sự chói chang sặc sỡ của các màu gốc có sắc độ
mạnh làm cho chúng dễ hòa hợp. Vì vậy nó còn được gọi là màu trung gian.
-Bên cạnh 7 màu cơ bản còn có 2 màu trung tính (vì không thuộc nóng, cũng không thuộc lạnh) đó là
màu đen và trắng. Người ta có thể chuyển nó thành nóng hay lạnh đều được. Ví dụ: trắng pha với đỏ thành hồng
(nóng), trắng pha với xanh thành xanh nhạt (lạnh)…
-Màu bổ túc: là các cặp màu hỗ trợ nhau, có đặc tính là khi đặt cạnh nhau thì nó tôn nhau thêm rực rỡ,
tươi sáng; nhưng nếu đem pha trộn chúng với nhau thì thành màu xám xỉn. Trên bảng màu bổ túc là những màu
đối diện nhau. (Ví dụ: đỏ – xanh lá cây; vàng – tím; lam – cam).
-Màu tương phản: là những cặp màu khi đặt cạnh nhau có sự đối lập nhau về sắc độ mạnh mẽ hay đối
lập nhau về sáng tối. Màu tương phản có tác dụng tôn cho nhau thêm rực rỡ, lung linh.
Các cặp màu tương phản: đỏ – vàng; vàng – lam; đỏ – trắng; trắng – đen…
-Màu nóng, màu lạnh:
+Màu nóng là màu gây cho ta cảm giác nóng nực. Nó là những màu cùng gốc với màu đỏ.
+Màu lạnh là màu gây cảm giác mát lạnh, hoặc dòu êm. Nó là những màu cùng gốc với màu xanh, lam,

tím.
+Màu nóng lạnh thường cho cảm giác về xa gần. Màu nóng thường ở phía trước, màu lạnh thường lui về
sau.
-Đậm nhạt và sắc độ của màu sắc:
Một màu nếu pha với màu trắng, đen có thể tạo ra nhiều độ đậm nhạt khác nhau (từ đậm nhất đến nhạt
nhất). Ví dụ: đỏ pha với đen thành đỏ thẫm, đỏ pha với trắng thành đỏ tươi, đỏ hồng, phớt hồng, trắng hồng…
Tuy có sự khác nhau về độ nhưng vẫn cùng là một màu.
1.2 Hòa sắc:
Màu sắc để riêng lẻ thì chưa bộc lộ hết bản sắc, chỉ khi phối hợp chúng với nhau màu sắc mới đem lại
hiệu quả rõ ràng hoặc tươi sáng, rực rỡ hoặc êm dòu, trầm ấm hay loè loẹt, tái xỉn.
Hòa từng cặp 2 màu sắc gốc với nhau ta được các màu sau:
Đỏ + Vàng = Da cam
Vàng + Cam = Xanh lá cây
Lam + Đỏ = Tím
-Trong vòng tròn 6 màu này ( 3 màu sắc gốc và 3 màu mới tạo thành) các màu đối xứng nhau tạo thành
một cặp màu bổ túc.
-Hòa 2 màu trong 1 cặp màu bổ túc với nhau sẽ được một màu xám.
-Từ vòng tròn 6 màu trên, nếu kết hợp 2 màu cạnh nhau sẽ cho ta một tông màu mới. Tông màu mới
này nằm trên vòng tròn ở giữa 2 màu hỗn hợp đó. Theo cách như vậy ta có 12, 24, 48 màu…
-Muốn có các màu đậm nhạt khác nhau ta kết hợp chúng với màu đen và trắng.
*Các qui luật hài hòa màu sắc:
+Hài hòa của các màu đối cực: là hài hòa 2 nhóm màu đặt đối lập nhau trên vòng tròn màu sắc.
+Hài hòa 3 màu: là sự tổ hợp màu sắc được xây dựng trên 3 màu chính hình thành giũa chúng những
khoảng trung bình trên vòng tròn màu. Các màu đỏ – lam – vàng; da cam – xanh lá cây – xanh tím… các bộ ba
này tạo thành một tam giác cân trên vòng tròn màu sắc.
+Hài hòa 4 màu: là hài hòa của 2 cặp màu bổ túc mà khoảng nối giữa chúng tạo thành một hình vuông
hay hình chữ nhật.
+Hài hòa dò biến: là hài hòa của các màu đặt cạnh nhau trong vòng tròn màu. Sử dụng các màu này dễ
dàng tạo nên một sự chuyển biến êm dòu.
+Hài hòa đơn màu: Được hình thành trên cơ sở tổ hợp các màu như nhau về tông màu nhưng khác nhau

theo độ sáng và độ bão hòa. Ví dụ: khi ta bổ xung vào màu đỏ các màu đen và trắng ta nhận được một loạt các
màu từ đỏ sáng đến đỏ nhạt (xem hình)
1.3 Một số kỹ thuật diễn họa kiến trúc:
Trước khi quyết đònh chọn chất liệu thể hiện ta cần lưu ý xem nên: sử dụng đúng màu của vật liệu
xây dựng và thiên nhiên hay sử dụng màu sắc để trang trí.
1.3.1 Vẽ màu nước:
-Vật liệu:
-Màu: Màu nước thường có dạng cục, khay hoặc tube
-Bút lông: Bút lông mềm đầu tròn dùng để diễn họa mực cũng được dùng để diễn họa màu nước.
Thường sử dụng bút lông số 2, 4, 8, 12. Ngoài ra nên có một bút lông dẹt loại lớn rộng khoảng gần 2 cm để vẽ
3
bầu trời hay các diện tích lớn khác. Bút lông luôn phải được rửa sạch sau khi sử dụng bằng cách ngâm chúng
trong nước sạch trước khi cất đi.
-Nước: hai ly nhựa trắng to; một để rửa bút, một để nước trắng (không sử dụng ly màu).
-Giấy vẽ: giấy vẽ màu nước tương tự như ở diễn họa mực, cần trắng và có độ xốp hút nước.
-Bảng vẽ: bảng gỗ mặt nhẵn, không gồ ghề, lồi lõm.
-Khay pha màu và giấy vẽ thử màu.
-Bút kỹ thuật số 0.1, 0.2, bút chì 2H.
-Cách thực hiện:
+Giấy căng trên bảng vẽ, bảo quản bề mặt tốt. Khi vẽ cũng nghiêng bảng 10 độ như bài tập tô mực
nho. Pha màu có 2 phương pháp:
+Pha một hoặc hai ba màu thành một hỗn hợp rồi bôi lên giấy (không nên quá nhiều màu).
+Phương pháp tô chồng màu: tô lớp màu thứ nhất lên trước, đợi khô rồi tô thêm lớp màu thứ hai. Hai
màu này sẽ tạo ra màu thứ ba.
-Bút kỹ thuật dùng vẽ thân và cành cây ở cận cảnh.
1.3.2 Vẽ màu bột:
-Vật liệu: Bảng vẽ, giấy vẽ trắng, màu bột, keo dính, bút lông dẹt. Màu bột được nghiền kỹ, mòn với keo,
hồ dán (có độ dính vừa phải) để vào các chén con.
-Bút vẽ phải luôn luôn sạch để tránh lẫn màu. Nên có 2 loại bút: 1 để vẽ màu sáng, 1 để vẽ màu tối cho
màu luôn được trong trẻo.

-Giấy vẽ được căng trên bảng vẽ.
-Sau khi màu đã được nghiền nhuyễn ta dùng bút lông để tô màu, mảng to dùng bút lông to, mảng nhỏ
dùng bút lông nhỏ. Vì màu bột không trong, khi khô sẽ nhạt đi cho nên khi pha màu, màu có độ đặc vừa phải,
nếu đặc quá, khó đưa nét bút và mảng màu tô sẽ không đều, nếu màu quá loãng khi tô màu sẽ bò chảy, khi khô
mảng màu sẽ loang lổ. Tô cho đều và gọn gàng trong các mảng hình. Khi tô nên bắt đầu từ màu nhạt đến màu
thẫm và phải bôi thử màu ra giấy trắng trước khi tô vào bản chính. Tô màu phải nhanh, đều tay. Tuy nhiên, có
thể tô chồng lên lớp màu trước nếu không ưng ý.
1.3.3 Vẽ chì màu:
-Bút chì màu thường được bán theo bộ, gồm 12 màu phối hợp.
-Giấy vẽ: giấy yêu cầu hơi ráp, nếu không màu sẽ không ăn dính vào giấy.
Khi muốn dùng màu sắc diễn họa mà không có thời gian dùng màu nước hay màu bột thì có thể dùng
phương tiện khô là chì màu. Chì màu có ưu điểm có thể dùng một mình hoặc kết hợp với các chất liệu khác, làm
nhanh, tạo ra một màu sắc thanh nhã và cần ít các đồ phụ trợ. Màu chì lõi thường mềm, không nên vót dài và
nhọn, để lõi chì tròn đầu dễ sử dụng. Khi tô màu để bút hơi ngả, tô bằng cách gạch đều các nét liên tiếp, gạch
từ thưa đến mau, từ nhạt đến đậm, có thể gạch nét đan chéo…nhưng phải tô từ từ, tay đưa nét đều đặn không để
chỗ dày chỗ mỏng và hằn nét bút sẽ không đẹp. Không tô chờm màu ra khỏi hình.
1.3.4 Phun mực màu:
-Vật liệu: máy phun, lược, bàn chải đánh răng, giấy sạch.
-Giấy vẽ: loại giấy xốp, có khả năng bám hút màu tồt không bò chảy màu.
-Cách thực hiện: Các hình vẽ cần phun phải vẽ trước lên một mảnh giấy và trổ thủng để mực không bò
bắn ra ngoài. Mảnh giấy này gọi là khuôn trổ làm từ bìa cứng, mica hoặc có thể chặn bằng giấy nếu hình đơn
giản. Dùng mực nho hay màu pha loãng phun lên bản vẽ. Cỡ các hạt mực phun ra phụ thuộc vào độ lớn của
miệng ống phun. Miệng ống nhỏ, hạt mực sẽ nhỏ, mòn.
Khi cần hạt phun lớn để diễn tả chất liệu bề mặt sần sùi, ta dùng bàn chải nhúng vào màu rồi chải đều
trên lược.
1.3.5 Vẽ âm bản ( vẽ nét trắng trên giấy đen): Phương pháp này về thực chất là ngược lại với bản vẽ nét đen
trên giấy trắng.
1.3.6 Cắt dán kết hợp vẽ nét:
Chọn giấy màu bán sẵn.
Cách làm: Vẽ trước hình bằng chì. Can hình cần thiết ra giấy can rồi cắt giấy màu. Dán giấy phải căng

trên bảng. Sau khi dán xong các mảng màu, dùng bút kỹ thuật vẽ nét đen lên.
1.3.7 Thể hiện công trình kiến trúc bằng mô hình:
Trước tiên phải lựa chọn tỷ lệ, chất liệu – vật liệu thể hiện cho phù hợp với tính chất và đặc điểm của
công trình.
Làm mô hình bằng bìa giấy:
Bìa giấy là vật liệu thông dụng, rẻ tiền, chủng loại phong phú, dễ gia công. Do đó, các bài tập mô hình
chủ yếu là bằng bìa giấy. Vật liệu:
4
+Bìa cứng, phẳng, dày có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau.
+Thước thẳng, thước ke, thước lỗ, thước cong…
+Dao cạo, dao xén, kéo, kẹp, panh cặp…
+Keo dán: chọn keo sữa loại không quá loãng, không làm đổi màu bìa mô hình
+Làm mô hình công trình thường chia ra làm 2 phần chính: thân nhà và mái nhà, ngoài ra còn có các
phần phụ trợ khác như: cây cỏ, đường xá, mặt nước, cây cỏ, ô tô, người…
Làm mô hình bằng bọt xốp: Đây là vật liệu nhân tạo, xốp nhẹ. Vật liệu này nhẹ, dễ cắt dán, rẻ tiền
song không bền vững và khả năng biểu hiện không cao, thường thích ứng với mô hình khu qui hoạch hoặc công
trình đang ở giai đoạn nghiên cứu.
-Ngoài ra còn có các vật liệu làm mô hình khác như: bằng thạch cao, bằng gỗ, bằng nhựa… tuy nhiên
các cách này ít được làm do gia công khó, lâu và giá thành cao.
B.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DIỄN HỌA ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC
BẰNG MÀU SẮC THƯỜNG GẶP
2.1 Bố cục bản vẽ diễn họa kiến trúc:
Trình bày một bản vẽ đồ án kiến trúc trong giai đoạn này thường gồm các thành phần sau:
 MẶT BẰNG TỔNG THỂ
 CÁC MẶT BẰNG
 CÁC MẶT ĐỨNG
 MẶT CẮT
 PHỐI CẢNH

Bố cục theo chiều đứng bản vẽ

Bố cục theo chiều ngang bản vẽ
Hình 2.1 Bố cục bản vẽ
Bố cục bản vẽ là yêu cầu đầu tiên của diễn họa phải đảm bảo: sự mạch lạc, rõ ràng và tính thẩm mỹ.
Các thành phần trong bản vẽ thường phải đứng theo nhóm (nhóm các mặt bằng, nhóm các mặt đứng, mặt cắt,
phối cảnh) để thuận tiện cho việc thể hiện phông cảnh và cho mắt người quan sát. Thông thường tâm lý người
đọc bản vẽ là xem qua ngay các mặt đứng, phối cảnh vì đây là cái dễ hấp dẫn nhất và là hình ảnh sau này của
công trình, tiếp theo mới nhìn tới mặt bằng, mặt cắt sau đó đối chiếu lại với
mặt đứng. Trong bản vẽ luôn phải có một hình trọng tâm (bất kỳ thành
phần chính nào) có tỷ lệ lớn (tỷ lệ 1/50). Những hình trọng tâm này thường
là mặt bằng trệt hoặc là mặt đứng chính.
2.2 Diễn họa đồ án kiến trúc:
2.2.1 Mặt bằng tổng thể:
2.2.1.1 Diễn họa mặt bằng tổng thể
Được diễn tả như một bức tranh nhìn từ trên máy bay xuống.
Thường có các cách sau:
5
a.Cách 1: Sử dụng nét phối hợp với đệm màu:
Trước tiên, ta vẽ nét bút kim mực đen bao quanh công trình, bên trong ta có thể để trắng hoặc đệm
màu. Sử dụng màu tô cây, thảm cỏ nhưng chừa lại các lối đi và sân lát.
Hình 2.2 Diễn họa nét phối hợp đệm màu
b.Cách 2: Diễn họa sáng- tối
Diễn họa sáng tối trên mặt bằng tổng thể ta thường sử dụng 2- 3
gam màu: màu của công trình, màu của đường đi, màu của cây và thảm cỏ.
Diễn họa sáng tối thường lấy ánh sáng tập trung vào trọng tâm hình vẽ, sau
đó vẽ bóng đổ của các công trình xuống khu đất.
Hình 2.3 Diễn họa sáng tối
c.Cách 3: Sử dụng nhiều màu
Sử dụng nhiều màu, mặt bằng tổng thể được diễn tả với đầy đủ các
đặc trưng của môi trường thiên nhiên, sự chiếu sáng và màu sắc của toàn bộ
khung cảnh. Khi diễn tả như vậy không cần sử dụng bất kỳ loại ký hiệu nào,

ý đồ được trình bày một cách rõ ràng, và giúp cho người xem hiểu rõ bản vẽ nhất.
Hình 2.4 Diễn họa sử dụng nhiều màu Hình 2.5 Mảng cỏ được thể hiện có cấp độ
2.2.1.2 Diễn họa vùng lân cận:
a.Cỏ cây trên đất trống
-Mảng có: Cỏ có nhiều màu sắc do sự khác nhau của ánh sáng, sự biến đổi tự nhiên của cỏ và các bóng
đổ lên cỏ. Nói chung các diện tích cỏ phải có bộ mặt tươi sáng để khi các bóng đổ xuống chúng không cần phải
quá đậm.
Cách thứ 1 : vẽ một lớp màu mỏng có cấp độ, bắt đầu là màu sáng ở phần nền và chuyển sang màu sẫm ở cận
cảnh, dùng nét bút ngang.
Cách thứ 2 : tuy nhiên, nếu vẫn chưa thấy thích thú ta có thể dùng bút kỹ thuật 0.1 đi tay những nét bút ngắn
theo chiều dọc, ngang hay xiên tương đối gần nhau nối liền các nhóm cây. Nhờ
những nét bút này mảng cỏ sẽ trở nên mềm mại và tự nhiên.
b.Cây trên mặt bằng:
Vẽ cây trên mặt bằng có thể chia làm 2 nhóm:
+Nhóm chỉ thấy được thân và cành, lá có thể có hoặc không.
+Nhóm chỉ thấy đám lá.
Cách thực hiện: Phác thảo cây trong bản vẽ mặt bằng bắt đầu bằng một
vòng tròn sau đó theo mẫu cho sẵn ta có thể chọn một trong 2 nhóm trên theo
một tỷ lệ nhất đònh sao cho phù hợp. Không nên chọn quá nhiều mẫu cây trong
một diễn họa (có thể từ 1-3 mẫu cây).
Hình 2.6 Cách vẽ cây
6
2.7 Một vài mẫu cây trên mặt bằng 2.8 Lối đi và sân lát
c.Lối đi và sân lát:
Cùng với việc trồng cây, cỏ thì lối đi và sân lát cứng cũng được đưa vào diễn họa để tô điểm, trang trí
cho bản vẽ. Dựa vào các mẫu tài liệu cấu tạo cho sẵn, phần nền cứng được che đậy bằng cách vẽ đường nền
tượng trưng ở những giao điểm, quanh chu vi. Để phủ kín toàn bộ phần nền, ta phối hợp với các diễn họa cây cỏ
sao cho phù hợp.
d.Đường đồng mức:
Những công trình nằm ở vùng đồi núi, khi diễn họa mặt bằng tổng thể, để thể hiện các cao độ khác

nhau của đòa hình ta vẽ các đường đồng mức.
Hình 2.9 Đường đồng mức là nét liền Đường đồng mức là chuỗi nhiều các chấm nhỏ
Đường đồng mức là đường biểu diễn nối liền nhiều nới có cùng cao độ. Đường đòa hình này có thể vẽ
bằng nhiều cách: Sau khi tráng một lớp nền có sắc độ (cao đậm, thấp thì nhạt dần), dùng bút kỹ thuật số 0.1 đi
tay những đường giới hạn cao độ đó: hoặc là đường vẽ nhuyễn liên tục, hoặc nhiều vạch nhỏ nối tiếp hoặc một
chuỗi nhiều các chấm nhỏ.
2.2.2 Mặt bằng:
2.2.2.1 Mặt bằng phân khu chức năng:
-Mặt bằng chủ yếu sử dụng nét để thể hiện, tuy nhiên người ta cũng sử dụng màu đệm để phân biệt các
phòng chức năng: khối phòng chính và phòng phụ, phân biệt giữa các phòng chức năng khác nhau trong một
công trình qui mô lớn… màu sắc ở đây chỉ có tính chất qui ước. Sau đó sử dụng màu để tô cây và thảm cỏ xung
quanh.
2.2.2.2 Mặt bằng căn phòng:
-Trong một công trình, đối với các phòng có tính chất quan trọng hoặc có yêu cầu cao về nghệ thuật
trang trí, người ta thường vẽ mặt bằng có tỷ lệ lớn: 1/50; 1/20; 1/10. Với những mặt bằng này thường phải thể
hiện tính chất và màu sắc của vật liệu trang trí sàn. Tỷ lệ hình vẽ càng lớn thì đòi hỏi tả chất liệu càng kỹ hơn.
Phương pháp vẽ thường có 2 giai đoạn:
-Giai đoạn 1: dùng một gam màu chung pha loãng đặc trưng cho vật liệu làm lớp lót.
-Giai đoạn 2: tả kỹ chất liệu, nhấn mạnh sự sáng tối cần trình bày.

Hình 2.10 mặt bằng phân khu chức năng và
mặt bằng chi tiết một căn phòng
2.2.3 Mặt đứng:
Là chân dung, là bộ mặt công trình sẽ được xây dựng. Mặt đứng cần phải truyền đạt chính xác hình
thức kiến trúc, thể hiện cho được các đặc trưng nghệ thuật và vẻ đẹp của công trình. Mặt đứng thể hiện bằng
nét không cho một khái niệm đầy đủ rõ ràng về hình dáng công trình, nhưng với sự giúp đỡ của màu sắc mặt
đứng sẽ cho ta thấy một cách sống động và hiện thực về công trình đó. Bản vẽ mặt đứng thể hiện thường được
chiếu sáng tự nhiên, ánh sáng ban ngày với bầu trời trong xanh. Khi đó công trình sẽ xuất hiện bóng đổ và bóng
7
bản thân của các bộ phận, các chi tiết công trình. Diễn họa mặt

đứng thường chia ra làm 2 phần:
2.2.3.1 Phần thứ 1: Diễn họa công trình
a.Các mảng tường:
Khi thể hiện mặt đứng công trình ta thường gặp các diễn
họa tường ốp gạch, đá, gỗ… Dựa vào các mẫu tài liệu cấu tạo, ta vẽ
vật liệu xây dựng với các chi tiết kiến trúc của nó, phải chú ý đến
sự ảnh hưởng của ánh sáng, diễn tả bóng trên vật thể, màu sắc từ
vật thể lân cận chuyển đến. Dưới đây xin nêu sơ bộ một số cách
thể hiện các bề mặt này:
-Tường bê tông trần không trát: bê tông có màu xi măng
xám nhạt, để tả chất loại tường này ta phủ đều lên trên giấy một
màu xám nhạt. Đợi giấy vừa khô, ta dùng bút lông khô màu với
tông màu đậm hơn một chút xước nhẹ lên trên. Đường biên của các
mảng tường này cũng phải sắc, gọn.
-Ván gỗ và tấm ốp tường: pha trộn màu vàng đất và một
chút màu đỏ thẫm thành một màu, dùng bút lông tô màu này lên bề
mặt giấy. Khi màu khô, dùng bút lông tô cùng một màu như trên
những thẫm hơn lên các đường nối ghép của ván gỗ. Sau khi có màu
nền, lấy bút lông khô thực hiện cấu trúc vân gỗ.
-Khối gạch xây: Diễn họa gạch thay đổi tùy theo bản vẽ lớn
hay nhỏ. Các đường gạch phải được vẽ trước bằng bút chì.
+Ở tỷ lệ nhỏ: đầu tiên ta tô màu các hàng gạch. Dùng màu
đậm hơn vẽ những đường sóng lăn tăn của các hàng gạch khác
nhau bằng bút lông nhỏ. Cuối cùng tô thêm màu đậm cho vài viên
gạch.
+Ở tỷ lệ lớn: tô một lớp màu chung trên giấy và để khô.
Dùng bút vẽ mực hay bút lông nhỏ và thước vẽ những hàng gạch.
Sau đó tiếp tục dùng màu của gạch tô trên bề mặt một vài lần, rồi
vẽ những mạch vữa bằng bút chì nhọn, thỉnh thoảng làm gián đoạn
các mạch vữa để tránh đơn điệu.

+Ở tỷ lệ rất lớn: khi diễn họa chi tiết, mỗi một viên gạch phải
được vẽ cẩn thận, tiếp đó là các mạch, các viên gạch khác nhau đều
được diễn họa riêng để tạo ra những khác nhau về màu sắc tự nhiên
của từng viên gạch
-Khối xây bằng đá: Có nhiều cách diễn họa đá, tuy nhiên ta
chỉ cần quan tâm xem đá là trơn nhẵn hay thô ráp mà thôi.
+Đá trơn nhẵn: pha một gam màu rồi tô 1 hoặc vài lần lên
trên bề mặt giấy. Khi màu khô, chùi nhẹ nhàng vùng đã tô để tạo ra
sự khác nhau về màu sắc. Khi giấy khô trở lại, bắt chước sự khác nhau
tự nhiên của đá ta tô thêm 1 vài lần vào 1 số viên đá. Sau đó dùng bút lông nhỏ vẽ bóng ở phía dưới và bóng
bên cạnh viên đá.
+Đá thô ráp: vì bề mặt không nhẵn, trên bề mặt còn lại các
vết đẽo đá cho nên cần phải chuyển biến sắc độ sáng, tối trên từng
viên đá. Để có thể diễn tả phần sáng, phần trung và phần tối trên bề
mặt, ta dùng bút lông hơi khô màu tô nhiều lần khi giấy còn hơi ẩm.
b.Các mảng kính:
Trong kiến trúc hiện đại, các mảng cửa kính thường chiếm một
diện tích khá lớn. Kính là vật liệu trong suốt, mặt kính nhẵn bóng có
thể nhìn thấy được các vật thể ở phía sau nó.
-Cửa sổ kính nhỏ: đầu tiên dùng bút chì vẽ đầy đủ cửa sổ mà ta đònh
diễn họa. Tô đậm ở trên và nhạt dần xuống phía dưới và thực hiện
nhiều lần. Sau đó ta diễn tả các dải xiên to, nhỏ khác nhau trên bề mặt
kính theo chiều ánh nắng xuống. Khi thể hiện các mảng
cửa kính thường dùng các gam màu lạnh để thấy được không gian trong
phòng đằng sau lớp kính.
8
Nếu phía sau kính có rèm cửa thì ta phải tả rèm che đó. Cần lưu ý rằng: khi vật thể bò che mờ bởi chiều
dầy lớp kính thì màu sắc của nó sau kính bao giờ cũng êm dòu và hơi lạnh đi
-Cửa sổ kính lớn: Khi mặt nhà là một mảng kính râm lớn, ta phải thể hiện cảnh vật đằng trước in trên
nền kính đó, cảnh có thể là thiên nhiên hay các công trình kiến trúc. Nếu một người đang nhìn trực tiếp vào

trong cửa sổ, tất cả mọi thứ bên trong như sàn, tường, tranh ảnh…đều phải được vẽ. Các bóng đổ, các đố, thanh
ngang, thanh đứng của cửa sổ chiếu trên kính được vẽ sau đó. Nếu cửa sổ kính phản chiếu các vật thì các vật đó
phải được vẽ trước bằng bút chì và tô bằng các màu thẫm hơn màu thật của các vật đó. Các diện tích kính phía
trên có thể phản chiếu màu sắc của bầu trời với màu đậm hơn một chút màu của
bầu trời.
2.2.3.2 Phần thứ 2: Diễn họa cảnh công trình xung quanh kiến trúc
Cảnh xung quanh công trình chia ra làm 3 lớp: Lớp cận cảnh (phía trước),
lớp bên cạnh và lớp phía sau công trình. Lớp cận cảnh thường dùng khi vẽ phối
cảnh, còn mặt đứng công trình không thể hiện vì lớp này sẽ che lấp các bộ phận
công trình cần diễn tả. Bố cục cảnh vào bản vẽ kiến trúc cần phải nghiên cứu, cân
nhắc và thể hiện có mức độ, không nên vẽ quá nhiều cảnh sẽ lấn át chủ đề là
diễn tả công trình. Tạo ra không khí và môi trường sống cho công trình, ngoài sự
phản ánh đúng thực tế cảnh còn có tác dụng tăng sự hấp dẫn cho công trình kiến
trúc.
Hình 2.16 Cửa sổ kính lớn

Hình 2.17 Mặt đứng công trình diễn họa lớp cận cảnh Mặt đứng công trình không
diễn họa lớp cận cảnh
a.Trời, mây:
-Cũng như cây, con người… bầu trời cũng dùng để tô điểm cho công trình. Đôi khi cũng không cần thiết
phải vẽ bầu trời, nhưng nếu có thì cũng chỉ cần vẽ một cách đơn giản mà thôi. Như một nguyên tắc chung, bầu
trời sẽ phụ thuộc vào bản thân công trình. Nếu công trình phức tạp và có tính chất động thì nên vẽ bầu trời yên
ả, nếu công trình bằng lặng và vô cảm thì bầu trời nên đầy mây và màu sắc biến đổi.
Hình 2.18 Bầu trời
phẳng lặng và bầu
trời đầy mây
Có 4 cách cơ bản để diễn họa bầu trời:
9
 Bầu trời ít mây ta có thể thực hiện bằng cách chuyển nó từ màu sáng ở phạm vi tầm nhìn sang màu
thẫm ở đỉnh của diễn họa hoặc ngược lại.

 Bôi nhẹ lên giấy một lần nước sạch, đợi cho mặt giấy hơi khô ta lấy màu chuyển trên đậm, dưới nhạt.
Khi tô màu ta chừa sẵn những đám mây trắng đã được bố cục trước. Sau đó ta dùng bút sạch có ngậm
nước xóa đường ranh giới của đám mây sao cho mây phải hòa tan vào bầu trời.
 Thấm nước sạch toàn bộ diện tích bầu trời, các màu được nhỏ giọt hoặc xoa nhẹ vào để tạo cảm giác
bầu trời có mây phân tán. Trong cách này, bảng vẽ phải phẳng và màu sắc nhỏ vào phải khá đậm nếu
không chúng sẽ bò phân tán đi trong bầu trời ẩm ướt. Sau đó, ta nâng và nghiêng bảng vẽ lúc bên này,
lúc lên kia để hướng màu chảy vào những nơi mình muốn.
 Dùng bình xòt, máy xòt hoặc một bàn chải đánh răng để phun.
b.Mặt nước:

Hình phản chiếu trong
nước gợn sóng
Hình phản chiếu của
công trình vòm, Và
vật thể nghiêng
Hình phản chiếu của công trình Hình phản chiếu của công trình Phản chiếu của công trình
khi nước phẳng lặng nằm cách mép nước bên trên mặt nước
Hình 2.19
Khi diễn họa nước ta phải cân nhắc xem nước phẳng lặng, gợn sóng nhẹ nhàng hay nhấp nhô:
-Nếu là nước phẳng lặng thì hình phản chiếu sẽ rất giống tòa nhà trong vò trí đảo ngược.
-Nếu nước gợn sóng lăn tăn hoặc nhấp nhô thì chiều sâu của hình phản chiếu sẽ thay đổi theo độ nhấp
nhô của nước; chiều cao của nhà trong nước sẽ cao hơn trong thực tế.
-Khi một công trình không nằm sát mặt nước mà cách một khoảng ngắn thì hình phản chiếu được xác
đònh bởi chiều cao thực chiếu xuống từ chân công trình (hình dung nước mở rộng đến móng công trình). -Nếu
công trình xuất phát ngay trên mực nước thì hình phản chiếu của nó sẽ bắt đầu ở dưới bề mặt đáy của công trình
trên mặt nước.
-Hình phản chiếu của công trình, thân cây… được thể hiện thẳng đứng, hoặc ở một góc nếu chúng bò
nghiêng. Việc thể hiện mập mờ đường viền của công trình được phản chiếu trong sóng nước lăn tăn sẽ làm tăng
thêm vẻ cuốn hút và tạo sự thích thú cho người xem nhiều hơn là một đường viền quá rõ ràng.
Cách thực hiện: pha một gam màu xanh da trời nhạt (màu hơi tối tô đều trên mặt giấy, đợi cho giấy khô

lấy các màu tương tự như màu của các vật phản chiếu xuống nước để tô vào các hình phản chiếu của nó (các
màu này sử dụng độ bão hòa kém hơn). Hòa sắc của các hình phản chiếu xuống nước bao giờ cũng êm dòu hơn,
độ rõ thì mờ dần khi càng xa bờ. Nếu mặt nước gợn sóng thì hình phản chiếu đường bao quanh công trình cũng
không còn nguyên.
Những qui tắc sau đây cần phải nhớ: Nếu bầu trời thẫm thì nước sẽ thẫm. Nước thường thẫm ở cận
cảnh và sáng ở khoảng cách xa công trình. Nước sẽ là sáng ở bất cứ đâu nó có thể phản chiếu màu sắc của bầu
10
trời. Nước thường được thể hiện thẫm khi bằng phẳng, bóng láng và sáng khi nhấp nhô do sóng nhỏ gây ra khúc
xạ ánh sáng.
c.Núi, đồi:
Những công trình được xây dựng ở miền núi thì đằng sau công trình ta diễn họa các rặng núi phía xa.
Núi thường có nhiều lớp: núi ở gần vẽ rõ chi tiết, núi ở xa hơn chỉ cần vẽ mờ mờ, núi ở xa hơn nữa thì chỉ cần tô
một mặt phẳng sáng nhẹ.
d.Cây xanh:
Cây xanh là biểu tượng của cái đẹp, của sự phong phú là một phần không thể tách rời với cuộc sống con
người. Cây giúp nhận ra bối cảnh của công trình theo cách tổng quát, vì có một số cây đặc biệt đều được gắn
liền ở các đòa điểm đặc biệt nào đó: một số cây chỉ mọc ở gần nước, một số ở vùng đồng bằng và một số khác
chỉ mọc ở miền núi
-Các phương pháp cơ bản đối với cây:
 Chỉ vẽ kết cấu của cây với một ít lá nhỏ
 Vẽ kết cấu của cây rồi thêm vào các khóm lá
 Vẽ nhẹ nhàng hình dáng của cây, tô những khóm lá một cách đơn giản.


nh 2.20 Kết cấu cây với khóm lá đơn giản.
Chú ý: Mỗi cành cây phải xuất phát từ thân cây, mỗi cành nhỏ hơn phải xuất phát từ những cành lớn hơn.

-Cây và phối cảnh:
Trong bố cục một bản vẽ kiến trúc nên vẽ một vài loại cây. Những cây
ở gần (cận cảnh) thường lớn và lá được tả rất chi tiết. Những cây ở khoảng cách

trung bình thân và cành vẽ mờ mờ không rõ rệt, màu sắc sáng hơn. Còn những
cây ở xa thì chỉ là những mảng phẳng.
Sau khi nghiên cứu bằng chì cần đảm bảo cây không che lấp, không
tranh chấp với kiến trúc rồi mới tô màu.
Hình 2.20 Cây và phối cảnh
-Bóng cây trên mặt đất: Bóng đổ của cây là một cách quan trọng để thể
hiện sự lên cao hay xuống thấp, các bậc cầu thang hay những thay đổi khác của
đòa hình. Bóng cây trên mặt đất phụ thuộc vào hình dáng của cây và nguồn sáng.
Chiều dài của bóng có thể xác đònh nếu biết được chiều cao của cây. Cách đơn
giản là vẽ một tia sáng từ mép đỉnh của cây cho tới mặt đất. Cây thông thường
được tạo ra từ những dạng hình cầu hoặc một phần hình cầu, còn bóng thì được
tạo ra từ những hình bầu dục. Bóng đổ trên mặt đất sẽ thay đổi theo vật liệu mà
nó đổ bóng xuống. Bóng đổ trên cỏ sẽ đậm hơn bóng đổ trên đường.
Hình 2.21 Bóng cây trên mặt đất
e.Con người:
Mặt đứng và phối cảnh công trình kiến trúc khi vẽ thêm người vào dễ
giúp người xem hình dung ra tỷ lệ của kiến trúc so với tầm vóc con người, làm
cho không gian trở nên sinh động và dễ dàng khai thác chiều sâu không gian
phối cảnh. Không cần giới hạn là bao nhiêu người, mà phải sắp đặt họ sao cho
thu hút mắt người xem vào một tiêu điểm mà thông thường là nơi đi vào công
trình.
-Hình vẽ người chỉ là những đường viền khép kín có dáng vẻ như đang
hoạt động. Tả kỹ một vài người nổi bật giữa đám đông.
-Chú ý: Hoạt động của hình người phải phù hợp với chức năng của
không gian thiết kế.
g.Những công trình xung quanh:
Những công trình xung quanh không được nổi bật, chúng chỉ là những
cái khung đặt đúng lúc, đúng chỗ. Vì vậy, phải thể hiện chúng một cách mập
mờ, không gây ấn tượng. Trước tiên, ta phải xác đònh xem chúng sáng hơn hay
tối hơn công trình đang diễn họa để làm cho công trình nổi bật lên. Thông

thường nên tô chúng rời rạc, kém chính xác. Nếu diễn họa bằng màu sắc thì màu của bản thân công trình được
dùng để hòa màu cho các tòa nhà xung quanh. Hình 2.23 Những công trình xung quanh
h.Bề mặt sân lát trước công trình:
11
Ở mặt đứng công trình, phần mặt đất hoặc sân lát đằng trước theo
nguyên tắc chiếu đứng chỉ vẽ một nét ở đáy công trình. Tuy nhiên, cũng có thể
lấy đáy công trình làm đáy tranh từ đó vẽ phối cảnh ra phía trước để diễn tả
không gian trước công trình. Khi đó điểm tụ được chọn là lối vào chính để nhấn
mạnh và hướng tầm nhìn vào công trình.
Cách thực hiện: mặt sân lát trước công trình theo luật phối cảnh, phải có
những biến đổi về màu sắc: gần người quan sát thì đậm và tả kỹ, xa thì nhạt và
diễn họa đơn giản. Nếu công trình trông bình lặng, ta có thể nâng lên bằng cách
vẽ chúng là sân ướt và thể hiện công trình phản chiếu xuống chúng.
Hình 2.24 Bề mặt sân lát trước công trình
i. Xe hơi, máy bay và thuyền:
Các phương tiện giao thông chỉ được vẽ nếu sự có mặt của chúng cần thiết cho thể loại công trình. Khi
diễn họa chỉ cần vẽ chúng một cách chung chung với một phong cách không rõ ràng.
2.2.4 Mặt cắt:
Thể hiện mặt cắt công trình kiến trúc thường chia làm 3 phần:
-Phần thứ 1: Cảnh bên ngoài công trình.
-Phần thứ 2: Phần tiết diện bò cắt qua.
-Phần thứ 3: Căn phòng với các chi tiết kiến trúc của nó.
Để diễn họa mặt cắt được đẹp và phong phú thì phần thứ 2 nên vẽ nét dày bao quanh phần cắt, còn
phần thứ 1 và phần thứ 3 diễn họa bằng màu để tả chất liệu và các chi tiết kiến trúcù.

Hình 2.25 Diễn họa mặt cắt
12
2.2.5 Phối cảnh:
Thể hiện bản vẽ phối cảnh công trình kiến trúc với sự diễn tả đầy đủ không gian và thời gian, màu sắc
và chất liệu làm cho công trình có sức hấp dẫn đòi hỏi phải có 1 sự luyện tập công phu.

Có 4 cách cơ bản để diễn họa phối cảnh:
a. Cách thứ 1 – Thể hiện bản vẽ kiến trúc bằng một màu (Hài hoà đơn màu)
-Nguyên tắc là: các diện ở gần thì màu đậm càng xa thì càng nhạt đi.
-Có thể chọn một tông màu nào đó để diễn tả, cũng có khi là mực nho, khi đó các diện ở gần có tông
màu mạnh, các diện ở xa thì màu nhạt, còn các diện ở xa nhất thì không màu.
b. Cách thứ 2 – Thể hiện bản vẽ kiến trúc bằng nhiều màu (2-3 màu):
Ta có thể áp dụng qui ước sau: các diện ở gần có tông màu ấm xa dần thì chuyển sang tông màu lạnh.
Qui ước này dựa trên tính chất nổi hay chìm của màu khi nhìn trong thực tế. Các diện tô bằng màu ấm dường như
nổi bật ra phía trước, các diện tô bằng màu lạnh thì lại như lùi lại phía sau.
c. Cách thứ 3 – Sử dụng sự chuyển biến từ tương phản sáng tối sang di biến:
Đối với các diện ở gần thì chỗ được chiếu sáng là sáng nhất, chỗ ở trong bóng tối là tối nhất.
Đối với các diện ở xa nhất thì chỗ ở ngoài sáng là tối hơn so với chỗ chiếu sáng ở diện gần và chỗ ở
trong bóng tối lại nhạt hơn so với chỗ trong bóng ở diện gần.
Như vậy, diện ở gần nhất có sự tương phản sáng tối là mạnh nhất và diện ở xa nhất có sự tương phản
sáng tối là yếu nhất. Cách diễn tả này là cũng phù hợp với thực tế tạo nên một ấn tượng diễn tả độ sâu của
không gian trong phối cảnh.
d. Cách thứ 4 – Sử dụng các đường nét mạnh, rõ và các đường mềm mại mờ để diễn tả chiều sâu
không gian phối cảnh:
Thể hiện bản vẽ phối cảnh công trình có thể dùng 2, 3 lọai nét theo các diện không gian xa gần (diện
gần nét đậm, diện xa nét nhạt), dùng nét biến đổi từ dầy sang mảnh để dễ tả các đường bao của bề mặt đi vào
chiều sâu phối cảnh.
2.3 Cách viết chữ:
Viết chữ không chỉ cho thông tin mà nó góp phần hoàn thiện tổng thể diễn họa.
Bản vẽ diễn họa kiến trúc yêu cầu phải viết chữ bên trong và xung quanh các hình chiếu. Những tựa đề
chính phải gắn liền với hình chiếu, thông thường nằm ở phía dưới hình. Chữ phải rõ ràng, không được viết tùy
tiện, trang trí rườm rà. Tất cả phải viết theo kiểu chữ in và phải phù hợp với phong cách thiết kế. Hai kiểu chữ
thông dụng là Baton và chữ kỹ thuật dạng gầy. Kích thước của chữ không cần theo một qui đònh nào cụ thể song
cần phải cân đối với hình chiếu và cùng kích cỡ giữa các hình.
-Loại chữ to thường cao từ 7 – 18mm
-Loại chữ nhỏ thường từ 3 – 5mm

Ở những tỷ tệ chữ viết nhỏ, thông thường được viết bằng tay để sinh viên phát huy phong cách riêng của
mình. Chữ thường nằm ở trung tâm hình. Để chữ viết được thẳng và đều trước tiên ta vẽ những đường kẻ ngang
bằng chì HB sau đó mới viết chữ lên.
13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM
KHOA KIẾN TRÚC
BỘ MÔN CƠ SỞ TẠO HÌNH KIẾN TRÚC
BÀI TẬP CƠ SỞ 2
DIỄN HỌA ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC
Dành cho sinh viên KT10
Học kỳ I, năm học 2010 – 2011
Sinh viên chọn một mẫu công trình nhà ở và thực hiện các bài tập sau đây:
GIAI ĐOẠN I:
Bài tập 1: Vẽ tay và dựng bóng bằng chì (1 điểm)
Sinh viện chọn một trong các thành phần công trình (mặt bằng trệt, mặt đứng, phối cảnh,
tiểu cảnh) vẽ lại theo tỉ lệ 1/100 hoặc 1/50 và dựng bóng bằng chì (vẽ tay, không sử dụng
thước vẽ)
Bài tập 2: Diễn họa chì (1 điểm)
Chọn một thành phần công trình vẽ lại theo tỉ lệ 1/100 hoặc 1/50, tả bóng và các mảng
vật liệu công trình bằng chì theo tông trắng đen
Bài tập 3: Diễn họa màu (1 điểm)
Dựa trên nội dung bài 2, sinh viên thể hiện 2 phương án diễn họa màu theo hai lọai chất
liệu màu tự chọn (màu nước, chì màu, bút lông màu, giấy màu…)
Yêu cầu: -Các bài tập thực hiện trên khổ giấy A3, đóng thành tập có bìa
-Các hình chiếu thể hiện đúng qui cách phải ghi tỷ lệ, các kính thước khác
chì cần sơ bộ
-Các bài tập phải có khung bản vẽ, khung tên theo đúng qui cách
-Sinh viên thực hiện các bài tập ở nhà, sửa và chấm bài tại họa thất
GIAI ĐOẠN II: Diễn họa công trình kiến trúc
Trên khổ giấy 600x800, sinh viên trình bày nội dung thiết kế của một công trình

nhà ở thông qua việc trình bày các thành phần công trình bao gồm: mặt bằng tổng thể,
mặt bằng trệt, mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh (hay tiểu cảnh ). Phần thể
hiện cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Vẽ đúng theo các tỉ lệ 1/100, /1200, 1/50. 1/500. Sinh viên có quyền dề xuất tỉ lệ
thích hợp cho từng hình vẽ.
14
- Thể hiện đúng quy ước về đường nét và hình chiếu. Các hình vẽ, ghi chú và kích
thước phải rõ ràng.
- Bố cục bản vẽ chính phụ rõ ràng, tìm hiểu và làm nổi bật những hình vẽ thể hiện tính
đặc sắc của cơng trình.
Bước 1: Thực hiện maket trên khổ giấy A3 (1 điểm)
- Thực hiện 2 maket chì theo tỉ lệ thu nhỏ bằng ½ so với tỉ lệ sẽ thể hiện
trên khổ giấy 60x80
- Thực hiện maket diễn họa màu trên phương án dược duyệt, sinh viên tự đề xuất
chất liệu thể hiện (màu nước, chì màu, phấn màu, giấy màu, bút sắt….)
-Bài tập chuẩn bị trước ở nhà, sửa bài tại họa thất
Bước 2: Thể hiện tập trung trên họa thất (6 điểm)
- Bài thực hiện trên khổ giấy 600 x 800 phải được căng vào bảng vẽ (được vẽ chì trước
ở nhà)
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN: 06 tuần – 12 buổi
Buổ
i
1 2 3 4 5 6, 7 8, 9, 10, 11 12
Nội
dung
Giảng
đềà
Sửa
bài
1,2

Sửa bài
3
Hồn
thiện
nộp bài
GĐ I
Sửa
bài
maket
chì
Sửa bài
maket
màu
Thực hiện
bài tập tại
họa thất
Nộp bài và
chấm điểm
GĐ II tại
họa thất
LƯU Ý:
-Sinh viên khơng làm bài GĐI sẽ khơng được làm bài GĐII
-Sinh viên phải tham dự đầy đủ các buổi sửa bài tại họa thất, nếu vắng 02 buổi sẽ bị cấm
lên bài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Architectural renderring – Albert O.Halse thực hiện
2.Architectural renderring techniques/ a color reference – Mike W. Aslsa
3.Diễn họa Kiến trúc –Philip crowe
4.Entourage – McGraw – Hill International Edtions
5.Presentation drawings by americanarchitects

6.GA Houses 59
7.Graphic Thinking for Architects and Designers – Paul Laseau
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN Thành phố Hố Chí Minh, ngày 19 tháng 11 năm 2010
CƠ SỞ KIẾN TRÚC GV soạn đề

KTS Trần Đình Nam Ths.KTS Đỗ Quốc Hiệp

×