Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC 2015 CHUYÊN NGÀNH HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.43 KB, 105 trang )

CHUYÊN ĐỀ I.
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH, THÀNH
PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND
HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH.
I. Nghị định số 13/2008/NĐ – CP.
CHÍNH PHỦ
________
Số: 13/2008/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 20
NGHỊ ĐỊNH
Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
__________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có sở và cơ quan tương
đương sở (sau đây gọi chung là sở).
3. Các cơ quan sau đây không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này:
a) Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu
kinh tế và Ban Quản lý có tên gọi khác là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực


thuộc Trung ương, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức sự
nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức thuộc cơ quan trung ương được tổ
chức theo ngành dọc đặt tại địa phương không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và sự thống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.
2. Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhất
thiết ở Trung ương có Bộ, cơ quan ngang Bộ thì cấp tỉnh có tổ chức tương ứng.
3. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa
phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
1
4. Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức thuộc Bộ, cơ quan
ngang Bộ đặt tại địa phương.
Điều 3. Vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của
pháp luật.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương
trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các ngành, lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi

cục trực thuộc;
c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh
đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
huyện) trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, giải thể các đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn
cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước được giao.
4. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng,
chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của
pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ
quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
6. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của sở theo quy định của pháp luật, sự
phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
2
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin,
lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao.
10. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá
nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống

tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các
đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền
lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
12. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật
và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
13. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc theo quy định
của pháp luật.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:
1. Văn phòng;
2. Thanh tra;
3. Phòng nghiệp vụ;
4. Chi cục;
5. Tổ chức sự nghiệp.
Không nhất thiết các sở đều có các tổ chức quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Điều 6. Giám đốc, Phó giám đốc của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi
chung là Giám đốc sở) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do
mình phụ trách.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau
đây gọi chung là Phó Giám đốc sở) là người giúp Giám đốc sở chỉ đạo một số mặt công tác và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám
đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của cơ

quan chuyên môn cấp tỉnh.
Số lượng Phó Giám đốc sở không quá 03 người; riêng số lượng Phó Giám đốc các sở thuộc
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không quá 04
người.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức,
nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc sở do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chế độ làm việc của cơ quan chuyên môn và trách nhiệm của giám đốc sở
3
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng.
2. Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám
đốc sở ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc
thực hiện quy định đó.
3. Giám đốc sở chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc
ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây
thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
4. Giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; xin ý kiến về những vấn đề
vượt quá thẩm quyền và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
khi có yêu cầu; phối hợp với Giám đốc cơ quan chuyên môn khác và người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội cùng cấp để giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình.
Chương II
TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
Điều 8. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thống
nhất ở các địa phương
1. Sở Nội vụ:
a) Sáp nhập Ban Thi đua - Khen thưởng và Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương hoặc bộ phận làm công tác tôn giáo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào
Sở Nội vụ;
b) Sở Nội vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về nội vụ, gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cải cách hành
chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán
bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước;
tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
2. Sở Tư pháp:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công
tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến,
giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; trợ giúp
pháp lý; giám định tư pháp; hoà giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản liên quan đến thi hành án và
công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế
hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất
quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
4
4. Sở Tài chính:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài
chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; các quỹ tài
chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá cả và
hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
5. Sở Công Thương:
a) Hợp nhất Sở Công nghiệp với Sở Thương mại (hoặc Sở Thương mại - Du lịch) thành Sở
Công Thương; chuyển chức năng và tổ chức về du lịch của Sở Thương mại hoặc (Sở Thương mại
- Du lịch) vào Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

b) Sở Công Thương tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực:
cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí (nếu có); hoá chất; vật liệu
nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công
nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hoá trên địa bàn; xuất khẩu, nhập
khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập
kinh tế; thương mại quốc tế; quản lý cụm công nghiệp và điểm công nghiệp trên địa bàn.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hợp nhất Sở Thuỷ sản với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và
phát triển nông thôn; phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối trong
quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường.
7. Sở Giao thông vận tải:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao
thông vận tải, gồm: đường bộ; đường thuỷ; vận tải; an toàn giao thông.
8. Sở Xây dựng:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây
dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: kết cấu hạ tầng đô thị;
cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, rác thải đô thị,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao); phát triển đô thị; kinh doanh bất
động sản.
Riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Sở Quy hoạch -Kiến trúc tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến
trúc xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thuộc phạm vi quản lý của thành
phố theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài

nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; đo
đạc và bản đồ; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo (đối với các tỉnh có biển,
đảo).
5
10. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Thành lập Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Sở Bưu chính, Viễn thông và tiếp
nhận chức năng, tổ chức quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch;
b) Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet;
truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền
hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông
tin máy tính và xuất bản phẩm.
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an
toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội
(gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); bình đẳng giới; tiếp nhận chức năng và tổ
chức về bảo vệ và chăm sóc trẻ em từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch với Sở Văn hoá - Thông tin thành Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch; chuyển chức năng và tổ chức về báo chí, xuất bản vào Sở Thông tin và
Truyền thông;
b) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; thể dục, thể thao và du lịch; gia đình; quảng cáo (trừ
quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm); tiếp nhận
chức năng và tổ chức về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
13. Sở Khoa học và Công nghệ:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: hoạt
động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường,

chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân.
14. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục
và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và
tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em;
quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
15. Sở Y tế:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ
truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; trang thiết bị y
tế; dân số; bảo hiểm y tế; tiếp nhận chức năng và tổ chức về dân số từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em.
16. Thanh tra tỉnh:
Thanh tra tỉnh là cơ quan ngang sở, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn thanh tra và phòng, chống tham nhũng.
6
17. Văn phòng Ủy ban nhân dân:
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân là cơ quan ngang sở, là bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Văn phòng Ủy ban nhân dân có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân tổ
chức các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và
các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành
chính ở địa phương; bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo
đảm các điều kiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân.
18. Giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em sau khi đã chuyển chức năng và tổ chức
của Ủy ban này về Sở Y tế, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội.

Điều 9. Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thù riêng của từng địa
phương
1. Sở Ngoại vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: công tác ngoại vụ, biên giới lãnh thổ quốc gia (ở những tỉnh có đường biên giới trên bộ)
theo quy định của pháp luật;
Sở Ngoại vụ được thành lập theo các tiêu chí sau:
a) Có đường biên giới trên bộ và có cửa khẩu quốc tế hoặc quốc gia;
b) Đối với những tỉnh không có đường biên giới, nhưng phải có đủ các tiêu chí sau đây thì
được thành lập Sở Ngoại vụ:
- Có các khu: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, khu kinh tế
cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
- Có khu du lịch quốc gia hoặc di sản văn hoá được UNESCO công nhận.
c) Những tỉnh không đủ tiêu chí thành lập Sở Ngoại vụ theo quy định tại các điểm a và b
khoản 1 Điều này được thành lập Phòng Ngoại vụ thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân. Phòng
Ngoại vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân đảm bảo cơ
sở vật chất và hành chính quản trị cho hoạt động của Phòng Ngoại vụ.
2. Ban Dân tộc là cơ quan ngang Sở, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Ban Dân tộc được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi đảm bảo có 2
trong 3 tiêu chí sau:
a) Có trên 20.000 (hai mươi nghìn) người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng
làng, bản;
b) Có trên 5.000 (năm nghìn) người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ,
hỗ trợ phát triển;
c) Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa
bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng
thường xuyên qua lại.
Ðối với những tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đáp ứng các tiêu chí
như trên thì lập Phòng Dân tộc (hoặc bố trí cán bộ, công chức) làm công tác dân tộc thuộc Văn
7

phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phòng Dân tộc (hoặc cán bộ, công chức) làm công tác dân tộc
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo cơ
sở vật chất và hành chính quản trị cho hoạt động của Phòng Dân tộc.
3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc (được thành lập ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh):
Sở Quy hoạch - Kiến trúc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố.
Chương III
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VỀ TỔ CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
Điều 10. Bộ trưởng Bộ Nội vụ
1. Trong trường hợp cần thiết hoặc có sự thay đổi địa giới hành chính cấp tỉnh, trình Chính
phủ quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phân cấp quản lý của Chính phủ.
2. Phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tổ chức cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan.
Điều 11. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
1. Trình Chính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Ban hành cụ thể tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo ngành, lĩnh vực quản lý.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ đối với cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo ngành, lĩnh vực quản lý mà pháp luật quy định.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 12. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước ở
địa phương về công tác ngoại vụ, biên giới hoặc công tác dân tộc và tiêu chí quy định tại các
khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án thành lập các tổ
chức này trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Đối với những tỉnh đã thành lập Sở
Ngoại vụ, Ban Dân tộc trước ngày có hiệu lực thi hành Nghị định này thì không phải làm thủ tục
thành lập lại.
2. Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan.
Điều 13. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
8
1. Bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc sở theo tiêu chuẩn chức danh do Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ quy định và thủ tục do pháp luật quy định (riêng việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm Chánh Thanh tra cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra).
2. Quy định cho Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó các cơ quan, đơn vị trực
thuộc theo tiêu chuẩn, chức danh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Hàng năm, báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh với
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế
Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ Quy định tổ chức và hoạt
động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan
chuyên môn cấp mình trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; (Đã ký)
- HĐND, UBND các tỉnh,
- Văn phòng Quốc hội; Nguyễn Tấn Dũng
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Lưu: Văn thư, TCCB (5b).
II. Nghị định 16/2009/NĐ – CP.
CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 16/2009/NĐ-CP Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2009
NGHỊ ĐỊNH
9
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 2 ĐIỀU 8 NGHỊ ĐỊNH SỐ 13/2008/NĐ-CP NGÀY 04
THÁNG 02 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG
CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02
năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
“2. Sở Tư pháp:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công
tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp
luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản và công tác tư pháp
khác theo quy định của pháp luật”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 4 năm 2009.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
10
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục,
đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (10 b). A
III. Nghị định 14/2008/NĐ - CP
CHÍNH PHỦ
________
Số : 14/2008/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2008
NGHỊ ĐỊNH
Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
________
CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
11
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có phòng và cơ quan tương
đương phòng (sau đây gọi chung là phòng).
3. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan của Trung ương được
tổ chức theo ngành dọc, cơ quan của sở và cơ quan tương đương sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là sở) đặt tại huyện không thuộc đối tượng áp dụng của
Nghị định này.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân
cấp huyện và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung
ương đến cơ sở.
2. Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; không
nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.
3. Phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện và điều kiện tự nhiên, dân số,
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà
nước.
4. Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức của các Bộ, sở đặt
tại cấp huyện.
Điều 3. Vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban

nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp
phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành
chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được
giao.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng
ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn
theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
12
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan
chuyên môn theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp
huyện.
7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực.
8. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong
việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng,

lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định
của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân
công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy
định của pháp luật.
Điều 5. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung
là Trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và
trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình
phụ trách.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
(sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng) là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công
tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng
vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của cơ
quan chuyên môn cấp huyện.
3. Số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
không quá 03 người.
4. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức,
thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Chế độ làm việc của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
và trách nhiệm của Trưởng phòng
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng.
2. Trưởng phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp
huyện xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc
thực hiện quy chế đó.

13
3. Trưởng phòng chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân
công hoặc uỷ quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xẩy ra tình
trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
4. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công
tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu; phối hợp với người
đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giải quyết những vấn đề
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chương II
TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Điều 7. Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
1. Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách
hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà
nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
2. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp
pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh
doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi
trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển).

5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương;
tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã
hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
6. Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và
Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và
nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu
chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng
chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
14
8. Phòng Y tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa
bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm;
vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
9. Thanh tra huyện: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước
của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: tham mưu tổng hợp cho Ủy ban
nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về
công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Điều 8. Các cơ quan chuyên môn được tổ chức để phù hợp với từng loại hình đơn vị
hành chính cấp huyện
Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã,

thành phố thuộc tỉnh quy định tại Điều 7 của Nghị định này, tổ chức một số cơ quan chuyên môn
để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện như sau:
1. Ở các quận:
a) Phòng Kinh tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại;
b) Phòng Quản lý đô thị: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây
dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công
viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
2. Ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
a) Phòng Kinh tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát
triển nông thôn; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại;
b) Phòng Quản lý đô thị: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và
công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi
trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
3. Ở các huyện:
a) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ
sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã;
b) Phòng Công Thương: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc,
quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát
15
nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao
thông; khoa học và công nghệ.
Đối với các huyện có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hoá cao, đang có định
hướng phát triển thành thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh thì có thể áp dụng mô hình tổ chức 02

phòng chuyên môn trên như quy định đối với các thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc xác định mô
hình tổ chức này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Điều 9. Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo
1. Căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện đảo.
2. Số lượng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện đảo không quá 10 phòng.
Chương III
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH,
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VỀ TỔ CHỨC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN CẤP HUYỆN
Điều 10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác
liên quan.
2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện tổ chức các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân
cấp huyện.
3. Đối với những địa phương có huyện đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quyết định về cơ cấu tổ chức; về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan
chuyên môn của huyện đảo.
4. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã,
phường, thị trấn quy định tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 11. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện đảo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề án về cơ cấu tổ
chức; về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn của huyện đảo.
Điều 12. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

dân cấp huyện theo tiêu chuẩn, chức danh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định (tiêu chuẩn, chức
danh và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra cấp huyện thực hiện theo quy định của pháp
luật về thanh tra).
2. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
16
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế
Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ Quy định tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Nghị định này
có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TƯ về phòng, chống tham
nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Lưu: Văn thư, TCCB (5b). Hà
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng

17
IV. Nghị định 12/2010/NĐ – CP
CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 12/2010/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2010
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 14/2008/NĐ-CP NGÀY 04
THÁNG 02 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
THUỘC TỈNH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02
năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 7 như sau:
“10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân
nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân: tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân về hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch
Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục
vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa
phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân.
Đối với những huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đủ tiêu chí để
thành lập cơ quan làm công tác dân tộc, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc
Văn phòng Ủy ban nhân dân nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Đối với đơn vị hành chính cấp huyện có đường biên giới lãnh thổ quốc gia trên đất liền,
trên biển và hải đảo, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng Ủy ban
nhân dân nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ, biên giới.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 8 như sau:
“b) Phòng Kinh tế và Hạ tầng: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị;
18
kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và cơng sở; hạ tầng kỹ thuật đơ thị gồm
cấp, thốt nước vệ sinh mơi trường đơ thị, cơng viên, cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến, bãi đỗ
xe đơ thị; giao thơng; khoa học và cơng nghệ;
Đối với các huyện có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đơ thị hóa cao, đang có định
hướng phát triển thành thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quyết định thành lập Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đơ thị.”
3. Bổ sung khoản 4 vào Điều 8 như sau:

“4. Phòng Dân tộc: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về cơng tác dân tộc.
Việc thành lập Phòng Dân tộc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định căn cứ tiêu chí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định số 53/2004/NĐ-CP
ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về kiện tồn tổ chức bộ máy làm cơng tác dân tộc
thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính
phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc CP;
- - Lưu: Văn thư, TCCV (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
V. TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG
I- UBND TỈNH LÂM ĐỒNG : Các cơ quan chuyên môn :
1 - Sở Nội vụ;
2- Sở Tài chính;
3- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
4- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

5- Sở Công Thương;
6- Sở Xây dựng;
7- Sở Giao thông vận tải;
8- Sở Tài nguyên và Môi trường;
9- Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lòch
10- Sở Khoa học và Công nghệ;
11- Sở Giáo dục và Đào tạo;
12- Sở Y tế;
19
13- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
14- Sở Tư pháp;
15- Sở Thông tin và Truyền thông;
16- Thanh tra tỉnh;
17- Ban Dân tộc;
18- Văn phòng UBND tỉnh.
19. Sở Ngoại vụ.
II - UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ:
A/ UBND TP Đà Lạt và Bảo Lộc: Các phòng ban chuyên môn :
1- Phòng Nội vụ;
2- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
3- Phòng Tài chính - Kế hoạch;
4- Phòng Giáo dục và Đào tạo;
5- Phòng Văn hóa - Thông tin;
6- Phòng Y tế;
7- Phòng Tài nguyên và Môi trường;
8- Phòng Tư pháp;
9- Phòng Kinh tế;
10- Phòng Quản lý Đô thò;
11- Thanh tra ;
12- Văn phòng HĐND & UBND.

13. Phòng Dân tộc (UBND thành phố Bảo Lộc chưa có phòng Dân tộc).
B/ UBND các huyện : Các phòng ban chuyên môn :
1- Phòng Nội vụ.
2- Phòng Tài chính - Kế hoạch;
3- Phòng Giáo dục và Đào tạo;
4- Phòng Văn hóa - Thông tin;
5- Phòng Y tế;
6- Phòng Tài nguyên và Môi trường;
7- Phòng Tư pháp;
8- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
9- Phòng Kinh tế và Hạ tầng;
10- Thanh tra ;
11- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
12- Văn phòng HĐND & UBND huyện.
13- Phòng Dân tộc.
20
CHUYÊN ĐỀ 2
QUYẾT ĐỊNH
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. KHÁI NIỆM VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC
1. Khái niệm quyết đònh quản lý hành chính nhà nước.
Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xây dựng và ban hành các
quyết đònh quản lý hành chính nhà nước để tác động tới các quá trình xã hội.
Để thấy thực chất của quyết đònh quản lý hành chính nhà nước cần xuất
phát từ thực tiễn quyền lực nhà nước. Hoạt động của các cơ quan nhà nước mang
tính quyền lực - pháp lý, nhân danh nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước,
thể hiện ý chí Nhà nước. Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước của cơ quan
hành chính là sản phẩm hoạt động của các cơ quan đó, nhưng là sản phẩm chứa
đựng yếu tố quyền lực, quyền uy, thể hiện ý chí của cơ quan ban hành. Như vậy,

quyết đònh quản lý hành chính nhà nước cũng giống như mọi quyết đònh pháp luật
khác đều có tính ý chí, tính quyền lực và tính pháp lý.
- Tính ý chí và tính quyền lực của quyết đònh quản lý hành chính thể hiện ở
chỗ khi ra quyết đònh, cơ quan, người có thẩm quyền nhân danh Nhà nước, đại diện
cho quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cơ quan nhà nước, cá nhân thuộc đối tượng
thi hành đều phải thực hiện quyết đònh đó, nếu không tự giác, trong các trường
hợp pháp luật quy đònh sẽ bò cưỡng chế thi hành. Như vậy, việc ra quyết đònh quản
lý hành chính thể hiện ý chí quyền lực đơn phương.
- Tính pháp lý của quyết đònh quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở hệ
quả pháp lý của nó. Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước được ban hành có
thể làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật (cơ chế quản lý nhà nước) bằng
việc đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm pháp luật hành chính hay làm đình chỉ hiệu
lực của chúng, đặt ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của hoạt động quản lý;
hoặc làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Các tính
chất này làm cho quyết đònh hành chính khác với các loại giấy tờ, công văn hành
chính thông thường.
Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm sau :
- Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước mang tính dưới luật, nó được ban
hành trên cơ sở và để thực hiện luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên. Tính dưới luật thể hiện ở nội dung trình tự xây dựng, ban hành và hình thức
pháp lý của quyết đònh.
- Quyết đònh hành chính nhà nước được ban hành để thực hiện hoạt động
chấp hành và điều hành, có nghóa là quản lý nhà nước là phạm vi giới hạn của
quyết đònh quản lý hành chính nhà nước, không thể ban hành quyết đònh quản lý
hành chính nhà nước trong lónh vực xét xử, lập pháp.
Tóm lại : Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước là kết quả sự thể hiện
ý chí quyền lực đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có
thẩm quyền, được ban hành trên cơ sở và để thi hành luật theo thủ tục do pháp luật
quy đònh, nhằm đònh ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ lớn có tính đònh hướng trong
quản lý nhà nước; hoặc đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm pháp luật hiện hành,

21
làm thay đổi hiệu lực của chúng; hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan
hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản
lý nhà nước.
2. Các loại quyết đònh quản lý hành chính nhà nước
Theo tính chất pháp lý, quyết đònh quản lý hành chính nhà nước được phân
loại như sau :
2.1. Quyết đònh chung (quyết đònh chính sách)
Đây là loại quyết đònh đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, nhiệm vụ,
biện pháp có tính chất chung trong quản lý làm cơ sở cho việc ban hành các quyết
đònh quy phạm pháp luật hoặc quyết đònh cá biệt - cụ thể, là công cụ đònh hướng
trong thực hiện lãnh đạo và quản lý của hệ thống hành chính nhà nước.
Các quyết đònh chủ đạo thường được ban hành với hình thức pháp lý (tên
gọi) là nghò quyết hay quyết đònh.
2.2. Quyết đònh quy phạm
Quyết đònh quy phạm trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật
hành chính vì :
- Đặt ra các quy phạm pháp luật hành chính mới;
- Cụ thể hóa các quy phạm pháp luật trong các luật do cơ quan quyền lực Nhà
nước tối cao ban hành, hoặc các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành;
- Sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành;
- Bãi bỏ những quy phạm pháp luật hành chính không còn phù hợp;
- Thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính về thời gian,
không gian và đối tượng thi hành.
Quyết đònh quy phạm do hệ thống hành chính ban hành có vò trí quan trọng, là
cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động quản lý hành chính nhà nước, làm cơ sở cho
việc ban hành các quyết đònh hành chính cá biệt - cụ thể.
2.3. Quyết đònh hành chính cá biệt
Quyết đònh loại này được ban hành nhằm giải quyết các vụ việc cá biệt - cụ
thể. Đây là quy đònh áp dụng pháp luật, được ban hành trên cơ sở quyết đònh chủ

đạo, quyết đònh quy phạm pháp luật, nhưng cũng có trường hợp được ban hành trên
cơ sở văn bản cá biệt của cấp trên.
Các quyết đònh quản lý hành chính cá biệt - cụ thể gồm các loại:
- Quyết đònh cho phép (phê chuẩn): trước khi thực hiện một hành động nào
đó đã được pháp luật quy đònh, các cá nhân, tổ chức phải đề nghò khai báo với
cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào các điều kiện, yêu cầu
của quản lý, trên cơ sở pháp luật, các cơ quan quản lý hành chính quyết đònh cho
phép hoặc không cho phép hoạt động.
- Quyết đònh ra lệnh : để bảo đảm trật tự, trò an, an toàn xã hội cơ quan
hành chính phải ra lệnh ngăn cấm hoặc bắt buộc phải thực hiện một số hoạt động.
Khi ra các quyết đònh mệnh lệnh, cơ quan, người có thẩm quyền phải tuân theo các
điều kiện và những quy đònh của pháp luật.
Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước có tính đơn phương và tính bắt buộc
phải thực hiện ngay.
3. Phân biệt quyết đònh quản lý hành chính nhà nước với các loại giấy
tờ hành chính, hành động có giá trò pháp lý.
22
- Các loại giấy tờ, công văn hành chính (như văn bằng, chứng chỉ, giấy
chứng nhận, công văn ) có liên quan mật thiết với quyết đònh quản lý hành chính
nhà nước. Chúng phát sinh trên cơ sở quyết đònh quản lý hành chính nhà nước để
chứng nhận một quyền chủ thể nào đó, hay một sự kiện pháp lý (các loại bằng
tốt nghiệp đại học, bằng lái xe ), giấy chứng nhận sở hữu (giấy chứng nhận sở
hữu nhà, phương tiện ), hoặc làm cơ sở để ban hành quyết đònh quản lý hành
chính nhà nước.
- Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước khác với hành động có giá trò
pháp lý như dẫn độ phạm nhân, truy bắt phạm nhân, khám nơi cất dấu tang vật vi
phạm hành chính, liệt kê, tòch thu tài sản là những hành động được thực hiện
trên cơ sở quyết đònh quản lý hành chính nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước,
người có thẩm quyền.
- Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước

khác với luật, pháp lệnh, lệnh và quyết đònh của Nguyên thủ quốc gia, nghò quyết
của cơ quan quyền lực nhà nước ở phạm vi, tính chất và quan hệ do chúng điều
chỉnh, ở trình tự ban hành, hình thức quản lý pháp lý (tên gọi), hiệu lực pháp lý.
- Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước khác với quyết đònh xét xử của
tòa án. Quyết đònh của tòa án chỉ là những quyết đònh cá biệt cụ thể về những
vụ việc hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, kinh tế, hành chính.
- Quyết đònh của cơ quan hành chính nhà nước khác với quyết đònh thực hiện
quyền công tố và kiểm sát của Viện kiểm sát.
II. YÊU CẦU HP PHÁP VÀ HP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH QUẢN
LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ HẬU QUẢ CỦA CHÚNG
Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó có hoạt động ra quyết đònh quản lý
hành chính nhà nước phải ban hành trên cơ sở Hiến pháp, luật, văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên, phải nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật và phải hợp
lý, nghóa là phải phù hợp với đường lối chính trò, nhu cầu nguyện vọng nhân dân
và thực tiễn, khả năng quản lý nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.
Các quyết đònh quản lý hành chính nhà nước hợp pháp và hợp lý thì nó
mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận. Nhưng trong mọi trường hợp, tính
hợp pháp có ưu thế hơn so với tính hợp lý, không thể vì lý do hợp lý mà coi
thường quyết đònh của cấp trên, tự ban hành những quyết đònh trái với quyết đònh
đó.
1. Yêu cầu hợp pháp
- Các quyết đònh quản lý hành chính nhà nước phải phù hợp với nội dung
và mục đích của luật. Có nghóa là các quyết đònh quản lý hành chính nhà nước
không được trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
Nghóa là các quyết đònh hành chính nhà nước không vi phạm luật.
- Các quyết đònh quản lý hành chính nhà nước được ban hành trong phạm vi
thẩm quyền của cơ quan hoặc chức vụ. Yêu cầu này đòi hỏi mỗi cơ quan chỉ có
quyền hạn ban hành quyết đònh giải quyết các vấn đề nhất đònh do pháp luật giao
cho, không lạm quyền và lẩn tránh trách nhiệm (không vi quyền).

Việc phân đònh rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước bảo đảm cho cơ
quan thực hiện trách nhiệm một cách chủ động chống sự can thiệp trái thẩm quyền
23
vào quyền hạn của cơ quan khác, tránh tình trạng lạm quyền, lẩn tránh trách nhiệm,
làm mất trật tự quản lý hành chính nhà nước.
- Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành xuất phát từ
lý do xác thực. Yêu cầu này có nghóa là, chỉ khi nào trong đời sống quản lý nhà
nước và đời sống dân sự xuất hiện các nhu cầu, các sự kiện được pháp luật quy
đònh cần phải ban hành quyết đònh thì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
mới ra các quyết đònh nhằm quy đònh chung hoặc áp dụng pháp luật vào các trường
hợp cụ thể.
- Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành đúng hình
thức và thủ tục do pháp luật quy đònh.
Về hình thức, các quyết đònh quản lý hành chính nhà nước phải đúng tên
gọi, thể thức, tiêu đề: số, ký hiệu, ngày tháng ban hành và hiệu lực, chữ ký, con
dấu và hình thức thể hiện văn bản hoặc văn nói.
Những sai sót về hình thức cũng có thể làm cho quyết đònh trở thành bất
hợp pháp.
Về thủ tục ban hành, các quyết đònh quản lý hành chính nhà nước phải bảo
đảm tuân thủ các yêu cầu bắt buộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách
quan, khoa học. Vi phạm các yêu cầu bắt buộc phải tuân theo sẽ làm cho quyết đònh
hành chính trở thành bất hợp pháp.
2. Yêu cầu hợp lý
Một quyết đònh quản lý hành chính nhà nước được coi là hợp lý khi nó đáp
ứng các yêu cầu sau:
- Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước phải bảo đảm hài hòa lợi ích
Nhà nước, tập thể và cá nhân. Trong đa số các trường hợp không nên ra các
quyết đònh quản lý hành chính nhà nước mang lại lợi ích công cộng nhỏ hơn sự
thiệt hại chung cho công dân. Khi ban hành quyết đònh phải cân đối hợp lý lợi ích
giữa Nhà nước và xã hội, coi lợi ích của Nhà nước và lợi ích chung của công dân

làm tiêu chí để đánh giá tính hợp lý của quyết đònh quản lý hành chính nhà nước.
- Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước phải có tính cụ thể và phù hợp
với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện. Vì vậy, cần phải phân biệt rõ nhu
cầu, đặc điểm của đối tượng quản lý mà ra quyết đònh cho phù hợp. Càng xuống
cấp dưới thì quyết đònh hành chính càng phải cụ thể. Đặc biệt, trong việc bảo đảm
tính chất cụ thể và phù hợp của quyết đònh cần lưu ý tới tính cần thiết. Một quyết
đònh có hiệu lực và khả năng thực thi cao khi có được ban hành đúng lúc, hợp với
nhu cầu quản lý. Trong trường hợp không cần thiết mà vẫn ban hành quyết đònh thì
không những không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây ra thiệt hại về vật
chất hoặc tinh thần.
- Quyết đònh quản lý hành chính nhà nước phải bảo đảm tính hệ thống toàn
diện : Nội dung của quyết đònh phải tính hết các yếu tố chính trò, kinh tế, văn hóa,
xã hội: phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài, phải kết hợp giữa tác
động trực tiếp và gián tiếp, kết quả, mục tiêu, nhiệm vụ cần đạt được với điều
kiện, phương tiện thực hiện. Các biện pháp đề ra trong quyết đònh phải phù hợp,
đồng bộ với biện pháp trong các quyết đònh có liên quan. Quyết đònh về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội phải gắn chặt với quyết đònh cải cách, hoàn thiện bộ
máy nhà nước và xây dựng pháp luật.
24
- Ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày một quyết đònh phải rõ ràng, dễ
hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghóa…
3. Đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết đònh quản lý hành chính nhà nước không
hợp pháp hoặc không hợp lý.
3.1. Khi có một quyết đònh quản lý hành chính nhà nước bất hợp pháp thì
áp dụng việc đình chỉ hoặc bãi bỏ đối với quyết đònh đó.
Cơ quan cấp trên thực hiện quyền đình chỉ đối với thi hành quyết đònh quản
lý hành chính nhà nước trong các trường hợp sau:
- Một là, khi có dấu hiệu nghi ngờ về tính hợp pháp của quyết đònh nhưng
chưa khẳng đònh rõ thì cần đình chỉ để xem xét. Thông thường, trường hợp này là
tạm đình chỉ. Sau đó có thể ra lệnh đình chỉ nếu có căn cứ chắc chắn là quyết

đònh đó bất hợp pháp.
- Hai là, tùy thuộc thẩm quyền của mình, cơ quan nhà nước cấp trên có
quyền đình chỉ hoặc hủy bỏ, hoặc chỉ có quyền đình chỉ còn việc hủy bỏ thuộc
thẩm quyền của cơ quan khác. Ví dụ, Ủy ban nhân dân cấp trên chỉ có quyền đình
chỉ nghò quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, còn quyền bãi bỏ quyết
đònh đó thuộc Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật đònh có thể bãi bỏ các quyết
đònh hành chính khi các quyết đònh đó bất hợp pháp hoặc bất hợp lý. Bãi bỏ
quyết đònh là chế tài nghiêm khắc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp
trên đối với cơ quan cấp dưới.
Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Chủ tòch nước, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (điều 84 Hiến pháp 1992).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ việc thi hành các văn bản
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghò quyết của Quốc hội; hủy bỏ các
văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghò quyết của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (điều 91 Hiến pháp 1992).
Chủ tòch nước có quyền đề nghò Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại
pháp lệnh, nghò quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề phê chuẩn
đề nghò của Thủ tướng Chính phủ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và quyết đònh
việc tuyên bố tình trạng chiến tranh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu các
nghò quyết, pháp lệnh kể trên vẫn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết
tán thành mà Chủ tòch nước không nhất trí thì Chủ tòch nước trình Quốc hội tại kỳ
họp gần nhất (điều 103 Hiến pháp 1992). Như vậy, Chủ tòch nước không có quyền
đình chỉ hay bãi bỏ văn bản.
Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản
của Bộ trưởng, các thành viên của Chính phủ, của Ủy ban nhân dân và Chủ tòch

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật
và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghò quyết của
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật,
và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghò Ủy ban Thường vụ
Quốc hội bãi bỏ (điều 114 Hiến pháp 1992).
25

×