Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.52 KB, 9 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC
ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ Sử 9
Bài 6- Các nước Châu Phi
Sử 9-Bài 6- Các nước Châu Phi
Lược đồ các nước Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai
1.Lược đồ các nước Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai
*Nội dung
Châu Phi là một trong năm châu lục trên thế giới, phí Bắc giáp biển Địa Trung Hải, Hồng
Hải, phía Tây, Nam và Đông giáp hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây
Dương. Toàn bộ Châu Phi có 57 quốc gia với diện tích 30,3 triệu km
2
và dân số 839 triệu
người (2002). Đây là một châu lục giàu tài nguyên và nhiều nông sản quý. Song, do hậu
quả của chính sách thống trị và vơ vét của cải của thực dân phương tây mà Châu Phi trở
nên nghèo nàn lạc hậu.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng trận tiến hành phân chia
lần chót phạm vi thống trị của họ ở Châu Phi.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc đã bùng nổ ở
Châu Phi và nơi đây trở thành “lục địa mới trỗi dậy” trong cuộc đáu tranh chống chủ nghĩa
đế quốc, thực dân. Quá trình này diễn ra qua 4 qiai đoạn sau:
- Từ 1945 đến 1954: phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ởBắc Phi, tiêu biểu
là cuộc chính biến ở Ai Cập (ngày 3-7-1952), lật đổ vương triều Pha-rúc và nền thống trị
của thực dân Anh, thành lập nước Cộng hoà Ai Cập (18-6-1953).
- Từ 1954 đến 1960: dưới sự ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 (Việt
Nam) đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của Pháp ở Bắc và Tây Phi, kéo theo hàng
loạt các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân và nhiều nước giành được độc lập: An-giê-ri
(11-1954), Tuy-ni-di, Ma-rốc và Xu Đăng (1956), Ga-na (1957), Ghi-nê (1958)…
- Từ 1960 đến 1975: có 17 nước Châu Phi (ở Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi) giành được
độc lập (1960). Năm 1960 đã trở thành “năm Châu Phi” mở đầu cho một giai đoạn phát
triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi. Sau đó, là một loạt thắng lợi của
cách mạng các nước: An-giê-ri (7-1962), Ê-ti-ô-pi-a (1974), Mô-dăm-bích (1975), Ăng-gô-


la (1975). Sự kiện ngày 11-11-1975, nước cộng hoà nhân dân Ăng-gô-la giành được độc
lập, thực dân Bồ Đào Nha hạ cờ, rút người lính cuối cùng ra khỏi nước này sau 5 thế kỉ
thống trị được coi là mốc sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc
địa của nó ở Châu Phi.
- Từ 1975 đến nay: đây là giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực
dân cũ, giành độc lập dân tộc, được đánh dấu bằng sự ra đời của nước cộng hoà Na-mi-bi-a
(3-1991). Sau đó, các nước bước vào quá trình xây dựng đất nước.
Nhìn chung, cho đến nay tuy đã giành được độc lập và bắt tay vào công cuộc xây dựng đất
nước, các nước Châu Phi vẫn là những nước chậm phát triển và đang phải đương đầu với
nhiều khó khăn, như nợ nước ngoài chồng chất và không có khả năng trả nợ, đói rét, dịch
bệnh, sự tăng nhanh của dân số và các tệ nạn xã hội…
*Phương pháp sử dụng:
Đây là lược đồ khái quát về vị trí địa lí và tình hình các nước, khu vực ở Châu Phi sau
chiến tranh thế giới thứ hai. GV sử dụng lược đồ này để dạy mục I
+ Tình hình chung:
GV có thể dạy phần này ngay trên lược đồ kết hợp khai thác các nội dung của kênh hình.
Tuy nhiên, trước khi khai thác nội dung kênh hình, GV yêu cầu HS quan sát toàn bộ lược
đồ, đồng thời giới thiệu cho các em biết các vùng, khu vực trên lược đồ như Bắc Phi, Đông
Phi, Tây Phi, Nam Phi. Sau khi đã hướng dẫn các em quan sát lược đồ, GV tiến hành giảng
dạy phần tình hình chung ngay trên lược đồ như nội dung đã trình bày ở trên, kết hợp sử
dụng chỉ dẫn trên bản đồ treo tường để HS theo dõi và phát triển các năng lực nhận thức
của mình.
Giáo viên có thể cho học sinh dùng bút chì ghi năm giành độc lập dưới tên mỗi nước :
thí dụ Ai Cập- 1952; và những quốc gia giành độc lập năm 1960 để thấy được “năm Châu
Phi”- thí dụ : Đa-hô-mây-1960, Cộng hoà Ni-giê, Bờ biển Ngà, Cộng hoà Sát, Cộng hoà
Công Gô… Từ đó học sinh vừa nhớ được tên và vị trí các nước Châu Phi
2. Nen-xơn Man-đê-la.

Nen -sơn Man -đê -la .
*Nội dung :

Nen-xơn Man-đê-la là nhà hoạt động chính trị của Nam Phi. Ông sinh năm 1918, ở Tơ-ran-
xcây-khu tự trị giành riêng cho người Phi.
Năm 1944, Nen-xơn Man-đê-la gia nhập Đại hội dân tộc Phi (một tổ chức chính trị được
thành lập 8-1-1912, viết tắt là ANC), sau đó ông giữ chức tổng thư kí ANC.
Mục tiêu chủ yêú của Đại hội dân tộc Phi (ANC ) là đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt
chủng tộc A-pac-thai, xây dựng một xã hội dân chủ và bình đẳng. Dưới sự lãnh đạo của
ANC, phong trào dấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi diễn ra ngày một mạnh
mẽ, vì vậy nhà cầm quyền Prê-tô-ri-a đã bắt giam Nen-xơn Man-đê-la và kết án ông tù
chung thân.
Sau hơn 27 năm bị giam giữ, trước áp lực đấu tranh của nhân dân tiến bộ trong và ngoài
nước, ngày 11-2-1990 chính quyền Nam Phi buộc phải trả tự do cho ông. Sau khi ra tù, ông
được tổ chức ANC bầu làm phó chủ tịch và ngày 7-5-1991 hội nghị toàn quốc ANC đã
nhất trí bầu Nen-xơn Man-đê-la làm chủ tịch.
Sau cuộc bầu cử toàn quốc đa sắc tộc năm 1994, ngày 10-5-1994, chủ tịch ANC Nen-xơn
Man-đê-la tuyên bố nhận chức tổng thống nước Cộng hoà Nam Phi, trở thành tổng thống
da đen đầu tiên trong lịch sử nước này, đến năm 1999 ông rời khỏi chức vụ.
Trong lịch sử đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi, Nen-xơn
Man-đê-la là người đấu tranh không mệt mỏi góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh
này với sự cống hiến của ông vào sự nghiệp giải phóng con người khỏi sự kì thị, phân biệt
chủng tộc, Nen-xơn Man-đê-la đã được nhận giải thưởng thế giới “Nôben về hoà bình”
(1993).
*Phương pháp sử dụng :
Đây là bức ảnh chụp ông Nen-xơn Man-đê-la, tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch
sử nước cộng hoà Nam Phi. Bức ảnh này được sử dụng khi giảng dạy mục II-Cộng hoà
Nam Phi.
GV cho HS quan sát bức ảnh để thấy được gương mặt của Nen-xơn Man-đê-la, một người
đấu tranh không mệt mỏi để chông lại chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi.
GV có thể đặt câu hỏi để HS tập trung suy nghĩ như :
- Nhìn vào bức ảnh, em thấy Nen-xơn Man-đê-la là người như thế nào?
- Các em biết gì về Nen-xơn Man-đê-la ? sau khi HS trả lời , GV tóm tắt và kết luận.

3. CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI Ở NAM PHI
Chủ nghĩa A-pác-thai là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo, được thực hiện
tại Nam Phí. Từ A-pác-thai (Apartheid) là ghép hai từ tiếng Hà Lan nói ở Châu Phi: Apart
là “tách biệt”, và heid là “chủng tộc”. Những người theo chủ nghĩa A-pác-thai lập luận rằng
người da trắng và người da đen không thể bình đẳng được, phải sống tách biệt nhau và chỉ
có sự tách biệt theo màu da thì mới có thể đảm bảo được sự phát triển của chúng tộc và
quốc gia.
Đạo luật đầu tiên về chủ nghĩa A-pác-thai được ban hành ở Nam Phi vào năm 1913 và tăng
cường mạnh mẽ từ năm 1948, khi chính quyền này vẫn lấy chủ nghĩa A-pác-thai làm quốc
sách của họ.
Người da trắng (Chủ yếu là người Hà Lan, Anh) chỉ chiếm 1/5 dân số, nhưng họ nắm trong
tay 87% đất đai trồng trọt, 75% tổng số thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng,
giao thông vận tải…
Chính quyền da trắng ở Nam Phi còn gọi là chính quyền Prê-tô-ri-a – Prê-tô-ri-a là thủ đô
của nước cộng hoà Nam Phi) ban hành hơn 70 đạo luật phân biệt chủng tộc như “Luật cách
li chủng tộc”, “Luật trị an công cộng”, “Luật giao thông”, “Luật giấy thông hành”…theo
đó, những người da đen và da màu (70% dân cư là người da đen, 9% là người lai, còn lại là
người ấn Độ và các Kiều dân khác phải sống trong những khu riêng biệt, chữa bệnh ở
những bệnh viện riêng, đi học ở những trường học riêng và đặc biệt họ bị xét xử theo
những luật pháp riêng. Trong lao động, người da đen và da màu phải làm những công việc
nặng nhọc, bẩn thỉu. Trong khi đó lương của họ chỉ bằng 1/10 lương của công nhângười
dân da trắng nếu làm việc ở các đồn điền, hoặc 1/7 nếu làm việc ở các xí nghiệp, hầm mỏ
và không được hưởng một chút quyền từ do dân chủ nào.
Năm 1912, một tổ chức chính trị của người da đen ở Nam Phi đã được thành lập, gọi là đại
hội dân tộc Phi (ANC). Mục tiêu chủ yếu của đại hội là đấu tranh thủ tiêu chế độ phân biệt
chủng tộc A-pác-thai, xây dựng một xã hội dân chủ, bình đẳng.
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh phản đối chế độ phân biệt chủng tộc
của nhân dân da đen Nam Phi đã phát triển mạnh mẽ. Năm 1961 ANC thành lập tổ chức vũ
trang lấy tên là “Ngọn gió dân tộc”, phát động chiến tranh du kích trên toàn bộ lãnh thổ
Nam Phi. Nen-xơn Man-đê-na Luật sư người da đen, là một trong những lãnh tụ của tổ

chức ANC. Được trả tự do sau 27 năm bị giam cầm, năm 1990, lúc này ông đã 72 tuổi, lại
lao ngay vào cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa A-pác-thai mạnh mẽ hơn. Nhiệm vụ đầu
tiên của ông là tập hợp lực lượng của ANC trong và ngoài nước.
Đầu tháng 4 năm 1990, Nen-xơn Man-đê-na dẫn đầu phái đoàn ANC tiến hành đàm phán
với chính phủ Nam Phi. Ngày 17/6/1991, quốc hội Nam Phi đã phê chuẩn đạo luật huỷ bỏ
xác lệnh phân biệt chủng tộc. Về mặt pháp lí, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở
Nam Phi đã bị xoá bỏ.
Ngày 27/4/1994, một cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống đầu tiên ở Nam Phi đã được tiến
hành. Sau khi giành được đa số phiếu, Nen-xơn Man-đê-a, người da đen đầu tiên trong lịch
sử Nam Phi nhận chức Tổng thống. Chủ nghĩa A-pác-thai trên thực tế đã chấm dứt.


Lược đồ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Châu Phi
4.NĂM CHÂU PHI
Sau chiến tranh thế giới thứ II, châu Phi trở thành trung tâm của phong trào giải phóng dân
tộc thế giới, một lục địa mới trổi dậy trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực
dân.
Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã chải qua
các giai đoạn sau:
- Từ năm 1945 – 1954, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với
thắng lợi mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính, sĩ quan Ai Cập (tháng
7/1952), lật đổ nền thống trị thực dân Anh và vương triệu Pha-rúc, thành lập nước cộng hoà
Ai Cập.
- Từ năm 1954 – 1960, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Bắc Phi, Tây
Phi, Châu Phi Xích đạo. nhiều nước Bắc phi và Tây phi đã gình được độc lập.
- Từ năm 1960-1975, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng dâng cao.
Năm 1960, được gọi là “năm Châu Phi”, vì trong năm này 17 quốc gia châu Phi đã giành
được độc lập, trong đó có 8 quốc gia cùng giành được độc lập trong tháng 8, đó là:
- Đa-hô-mây (Bê-nanh) giành độc lập ngày 1/8 với dân số 1,7 triệu người, diện tích
112622km

2
.
- Cộng hoà Ni-giê giành độc lập ngày 3/8, với dân số 2,5 triệu ngừơi, diện tích
1267000km
2
.
- Cộng hoà Thượng Vôn-ta (Buóoc – ki-na Pha-xô) giành độc lập ngày 5/8 với 3,3 triệu
người, diện tích 247200km
2
.
- Bờ biển Ngà (Cốt-đi-voa) giành độc lập ngày 7/8 với 2,5 triệu người, diện tích
322464km
2
.
- Cộng hoà Trung Phi giành độc lập ngày 13/8 với 1,1 triệu người, diện tích 622984km
2
.
- Cộng hoà Sát giành độc lập ngày 11/8 với 2,5 triệu người, diện tích 1284000km
2
.
- Cộng hoà Công Gô giành độc lập ngày 15/8 với 700 nghìn người, diện tích 34342000km
2
.
- Cộng hoà Ga – bông với 7 triệu người, diện tích 267667km
2
.
Từ năm 1975 cho đến nay, là giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ ách thống trị
thực dân cũ, phát triển kinh tế, văn hoá, xoá bỏ lạc hậu rốt nát của các nước Châu Phi. Sự
kiện quan trọng trong giai đoạn này là sự thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Rô-đê-di-a,
thành lập nước cộng hoà Dim-ba-bu-ê (1980) thành lập nước cộng hoà Nam-mi-bi-a (tháng

3 năm1991) và thắng lợi của Đại hội dân tộc ở Nam Phi (1994).
6.NIỀM HI VỌNG MỚI CHO SU ĐĂNG.

Cuối cùng thì cuộc xung đột dài nhất trong lịch sử châu Phi cũng có lối thát với việc kí kết
hiệp định hoà bình toàn diện giữa Chính phủ và Phong trào giải phóng nhân dân Su - đăng
(SPLM). Hiệp định hoà bình vừa được kí kết đã chấm dứt 21 năm nội chiến khiến khoảng 2
triệu người thiệt mạng, chủ yếu do nạn đói và bệnh tật, 4 triệu người bị mất nhà ở và
khoảng 500.000 người phải chạy sang các nước láng giềng.Theo bản hiệp định trên, Quốc
hội Su-đăng và SPLM sẽ lập một Chính phủ Liên minh lâm thời, phân chia quyền lực, chia
sử các nguồn lợi dầu mỏ và sáp nhập các lực lượng vũ trang. Sau thời kì quá độ kéo dài 6
năm, người dân Su-đăng ở khu vực miền Nam có thể tiến hành trưng cầu dân ý về việc
thành lập một nhà nước độc lập.
Theo nhiều nhà phân tích, bản hiệp định hoà bình – kết quả của hai năm đàm phán giữa
Chính phủ và lực lượng nổi dậy, rất có thể sẽ mở ra lộ trình cho toàn bộ cuộc xung đột ở Su
- đăng và bắt đầu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa đất nước này với các nước láng
giềng châu Phi, châu Âu và cả Mĩ, Lại một lần nữa, người ta thấy sự dàn xếp của Mĩ. Một
mặt, chính quyền Bu-sơ ủng hộ lực lượng nổi dậy ở miền Nảmtong một thời gian dài và
không ngừng gây sức ép lên Chính phủ Su - đăng trong quá trình đàm phán. Mặt khác, Mĩ
kêu gọi Chính phủ Su - đăng và quân nổi dậy SPLM phối hợp chấm dứt cuộc khủng hoảng
Đác-phu và Mĩ sẽ nâng cấp quan hệ với Su-đăng “một cách tích cực” khi nào việc này
được thực hiện.
Về phần mình, là nước đã từng phản đối việc Mĩ đe doạ áp đặt lệnh trừng phạt với Su-
đăng, Nga tập trung ca ngợi cố gắng của cộng đồng quốc tế đặc biệtlà Liên hợp quốc, Liên
minh châu Phi trong việc giải quyết cuộc xung đột tại Su-đăng. Nga cũng sẵn sàng giúp đỡ
Su-đăng giữ gìn sự thống nhất và xây dựng kinh tế. Tổng thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An-
nan, người vừa kết thúc chuyến thâmccs nạn nhân sóng thần trong 2 ngày tại Sri Lan-ka,
cũng bày tỏ sự “phấn khởi” trước nền hoà bình đang mở ra ở Su-đăng sau khi hiệp định
được kí kết.
Rõ ràng, cả thế giới đang hồi hộp theo dõi diễn biến tình hình tại Su-đăng với hị vọng
người dân tại đây có thể đạt được một nền hoà bình thực sự. Tuy nhiên, trước mắt họ còn

vô vàn khó khăn. Cuộc xung đột tại Su-đăng, vốn chỉ mang tính chất sắc tộc- tôn giáo giữa
hai miền Nam – Bắc, tưởng như đã được giải quyết bỗng chốc bùng phát dữ dội trong
những năm1970 vì lí do phát hiện được mỏ dầu có sản lượng khoảng 2 tỉ thùng.Liệu rằng
một kịch bản tương tự có thể tái diễn hiệp định hoà bình quy định lợi nhuận từ dầu lửa sẽ
được chia đều theo tỉ lệ 50-50 cho cả hai bên Chính phủ và SPLM sau thời kì quá độ 6
năm?
Một khó khăn nữa là tại miền Nam, mặc dù không bị áp dụng điều luật Hồi giáo hà khắc
Sa-ri-a như ở miền Bắc, nhưng có rất nhiều người dân bị ảnh hưởng bởi xung đột, hơn 4
triệu người đã rời bỏ quê hương, đi lên phía Bắc, tập trung tại Khắc-tum hoặc trong các trại
tị nạn. Chỉ cònlại khoảng 8 triệu người ở lại trên mảnh đất đã bị xung đột tàn phá nặng nề.
Họ sẽ phải xây dựng lại miền Nam, một nơi thiếu hoàn toàn cơ sở vật chất hạ tầng và cả
sức người. Thậm chí, có những vùng không có cả điện lẫn nước và tỉ lệ mù chữ lên đến
80%. Ngoài ra, người dân Su-đăng còn phải đối mặt vứi nguy cơ của một cuộc chiến tranh
giành quyền lực trong nội bộ đát nước. Có lẽ hơn luc nào hết, cộng đồng quốc tế cần sát
cánh cùng người dân Su-đăng để bản hiệp định hoà bình có thể được thực hiện triệt để trên
đấ nước rộng lớn nhất châu Phi này.
(Theo: Báo Quốc tế, số 2, năm2005)
Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp.

×