Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Ảnh hưởng của sự thay đổi ở từng cá nhân đến sự thay đổi trong quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.43 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của nền khoa học công nghệ thế giới, xu hướng toàn cầu hoá và các biến
động to lớn trong nền kinh tế buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với một
thực tế đó chính là sự thay đổi trong từng bộ phận của doanh nghiệp.
Môi trường luôn biến biến đổi một cách nhanh chóng, ứng với sự
thay đổi đó là hàng loạt các vấn đề khác xuất hiện và một trong những
vấn đề đó chinh là kinh doanh và quản lý, hiệu quả trong quản lý và kinh
doanh được thể hiện qua lợi nhuận, văn hoá, khách hàng và khả năng
thay đổi, con người trong quá trình thay đổi đóng một vai trò rất quan
trọng, đây là lực lượng trực tiếp tác động tới doanh nghiệp và đặc biệt là
vai trò của nhà quản trị, là nhân vật trung tâm của mọi thời đại, nhà quản
lý phải nắm được những chiều hướng phát triển của thực tiễn, lý giải các
sự kiện mới vượt ra khỏi nối tư duy thông thường, thấy được tính đa
dạng của các giải pháp và hơn hết là lựa chọn những cách quản lý phù
hợp với doanh nghiệp để đảm bảo thay đổi phải phù hợp với thực tiễn và
đòi hỏi của nền kinh tế.
Là sinh viên việc nghiên cứu quá trinh thay đổi ở từng cá nhân
ảnh hưởng như thế nào tới sự thay đổi trong quản lý và kinh doanh là rất
cần thiết. Đề tài: “Ảnh hưởng của sự thay đổi ở từng cá nhân đến sự
thay đổi trong quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp” đã giúp em
hiểu biết thêm về bản chất cũng như vai trò của sự thay đổi. Để đề tài
nay được hoàn thành em xin chân thành cảm ơn thầy, cô trong khoa
Quản lý doanh nghiệp. Với sự hiểu biết có hạn nên đề tài này không
tránh khỏi những sai sót em rất mong được sự đóng góp của thầy cô và
bạn đọc.
.
1
PHẦN NỘI DUNG.
I. Những thay đổi khách quan tác động tới con người.
1. Môi trường quốc tế.


Quá trình Quốc Tế hoá trên mọi lĩnh vực tác động mạnh mẽ tới tiêu
chuẩn giá trị, phong cách sống của toàn xã hội Khi xã hội thay đổi chậm
hay ít có sự thay đổi , mức giao lưu Quốc Tế ít thì sự tuân thủ, chăm chỉ là
những tiêu chuẩn giá trị hàng đầu. Khi nền kinh tế thay đổi mở ra một thời
kỳ mở cửa, hội nhập thì giá trị hàng đầu trong con người là sự năng động.
Sự năng động, sáng tạo dám nghĩ dám làm đó là con người của nền kinh tế
thị trường. Môi trường này tạo cho con người chứng tỏ được năng lực của
bản thân và xã hội luôn thừa nhận những năng lực này. Ta thấy môi trường
kinh tế luôn có sự thay đổi con người muốn đứng vững, tồn tại trong môi
trường ấy đòi hỏi phải biết vận động và thích ứng nhanh nhất với sự thay
đổi. Điều này được thể hiện rõ nét khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường. Sự tồn tại của
nền kinh tế tập trung làm con người hoạt động trong một khuôn khổ nhất
định, với chế độ làm việc như vậy con người không thể phát huy hết khả
năng của mình. Nền kinh tế thị trường ra đời đã xoá bỏ những bộ khung,
những quy tắc cứng nhắc thay vào đó là chế độ khuyến khích kinh doanh
của mỗi con người. Chính sự chuyển đổi này làm cho con người nhận thức
được rằng muốn sống trong môi trường này thì sự thay đổi là rất cần thiết
và quan trọng.
Với xu hướng Quốc Tế hoá nền kinh tế thế giới buộc các nước phải
tận dụng lợi thế cạnh tranh của chính mình. Ứng với mỗi doanh nghiệp, họ
phải biết xác định mình phải sản xuất cái gì hay kinh doanh cái gì điều này
có tác động rất lớn tới ban lãnh đạo trong từng doanh nghiệp. Đó cũng là
một thực tế cho các doanh nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhâp AFTA,
các nhà lãnh đạo trong mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải cân nhắc thật kỹ
2
trước khi đưa ra quyết định của mình để từ đó có thể tạo sự thay đổi trong
mỗi hướng đi mới hợp lý và phù hợp với sự thay đổi của môi trường Quốc
Tế.
2. Môi trường công nghệ.

Công nghệ , đây có lẽ là lĩnh vực thường xuyên có sự thay đổi và rõ
nét nhất trong mỗi doanh nghiệp. Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của đảng và Nhà Nước ta chính là điều kiện, tiền đề cho sự thay đổi công
nghệ ở mỗi doanh nghiệp. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong mỗi
doanh nghiệp , vì vậy khi công nghệ thay đổi nó sẽ tác động tới rất nhiều
mặt của doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề con người, những người trực tiếp
sử dụng hay quản lý phần công nghệ đó. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp thích
ứng với một loại công nghệ riêng , nó phụ thuộc vào quy mô, tài chính…
Do đó công nghệ tác động tới doanh nghiệp thông qua con người và sự
thành bại của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng
công nghệ cũng như phương pháp quản lý.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, môi trường công
nghệ Quốc Tế luôn thay đổi. Doanh nghiệp muốn đứng vững trong sự cạnh
tranh thì phải có sự thay đổi về mặt công nghệ. Việc thay đổi này phải diễn
ra một cách thường xuyên và kịp thời. Tuy nhiên, ứng với mỗi sự thay đổi
này lai kéo thao bao sự thay đổi khác. Công nghệ càng hiện đại thì việc sử
dụng lao động co xu hướng giảm vấn đề đặt ra là giải quyết như thế nào đối
vớilực lượng lao động dư thừa nay đó chính là vấn đề mà ban lãnh đạo
trong mỗi doanh nghiệp cần giải quyết. Một nhà lãnh đạo giỏi phải biết
cách lựa chọn công nghệ cho hợp lý và biết sử dụng lực lượng lao động dư
thừa do thay đổi công nghệ mang lại. Ngoài việc dư thưa lao động xảy ra
thì bỡ ngỡ trong công việc là không thể tránh khỏi.
Mỗi người đều có những thói quen làm việc riêng, đó chính là kinh
nghiệm làm viêc của mình đối với mỗi công nghệ nhất định. Khi công nghệ
này thay đổi con người cũng phải thay đổi theo đặc biệt là những người
3
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Vì vậy các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp phải chính sách đào tạo lại lực lượng lao động này với mục tiêu
nâng cao chất lượng lao động để từ đó tăng năng suất lao động.
. Ví dụ: Công ty may II HảI Dương với dự án mở rộng quy mô sản

xuất bằng việc nhập công nghệ mới họ đã phải gửi một số công nhân đào
tạo tại trường Trung học May và thời trang I.
Sự thay đổi công nghệ có thể gây ra sự đảo lộn trong cơ cấu lao
động, trong tiêu chuẩn lao động và từ đó tạo nên những cú sốc tâm lý ảnh
hưởng tới hoạt động của từng cá nhân cũng như toàn doanh nghiệp. Công
nghệ còn ảnh hưởng rất lớn tới quá trình quản lý và kinh doanh từ đó ảnh
hưởng tới ban lãnh đạo công ty. Ngoài ra với sự phát triển mạnh mẽ của hệ
thống công nghệ thông tin đặc biệt là việc sử dụng hệ thống mạng vi tính…
Thông tin thị trường đến nhanh hơn và các thông tin là rất cập nhật Vì vậy
để thành công trong mỗi dự án ngoài việc đưa ra những quyết định chính
xác thì yếu tố thời gian đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của
mỗi dự án.
. Ví dụ: Các nhà chứng khoán muốn mua được cổ phiếu của một công
ty nào đó ngoài việc phải nắm chắc thông tin về công ty đó mà con phải
chọn được thời điểm mua hợp lý nhất.
3. Môi trường cạnh tranh.
Mỗi doanh nghiệp khi được hình thành đều chịu sự tác động của thị
trường trong nước và thị trường thế giới. Đặc biệt là chịu tác động mạnh
mẽ của các đối thủ cạnh tranh. Những lực lượng này tác động trực tiếp tới
hoạt động, tổ chức của doanh nghiệp mình. Sự thay đổi trong các hoạt động
của đối thủ cạnh tranh là những mặt mà nhà lãnh đạo mỗi phải nắm vững.
Sự thay đổi của các đối thủ cạnh tranh có thể diễn ra trên các mặt sau: Cải
tiến công nghệ, thay đổi chiến lược marketing, sự thay đổi về mặt quy
mô…
4
Cải tiến về công nghệ: Đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho
doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của hàng
hoá doanh nghiệp mình để từ đó chiếm lĩnh thị trường. Đứng trước sự thay
đổi này của các đối thủ cạnh tranh ban lãnh đạo doanh nghiệp phải thấy
được thực chất của sự thay đổi này là gì? Từ đó có biện pháp thích hợp để

đối phó với loại thay đổi này. Mục tiêu của sự thay đổi nay là giảm giá
thành sản xuất vậy đây cũng chình là mục tiêu mà mình phải đặt ra và làm
được, muốn vậy chúng ta phải tăng năng suất lao động khuyến khích công
nhân sản xuất bằng những chính sách đặc biệt như: Khen thưởng …
Thay đổi chiến lược marketing : Đây là biện pháp mà đối thủ cạnh
tranh hay dùng nhất trong thời gian gần đây với nhiều hình thức như:
Quảng cáo, tiếp thị… Rất nhiều những doanh nghiệp đã thành công nhờ
vào khâu này. Như vậy khâu marketing có vai trò quan trọng trong sự
thành công của doanh nghiệp từ đó nhà lãnh đạo phải có cái nhìn chính xác
về khâu này và đưa ra những biện pháp hợp lý.
Ví dụ: Khi hãng HONDA Việt Nam đưa ra thị trường hai loại xe với
kiêu dáng mới Wave, Future chỉ sau một thời gian không lâu hãng
YAMAHA đưa ra thị trường những loại xe mới và họ đã thành công.
II. Sự thay đổi của từng cá nhân trong quá trình quản lý và
kinh doanh.
1. Quá trình thay đổi của từng cá nhân.
Quản trị sự thay đổi thực chất là quản trị con người trong việc thích
ứng với sư thay đổi đó. Đối với mỗi con người , bất cứ sự thay đổi nào dù
là nhỏ cũng không tránh khỏi mối đe doạ sự cân bằng hiện có trong cuộc
sống và đòi hỏi con người phải có sự điều chỉnh nhất định. Trước mọi sự
thay đổi mọi cá nhân đều chuyển từ trạng thái hiện tại sang bước quá độ để
rồi cuối cùng chuyển sang trạng thái mong muốn. Tuy nhiên quá trình thay
đổi của mỗi con người diễn ra không đơn giản bởi họ đã có một tâm lý, tình
cảm và đặc biệt là những thói quen riêng trong công việc cũng như trong
5
cuộc sống. Khi sự thay đổi diễn ra con người thường có những phản ứng
riêng nhưng chúng điều tạo ra: Sốc, ngạc nhiên, nuối tiếc…
Sốc đó chính là cảm giác đầu tiên mà ta có thể cảm thấy đươc khi có
sự thay đổi xảy ra mọi người đều cảm thấy mọi việc bị đảo lộn hay là nghi
ngờ vào sự thực.

Sau khi bình tâm lại họ nhận ra sự thay đổi nhưng họ lại cảm thấy
mình đã đánh mất một cái gì đó, cái mà họ mất chính là thói quen làm việc.
Vấn đề đặt ra làm như thế nào để họ cảm thấy quen dần cái cảm giác thay
đổi này, khi thói quen được lập lại họ sẽ có trạng thái cân bằng mới , sự hối
tiếc sẽ không còn nữa thay vào đó là thói quen mới được hình thành.
Đổ lỗi: Mọi người cảm thấy ai đó đã lấy đi của họ một cái gì đó đã
giúp họ thành công trong công việc đó chính là thói quen trong công việc
khi ấy họ sẽ đổ lỗi này cho người khác đặc biệt là những người lãnh đạo
công ty.
Nhưng mọi chuyện sẽ qua đi khi có sự cân bằng mới được lập lại trong họ
khi đó họ sẽ thừa nhận sự thay đổi và không còn sợ sự thay đổi nữa. Muốn
làm được điều này đòi hỏi những những nhà quản trị phải có nhưng kích
thích phù hợp nhằm mục đích tạo sự cân bằng mới một cách nhanh hơn.
Ví dụ: Sự sát nhập của Bảo hiểm y tế vào Bảo hiểm xã hội làm cho
nhân viên làm việc trong đó rất bỡ ngỡ, vì trước kia họ chỉ kiêm một nhiệm
vụ là BHXH hoặc BHYT nhưng bây giờ họ phải làm cả hai công việc này
vì vậy không thể tránh khỏi những sai sót. Đứng trước tình trạng này Tổng
công ty Bảo Hiểm Việt Nam đã cho một số nhân viên đi đào tạo hay chính
những nhân viên trong công ty đang tự học nhằm thích ứng sự thay đổi
này.
Trong mỗi doanh nghiệp đều có những cách vận hành riêng, những
nếp đó dần dần hình thành một thói quen ăn sâu vào mỗi con người trong
doanh nghiệp này. Do đó khi có sự kiện mới, mọi người đều cảm thấy bị
đảo lộn và không tin vào sự thực. Sự kiện chỉ được thừa nhận khi có những
6

×