Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.23 KB, 2 trang )
Nói về thi sĩ Tản Đà - nét gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại – thật khó
liệt kê hết những giai thoại, những sự kiện đã xảy ra trong quãng đời 51 năm bôn ba giữa
đời với nhiều, thật nhiều những tâm tư tình cảm của một con người luôn tự xem mình còn
mắc nợ với non sông. Cùng với độ lùi thời gian, sự quan tâm tới Tản Đà càng lúc càng
mang màu sắc của sự quan tâm tới một tác giả văn học chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Vậy
nên, nếu chúng ta cần biết về một Tản Đà hiện diện sống động, bằng những hành trạng cụ
thể trong cuộc đời chứ không phải qua tác phẩm hay qua những bản văn nghiên cứu về
ông, ta sẽ phải tìm ở đâu ? Có hai nguồn : thứ nhất, là cuốn "Giấc mộng lớn" - một dạng
tự thuật không đầy đủ của chính Tản Đà, và thứ hai, là sự ghi nhận về ông của những
người cùng thời với ông. Để tiến tới một bức chân dung thống nhất về con người – tài
năng thi sĩ Tản Đà, cũng khá cần xem xét qua nhiều chiều, nhiều việc và bằng con mắt
của nhiều bạn văn chương, độc giả, bằng hữu, người thân thiết… với thi sĩ thì trong
khuôn khổ bài viết chẳng qua muốn tổng quát về một góc nhìn nhỏ nhoi, bằng nhìn nhận
về Tản Đà qua ký ức các thi sĩ, văn nhân cùng thời với ông.
Nước Việt Nam trong những năm sau Thế chiến thứ nhất và thập niên 20 tuy không được
xem như thời kỳ phục hồi một nền kinh tế - chính trị đã tan hoang từ những cuộc xung
đột giữa nhân dân – sĩ phu yêu nước với thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai, lại nhất là cuộc
chiến tranh thế giới vừa diễn ra đã khiến không ít sinh mạng người nam nhi nước Việt
phải đi làm bia đỡ đạn cho nhà cầm quyền mà chết oan uổng, vậy nhưng đây được xem là
giai đoạn đánh dấu bước phát triển căn bản của xã hội Việt Nam chuyển từ phong kiến
sang tư bản chủ nghĩa, với sự hình thành các giai tầng trong xã hội, sự xuất hiện nhiều
nhân tố mới, kéo theo sự đổ vỡ của bao truyền thống đã quá lỗi thời hoặc do không đủ tự
vệ mà cuốn theo. Chế độ khoa cử đã lùi hẳn vào dĩ vãng, nhường chỗ cho nền tân học lấy
bằng cấp làm chuẩn mực học vấn, công danh sự nghiệp. Vì lẽ đó, một lớp các nhà nho
vốn quen thuộc với văn chương chữ nghĩa kiểu Tàu, lấy tư tưởng Nho gia làm đầu dần
dần bị dồn lại phía sau, không đuổi kịp được một xã hội đang ngày càng bon chen, thủ
đoạn hơn. Xã hội hiện đại đã khiến các nhà nho chết dần chết mòn về tinh thần, họ ngày
càng sa vào bế tắc, chỉ biết chìm đắm trong bể hoan lạc mộng mị siêu nhiên, ảo giác. Bởi
thế, đối với họ, rượu và thơ, trăng và hoa là bầu là bạn, là cốt cách tinh thần. Vẫn biết
những kẻ “bị giời đày vì tội ngông” nào có sung sướng gì cho cam phận, song một tất yếu
họ vẫn xã hội mới khinh rẻ tới mức không tìm đâu ra đất sống, những đứa con tinh thần