Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận môn Sinh Học Phân Tử PHƯƠNG PHÁP LAI PHÂN TỬ TRÊN GIÁ RẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.17 KB, 16 trang )





Đề tài:

 ! "

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Lộc
Học viên thực hiện : Nguyễn Thị Thiên Hương
Chuyên ngành: Thực vật học
Khóa học : XXII (2013 - 2015)
Huế, 01/2014
#$%&'()*%+,
Trong vài thập kỷ qua nhân loại đã trải qua cuộc cách mạng sinh học, những vấn
đề sinh học phân tử (các quá trình lưu trữ, truyền đạt và biểu hiện thông tin di truyền ở
mức độ phân tử) là một bộ phận trong cuộc cách mạng đó. Các kiến thức của sinh học
phân tử cho phép giải thích được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các đại
phân tử sinh học cũng như sự vận hành và kiểm soát các quá trình sinh hóa trong tế
bào. Trọng tâm của sinh học phân tử là việc nghiên cứu các đại phân tử như ADN,
ARN và Protein cùng các quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã. Trong số những ến
bộ của khoa học kĩ thuật có thể kể đến phương pháp lai phân tử. Kỹ thuật này được
sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sinh học và y học phục vụ nhiều mục đích khác
nhau, như phát hiện các bệnh di truyền, chuẩn đoán những bệnh nhiễm trùng, tách
dòng gene, và xác định huyết thống. Đặt biệt là phương pháp lai phân tử trên giá thể
rắn. Các áp dụng của nó hiện nay trong nhiều lãnh vực đã và đang làm được những kết
quả thật sự kỳ diệu, đã làm cho các công trình nghiên cứu sinh học phân tử trở nên nhẹ
nhàng và dễ dàng hơn gấp nhiều lần so với trước kia. Vậy phương pháp lai phân tử nói
chung và lai phân tử trên giá thể rắn nói riêng có đặc điểm gì, ứng dụng như thế nào?
Với mục đích )m hiểu để có cái nhìn tổng quan nhất về kỹ thuật này, tôi chọn đề
tài nghiên cứu là: "Phương pháp lai phân tử trên giá thể rắn".


#$%& /0%1
23#4.%.567#89%17#47:;.7#<%(=
2323#4.%.56
Hai mạch đơn của phân tử DNA gắn với nhau nhờ các liên kết hydro. Khi
đun nóng DNA từ từ, vượt quá nhiệt độ nóng chảy (Tm), các liên kết hydro giữa
hai mạch bị phá vỡ, hai mạch sẽ tách rời nhau. Nếu nhiệt độ phản ứng hạ xuống
đột ngột thì sự bắt cặp sẽ không xảy ra. Lúc đó phân tử DNA sẽ tồn tại trong môi
trường ở dạng mạch đơn dưới một cấu hình vô trật tự. Ngược lại, nếu sau khi hai
mạch tách rời, nhiệt độ được làm giảm từ từ cộng với điều kiện thích hợp, chúng sẽ
bắt cặp trở lại. Hiện tượng này được gọi là lai phân tử (molecular hybridization).
23>39?@A#B;#CD
Khi một phân tử DNA mạch đôi được đun lên một nhiệt độ vượt quá “nhiệt
độ nóng chảy” (Tm) thì hai mạch sẽ tách rời nhau do sự phá vỡ các liên kết hidro
nối liền hai mạch.
Sự chuyển từ dạng mạch đôi sang dạng mạch đơn xảy ra đột ngột sau khi
nhiệt độ dao động rất ít xung quanh Tm, do tính “cộng hưởng” của phản ứng. Hiện
tượng “cộng hưởng” này giống như trên một dây kéo, khi ta tác động một lực kéo
dưới một ngưỡng nhất định thì hoàn toàn không có tác dụng. Nhưng nếu lực kéo
đủ mạnh để làm bật chỉ một nút nhỏ thì toàn bộ dây kéo sẽ bung ra mà không cần
thêm một lực tác động nào. Sự chuyển từ mạch đôi sang mạch đơn được xác định
rõ ràng thông qua việc đo biến động giá trị của mật độ quang (OD) ở bước sóng
260nm. Giá trị của mật độ quang tăng lên khi phân tử mạch đôi chuyển thành mạch
đơn, hiện tượng này có tên gọi là “hiệu ứng siêu sắc” (hyperchromic effect).
Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong phân tử DNA mạch đôi, các base
(thành phần hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 260nm) nằm chồng lên nhau trên những
mặt phẳng song song; cấu trúc đó che lấp một phần các base khiến chúng không
hấp thụ ánh sang như những đơn vị toàn vẹn khác với ở DNA mạch đơn.
Hai mạch đôi của phân tử DNA bắt cặp với nhau nhờ các phân tử hydro. Sự
tách rời hai mạch tương ứng với sự phá liên kết ấy. Do đó, số lượng các liên kết và
yếu tố làm thay đổi tính ổn định của chúng sẽ làm thay đổi “nhiệt độ nóng chảy”

của phân tử DNA.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ nóng chảy của DNA:
E%##8@%1DF;(#G%#7#$%D4DH;?I(JB%17#<%(=K
Trong phân tử DNA, khi tăng nhiệt độ các mối liên kết A-T dễ bị đứt trước,
khi nhiệt độ >900C các liên kết G-C bị đứt. Do đó thành phần các base cấu tạo một
DNA mạch đôi có ảnh hưởng rất quan trọng cho sự bền vững của phân tử này, đặc
biệt các base G, C trong điều kiện chuẩn. DNA có tỉ lệ G-C cao sẽ có điểm nóng
chảy cao, DNA có 60% G-X thì điểm nóng chảy là 950C. Biểu thức thể hiện sự
phụ thuộc của Tm vào thành phần các base:
Tm=69,3+0,41 (%G+C)
E%##8@%1DF;+-/G.K
Đoạn DNA càng dài bao nhiêu thì số lượng liên kết hydro nối hai mạch càng
lớn bấy nhiêu và do đó “nhiệt độ nóng chảy” cũng càng cao. Sự thay đổi Tm theo
chiều dài phân tử DNA được tính theo công thức sau:
Tm=-500/số lượng cặp baseρ
Công thức trên cho thấy ảnh hưởng của độ dài chỉ quan trọng đối với nhũng
đoạn DNA ngắn. điều này chính là kết quả của tính “hợp tác” đã đề cập ở phần
trên.
E%##8@%1DF;D4D+.L6HM(D'7?;.:5D#
Những điểm bắt cặp sai lệch (A bắt cặp với C, G bắt cặp với T,…) sẽ làm
giảm tính ổn định của một phân tử lai. Thông thường người ta ước lượng Tm giảm
10C cho mỗi 1% phần trăm bắt cặp sai lệch. Nhưng cũng như các thành phần các
base, các mismatch chỉ có ý nghĩa thực tiễn đối với các đoạn DNA ngắn.
E%##8@%1DF;6N.(J8O%17#P%Q%1
•nh hưởng của nồng độ muối: Sự giảm lực ion (nồng độ muối) của môi
trường sẽ làm giảm rất mạnh nhiệt độ nóng chảy. Tm sẽ làm giảm khoảng 150C
cho mỗi logarithm nộng độ đối với các ion hóa trị I. các cation hóa trị II cón có tác
động mạnh hơn. Như vậy, một dung dịch càng loãng thì càng làm mất ổn định
chuỗi xoắn kép của DNA.
•nh hưởng của formamide: Hóa chất này có khả năng hạ thấp Tm rất nhiều,

đối với những đoạn dài hơn 100 cặp nucleotide, sự giảm Tm có thể được ước
lượng theo công thức sau:
Tm= -0.6x(%formamide)ρ
Formamide được sử dụng trong các phương pháp li phân tử nhằm làm giảm
nhiệt độ lai. Nồng độ thông dụng là 50% tương ứng với việc hạ nhiệt độ tương ứng
tới 300C.
Trong thực tế cần lưu tâm đến tất cả các chỉ tiêu nêu trên khi tính toán Tm.
Công thức thực nghiệm sau đây cho phép tập hợp mọi yếu tố để ước lượng Tm:
Tm=16,6 log [m]+0.41(%GC)+81,5-%mismatch-675/chiều dài (cặp base)-0,65
(%formamide).
Công thức này dùng cho những đoạn DNA ngắn hơn 100 cặp nucleotide; trong đó
[M] biểu thị nồng độ ion Na+.
23R3'D+.L6DF;:;.7#<%(=
Đặc hiệu tuyệt đối: sự tái bắt cặp chỉ xảy ra giữa hai trình tự hoàn toàn bổ
sung với nhau dẫu chúng chỉ có hai bản sao nằm lẩn giữa hàng triệu trình tự khác.
Các trình tự bổ sung có thể là DNA hay RNA, dẫn đến sự hình thành các
phân tử DNA-DNA, RNA-RNA hay các phân tử lai DNA-RNA.
23S34DTU0(VP%##8@%1+U%:;.7#<%(=
23S323W%1+-)G(#O.1.;%7#P%Q%13
Để sự tái bắt cặp giữa hai mach đơn xảy ra, các trình tự bổ sung phải tiến
đến gần nhau. Như vậy, tần số gặp gỡ giữa hai trình tự bổ sung sẽ quyết định quá
trình tái bắt cặp.
Š một nhiệt độ xách định, hai chỉ tiêu ảnh hưởng đến tần số gặp gỡ là nồng
độ DNA và thời gian phản ứng.
Nồng độ DNA, nghĩa là số lượng các trình tự bổ sung, càng cao thì xác suất
tiếp xúc với nhau càng tăng dẫn tới làm tăng tốc độ phản ứng lai phân tử.
Thời gian phản ứng càng dài thì xác suất tiếp xúc càng lớn hơn và số lượng
phân tử lai tăng dần cho đến khi toàn bộ các trình tự bổ sung đều tái bắt cặp.
Hai thông số trên thường được xét đồng thời; tích số giữa nồng độ và thời
gian được gọi là Cot (C: concentration_nồng độ; t: time_thời gian) Cot1/2 là giá trị

mà tại đó có 50% số phân tử lai.
23S3>3#.5(+-3
Tốc độ phản ứng lai phụ thuộc vào nhiệt độ. Thông thường phản ứng lai
cực đại ở nhiệt độ thấp hơn Tm của chính nucleic acid đó độ 25%.
23S3R3-/G.DF;D4D(JX%#(Y.
Tốc độ lai tăng tỉ lệ thuận vối căn bậc hai của tốc độ dài các trình tự bổ
sung.
23S3S3YD.B%.
Nồng độ NaCl 1M làm tăng tốc độ phản ứng lên từ 5-10 lần. Nồng độ NaCl
>1,2 M lại hoàn toàn không còn tác dụng.
23Z34D7#89%17#47:;.7#<%(=
Có nhiều phương pháp lai phân tử, tạm thời có thể chia chúng thành 3 nhóm
lớn:
- Lai trên pha lỏng
- Lai trên pha rắn
- Lai tại chỗ
>3#89%17#47:;.7#<%(=(J[%1.4JM%\:;.(J[%7#;JM%]
>323#4.%.56
Là phương pháp lai phân tử được gắn trên giá thể rắn (trên màng
nitrocellulose hoặc nylon).
Nguyên tắc: một trong hai trình tự bổ sung (thường là trình tự đích, trình tự
cần tìm) được cố định trên một giá thể rắn. Sự lai phân tử này chỉ xảy ra khi các
trình tự này gặp nhau do chuyển động nhiệt và khi nhiệt độ môi trường thấp hơn
Tm ít nhất vài độ.
Trong thực tế, nhiệt độ lai được chọn thấp hơn Tm khoảng 15˚C , hơn nữa
người ta còn thêm formamide để giảm nhiệt độ lai. Đối với những trình tự ngắn
nhiệt độ lai được tính theo như công thức ở phân trên, đối với trình tự dài, nhiệt độ
lai thông dụng là 42˚C.
Phương pháp này có nhiều dạng kĩ thuật, nhưng 4 kĩ thuật được sử dụng
rộng rãi là Dot blot, Southern blot, Northern blot và Western blot.

>3>3^(#0_(KB(H:B(
`D+aD#
Dot blot (Dot tiếng Anh là vết chấm, còn được gọ là Slot blot) là một
phương pháp sinh học phân tử được sử dụng để phát hiện các phân tử sinh học. Nó
định lượng tương đối một RNA đặc trưng trong một hỗn hợp RNA mà không cần
phải phân tách chúng ra.
4D#(.U%#G%#
- Trong phương pháp này người ta không chuyển acid nulceic từ gel lên
màng mà đặt trực tiếp một lượng mẫu nhỏ lên màng lai ( thành một điểm - Dot hay
một khe - Slot).
- Sau đó các phân tử được phát hiện bằng các đầu dò nucleotide hoặc kháng
thể.
- Bản phóng xạ tự ghi sau đó đươc phân tích bằng kỹ thuật mật độ kế cho
phép ước lượng số lượng các phân tử lai có trong mẫu. Trong thực nghiệm, người
ta sử dụng một dụng cụ (tên là manifold) cho phép đặt một lúc nhiều mẫu DNA
hay RNA lên màng lai.

0)G%#8bD+.L6
Dot blot đơn giản hơn các phương pháp Southern blot, Northern blot.
Phương pháp này giúp tích kiệm thời gian, bỏ bớt bước điện di gen, không cần các
enzyme cắt giới hạn và quá trình thấm.
Tuy nhiên phương pháp này không cung cấp thông tin về kích thước phân tử
sinh học. Hơn nữa, nếu hai phân tử kích cỡ khác nhau được phát hiện, nó vẫn sẽ
xuất hiện như là một dấu chấm duy nhất.
Do đó phương pháp này chỉ có thể xác nhận sự hiện diện hay vắng mặt của
một phân tử sinh học hoặc phân tử sinh học, được phát hiện bởi các đầu dò hoặc
kháng thể.
c%1/`%1
Một ví dụ của việc ứng dụng Dot blot trong sinh học phân tử: Vào năm 1990,
Tiến sĩ Siwo de Kloet, một cựu giáo sư di truyền học tại Đại học bang Florida, đã

dùng phương pháp Dot-blot để xác định giới tính của một loạt các loài chim.
Phương pháp này được chứng minh là cực kỳ đáng tin cậy, khi có thể thu thập đầy
đủ số lượng phân tử DNA di truyền.
Hình 1: Phương pháp Dot blot
>3R3^(#0_(B0(#IJ%
`D+aD#
Phương pháp này dùng để định vị những trình tự đặc biệt trên DNA bộ gen,
hay những DNA kích thước nhỏ như DNA plasmid, phage…
Cơ sở của phương pháp là kỹ thuật chuyển (transfer) DNA tử gel lên màng
lai do Southern mô tả năm 1975.
4DH8dD(.U%#G%#
- Đoạn DNA phân tích, được cắt thành những đoạn có kích thước khác nhau
bằng enzyme cắt giới hạn. Đối với sinh vật có hệ gen phức tạp, quá trình cắt có thể
tạo ra hàng triệu mảnh vỡ.
- Hỗn hợp phức tạp các mảnh vỡ được đem điện di trên gel agarose, để tách
các mảnh theo kích thước. Nếu có một số các mảnh vỡ DNA lớn hơn 15 kb (1kb =
1000 cặp base của DNA hoặc RNA), trước khi thực hiện quá trình thấm, gel có thể
được xử lý bằng một acid, ví dụ như acid HCL loãng, các mảnh DNA bị phá vỡ
thành các phần nhỏ hơn, do đó cho phép chuyển giao hiệu quả hơn.
- Những đoạn DNA ngắn trong gel bị biến tính bằng chất kiềm, trong dung
dịch kiềm DNA sợi kép bị tách thành các DNA sợi đơn. Sau đó, chúng được
chuyển vào lên màng nitrocellulose hoặc nylon bằng cách thấm. Thủ tục này duy
trì sự phân bố của các mảnh vỡ trong gel, tạo ra một bản sao của gel trên bộ lọc.
Màng tế bào sau đó được nướng trong lò chân không hoặc đun nóng ở 80°C trong
2 giờ (ở điều kiện tiêu chuẩn; sử dụng màng nitrocellulose hoặc nylon) hoặc tiếp
xúc với tia cực tím (sử dụng màng nylon) để vĩnh viễn gắn DNA được chuyển trên
màng tế bào.
- Đem lai các DNA được cố định trên màng này với các mẫu dò có đánh dấu
phóng xạ. Sau quá trình lai, người ta rửa màng lai để loại bỏ các mẫu dò không bắt
cặp chuyên biệt với DNA cố định trên màng.

- Cuối cùng, người ta dùng kỹ thuật phóng xạ tự ghi (autoradiography) để
định vị các phân tử lai. Người ta sẽ đặt một phim nhạy cảm với tia xạ áp sát vào
màng lai, các mẫu dò được đánh dấu phóng xạ sẽ tác động lên phim và kết quả
được thể hiện qua các chấm đen trên phim.

c%1/`%1DF;7#89%17#47:;.B0(#IJ%
+ Lập bản đồ giới hạn của một gen.
+ Phát hiện các đa dạng trình tự (fragment polymorphism) của cùng một gen
ở các chủng hay các cá thể khác nhau qua sự so sánh bản đồ giới hạn của chúng.
+ Phát hiện các đột biến mất đoạn, đột biến điểm hay tái tổ hợp trên một
gen vì chúng làm thay đổi bản đồ giới hạn.
>3S3^(#0_(BJ(#IJ%
Hình 2: Sơ đồ lai southern blot
`D+aD#
Nhằm xác định kích thước và hàm lượng của một RNA thông tin cụ thể
(mRNA).
4DH8dD(#YD#.5%
- Để chiết xuất RNA từ mô, sử dùng các tác nhân chaotropic, chẳng hạn như
guanidinium isothiocyanate. Các đại lý như vậy phá vỡ các tế bào và làm biến tính
protein cũng như hoà tan các RNA. mRNA chiếm 2-5% tổng số RNA, và để chiết
xuất nó đòi hỏi một bước chọn lọc, sử dụng mRNA có đuôi poly(A).
- Các RNA được điện di trên gel agarose để phân tách theo kích thước.
- Chuyển RNA lên màng lai nylon hoặc bộ lọc nitrocellulose thông qua một
hệ thống thấm bằng mao mạch hoặc chân không. Theo phương pháp truyền thống,
sử dụng thấm mao mạch vì nó không cần đến các thiết bị đặc biệt. Tuy nhiên, ngày
nay xu hướng sử dụng thấm chân không ngày càng nhiều vì nó đem đến lợi thế về
tốc độ và khả năng tái tạo.
Các bộ đệm chuyển giao được sử dụng trong hệ thống thấm thường chứa
formamide, vì nó làm giảm nhiệt độ ủ của sự tương tác thăm dò-RNA, do đó ngăn
ngừa suy thoái RNA bởi nhiệt độ cao.

- Sau khi RNA đã được chuyển giao, nó là di động thông qua mối liên kết
cộng hóa trị màng bằng ánh sáng tia cực tím hoặc nhiệt. Việc hình thành các mối
liên kết cộng hóa trị của RNA trên màng tế bào, giúp ngăn cản axit nucleic không
bị rửa trôi trong bước xử lý tiếp theo.
Đem lai RNA trên màng với mẫu dò có đánh dấu phóng xạ. Điều kiện thí
nghiệm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và độ đặc hiệu của lai bao gồm: lực ion, độ
nhớt, các cặp cơ sở không phù hợp và các thành phần cơ bản.
- Màng được rửa sạch để loại bỏ các đầu dò không bị ràng buộc.
- Các phân tử lai được phát hiện nhờ kỹ thuật phóng xạ tự ghi.

c%1/`%1
Phương pháp Northern blot cho phép quan sát mô hình biểu hiện gen của các
mô, cơ quan, giai đoạn phát triển, nhiễm mầm bệnh… Kĩ thuật này dùng để hiển
thị sự xuất hiện quá mức các gen gây ung thư và giảm các gen ức chế quá trình ung
thư khi so sánh với mô bình thường, cũng như biểu hiện sự từ chối các cơ quan khi
cấy ghép. Kết quả thu được khi quan sát mô hình biểu hiện gen sẽ cung cấp một cái
nhìn sâu sắc vào chức năng của gen đó.
Phương pháp này cũng cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào kích thước của sản
phẩm, có thể thấy các mối nối thay thế sản phẩm trên cùng một gen hoặc các mẫu
có trình tự lặp đi lặp lại. Một sản phẩm gen không đúng kích thước có thể do xóa
bỏ hoặc sai sót trong xử lý bản sao, bằng cách thay đổi mục tiêu thăm dò được sử
dụng theo trình tự được biết đến, nó có thể xác định khu vực của RNA mất tích.
>3Z3^(#0_(eI?(IJ%
Hình 3: Sơ đồ thực hiện northern
`D+aD#
Là một phương pháp phổ biến, được sử dụng rộng rãi để phát hiện protein.
4DH8dD(#YD#.5%
- Chiết tách protein từ tế bào, sử dụng các chất tẩy rửa, muối và các bộ đệm
để khuyến khích sự phân giải tế bào và hòa tan protein. Các chất ức chế protease
và phosphatase thường được thêm vào để ngăn chặn sự tiêu hóa của mẫu bởi các

enzyme. Chuẩn bị mô thường được thực hiện ở nhiệt độ lạnh để tránh làm biến tính
và suy thoái protein.
- Protein sau khi được chiết tách, sẽ đem đi điện di gen polyacrylamide.
Trong quá trình này khả năng tách protein có thể nhờ vào điểm đẳng điện (pI),
trọng lượng phân tử, điện tích, hoặc sự kết hợp của những yếu tố này. Bản chất của
sự khác biệt này phụ thuộc vào việc xử lý mẫu và tính chất của gel. Đây là một
cách rất hữu ích để xác định một protein.
- Gel sẽ được chuyển lên màng nitrocellulose hoặc PVDF. Protein cố định
trên màng tạo ra những vệt có thể thăm dò được nhờ sử dụng kháng thể đặc hiệu
với protein mục tiêu.
- Màng được đem ủ với một loại protein (ví dụ như protein sữa hoặc BSA),
các protein này liên kết với bất cứ nơi nào còn trống trên nitrocellulose. Điều này
giúp giảm thiểu hiện tượng gắn không đặc hiệu của kháng thể lên màng.
- Sau đó một loại kháng thể (primary antibody) có kháng nguyên chính là
protein được xác định được thêm vào và kháng thể này sẽ gắn lên các vệt protein
trên màng tạo ra một lớp phân tử kháng (nhưng vị trí của nó không thể nhìn thấy
vào thời điểm này).
- Một kháng thể khác (secondary antibody) có mang một lọai enzyme sẽ bắt
cặp với kháng thể ban đầu, enzyme trên phản ứng với cơ chế đặc hiệu tạo ra sản
phẩm kết tủa có màu tại vị trí của phức hợp kháng nguyên-kháng thể.

c%1/`%1DF;7#89%17#47
+ Các thử nghiệm khẳng định HIV sử dụng phương pháp Western blot để
phát hiện kháng thể chống HIV trong một mẫu huyết thanh của con người.
+ Một Western blot cũng được sử dụng như kiểm tra xác định cho bệnh não ở
bò (BSE, thường được gọi là bệnh bò điên).
+ Western blot cũng có thể được sử dụng như một thử nghiệm xác minh về
nhiễm viêm gan B.
R3c%1/`%1
R323f#CD

Ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong lĩnh vực y học có nhiều thuận
lợi hơn các phương pháp cổ điển vẫn dùng. Đối với các tác nhân gây bệnh khó
nuôi cấy hay không thể nuôi cấy thì kỹ thuật sinh học phân tử là giải pháp duy
nhất, chẳng hạn Chlamydia, Brucella, viêm gan B Việc tạo dòng một gen dùng
làm đầu dò đơn giản hơn việc sản xuất kháng thể đặc hiệu, hơn nữa với một đầu dò
người ta có thể phát hiện tất cả các kiểu huyết thanh. Đối với các tác nhân vi
khuẩn, đã có nhiều bộ kit chẩn đoán sinh học phân tử được thương mại hóa cho các
loài: Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium pneumoniae, Streptococcus
pneumoniae, Haemophilus influenzae, Salmonella Đối với các tác nhân ký sinh
Hình 4: Phương pháp western blot
trùng, người ta cũng đã thành công trong chẩn đoán Plasmodium, Schistosoma,
Trypanosoma, Toxoplasma, Leishmania bằng lai phân tử.
Trong lĩnh vực y học, dùng phương pháp này với những con thú cần để thực
thử nghiệm việc trị bệnh cho người. Nếu một loài thú được tìm thấy có sự di truyền
tương đồng với người qua việc lai DNA, có khả năng rằng những phương pháp
chữa bệnh cho người được khám phá bởi việc thực hiện những cuộc phẫu thuật dựa
trên kinh nghiệm về những loài thú.
R3>3N%1%1#.57
Phương pháp chẩn đoán bằng lai phân tử không chỉ giới hạn trong y học mà
nó còn được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Chẩn đoán các virus gây bệnh
thực vật có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ cây trồng. Ví dụ: phát hiện các viroid ở
thực vật, vì chúng không có vỏ protein nên không thể phát hiện bằng các kỹ thuật
miễn nhiễm như ELISA. Chẩn đoán các bệnh di truyền cho đến nay, người ta đã
biết được hàng trăm bệnh di truyền do gen lặn. Các bệnh này hầu như chưa có cách
chữa trị, hiện chỉ hy vọng liệu pháp gen. Chiến lược hiện nay ở nhiều nước là dự
phòng.
R3R3#YD7#g6
Dùng phương pháp lai phân tử để kiểm tra thực phẩm biến đổi gen.
DNA được chiết xuất từ mô, sau quá trình xử lý sẽ đem lai với mẫu dò có
đánh dấu phóng xạ. Các tín hiệu thông tin về kết quả lai DNA, sẽ được phản ánh

trong DNA microarry (một cảm biến sinh học). Từ kết quả thu được trên DNA
microarry sẽ cho phép xác định sự đột biến gen trong các mẫu thực phẩm.
#$%&U(:0_%
Việc đề suất ra phương pháp lai phân tử đã tạo ra một bước tiến mang tính cách
mạng trong sinh học phân tử nói riêng và sinh học nói chung nó cho phép chúng ta tiến
hành các nghiên cứu mà trước đây không thể thực hiện được. Tuy có một vài nhược
điểm không mong muốn nhưng phương pháp này đã đem lại nhiều triển vọng cho công
nghệ gen.
Do các ứng dụng cực kỳ to lớn và kỳ diệu trong mọi lĩnh vực, lai phân tử đã thật
sự làm được một cuộc đại cách mạng trong sinh học phân tử trong thời điểm hiện nay.
Với kỹ thuật và công nghệ ngày càng tiến bộ, các kỹ thuật sẽ đem lại nhiều bộ gen có
đặc điểm như mong muốn để chúng ta càng ngày sẽ hoàn thiện hơn.
#$%K&G.:.50(#;6A#PB
1. Phạm Thành Hổ. 2005. Nhập môn Công nghệ sinh học. NXB Giáo Dục.
2. PGS.TS Nguyễn Bá Lộc. 2002. Bài giảng Sinh học phân tử.
3.Trần Quốc Dung, Nguyễn Hoàng Lộc, Trần Thị Lệ. 2010. Giáo trình Công
nghệ chuyển gen ở động - thực vật. NXB Đại học
4. Lê Đức Trình. 2001. Sinh học phân tử của tế bào. NXS khoa học và kỹ thuật
5. www.zun.vn
6. z4.zetuboards.com

×