Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ QUANG HƢNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÔ QUANG HƢNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và
chƣa từng đƣợc sử dụng, công bố trong bất kì nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
đƣợc cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Quảng Ninh, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Ngô Quang Hƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ và đƣợc tạo
điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.
Trƣớc hết tôi xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới ngƣời hƣớng dẫn khoa
học: PGS.TS. NGUYỄN KHÁNH DOANH; thầy đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp
hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp và hƣớng dẫn của các Thầy,
Cô giáo trong khoa Sau Đại học - Trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh -
Đại học Thái Nguyên trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Sở lao động - thƣơng
binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh, Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, các ban ngành liên
quan và bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn./.
Quảng Ninh, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Ngô Quang Hƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Những đóng góp của luận văn 4
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 5
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động 5
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động 5
1.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu lao động 12
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động 14
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý xuất khẩu lao động 15
1.2.1. Khái niệm quản lý xuất khẩu lao động 15
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý xuất khẩu lao động 16
1.2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động xuất khẩu lao động 17
1.2.4. Những nội dung của quản lý xuất khẩu lao động 23
1.2.5. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc quản lý xuất khẩu lao động 32
1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý xuất khẩu lao động 34
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Hàn Quốc 34
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của Philippines 36
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh Thanh Hóa 39
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Ninh 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
iv
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 44
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 44
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 44
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu 44
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu 45
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 47
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN NĂM 2012 - 2014 49
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 49
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 49
3.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội 50
3.1.3. Đặc điểm lao động trong tỉnh 53
3.1.4. Tình trạng thất nghiệp và công tác giải quyết việc làm trong những năm
gần đây 62
3.2. Thực trạng công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh 67
3.2.1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động 67
3.2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh 67
3.2.2. Các yếu tố tác động chủ yếu đến công tác quản lý xuất khẩu lao động tại
tỉnh Quảng Ninh 89
3.3. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý xuất khẩu lao động tại
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2012 - 2014 92
3.3.1. Những thành tựu 92
3.3.2. Những bất cập, hạn chế 93
3.3.3. Nguyên nhân 94
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI TỈNH
QUẢNG NINH 99
4.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao quản lý hoạt động xuất khẩu lao động
của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
v
4.1.1. Quan điểm của tỉnh Quảng Ninh nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động xuất khẩu lao động 99
4.1.2. Mục tiêu xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Ninh 100
4.1.3. Một số triển vọng cho công tác xuất khẩu lao động 101
4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh
Quảng Ninh 101
4.2.1. Giải pháp về phía Hiệp hội Xuất khẩu lao động 102
4.2.2. Giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác xuất
khẩu lao động 103
4.2.3. Giải pháp quản lý xuất khẩu lao động từ phía doanh nghiệp 106
4.2.4. Giải pháp quản lý xuất khẩu lao động từ phía ngƣời lao động 110
4.3. Một số kiến nghị 111
4.3.1. Đối với cơ quan quản lý xuất khẩu lao
đ
ộng ở Trung ƣơng 111
4.3.2. Đối với cơ quan quản lý xuất khẩu lao
đ
ộng ở tỉnh Quảng Ninh 112
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 118
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
vi
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
GTVL : Giới thiệu việc làm
HĐND : Hội đồng nhân dân
KT : Kinh tế
LĐ : Lao động
LĐ-TB&XH : Lao động - Thƣơng binh và Xã hội
QĐ : Quyết định
TP : Thành phố
TX : Thị xã
UBND : Ủy ban nhân dân
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
XKLĐ : Xuất khẩu lao động
XNK : Xuất nhập khẩu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Quy mô dân số và mật độ dân số của tỉnh Quảng Ninh tại hai thời điểm
31/12/2012 và 01/12/2014 54
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về số lƣợng lao động giai đoạn năm 2012 - 2014 55
Bảng 3.3. Cơ cấu lao động tỉnh Quảng Ninh theo khu vực 56
Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế năm 2014 56
Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tỉnh Quảng Ninh năm 2014 57
Bảng 3.6. Cơ cấu lao động theo giới tính tỉnh Quảng Ninh năm 2014 57
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu về chất lƣợng lao động tỉnh Quảng Ninh 2014 58
Bảng 3.8. Cơ cấu lực lƣợng lao động tỉnh chia theo trình độ học vấn giai đoạn
năm 2012 - 2014 59
Bảng 3.9. Cơ cấu lao động chia theo trình độ học vấn phổ thông tỉnh Quảng Ninh
hai khu vực thành thị, nông thôn năm 2014 59
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tỉnh
Quảng Ninh 60
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về tình trạnh thiếu việc làm qua các năm của tỉnh
Quảng Ninh 62
Bảng 3.12. Lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2012 - 2014 65
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm
2012 - 2014 68
Bảng 3.14. Số lƣợng xuất khẩu lao động của Quảng Ninh so với cả nƣớc 69
Bảng 3.15. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo độ tuổi giai đoạn 2012 - 2014 70
Bảng 3.16. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính của tỉnh Quảng Ninh và cả
nƣớc giai đoạn năm 2012 - 2014 71
Bảng 3.17. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề của tỉnh Quảng Ninh và
cả nƣớc 74
Bảng 3.
ngoài (tính đến ngày 31/12/2014) 78
Bảng 3.19. Tổng hợp ý kiến đánh giá vai trò, ý nghĩa và chất lƣợng của công tác
lập kế hoạch của doanh nghiệp XKLĐ tại tỉnh Quảng Ninh 85
Bảng 3.20. Danh sách các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số lƣợng xuất khẩu lao động của Quảng Ninh so với cả nƣớc 69
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu lao động theo tuổi tỉnh Quảng Ninh 70
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu lao động xuất khẩu tỉnh Quảng Ninh theo giới tính giai đoạn
năm 2012 - 2014 72
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu lao động xuất khẩu cả nƣớc giai đoạn năm 2012 - 2014 72
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Ninh qua các nƣớc (2012 - 2014) 73
Biểu đồ 3.6. Xuất khẩu lao động theo ngành nghề 74
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các loại lao động của các nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu lao động 7
Sơ đồ 1.2. Nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu lao động 8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn
nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề, tác phong
công nghiệp cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc và tăng cƣờng
quan hệ hợp tác quốc tế giữa nƣớc ta với các nƣớc. Cùng với các giải pháp giải quyết
việc làm trong nƣớc, xuất khẩu lao động là một chiến lƣợc quan trọng, lâu dài, góp
phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất khẩu lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó
có thể góp phần giải quyết đƣợc 2 mục tiêu quan trọng của đất nƣớc:
*Thứ nhất là mục tiêu về kinh tế: Xuất khẩu lao động góp phần mang lại
nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và gia đình họ.
*Thứ hai là mục tiêu về xã hội: Góp phần giải quyết đƣợc việc làm cho một
bộ phận không nhỏ lao động trong nƣớc, tăng cƣờng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam
với các nƣớc trên Thế giới, củng cố và phát triển cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc
ngoài hƣớng về tổ quốc, tạo sự ổn định cho xã hội.
Chính vì lẽ đó mà công tác xuất khẩu lao động đã đƣợc cụ thể hoá bằng Chỉ
thị số 41/CT-TW của Bộ Chính trị, Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở
nƣớc ngoài theo hợp đồng của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 ngày 29/11/2006
và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Quảng Ninh cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc đã và đang dành sự
quan tâm đặc biệt cho vấn đề lao động, việc làm ở địa phƣơng. Mấy năm trở lại đây,
hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Quảng Ninh có nhiều kết quả nhƣ giải quyết
việc làm, tạo thu nhập và tích lũy vốn cho ngƣời lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho
đất nƣớc. Hiện công tác XKLĐ đã đƣợc đƣa thành nội dung trong một số chỉ thị, nghị
quyết, mở cửa thị trƣờng lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài
tỉnh hoạt động XKLĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do xuất khẩu lao động mang
lại thì cũng có không ít những vấn đề bất cập nảy sinh đối với Quảng Ninh đó là: Thiếu
sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong công tác xuất khẩu lao
động. Chƣa có sự thống nhất về mặt nhận thức và tầm quan trọng của xuất khẩu lao
động trong các mục tiêu, biện pháp và giải quyết việc làm. Cơ chế, chính sách thiếu
đồng bộ, cụ thể về công tác quản lý xuất khẩu lao động.v.v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
2
Khoảng vài năm trở lại đây, hoạt động XKLĐ trên địa bàn tỉnh diễn ra khá
trầm lắng, số lao động tham gia xuất khẩu thấp, hiệu quả chƣa cao. Nếu nhƣ trƣớc
đây, trên địa bàn tỉnh hàng năm xuất khẩu đƣợc hàng trăm lao động ra các thị
trƣờng nƣớc ngoài thì hiện tại, con số này trở nên khá khiêm tốn. Theo thống kê của
Sở LĐ-TB&XH, năm 2012 trên địa bàn tỉnh có 14 doanh nghiệp tham gia XKLĐ,
thì đến thời điểm hiện tại chỉ còn 13 doanh nghiệp có đăng ký tổ chức tuyển lao
động trên địa bàn đi XKLĐ. Trong số các doanh nghiệp này, thực tế chỉ còn 3-4
doanh nghiệp tổ chức tuyển chọn XKLĐ. Năm 2013, số lao động đã xuất cảnh đi
làm việc ở nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh là 140 ngƣời, năm 2014 số lao động đã xuất
cảnh là 182 ngƣời. Theo phân tích của giới chuyên môn, nguyên nhân của tình trạng
này là do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế chung trong những năm qua, thị trƣờng
lao động bị thu hẹp, một số lao động về nƣớc trƣớc hạn do thiếu việc làm tạo ra tâm
lý e ngại, lo lắng cho ngƣời lao động. Đồng thời, các doanh nghiệp tham gia XKLĐ
chƣa thực sự tích cực. Những ảnh hƣởng xấu từ phía doanh nghiệp trong những
năm trƣớc đây nhƣ: Không kịp thời phối hợp để giải quyết những bất đồng trong
quá trình tuyển chọn; ngƣời lao động về nƣớc trƣớc hạn không đƣợc thanh lý và
hƣớng dẫn hợp đồng kịp thời gây mất lòng tin của ngƣời lao động. Bên cạnh đó,
thị trƣờng lao động Quảng Ninh tƣơng đối rộng mở, ngƣời lao động dễ tìm đƣợc
việc làm nên không mặn mà với XKLĐ; một số thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ Đài
Loan, Malaysia, Arập, thu nhập cũng không khá hơn trong nƣớc là bao. Các thị
trƣờng có mức lƣơng cao nhƣ Nhật, Nga thì lại đòi hỏi yêu cầu cao về chuyên môn
mà không nhiều lao động của Quảng Ninh có thể đáp ứng đƣợc. Đối với lao động ở
vùng sâu, vùng xa kinh tế khó khăn, lao động muốn tham gia xuất khẩu để giảm
nghèo thì trình độ học vấn, khả năng chuyên môn, ngoại ngữ lại rất hạn chế, không
đáp ứng đƣợc yêu cầu xuất khẩu cũng là những nguyên nhân khách quan dẫn tới
tình trạng XKLĐ trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.
Nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng đẩy mạnh xuất khẩu lao động của
Đảng và Nhà nƣớc. Tỉnh Quảng Ninh cần thiết phải xây dựng một hệ thống các
mục tiêu, chiến lƣợc và có những cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện
phát triển trƣớc mắt và trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
3
Xuất phát từ thực trạng đó tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác
quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý xuất khẩu lao động, từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động
tại tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, thực tiễn về hoạt động xuất khẩu
lao động và công tác quản lý xuất khẩu lao động.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh
Quảng Ninh, đƣa ra những kết luận chính xác về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết
quả cũng nhƣ những hạn chế của hoạt động này.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu các chính sách, biện pháp quản lý nhà nƣớc đối với công
tác xuất khẩu lao động ở địa phƣơng.
- Đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp là hoạt động quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu
lao động, các đơn vị đƣợc phép đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, các hộ gia
đình có lao động đang tham gia xuất khẩu lao động và các hộ gia đình đã có lao
động đi xuất khẩu lao động về nƣớc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích hiệu quả, đánh giá quy mô, năng lực và thực trạng
hoạt động xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh để đề ra các giải pháp thích hợp.
- Phạm vi không gian: Đề tài chủ yếu đƣợc nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ninh từ
các số liệu của Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội và Cục Thống kê tỉnh Quảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
4
Ninh. Bên cạnh đó, còn tham khảo số liệu của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội,
Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc để đối chiếu, so sánh. Ngoài ra, đề tài có tham khảo
kinh nghiệm của các tổ chức và địa phƣơng khác ở trong và ngoài nƣớc.
- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu thu thập, các đối tƣợng khảo sát đƣợc xem xét
trong giới hạn từ năm 2012 đến 2014. Các giải pháp đề xuất đƣợc áp dụng cho giai
đoạn từ năm 2015 đến 2020.
4. Những đóng góp của luận văn
- Tìm hiểu tình hình quản lý XKLĐ tại tỉnh Quảng Ninh từ đó rút ra những
kinh nghiệm có thể vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh.
- Khái quát đƣợc những thành tựu, những thiếu sót chủ yếu và nguyên nhân
trong công tác quản lý XKLĐ tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2012 - 2014.
- Đề xuất các quan điểm, định hƣớng nhằm tăng cƣờng quản lý xuất khẩu lao
động của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý xuất khẩu lao động;
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu;
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý xuất khẩu lao động tại tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn năm 2012 - 2014;
Chƣơng 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất
khẩu lao động tại tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động
1.1.1.1 . Khái niệm về xuất khẩu lao động
Trong giai đoạn hiện nay, di dân quốc tế thƣờng gắn liền với quá trình di
chuyển lao động từ các nƣớc đang phát triển sang các nƣớc phát triển, từ các nƣớc
đông dân, nghèo tài nguyên đến các nƣớc giàu tài nguyên và thƣa dân. Số lao động
này không chỉ bao gồm những công nhân làm việc giản đơn mà còn cả những lao
động kỹ thuật cao, những chuyên gia tạo nên hiện tƣợng “chảy máu chất xám” từ
các nƣớc đang phát triển sang các nƣớc phát triển.
Di chuyển quốc tế sức lao động là hiện tƣợng ngƣời lao động ra nƣớc
ngoài nhằm mục đích tìm kiếm việc làm, cho thuê sức lao động để kiếm sống. Khi
ra khỏi một nƣớc, ngƣời lao động thƣờng đƣợc gọi là ngƣời xuất cƣ, còn sức lao
động của ngƣời đó đƣợc gọi là sức lao động xuất khẩu.
Từ những hoạt động di chuyển quốc tế sức lao động tự phát, đơn lẻ đã trở
thành những trào lƣu di dân quốc tế. Ngày nay khi di chuyển lao động quốc tế đã trở
thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến thì thuật ngữ xuất khẩu lao động ra
đời và đƣợc sử dụng một cách rộng rãi.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại, là một
hình thức đặc thù của hoạt động xuất khẩu nói chung, trong đó hàng hóa đem xuất
khẩu là sức lao động của ngƣời lao động. Xuất khẩu lao động là một hoạt động tất
yếu khách quan của quá trình di chuyển các yếu tố đầu vào của sản xuất. Nó đƣợc
dùng để chỉ một lĩnh vực hoạt động kinh tế của một quốc gia do các tổ chức kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
6
thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế của một nƣớc khác
có nhu cầu sử dụng lao động nhập khẩu. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, hoạt
động xuất khẩu lao động đƣợc thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ cung - cầu
sức lao động. [1]
Xuất khẩu lao động đƣợc đề cập đến trong luận văn này là sự di chuyển lao
động và chuyên gia đến làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài (sau đây đƣợc gọi
chung là xuất khẩu lao động) có tổ chức, hợp pháp thông qua những Hiệp định
Chính phủ, hoặc các tổ chức kinh tế đƣợc cấp giấy phép hoạt động cung ứng và
tiếp nhận lao động, hoặc thông qua các hợp đồng nhận thầu khoán công trình
hoặc đầu tƣ ra nƣớc ngoài.
Xuất khẩu lao động ở nƣớc phát triển: Các nƣớc này có xu hƣớng gửi lao động
kỹ thuật cao sang các nƣớc chậm phát triển, đang phát triển để lấy thêm ngoại tệ.
Trƣờng hợp này có thể hiểu là đầu tƣ chất xám có mục đích, nhằm mục tiêu thu
hồi lại một phần chi phí đào tạo cho đội ngũ chuyên gia trong nhiều năm, một
phần khác là phát huy năng lực đội ngũ chuyên gia, công nhân kỹ thuật bậc cao để
tăng thu ngoại tệ, tìm kiếm lợi nhuận ở nƣớc ngoài.
Xuất khẩu lao động ở các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển: Các
nƣớc này có xu hƣớng gửi lao động phổ thông, lao động tay nghề bậc trung và bậc
cao sang các nƣớc nhập khẩu lao động để thu tiền công, tăng thu nhập và tích lũy
ngoại tệ, mặt khác để giảm sức ép về nhu cầu việc làm trong nƣớc.
Mối quan hệ giữa các nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu lao động thể hiện qua sơ
đồ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
7
Các
nƣớc
xuất
khẩu
lao
động
Các
nƣớc
đang
phát
triển
Các
nƣớc
phát
triển
Chuyên
gia
cao
cấp
CNKT
lành
nghề
đ
ội
ngũ
CNKT
theo
ngành
Cán
bộ
Kỹ
thuật
Trung
cấp
Lao
động
kỹ
thuật
đơn
giản
Lao
động
dịch
vụ
Các
nƣớc
đang
phát
triển
Các
nƣớc
phát
triển
Các
nƣớc
nhập
khẩu
lao
động
Sơ đồ 1.1: Các loại lao động của các nước
xuất khẩu và nhập khẩu lao động
1.1.1.2. Xuất khẩu lao động là xu thế tất yếu khách quan
* Một số nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu lao động
- Sự phát triển không đồng đều về lực lƣợng sản xuất và kinh tế xã hội,
cũng nhƣ là sự phân bố không đều về tài nguyên thiên nhiên và dân số giữa các
quốc gia đã dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia về các yếu
tố sản xuất. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, việc giải quyết tình trạng mất cân
đối nói trên đƣợc tiến hành thông qua thị trƣờng quốc tế, trong đó thị trƣờng lao
động quốc tế là thị trƣờng các yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều nƣớc trong
nhiều thập kỷ qua. Sau đây chúng ta hãy xem xét một số nguyên nhân dẫn đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
8
xuất khẩu lao động:
Sơ đồ 1.2: Nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu lao động
- Những biến động về nhu cầu sức lao động
Những biến động về nhu cầu sức lao động là nguyên nhân khách quan dẫn
đến xuất khẩu lao động. Hay nói theo một cách khác, tính chất không đồng đều của
quá trình tích lũy tƣ bản làm nảy sinh sự cần thiết phải có sự trao đổi quốc tế về
hàng hóa sức lao động.
Trên cơ sở quan sát số lƣợng lớn các hiện tƣợng di dân quốc tế, nhiều lý
thuyết về di dân đã đƣợc khái quát trong đó đáng kể nhất là lý thuyết “lực đẩy -lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
9
hút” của Ravenstien (1889), là ngƣời đầu tiên đƣa ra phân tích các dòng dân di
cƣ chạy từ Ai Len sang nƣớc Anh hồi đầu thế kỷ XIX, đã cho rằng các yếu tố “lực
hút” quan trọng hơn các yếu tố “lực đẩy”. Khi đó nông dân bị tƣớc đoạt hết ruộng
đất, đồng thời nƣớc Anh lại cần nhiều lao động trong các nhà máy, xí nghiệp công
nghiệp, thu nhập của công nhân lại cao hơn thu nhập của nông dân - đây chính là
“lực hút” và là nguyên nhân có sự di cƣ sang Anh.
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng giữa các nƣớc.
Phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa ra đời không chỉ thúc đẩy lực lƣợng sản
xuất phát triển mà còn dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng giữa tầng
lớp chủ sở hữu tƣ liệu sản xuất và ngƣời lao động trong mỗi quốc gia. Một trong
các quy luật đặc thù của chủ nghĩa tƣ bản là quy luật phát triển không đồng đều về
kinh tế và xã hội. Hậu quả tất yếu của nó là sự phân hóa ngày càng sâu sắc về
trình độ phát triển và sự phân chia các nƣớc tƣ bản thành những nhóm nƣớc giàu và
nhóm nƣớc nghèo.
Ngày nay, sự chênh lệch trình độ phát triển giữa hai nhóm nƣớc tƣ bản
phát triển và tƣ bản đang phát triển ngày càng tăng. Nếu năm 1770, tổng sản
phẩm xã hội tính theo đầu ngƣời ở các nƣớc phƣơng Tây chỉ gấp 1,2 mức của
các nƣớc Á, Phi và Mỹ La tinh thì 200 năm sau, năm 1970 chỉ tiêu đó ở các
nƣớc tƣ bản phát triển tăng thêm 15,5 lần trong khi các nƣớc đang phát triển
chỉ tăng thêm có 2 lần. Còn chênh lệch về chỉ tiêu thu nhập quốc dân tính theo
đầu ngƣời giữa hai nhóm nƣớc là 1 : 2 (đầu thế kỷ XIX), 1 : 10 (1960), 1 : 15
(1980) và 1 : 25 vào năm 2000 [8].
Yếu tố quyết định đối với di chuyển quốc tế về sức lao động không phải là số
tuyệt đối về mức sống mà là tỷ lệ thu nhập quốc dân bình quân giữa các nƣớc xuất
cƣ và nhập cƣ. Một nghiên cứu về di dân riêng lẻ hợp pháp từ Mexico tới Mỹ
cho thấy một ngƣời lao động khi ở Mexico chỉ có mức lƣơng trung bình 31
USD/tuần, trong khi đó họ có thể kiếm đƣợc mức thu nhập là 278 USD/tuần ngay sau
khi nhập cƣ và lao động tại Mỹ (tăng 9 lần). Tƣơng tự, một công nhân Inđônêsia
nhận đƣợc 28 cent/ngày ở trong nƣớc nhƣng sẽ đƣợc 2 USD hoặc hơn nữa khi
làm công việc đó tại Malaysia. Rõ ràng ngƣời lao động sẽ có đƣợc những lợi ích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
10
kinh tế to lớn khi họ di cƣ đến các nƣớc có nền kinh tế phát triển hơn.
Một trong những phƣơng pháp đánh giá hiệu quả của việc di chuyển lao động
vì mục đích kinh tế, thông thƣờng ngƣời ta hay sử dụng mô hình chi phí hay mô hình lợi
ích (cost or benefit model) [7]:
Mij : Số lƣợng ngƣời di chuyển từ i đến j;
Ui,Uj : Tỷ lệ thất nghiệp tại i và j;
Wi, Wj : Thu nhập theo lƣơng bình quân tại i và j;
Li,Lj : Số ngƣời trong lực lƣợng lao động phi nông nghiệp tại i và j
(chủ yếu tính cho khu vực thành thị và các khu công nghiệp);
Dij : Là khoảng cách từ i đến j;
K : Là hằng số;
i : Nơi lao động xuất cƣ;
j : Nơi lao động đến nhập cƣ.
Mô hình trên đã đề cập tới các biến số việc làm, lao động và thu nhập (từ
lƣơng) của ngƣời lao động, mô hình còn cho thấy quy mô di chuyển lao động tại
một nơi nào đó phụ thuộc vào cấu trúc của dân số và nguồn lao động của nƣớc sở
tại nhiều hơn là sự khác biệt của mức độ kinh tế thuần túy và các khác biệt liên quan
khác. Ở đây sự chênh lệch của biến số Wi/Wj, tức là sự chênh lệch về thu nhập
của ngƣời lao động chính là động cơ thúc đẩy di chuyển lao động vì mục đích kinh
tế. Mô hình 1.1 cho thấy sự chênh lệch rất lớn về mức lƣơng của công nhân có
cùng một trình độ kỹ năng giữa các khu vực trên thế giới, đặc biệt giữa các nƣớc
đang phát triển và các nƣớc phát triển, cũng là một nhân tố thu hút nhập cƣ vào các
nƣớc phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ hay Nhật Bản.
Không chỉ có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nƣớc, các
khu vực trên thế giới mà cả sự khác biệt về phân bố dân cƣ và sự tăng trƣởng
về dân số cũng tạo ra sức ép ở các mức độ khác nhau về việc làm dẫn đến tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
11
trạng xuất cƣ để tìm kiếm việc làm.
- Sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên
Sự chênh lệch về tốc độ gia tăng dân số cộng với khoảng cách ngày càng gia
tăng về trình độ phát triển kinh tế là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra
hiện tƣợng xuất cƣ từ những nƣớc có tốc độ tăng dân số cao hơn và trình độ phát
triển kinh tế thấp đến các nƣớc có trình độ phát triển kinh tế cao hơn nhƣng tốc độ
tăng dân số thấp. Ở nhóm nƣớc tƣ bản phát triển tỷ lệ tăng dân số là 1%, còn ở các
nƣớc đang phát triển tỷ lệ này là 2,3%. Mỗi năm có khoảng 83 triệu ngƣời đƣợc bổ
sung vào dân số thế giới, trong đó có 82 triệu ngƣời sống ở các nƣớc đang phát triển.
Tỷ lệ ngƣời đang làm việc trên ngƣời về hƣu ở Nhật Bản và Liên minh Châu Âu sẽ
giảm từ 5/1 vào thời điểm hiện nay xuống còn 3/1 vào năm 2015 nếu nhƣ không có
sự di dân với quy mô lớn [12].
- Sự kết hợp cả ba nguyên nhân trên
Di dân quốc tế về cơ bản là kết quả của ba nguyên nhân nói trên. Ba
nguyên nhân này có những quá trình phát triển và giữa chúng có mối quan hệ nhân
quả, quy định và tƣơng hỗ lẫn nhau. Khi tốc độ tăng dân số ở mức cao nhƣng nền
kinh tế phát triển chậm chạp sẽ dẫn đến nạn thất nghiệp nghiêm trọng. Trong trƣờng
hợp đó một mặt cần phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt ở những ngành
sử dụng nhiều sức lao động để thu hút lực lƣợng lao động; mặt khác có thể xuất cƣ
một phần lao động dƣ thừa sang những nƣớc khác. Mexico là một ví dụ điển
hình. Do tốc độ tăng dân số cao, nên hàng năm có khoảng 800.000 ngƣời Mexico
cần việc làm, và có khoảng 200.000 lao động Mexico phải xuất cƣ ra nƣớc ngoài,
chủ yếu là nƣớc láng giềng Mỹ để kiếm sống.
Công việc của ngƣời lao động Mexico trên đất Mỹ đã làm giảm áp lực trên
thị trƣờng lao động và đem lại một lƣợng kiều hối đáng kể chuyển về trong nƣớc.
- Sự tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách, thu nhập và nâng cao trình độ
chuyên môn cho ngƣời đi làm việc ở nƣớc ngoài.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho di dân tự do và xuất khẩu lao động ngày càng trở nên hấp dẫn
với nhiều nƣớc trên thế giới, thậm chí nhiều nƣớc đã xây dựng thành chiến lƣợc phát
triển xuất khẩu lao động.
đ
ó là trƣờng hợp của các nƣớc Philippin, Thái Lan,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
12
Trung Quốc, Ấn Độ, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết mỗi năm tổng số tiền lao
động làm việc ở nƣớc ngoài chuyển về quê hƣơng đạt trên 80 tỷ USD, chiếm 1,3%
GDP của toàn thế giới. Theo Ngân hàng Phát triển quốc tế Mỹ thì chỉ riêng số tiền
các lao động làm việc ở Mỹ gửi về các nƣớc Nam Mỹ đã đạt 32 tỷ USD. Còn Ngân
hàng Châu Á thì cho biết năm 2002, lao động ở các nƣớc Châu Á - Thái Bình
Dƣơng gửi về nƣớc hơn 27 tỷ USD.
Lao động Mỹ đứng đầu thế giới trong việc chuyển thu nhập từ việc làm ở
nƣớc ngoài với khoản tiền lên đến 30 tỷ USD hàng năm. Lao động Ả rập Xê út
đứng thứ hai với 15 tỷ USD, tiếp đến là lao động Ấn Độ với 10 tỷ USD. Theo
thống kê chính thức của WB, 7 triệu lao động Philippin ở nƣớc ngoài gửi về nƣớc
khoản tiền 6,4 triệu USD/năm (chiếm 8,9% GDP), còn số tiền lao động Tônga
gửi về nƣớc chiếm tới 37,7% GDP hàng năm của nƣớc này. Các chuyên gia về
xuất khẩu lao động khẳng định trên thực tế số tiền gửi về nƣớc còn cao hơn nhiều
so với con số thống kê chính thức, vì nhiều khoản tiền đƣợc chuyển không qua các
hệ thống các ngân hàng [19].
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động [9]
XKLĐ là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù bị tác động bởi các nền kinh tế và
các chính sách phát triển của các nƣớc, đồng thời nó cũng có tác động trở lại đối với
nền kinh tế và xã hội của cả nƣớc xuất cƣ và nhập cƣ. Quá trình XKLĐ của mỗi quốc
gia trong điều kiện kinh tế thị trƣờng chịu ảnh hƣởng của một số nhân tố cơ bản là:
a) Yếu tố cạnh tranh
XKLĐ đƣợc thực hiện trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia xuất
khẩu lao động. Ngày càng có nhiều nƣớc tham gia vào lĩnh vực XKLĐ, trong hiện
thời và trƣớc mắt các nƣớc nhập khẩu lao động chỉ muốn tiếp nhận lao động có kỹ
năng cao, thích ứng với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, xiết chặt
chính sách nhập cƣ và có xu hƣớng quản lý lao động nhập cƣ thông qua các hợp
đồng lao động tạm thời và các chính sách quản lý lao động nhập cƣ. Đồng thời
các nƣớc cũng thông qua Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Di dân Quốc
tế (IOM) để giải quyết vấn đề di dân và nhập cƣ lao động một cách toàn diện, phục
vụ lợi ích của các quốc gia, ngƣời lao động và toàn xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
13
b) Quan hệ cung - cầu về lao động trên thị trường thế giới và khu vực
Các nƣớc kinh tế phát triển có tốc độ tăng trƣởng GDP cao, nhƣng tốc độ
tăng dân số thấp, dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực, có nhu cầu về nhập khẩu lao
động, trong khi các nƣớc chậm phát triển hoặc đang phát triển cần đầu tƣ mở rộng
sản xuất, tạo thêm việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, bổ sung nguồn thu ngân
sách và thu nhập cho ngƣời lao động, rất cần đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc.
Cung - cầu lao động của thị trƣờng phụ thuộc nhiều vào sự phát triển và các chính
sách kinh tế của các nƣớc nhƣ: thu nhập, đầu tƣ, thuế, lãi suất của nền kinh tế
khu vực và thế giới. Khi cung - cầu lao động mất cân đối nghiêm trọng do nhu
cầu tìm việc làm trong nƣớc quá lớn nhƣng khả năng xâm nhập, khai thác thị
trƣờng lao động quốc tế còn hạn chế, cạnh tranh gay gắt sẽ đẩy chi phí khai thác
thị trƣờng lên quá cao, ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi ngƣời lao động.
c) Yếu tố pháp luật
XKLĐ chịu tác động mạnh mẽ của môi trƣờng chính trị và pháp luật của nƣớc
xuất, nhập khẩu lao động và luật pháp quốc tế.
Đ
ối tƣợng tham gia XKLĐ là ngƣời
lao động và các tổ chức kinh doanh hoạt động này. Xuất khẩu lao động không còn là
việc làm của một cá nhân, mà liên quan đến nhiều ngƣời, nhiều tổ chức cung ứng lao
động, đến các nƣớc xuất lao động, nƣớc nhập lao động, IOM và ILO Vì vậy,
quản lý XKLĐ ngoài việc phải tuân thủ những quy định, những chính sách,
những hình thức, quy luật của quản lý kinh tế, còn phải tuân thủ những quy định về
quản lý nhân sự của cả nƣớc xuất cƣ và nhập cƣ. Hệ thống pháp luật và chính sách
hỗ trợ cho XKLĐ liên tục đòi hỏi bổ sung và hoàn thiện.
d) Chất lượng nguồn lao động
Các nƣớc nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tƣ và hiện đại
hóa công nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tƣ tƣ bản sang nƣớc có giá nhân công và
dịch vụ thấp, có nhu cầu tiếp nhận lao động nƣớc ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật cao, tăng dần tỷ trọng lao động chất xám cao trong tổng số lao động nhập cƣ.
Theo thống kê của ILO, tính đến năm 2001, có khoảng hơn 60 nƣớc có di
cƣ và đi lao động nƣớc ngoài, với tổng số gần 120 triệu ngƣời, trong đó các nƣớc
Châu Á chiếm hơn 50%. Hầu hết các nƣớc trên thế giới đều có lao động nƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
14
ngoài làm việc, ILO ƣớc tính khoảng trên 200 nƣớc trên thế giới tiếp nhận lao
động nƣớc ngoài, nhƣng chủ yếu tập trung ở các nƣớc phát triển, khoảng 1/3 ở
châu Âu, 20% ở Bắc Mỹ, 15% ở châu Phi, 12% ở các nƣớc Ả rập, tất cả khu vực
Đông Bắc Á, Đông và Nam Á, Trung và Nam Mỹ chiếm chƣa đến 10%
Với tính chất phức tạp, nhạy cảm và tính chất quốc tế cao của XKLĐ, sự can
thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động này với tƣ cách hỗ trợ, quản lý, giám sát và định
hƣớng cho công tác XKLĐ là cần thiết, ứng với mỗi giai đoạn phát triển kinh tế
của mỗi nƣớc, phải có phƣơng thức tổ chức và quản lý XKLĐ riêng, trong đó
quản lý XKLĐ là một khâu quan trọng để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động
1.1.3.1. Người lao động tự tìm việc làm ở nước ngoài
Hình thức này mới chỉ xuất hiện ở một ít các tỉnh biên giới nhƣ Việt Nam -
Lào; Việt Nam - Thái Lan; Việt Nam - Campuchia… Nguyên nhân là do ở hình
thức XKLĐ này đòi hỏi ngƣời lao động cần có ngoại ngữ tốt, có hiểu biết về pháp
luật Việt nam cũng nhƣ nƣớc sở tại. Hơn nữa, khả năng hoạt động độc lập của
ngƣời Việt Nam còn kém.
1.1.3.2. Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
Theo điều 6 Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo
hợp đồng của Quốc hội khóa XI, ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo một
trong các hình thức sau:
- Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nƣớc ngoài thông qua các
doanh nghiệp XKLĐ.
Ở hình thức này, các doanh nghiệp XKLĐ sẽ tìm kiếm thị trƣờng lao động ở
nƣớc ngoài, ký kết hợp đồng sau đó tuyển chọn lao động trong nƣớc. Các doanh
nghiệp XKLĐ sẽ đào tạo ngoại ngữ và tay nghề cho ngƣời lao động, cung cấp cho
họ những kiến thức về luật pháp và văn hóa của nƣớc nhận lao động.
Đây là hình thức XKLĐ phổ biến ở Việt Nam
- Đƣa ngƣời lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình
ở nƣớc ngoài.
Do quá trình toàn cầu hóa dẫn đến tự do hóa về đầu tƣ, khoán… Các doanh
nghiệp đƣợc phép đƣa lao động Việt Nam ra nƣớc ngoài làm việc. Đi theo hình thức
này, ngƣời lao động sẽ đảm bảo đƣợc quyền lợi của mình một cách chặt chẽ nhất.