Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân biệt sự giống và khác nhau của đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.74 KB, 13 trang )

I.Phân biệt sự giống và khác nhau của đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu
tư gián tiếp nước ngoài
1.Định Nghĩa
a.Đầu tư gián tiếp nước ngoài : “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc
mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các
định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt
động đầu tư”.
b.Đầu tư trực tiếp nước ngoài : Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là một hoạt động
kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia,
chủ yếu do các pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong
đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư
2. So sánh đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khái niệm Là một loại hình đầu tư quốc tế mà
quyền sở hữu tách rời quyền sử
dụng đối với một tài sản đầu tư
Là một loại hình đầu tư quốc tế
mà người sở hữu vốn đồng thời
là người trực tiếp quản lý và điều
hành hoạt động sử dụng vốn
Chủ đầu tư Chính phủ, các tổ chức quốc tế,
phi chính phủ, tư nhân
Chủ yếu là tư nhân
Điều kiện về
vốn
Nếu là vốn đầu tư của Chính phủ,
tổ chức quốc tế thì thường có khối
lượng lớn và kèm theo là điều kiện
ưu đãi về lãi suất và thời gian.
Ngoài ra, nó còn gắn liền với các
yêu cầu mang sắc thái chính trị của


các tổ chức quốc tế.
Nếu là vốn đầu tư của tư nhân thì
được thực hiện thông qua việc
mua cổ phiếu, trái phiếu và bị
khống chế ở mức dưới 10-25%
vốn pháp định.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải
đóng góp một số tối thiểu vào
vốn pháp định, tùy theo luật
doanh nghiệp của mỗi nước.
Đặc điểm
điều hành
hoạt động
Chủ đầu tư không trực tiếp tham
gia điều hành hoạt động của đối
tượng đầu tư
Quyền quản lý, điều hành đối
tượng đầu tư tùy thuộc vào mức
độ góp vốn.
Lợi nhuận Thông qua lãi suất cho vay hoặc
lợi tức cổ phần
Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư
phụ thuộc vào kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh và được
phân chia theo tỷ lệ góp vốn
pháp định
Hình thức
đầu tư
Viện trợ có hoàn lại, Viện trợ
không hoàn lại, vay ưu đãi hoặc

không ưu đãi, mua cổ phiếu hoặc
trái phiếu
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng hợp tác kinh doanh,
doanh nghiệp liên doanh, doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài
Lợi thế Bên tiếp nhận vốn đầu tư hoàn
toàn chủ động trong việc sử dụng
vốn, do đó vốn đầu tư được phân
bổ hợp lý cho các vùng, các
ngành, các lĩnh vực
Doanh nghiệp có khả năng phân
tán rủi ro kinh doanh trong những
người mua cổ phiếu, trái phiếu
Chủ đầu tư nước ngoài ít chịu rủi
ro vì lợi nhuận thu được luôn theo
một tỷ lệ lãi suất cố định
- Đồi với nước chủ đầu tư
Có khả năng kiểm soát hoạt động
sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa
ra những quyết định có lợi nhất
cho họ.
Tránh được hàng rảo bảo hộ mậu
dịch và chiếm lĩnh thị trường
nước sở tại
Có thể giảm được chi phí, hạ giá
thành sản phẩm do khai thác
được nguồn nguyên liệu và lao
động với giá thấp => nâng cao
khả năng cạnh tranh

- Đối với nước nhận đầu tư
Có thể tiếp thu kỹ thuật và công
nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản
lý và tác phong làm việc tiên tiến
của nước ngoài
Khai thác hiệu quả nguồn lao
động và nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nguồn vốn trong nước
góp phần mở rộng tích lũy và
nâng cao tốc độ tăng trưởng
kinh tế
Bất lợi Hạn chế khả năng thu hút vốn đầu
tư vì chủ đầu tư nước ngoài bị
khống chế ở mức độ góp vốn tối
đa
Đầu tư gián tiếp nước ngoài hạn
chế khả năng tiếp thu công nghệ,
kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm
quản lý tiên tiến từ các chủ đầu tư
nước ngoài
Phạm vi đầu tư bị hạn chế do chủ
đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào
các doanh nghiệp có triển vọng
- Đồi với nước chủ đầu tư
Có thể gặp rủi ro cao nếu không
hiểu rõ về môi trường đầu tư của
nước sở tại
Có thể xảy ra tình trạng chảy
máu chất xám nếu để mất bản
quyền sở hữu công nghệ, bí

quyết sản xuất trong quá trình
chuyển giao
- Đồi với nước nhận đầu tư
Khó chủ động trong việc bố trí
cơ cấu đầu tư theo ngành và
kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn không cao ở
các nước tiếp nhận vốn đầu tư và
thường dẫn đến tình trạng nợ nước
ngoài, có nước còn rơi vào tình
trạng không có khả năng trả nợ
Các nước tiếp nhận vốn đầu tư dễ
bị các chủ đầu tư nước ngoài trói
buộc vào vòng ảnh hưởng chính trị
của họ
theo vùng lãnh thổ. Nếu không
có một quy hoạch đầu tư cụ thể
và khoa học, dễ dẫn đến hiện
tượng đầu tư tràn lan kém hiệu
quả, tài nguyên thiên nhiên bị
khai thác quá mức và nạn ô
nhiễm môi trường trầm trọng.
Nếu không thẩm định kỹ sẽ dẫn
đến sự du nhập của các loại công
nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô
nhiễm môi trường với giá đắt
làm thiệt hại lợi ích của nước sở
tại.
II. Ý nghĩa của sự phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián
tiếp nước ngoài

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có tư tưởng chủ đạo là tạo nên khu cảnh
pháp lý thuận lợi và bình đẳng cho môi trường đầu tư tại Việt Nam (vừa tạo nên sự hấp
dẫn, vừa bảo vệ lợi ích của đất nước và phù hợp với thông lệ quốc tế). Để làm được điều
trên, cần hiểu biết rõ bản chất, ưu nhược điểm của các loại hình đầu tư để có thể sử dụng
hiệu quả các công cụ điều chỉnh – hạn chế nhược điểm, phát huy ưu điểm. Đó chính là ý
nghĩa của sự phân biệt 2 loại hình đầu tư này với hoạch định chính sách đầu tư quốc tế ở
Việt Nam. Nhờ sự phân biệt 2 loại hình này mà chính phủ đã đề ra các giải pháp để có
được những chính sách đầu tư hợp lý như:
CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI
 Chính phủ Việt Nam cần chuyển từ đường lối “kiểm soát và chỉ đạo” sang “điều
tiết theo dõi, và cưỡng chế tuân thủ ”. Một số biện pháp cần thực hiện ngay như
cụ thể hóa danh sách các hạn chế tiếp nhận đầu tư xóa bỏ giới hạn về thời gian
trong giấy chứng nhận đầu tư.
 Thực hiện đầu tư vào 1 số lĩnh vực quan trọng, khuyến khích các dòng đầu tư
mới nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực chứ không chỉ vào xuất khẩu.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế.
Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chính sách phát triển kỹ năng dựa trên
giáo dục.
 Phân biệt rõ ràng sở hữu và chức năng điều tiết của Nhà nước.
 Đơn giản hóa hệ thống thuế và hợp lý hóa cơ cấu ưu đãi thuế nhằm giúp cơ quan
quản lý thuế dễ dàng thực thi.
 Hấp thu và thực hiện các thay đổi của luật pháp 1 cách lành mạnh. Cần có nhiều
nỗ lực để trang bị thông tin, GD-ĐT các thẩm phán và các nhà quản lý.
CHÍNH SÁCH THU HÚT FPI
 Quan tâm nhiều hơn nữa, đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của luồng vốn
FII. Cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút các luồng
vốn FII thông qua các kênh hoạt động của thị trường vốn thị trường chứng khoán
trong nước.
 Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành Luật chứng
khoán để tạo môi trường thông thoáng và pháp lý ổn định cho các hoạt động của

thị trường vốn, tạo ĐK thuận lợi cho kênh ĐTGTNN tham gia góp phần cho sự
phát triển của các DN Việt Nam.
 Coi trọng và chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và
môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
 Tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn
khi cần thiết. Phối hợp tực hiện giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và
chính sách thu hút vốn FII, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa NH-TC-CK trong
việc quản lý các dòng vốn.
 Xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực. Đề án xây dựng “
Trung tâm tài chính- ngân hàng Hà Nội” thành 1 trung tâm TC-NH hàng đầu khu
vực, là nơi hội tụ các tổ chức TCNH và phi Ngân hàng có tầm cỡ quốc gia và
quốc tế.
III. Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam :
1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2010
Năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền
vững, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có giảm, nhưng theo đánh giá của các
tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao
nhất thế giới trongnăm 2010 và là địa chỉ đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước
ngoài.Trong năm 2010 - năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm2006-2010, FDI ở Việt Nam đạt được những kết quả đáng khích lệ.ớc tính
các dựán FDI đã giải ngân được 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong
đó, giảingân của các nhà đầu tư nước ngoài(ĐTNN) ước đạt 8 tỉ USD. Vốn
FDI chiếm25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (chiếm
25,5%).Trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu chưa được phục
hồithì kết quả giải ngân nguồn vốn FDI nêu trên là một thành công lớn đối
với Việt Nam.Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI trong
năm 2010 cũng đạtđược kết quả tích cực, đóng góp đáng kể vào những thành tựu
chung về kinh tế-xãhội.Xuất khẩu của khu vực Đầu tư nước ngoài (kể cả dầu khí) năm
2010 ước đạt 38,8tỉ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ và chiếm 53,1% tổng xuất khẩu cả
nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực ầu tư nước ngoài xuất khẩu ước đạt

33,88 tỉ USD,chiếm 47,3% tổng xuất khẩu và tăng 40,1% so với cùng kỳ
2009. Nhập khẩu củakhu vực đầu tư nước ngoài(ĐTNN) năm 2010 ước đạt 36,5 tỉ
USD, tăng 39,9% sovới cùng kỳ và chiếm 43,4 % tổng nhập khẩu cả nước. Trong năm
2010, khu vựcĐTNN xuất siêu 2,35 tỉ USD, trong khi cả nước nhập siêu 12,375 tỉ USD.
Đây làđiểm nổi bật của hoạt động ĐTNN năm 2010 là đã đóng góp quan trọng vào
thànhtích cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, giảm mức nhập siêu cho
nềnkinhtế. Năm 2010, các doanh nghiệp FDI nộp ngân sách nhà nước đạt 3,1 tỉ USD, tăn
g26% so với năm 2009, vượt 6% so với kế hoạch đề ra và đóng góp 18,4% tổng thungân
sách nội địa. Điều này cho thấy, đóng góp vào ngân sách của khối
doanhnghiệp ĐTNN ngày càng lớn dần do hiệu quả từ hoạt động sản xuất,
kinh doanhmang lại.Khối doanh nghiệp FDI tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm mới cho
người lao động.Tính đến đầu năm 2011, lĩnh vực FDI đang sử dụng 1,9 triệu lao động
trực tiếp vàtạo ra hàng triệu việc làm gián tiếp khác, góp phần quan trọng trong việc giải
quyếtviệc làm cho người lao động Việt Nam.Vốn FDI đăng ký gần đạt mục tiêu về lượng
và chuyển biến về chất phù hợp vớichủ trương thu hút FDI. Trong năm 2010, Việt Nam
đã thu hút được 18,59 tỉ USDvốn ĐTNN đăng ký (gồm cả cấp mới và tăng vốn). Tuy chỉ
bằng 82,2% so vớicùng kỳ 2009 và gần đạt mục tiêu cho năm 2010, nhưng vốn FDI vào
Việt Namduy trì được con số đáng khích lệ như trên trong bối cảnh suy giảm kinh tế
toàncầu chứng tỏ rằng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn có sự hấp dẫn đối với cácnhà
đầu tư nước ngoài.Trong cả năm 2010, ngành công nghiệp và xây dựng vẫn luôn là lĩnh
vực thu hútsự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu cả năm 2010,
ngànhnày dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư, với 532dự
án cấp mới, tổng vốn đầu tư đạt trên 8,68 tỉ USD và 209 dự án tăng vốn với sốvốn tăng
thêm là trên 1 tỉ USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm trongngành này là 9,68
tỉ USD, chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.Một số dự án có quy mô vốn lớn trong
ngành công nghiệp và xây dựng được đăngký trong năm 2010 là Cty TNHH điện lực
AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệtđiện Mông Dương 2), với vốn đầu tư đăng ký trên 2
tỉ USD. Dự án Công ty TNHH Sắt xốp Kobelco Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất phôi
thép với tổng vốn đầu tư 1tỉ USD.
2. Đầu tư trực tiếp quốc tế vào Việt Nam trong năm 2011

.Tính đến ngày 15/12/2011, Việt Nam có 13.667 dự án còn hiệu lực với
tổng vốnđăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore
lànhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 24 tỷ USD,
tiếp theolầ n l ư ợ t l à H à n Q u ố c , N h ậ t B ả n v à Đ à i L o a n . V ố n đ ă n g k ý
đ ầ u t ư m ớ i v à t ă n g thêm tính đến 15/12/2011 tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ
USD, bằng 74% so với năm2010, trong đó có 2 dự án trên 1 tỷ USD. Riêng vốn đăng
ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng 65% năm 2010 nhưng đã có những chuyển biến theo
hướng tích cực.Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2011 ước đạt 11 tỷ
USD, bằngvới mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội.Xuất khẩu khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng
kimngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,3% so với năm 2010. Giá trị kim ngạch
xuấtkhẩu khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 47,2 tỷ USD. Góp phần
làm giảmgánh nặng cho cán cân thương mại. Nhập khẩu của khu vực FDI là
47,8 tỷ USD,tăng 29,3% so với năm 2010. Thu nội địa từ khu vực FDI đã có
sự khởi sắc biểuhiện qua số liệu năm 2011 khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm
2010 (3,04 tỷUSD). Nhờ có sự đóng góp từ khu vực FDI, dẫn đến tăng thu
ngân sách và giảm bội chi ngân sách nhà nước.Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế,
Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đối với cácnhà đầu tư thế giới. Điều tra triển
vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2010 – 2012 củaDiễn đàn Thương mại và phát triển
Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy Việt Namđã thăng hạng 3 bậc, đứng thứ nhất
trong ASEAN về mức độ hấp dẫn FDI và làmột trong 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất
đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệtlà đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và
các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á.Theo kết quả điều tra đầu tư hải ngoại
của JETRO đối với các doanh nghiệp côngnghiệp chế biến, Việt Nam đươc lựa chọn là
điểm đầu tư hấp dẫn nhất với tư cáchlà thị trường sản xuất và đứng thứ ba về thị trường
tiêu thụ.Hoạt động xúc tiến đầu tư đã được đổi mới theo hướng có trọng tâm,
trọng diểmvào các đối tác tiềm năng, thể hiện tính khu vực, liên vùng, liên ngành cao
và mangtính chuyên đề, dự kiến thu hút đầu tư khoảng 15 – 16 tỷ USD vốn đăng ký và
giảingân dự kiến là 11 tỷ USD. Công tác quản lý, cấp phép dự án của nhà nước
trong thời gian qua đã được xemxét kỹ hơn, chuyên sâu để hạn chế các dự án kém

hiệu quả và các nhà đầu tư thiếunăng lực.Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đã
có những bước chuyển biến tíchcực, tính đến nay có 627 dự án đầu tư ra nước
ngoài, với tổng số vốn đầu tư củanhà đầu tư Việt Nam đăng ký đạt 10,8 tỷ USD tại
55 quốc gia và vùng lãnh thổ, tậptrung chủ yếu tại Lào, Campuchia, Venezuela… Vốn
thực hiện lũy kế đến nay ướcđạt khoảng 2,7 tỷ USD.Trong năm 2011, đã có 75 dự
án đầu tư ra nước ngoài được cấp mới tại 26 quốcgia, vùng lãnh thổ và điều
chỉnh 33 dự án đầu tư. Tổng vốn đầu tư đăng ký (baogồm cả cấp mới và tăng
vốn) đạt 2,12 tỷ USD, bằng dự kiến năm 2011. Một số dựán đầu tư quy mô lớn trong năm
2011 là Dự án Nhà máy thủy điện Hạ Sê San II tạiCampuchia, có tổng số vốn đầu tư 806
triệu USD, công suất 400MW; Dự án viễnt h ô n g c ủ a T ậ p đ o à n V i e t t e l đ ầ u t ư
s a n g P e r u , v ớ i t ổ n g s ố v ố n đ ầ u t ư 4 0 8 t r i ệ u USD; Dự án Thủy điện Sê
Kông 3 Thượng và Hạ lưu tại tỉnh Sê Kông, với tổng sốvốn đầu tư 275,2 triệu USD, công
suất thiết kế 205MW…Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng đầu năm
2012, ước tính các dựán đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1 tỷ
USD, vốn giải ngân bằng91% với cùng kỳ năm 2011.Xuất khẩu của khu vực ĐTNN
(kể cả dầu khí) trong 2 tháng đầu năm 2012 dự kiếnđạt 9,6 tỷ USD, tăng 41% so với
cùng kỳ năm 2011 và chiếm 62,8% kim ngạchxuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực
ĐTNN 2 tháng đầu năm 2012 đạt 8,22 tỷ USD,tăng 37% so với cùng kỳ năm 2011
và chiếm 51,6% kim ngạch nhập khẩu. Tínhchung 2 tháng đầu năm 2012, khu
vực ĐTNN xuất siêu 1,38 tỷ USD.Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu
hút được nhiều sự quan tâmcủa nhà đầu tư nước ngoài với 26 dự án đầu tư đăng ký mới,
tổng số vốn cấp mớivà tăng thêm là 994,29 triệu USD, chiếm 80,8% tổng vốn đầu tư
đăng ký trong 2tháng. Lĩnh vực vận tải kho bãi đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký
cấp mớivà tăng thêm là 180 triệu USD, chiếm gần 14,6% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ 3 làlĩnh vực bán buôn bán lẻ với 16 dự án đầu tư mới, tổng vốn
đầu tư đăng ký cấpmới và tăng thêm là 27,1 triệu USD.
3. Đầu tư trực tiếp quốc tế vào Việt Nam những tháng đầu năm 2012.
Tính đến tháng 2 năm 2012 có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tạiViệt Nam.
Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là1,07 tỷ USD,
chiếm 87,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Đài Loan đứng vị tríthứ hai với tổng vốn

đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 30,9 triệu USD chiếm 2,5% tổng vốn đầu tư;
Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăngký cấp mới và tăng thêm là 22,4
triệu USD
IV. Tình hình thu hút ODA ở Việt Nam
- Từ 1993 đến nay, Bộ Tài chính đã tiếp nhận và triển khai 90 chương trình, dự án có sử
dụng vốn tài trợ của 23 đối tác nước ngoài bao gồm các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
- Tổng số tiền cam kết dành cho các chương trình, dự án này là hơn 791 triệu USD, trong
đó khoảng 618 triệu USD là vốn vay, 173 triệu là vốn viện trợ không hoàn lại. Ngoài ra,
còn có một số lượng khá lớn chương trình hợp tác chỉ cam kết hỗ trợ bằng hoạt động,
không cam kết về kinh phí nên không thống kê được ngân sách cụ thể.
Năm 2003, Bộ Tài chính bắt đầu nhận khoản vay ưu đãi đầu tiên. Mặc dù số dự
án vay không nhiều (7/90 chương trình, dự án) nhưng hầu hết là những dự án lớn. Hiện
nay, vốn vay ưu đãi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn vay ODA của cả giai đoạn 1993-
2011, gấp 3,6 lần tổng vốn viện trợ không hoàn lạ
A.Tình hình vận động và thu hút ODA của Bộ Tài chính theo nhà tài trợ :

- Có 23 nhà tài trợ đã và đang cam kết hỗ trợ cho các lĩnh vực quản lý của Bộ Tài
chính, trong đó có các nhà tài trợ tham gia hỗ trợ nhiều chương trình, dự án như WB,
ADB, Nhật, Pháp, Đan Mạch, Mỹ, Đức, Úc, Thuỵ Điển….(Chi tiết tại Phụ lục 3).
- Ngân hàng thế giới (WB) là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Bộ Tài chính với tổng
vốn ODA cam kết đạt 493,3 triệu USD đồng thời cũng là nhà tài trợ vốn vay ưu đãi lớn
nhất (485,5 triệu USD). Tuy nhiên, số tiền cam kết thực tế dành cho Bộ Tài chính chỉ là
227 triệu USD, số tiền còn lại do Bộ Tài chính quản lý nhưng đơn vị thụ hưởng là các địa
phương.
- Nhật Bản là nhà tài trợ ODA không hoàn lại lớn nhất (39,5 triệu USD) đồng thời
cũng tham gia hỗ trợ nhiều dự án nhất của Bộ Tài chính (12).
- Các khoản hỗ trợ dành cho Bộ Tài chính thông qua nhiều phương thức tài trợ
khác nhau như: chương trình hợp tác song phương với IFC, IMF, Adetef (Pháp), JICA
(Nhật Bản)…; dự án hỗ trợ kỹ thuật do một nhà tài trợ hoặc một nhóm nhà tài trợ tham
gia; dự án hợp phần /cấu phần (thuộc một dự án lớn có quy mô quốc gia); quỹ tín thác đa

biên (uỷ thác qua WB như MDTF1, MDTF2).
B.Đánh giá chung về tình hình vận động, thu hút ODA của Bộ Tài chính:

- Công tác vận động, thu hút vốn ODA của Bộ Tài chính được thực hiện trên cơ
sở với chính sách kinh tế đối ngoại quốc gia đề ra từ đại hội Đảng lần thứ VII (1991) và
các đại hội Đảng tiếp theo.
- Bộ Tài chính thực hiện vận động ODA thông qua việc tổ chức đều đặn 2
lần/năm cuộc họp Nhóm đối tác các nhà tài trợ trong lĩnh vực quản lý tài chính công. Đây
là một kênh trao đổi thông tin, đối thoại chính sách giữa các đơn vị trong Bộ Tài chính
với các nhà tài trợ nhằm giúp các nhà tài trợ hiểu hơn về chính sách và các nhu cầu hỗ trợ
của ngành tài chính Việt Nam. Ngoài ra, công tác vận động, thu hút vốn ODA còn được
thực hiện thông qua các cuộc tiếp xúc và làm việc giữa Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các vụ,
đơn vị trong Bộ và các đối tác nước ngoài tại các cuộc tiếp xúc ở trong và ngoài nước.
- Tổng số ODA cam kết dành cho Bộ Tài chính có xu hướng tăng dần đều qua các
năm, bắt đầu tăng mạnh từ năm 2003 với khoản vay ưu đãi đầu tiên từ WB dành cho dự
án Cải cách quản lý tài chính công.
- Mặc dù số lượng các khoản vay không nhiều nhưng tỷ trọng vốn vay trong cơ
cấu vốn ODA của Bộ Tài chính lại rất lớn. Đây có thể là xu hướng vận động ODA trong
thời gian tới, trong bối cảnh Việt Nam đã được xếp hạng quốc gia có thu nhập trung bình
thì việc vận động các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ khó khăn hơn; các nhà tài trợ có
thể sẽ dành nhiều hơn các khoản vay ưu đãi hoặc kém ưu đãi cho Việt Nam nói chung và
Bộ Tài chính nói riêng.
C.Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA của Bộ Tài chính

Trong giai đoạn 1993-2011, các văn bản định hướng sự phát triển của ngành tài
chính[1] nêu rõ hoạt động hiện đại hoá công tác quản lý tài chính công cần tập trung triển
khai trong một số lĩnh vực nghiệp vụ quan trọng, có liên quan đến toàn hệ thống tài chính
công. Cụ thể, có 7 lĩnh vực nghiệp vụ cần tập trung nguồn lực để hiện đại hoá là: (1) quản
lý chi ngân sách; (2) quản lý thu ngân sách (thuế và hải quan); (3) quản lý nợ công (gồm
nợ trong nước và nợ nước ngoài); (4) quản lý và giám sát thị trường tài chính và phát

triển thị trường trái phiếu; (5) quản lý tài chính doanh nghiệp; (6) quản lý tài sản công;
(7) quản lý giá.
Nội dung hiện đại hoá trong từng lĩnh vực bao gồm 3 mảng công việc đòi hỏi phải
được tiến hành đồng thời là: (1) xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính; (2)
nâng cao năng lực của bộ máy tổ chức và phát triển nguồn nhân lực; và (3) xây dựng các
hệ thống thông tin quản lý tài chính hiện đại.
Trên cơ sở định hướng trên, Bộ Tài chính đã tập trung vận động các nhà tài trợ hỗ
trợ hiện đại hoá lĩnh vực tài chính công nói chung nhưng có sự ưu tiên hơn cho 7 lĩnh vực
nêu trên.
Từ 1993 đến nay, Bộ Tài chính đã và đang triển khai 90 chương trình, dự án trong
đó 69 dự án đã kết thúc, 21 chương trình, dự án đang tiếp tục được triển khai.
1.Tình hình thực hiện các dự án ODA của Bộ Tài chính
Ø Đối với các chương trình, dự án của Bộ Tài chính từ 1993 đến nay (bao gồm
cả các dự án đã kết thúc):
- Các dự án ODA của Bộ Tài chính hỗ trợ nhiều lĩnh vực nghiệp vụ khác nhau về
quản lý tài chính công. Tuy nhiên, mức độ hỗ trợ cho các lĩnh vực này là không đồng đều
nhau, phụ thuộc chủ yếu vào các mục tiêu ưu tiên của Chính phủ, mức độ cải cách thực tế
trong từng lĩnh vực và sự quan tâm, kinh nghiệm và năng lực hỗ trợ của các nhà tài trợ.
- Trên thực tế, các lĩnh vực nghiệp vụ nhận được nhiều hỗ trợ ODA lần lượt là:
(1) quản lý thu ngân sách, (2) quản lý chi ngân sách, (3) quản lý tài chính doanh nghiệp,
(4) quản lý và giám sát thị trường tài chính và phát triển thị trường trái phiếu, (5) quản lý
nợ quốc gia. Thời gian gần đây, thông các hoạt động điều phối tích cực của Bộ Tài chính,
các chương trình, dự án ODA đã bắt đầu được phân bổ vào các lĩnh vực ít được các nhà
tài trợ quan tâm như quản lý công sản, quản lý giá;
- Ngoài các lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể, một số nhà tài trợ cam kết hỗ trợ các nội dung
liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau của Bộ Tài chính (bao gồm cả 7 lĩnh
v�c ưu tiên nêu trên) với tổng tiền cam kết hỗ trợ là hơn 77 triệu USD.
- Một khoản tiền ODA không nhỏ trị giá 394,5 triệu USD - chiếm khoảng 50%
tổng số vốn tài trợ đã ký kết (minh hoạ trong Biểu đồ 3 dưới đây) do Bộ Tài chính quản
lý. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không phải cơ quan thụ hưởng trực tiếp: số tiền này trên thực

tế được cam kết dùng để triển khai 03 dự án sử dụng vốn ODA vay mang tính hỗ trợ
chung cho quốc gia[2] mà Bộ Tài chính được giao làm cơ quan chủ quản, chủ dự án và
thực hiện việc theo dõi, quản lý, điều phối nhưng mục tiêu của các dự án này lại không
trực tiếp hỗ trợ các nội dung cải cách quản lý tài chính công.
Ø Đối với các dự án đang triển khai trong năm 2011:
- Tổng vốn ODA cam kết đạt 593,4 triệu USD trong đó 550 triệu USD là vốn vay
ưu đãi, 44 triệu USD là ODA không hoàn lại. Tổng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam
của 21 dự án đang triển khai là 29,59 triệu USD.
- Tỷ lệ giải ngân của các dự án của Bộ Tài chính đạt mức trung bình khá. Tính
đến hết tháng 9/2011, vốn ODA giải giân được 77,8 triệu USD trong đó 60,5 triệu là vốn
vay ưu đãi và 17,3 triệu là vốn viện trợ không hoàn lại; vốn đối ứng giải ngân được 4,77
triệu USD.

2. Một số kết quả chính đạt được trong 07 lĩnh vực cải cách ưu tiên có sự đóng góp của
các chương trình, dự án ODA của Bộ Tài chính:
a) Quản lý chi NSNN:
+ Luật NSNN đã được ban hành và chính thức có hiệu lực thực thi từ năm ngân
sách 1997 và đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung với sự hỗ trợ của GIZ (Đức).
+ Ban hành và triển khai thực hiện các Nghị định về việc giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về kinh phí, lao động cho các đơn vị sử dụng ngân sách;
+ Ban hành các văn bản dưới Luật nhằm hướng dẫn và thống nhất kiểm soát chi
đối với cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của NSNN;
+ Tiếp cận với hệ thống thông tin quản lý NSNN và KBNN hiện đại (TABMIS);
đã hoàn thành triển khai tại 45/63 tỉnh, thành phố.
+ Hỗ trợ xây dựng mô hình Tổng kế toán, chuẩn mực kế toán công và kinh
nghiệm quốc tế trong các nghiệm vụ kho bạc.
+ Quy chế công khai tài chính ngân sách đã được ban hành và triển khai thực thi ở
tất cả các cấp ngân sách.
b) Quản lý thu NSNN:
+ Cải cách quản lý thuế: hỗ trợ ban hành Luật quản lý thuế 2007; Luật thuế thu

nhập cá nhân 2009; hỗ trợ công tác tuyên truyền về nhiều nội dung cải cách và hiện đại
hóa; công tác kiểm tra, thanh tra thuế thông qua việc tăng cường đào tạo cán bộ thanh tra;
hiện đại hóa công tác thu nợ thuế thông qua triển khai thực hiện quy trình quản lý thu nợ;
ứng dụng mạnh mẽ tin học trong công tác quản lý thuế tại hầu hết các khâu tại cơ quan
thuế các cấp…
+ Cải cách hiện đại hoá hải quan: Sửa đổi, bổ sung luật hải quan theo hướng tiếp
cận với những chuẩn mực, thông lệ hải quan quốc tế; đầu tư nâng cấp và triển khai các
ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ triển khai hiệu quả Luật Hải quan, Luật thuế sửa
đổi, bổ sung cho toàn ngành; lắp đặt hệ thống máy soi công te nơ cỡ lớn và đồng bộ tại
cảng Cát Lái và cảng Hải Phòng; hỗ trợ điều tra chống hàng giả và chống buôn lậu ma
tuý; hỗ trợ xây dựng Kế hoạch triển khai Kế hoạch tổng thể về Cơ chế một cửa quốc gia
và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2008-2012…
c) Quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước:
Đổi mới phương thức quản lý tài chính của Nhà nước đối với phần vốn và tài sản
của Nhà nước tại DNNN; xây dựng chính sách tài chính về sắp xếp doanh nghiệp; sắp
xếp, cổ phần hoá DNNN; xây dựng cơ chế, chính sách tài chính đối với các dự án đầu tư
ra nước ngoài của doanh nghiệp; xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý,
đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Nghị định về chuyển doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; khảo sát và nghiên cứu về cơ chế,
chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp FDI và đối với các khu kinh tế cửa khẩu.
d) Quản lý thị trường tài chính và thị trường trái phiếu:
Hình thành thị trường trái phiếu; xây dựng dự thảo Thông tư quỹ mở và quỹ đầu
tư bất động sản, Sổ tay hướng dẫn công tác giám sát giao dịch chứng khoán, Cẩm nang
công bố thông tin của công ty đại chúng, Sổ tay hướng dẫn, khảo sát về đánh giá và phân
loại QLRR; phát triển thị trường thứ cấp trái phiếu; xây dựng thị trường phái sinh, quỹ
mở, tái cấu trúc thị trường.
e) Quản lý nợ:
Ban hành luật và các văn bản dưới luật về quản lý nợ công; hỗ trợ xây dựng Chiến
lược nợ quốc gia; tăng cường năng lực về quản lý nợ, đào tạo sử dụng phần mềm về quản
lý nợ; hỗ trợ xây dựng các thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định

01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
và trái phiếu chính quyền địa phương.
g) Quản lý tài sản công:
Ban hành Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; xây dựng hoàn thiện các Nghị
định về thu tiền sử dụng đất và về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; xây dựng báo cáo
đánh giá tác động chính sách hiện hành liên quan đến đất đai khi cổ phần hoá doanh
nghiệp; xây dựng chính sách và quản lý tài sản thuộc kết cấu hạ tầng.
h) Quản lý giá:
Xây dựng hệ thống chính sách về thẩm định giá ở Việt Nam; đào tạo nhân sự
thẩm định giá; xây dựng Báo cáo đánh giá về hệ thống pháp luật hiện hành về quản lý giá
tại Việt Nam; xây dựng và hoàn thiện Luật giá; xây dựng Thông tư 95 về giá nước và dự
thảo sửa đổi Thông tư này.
D. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn ODA của Bộ Tài chính

1) Những mặt được:
- Do có định hướng rõ ràng nên các chương trình, dự án ODA của Bộ Tài chính
là phù hợp cao với nhu cầu hỗ trợ của Bộ Tài chính nói riêng và với nhu cầu cải cách
quản lý tài chính công của Việt Nam nói chung.
- Nguồn vốn ODA đã được sử dụng hiệu quả, thể hiện qua các sản phẩm đầu ra
rõ ràng và cụ thể như việc soạn thảo và ban hành các dự thảo luật và quy định tài chính.
Các đầu ra đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực trong thực tiễn phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
- Nhìn chung, các dự án ODA đã hỗ trợ rất tích cực, tương đối toàn diện và tổng
thể cho công cuộc cải cách của Bộ Tài chính. Đáng chú ý là hoạt động của các dự án đã
mang lại những kết quả rõ nét trên cả 3 mảng: hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực bộ
máy tổ chức và phát triển hệ thông thông tin quản lý tài chính hiện đại.
+ Tác động tổng thể của tất cả các chương trình, dự án được thể hiện rõ nét đối
với mục tiêu thứ nhất về phát triển và hoàn thiện thể chế chính sách. Đến nay, sự hỗ trợ
của các chương trình dự án ODA đã được ghi dấu trong sự ra đời của hầu hết các chính
sách, chế độ tài chính quan trọng được Bộ ban hành trong thời gian qua, thông qua sự tư

vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước, qua hoạt động khảo sát học tập kinh nghiệm
quốc tế cũng như những hội thảo được tổ chức dưới sự tài trợ của các dự án, v.v…
+ Tác động của các chương trình, dự án đối với việc mục tiêu thứ 2 về tăng cường
và phát triển nguồn nhân lực cho Bộ cũng khá rõ nét. Trong hơn mười năm qua, các dự
án đã đào tạo hàng chục nghìn lượt cán bộ của ngành tài chính từ trung ương đến địa
phương. Những kiến thức, kỹ năng mới cũng như tác phong nghiên cứu và làm việc mới
được hấp thụ qua các hoạt động của dự án đã giúp cán bộ của Bộ nâng cao được năng lực
chuyên môn. Nhiều cán bộ được các dự án ODA hỗ trợ đào tạo nay đã nắm những cương
vị quan trọng trong Bộ, ngành.
Về mặt nâng cao năng lực tổ chức, tuy tác động mang tính gián tiếp và có phần
chậm hơn các tác động khác, các chương trình, dự án ODA của Bộ cũng đã góp phần
mang lại một số thay đối về tổ chức, chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị
trong Bộ. Điều quan trọng là các dự án ODA đã đưa ra được các ý tưởng về thay đổi cơ
cấu tổ chức để qua đó Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, chuyển thành nhu cầu “nội sinh”
của mình và chủ động thay đổi khi các điều kiện khác đã chín muồi.
+ Mục tiêu xây dựng các hệ thống thông tin quản lý tài chính hiện đại là một
trong những ưu tiên của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại đang đem lại những thay đổi to lớn trên thế giới. Nội dung này cũng đã thu hút
được sự quan tâm lớn các nhà tài trợ thông qua những gói hỗ trợ giá trị lớn dành cho Dự
án Cải cách quản lý tài chính công (triển khai hệ thống TABMIS); dự án Hiện đại hoá
quản lý thuế với gói thầu chính ITAIS nhằm xây dựng một hệ thống tin học tích hợp để
hỗ trợ quản lý thuế ở tất cả các chức năng cơ bản và đối với tất cả các loại thuế; một số
dự án thuộc lĩnh vực hải quan như Hiện đại hoá hải quan, Hải quan một cửa quốc gia, lắp
đặt máy soi Hải Phòng, máy soi Cát Lái…
- Quy chế quản lý và thực hiện nguồn ODA đã được hoàn thiện, bộ máy tổ chức
thực hiện các các chương trình dự án ODA ngày càng chuyên nghiệp hơn đã góp phần
thực hiện hiệu quả và hiệu suất các nguồn lực ODA.
2) Những tồn tại và nguyên nhân:
- Tỷ lệ giải ngân chung của các chương trình, dự án sử dụng ODA của Bộ Tài
chính mới chỉ ở mức trung bình; đặc biệt là các dự án sử dụng ODA vay (tỷ lệ giải ngân

đạt mức thấp, trung bình là dưới 40%).
- Tiến độ thực hiện của các chương trình, dự án nhìn chung vẫn bị chậm so với kế
hoạch, đặc biệt là đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA.
Nguyên nhân của tồn tại này bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân
khách quan:
a) Nguyên nhân chủ quan:
Ø Giai đoạn khởi động dự án còn chậm do gặp nhiều vướng mắc trong các
khâu lập kế hoạch (hoạt động, giải ngân), thuê tuyển chuyên gia tư vấn
Ø Các cán bộ kiêm nhiệm vừa đảm nhiệm công việc chuyên môn vừa
tham gia các hoạt động của dự án nên thời gian dành cho dự án bị hạn chế.
Ø Năng lực của một số Ban QLDA còn có nhiều hạn chế. Đặc biệt ở các
khâu như: lập kế hoạch, quản lý rủi ro trong quá trình triển khai, kỹ năng
theo dõi, đánh giá
Ø Chính sách thù lao hiện nay còn thấp so với thực tế để thu hút các cán
bộ có đủ năng lực (chuyên môn, ngoại ngữ, quản lý) tham gia các dự án
ODA.
Ø Quá trình phối kết hợp giữa các bên liên quan trong triển khai dự án
cũng còn có một số khó khăn, vướng mắc.
Ø Hệ thống theo dõi, giám sát nội bộ đã được thiết lập tại phần lớn các dự
án nhưng chưa đủ mạnh.
b) Nguyên nhân khách quan:
Ø Đối với các chương trình, dự án sử dụng ODA vay thì các cấu phần
chính của dự án thường là mua sắm hệ thống công nghệ thông tin (IT) và
các thiết bị nghiệp vụ (chiếm khoảng 80% tổng kinh phí tài trợ của dự án).
Tuy nhiên, việc tuyển chọn tư vấn kỹ thuật cho các cấu phần này thường
rất khó khăn do khan hiếm nguồn chuyên gia tư vấn có chất lượng và phù
hợp.
Ø Các gói thầu khi tiến hành đấu thầu xong phải điều chỉnh giá gói thầu
(do trượt giá hoặc do ước lượng giá trong dự án HTKT chưa sát).
Ø Chưa có đủ hướng dẫn cụ thể của Chính phủ trong việc thẩm định, phê

duyệt và triển khai đối với loại hình dự án mới mà Bộ Tài chính đang chủ
trì triển khai theo cách thức Chính phủ đứng ra đi vay và cho các doanh
nghiệp và các địa phương vay lại nhằm thực hiện đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng của các địa phương, cơ cấu các khoản nợ của doanh nghiệp và
thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ø Quy trình thủ tục của Chính phủ Việt Nam và của một số nhà tài trợ còn
nhiều khác nhau, chưa hoàn toàn được hài hòa hóa như mong đợi.
Ø Vai trò điều hành và tính tự chủ của Việt Nam trong một số các dự án
HTKT còn chưa được nhà tài trợ quan tâm. Đặc biệt là đối với các dự án
HTKT của ADB, Nhật Bản và một số các nhà tài trợ song phương khác.
Ø Tính chất hợp tác và chất lượng tư vấn của Trưởng nhóm Dự án (Task
Team Leader) của một số chương trình, dự án còn thấp, đặc biệt là đối với
các dự án sử dụng vốn vay của WB (dự án Hiện đại hoá hải quan và dự án
Hiện đại hoá quản lý thuế).
E. Các giải pháp để đảm bảo hiệu quả sử dụng và đẩy nhanh tiến độ giải
ngân nguồn vốn ODA
Nhằm khắc phục những hạn chế trong việc vận động và triển khai các chương
trình dự án ODA của ngành tài chính trong thời gian tới, nâng cao hiệu quả viện trợ dành
cho ngành, Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp như sau:
- Tiếp tục thúc đẩy việc hài hoà hoá các quy định, thủ tục giữa Chính phủ Việt
Nam và các nhà tài trợ.
- Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Bộ Tài chính và các Nhà tài trợ
thông qua Nhóm đối tác cũng như các kênh khác (VD: cổng thông tin, qua đầu mối là Vụ
HTQT ) nhằm kịp thời thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh. Khuyến khích các
bên tham gia nghiên cứu thiết lập các tiểu nhóm theo lĩnh vực cải cách và bao gồm đơn vị
chủ trì phía Việt Nam và các nàh tài trợ quan tâm.
+ Nâng cao sự phối hợp, điều phối trong quá trình giám sát, theo dõi dự án giữa
phía Bộ Tài chính và các nhà tài trợ (Vd: tiến hành các cuộc đánh giá/kiểm điểm chung
giữa Bộ Tài chính và nhà tài trợ cho các Dự án ODA, Dự án vay, đặc biệt là các Dự án
đang chậm trễ, gặp nhiều khó khăn).

- Đối với các nhà tài trợ: Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ Bộ Tài chính về:
(1) thiết kế dự án, (2) theo dõi, giám sát và đánh giá dự án; (3) mua sắm, đấu thầu cho các
Dự án ODA và các Dự án đầu tư công. Hình thức: thông qua các khoá đào tạo ngắn hạn
tại một cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài.
- Đối với Bộ Tài chính:
+ Cần tiếp tục nghiên cứu và có cơ chế phù hợp về phân cấp của Bộ trong việc
quản lý và thực hiện dự án.
+ Tiếp tục thực hiện việc tăng cường năng lực cho các đơn vị và các Ban Quản lý
dự án về công tác quản lý, triển khai và theo dõi đánh giá dự án.
+ Duy trì và phát triển Cổng thông tin điện tử về các Chương trình, dự án ODA
của Bộ Tài chính./.


×