Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài thuyết trình: tổ chức hợp tác Thượng Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.33 KB, 14 trang )

Bài thuyết trình:
TỔ CHỨC HỢP TÁC THƯỢNG HẢI
Nhóm 16
Thành lập năm 2001, SCO bao gồm Trung Quốc, Nga và 4 nước Trung Á là :
Kazakhstan, Kyrgystan, Tajikistan và Uzbekystan. SCO vẫn là một tổ chức đa
phương ít được biết đến.
Xung quanh sự ra đời của tổ chức này là hàng loạt nghi vấn, đặc biệt là SCO thực
chất là gì hay chỉ đơn thuần là cái vỏ bọc cho những toan tính của Nga và Trung
Quốc? Liệu SCO có trở thành một đối trọng tiềm năng của NATO về quân sự hay
không? Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp phần nào qua bài nghiên cứu sau đây.
I. Cơ sở hợp tác:
1. Sự ra đời của SCO:
Vấn đề đường biên giới từ lâu gây căng thẳng giữa 2 nước Nga và Liên Xô đã trở
thành vấn đề đa phương sau chiến tranh lạnh, với sự sụp đổ của Liên Xô cũ và sự
ra đời của hàng loạt quốc gia mới. Năm 1997, Trung Quốc, Nga và Kazakhstan,
Kyrgystan, Tajikistan họp tại Thượng Hải để kí kết hiệp định chung về xây dựng
lòng tin và kiềm chế xung đột quân sự ở khu vực biên giới giữa các nước này (sau
này nhóm này thường được gọi là nhóm Thượng Hải 5).
SCO (the Shanghai coorperation organization) ra đời 14/6/2001theo sáng kiến của
Bắc Kinh, gồm nhóm Bộ ngũ Thượng Hải ( Shanghai 5) thêm sự tham gia của
Uzbekistan, như vậy có tất cả 6 thành viên. Đến nay SCO có 4 quan sát viên là
Iran, Ấn Độ, Mông Cổ và Pakistan.
SCO bao phủ một khu vực địa lí rộng lớn nhất so với các tổ chức khu vực khác: từ
Kalingrad đến Vladivostok, từ Bắc Băng Dương đến biển Đông. Nếu các quan sát
viên của tổ chức này trở thành thành viên chính thức thì SCO sẽ còn với tới cả Ấn
Độ Dương và khu vực Trung Đông. Các thành viên và quan sát viên của nó sở hữu
25% dân số thế giới, 60% diện tích lục địa Á Âu, 47-50% dự trữ khí tự nhiên,
17,5% dự trữ dầu mỏ của thế giới.
2. Yếu tố lợi ích của các bên:
1
Từ lâu nay, Trung Á luôn chiếm vị trí quan trọng, không chỉ ở châu Á mà còn đối


với cả an ninh, kinh tế của thế giới. Về mặt địa lý, nơi đây là cửa ngõ đi vào vùng
chiến lược dầu khí xung quanh vùng biển Caspi, rốn dầu lớn thứ hai thế giới, sau
Trung Đông. Về kinh tế, Trung Á là nơi có trữ lượng dầu khí và khoáng sản lớn.
Riêng Kazakhstan được dự đoán sẽ là một trong 5 nước sản xuất dầu lớn nhất thế
giới vào năm 2010. Về an ninh, tôn giáo chính ở khu vực này là Hồi giáo và những
năm gần đây, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan phát triển, dẫn tới nguy cơ khủng bố
cao.
Chính vì vậy, Trung Á trở thành khu vực địa chính trị quan trọng trên thế giới.
Riêng đối với Nga và Trung Quốc, khu vực này là vành đai an ninh hết sức quan
trọng. Trữ lượng dầu khí và nguồn tài nguyên ở đây cũng trở nên hấp dẫn đối với
Mỹ và một số nước Phương Tây. Do đó, với lập luận ngăn chặn khủng bố và tăng
cường ổn định an ninh ở khu vực này, thời gian qua, Mỹ đã lần lượt đặt chân tới
các căn cứ quân sự ở Uzbekistan và Kyrgyzstan. Nhưng thực tế, người ta thấy rõ
sự có mặt của lực lượng quân sự Mỹ tại một số nước Trung Á là nằm trong chiến
lược tổng thể lâu dài của Mỹ, nhằm khống chế các nước trong khu vực này và cả
nguồn trữ lượng dầu khí Trung Á.
Sau chiến tranh lạnh, nhu cầu hợp tác để bổ sung cho nhau giữa một nước Nga-
nước kế thừa hợp pháp của Liên Xô đang suy yếu và tụt dốc- và một Trung Quốc
đang cải cách và mở cửa thành công là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy
quan hệ hai nước trong thời gian đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Mối lo sợ về chủ
nghĩa bá quyền của Mỹ đã góp phần đẩy Trung – Nga gần nhau hơn, đặc biệt là
sau chiến tranh Kosovo 1999, chiến tranh ở Afganixtan 2001, và Iraq năm 2003.
Về an ninh quốc phòng, hợp tác Trung Nga trong lĩnh vực này có ý nghĩa với cả
hai nước láng giềng có chung đường biên giới dài nhất thế giới , tạo môi trường
quốc tế thuận lợi để hai nước tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế, đồng thời
hợp tác để đối phó có hiệu quả với các thách thức an ninh ở Trung Á. Đặc biệt với
TQ, chính sách coi trọng an ninh ngoại biên của Putin trùng khớp với chính sách
ngoại giao quân sự láng giềng hữu nghị TQ đang triển khai để cải thiện quan hệ
với các nước trong vùng.
1

a. Phía Nga:
1
Quan hệ Trung - Nga sau chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Nga Putin, Đinh Hiền Lương, tạp chí nghiên
cứu quốc tế, số 04, tháng 8-2000
2
- Đối với quan hệ Nga – Trung Á: Nga là cường quốc duy nhất có mối quan hệ mật
thiết với 4 nước Trung Á trong SCO, sau chiến tranh lạnh Nga vẫn có ảnh hưởng
mạnh và nhiều quyền lợi ở khu vực này (15 năm cùng thuộc Liên Bang Xô Viết,
tiếng Nga vẫn là ngôn ngữ được sử dụng ở các nước này). Bất cứ vấn đề an ninh
nào trong khu vực này đều là mối đe dọa trực tiếp đến Nga, đặc biệt với 5 triệu
người dân tộc thiểu số của Nga đang sinh sống tại khu vực biên giới.
- Đối với quan hệ Nga – Trung Quốc: một đường biên giới ổn định giữa hai nước là
rất quan trọng đối với lợi ích của Nga, thêm nữa hợp tác kinh tế với một nền kinh
tế mới nổi như Trung Quốc đem lại nhiều lợi hơn hại cho Nga, đặc biệt nếu một
khu vực mậu dịch tự do được ra đời trong khuôn khổ của SCO. Nga muốn tranh
thủ quan hệ kinh tế thương mại với TQ để giảm bớt khó khăn trong nước , đồng
thời để tránh không quá lệ thuộc vào Mỹ và phương tây. Hiện nay, Trung Quốc là
bạn hàng lớn nhất của Nga về dầu thô, khí đốt và vũ khí. Vũ khí là mặt hàng xuất
khẩu thu được nhiều ngoại tệ nhất, giúp Nga dần dần thoát khỏi gánh nặng nợ nần
khổng lồ.
- Đối với quan hệ Nga – Mỹ - NATO: trước sự quan tâm ngày càng lớn của Mỹ và
phương Tây đối với khu vực Trung Á và sự hiện diện quân sự của các lực lượng
này tại Afganistan và Iraq, Nga muốn thông qua SCO để kiềm chế sự can thiệp từ
bên ngoài vào khu vực này, đồng thời tạo dựng một đối trọng với NATO.
 Với Nga, SCO là công cụ hữu hiệu để cân bằng quyền lực, tuy nhiên cái giá phải
trả là sự chia sẻ lợi ích với Trung Quốc.
b. Về phía Trung Quốc:
- SCO là minh chứng cho việc TQ có khả năng xây dựng một tổ chức quốc tế không
phụ thuộc vào phương Tây.
- Trung Á đối với Trung Quốc, là một khoảng trống được mở ra sau chiến tranh

lạnh, một thị trường tiềm năng cho hàng hóa và công nghệ của Trung Quốc, đặc
biệt là nguồn cung năng lượng về lâu dài cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của
nước này.
- Với Trung Quốc, nhu cầu bình ổn khu vực biên giới, giảm nguy cơ ở các điểm
nóng là rất cần thiết, vì mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và chia rẽ ở nước này
đang lên cao, đặc biệt là ở các khu vực nhạy cảm như Tân Cương, Tây Tạng.
3
c. Về phía 4 nước Trung Á:
- Có lãnh thổ năm kẹp giữa hai cường quốc lớn của thế giới là Nga và Trung Quốc,
tham gia vào SCO tránh cho 4 nước Trung Á phải trở thành chiến trường trong
cuộc đua tranh giữa Nga và Trung quốc rất có thể xảy ra, đó là một lựa chọn an
toàn và có lợi cho các bên.
- SCO cũng không gây hại gì cho quan hệ giữa các nước này với Mỹ và phương
Tây. Điển hình là sau khi SCO thành lập thì Kyrgystan và Uzbekistan vẫn cung
cấp lực lượng quân đội cho liên quân mà Mỹ cầm đầu ở Afganistan, các nước
Trung Á vẫn nhận viện trợ của phương Tây theo chương trình trợ giúp của OSCE.
Tóm lại các nước này vẫn đảm bảo được sự cân bằng trong quan hệ với các nước
lớn.
- Vốn yếu kém trong việc đối phó với chủ nghĩa khủng bố và cực đoan nổi lên ở khu
vực, tham gia vào SCO là cơ hội để các nước này nhận được sự trợ giúp lớn từ Nga
và Trung Quốc.
- Hợp tác với Trung quốc về kinh tế cũng là một cơ hội lớn đối với các nước này.
- Tham gia vào SCO trong lúc sự hiện diện của mình vẫn còn mờ nhạt trong chính
trường thế giới sẽ là cách để các nước này tăng cường vị thế của mình.
3. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động:
a. Mục tiêu:
- Củng cố lòng tin và xây dựng quan hệ láng giềng hòa hảo.
- Khuyến khích hợp tác có hiệu quả giữa các nước thành viên trong mọi lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, năng lượng,
thông tin, môi trường vầ các vấn đề khác.

- Đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực.
- Thiết lập một trật tự kinh tế, chính trị công bằng và dân chủ.
4
- Chống lại chủ nghĩa khủng bố, li khai và cực đoan, mà SCO cho là “ba lực lượng
hắc ám”.
b. Nguyên tắc hoạt động:
- Tôn trọng lẫn nhau về chủ quyền, độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước và sự
bất khả xâm phạm về biên giới lãnh thổ, bất tương xâm
- Không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các quốc gia khác, không sử
dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không sử dụng ưu thế
quân sự của mình trên lãnh thổ các quốc gia kế cận.
- Bình đẳng đối với tất cả các quốc gia thành viên nhằm tìm kiếm những vị thế
chung trên cơ sở sự hiểu biết lẫn nhau và tôn trọng ý kiến của mỗi nước thành
viên;
- Giải quyết hoà bình các tranh chấp giữa các nước thành viên; SCO cam kết không
trực tiếp chống lại các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế; ngăn ngừa bất kỳ
hành động bất hợp pháp nào trực tiếp chống lại các lợi ích của tổ chức SCO;
- Thực hiện một cách thiện chí các qui định được qui định trong Hiến chương hiện
hành và các tài liệu khác được thêm vào trong khuôn khổ hoạt động của tổ chức.
II. Cơ chế hợp tác:
1. Lĩnh vực và cơ chế hợp tác :
Cùng với thời gian, từ một diễn đàn về an ninh biên giới , chống lại cái mà các
thành viên của tổ chức này gọi là “ba lực lượng hắc ám”: chủ nghĩa ly khai, chủ
nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố, ngày nay SCO đã mở rộng thêm nhiều kế
hoạch hợp tác cùng có lợi khác về chính trị, ngoại giao, thương mại, văn hóa,
chống buôn bán ma túy, v.v... Trên thực tế, tổ chức này đã phát triển thành một
liên minh thiên về quân sự hơn.
SCO là một mạng lưới liên chính phủ hoạt động theo các hội nghị thường niên
và hội nghị Liên chính phủ khác. Các hội nghị thường niên hàng năm trong khuôn
5

×