Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

Bai giang huong dan xay dung ma tran de kiem tra mon lịch sử 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.23 KB, 52 trang )


Tham dự lớp tập huấn biên
soan đề kiểm tra, môn Lịch sử
cấp trung học cơ sở


Néi dung


!"
#$%&'()*+
,-./&'()
*+

0
 !"
1.Về khái niệm kiểm tra, đánh giá
Đánh giá, trong giáo dục là một quá trình tiến hành
có hệ thống để xác định mức độ đạt được của học
sinh về các mục tiêu giáo dục. Nó có thể bao gồm
sự mô tả về mặt định tính hay định lượng những
hành vi của người học cùng với những nhận xét
đánh giá những hành vi này đối chiếu với sự mong
muốn đạt được về mặt hành vi đó.
Một khái niệm khác cho rằng đánh giá trong giáo
dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời có hệ
thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên
nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ
vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở
cho những chủ trương biện pháp và hành động giáo
dục tiếp theo.



Như vậy, kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập
lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình tiến hành
có hệ thống, liên tục và thường xuyên, theo dõi thu
thập số liệu, chứng cứ nhằm đánh giá kết quả học
tập, củng cố, mở rộng, tăng cường hoạt động học tập
của học sinh. Đồng thời, qua đó xác định mức độ các
mục tiêu dạy học đạt được, làm cơ sở cho những
quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và
cho bản thân học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học ở trường phổ thông. KTĐG kết quả
học tập lịch sử ở trường phổ thông nhằm đo khả
năng biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh
về sự phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân
tộc, qua đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của nội dung,
chương trình, SGK để có những bổ sung, điều chỉnh
kịp thời về cách dạy và cách học, giúp bộ môn lịch sử
thực hiện tốt vai trò giáo dục của mình.

Như vậy, kiểm tra và đánh giá là hai công việc có nội
dung khác nhau, nhưng có mối liên quan mật thiết với
nhau, những thông tin thu được đối chiếu với những
mục tiêu đề ra nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp
để điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong quá
trình dạy học, kiểm tra được xem là phương tiện và
hình thức của đánh giá. Thông qua kiểm tra cung cấp
những dữ liệu, những thông tin cần thiết làm cơ sở
cho việc đánh giá chất lượng dạy học. KTĐG hướng
tới thực hiện mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo. Cho

nên, xét ở một mức độ nào đó KTĐG có điểm chung:
kiểm tra gắn liền với đánh giá, đánh giá được hiểu
theo nghĩa bao gồm cả kiểm tra.

2. Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá
KTĐG có vị trí quan trọng để củng cố, phát triển kiến thức
của học sinh trong học tập nói chung, học tập lịch sử nói riêng.
Nó là một khâu không thể tách rời diễn ra trong suốt quá trình
dạy học nhằm đánh giá thường xuyên năng lực học tập của
học sinh hướng tới việc hướng dẫn học sinh học tập, giáo viên
giảng dạy và giám sát, cải tiến chất lượng giáo dục trong nhà
trường. Từ kết quả KTĐG, những kết luận chính xác về thực
trạng dạy học đã được rút ra để điều chỉnh hoạt động dạy học
của thầy - trò. Vì vậy, KTĐG có hệ thống và thường xuyên sẽ
cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp học sinh tự
điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên có những thông tin
phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy, đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học từ đó nâng cao
chất lượng dạy học của nhà trường phổ thông. KTĐG có tính
mục đích, có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh.

a.Mục đích của kiểm tra, đánh giá:
*Thứ nhất: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập:
- Qua KTĐG thông báo cho từng học sinh biết được trình độ tiếp thu kiến
thức và những kỹ năng môn học của mình so với yêu cầu của chương
trình cũng như sự tiến bộ của họ trong quá trình học tập, nhằm thúc đẩy
tính tích cực, hứng thú học tập.
- KTĐG giúp học sinh phát hiện những nguyên nhân sai sót cần phải bổ
sung, điều chỉnh trong hoạt động học.
*Thứ hai: KTĐG để phân loại, xếp loại học sinh:

- Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi
học sinh và mỗi tập thể lớp, tạo cơ hội để các em phát triển kỹ năng tự
đánh giá để nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên các em
học tập, có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời. Đồng thời, qua đó giáo dục học
sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo
đức, có thêm niềm tin ở sức lực, khả năng của mình để từ đó có nhu cầu
tự KTĐG thường xuyên.
- Giúp giáo viên có cơ sở nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình,
tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy học, không ngừng nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn.

Như vậy, KTĐG là nhiệm vụ cần thiết, phức tạp nhất và tất yếu không
thể thiếu được của quá trình dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng.
Nó chính là động lực thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động dạy - học. KTĐG
không những là một nhân tố dạy học mà còn là một nhân tố kích thích học
sinh học tập vươn lên, hai nhân tố này có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau.
Việc đánh giá càng chính xác giúp giáo viên hoàn thiện, cải tiến phương
pháp dạy học ngày càng có hiệu quả. Ngược lại, nếu mục đích dạy học
của KTĐG bị xem nhẹ sẽ dẫn tới hậu quả buông lỏng quá trình dạy học,
không động viên, khuyến khích, thúc đẩy học sinh tự vươn lên trong quá
trình học tập.
b.Ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá:
* Đối với học sinh:
KTĐG là thước đo kết quả học tập của học sinh trong từng môn học cụ
thể. Việc KTĐG thường xuyên (bao gồm KTĐG của giáo viên và hoạt động
tự KTĐG của học sinh) tạo nên mối “liên hệ ngư-ợc” giúp các em tự điều
chỉnh hoạt động học tập của mình:

-Về kiến thức: KTĐG giúp học sinh nhận thức đúng mức độ kiến thức đã đạt
được so với yêu cầu của chương trình. Nó giúp các em phát hiện những

thiếu sót, “lỗ hổng” trong kiến thức, kỹ năng để kịp thời sửa chữa, thay đổi,
điều chỉnh phương pháp học tập đạt kết quả cao hơn.
-Về giáo dục: KTĐG được thực hiện nghiêm túc đúng qui trình sẽ có tác dụng
giáo dục rất lớn góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: ý
chí tự giác vươn lên trong học tập, củng cố lòng tự tin vào khả năng của
mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn, thể hiện
lòng trung thực, tinh thần tập thể…
-Về kĩ năng: Thông qua KTĐG, học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng tư
duy trí tuệ- từ đơn giản đến phức tạp: biết tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch
sử, hiểu sâu sắc các sự kiện, hiện tượng lịch sử, qua đó vận dụng khả
năng thực hành, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, rút ra
qui luật và bài học lịch sử … KTĐG được thực hiện tốt sẽ giúp các em phát
triển trí thông minh, biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để tiếp thu
kiến thức mới.
* Đối với giáo viên:
KTĐG thường xuyên, nghiêm túc, cung cấp cho giáo viên những thông tin
tương đối chính xác và toàn diện về mức độ hiểu và nắm kiến thức của học
sinh đạt hay chưa đạt so với mục tiêu môn học đề ra, nắm đư-ợc mức độ
tiến bộ hay sút kém của từng học sinh để có những biện pháp khuyến
khích, động viên hay giúp đỡ, bồi dưỡng kịp thời. Từ những “mối liên hệ
ngược” này giáo viên điều chỉnh các hoạt động dạy học, tìm ra những biện
pháp cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua KTĐG giúp giáo
viên thẩm định trên thực tế hiệu quả những cải tiến, đổi mới nội dung và ph-
ương pháp dạy học của mình.

3. Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả KTĐG cần đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:
*Một là: KTĐG kết quả học tập của học sinh phải bảo đảm độ tin cậy, tính giá trị,
tính toàn diện về nội dung và các loại hình KTĐG .
- Độ tin cậy là yêu cầu quan trọng đối với bài kiểm tra. Đây là thước đo năng lực sư

phạm của người thầy, đồng thời phản ánh đúng trình độ, năng lực của người học.
Bài kiểm tra đạt được độ tin cậy với điều kiện sau:
+ Ít nhất trong hai lần kiểm tra khác nhau, cùng một học sinh phải đạt số điểm xấp xỉ
hoặc bằng nhau nếu bài kiểm tra có cùng một nội dung và mức độ khó tương đương
nhau.
+ Nhiều giáo viên chấm cùng một bài đều cho điểm như nhau hoặc gần như nhau.
+ Kết quả bài kiểm tra phản ánh đúng trình độ, năng lực của người học.
- Độ tin cậy của bài KTĐG bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quyết định
là ra đề kiểm tra. Nếu đề kiểm tra quá dễ hoặc quá khó sẽ không xác định được sự
phân hoá trình độ học sinh. Vì vậy, để một bài kiểm tra đạt được độ tin cậy, vai trò
quyết định là ở khâu ra đề của giáo viên. Khi ra đề giáo viên cÇn:
Giảm các yếu tố ngẫu nhiên, may rủi đến mức tối thiểu.
Diễn đạt đề bài rõ ràng để học sinh hiểu đúng nội dung, yêu cầu của đề.
Ra nhiều câu hỏi, bao quát tới mức tối đa các vấn đề cần kiểm tra.
Câu hỏi kiểm tra đòi hỏi học sinh vừa phải ghi nhớ, vừa phải hiểu, vừa phải biết
vận dụng vào việc tiếp thu kiến thức mới vào cuộc sống.
VD: Nêu những nhiệm vụ chính của LHQ? Kể một số việc làm của LHQ hiện nay
mà em biết ?

Nội dung kiểm tra phải giảm đến mức thấp nhất sự gian lận trong thi cử (đề
thi phải đảm bảo học sinh “biết”, “hiểu”, “vận dụng” thông minh) và cách thi
(có thể sử dụng hay không sử dụng tài liệu). Đồng thời giám sát chặt chẽ
việc thi.
Chuẩn bị tốt đáp án, thang điểm để một người chấm trong nhiều lần hoặc
nhiều người chấm đều cho kết quả tương đương.
*Hai là: Kiểm tra, đánh giá phải bảo đảm kết hợp giữa sự đánh giá của giáo
viên với sự tự đánh giá của học sinh.
Yêu cầu và đòi hỏi của KTĐG đặt ra là phát huy tính chủ động tích cực của
học sinh trong việc xác định mục đích, động cơ, thái độ và tâm lý trong học
tập, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách chủ động, không

quá lo sợ kiểm tra dẫn tới học tập đối phó và gian lận trong thi cử
KTĐG đảm bảo sự kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của
học sinh là đòi hỏi cấp thiết của lý luận dạy học hiện đại nhằm tích cực hoá
ngư-ời học trong quá trình tiếp nhận tri thức. Tự đánh giá được coi như một
hoạt động học tập của học sinh. Hoạt động tự KTĐG của học sinh chủ yếu
được thực hiện sau mỗi bài học, mỗi phần, mỗi chương học thông qua
giải các bài tập, qua việc nắm kiến thức lịch sử của mỗi học sinh.
Để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình, giáo viên có thể tổ chức
cho học sinh đánh giá qua nhóm (đánh giá chéo nhau trong một nhóm),
hoặc để học sinh tự đánh giá năng lực học tập của mình trên cơ sở định
hướng của giáo viên. Hoạt động tự đánh giá này đòi hỏi học sinh phải tự
nêu nhận xét về kết quả học tập của bản thân hay nhận xét về kết quả học
tập của bạn. Hình thức tự đánh giá có thể tiến hành bằng phát biểu ý kiến
cá nhân, bình chọn bằng phiếu kín hoặc cho điểm độc lập.

*Ba là: Các phương pháp kiểm tra, đánh giá càng đơn giản, tốn ít thời gian,
sức lực và ít chi phí, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể càng tốt.
Đơn giản không có nghĩa là sơ sài, bài kiểm tra đơn điệu và buồn tẻ với câu
hỏi của giáo viên và trả lời của học sinh nhằm tóm tắt những kiến thức có
sẵn trong SGK và lời thầy giảng trong vở ghi. Bài kiểm tra đòi hỏi học sinh
khả năng hiểu sâu sắc các kiến thức lịch sử và biết vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn.
4.Nội dung kiểm tra, đánh giá:
*Về mặt kiến thức: Đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức lịch sử
của học sinh ở trường phổ thông hiện nay, về cơ bản chúng ta đánh giá khả
năng Biết (ghi nhớ, thuộc sự kiện), Hiểu (bản chất sự kiện) và Vận dụng
kiến thức trong quá trình học tập, trong thực hành. Đây cũng là 3 cấp độ
trong thang đánh giá thường được sử dụng ở nước ta và được vận dụng cụ
thể vào từng môn học, từng cấp học, lớp học. Đối với bộ môn lịch sử ở
trường THCS đánh giá học sinh ở 3 cấp độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận

dụng. Cấp THPT, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh ở 3 cấp độ
trên nhưng ở mức cao hơn. Tuy nhiên, thực tế các đề kiểm tra hiện nay các
đề kiểm tra cho thấy khó có sự tách bạch một cách tuyệt đối các cấp độ
đánh giá trong một đề kiểm tra, mà chúng thường đan xen lẫn nhau, mức
độ trước có thể là cơ sở cho mức độ sau, chẳng hạn như kiến thức nhận
biết và thông hiểu, vận dụng. Thậm chí, trong một câu hỏi kiểm tra cũng có
thể bao gồm 2 đến 3 cấp độ khác nhau. Vì vậy, kết quả học tập của học
sinh được đánh giá theo các cấp độ không có nghĩa là trong mỗi đề kiểm tra
phải kiểm tra đủ các cấp độ đó, vì nếu có muốn như vậy cũng khó có thể
thực hiện được.

*Về thái độ, tình cảm: Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông rất có ưu thế trong
việc giáo dục thế hệ trẻ, rèn luyện những phẩm chất, nhân cách cao đẹp
của con người mới từ những bài học kinh nghiệm quí báu của cha ông
trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Việc đổi mới nội dung, chương trình, SGK cấp THCS, việc tiến hành phân
ban cấp THPT mà chúng ta đang tiến hành hiện nay vừa tạo điều kiện, vừa
đặt ra những đòi hỏi cấp thiết cần đổi phương pháp dạy học nhằm đào tạo
những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống
xã hội, hoà nhập với sự phát triển chung của cộng đồng. Chính điều này đã
đặt ra cho KTĐG bộ môn lịch sử không chỉ dừng lại ở yêu cầu biết tái hiện
kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà cần phải khuyến khích trí thông
minh, sáng tạo, khả năng tư duy của học sinh.
*Về kỹ năng: KTĐG kỹ năng của học sinh đối với bộ môn lịch sử phải căn cứ
vào đặc trưng của môn học. Lịch sử đã diễn ra, không lặp lại. Kiến thức lịch
sử ở trường phổ thông được chuyển tải qua kênh chữ và kênh hình (bản
đồ, biểu đồ, tranh ảnh.). Cho nên, KTĐG kỹ năng của học sinh trong dạy
học lịch sử cũng giống như các bộ môn khoa học xã hội khác nhằm rèn
luyện tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích,
đánh giá, liên hệ. Đồng thời, cần tập trung vào các kỹ năng bộ môn như:

khả năng trình bày nói và viết, đặc biệt là kỹ năng thực hành, vận dụng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ.
- Kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức.
- Kỹ năng thu thập, xử lý, viết báo cáo và trình bày các vấn đề lịch sử .

5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Lựa chọn phương pháp KTĐG phù hợp với với đối tượng học sinh, với nhà
trường, với xu thế chung của tình hình KTĐG của thế giới hiện nay là yêu
cầu và đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Việc xác định đúng mục tiêu, nội dung
KTĐG chỉ đạt được kết quả mong muốn khi xác định đúng phương pháp
KTĐG. Tuy nhiên, khi lựa chọn các phương pháp KTĐG cần phải xác định
rõ những ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp để phát huy ưu điểm, khắc
phục hạn chế của những phương pháp này. Ví dụ:
*Đối với câu hỏi tự luận: Đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn kiến thức, kinh
nghiệm học tập để tự trình bày ý kiến về vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
-Ưu điểm:
+ Việc ra đề Tự luận, thường không khó, dễ thực hiện, tốn ít thời gian, dựa
vào kinh nghiệm chủ yếu của giáo viên.
+ Các câu hỏi tự luận cho phép đánh giá được tối đa kỹ năng diễn đạt, khả
năng suy luận lôgíc của học sinh để trả lời đầy đủ các dạng câu hỏi “Tại
sao?” và “như thế nào?”. Hay nói cách khác, câu hỏi tự luận cho phép đánh
giá năng lực sáng tạo của học sinh ở mức độ cao.
-Hạn chế:
+Câu hỏi kiểm tra tự luận thường kích thích thói quen học tủ của học sinh.
+Chấm bài tốn nhiều thời gian và công sức đồng thời kết quả đánh giá
thường mang nhiều yếu tố chủ quan của người chấm.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp kiểm tra kết hợp trắc nghiệm với tự
luận thì câu hỏi dạng tự luận nên chọn câu tự luận ngắn, vì với loại câu này

mỗi bài kiểm tra có nhiều câu hỏi hơn so với bài kiểm tra có câu hỏi tự luận
truyền thống. Câu tự luận ngắn đề cập tới một nội dung hạn chế, câu trả lời
là một đoạn ngắn, tạo điều kiện cho việc chấm điểm nhanh chóng, chính
xác, có độ tin cậy cao hơn loại câu hỏi tự luận truyền thống.
*Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
trong dạy học lịch sử gồm nhiều loại: Trắc nghiệm đúng - sai, trắc nghiệm
nhiều lựa chọn, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm đối chiếu - cặp đôi,
thực hành (vẽ bản đồ, biểu đồ). Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm cho phép bao
kín kiến thức của chương trình, trong đó mỗi câu chỉ nêu ra một vấn đề
cùng những thông tin cần thiết để học sinh lựa chọn câu trả lời ngắn, song
lại có độ tin cậy cao đòi hỏi học sinh phải tích luỹ được nhiều kiến thức.
-Ưu điểm:
+Độ phổ kiến thức cần kiểm tra rộng.
+Ít tốn công chấm bài (có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng như
QUEST, TEST, SPS) để chấm.
+Tính khách quan của kết quả chấm bài được đảm bảo, ít bị ảnh hưởng bởi
tính chủ quan của người chấm.
-Hạn chế:
+Tốn thời gian và công sức ra đề.
+Không đánh giá được một số kỹ năng của học sinh, đặc biệt là khả năng
sáng tạo trong trình bày, lập luận và phát biểu ý kiến của mình.

Khi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần thống nhất đưa về một
dạng câu hỏi nhất định để tạo sự thuận lợi cho quá trình chấm bài. Thông
thường câu hỏi trắc nghiệm khách quan được sử dụng phổ biến là loại câu
hỏi nhiều lựa chọn có 4 lựa chọn.
Như vậy, mỗi loại câu hỏi đều có những ưu điểm và hạn chế của nó, khi
xây dựng đề kiểm tra không nên tuyệt đối hoá một loại câu hỏi nào mà cần
kết hợp sử dụng các loại câu hỏi cho phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy
nhiên, khi xây dựng hệ thống câu hỏi cần chú ý:

-Xác định mục đích của câu hỏi: Nhằm KTĐG năng lực học tập, kĩ năng
thực hành lịch sử của học sinh qua một tiết học hay một phần học cụ thể.
-Xác định yêu cầu mức độ các câu hỏi: Câu hỏi phải rõ ràng, phải thể hiện
sự phân hoá trình độ học tập của học sinh. Mỗi câu hỏi trong một đề kiểm
tra đều nhằm phân loại năng lực học tập của học sinh theo các mức giỏi -
khá - trung bình- yếu kém.
+ Câu hỏi dễ dành cho học sinh có năng lực học yếu.
+ Câu hỏi trung bình để dành cho học sinh có năng lực học trung bình.
+ Câu hỏi khó dành cho học sinh có lực học khá giỏi.

CÊp ®é
t duy
M« t¶ cÊp ®é t duy
NhËn
biÕt
Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của chủ đề và có thể
nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu.
Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi học sinh kể tên, nêu lại, nhớ lại một
sự kiện, hiện tượng.
Thí dụ: Học sinh nhớ được ngày, tháng của một sự kiện lịch sử, tên một nhân vật
lịch sử cụ thể.
Th«ng
hiÓu
Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt
ra gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể giải thích được một sự kiện, hiện
tượng lịch sử, tóm tắt được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu hỏi
có liên quan.
Thí dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra như thế nào.
VËn

dông
Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm
của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như
tình huống đã gặp trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết 1
tình huống cụ thể.
Thí dụ: áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện khác.
6. MÔ TẢ VỀ CẤP ĐỘ TƯ DUY VẬN DỤNG TRONG MÔN LỊCH
SỬ

Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn
đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước
đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở
mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế
học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.
Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong 1 tổng thể và
mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý
kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó.
Thí dụ: tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh phải
phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử khác
nhau, v.v. Hoặc học sinh đánh giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử.
Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài
học, các nhà giáo dục đã đưa về các bậc:
Biết (bậc 1): Với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, khái quát, kể tên v.v.
Hiểu (bậc 2 ) : Với các động từ: giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí
giải, vì sao nói v.v.
Vận dụng (bậc 3) : Với các động từ : so sánh, phân tích, bình luận, nhận
xét, vận dụng, đánh giá vv…

II. K THUT BIấN SON KIM TRA

1. QUI TRèNH BIấN SON KIM TRA
ỏnh giỏ kt qu hc tp ca hc sinh l mt hot ng rt
quan trng trong quỏ trỡnh giỏo dc. ỏnh giỏ kt qu hc tp
l quỏ trỡnh thu thp v x lớ thụng tin v trỡnh , kh nng
thc hin mc tiờu hc tp ca hc sinh nhm to c s cho
nhng quyt nh s phm ca giỏo viờn, cỏc gii phỏp ca
cỏc cp qun lớ giỏo dc v cho bn thõn hc sinh, hc sinh
hc tp t kt qu tt hn.
ỏnh giỏ kt qu hc tp ca hc sinh cn s dng phi hp
nhiu cụng c, phng phỏp v hỡnh thc khỏc nhau. kim
tra l mt trong nhng cụng c c dựng khỏ ph bin
ỏnh giỏ kt qu hc tp ca hc sinh.
biờn son kim tra cn thc hin theo quy trỡnh 6 bc sau:
- Bớc 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
- Bớc 2: Xác định hình thức đề kiểm tra
- Bớc 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
- Bớc 4: Biên soan câu hỏi theo ma trận
- Bớc 5: Xây dựng hớng dẫn và đáp án chấm.
- Bớc 6: Xem xét lại việc biên soạn kiếm tra

Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Căn cứ
- Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học
sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay
một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu
của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và
thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho
phù hợp.
§¶m b¶o môc tiªu:
1. KiÕn thøc

Nắm vững sự kiện lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển
chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của lịch sử thế giới
từ thời nguyên thuỷ đến nay. Chú trọng đến những nội dung
quan trọng nhất để hiểu biết về quá trình phát triển của lịch
sử loài người, những nền văn minh, những mô hình xã hội
tiêu biểu, lịch sử các nước trong khu vực và các sự kiện lịch
sử thế giới có ảnh hưởng lớn, liên quan đến lịch sử nước ta.
Hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ
nguồn gốc đến nay, trên cơ sở nắm vững được những sự
kiện tiêu biểu của từng thời kì, những chuyển biến lịch sử và
sự phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc trong sự phát
triển chung của thế giới.


3. Về tình cảm, thái độ, tư tưởng
Có tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, lòng tự hào dân tộc, có thái độ trân trọng đối với các di
sản lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, có tinh
thần quốc tế chân chính, vì hoà bình, tiến bộ xã hội.
Có niềm tin về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến
văn minh của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc.
Có những phẩm chất cần thiết nhất của người công dân :
thái độ tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối
với đất nước − cộng đồng ; yêu lao động ; sống nhân ái, có kỉ
luật, tôn trọng và làm theo luật pháp, đoàn kết dân tộc và quốc
tế

Hiểu biết về một số nội dung cơ bản, cần thiết về nhận thức xã hội như : kết
cấu xã hội loài người, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cấu hệ thống

xã hội, vai trò to lớn của sản xuất (vật chất, tinh thần) trong tiến trình lịch sử,
vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân, nguyên nhân và động lực tạo
ra các chuyển biến lịch sử, quy luật vận động của lịch sử
2. Về kĩ năng
Hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn như :
+ Xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian (đồng
đại, lịch đại).
+ Làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu.
+ Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tượng,
nhân vật lịch sử.
Bồi dưỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học
tập lịch sử (điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề,
tổ chức thực hiện dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thông báo,
trình bày về kết quả, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và để
tiếp nhận kiến thức mới ).
Hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử cho học sinh thông
qua các nguồn sử liệu khác nhau (đã có và phát hiện mới).

VD: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HỌC KÌ I) LỚP 9
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới hiện đại (1945 -
nay) học kì I, lớp 9 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự
đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập
trong các nội dung sau.
- Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp,
hình thức dạy học nếu thấy cần thiết
- Về kiến thức :
+ Trình bày được sự ra đời và phát triển của ASEAN từ “ASEAN 6” thành “ASEAN
10” (các nước thành viên).

Trình bày sự phát triển khoa học - kĩ thuật của Mĩ. Chính sách đối nội, đối ngoại của
Mĩ sau chiến tranh.
+ Chứng minh vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau
Chiến tranh thế giới thứ hai ?
Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật : máy tính
điện tử ; vật liệu mới ; “cách mạng xanh” ; chinh phục vũ trụ
+ Đánh giá ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học
- kĩ thuật : những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật và hạn chế của việc áp dụng khoa
học - kĩ thuật vào sản xuất.
- Về kĩ năng :
Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến
thức để phân tích, đánh giá sự kiện.
- Về tư tưởng, thái độ, tình cảm: kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh
đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử…

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra tự luận;

Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức: có
cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng
trắc nghiệm khách quan.

Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Chủ đề kiểm
tra

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Chủ đề 1 Chuẩn KT, KN cần
kiểm tra (Ch)
(Ch) (Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
điểm= %
Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu

điểm= %
……………………
……………………
…….
Chủ đề n (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
điểm= %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu

Số điểm
%
Số câu
Số điểm

×