Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

giáo trình mô đun đánh bắt ghẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 65 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
ĐÁNH BẮT GHẸ BẰNG
LƯỚI RÊ CỐ ĐỊNH TẦNG ĐÁY
Mã số: MĐ 04
NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI RÊ
Trình độ: Sơ cấp nghề
Hà Nội, năm 2013
2
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 04
3
LỜI GIỚI THIỆU
Ở Việt Nam hiện nay nghề đánh cá những loài cá có giá trị kinh tế rất phát
triển một trong những nghề đó là nghề đánh bắt hải sản bằng lưới rê.
Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản
bằng lưới rê”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc
khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên
soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của
nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu
phân tích công việc.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập
nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các
địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển:


1) Giáo trình mô đun lắp ráp, sửa chữa lưới rê
2) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp
3) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy
4) Giáo trình mô đun Đánh bắt Ghẹ bằng lưới rê cố định tầng đáy
5) Giáo trình mô đun Đánh bắt cá Thu, Ngừ bằng lưới rê trôi tầng mặt
6) Giáo trình mô đun Bảo quản hải sản sau thu hoạch
Giáo trình mô đun: Đánh bắt Ghẹ bằng lưới rê cố định tầng đáy . Nội dung
được phân bổ giảng dạy trong thời gian 76 giờ và bao gồm 5 bài:
Bài 1: Tìm hiểu về nghề lưới rê Ghẹ
Bài 2: Chuẩn bị
Bài 3: Thả lưới rê Ghẹ
Bài 4: Trôi lưới rê Ghẹ
Bài 5: Thu lưới, lấy cá của lưới rê Ghẹ
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm
Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện
nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi
cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của
các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường
Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ
Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo
4
các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật,
các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện
thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới
rê”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và
tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho

phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và
các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm biên soạn
1. Đỗ Ngọc Thắng (Chủ biên)
2. Đỗ Văn Nhuận
5
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 3
LỜI GIỚI THIỆU 4
Bài 1: Tìm hiểu về nghề lưới rê Ghẹ 11
Nội dung: 11
1.Các loại Ghẹ đánh bắt bằng lươí rê cố định 11
2. Một số ngư trường lưới rê Ghẹ ở Việt Nam 13
3. Tàu đánh bắt của nghề lưới rê Ghẹ 15
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 20
1. Các câu hỏi 20
2. Các bài thực hành 20
Nội dung: 22
1. Chuẩn bị ở bờ 22
1.2. Chuẩn bị trên đường đến ngư trường 30
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 30
1. Các câu hỏi: 30
2. Bài tập thực hành: 31
Bài 3: Thả lưới rê Ghẹ 32
A. Nội dung: 33
1.Vị trí thao tác khi thả lưới 33

33
Hình 4.3.1. Vị trí các thuỷ thủ khi thả lưới 33
Chú thích: 33
Thuyền trưởng (2) Thuỷ thủ số 2 (3) Thuỷ thủ số 3 33
(4) Thuỷ thủ số 4 33
Nhiệm vụ: 33
- Thuyền trưởng: Điều khiển tàu, điều hành các hoạt động trong quá trình thả lưới 33
- Thuỷ thủ (2): Thả phao cờ, phao đầu lưới, đá dằn 33
- Thuỷ thủ (3): Chuyển lưới lên mạn tàu, liên kết đầu cheo lưới lại với nhau 33
- Thuỷ thủ (4): Thả lưới 33
2.Tín hiệu, dấu hiệu khi thả lưới rê Ghẹ 34
34
Hình 4.3.2. Dấu hiệukhi thả lưới rê vào ban ngày 34
3. Thả lưới rê Ghẹ 34
3.1.Xếp lại vàng lưới rê trước khi thả 34
3.1.1. Xếp giềng dắt 34
- Giềng dắt là dây giềng nối từ tàu đến lưới. Trước khi thả giềng dắt cần được xếp gọn gàng
theo thứ tự thả lưới: phần nào thả trước xếp lên trên, phần nào thả sau xếp xuống dưới 34
- Khi xếp giềng dắt đầu dây giềng nối với tàu được xếp dưới cùng, đầu nối với lưới được xếp
ở trên cùng, dây giềng được khoanh tròn gọn gàng để không bị xoắn trong quá trình thả lưới.
34
3.1.2. Xếp phao cờ 34
- Phao cờ có cấu tạo là một cây tre nhỏ có chiều dài từ 3 – 4m, đường kính từ 30 – 50mm.
Đầu gốc có gắn vật nặng, thường là bê tông trọng lượng từ 1.5 – 2 kg. Đầu ngọn có gắn cờ
đuôi nheo màu đỏ hoặc đen nhằm dễ phát hiện trên mặt biển 34
34
34
Hình 4.3-3. Phao cờ Hình 4. 3-4. Phao cờ trên tàu lưới rê 34
6
-Phao cờ được xếp gọn ở bên mạn thả lưới, ở phần giữa cây tre có buộc sẵn dây để có thể

liên kết với lưới rê trong quá trình thả lưới 34
3.1.3. Xếp phao ganh 34
-Toàn bộ vàng lưới rê Ghẹ được treo trong nước nhờ hệ thống phao ganh và dây ganh. Phao
ganh được sử dụng là phao nhựa đường kính 110mm, dài 350mm. Dây ganh được làm từ
dây tổng hợp PP chiều dài từ 10 – 12m, đường kính 2.5 – 3.0mm. 34
34
Hình 4.3-5. Dây và phao ganh của lưới rê 34
- Phao ganh được xếp gọn gàng bên mạn thả lưới 34
3.1.4.Phao đèn lưới rê 34
Phao đèn có kết cấu giống phao cờ nhưng được gắn đèn ở đầu ngọn giúp cho tàu phát hiện
vàng lưới rê vào ban đêm. Đèn sử dụng năng lượng pin để phát sáng. Mỗi vàng lưới rê
thường trang bị từ 3 – 5 phao đèn, chủ yếu thắp sáng ở phía đầu của vàng lưới 34
34
Hình 4.3-6. Phao đèn lưới rê 34
3.1.5. Liên kết và xếp lưới rê Ghẹ 34
-Tiến hành liên kết các cheo lưới với nhau,số lượng các cheo lưới nhiều hay ít phụ thuộc
vào yêu cầu của thuyền trưởng hoặc kỹ thuật trưởng. Trong quá trình liên kết nếu thấy
lưới,dây giềng, phụ tùng nào bị rách hỏng cần phải thay thế, sửa chữa ngay 34
- Tiến hành xếp lưới rê Ghẹ theo thứ tự thả lưới phần nào thả trước xếp trên phần lưới nào
thả sau xếp ở dưới. Tiến hành tưới nước để tăng tốc độ rơi chìm khi thả lưới 34
3.2. Quy trình thả lưới rê Ghẹ 34
34
Hình 4.3-7. Quy trình thả lưới 34
3.3.1. Chuẩn bị thả lưới 34
Trước khi thả lưới cần: 34
- Kiểm tra áo lưới, các khuyết đầu dây, điểm nối các tấm lưới lại với nhau 34
- Chọn vị trí thả lưới và điểm xuất phát thả lưới cho phù hợp.Việc lựa chọn này cần đảm bảo
các nguyên tắc sau: 34
+ Lưới sau khi thả xuống nước phải tách xa tàu 34
+ Sau khi kết thúc thả lưới tàu phải ở cuối gió, lưới phải ở cuối nước 34

- Khi thuyền trưởng điều khiển tàu tiến về điểm xuất phát thả lưới thuỷ thủ số (2) thả phao
cờ đầu lưới, neo đầu lưới và đá dằn đầu lưới xuống nước. Cùng lúc này thuỷ thủ số (4) tiến
hành thả lưới xuống biển. 34
34
Hình 4.3-8.Thả phao cờ xuống nước 34
- Thuỷ thủ số (3) chuyển các bó lưới từ hầm lên vị trí thả lưới và liên kết các tấm lưới với
nhau thuỷ thủ số (4)thả lưới xuống biển. Khi tàu chạy , dưới tác dụng của lực cản lưới được
kéo ra phía đuôi tàu và được thả xuống biển. Khi đã thả được 10 cheo lưới thuỷ thủ số (2)
tiến hành buộc đá dằn với lưới và thả xuống biển. Cứ tiếp tục thả như vậy cho đến khi thả
hết lưới xuống biển. Ở đoạn lưới cuối cùng thuỷ thủ số (2) cũng tiến hành thả dá dằn, neo và
cờ cuối lưới xuống biển. Các thuỷ thủ còn lại hỗ trợ khi cần thiết 34
34
Hình 4.3.9. Thả lưới rê Ghẹ 34
Thứ tự thả lưới như sau: Thả phao cờ + Neo + Đá dằn đầu lưới → Thả lưới → Đá dằn +
Phao cờ giữa lưới → Neo + Đá dằn + Phao cờ cuối lưới 34
Sau khi kết thúc quá trình thả lưới, các thủy thủ tiến hành dọn dẹp boong thao tác, xếp gọn
các dụng cụ thiết bị. Neo tàu tại vị trí cuối lưới để trông lưới và chờ đến sáng hôm sau thu
lưới 34
34
Hình 4.3-10. Sơ đồ lưới rê Ghẹ đã thả xong 34
7
3.4.Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình thả lưới 34
3.4.1. Lưới quấn chân vịt 34
a. Nguyên nhân: 34
- Chưa xác định đúng hướng nước, hướng gió 34
- Không nắm vững quy trình thả lưới 34
- Bố trí mặt boong thao tác chưa hợp lý 34
- Lái tàu chưa thành thạo 34
b. Biện pháp đề phòng sự cố: 34
- Xác định đúng hướng nước, hướng gió 34

- Nắm vững quy trình thả lưới 34
- Bố trí mặt boong khai thác hợp lý 34
- Không sử dụng máy lùi khi thả lưới 34
c. Cách khắc phục sự cố: 34
- Nhanh chóng cắt ly hợp, không cho chân vịt hoạt động, sau đó tắt máy chính 34
- Tiến hành quan sát và xem xét mức độ lưới quấn vào chân vịt 34
- Cử người lặn xuống biển để quan sát thực tế mức độ sự cố ( Người lặn phải có kinh nghiệm
và được trang bị các thiết bị lặn chuyên dụng) 34
- Nếu nhẹ thì tiến hành cho người lặn xuống cắt lưới, nếu nặng thì phải báo cáo thuyền
trưởng cho tàu vào bờ, hoặc nhờ các tàu bạn đến giúp đỡ. 34
3.4.2.Phao ganh bị cuộn vào trong lưới 34
a. Nguyên nhân: 34
- Không cẩn thận khi xếp lưới 34
- Chưa xác định đúng hướng nước 34
- Chưa nắm vững quy trình thả lưới 34
b. Biện pháp đề phòng sự cố: 34
- Xếp lưới cẩn thận 34
- Xác định đúng hướng dòng chảy 34
- Nắm vững quy trình thả lưới 34
c. Cách khắc phục sự cố: 34
Thuỷ thủ số (3) hoặc số (4) khi phát hiện sự cố nhanh chóng gỡ phao ganh ra khỏi lưới 34
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 35
Bài 4: Ngâm lưới rê Ghẹ 37
A. Nội dung: 37
1.Trực ca trong quá trình ngâm lưới 37
2.Thăm lưới 38
3.Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình ngâm lưới 39
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 40
1. Các câu hỏi: 40
2. Bài tập thực hành: 40

Bài 5: Thu lưới, lấy cá của lưới rê Ghẹ 41
1.Các công việc trước khi thu lưới rê Ghẹ 41
2.Tín hiệu, dấu hiệu khi thu lưới rê Ghẹ 42
3. Thu lưới, lấy cá ở lưới rê Ghẹ 43
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 44
1. Các câu hỏi: 44
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 46
I. Vị trí, tính chất mô đun: 46
II. Mục tiêu mô đun: 46
III. Nội dung chính của mô đun: 47
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 47
8
4.1. Đánh giá bài thực hành 4.1.1 :Thực hành nhận dạng một số loài Ghẹ đánh bắt bằng lưới
rê 47
Nhận dạng được một số Ghẹ đánh bắt bằng lưới rê 48
-Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên để đánh giá mức độ đạt
được của học viên 48
+ Không đạt khi không nhận dạng được một số Ghẹ đánh bắt bằng lưới rê 48
4.2. Đánh giá bài thực hành 4.1.2: Tìm hiểu các bộ phận của tời lưới rê 48
-Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên để đánh giá mức độ đạt
được của học viên 48
+ Không đạt khi không chỉ được các bộ phận và nguyên lý hoạt động của tời lưới rê 48
4.3. Đánh giá bài thực hành 4.2.1: Thực hành kiểm tra vàng lưới rê Ghẹ 48
4.4. Đánh giá bài thực hành 4.2.2: Thực hành xếp lưới rê Ghẹ 49
4.5. Đánh giá bài thực hành 4.3.1: Thực hành thả lưới rê Ghẹ 50
4.6. Đánh giá bài thực hành 4.3.2: Thực hành xử lý sự cố trong quá trình thả lưới rê Ghẹ 50
4.7. Đánh giá bài thực hành 4.4.1: Thực hành thăm lưới và xử lý sự cố xảy ra trong quá trình
ngâm lưới rê Ghẹ 51
4.8. Đánh giá bài thực hành 4.5.1: Thực hành thu lưới, lấy Ghẹ ở lưới rê Ghẹ 51
4.6. Đánh giá bài thực hành 4.5.2: Thực hành xử lý sự cố trong quá trình thu lưới, lấy Ghẹ ở

lưới rê Ghẹ 52
V. Tài liệu tham khảo 53
9
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN:
ĐÁNH BẮT GHẸ BẰNG LƯỚI RÊ CỐ ĐỊNH TẦNG ĐÁY
Mã số mô đun: MĐ 04
Giới thiệu mô đun:
Học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Hiểu được các loài Ghẹ đánh bắt được ở lưới rê cố định tầng đáy;
+ Biết được các ngư trường đánh bắt Ghẹ ở Việt Nam;
+ Hiểu được kỹ thuật đánh bắt Ghẹ bằng lưới rê cố định tầng đáy.
- Kỹ năng :
+ Phân biệt được các loài Ghẹ đánh bắt được ở lưới rê cố định tầng đáy;
+ Liệt kê được các ngư trường đánh bắt Ghẹ ở Việt Nam;
+ Thao tác được các công đoạn trong quy trình đánh bắt Ghẹ bằng lưới rê
ba lớp tầng đáy.
- Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định.
10
Bài 1: Tìm hiểu về nghề lưới rê Ghẹ
Mã bài: MĐ 04- 1
Mục tiêu:
- Liệt kê được các loại Ghẹ đánh bắt được bằng lưới rê cố định tầng đáy;
- Hiểu đặc điểm chung của ngư trường lưới rê Ghẹ ở việt nam;
- Biết được tàu đánh bắt bằng rê Ghẹ ở Việt nam;
- Nêu được các thông số kỹ thuật, máy khai thác, boong thao tác của tàu
lưới rê Ghẹ;
- Hiểu được cấu tạo của lưới rê Ghẹ;
- Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định.
Nội dung:

1.Các loại Ghẹ đánh bắt bằng lươí rê cố định .
Ghẹ là đối tượng hải sản quý, có giá trị thương mại cao và là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng của Việt Nam. Ghẹ được phân bố ở khắp các vùng biển đến độ
sâu 50 – 100m và cửa sông, đáy cát bùn từ Bắc vào Nam, nguồn lợi khá phong
phú.
1.1. Ghẹ Xanh
Tên tiếng Anh: Green crab
Hình 4.1.1. Ghẹ xanh
Ghẹ xanh xuất hiện khá phổ biển ở khắp các vùng biển của Việt Nam. Ghẹ
xanh ưa thích sống ở vùng nước có độ mặn 25-31‰ và thường sống ở độ sâu từ
4 đến 10m nước ở những vùng biển có đáy là cát, cát bùn và cát bùn có san hô
chết.
Mùa sinh sản của ghẹ kéo dài quanh năm, nhưng thời gian ghẹ xanh ôm trứng
nhiều nhất là tháng 2-4 ở vùng biển miền Trung. Cũng như các loài cua biển,
sau khi nở ấu trùng ghẹ xanh phải qua nhiều lần lột vỏ và biến thái mới trở
11
thành ghẹ giống. Đến màu sinh sản ghẹ xanh kết thành đàn ra biển, nơi có độ
mặn 30 - 34‰ để đẻ trứng.
- Đặc điểm hình thái : Ghẹ thường có vỏ màu xanh, có các chấm trắng. Cỡ
khai thác ngoài biển khoảng 150 -250g/con .
- Phân bố: Khắp vùng biển Việt Nam
- Mùa vụ khai thác: tháng 5 – 2 năm sau
- Kích thước khai thác: 6,5-9 cm
1.2. Ghẹ đốm ( Ghẹ cát)
Hình 4.1.2. Ghẹ đốm
Ghẹ đốm xuất hiện khá phổ biển ở khắp các vùng biển của Việt Nam. Ghẹ đốm
ưa thích sống ở vùng nước có độ mặn 25-31‰ và thường sống ở độ sâu từ 4
đến 10m nước ở những vùng biển có đáy là cát, cát bùn và cát bùn có san hô
chết.
Mùa sinh sản của ghẹ kéo dài quanh năm, nhưng thời gian ghẹ đốm ôm trứng

nhiều nhất là tháng 2-4 ở vùng biển miền Trung. Cũng như các loài cua biển,
sau khi nở ấu trùng ghẹ đốm phải qua nhiều lần lột vỏ và biến thái mới trở
thành ghẹ giống. Đến màu sinh sản ghẹ đốm kết thành đàn ra biển, nơi có độ
mặn 30 - 34‰ để đẻ trứng.
- Đặc điểm hình thái : Ghẹ thường có vỏ màu xanh, có các chấm trắng mờ. Cỡ
khai thác ngoài biển khoảng 150 -250g/con .
- Phân bố: Vịnh Bắc Bộ, ven biển miền Trung
- Mùa vụ khai thác: Tháng 5 – 3 năm sau
- Kích thước khai thác: 7,5 – 14 cm
1.3. Ghẹ ba chấm ( Ghẹ ba mắt)
12
Hình 4.1-3. Ghẹ ba chấm
Ghẹ ba chấm xuất hiện khá phổ biển ở khắp các vùng biển của Việt Nam. Ghẹ
ba chấm ưa thích sống ở vùng nước có độ mặn 25-31‰ và thường sống ở độ
sâu từ 4 đến 10m nước ở những vùng biển có đáy là cát, cát bùn và cát bùn có
san hô chết.
Mùa sinh sản của ghẹ kéo dài quanh năm, nhưng thời gian ghẹ ba chấm ôm
trứng nhiều nhất là tháng 2-4 ở vùng biển miền Trung. Cũng như các loài cua
biển, sau khi nở ấu trùng ghẹ ba chấm phải qua nhiều lần lột vỏ và biến thái
mới trở thành ghẹ giống. Đến màu sinh sản ghẹ ba chấm kết thành đàn ra biển,
nơi có độ mặn 30 - 34‰ để đẻ trứng.
- Đặc điểm hình thái : Ghẹ thường có vỏ màu xanh, có ba chấm to ở trên lưng.
Cỡ khai thác ngoài biển khoảng 150 -250g/con .
- Phân bố: Vịnh Bắc Bộ và ven biển miền Trung
- Mùa vụ khai thác: Tháng 7 – 3 năm sau
-Kích thước khai thác: 7 – 14,5 cm
2. Một số ngư trường lưới rê Ghẹ ở Việt Nam
2.1. Đặc điểm chung
Ngư trường khai thác là nơi có các quần thể cá (hay hải sản khác) tập trung
tương đối ổn định, việc tiến hành khai thác tại đây luôn đạt sản lượng cao. Sự

xuất hiện các quần thể cá tại ngư trường thường mang tính mùa vụ, với chu kỳ
dài ngắn khác nhau tùy thuộc các yếu tố sinh thái tự nhiên. Các ngư trường
thường đựơc gọi tên theo địa danh gần chúng nhất, thường là tên các đảo hoặc
cửa sông.
Bãi cá khai thác là vùng nước có những điều kiện sinh thái thích hợp, là
nơi hội tụ đàn cá để sinh đẻ hay để kiếm mồi. Tùy theo quần thể cá, các bãi cá
được chia thành bãi cá đáy hoặc bãi cá nổi. Mỗi ngư trường thường gồm nhiều
bãi cá. Trong thực tế đôi khi khái niệm bãi cá được dùng chỉ ngư trường.
Dựa vào đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, vùng biển Việt Nam được
chia làm 4 ngư trường khai thác chính: ngư trường vịnh Bắc bộ, ngư trường
13
miền Trung, ngư trường Đông Nam bộ và ngư trường Tây Nam bộ. Chế độ gió
mùa đã tạo nên sự thay đổi cơ bản điều kiện hải dương sinh học, làm cho sự
phân bố cá mang tính chất mùa vụ rõ ràng.
Vùng biển vịnh Bắc bộ, thời kỳ gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 3
năm sau, cá tập trung ở vùng nước sâu giữa vịnh. Thời kỳ gió mùa tây nam từ
tháng 4 đến tháng 7, cá di cư vào vùng nước nông ven bờ để đẻ trứng. Thời kỳ
này các loài cá nổi tập trung nhiều nhất ở vùng gần bờ, sau đó giảm đi. Sản
lượng cá đáy ở vùng gần bờ cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11.
Vùng biển miền Trung, từ Đà Nẵng đến Mũi Dinh có đặc điểm là địa hình
đáy dốc. Khu vực nước nông dưới 50m rất hẹp, lưu lượng nước sông ít nên
chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước ngoài khơi. Vì vậy, sự phân bố thể hiện tính
chất mùa vụ rõ rệt hơn, vùng gần bờ, cá thường tập trung từ tháng 3 đến tháng
9, chủ yếu là các loài cá nổi di cư vào bờ đẻ trứng. Trong thành phần loài của
chúng có các loài cá đại dương như cá thu, cá ngừ, cá chuồn…, sự phân bố của
cá đáy ở đây không thay đổi nhiều theo mùa. Vùng nước nông ven bờ từ Quy
Nhơn đến Nha Trang có mật độ cá đáy tập trung tương đối cao.
Vùng biển Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, từ 11
0
30

,
N trở xuống, nơi bờ biển
chuyển hướng bắc nam sang đông nam. Thời kỳ gió mùa đông bắc, cá nổi tập
trung ở vùng gần bờ nhiều hơn thời kỳ gió mùa tây nam. Các khu vực tập trung
chính ở Vũng Tàu - Phan Thiết, quần đảo Côn Sơn. Thời kỳ gió mùa tây nam,
cá phân tán, mật độ cá trong toàn vùng giảm, không có những khu vực tập
trung lớn và có xu hướng ra xa bờ. Các khu vực đẻ trứng gần bờ, số lượng đàn
cá tăng lên, có nhiều đàn lớn, có lúc di chuyển nổi lên tầng mặt. Sản lượng cá
đáy vùng gần bờ phía Tây Nam bộ nhìn chung cao hơn vùng biển phía Đông
Nam bộ. Bờ phía đông, sản lượng khai thác vào thời kỳ gió mùa đông bắc cao
hơn thời kỳ gió mùa tây nam, còn ở bờ phía tây thì ngược lại.
Dựa vào mối tương quan giữa cá và nguồn thức ăn trong biển, từ việc xác
định khối lượng động vật phù du (thức ăn của cá nổi) và động vật đáy (thức ăn
của cá đáy), có thể xác định được ngư trường khai thác thuộc chủ quyền vùng
biển Việt Nam. Theo phương pháp nghiên cứu này, vùng biển Việt Nam được
chia ra thành các ngư trường sau: ngư trường gần bờ, ngư trường thềm lục địa
và ngư trường ngoài thềm lục địa Việt Nam. Theo sự phân chia này, tổng diện
tích vùng biển gần bờ của Việt Nam là 98.100km
2
; thềm lục địa Việt Nam
khoảng 326.200km
2
và vùng biển ngoài thềm lục địa Việt Nam là 377.000km
2
.
2.2. Ngư trường lưới rê Ghẹ
- Khu vực giữa vịnh Bắc bộ từ vĩ tuyến 19
0
00
,

-20
0
00
,
N, nằm dọc theo đường đẳng
sâu 50m nước.
- Ngư trường ngoài khơi biển miền Trung (từ 14
0
00
,
-18
0
00
,
N và từ 111
0
30
,
E trở
vào đến độ sâu 100m), nằm rải rác trong vùng, chủ yếu là khu vực nam Hoàng Sa.
- Ngư trường nhỏ ngoài khơi Phú Khánh - Bình Thuận (từ 11
0
00
,
-11
0
45
,
N và từ
110

0
30
,
E trở vào đến độ sâu dưới 30m nước).
14
- Ngư trường từ Vũng Tàu đến Côn Sơn (từ 8
0
00
,
-10
0
00
,
N) trong dải độ sâu 30-
50m nước.
- Ngư trường Đông Nam bộ, nằm rải rác khắp vùng biển từ nam Bình Thuận (từ
11
0
15
,
-6
0
30
,
N và từ 105
0
30
,
-111
0

30
,
E), tập trung nhiều ở dải độ sâu 30-50m nước.
- Ngư trường phía nam Hòn Khoai, 7
0
30
,
-8
0
00
,
N và 104
0
30
,
-105
0
30
,
E.
- Ngư trường biển Tây Nam bộ từ giữa vịnh Thái Lan đến phía nam Phú Quốc và
từ ven bờ ra đến hết độ sâu 50m nước (tới kinh độ 103
0
00
,
E).
3. Tàu đánh bắt của nghề lưới rê Ghẹ
3.1. Thông số kỹ thuật
- Kích thước vỏ tàu:
+ Chiều dài (L) = 18,55m

+ Chiều rộng(B)= 5,5m
+ Chiều cao mạn(D)= 2,65m
- Tải trọng 30 Tấn
- Công suất máy 150 CV
- Vòng quay định mức: 2000
- Tốc độ tự do: 5 Hl/giờ
Hình 4.1-4 Tàu lưới rê
4. Các máy khai thác của nghề lưới rê Ghẹ
4.1 . Bố trí chung của tời thu lưới rê thủy lực (xem hình vẽ)
15
Hình 4.1-5 Tời lưới rê
4.2. Đặc tính kỹ thuật của tời thu lưới rê thủy lực
Lực kéo định mức của tời : Pdm =1.000kg
Tốc độ thu lưới trung bình : Vtb = 0,42m/s
Động cơ thủy lực
Loại động cơ : động cơ bánh răng thủy lực
Áp suất làm việc : p = 100 at
Lưu lượng trung bình : Qođc = 51,2 lít/phút
Tốc độ động cơ : nđc = 100 vòng/phút
Công suất động cơ : Nđc = 4,6 kw
Bơm thủy lực
Loại bơm : bơm bánh răng thủy lực
Áp suất làm việc : p = 100 at
Lưu lượng trung bình : Qob = 51,2 lít
Tốc độ bơm : nb = 1.250 vòng/phút
Công suất của bơm : 6,5 kw
Đường kính ống dẫn dầu : d = 20mm
Lượng dầu chứa trong : V = 70 lít
16
thùng dầu

Hình 4.1-6 Kết cấu của tời thuỷ lực
4.3. Kết cấu của tời thu lưới rê thủy lực
Kết cấu gồm các cụm chi tiết và chi tiết (xem hình 4.1-6 ):
Vành đỡ 1. Động cơ thủy lực 4 được liên kết với vành đỡ 1 bằng các bu lông,
vòng đệm 2, 3. Bánh răng trụ 5 được lắp vào đầu trục động cơ thủy lực 4. Bánh răng
trụ 6 được liên kết với vành đĩa 7 bằng các bu lông, vòng đệm 13, 14. Hai ben cao su
16 (tang tời) được liên kết với vành đĩa 7. Hai ben cao su 16 được liên kết với nhau
thông qua các chi tiết vòng đệm17, chốt chẻ 18, vòng đệm 19, trục 20 và ống cao su
21. Hai vành đĩa 7 được lắp trên trục 1, liên kết với trục 1 qua bốn vòng bi 12. Vành
đỡ 1 và vành đỡ 2 được lắp cố định trên trục 1 bằng then 10 và đai ốc hãm 8, vòng
đệm hãm 9. Toàn bộ tời được treo trên cột qua vành đỡ 1 và các maní xoay, đảm bảo
tời hoạt động linh hoạt.
4.4. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tời thu lưới rê thủy lực
Máy chính 16 lai bơm thủy lực thông qua bộ truyền đai thang 14. Dầu thủy lực
từ thùng chứa dầu 2 đi qua đường ống dẫn dầu 3, qua đường ống dẫn dầu 3, qua
đường ống dẫn dầu 5 nhờ bơm thủy lực 4 làm việc. Dầu thủy lực đi qua van tiết lưu
6, qua đồng hồ áp lực 7, qua van điều khiển 8, qua đường ống dẫn dầu 9 đến động cơ
thủy lực 10.
17
Hình 4.1-7 Nguyên lý hoạt động của tời thuỷ lực
Động cơ thủy lực 10 liên kết với tang tời 15 qua bộ truyền bánh răng trụ lắp trên
tời. Tang tời 15 hoạt động thông qua bộ truyền bánh răng trụ trên tời. Toàn bộ vàng
lưới rê được thu qua tang tời 15.
Dầu thủy lực hồi về qua động cơ thủy lực 10, qua đường ống dẫn dầu hồi 11,
qua van điều khiển 8, qua đường ống dẫn dầu hồi 12, qua thiết bị làm mát 13, qua bộ
lọc 1 và hồi về thùng chứa dầu 2.
Van điều khiển 8 là van đặc chủng loại 4 cửa 3 vị trí, đảm bảo khả năng thay đổi
tốc độ từ thấp đến cao theo tính toán và đảo chiều quay của tang tời 15, đảm bảo vàng
lưới rê dài 10 km được thu qua tang tời thuận lợi và an toàn.
4.5. Công dụng của tời thu lưới rê thủy lực

Tời thu lưới rê thủy lực được chế tạo và lắp đặt trên tàu có công suất từ 140-400
CV đạt các ưu việt về khoa học công nghệ (hơn hẳn tời cơ khí) và hiệu quả kinh tế kỹ
thuật.
Kết cấu nhỏ gọn tạo ra boong thao tác rộng rãi, buồng máy rộng rãi trong điều
kiện vốn chật chội của tàu khai thác, từ đó không gây cản trở trong quá trình thao tác
nghề nghiệp.
Hệ thống thủy lực làm việc êm, không gây tiếng ồn, không ảnh hưởng tới môi
trường làm việc, từ đó không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thủy thủ.
Có khả năng thay đổi tốc độ và đảo chiều quay trên tang tời nhanh nhạy. Hoàn
toàn phù hợp với yêu cầu của quá trình thao tác thu lưới, thu cá của nghề lưới rê.
Thời gian thao tác thu hết vàng lưới rê dài 10 km bằng tời thủy lực đã giảm 30-
50% thời gian so với thao tác thu lưới thủ công khi chưa lắp đặt tời.
Số thủy thủ cần để thao tác thu lưới bằng tời thu lưới rê thủy lực đã giảm 30-
50% số thủy thủ so với thao tác thu lưới thủ công khi chưa lắp đặt tời.
Giải phóng sức lao động, thủy thủ làm việc không nặng nhọc, vất vả như khi
còn phải thao tác thu lưới thủ công.
18
Hình 4.1-8. Tời lưới rê
5. Giới thiệu về vàng lưới rê Ghẹ:
Lưới rê ghẹ là ngư cụ phổ biến rộng rãi ở hầu hết các địa phương trên cả nước
ta. Nghề khai thác ghẹ bằng lưới rê chủ yếu được sử dụng trên những đội tàu
nhỏ khai thác ở các vùng nước ven bờ. Có một số địa phương có đội tàu lớn,
khai thác ở các vùng nước xa bờ cũng khai thác ghẹ bằng lưới rê.
Chiều dài của vàng lưới rê ghẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất tàu,
trình độ công nghệ và điêù kiện kinh tế của ngư dân. Thông thường đối với với
những tàu đánh bắt ven bờ , chiều dài của lưới rê ghẹ dao động trong khoảng 3
đến 5 km. vàng lưới được chia thành nhiều tấm (cheo) lưới mỗi tấm có chiều
dài rút gọn 90m. Chiều cao của vàng lưới là 2m, kích thước 2a ở các địa
phương đang sử dụng là 2a= 80-120mm. Trong đó kích thước mắt lưới 2a=
100mm đang được ngư dân các tỉnh sử dụng phổ biến nhất.

Lưới rê Ghẹ là loại lưới rê cố định tầng đáy.Ngư trường hoạt động của lưới rê
cố định tầng đáy là những vùng nước có đáy tương đối bằng phẳng thuộc vùng
lộng hoặc vùng khơi. Chất đáy là cát hoặc bùn. Đối tượng đánh bắt là Ghẹ một
loài hải sản có giá trị kinh tế cao .Mùa vụ khai thác ghẹ bằng lưới rê ở vùng
biển vịnh Bắc bộ và miền Trung từ tháng 8 đến tháng 11 năm sau. Ở vùng biển
Đông Nam bộ và Tây Nam bộ từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau. Sản lượng bình
quân từ 1; 2 tạ đến 7;8 tạ trên mẻ lưới.
19
Hình 4.1.9. Hình dạng tổng quát của lưới rê Ghẹ
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
Câu hỏi 1:Kể tên một số loài Ghẹ thường đánh bắt bằng lưới rê ?
- Cách thức: cho tất cả học viên
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Hình thức trình bày: viết
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả cần đạt được: trình bày được một số loài Ghẹ thường đánh bắt
bằng lưới rê Ghẹ.
2. Các bài thực hành
Bài thực hành 4.1.1: Thực hành nhận dạng một số loài Ghẹ đánh bắt bằng lưới
rê .
- Mục tiêu: Giúp cho học viên nhận dạng được các loài Ghẹ đánh bắt bằng
lưới rê .
- Nguồn lực: Cần có 10 kg Ghẹ đánh bắt bằng lưới rê để học viên thực
hành.
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
một số Ghẹ đánh bắt bằng lưới rê . Từng học viên tiến hành nhận dạng, sau đó
giáo viên và các học viên khác nhận xét.
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ

- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Nhận dạng được một số loài Ghẹ đánh bắt bằng lưới rê .
20
Bài thực hành 3.1.2: Thực hành tìm hiểu các bộ phận của tời lưới rê.
- Mục tiêu: Giúp cho học viên hiểu cấu tạo của tời lưới rê .
- Nguồn lực: Cần có 01 tời lưới rê để học viên thực hành.
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm quan
sát tời lưới rê .
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Nhận dạng được các bộ phận của tời lưới rê .
C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm:
- Các loại Ghẹ thường đánh bắt được bằng lưới rê .
- Cấu tạo của tời lưới rê .
21
Bài 2: Chuẩn bị
Mã bài: MĐ 03-2
Mục tiêu:
- Trình bày được công tác chuẩn bị của nghề lưới rê Ghẹ.
- Thực hiện được công tác chuẩn bị của nghề lưới rê Ghẹ .
- Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định.
Nội dung:
1. Chuẩn bị ở bờ
1.1. Tìm hiểu việc kiểm tra và sửa chữa vàng lưới rê Ghẹ
Khi thu lưới rê, người ta thường kiểm tra và sửa chữa ngay những hư hỏng

trên vàng lưới. Tuy nhiên trước khi rời cảng đi đánh bắt, cũng phải tiến hành
kiểm tra lại vàng lưới rê một cách kỹ càng hơn; để sửa chữa, thay thế những bộ
phận của lưới rê có thể sẽ bị hỏng trong chuyến biển đến, hoặc những hư hỏng
chưa được phát hiện, hoặc những hư hỏng xảy ra trong quá trình tàu đậu ở
cảng.
Việc kiểm tra và sửa chữa vàng lưới rê Ghẹ thực hiện trước khi đi biển, có
lợi hơn nhiều khi thực việc này ở trên biển vì những lý do sau:
- Có nhiều thời gian để kiểm tra, sửa chữa; do đó việc kiểm tra sửa chữa sẽ
chu đáo hơn, đặc biệt là khi vàng lưới rê hư hỏng quá nhiều.
- Có đầy đủ phụ tùng vật tư để thay thế.
- Ra đến ngư trường, vàng lưới rê Ghẹ đã sẵn sàng làm việc, không để lỡ
cơ hội trong khai thác.
1.2. Quy trình kiểm tra và sửa chữa vàng lưới rê Ghẹ:
1.2.1.Kiểm tra dây giềng dắt:
- Nội dung kiểm tra:
+ Dây giềng có bị mòn quá 10%, có bị biến dạng, có bị lão hóa không.
+ Liên kết tạo khuyết còn chắc chắn không
- Sửa chữa, thay thế:
+ Dây bị mòn quá 10%, bị biến dạng, bị lão hóa thì thay dây mới.
+ Liên kết tạo khuyết không chắc, thì tạo khuyết mới
1.2.2. Kiểm tra phao ganh, dây phao ganh, phao và giềng phao
- Nội dung kiểm tra:
+ Số lượng: đủ/thiếu
+ Khoảng cách giữa 2 phao có đảm bảo không
22
+ Dây có sờn, mòn không
+ Phao tròn có bị nứt/vỡ không
+ Phao ganh có bị móp không
- Sửa chữa, thay thế:
+ Số lượng thiếu: thay vào cho đủ.

+ Khoảng cách giưã 2 phao chưa đảm bảo: tháo phao ra buộc lại cho đúng.
+ Dây có sờn, mòn: thay dây mới.
- Phao tròn có bị nứt/vỡ: thay mới.
- Phao ganh có bị móp: thay mới.
1.2.3. Kiểm tra thịt lưới, các đường sươn ghép
- Nội dung kiểm tra:
+ Các mắt lưới có bị rách không
+ Các đường sươn ghép có bị tuột không
- Sửa chữa, thay thế:
+ Tiến hành vá những chỗ lưới rách
+ Sươn những đường ghép bị tuột
1.2.4. Kiểm tra chì, và giềng chì
- Nội dung kiểm tra:
+ Số lượng: đủ/thiếu
+ Khoảng cách giữa 2 viên chì có đảm bảo không
+ Giềng chì có sờn, mòn không
+ Chì có bị mòn, bị mất không
- Sửa chữa, thay thế:
+ Số lượng chì thiếu: thay vào cho đủ.
+ Khoảng cách giưã 2 viên chì chưa đảm bảo: tháo chì ra kẹp lại cho đúng.
+ Giềng chì có sờn, mòn: thay dây mới
1.3. Kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ của vàng lưới rê Ghẹ:
1.2.1. Tìm hiểu ý nghĩa việc kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ của vàng lưới rê
Ghẹ.
Ở trên biển, dụng cụ thiếu về số lượng thì việc sửa chữa vàng câu sẽ chậm
lại; thiếu về chủng loại thì đôi khi có những hư hỏng không thể sửa được, ảnh
hưởng đến sản xuất.
23
Vật tư dự trữ cho vàng lưới rê cũng rất quan trọng, Đôi khi vì những lý do
khách quan trên biển, một số cheo lưới bị hư hỏng nặng hoặc bị mất, nếu

không có đủ vật tư để kịp thời thay thế, thì chiều dài vàng lưới rê bị giảm, đồng
nghĩa với giảm năng suất đánh bắt.
1.2.2. Quy trình kiểm tra:
a.Kiểm tra chủng loại, số lượng dụng cụ, vật tư sửa chữa vàng lưới rê
- Nội dung kiểm tra:
+ Chủng loại dụng cụ làm dây như kìm, kéo dùi chầu dây , dụng cụ làm lưới
như ghim, cữ, dao , vật tư như chỉ sươn ghép, dây giềng, phao, chì…có đầy đủ
không.
+ Số lượng dụng cụ làm dây như kìm, kéo dùi chầu dây , dụng cụ làm lưới như
ghim, cữ, dao , vật tư như chỉ sươn ghép, dây giềng, phao, chì…có đầy đủ
không.
-Xử lý:
+ Lập danh mục bổ sung (nếu thiếu).
b. Kiểm tra tình trạng hư hỏng của dụng cụ sửa chữa lưới rê
- Nội dung kiểm tra:
+ Xếp riêng những dụng cụ hư hỏng ( nếu có)
-Xử lý:
+ Lập danh mục số lượng và chủng loại vật tư cần bổ sung
c. Kiểm tra số lượng các tấm lưới( cheo lưới ) rê hỗn hợp làm sẵn để thay thế
-Nội dung kiểm tra:
+ Số lượng các tấm lưới ( cheo lưới) rê làm sẵn thường từ 5 đến 7 cheo
-Xử lý:
+ Khi kiểm tra nếu thấy thiếu thì lập danh mục số lượng tấm lưới rê làm sẵn
cần bổ sung
1.3. Quy trình kiểm tra chủng loại , số lượng dụng cụ sơ chế, làm
sạch cá
1.3.1.Kiểm tra chủng loại dụng cụ làm sạch
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra chủng loại các dụng cụ đã đầy đủ chưa
-Xử lý:

+ Nếu chưa đủ phải lập danh mục bổ sung
1.3.2. Kiểm tra số lượng dụng cụ làm sạch
- Nội dung kiểm tra:
24
+ Kiểm tra số lượng các dụng cụ đã đầy đủ chưa
-Xử lý:
+ Nếu chưa đủ phải lập danh mục bổ sung
1.3.3. Kiểm tra tình trạng hư hỏng của dụng cụ làm sạch
- Nội dung kiểm tra:
+ Xác định hư hỏng của các dụng cụ làm sạch
-Xử lý:
+ Lập bảng kê các dụng cụ hư hỏng cần thay mới
1.3.4. Kiểm tra tình trạng vệ sinh của dụng cụ làm sạch
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra độ sạch/ bẩn của dụng cụ
-Xử lý:
+ Nếu dụng cụ bẩn phải tiến hành rửa sạch
1.4. Kiểm tra dụng cụ, vật tư bảo quản :
1.4.1. Tìm hiểu dụng cụ, vật tư bảo quản :
Để giữ được chất lượng Ghẹ trong quá trình bảo quản, cần phải có những
dụng cụ vật tư như sau:
a. Hầm cách nhiệt trên tàu:
Hầm cách nhiệt dùng để bảo quản Ghẹ, được đóng liền với thành tàu. Hầm
có khả năng hạn chế hơi nóng từ bên ngoài vào và ngăn hơi lạnh từ hầm thoát
ra, nhờ vậy mà giữ cho nước đá chậm tan trong quá trình bảo quản . Thông
thường khi bảo quản bằng nước đá trong hầm, hầm cách nhiệt có nhiệt độ ổn
định từ 0
0
C đến 2
o

C.
Xung quanh hầm là lớp cách nhiệt, mặt trong hầm là lớp ván gỗ. Bên trên
hầm có cửa hầm hình vuông hoặc chữ nhật kích thước 0,8 x 0,8 m hoặc 0,6 x
0,8 m. Cửa hầm có nắp đậy cũng làm bằng vật liệu cách nhiệt. Mỗi hầm cách
nhiệt có các lỗ thoát nước, đường kính mỗi lỗ khoảng 4-5 cm, có lưới chắn để
Ghẹ không lọt ra ngoài. Lỗ thoát nước có công dụng xả nước do nước đá tan
trong quá trình bảo quản Ghẹ hoặc nước khi làm vệ sinh hầm.
b. Thùng ngâm hạ nhiệt:
Thùng ngâm hạ nhiệt dùng ngâm cá để hạ nhiệt trước khi đưa Ghẹ vào bảo
quản. Thùng được làm bằng tôn hoặc composite có kích thước 1,6 x 0,8 x 0,8
m, được cách nhiệt bởi lớp xốp dày 10 cm. Thùng có nắp đậy.
c. Máy xay nước đá:
Máy xay nước đá dùng để xay đá cây thành đá viên nhỏ có kích thước 2-3
cm. Máy xay đá hoạt động bằng cách trích lực từ máy chính.
25

×