Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

giáo trình mô đun bảo trì hệ thống điện tàu cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.73 KB, 59 trang )



1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỆN
TÀU CÁ

MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ: VẬN HÀNH, BẢO TRÌ MÁY TÀU CÁ


Trình độ: Sơ cấp nghề








2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể


được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04



































3
LỜI GIỚI THIỆU
Nước ta với chiều dài hơn 3000 km bờ biển trải dài từ Bắc tới Nam. Nghề
khai thác thủy sản của nước ta hình thành từ rất sớm và ngày càng phát triển với
rất nhiều loại nghề khai thác khác nhau. Mỗi loại nghề có một đặc thù riêng và
có những trang thiết bị riêng. Với sự phát triển chung của xã hội, trang thiết bị
phục vụ cho nghề cá ngày một cải tiến và hiện đại hơn. Chính vì lẽ đó mà người
vận hành, khai thác máy trên tàu cá phải được trang bị kiến thức ngày càng
nhiều hơn, hiểu rõ được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách vận hành và sửa chữa
được các loại trang thiết bị hiện đại và phức tạp.
Đáp ứng yêu cầu thực tế đó, giáo trình mô đun: “Bảo trì hệ thống điện tàu
cá ” được biên soạn để cung cấp một số kiến thức cơ bản về cách bảo trì các
thiết bị của hệ thống điện trên tàu cá. Giúp cho người vận hành, khai thác các
thiết bị đó có hiệu quả cao hơn, tạo cơ sở để nâng cao tính hiệu quả, giảm chi
phí, tăng lợi nhuận cho tàu.
Giáo trình này là phần tiếp theo của giáo trình mô đun: “Bảo trì máy
chính”.
Các nội dung sẽ đề cập trong giáo trình mô đun này gồm :
- Bảo trì động cơ điện một chiều
- Bảo trì máy phát điện xoay chiều
- Bảo trì hệ thống nạp và ắc quy

- Bảo trì các thiết bị khác của hệ thống điện
- Đảm bảo an toàn trong bảo trì hệ động điện
Trong quá trình biên soạn tài liệu này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều
đóng góp và tài liệu của các đồng nghiệp, của các máy trưởng, thợ máy đang
làm việc ở xí nghiệp đóng sửa tàu và dưới tàu cá. Nhóm biên soạn chúng tôi xin
chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu đó.
Mặc dù, nhóm biên soạn giáo trình đã có nhiều cố gắng, nhưng trình độ còn
hạn chế, sự phát triển của Khoa học kỹ thuật ngày nay là không ngừng, nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Nguyễn Quang Toản


4
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 4
Bài 1: BẢO TRÌ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU 7
1. Tổng quan về máy điện một chiều 7
1.1. Cấu tạo của máy điện một chiều 7
1.2. Nguyên lí làm việc của động cơ điện một chiều 8
1.3. Hiện tượng, nguyên nhân các sự cố trong máy điện một chiều 9
2. Kiểm tra chổi than 12
3. Kiểm tra cổ góp 12
4. Bảo trì phần cơ của động cơ điện 12
Bài 2: BẢO TRÌ MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 16
1. Kiểm tra rotor, stator máy phát điện xoay chiều 16

2. Hệ thống dây dẫn, công suất tổn hao trên đường dây, công suất
hiện tại máy có thể đưa vào cho phụ tải sử dụng 17
3. Hệ số kích từ của máy phát 17
4. Hệ thống bảo vệ (AC,DC) 17
5. Điều chỉnh hệ thống chỉ thị, kiểm soát, công tắc khởi động, tắt
máy, công tắc chuyển mạch Ampe, Volt 17
6. Mức độ nạp điện của bình ắc quy và độ điện phân. 17
7. Kiểm tra hệ số chỉ định của đồng hồ Volt, Ampe, tần số, dầu,
nhớt, đo tốc độ. 17
8. Kiểm tra độ lệch điện áp giữa các pha từ đó có biện pháp điều
chỉnh tải giữa các pha cho phù hợp. 17
Bài 3: BẢO TRÌ HỆ THỐNG NẠP VÀ ẮC QUY 20
1. Bảo trì ắc quy 20
1.1. Khái niệm chung 20
1.2. Cấu tạo ắc quy chì 20
1.3. Một số sự cố thông thường của ắc quy và phương pháp sửa
chữa 22
1.4. So sánh hai loại ắc quy 25
2. Bảo trì thiết bị nạp 25


5
2.1. Hệ thống nạp điện bằng máy phát điện một chiều 25
2.2. Hệ thống nạp điện bằng máy nắn dòng 25
Bài 4: BẢO TRÌ CÁC THIẾT BỊ KHÁC CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN 28
1. Cầu dao điện 28
1.1. Nhiệm vụ của cầu dao 28
1.2. Cấu tạo cầu dao 3 cực 28
1.3. Kiểm tra cầu dao điện 29
2. Công tắc xoay 29

2.1. Cấu tạo của một loại công tắc xoay 29
2.2. Kiểm tra công tắc 30
3. Cầu chì 30
3.1. Công dụng và nguyên lý làm việc 30
3.2. Xác định dòng điện dây chảy 30
3.3. Kiểm tra cầu chì 30
Bài 5: THỰC HIỆN AN TOÀN TRONG BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỆN 32
1. Đảm bảo an toàn khi sử dụng hệ thống điện 32
2. Đảm bảo an toàn khi bảo trì hệ thống điện 37
2.1. Bảo vệ nối đất, bảo vệ nối dây trung tính và bảo vệ chống sét 37
2.2. Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện 40
3. Đảm bảo an toàn trong phòng chống cháy nổ 42
3.1. Khái niệm về cháy, nổ 42
3.2. Những nguyên nhân gây cháy, nổ 44
3.3. Phòng và chống cháy, nổ: 44


6
MÔ ĐUN: BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỆN TÀU CÁ
Mã mô đun: MĐ 04

Giới thiệu mô đun:
- Mô đun 04: “ Bảo trì hệ thống điện tàu cá ” có thời gian học tập là 56 giờ,
trong đó có 12 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra.
- Mô đun này nhằm cung cấp cho học viên một số kiến thức về cách bảo trì
các thiết bị của hệ thống điện thường gặp trên tàu cá.
- Trong quá trình học, các học viên sẽ được trang bị thêm các kiến thức và
rn luyện ý thức an toàn lao động, ý thức bảo vệ môi trường.
- Trong mô đun, phần lý thuyết được trình bày sơ lược và minh họa hình
ảnh, chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thực hành của các học viên trên các thiết

bị điện tàu cá thực tế.
- Phần đánh giá kết quả dựa vào kết quả đạt được khi thực hiện các bài thực
hành.


7
Bài 1: BẢO TRÌ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
Mã bài: MĐ 04 – 01

Mục tiêu:
- Hiểu được những hư hỏng, nguyên nhân phát sinh ra những hư hỏng của
động cơ điện;
- Biết cách kiểm tra và phân loại được hư hỏng của chi tiết;
- Bảo dưỡng, điều chỉnh được một số các chi tiết cơ bản.

A. Nội dung:
1. Tổng quan về máy điện một chiều
Máy điện một chiều là loại máy điện biến cơ năng thành năng lượng điện
một chiều (máy phát) hoặc biến điện năng dòng một chiều thành cơ năng(động
cơ).
Ở máy điện một chiều từ trường là từ trường không đổi. Để tạo ra từ
trường này người ta dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nạp dòng một chiều cho nam
châm điện.
Có 2 loại máy điện một chiều: loại có cổ góp và loại không có cổ góp.
Công suất lớn nhất của loại máy điện một chiều vào khoảng 5-10 MW.
Hiện tượng tia lửa ở cổ góp đã hạn chế tăng công suất của máy điện một chiều.
Cấp điện áp của máy điện một chiều thường là 120V, 240V, 400V, 500V và lớn
nhất là 1000V. Không thể tăng đện áp lên nữa vì điện áp giới hạn của các phiến
góp là 35V.
1.1. Cấu tạo của máy điện một chiều

- Phần tĩnh(Stato)
Là phần cảm của máy điện một chiều bao gồm cực từ chính, cực từ phụ và
gông từ liên kết chúng với nhau. Cực từ chính lớn, cực từ phụ nhỏ và bố trí xen
kẽ với cực từ chính.
Cực từ chính bao gồm lõi thép và dây quấn kích từ. Lõi thép của cực từ
chính phức tạp nên thường được ghép từ các lá tôn dập. Vật liệu làm lõi cực là
thép thường vì từ thông trong nó là từ thông không đổi.
Cực từ phụ dùng để cải thiện điều kiện đổi chiều ở mọi tải nên khe hở dưới
cực từ phụ thường lớn hơn so với cực từ chính để tránh bão hoà từ. Dây quấn
cực từ phụ có rất ít vòng, được đấu nối tiếp với dây quấn phần ứng.
- Phần quay(Rôto)
Là phần ứng của máy điện một chiều bao gồm lõi thép phần ứng có rãnh
trong đó đặt dây quấn phần ứng, các đầu của dây phần ứng được nối với cổ góp.


8
Cổ góp hay vành cổ góp là tổ hợp các phiến góp bằng đồng được cách điện
với nhau bằng các tấm mica cách điện.
Ngoài ra còn các bộ phận khác như nắp máy trên đó lắp hệ thống chổi than,
trục máy…


Hình 4.1.1 – Cấu tạo của máy điện một chiều.
1.2. Nguyên lí làm việc của động cơ điện một chiều
Nếu đặt một điện áp một chiều lên 2 chổi than A và B dòng điện chạy
trong cuộn dây sẽ là xoay chiều vì các thanh dẫn luôn phiên nhau tiếp xúc với
các chổi than có cực tính dương và âm (khi nằm dưới cực bắc dòng điện đi ra,
khi nằm dưới cực nam dòng điện đi vào). Như vậy trong trường hợp này cụm
chổi than và các phiến đồng trở thành bộ nghịch lưu, biến dòng điện một chiều ở
mạch ngoài thành dòng điện xoay chiều trong cuộn dây.


Hình 4.1.2 – Cấu tạo của động cơ điện một chiều.


9
1.3. Hiện tượng, nguyên nhân các sự cố trong máy điện một chiều
1.3.1. Máy điện một chiều phát nóng
Toàn bộ máy phát nóng đều. Không có các hiện tượng hư hỏng khác
a. Máy làm việc quá tải
b. Động cơ điện một chiều có chế độ làm việc ngắn hạn hoặc ngắn hạn lặp
lại(ví dụ động cơ cần cẩu, động cơ kéo ) đem sử dụng chế độ liên tục
c. Các đường thông gió của máy bị rác bẩn, lõi sắt và bề mặt dây bị phủ
một lớp cách nhiệt mỏng như sợi bông, bụi bẩn
d. Góc nghiêng của quạt gió không phù hợp với chiều quạt của máy làm
giảm đáng kể lưu lượng gió làm mát
e. Rãnh thông gió hoặc các đoạn dẫn gió hình ống có tiết diện quá nhỏ
hoặc có nhiều chỗ gấp khúc gây cản trở khí động lực của hệ thống thông gió
g. Các bộ lọc khí bị rác, bụi che lấp. Tổng vệ sinh toàn bộ máy
h. Hư hỏng trong hệ thống làm mát không khí. Kiểm tra lại quạt gió.
1.3.2 Dây quấn phần ứng phát nóng
a. Toàn bộ dây quấn phần ứng phát nóng đều, có dấu hiệu của tia lửa ở các
chổi than. Dòng điện của động cơ lớn hơn định mức; tốc độ của động cơ nhỏ
hơn định mức, mặc dù điện áp lưới là định mức(riêng với động cơ kích từ hỗn
hợp khi tăng tải tốc độ quay của máy có thể tăng lên); máy làm việc quá tải.
b. Toàn bộ dây quấn phần ứng nóng đều khi máy làm việc với tải định mức
và tốc độ quay nhỏ hơn định mức. Có thể:
- Không đảm bảo các yêu cầu làm mát của máy
- Trị số điện trở trong dây quấn kích từ của động cơ nhỏ hơn yêu cầu
c. Tia lửa ở chổi than của cực từ này mạnh hơn ở chổi than của cực từ
khác

Khe hở giữa phần ứng và các cực từ không giống nhau: phần ứng không
đồng tâm từ đó dẫn đến khe hở và từ tường trong nó không đều, sức từ động
cảm ứng trong các phần tử dây quấn phần ứng không bằng nhau nên dòng cân
bằng trong dây quấn lớn gây nóng dữ dội.
d. Cấp tia lửa dưới các chổi than khác nhau. Động cơ quay với tốc độ quá
lớn trong khi điện áp đặt vào là định mức, điện trở điều chỉnh ở mạch kích từ
không đúng trị số. Các bối dây kích từ phát nóng đều: dây quấn cực từ chính do
nối sai dẫn đến sự phân bố không đều từ trường ở khe hở, tạo dòng cân bằng
trong dây quấn phần ứng.
e. Hiện tượng như trên nhưng các bối dây kích từ phát nóng không đều
- Ngắn mạch giữa các vòng dây trong dây quấn cực từ chính, từ trường khe
hở phân bố không đều


10
- Ngắn mạch vòng dây trong dây quấn cực từ phụ
f. Khi máy phát được kích từ độc lập, phần ứng phát nóng từ một số phần
tử ngay sau khi nối nguồn vào dây quấn kích thích, có khói ở dây quấn phần
ứng. Phiến góp nối với phần tử sự cố bị cháy xém. Nếu dây quấn phần ứng có
dây nối cân bằng thì các phiến góp nằm cách phiến góp trên khoảng hai bước
cực cũng bị cháy xém:
- Ngắn mạch ở một hoặc một vài phần tử dây quấn phần ứng
- Bavia trong quá trình tiện láng cổ góp tạo ra ngắn mạch dây quấn phần
ứng thông qua các phiến góp
- Ngắn mạch dây quấn phần ứng tại các đoạn dây nối cổ góp với các phần
tử của dây quấn phần ứng.
1.3.3. Cổ góp và chổi than phát nóng
a. Có tia lửa ở chổi than, bề mặt của cổ góp không bằng phẳng: chổi than
bị rung
- Bề mặt cổ góp không bằng phẳng, cổ góp lệch tâm

- Cách điện giữa các phiến góp nhô lên khỏi bề mặt phiến góp
- Chổi than đặt sai vị trí làm cổ góp bị mài mòn không đều
b. Cổ góp bị xạm đen: không có tia lửa ở chổi than: bề mặt cổ góp không
phẳng, chọn chổi than không đúng mã hiệu, chổi than tỳ quá mạnh lên cổ góp.
c. Có tia lửa ở các chổi than: Rìa chổi than bị cháy xém; hộp chổi than phát
nóng dữ dội: Tiếp xúc không tốt trong hệ thống chổi than dòng điện phân bố
không đều giữa các chổi than.
1.3.4. Dây quấn kích từ phát nóng
a. Bối dây cực từ phát nóng đều. Động cơ làm việc với điện áp lưới định
mức nhưng tốc độ quay chậm: Dòng kích từ qúa lớn. Điện trở phụ trong mạch
của dây quấn kích từ song song nhỏ hoặc không có(đôi khi do nối sai các bối
dây của dây quấn kích từ, đáng lẽ nối nối tiếp lại nối song song, trường hợp này
ít gặp)
b. Một vài bối dây phát nóng dữ dội, số bối dây còn lại nguội. Có tia lửa ở
các chổi than. Phần ứng phát nóng
- Ngắn mạch giữa các vòng dây trong một vài bối dây quấn kích từ.
Dòng kích từ tăng do điện trở của các bối dây bị ngắn mạch giảm xuống
- Chập mạch giữa các dây quấn kích từ song song và dây quấn kích từ
nối tiếp hoặc dây quấn cực từ phụ, do đó một bối dây bị nối tắt, dòng kích từ
tăng lên.




11
1.3.5. Động cơ có tốc độ quay không bình thường
a. Động cơ không quay. Không có dòng trong dây quấn phần ứng và biến
trở mở máy
- Đứt cầu chì, mất nguồn điện, mất nguồn cung cấp
- Đứt mạch trong biến trở mở máy hoặc dây dẫn

- Đứt mạch trong dây quấn phần ứng
b. Có dòng trong dây quấn phần ứng, động cơ không quay khi có tải; khi
không tải, khởi động bằng tay, động cơ sẽ quay với tốc độ lớn. Thường xảy ra
khi không có từ trường hoặc từ trường yếu:
- Đứt mạch hoặc tiếp xúc không tốt trong mạch kích từ. Điện trở mạch
kích từ quá lớn. Tiếp xúc không tốt trong biến trở điều chỉnh dòng kích từ.
- Ngắn mạch giữa các vòng dây trong dây quấn kích từ song song.
- Một vài bối dây cục từ nối không tốt.
- Dây quấn kích từ song song chập mạch với vỏ hoặc với các dây quấn
khác do đó bị nối tắt một phần hoặc toàn bộ.
- Dây quấn kích từ song song nối không đúng với dây quấn phần ứng và
biến trở mở máy do đó không có dòng chạy trong nó.
c. Có dòng trong dây quấn phần ứng và dây quấn kích từ song song, nhưng
động cơ không quay hoặc quay chậm. Chổi than có tia lửa mạnh:
- Đứt mạch hoặc tiếp xúc không tốt trong dây quấn phần ứng.
- Ngắn mạch giữa các vòng dây trong dây quấn phần ứng.
- Điện áp đặt vào động cơ định mức, nhưng tốc độ quay lại vượt quá định
mức.
- Chổi than lệch khỏi trung tính hình học theo hướng ngược chiều quay
của động cơ
- Điện trở của biến trở điều chỉnh kích từ quá lớn.
- Ngắn mạch giữa các vòng dây trong dây quấn kích từ song song
- Động cơ kích từ hỗn hợp, dây quấn kích từ nối tiếp đấu ngược so với
dây quấn kích từ song song.
d. Điện áp đặt vào động cơ định mức, nhưng tốc độ quay nhỏ hơn định
mức
- Chổi than lệch khỏi trung tính theo chiều quay của động cơ
- Điện trở thiết bị điều chỉnh kích từ quá nhỏ
- Các bối dây kích từ không nối tiếp mà song song



12
1.3.6. Động cơ bị rung lắc
Động cơ mở máy tốt và làm việc bình thường khi tải nhỏ, nhưng khi tăng
tải và giảm kích từ(để điều chỉnh tốc độ) thì động cơ bắt đầu lắc. Nếu không
ngắt kịp thời động cơ ra khỏi lưới thì động cơ có thể dịch chuyển trên bệ, dòng
điện có thể tăng đến trị số nguy hiểm đối với máy:
a. Động cơ làm việc với từ trường yếu(ví dụ với động cơ có điều chỉnh tốc
độ). Khi tăng tải tốc độ cũng tăng theo do ác dụng của phản ứng phần ứng.
b. Chổi than dịch chuyển khỏi trung tính theo hướng ngược với chiều quay
của động cơ hoặc chỉ tiếp xúc với cổ góp ở cạnh tới của nó(cạnh mà cấc phiến
góp đi vào là cạnh tới, cạnh đối diện là cạnh ra).
c. Dây quấn kích từ nối tiếp đấu ngược so với dây quấn kích từ song song
1.3.7. Động cơ chỉ mở máy được khi không tải
Sau khi đẩy con trượt của biến trở mở máy đến vị trí cuối cùng(Vị trí làm
việc, biến trở bị loại khỏi động cơ)động cơ làm việc bình thường. Dây quấn kích
từ song song và biến trở mở máy nối không đúng. Trong quá trình mở máy do
dòng điện chạy vào dây quấn kích từ song song quá nhỏ, động cơ không tạo ra
được mô men mở máy. Khi con trượt của biến trở mở máy được đặt vào vị trí
làm việc, động cơ lại làm việc bình thường.
2. Kiểm tra chổi than
+ Tháo chổi than ra khỏi giá đỡ chổi than phải tuân thủ đúng quy trình:
- Tháo tấm che chắn chổi than, cổ góp
- Tháo lò so ép chổi than
- Tháo chổi than ra khỏi giá đỡ chổi than
+ Yêu cầu đối với chổi than:
- Đúng số hiệu
- Đủ chiều cao(2/3 chiều cao so với chổi than mới)
- Bề mặt làm việc nhẵn, bóng.
3. Kiểm tra cổ góp

Sau khi kiểm tra chổi than thì tiến hành kiểm tra cổ góp. Cổ góp phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Không tạo bậc trên bề mặt cổ góp
- Bề mặt làm việc mòn đều, sáng bóng
- Không bị cháy xém lớp mica cách điện giữa các phiến góp.
4. Bảo trì phần cơ của động cơ điện
Động cơ làm việc êm, không phát ra những tiếng kêu lạ. Để kiểm tra và
bảo trì phần cơ của động cơ cần thực hiện đúng quy trình tháo động cơ điện:


13
- Ngắt điện nguồn, tháo dây nguồn
- Tháo cơ cấu truyền động từ động cơ tới máy công cụ
- Tháo, đưa động cơ ra khỏi bệ
- Tháo puly đầu trục
- Tháo lưới bảo hiểm và cánh quạt làm mát
- Tháo chổi than
- Tháo nắp chắn mỡ của vòng bi
- Tháo nắp máy
- Rút rôto ra khỏi Stato động cơ.
* Hiện tượng, nguyên nhân các sự cố trong máy điện một chiều
Động cơ khi hoạt động phát tiếng kêu lạ có thể do một trong những
nguyên nhân sau:
- Vòng bi mòn, rơ quá mức cho phép
- Cọ sát giữa lõi thép rôto với lõi thép cực từ stato
- Va chạm cánh quạt làm mát với lưới chắn bảo hiểm
* Biện pháp khắc phục:
- Thay vòng bi mới đúng số hiệu
- Căn chỉnh lại để đường tâm trục trùng với đường tâm của stato
- Kiểm tra lại cánh quạt, lưới bảo hiểm và căn chỉnh cho đúng.


B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
1.1. Câu hỏi số 4.1.1: Mô tả cấu tạo của động cơ điện một chiều
1.2. Câu hỏi số 4.1.2: Trình bày nguyên lý hoạt động của động cơ điện một
chiều
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 4.1.1: Tháo, lắp động cơ điện một chiều
1/ Chuẩn bị:
a/ Dụng cụ:
Tuốc lơ vít, kìm, aráp, clê các loại
b/ Thiết bị, vật tư:
- Động cơ điện một chiều: 01 cái
- Dầu Diêsel: 0,5 lít


14
- Xăng: 0,5 lít
- Giẻ lau: 01kg.
2. Quy trình tháo
- Tháo bộ phận truyền động
- Tháo động cơ đưa ra khỏi bệ
- Tháo tấm che chổi than, cổ góp
- Tháo chổi than ra khỏi giá đỡ chổi than(nâng lò xo ép chổi than trước
khi tháo chổi than ra)
- Tháo bulông cố định nắp với thân động cơ
- Tháo nắp động cơ
- Tháo rôto ra khỏi Stato động cơ
Chú ý: Khi tháo rôto ra khổi Stato động cơ không làm cọ xát giữa rôto và
cực từ. Các chi tiết tháo ra để theo thứ tự từ xa tới gần.

Khi tháo xong thì tiến hành vệ sinh các chi tiết. Phần cơ dùng dầu diêsel
để lau rửa, phần điện dùng xăng để vệ sinh. Sau khi kiểm tra, bảo dưỡng ta tiến
hành lắp ráp động cơ điện.
3. Quy trình lắp
Quy trình lắp ráp động cơ điện ngược lại với quy trình tháo, Chi tiết nào
tháo sau thì lắp trước, chi tiết nào tháo trước thì lắp sau.
4. Kiểm tra, chạy thử
Trước khi lắp động cơ vào bệ cần kiểm tra: Rôto quay nhẹ nhàng. Dùng
nguồn có điện áp bằng khoảng 0,5 điện áp định mức của động cơ để thử không
tải(thời gian thử không quá 5 giây).
Lắp động cơ vào vị trí làm việc và tiến hành thử tải cho động cơ.

2.1. Bài thực hành số 4.1.1: Kiểm tra, bảo trì động cơ điện một chiều
1. Chuẩn bị:
a. Dụng cụ: Tuốc lơ vít, kìm, aráp, đồng hồ vạn năng, clê các loại
b. Thiết bị, vật tư:
- Động cơ điện một chiều: 01 cái
- Mỡ bôi trơn chịu nhiệt: 0,2 kg
- Sơn cách điện: 0,5 lít
- Tủ sấy: 01 cái
- Giẻ lau: 01kg.


15
2. Quy trình kiểm tra, bảo trì
a. Kiểm tra, bảo trì phần cơ:
- Kiểm tra độ rơ ngang, rơ dọc của trục động cơ. Nếu độ rơ lớn là do vòng
bi mòn quá mức cho phép. Căn cứ vào số hiệu của vòng bi để thay thế vòng bi
đúng chủng loại
- Dùng a ráp để tháo vòng bi ra khỏi trục động cơ. Trước khi lắp vòng bi

mới phải vệ sinh lại trục động cơ.
- Kiểm tra bánh răng hoặc khớp lai đầu trục. Bánh răng mòn, nứt, vỡ cần
thay thế bánh răng mới.
b. Kiểm tra, bảo trì phần điện:
* Kiểm tra, bảo trì chổi than: Chổi than không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
cần phải sửa chữa, khôi phục lại các thông số kỹ thuật(mài bóng bề mặt làm
việc). Chổi than mòn cháy nhiều thì thay thế chổi than mới đúng số hiệu.
* Kiểm tra, bảo trì lò xo ép chổi than: Lực ép của lò xo ở mức vừa phải, lực
ép nhỏ sẽ xảy ra hiện tượng tia lửa điện giữa chổi than và cổ góp, lực ép quá lớn
sẽ làm mòn nhanh chổi than và cổ góp.
* Kiểm tra, bảo trì cực từ: Điện trở cách điện giữa dây quấn cực từ và vỏ
phải đảm bảo không nhỏ hơn 5k, dùng đồng hồ vạn năng hoặc Mêgôm để
kiểm tra. Nếu điện trở cách điện không đảm bảo, xác định nguyên nhân hoặc
do bị ẩm thì phải xấy khô hoặc do già hoá phải thay cách điện cho dây quấn.

C. Ghi nhớ:
Quy trình tháo, lắp động cơ điện một chiều.


16
Bài 2: BẢO TRÌ MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
Mã bài: MĐ 04 – 02

Mục tiêu:
- Hiểu được những hư hỏng, nguyên nhân phát sinh ra những hư hỏng của
máy phát điện;
- Biết cách kiểm tra và phân loại được hư hỏng của chi tiết;
- Bảo dưỡng, sử lý được hư hỏng thông thường của máy phát điện;
- Rn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công
việc;

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

A. Nội dung:
Sau khi kiểm tra và chuẩn bị xong động cơ sơ cấp lai máy phát điện. Việc
bảo trì máy phát điện bao gồm những công việc sau:
1. Kiểm tra rotor, stator máy phát điện xoay chiều
a. Kiểm tra, bảo trì phần cơ:
- Kiểm tra độ rơ ngang, rơ dọc của trục máy phát. Nếu độ rơ lớn là do vòng
bi mòn quá mức cho phép. Căn cứ vào số hiệu của vòng bi để thay thế vòng bi
đúng chủng loại
- Dùng a ráp để tháo vòng bi ra khỏi trục máy phát. Trước khi lắp vòng bi
mới phải vệ sinh lại trục máy phát.
- Kiểm tra bánh răng hoặc khớp lai đầu trục. Bánh răng mòn, nứt, vỡ cần
thay thế bánh răng mới.
b. Kiểm tra, bảo trì phần điện:
* Kiểm tra, bảo trì chổi than(nếu có): Chổi than không đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật cần phải sửa chữa, khôi phục lại các thông số kỹ thuật(mài bóng bề mặt
làm việc). Chổi than mòn cháy nhiều thì thay thế chổi than mới đúng số hiệu.
* Kiểm tra, bảo trì lò xo ép chổi than: Lực ép của lò xo ở mức vừa phải,
lực ép nhỏ sẽ xảy ra hiện tượng tia lửa điện giữa chổi than và cổ góp, lực ép quá
lớn sẽ làm mòn nhanh chổi than và cổ góp.
* Kiểm tra, bảo trì kích từ(phần cảm): Nếu máy phát để lâu không sử dụng
hoặc sau khi sửa chữa có thể mất từ dư phải mồi lại từ. Dùng nguồn điện ắc quy
để mồi từ, khi mồi từ phải đấu nối đúng cực tính giữa cuộn kích từ và ắc quy.
Thời gian mồi từ ngắn, khi máy phát có điện áp thì kết thúc việc mồi từ.


17
* Kiểm tra, bảo trì phần ứng: Điện trở cách điện giữa dây quấn phần ứng và
vỏ phải đảm bảo không nhỏ hơn 5k, dùng đồng hồ vạn năng hoặc Mê gôm để

kiểm tra. Nếu điện trở cách điện không đảm bảo, xác định nguyên nhân hoặc do
bị ẩm thì phải xấy khô hoặc do già hoá phải thay cách điện cho dây quấn.
2. Hệ thống dây dẫn, công suất tổn hao trên đường dây, công suất hiện
tại máy có thể đưa vào cho phụ tải sử dụng
Việc xác định công suất tổn hao có thể xác định căn cứ vào công suất định
mức của máy phát và công suất của máy phát có thể cung cấp cho phụ tải để
đánh giá tình trạng của hệ thống dây dẫn. Từ đó đưa ra phương án bảo dưỡng
hoặc thay thế hệ thỗng dây dẫn.
3. Hệ số kích từ của máy phát
Kiểm tra biến trở điều chỉnh dòng điện kích từ, kiểm tra dòng điện kích từ
so sánh với dòng điện kích từ định mức từ đó có phương án bảo dưỡng hoặc
thay thế biến trở.
4. Hệ thống bảo vệ (AC,DC)
Hệ thống bảo vệ phải làm việc tin cậy. Việc thử ngắn mạch các khí cụ điện
phải được thực hiện ở điều kiện an toàn theo quy chuẩn.
5. Điều chỉnh hệ thống chỉ thị, kiểm soát, công tắc khởi động, tắt máy,
công tắc chuyển mạch Ampe, Volt
Kiểm tra và sửa chữa nguội(máy phát ngừng hoạt động), các khí cụ điện
phải đảm bảo hoạt động nhẹ nhàng, tin cậy và điện trở tiếp xúc trong phạm vi
cho phép.
6. Mức độ nạp điện của bình ắc quy và độ điện phân.
7. Kiểm tra hệ số chỉ định của đồng hồ Volt, Ampe, tần số, dầu, nhớt,
đo tốc độ.
8. Kiểm tra độ lệch điện áp giữa các pha từ đó có biện pháp điều chỉnh
tải giữa các pha cho phù hợp.
Điều kiện bảo dưỡng:
1. Sau khi kiểm tra tổng thể tổ máy phát điện, chuyên viên sẽ cân chỉnh
theo tiêu chuẩn (máy hoạt động từ 90% đến 100% công suất máy).
2. Trong quá trình kiểm tra các thiết bị vật tư hư hỏng hoặc quá hạn sử
dụng, nhân viên bảo dưỡng sẽ kê khai các thông số của các thiết bị cần phục hồi

hoặc cần thay thế báo cáo lại cho Quý Cơ quan. Những thiết bị còn có thể sử
dụng được chúng tôi cố gắng cân chỉnh lại để Quý Cơ quan giảm bớt chi phí.
3. Các phụ tùng thay thế bao gồm lọc dầu, lọc nhớt, lọc gió, nước làm mát,
dầu bôi trơn.
4. Chế độ thay thế căn cứ vào số giờ hoạt động của máy. Đối với lọc dầu,
lọc nhớt, lọc gió từ 150 giờ đến 200 giờ máy chạy.


18
5. Đối với dây cua-roa căn cứ vào độ co giãn, nước giải nhiệt căn cứ vào
thời gian hoạt động của máy (khoảng 500 giờ máy chạy).

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi:
1.1. Câu hỏi số 4.2.1: Trình bày quy trình bảo dưỡng rotor, stator máy phát
điện xoay chiều
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 4.2.1: Đo cách điện, cảm ứng từ trường, kiểm tra
chổi than
1/Chuẩn bị:
a/ Dụng cụ:
Tuốc lơ vít, kìm, aráp, clê các loại
b/ Thiết bị, vật tư:
- Máy phát điện xoay chiều: 01 cái
- Mê gôm(hoặc đồng hồ vạn năng): 01 cái
- Dầu Diêsel: 0,5 lít
- Xăng: 0,5 lít
- Giẻ lau: 01kg.
2/ Quy trình tháo
- Tháo bộ phận truyền động

- Tháo tấm che chổi than, cổ góp
- Tháo chổi than ra khỏi giá đỡ chổi than(nâng lò xo ép chổi than trước khi
tháo chổi than ra)
Khi tháo xong thì tiến hành vệ sinh các chi tiết. Phần cơ dùng dầu diêsel
để lau rửa, phần điện dùng xăng để vệ sinh.
3/ Đo, kiểm tra
a/ Đo cách điện phần ứng: Điện trở cách điện giữa dây quấn phần ứng và
vỏ hoặc giữa các cuộn dây pha với nhau phải đảm bảo không nhỏ hơn 5k, dùng
đồng hồ vạn năng hoặc Mêgôm để kiểm tra. Nếu điện trở cách điện không đảm
bảo phải xử lý bằng cách tẩm, sấy sơn cách điện.
b/ Kiểm tra biến trở điều chỉnh dòng điện kích từ, đảm bảo dòng điện kích
từ thoả mãn dòng kích từ cho phép trong lý lịch máy.
c/ Kiểm tra chổi than: Chổi than phải đảm bảo yêu cầu:
- Đủ chiều cao(2/3 chiều cao so với chổi than mới)


19
- Bề mặt làm việc nhẵn, bóng.
Chổi than không đảm bảo yêu cầu trên phải thay thế chổi than mới đúng số hiệu.

2.1. Bài thực hành số 4.2.2: Kiểm tra, điều chỉnh độ lệch điện áp giữa các pha
1/Chuẩn bị:
a/ Dụng cụ: Tuốc lơ vít, kìm, clê các loại
b/ Thiết bị, vật tư:
- Máy phát điện xoay chiều: 01 cái
- Am pe kìm: 01 cái
- Phụ tải 1 pha: Động cơ điện: 2 cái; một số bóng đn sợi đốt
2/ Quy trình kiểm tra, điều chỉnh
a/ Kiểm tra độ lệch điện áp giữa các pha
- Khởi động máy phát

- Điều chỉnh tốc độ, tần số và điện áp của máy phát
- Đóng áp tô mát tổng để cấp điện lên thanh cái
- Cho máy phát mang tải tăng dần
- Sử dụng công tắc chuyển mạch Volt để kiểm tra điện áp của 3 pha. Nếu
có độ lệch điện áp giữa các pha quá 5% điện áp định mức thì tiến hành điều
chỉnh điện áp các pha.
b/ Điều chỉnh điện áp của 3 pha
- Sử dụng công tắc chuyển mạch ampe(hoặc ampe kìm) để kiểm tra dòng
điện phụ tải của 3 pha
- Pha có điện áp thấp tương ứng với dòng điện phụ tải của pha đó lớn. Ta
tiến hành phân lại tải các pha
- Chuyển dần phụ tải của pha có dòng điện lớn sang pha có dòng điện nhỏ
- Sau mỗi lần chuyển tải thì kiểm tra lại điện áp của các pha, đến khi độ
lệch điện áp giữa các pha nhỏ hơn 5% điện áp định mức thì có thể kết thúc điều
chỉnh.

C. Ghi nhớ:
Quy trình bảo trì máy phát điện.


20
Bài 3: BẢO TRÌ HỆ THỐNG NẠP VÀ ẮC QUY
Mã bài: MĐ 04 – 03

Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nạp điện ắc quy;
- Biết được quy trình nạp điện cho ắc quy;
- Bảo quản và nạp điện cho ắc quy đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Rn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý thức trách nhiệm trong công
việc;

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

A. Nội dung:
1. Bảo trì ắc quy
1.1. Khái niệm chung
Ắc quy là một loại nguồn điện hoá học dễ tích luỹ năng lượng lại ở hình
thức hoá học để rồi lại phóng năng lượng ra dùng khi cần thiết
Trên tàu thuỷ ắc quy dùng cho hệ thống khởi động máy, hệ thống đn báo,
dùng cho thông tin liên lạc và thắp sáng khi cần thiết. Có hai loại ắc quy chì và
ắc quy kiềm
1.2. Cấu tạo ắc quy chì
- Bộ điện cực dương:
Gồm nhiều tấm chì dập hoặc đúc, trên bề mặt có nhiều nếp nhăn. Tấm chì
dương là PbO
2
màu nâu sẫm. Người ta hàn nhiều tấm chì dương với nhau tạo
thành bộ cực dương
- Bộ cực âm:
Gồm nhiều tấm chì Pb màu xám nhạt hàn lại với nhau
- Lá cách
Có tác dụng cách điện giữa tấm chì dương và tấm chì âm, được chế tạo
bằng vật liệu cách điện và chịu được ăn mòn của a xít
- Chất điện phân
Người ta dùng H
2
SO
4
thuần khiết có tỷ trọng 1,35 g/cm
3
pha với nước cất

lấy tỷ trọng 1,21 g/cm
3
ở t
0
= 15
0
c tương đương 25,2B
Trong qúa trinh pha chế ta cần chú ý:
Đổ từ từ a xít vào nước, tuyệt đối không được đổ nước vào a xít vì phản
ứng này phát nhiệt dễ gây bỏng cho người công nhân


21
Dùng dụng cụ để pha chế là vật liệu không bị a xít ăn mòn như sành, sứ,
thuỷ tinh
Người công nhân làm nhiệm vụ pha chế có đủ trang bị bảo hộ như gang tay
cao su, ủng cao su, kính bảo hộ, khẩu trang.
- Vỏ bình
Vỏ bình có tác dụng chứa toàn bộ các lá cực dương, lá cực âm, lá cách,
chất điện dịch. Vỏ bình thường có 3-6 ngăn, mỗi ngăn có kích thước theo kích
thước của lá cực. Đáy của mỗi ngăn thường có đường gân tác dụng ngăn ngừa
bột chì không làm chạm chập các lá chì âm và lá chì dương
- Nắp
Nắp dùng để làm kín ắc quy được chế tạo bằng cao su hay nhựa cứng. Mỗi
nắp có 3 lỗ, 2 lỗ cạnh đưa đầu boọc của bộ chùm cực ra, một lỗ giữa để đổ điện
dịch.
- Nút:
Nút làm bằng nhựa cứng, nút được chế tạo theo đường ren để vặn vào nắp,
mỗi nút có một lỗ nhỏ để quá trình nạp điện khí H
2

bay ra
- Nhựa hàn khẩu:
Dùng để hàn kín bình điện, yêu cầu của nhựa hàn khẩu không bị rạn nứt
khi t
o
thay đổi
* Quá trình nạp điện
+ Quá trình nạp điện thường
Là công việc nạp thông thường của cơ sở sử dụng ắc quy nó là công việc
tích tụ năng lượng các bình đã sử dụng
Trước khi nạp điện, nếu cơ sở tính tại ta phải mức điện dịch trong bình có
đủ tiêu chuẩn không. Kiểm tra dung lượng của bình điện để tính toán và điều
chỉnh dòng nạp cho thích hợp. Bố trí hệ thống nạp điện, đấu cực dương nguồn
nạp với cực dương bình điện và đấu cực âm của nguồn nạp với cực âm của bình
điện. Sau đó đóng cầu dao nạp điện và quan sát đồng hồ và tiến hành điều chỉnh
dòng nạp cho phù hợp
+ Quá trình nạp điện đầu:
Là công việc nạp điện cho bình điện. Công việc này do nhà máy chế tạo
chỉ dẫn hoặc ta làm như sau:
- Đưa ắc quy ra khỏi nơi cất giữ
- Kiểm tra tình trạng của ắc quy có bị nứt vỡ hay không
- Lau sạch sẽ bề mặt ắc quy
- Pha chế điện dịch để nguội


22
- Mở nút và đổ từ từ dung dịch vào từng ngăn ắc quy đến mức điện dịch
cao hơn các tấm cực từ 10

15mm để nguội.

- Đấu ắc quy vào nguồn nạp và điều chỉnh cho dòng nạp bằng 0,6

0,7
dòng nạp điện thường
Thời gian nạp điện khoảng 60

70 giờ
Trong thời gian nạp điện phải kiểm tra nhiết độ của bình, nếu nhiệt độ lớn
hơn 45
o
c thì phải giảm bớt dòng nạp hay làm mát bằng nguồn nước tuần hoàn.
Khi bình điện có hiện tượng sủi tăm đều ta tiến hành kiểm tra: Cứ một giờ
đo điện áp, tỷ trọng điện dịch một lần đo 3 lần nếu độ chênh lệch không đáng kể
và điện áp, tỷ trọng đạt số quy định thì bình điện đã đầy và đưa cung cấp cho nơi
sử dụng.
Chú ý trong quá trình thực hiện nạp điện đầu cho ắc quy thì không được
để giãn cách.
Chỗ đặt ắc quy phải sạch và gọn, chất điện phân và hoá chất rơi vãi ra nền
và giá đỡ cần phải lau sạch bằng mùn cưa khô
Các dụng cụ pha chế và rót dung dịch cũng như vòi rót, tỷ trọng kế, kính,
găng tay bảo hộ, phải đặt trong tủ riêng. Nơi đặt ắc quy phải thoáng mát, tránh
lửa và sức nóng.
- Xem xét tình trạng vỏ, mức dung dịch, các mối tiếp xúc
- Xem xét tình trạng các tấm cực. Ở trạng thái thường các tấm cực phải
phẳng và song song với nhau, cực dương của ắc quy a xít màu nâu thẫm, cực âm
màu xám
- Lớp bùn ở đáy phải cách mép dưới tấm cực ít nhất là 10mm. Nhiệt độ
dung dịch không quá cao
- Hoá chất(a xít hoặc kiềm) dùng pha dung dịch phải tinh khiết. Chỉ nên
dùng nước cất để pha chế. Nếu thiếu nước cất có thể dùng nước mưa hứng ở

ngoài trời, cấm tuyệt đối không dùng nước ao, sông, nước máy vì lẫn nhiều tạp
chất có hại.
Ắc quy ngừng làm việc trong thời gian dài, để tránh hiện tượng tự
phóng và sun phát hoá, mỗi tháng một lần cho phóng hết dung lượng của chế dộ
10 giờ, rồi tiến hành nạp thường. Cần thường xuyên kiểm tra mức dung dịch,
nếu thiếu phải bổ xung.
1.3. Một số sự cố thông thường của ắc quy và phương pháp sửa chữa
1. Chập mạch ắc quy
a/ Hiện tượng
Lúc nạp điện điện áp không liên tục được hoặc lúc phóng điện có điện áp
nhưng rất thấp


23
Khi nạp điện có những ngăn ắc quy bị sủi tăm ít, sủi tăm quá sớm hoặc
quá chậm, tỷ trọng điện dịch không tăng
Khi nạp điện các ngăn phát nóng quá mức quy định nhưng điện áp không
tăng
b/ Nguyên nhân: Do cặn lắng quá nhiều, lá cực hoặc lá cách bị thủng
c/ Phương pháp sửa chữa: Súc rửa bình rồi nạp điện bổ xung hoặc thay lá
cực và lá cách mới
2. Dòng điện ắc quy yếu
a/ Hiện tượng
Ắc quy đã nạp điện đầy tuy không dùng nhưng chỉ vài ngày sau điện áp
giảm rất nhanh.
Cả quá trình nạp điện điện áp vẫn tăng đều nhưng điện áp mỗi ngăn thấp
và điện dịch sủi tăm liên tục
b/ Nguyên nhân:
Điện dịch không thuần khiết, có cặn lắng dùng nước bẩn để pha điện dịch
hoặc đổ thêm vào bình điện

c/ Phương pháp sửa chữa:
Súc rửa thật sạch bình điện, thay điện dịch mới và tiến hành nạp điện lại.
3. Dung lượng ắc quy giảm
a/ Hiện tượng:
Chất hoạt tính trên lá cực bị rơi rụng, trong điện dịch có cặn lắng.
Khi nạp điện có vẩn đục màu nâu từ đáy bình nổi lên.
b/ nguyên nhân:
- Chất lượng lá cực và điện dịch xấu
- Nạp điện nhiều lần không đúng kỹ thu ật
- Dòng nạp lớn. phóng dòng lớn nhiều lần liên tục
- Mạch điện ngoài bị chập
- Ắc quy hết thời hạn sử dụng
c/ Phương pháp sửa chữa
Nếu ắc quy bị cặn lắng ít thì súc rửa bình nạp lại và đưa ra sử dụng. Nếu cặn
lắng quá nhiều thì ta tiến hành đại tu ắc quy
4. Ắc quy bị sun phát hoá
a/ Hiện tượng
- Dung lượng ắc quy giảm


24
- Tỷ trọng điện dịch thấp chỉ đạt 1,12-1,21 g/cm
3

- Các lá cực ngả sang màu trắng, tấm cực dương bị nở to hoặc cong, vênh.
Hoạt chất trên lá chì âm bị rơi rụng
- Vừa nạp điện đã sủi tăm
- Các đầu boọc bám muối nhiều
b/ Nguyên nhân
- Ắc quy không được nạp điện, khi nạp điện thực hiện không đúng quy định

- Khi ắc quy nạp không đủ dung lượng còn lại một ít PbSO
4
kết tinh lại
thành tinh thể lớn
- Thường xuyên nạp với dòng điện lớn không đủ thời gian để PbSO
4
phân ly
- Ắc quy sử dụng xong mà trong thời gian dài không được nạp bổ xung
- Điện dịch bẩn, ắc quy thiếu điện dịch làm cho phần trên các lá cực bị
sun phát hoá
c/ Phương pháp khử sun phát hoá
+ Trường hợp ắc quy bị sun phát hoá nhẹ
Đổ nước cất vào bình điện làm cho mức điện dịch cao hơn mức bình
thường rồi khử sun phát hoá theo trình tự sau:
- Nạp điện vào ắc quy với In= 1/10 Q cho đến khi có bốc hơi mạnh thì
ngừng nạp trong thời gian 20

30 phút. Sau đó lại nạp với In = 1/100Q lúc này điện
dịch sủi tăm rất yếu nhưng vẫn đủ khả năng xâm nhập vào hoạt chất, tinh thể
PbSO4 được hoà tan tạo ra H2SO4. Tỷ trọng điện dịch tăng và đạt trị số ổn định.
- Khi điện áp và tỷ trọng đạt trị số quy định và không thay đổi trong 2 giờ
thì đó là biểu hiện đã khử sun phát hoá xong
+ Trường hợp ắc quy bị sun phát hoá nặng
- Phóng điện cho ắc quy thật hết điện
- Đổ điện dịch trong bình ra, súc rửa bình điện bằng nước cất sau đó cho
nước cất vào bình ngâm tấm cực trong một giờ
- Nạp điện với dòng điện nhỏ(điện áp mỗi ngăn khoảng 2

2,2V) để các
tinh thể PbSO

4
ở các tấm cực dần dần bị hoà tan tạo thành H
2
SO
4
trong nước cất,
dòng nạp tự nhiên tăng lên
- Tiếp tục nạp như vậy đến lúc tỷ trọng điện không tăng thì ngừng nạp
- Cho ắc quy phóng điện trong 2 giờ với I
p
= 20% I
p
ở chế độ 10 giờ
- Tiếp túc nạp và phóng theo chu kỳ trên cho đến lúc các tấm cực trở về
màu sáng bình thường
- Điều chỉnh tỷ trọng đạt 1,21 g/cm
3
rồi theo phương pháp nạp điện đầu
cho ắc quy đầy điện


25
1.4. So sánh hai loại ắc quy
1. Ắc quy chì
+ Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản, rẻ tiền
- Điện áp mỗi ngăn ắc quy đơn có trị số lớn từ 2

2,2V
+ Nhược điểm

- Điện cực làm bằng chì, dung dịch điện phân là dung dịch H
2
SO
4
l à chất
độc hại
- Hoạt chất là bột chì trát lên sườn chì nên dễ rụng, không chịu được chấn
động mạnh
- Khả năng tự phóng điện lớn
2. Ắc quy kiềm
+ Ưu điểm
- Vật liệu chế tạo không độc hại
- Khả năng tự phóng điện nhỏ
- Độ bền cơ học tốt, khả năng chịu chấn động tốt
+ Nhược điểm
- Nguyên liệu đắt tiền
- Điện áp mỗi ngăn ắc quy thấp(1,5V)
2. Bảo trì thiết bị nạp
2.1. Hệ thống nạp điện bằng máy phát điện một chiều
Sơ đồ gồm có: - Máy phát điện một chiều kích từ song song có U= 12V
hay U= 24V
- Đồng hồ V, A
- Cầu dao 2 cực
- Bình ắc quy 12V hoặc bộ ắc quy 24V
2.2. Hệ thống nạp điện bằng máy nắn dòng
a/ Cấu tạo: - Máy biến áp hạ áp TP
- Bộ chỉnh lưu cầu 4 đi ốt Đ
1
, Đ
2

, Đ
3
, Đ
4

- Công tắc P
1
đóng nguồn vào
- Công tắc P
2
điều chỉnh số vòng W
1

- Công tắc P
3
điều chỉnh số vòng W
2

- Đồng hồ V,A để đo điện áp và dòng nạp

×