Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Giáo trình mô đun: Phòng trị bệnh ấu trùng tôm - Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 51 trang )


50
BÀI 3: PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN
Mã bài: MĐ 06-03
Vi khuẩn là tác nhân thường xuyên có mặt trong bể ương tôm sú, nhất
là trong bể ương với mật độ cao. Vi khuẩn có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm
khác nhau trong quá trình ương ấu trùng tôm.
Bệnh vi khuẩn lây lan rất nhanh qua nguồn nước, từ con bệnh lây qua
con khỏe do sống chung, từ chất thải ở đáy bể bệnh phát triển nhanh gây tỷ
lệ chết rất cao khi bệnh nặng. Việc phòng trị bệnh chỉ có hiệu quả khi phát
hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời mới mang lại hiệu quả.
Do đó, cần phải thường xuyên theo dõi các hoạt động ăn, bơi lội hay
các dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ấu trùng, kịp thời phát hiện và xác định đúng
bệnh, lựa chọn và tiến hành các biện pháp trị bệnh thích hợp, giảm thiểu
những tác hại do bệnh gây ra.
Mục tiêu:
- Nhận biết được dấu hiệu ấu tôm bị bệnh do vi khuẩn gây ra;
- Phòng trị được bệnh do vi khuẩn kịp thời, an toàn;
- Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh vi khuẩn.
A. Nội dung
1. Xác định bệnh vi khuẩn
- Bệnh vi khuẩn thường gặp ờ tôm ấu trùng là:
+ Bệnh phát sáng
+ Bệnh vi khuẩn dạng sợi
+ Bệnh hoại tử
+ Bệnh đường ruột
- Phương pháp xác định bệnh:
Ở các trại sản xuất giống qui mô nhỏ, hộ gia đình, phương pháp chẩn
đoán bệnh chủ yếu là quan sát bằng mắt thường và xác định bệnh dựa vào dấu
hiệu bệnh lý. Các dấu hiệu được chú ý quan sát là:
+ Tính hướng quang


+ Hoạt động bơi lội
+ Hoạt động bắt mồi
+ Đuôi phân của ấu trùng
+ Màu sắc của ấu trùng
+ Phụ bộ của tôm ấu trùng

51
Ở các trại sản xuất qui mô lớn, có trang thiết bị đầy đủ, ngoài quan sát
ấu trùng tôm bằng mắt thường, còn quan sát bằng kính hiển vi và thu mẫu ấu
trùng gửi đến cơ quan xét nghiệm bệnh bằng kỹ thuật cao.
- Quan sát ấu trùng trong bể ương
là phương pháp dễ thực hiện, phát
hiện bệnh nhanh.
- Tuy nhiên, độ chính xác phụ
thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm
của người nuôi.

Hình 6.3.1. Quan sát trực tiếp ấu trùng trong bể ương
- Múc ấu trùng vào cốc thủy tinh
và quan sát là phương pháp
thường được sử dụng kết hợp với
phương pháp quan sát ấu trùng
trong bể, nhằm quan sát kỹ hơn và
rõ hơn các dấu hiệu bệnh lý.

Hình 6.3.2. Quan sát ấu trùng trong cốc thủy tinh
- Quan sát dưới kính hiển vi là
phương pháp đòi hỏi người nuôi
phải có kỹ năng sử dụng kính hiển
vi và phân biệt được các loại tác

nhân gây bệnh.
- Đây là phương pháp giúp xác
định bệnh chính xác hơn tác nhân
gây bệnh.


Hình 6.3.3. Quan sát dưới kính hiển vi.
- Thường xuyên lấy mẫu ấu trùng quan sát dưới kính hiển vi còn giúp
người nuôi phát hiện bệnh sớm một số bệnh như bệnh vi khuẩn dạng sợi hay
bệnh nguyên sinh động vật bám trên ấu trùng tôm.

52
- Cần khuyến khích các trại sản xuất trang bị kính hiển vi để kiểm tra
sức khỏe ấu trùng tôm.
- Lấy mẫu ấu trùng chuyển đến
phòng xét nghiệm bệnh là phương
pháp xác định bệnh chính xác nhưng
chi phí cao, khó thực hiện với các cơ
sở không có điều kiện trang thiết bị
hay xa cơ sở kiểm dịch.




Hình 6.3.4. Xét nghiệm xác định bệnh
- Ấu trùng khoẻ:
+ Tính hướng quang tốt (Nauplius, Zoea).
+ Poslarvae bám thành tốt, màu sắc tươi sáng
+ Sinh trưởng nhanh.
+ Lột xác đồng loạt và đúng thời gian sẽ có sức đề kháng cao, ít mẫn

cảm với các loại mầm bệnh.
Ấu trùng tôm bị cảm nhiễm mầm bệnh, nhưng sức đề kháng tốt, bệnh
sẽ không xảy ra.
- Ấu trùng yếu:
+ Tính hướng quang kém, ít hoặc không bám thành bể
+ Hoạt động bơi lội bắt mồi kém
+ Màu sắc trên cơ thể tôm thay đổi khác bình thường
+ Ấu trùng lột xác kéo dài, không đồng loạt.
Ấu trùng yếu sẽ mẫn cảm hơn với mầm bệnh, và bệnh lý sẽ nhanh
chóng xuất hiện.
1.1. Bệnh phát sáng
- Bệnh phát sáng xảy ra ở tất cả các giai đoạn ấu trùng. Bệnh có thể ở
dạng mãn tính hay cấp tính, khi ở dạng cấp tính bệnh có thể gây tỷ lệ chết lên
đến 100% đàn ấu trùng tôm.
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ấu trùng tôm.
- Vi khuẩn Vibrio phân bố ở nước mặn thích hợp 20-40
0
/
00
. Chúng có
nhiều trong nước biển ven bờ, số lượng Vibrio có thể tăng lên nhiều lần vào

53
những ngày biển động do bão, gió mùa hay áp thấp nhiệt đới (Đỗ Thị Hoà,
1997).
- Vi khuẩn lây truyền rất mạnh theo nguồn nước, dụng cụ sản xuất, tôm
mẹ, tôm ấu trùng hay từ đáy bể.
- Dấu hiệu bệnh:
Ấu trùng tôm bị bệnh phát sáng thường có các dấu hiệu sau:
+ Hoạt động yếu

+ Bắt mồi giảm
+ Ruột không có thức ăn và phân
+ Ấu trùng phát sáng trong bóng tối
+ Đốm sáng rất nhỏ trên phần cơ thịt của ấu trùng
+ Hiện tượng phát sáng dễ nhận biết khi quan sát tôm cua trong bóng
tối.
+ Tỷ lệ chết tăng rất nhanh

Hình 6.3.5. Ấu trùng tôm sú bị bệnh phát sáng
1.2. Bệnh hoại tử
- Bệnh hoại tử thường xảy ra ở giai đoạn Postlarvae.
- Dấu hiệu bệnh:
+ Hoạt động yếu
+ Bắt mồi giảm
+ Vỏ bị ăn mòn
+ Các nhánh chân bụng bị ăn mòn

54
+ Ấu trùng chết rải rác
+ Nước trong bể ương bẩn
- Nguyên nhân: Bệnh phát sinh bệnh chủ yếu do môi trường bị ô nhiễm,
vi khuẩn gây bệnh phát triển, xâm nhập lên ấu trùng và gây hoại tử.



Hình 6.3.6. Bể ương bị bẩn
Hình 6.3.7. Tôm Post bị bệnh hoại tử
1.3. Bệnh đường ruột
- Bệnh vi khuẩn dạng sợi thường xảy ra ở giai đoạn Mysis, Postlarvae.
- Nguyên nhân: do vi khuẩn đường ruột gây ra bệnh

- Dấu hiệu bệnh:
+ Ấu trùng hoạt động yếu
+ Ấu trùng có đuôi phân dài thuôn, không săn
+ Phân đuôi đứt đoạn
1.4. Bệnh vi khuẩn dạng sợi
- Bệnh vi khuẩn dạng sợi thường xảy ra ở giai đoạn Postlarvae.
- Nguyên nhân: Bệnh phát sinh bệnh chủ yếu do môi trường ô nhiễm,
thức ăn dư thừa, ấu trùng yếu.
- Dấu hiệu bệnh:

55
+ Hoạt động yếu
+ Khó bơi
+ Bắt mồi giảm
+ Khó lột xác
+ Nước trong bể ương bẩn


Hình 6.3.8. ấu trùng hoạt động yếu
- Quan sát ấu trùng bằng kính
hiển vi: thấy có các sợi nấm bám
đầy trên các phần phụ của tôm.


Hình 6.3.9. Kiểm tra ấu trùng bằng kính hiển vi



Hình 6.3.10. Vi khuẩn dạng sợi bám trên phụ bộ của ấu trùng tôm
Các bước thực hiện xác định bệnh như sau

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Cốc thủy tinh
- Vợt vớt ấu trùng
- Kính hiển vi
- Lam

56
- Lamen
- Panh gắp
- Ống hút
- Bể ương ấu trùng
Bước 2: Quan sát ấu trùng bằng mắt thường
- Quan sát ấu trùng trong bể ương để phát hiện dấu hiệu bệnh
- Múc ấu trùng vào cốc thủy tinh và quan sát ấu trùng
- Ghi chép vào nhật ký các dấu hiệu quan sát được
- Xác định sơ bộ tình trạng của ấu trùng
- Lưu ý: Cần quan sát đánh giá trên 25 - 30 ấu trùng
Bước 3: Quan sát ấu trùng bằng kính hiển vi
- Dùng vợt lấy ấu trùng
- Hút hoặc gắp ấu trùng đặt lên lam kính, nhỏ một giọt nước lên trên,
đậy lamen.
- Đưa mẫu ấu trùng lên kính hiển vi và quan sát, phát hiện các sinh vật
bám, xác định loại sinh vật bám.
- Lưu ý: Cần quan sát đánh giá trên 25 - 30 ấu trùng
Bước 4: Lấy mẫu ấu trùng gửi đến cơ sở xét nghiệm
- Lấy mẫu ấu trùng bao nilon có bơm oxy để lưu giữ ấu trùng sống
- Gửi đến cơ quan xét nghiệm gần nhất
Bước 5: Kết luận bệnh ở ấu trùng
Việc xác định bệnh cần dựa vào:
- Kết quả quan sát các dấu hiệu bệnh bằng mắt thường: hoạt động, màu

sắc của ấu trùng
- Kết quả quan sát ấu trùng dưới kính hiển vi
- Kết quả xét nghiệm.
Trong thực tế sản xuất, các trại qui mô hộ gia đình thường chỉ thực hiện
xác định bệnh dựa vào kết quả quan dấu hiệu bệnh bằng mắt thường, mức độ
chính xác phụ thuộc vào kinh nghiệm sản xuất.
2. Xác định biện pháp trị bệnh vi khuẩn
2.1. Phương pháp phòng bệnh
Áp dụng các biện pháp để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn như:
+ Giữ chất lượng nước ương nuôi tốt

57
+ Không ương mật độ quá cao
+ Tránh làm ấu trùng tôm bị tổn thương
+ Dùng chế phẩm vi sinh cho vào bể để giảm hàm lượng chất hữu
+ Tăng cường sức đề kháng cho ấu trùng tôm bằng quản lý môi trường
tốt và bổ sung vitamin.
2.2. Phương pháp trị bệnh
- Bệnh vi khuẩn thường xảy ra khi nước ương nuôi bẩn, ấu trùng tôm
yếu, vì vậy nên áp dụng đồng thời các biện pháp:
+ Cải thiện điều kiện môi trường: Xiphon đáy, thay nước để làm giảm ô
nhiễm, giảm mật độ vi khuẩn trong nước.
+ Diệt vi khuẩn: Cho thuốc kháng sinh hoặc chất sát khuẩn vào bể ương
ấu trùng.
+ Tăng sức đề kháng cho ấu trùng tôm: bổ sung vitamin C vào nước
ương ấu trùng hay trộn vào thức ăn.
- Xác định biện pháp trị bệnh vi khuẩn cần dựa vào:
+ Loại bệnh: vi khuẩn gây ra nhiều loại bệnh ở ấu trùng tôm, loại vi
khuẩn gây bệnh khác nhau thì thuốc sử dụng để trị bệnh có thể không giống
nhau.

+ Tỷ lệ ấu trùng bị bệnh (bệnh nhẹ hay nặng)
+ Giai đoạn ấu trùng bị bệnh
Ví dụ:
- Sử dụng Sun phát đồng để trị bệnh do vi khuẩn dạng sợi gây ra ở ấu
trùng tôm thì có hiệu quả hơn so với sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh.
- Bệnh nhẹ có thể chỉ thay nước ấu trùng cũng tự khỏi bệnh hoặc tăng
sức đề kháng cho ấu trùng tôm bằng cách bổ sung vitamin C bệnh.
- Ấu trùng còn nhỏ (giai đoạn Zoea) bị bệnh nên áp dụng biện pháp cho
thuốc vào bể ương. Ấu trùng lớn (giai đoạn Post) có thề áp dụng biện pháp
trộn thuốc vào thức ăn.
Bảng 3-1: Một số phương pháp trị bệnh do vi khuẩn gây ra
STT
Tên bệnh
Biện pháp trị
1
Bệnh phát sáng
- Cho thuốc kháng sinh vào bể ương ấu trùng với
liều lượng:
Oxytetracylin 5-10g/m
3
, trị liên tiếp 3 ngày
2
Bệnh hoại tử
Cho thuốc kháng sinh Oxytetracylin vào bể ương ấu

58
trùng, với liều lượng: 5-10g/m
3
, trị liên tiếp 3 ngày
3

Bệnh đường
ruột
Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn ấu trùng hoặc
cho vào bể ương: Erytromycin, Steptomycin,
Cotrimxalzon liều lượng theo hướng dẫn của nhà
sản xuất
4
Bệnh vi khuẩn
dạng sợi
Cho Sun phát đồng vào bể ương ấu trùng với liều
lượng: 0,15 – 0,25 g/m
3
, trong thời gian 24 giờ
3. Thực hiện trị bệnh vi khuẩn
- Khi xác định được bệnh của ấu trùng tôm và biện pháp trị bệnh, cần
thực hiện trị bệnh kịp thời và đúng cách mới có hiệu quả.
- Các bước trị bệnh bằng biện pháp cho thuốc kháng sinh vào bể ương
như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Xô
- Ca
- Cân
- Thuốc kháng sinh
Bước 2: Tính lượng thuốc kháng sinh cho vào bể
- Xác định liều lượng sử dụng
- Xác định thể tích nước trong bể ương
- Tính lượng thuốc kháng sinh cho vào bể:
Thể tích nước trong bể (g) x Liều lượng sử dụng (g/m
3
)

Ví dụ:
- Chọn Oxytetracylin để trị bệnh (bảng 3.1)
- Liều lượng sử dụng: 10 g/m
3
- Xác định thể tích nước trong bể ương: 5m
3

- Tính lượng chất sát khuẩn cho vào bể:
5 m
3
x 10 g/m
3
= 50 g
Bước 3: Thực hiện trị bệnh
- Cân thuốc kháng sinh.
- Hòa tan thuốc kháng sinh vào nước trong xô nhỏ.
- Dùng ca múc thuốc kháng sinh đã hòa tan tạt đều khắp mặt bể.

59
- Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong 3 ngày.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1.1. Câu hỏi thảo luận 6.3.1: Có mấy loại bệnh vi khuẩn thường gặp ở ấu
trùng tôm? Làm thế nào để nhận biết các loại bệnh này?
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về dấu hiệu bệnh vi khuẩn thường gặp ở
ấu trùng tôm
- Nguồn lực: Câu hỏi thảo luận nhóm, giấy A
0
, viết lông, bảng
- Cách thức tiến hành: chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm 05 - 06 học viên;

thực hiện bài tập theo nhóm; mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ bản trình bày các
loại bệnh thường gặp do vi khuẩn gây ra và dấu hiệu bệnh lý.
- Nhiệm vụ của nhóm: các nhóm thảo luận từng nội dung; viết trên giấy
A
0
; đại diện từng nhóm lên trình bày, trao đổi với các nhóm khác để đạt mục
tiêu nêu ra; Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các nhóm thảo luận, trình bày, nêu
nhận xét, đánh giá và kết luận.
- Thời gian hoàn thành: mỗi nhóm thảo luận 30 phút và lên trình bày 15
phút
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Trình bày được các loại
bệnh thường gặp do vi khuẩn gây ra và dấu hiệu bệnh lý.
1.2. Câu hỏi thảo luận 6.3.2: Bệnh vi khuẩn thường phát sinh trong điều kiện
nào? Làm thế nào để phòng bệnh vi khuẩn cho ấu trùng tôm? Khi phát hiện ấu
trùng bị bệnh cần phải thực hiện các biện pháp gì?
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về phòng trị bệnh vi khuẩn thường
gặp cho ấu trùng tôm.
- Nguồn lực: Câu hỏi thảo luận nhóm, giấy A
0
, viết lông, bảng
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm; chia nhóm thảo luận, mỗi
nhóm 05 - 07 học viên; mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ bản trình bày điều kiện
phát sinh bệnh vi khuẩn và biện pháp phòng trị bệnh vi khuẩn thường gặp cho
ấu trùng tôm.
- Nhiệm vụ của nhóm: các nhóm thảo luận từng nội dung; viết trên giấy
A
0
; đại diện từng nhóm lên trình bày, trao đổi với các nhóm khác để đạt mục
tiêu nêu ra; Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các nhóm thảo luận, trình bày, nêu
nhận xét, đánh giá và kết luận.

- Thời gian hoàn thành: mỗi nhóm thảo luận 30 phút và lên trình bày 15
phút
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Trình
bày được điều kiện phát sinh bệnh vi khuẩn và biện pháp phòng trị bệnh vi
khuẩn thường gặp cho ấu trùng tôm.

60
2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 6.3.1: Theo dõi phát hiện và trị bệnh vi khuẩn ở ấu
trùng
- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện
nhóm bước công việc theo dõi ấu trùng tôm, phát hiện và trị bệnh vi khuẩn
kịp thời.
- Nguồn lực: bể ương ấu trùng tôm, thuốc kháng sinh, cân, xô, ca, giấy,
bút, máy tính
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (05-06 học viên/nhóm),
mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc cho theo dõi, phát hiện và
trị bệnh vi khuẩn ở ấu trùng. Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học
viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm.
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm nhỏ 5–6 học viên, bầu
nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị dụng cụ, thuốc.
+ Quan sát ấu trùng bằng mắt thường.
+ Quan sát ấu trùng bằng kính hiển vi.
+ Kết luận bệnh của ấu trùng.
+ Xác định biện pháp trị bệnh.
+ Thực hiện trị bệnh.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nhận biết được

dấu hiệu bệnh lý, xác định đúng tác nhân gây bệnh, biện pháp trị bệnh và thực
hiện trị bệnh đúng cách. Kết quả trình bày theo bảng sau:
Tên bệnh
Tác nhân gây
bệnh
Dấu hiệu
bệnh
Biện pháp trị
1.



2.







C. Ghi nhớ
- Bệnh vi khuẩn thường gặp ờ tôm ấu trùng là:
+ Bệnh phát sáng

61
+ Bệnh vi khuẩn dạng sợi
+ Bệnh hoại tử
+ Bệnh đường ruột
- Biện pháp trị bệnh vi khuẩn:
+ Cải thiện môi trường: thay nước, xiphon

+ Dùng thuốc trị bệnh: Cho thuốc kháng sinh, chất diệt khuẩn vào bể
hay trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn.
+ Tăng cường sức đề kháng cho ấu trùng: cho vitamin C vào bể hay
trộn vào thức ăn.





62
BÀI 4: PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH DO NẤM
Mã bài: MĐ06-04
Bệnh nấm ở ấu trùng tôm thường gặp trong bể ương mật độ cao, môi
trường nuôi bị ô nhiễm. Trong điều kiện ương mật độ cao và ô nhiễm, nấm có
điều kiện phát sinh, phát triển bám vào ấu trùng tôm và gây bệnh.
Ấu trùng tôm bị bệnh nấm thường yếu, kém ăn, khó lột xác, khó di
chuyển, chết rải rác đến hàng loạt nếu xử lý không kịp thời.
Do đó, trong quá trình sản xuất người nuôi cần theo dõi hoạt động của
ấu trùng và quan sát ấu trùng bằng kính hiển vi đề phát hiện bệnh sớm, áp
dụng các biện phòng trị kịp thời, ngăn chặn sự lây lan bệnh, giảm thiệt hại do
bệnh gây ra.
Mục tiêu:
- Nhận biết được dấu hiệu ấu trùng tôm bị bệnh do nấm gây ra;
- Phòng trị được bệnh do nấm kịp thời, an toàn;
- Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh nấm.
A. Nội dung
1. Xác định bệnh do nấm
- Bệnh nấm có thể gây ra ở các giai đoạn Zoea, Mysis và Post nhưng
gây tác hại lớn cho các giai đoạn ấu trùng Zoea, Mysis.
- Ấu trùng bị bệnh có thể lan truyền rất nhanh và gây chết từ rải rác đến

chết hàng loạt.
- Nguyên nhân gây bệnh: do một số loại nấm bám lên ấu trùng tôm và
gây bệnh cho ấu trùng
- Bệnh này có thể xảy ra quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa nhiệt
độ thấp.
- Điều kiện phát sinh bệnh:
+ Môi trường nước ương ấu trùng bị ô nhiễm. Chất lượng nước kém.
+ Nhiều vỏ artemia có trong bể ương do lọc không kỹ khi cho ăn. Vì vỏ
artemia là môi trường rất tốt cho nấm gây bệnh phát triển và lây nhiễm cho ấu
trùng.
- Phương pháp chẩn đoán bệnh nấm: Bệnh này khó chuẩn đoán bằng
mắt thường. Quá trình chăm sóc, quản lý, theo dõi có thể phát hiện thấy ấu
trùng bị bệnh thường ăn kém, bỏ ăn, hoạt động bơi lội yếu ớt, không lột xác,
chuyển giai đoạn thời gian kéo dài. Bệnh này chỉ xác định được khi quan sát
nấm bám trên ấu trùng bằng kính hiển vi có độ phóng đại từ 10-80 lần.
Các bước thực hiện xác định bệnh nấm:

63
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Kính hiển vi quang học
- Vợt vớt ấu trùng
- Lam
- Lamen
- Panh gắp
Bước 2: Quan sát dấu hiệu bệnh
- Theo dõi ấu trùng tôm thường xuyên
- Phát hiện các dấu hiệu sau:
+ Ấu trùng nhạt màu
+ Hoạt động bơi lội yếu
+ Bỏ ăn đột ngột

+ Thời gian chuyển giai đoạn kéo dài
+ Ở giai đoạn Zoea có hiện tượng đứt phần đuôi.
- Dùng cốc thủy tinh múc ấu trùng để quan sát sẽ phát hiện rõ hơn.


Hình 6.4.1. Theo dõi ấu trùng tôm và phát hiện bệnh
Bước 3: Quan sát ấu trùng dưới hiển vi
- Bắt một số ấu trùng để lên lam
- Đưa lên kính hiển vi quan sát có độ phóng đại 100 lần
- Thấy rõ nấm phát triển bao phủ khắp cơ thể ấu trùng tôm

64

Hình 6.4.2. Nấm bao phủ lên phụ bộ của tôm Post
Bước 4: Kết luận
Ấu trùng tôm bị bệnh do nấm gây ra khi có các dấu hiệu trên.
2. Xác định biện pháp trị bệnh nấm
Bệnh nấm ở ấu trùng gây ra thiệt hại lớn và khó trị nên việc phòng bệnh
cần được thực hiện tốt.
- Biện pháp phòng bệnh:
Để hạn chế bệnh xảy ra cần thực hiện tốt các biện pháp:
+ Xử lý nước, dụng cụ sản xuất kỹ trước khi sử dụng ương ấu trùng
+ Lọc sạch vỏ artemia trước khi cho ấu trùng ăn artemia
+ Giữ vệ sinh môi trường ương
- Biện pháp trị bệnh:
- Bệnh nấm rất khó trị nhưng nếu phát hiện sớm vẫn có thể điều trị
được bằng các loại hóa chất và thuốc diệt nấm như: Nistatine, Mycostatine…
theo sự hướng dẫn của các nhà sản xuất.
- Khi phát hiện ấu trùng tôm bị bệnh nấm cần thực hiện kịp thời các
biện pháp sau:

+ Thay nước nhằm giảm ô nhiễm trong bể ương.
+ Sử dụng chất sát trùng như hoặc sử dụng thuốc kháng sinh có khả
năng chống nấm cho vào bể ương ấu trùng.

65
+ Nên chuyển ấu trùng sang bể ương khác sau khi xử lý ấu trùng bằng
chất sát khuẩn hay thuốc kháng sinh chống nấm.
Bảng 6.4.1. Một số loại thuốc kháng sinh chống nấm sử dụng trong sản xuất
giống tôm
STT
Tên thuốc
Liều lƣợng (g/m
3
)
1
Nittatin
0,25 – 0,5
2
Griseofuvil
0,25 – 0,5
3
Flucytocin
2 - 5
4
Flagystatin
0,25 – 0,5
5
Gynapax
3 - 5
6

Tergynal
0,25 – 0,5
7
Forcan
0,25 – 0,5
3. Thực hiện trị bệnh nấm
- Khi phát hiện ấu trùng tôm bị bệnh nấm, cần thực hiện các biện pháp
trị bệnh kịp thời và đúng cách mới có hiệu quả.
- Các bước trị bệnh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Xô
- Ca
- Cân
- Chất sát khuẩn:
- Hay thuốc kháng sinh:
Bước 2: Tính lượng chất sát khuẩn (thuốc kháng sinh) cho vào bể
- Xác định liều lượng sử dụng
- Xác định thể tích nước trong bể ương
- Tính lượng chất sát khuẩn cho vào bể:
Liều lượng sử dụng x thể tích nước trong bể
Ví dụ:
- Chọn Nittatin để trị bệnh (bảng 4.1)
- Liều lượng sử dụng: 0,25 – 0,5 g/m
3
- Xác định thể tích nước trong bể ương: 5m
3


66
- Tính lượng chất sát khuẩn cho vào bể:

0,5 g/m
3
x 5m
3
= 2,5 g
Bước 3: Thực hiện trị bệnh
- Cân hóa chất
- Cho hóa chất vào xô và hòa tan vào nước
- Dùng ca tạt đều khắp mặt bể
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1. Làm thế nào để phát hiện bệnh nấm ấu trùng?
2. Ấu trùng tôm bị bệnh nấm thường có những dấu hiệu như thế nào?
3. Bệnh nấm ấu trùng thường phát sinh trong điều kiện nào?
4. Làm thế nào để phòng bệnh do nấm ờ ấu trùng?
4. Cần phải làm gì khi phát hiện ấu trùng bị bệnh do nấm,?
2. Các bài tập thực hành
Bài tập thực hành số 6.4.1: Theo dõi phát hiện và trị bệnh nấm ở ấu trùng
- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện
nhóm bước công việc theo dõi ấu trùng tôm, phát hiện và trị bệnh nấm kịp
thời.
- Nguồn lực: bể ương ấu trùng tôm, hóa chất, cân, xô, ca, giấy, bút, máy
tính
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (05-06 học viên/nhóm),
mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc cho theo dõi, phát hiện và
trị bệnh nấm ở ấu trùng. Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên
và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thuốc
+ Quan sát ấu trùng phát hiện dấu hiệu bệnh

+ Xác định biện pháp trị bệnh
+ Thực hiện trị bệnh
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nhận
biết được dấu hiệu bệnh lý, xác định đúng tác nhân gây bệnh, biện pháp trị
bệnh và thực hiện trị bệnh đúng cách.
C. Ghi nhớ

67
- Biện pháp trị bệnh nấm:
+ Thay nước giúp giảm ô nhiễm.
+ Cho chất sát khuẩn hoặc kháng sinh chống nấm cho vào bể.


68
BÀI 5: PHÁT HIỆN VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG
Mã bài: MĐ06-05
Bệnh do ký sinh trùng gây ra thường gặp trong môi trường nuôi bị ô
nhiễm do chăm sóc kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các nguyên sinh động vật
sống bám vào ấu trùng tôm phát triển. làm ấu trùng tôm yếu, kém ăn, khó lột
xác, khó di chuyển rồi chết.
Xác định được bệnh sớm và đúng bệnh sẽ giúp người nuôi lựa chọn
được biện pháp phòng trị bệnh hợp lý và kịp thời hạn chế hao hụt.
Mục tiêu:
- Nhận biết được dấu hiệu ấu trùng tôm bị bệnh do ký sinh trùng gây ra;
- Phòng trị được bệnh ký sinh trùng kịp thời, an toàn;
- Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh ký sinh trùng.
A. Nội dung
1. Xác định bệnh do ký sinh trùng
Bệnh ký sinh trùng là bệnh do một số giống loài nguyên sinh động vật

bám vào ấu trùng tôm và gây bệnh cho ấu trùng tôm.
- Dấu hiệu bệnh lý:
Thường xuyên theo dõi hoạt động bơi lội, bắt mồi để phát hiện bệnh. Ấu
trùng tôm bị bệnh thường thường có các dấu hiệu bất thường biểu hiện qua
hoạt động bơi lội, bắt mồi
Ấu trùng tôm khỏe mạnh
Ấu trùng tôm bị bệnh ký sinh trùng
- Ấu trùng tôm khỏe, ăn mạnh
- Di chuyển bình thường
- Vỏ và phụ bộ sạch, không có sinh
vật bám.
- Ấu trùng tôm yếu, kém ăn
- Di chuyển khó khăn rồi chết
- Vỏ và phụ bộ bẩn, có nhiều sinh vật
bám.
- Nếu theo dõi, phát hiện bệnh bằng mắt thường thì mức độ chính xác
không cao, dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Do đó, chúng ta nên kết hợp quan sát
bằng mắt thường với quan sát bằng kính hiển vi.
- Nguyên nhân gây bệnh: do động vật nguyên sinh như Zoothamnium,
Vorticella chúng bám lên vỏ và phụ bộ của tôm ấu trùng và gây bệnh.
- Bệnh phát sinh trong điều kiện:
+ Do chăm sóc kém
+ Môi trường nuôi bị xấu

69
+ Lượng chất thải của ấu trùng tôm, thức ăn dư thừa trong bể cao.
Để phát hiện tôm ấu trùng bị bệnh do ký sinh trùng gây ra, ta cần phải
theo dõi ấu trùng tôm thường xuyên và kiểm tra ấu trùng bằng kính hiển vi.
 Cách bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

- Kính hiển vi quang học
- Vợt vớt ấu trùng
- Lam kính
- Lamen
- Panh gắp
Bước 2: Quan sát dấu hiệu bệnh
- Thường xuyên theo dõi hoạt
động bơi lội và bắt mồi của ấu trùng
tôm trong bể ương bằng mắt thường
để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Kết hợp với dùng cốc múc ấu
trùng quan sát dễ hơn để phát hiện
bệnh.


Hình 6.5.1. Kiểm tra ấu trùng bằng
mắt thường
- Ấu trùng bị bệnh thường có các dấu hiệu sau:
+ Ấu trùng tôm yếu, kém ăn.
+ Di chuyển khó khăn rồi chết.
+ Vỏ, phụ bộ của ấu trùng tôm dơ bẩn có vật bám.
Bước 3: Quan sát ấu trùng dưới hiển vi
+ Bắt một số ấu trùng có biểu
hiện bệnh.
+ Đặt ấu trùng lên lam kính để
quan sát ấu trùng bằng kính hiển vi.


6.5.2. Đặt ấu trùng lên lam kính


70
+ Đặt lam lên bàn kính hiển vi
và quan sát ấu trùng bằng kính hiển
vi có độ phóng đại 80-100 lần.
+ Tôm bị bệnh ký sinh trùng sẽ
phát hiện thấy trên vỏ và phụ bộ bẩn,
có nhiều sinh vật bám hình chuông
(hình 6.5.3).
+ Bệnh nhẹ hay nặng phụ
thuộc vào lượng ấu trùng bám ít hay
nhiều.


Hình 6.5.3. Động vật nguyên sinh
bám trên phụ bộ của tôm Post
Bước 4: Kết luận
Căn cứ vào các dấu hiệu quan sát ấu trùng bằng mắt thường và bằng
kính hiển vi để xác định bệnh.
Kết luận ấu trùng tôm bị bệnh do ký sinh trùng gây ra khi có các dấu
hiệu:
- Ấu trùng tôm yếu, kém ăn.
- Di chuyển khó khăn rồi chết.
- Vỏ và phụ bộ bẩn, có nhiều sinh vật bám.
2. Xác định biện pháp trị bệnh ký sinh trùng
Nguyên nhân gây bệnh là do môi trường nước trong bể ương ấu trùng
tôm bị nhiễm bẩn chất hữu cơ cao, tạo điều kiện cho các động vật nguyên sinh
phát triển, chúng bám vào ấu trùng tôm và gây bệnh. Do đó, biện pháp phòng
trừ bệnh này chủ yếu là quản lý môi trường nuôi tốt.
Khi bệnh xảy ra cần xử lý theo 2 hướng:
- Xi phon đáy, thay nước để làm giảm hàm lượng chất hữu cơ cũng như

nguyên sinh động vật có trong bể ương.
- Tắm cho ấu trùng tôm bằng hóa chất như: Iodine, Methylen Blue,
formol, dung dịch Anolyte…để tiêu diệt các động vật nguyên sinh gây bệnh
có trong nước bể ương nuôi và bám trên tôm ấu trùng.
Ví dụ:
Tắm cho ấu trùng tôm bằng formol:
- Liều lượng tắm: 25-30 ml formol/m
3
nước
- Thời gian tắm: 15-20 phút, sau đó thay 30-50% nước.

71
3. Thực hiện trị bệnh ký sinh trùng
3.1. Xiphon đáy
Cách tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Dụng cụ để xiphon đáy
bể: là ống nhựa cứng Φ21, đầu
ống hút nước bể có hình chữ T
để dễ thao tác và hạn chế ấu
trùng bị hút vào ống. Đầu còn
lại của ống xiphon được nối
với ống nhựa mềm cùng cỡ để
đưa nước và chất thải ra khỏi
đáy bể. Đầu cuối của ống nhựa
mềm được đặt trong một cái
rây đường kính 40-45cm.

Hình 6.5.4. Đầu ống xiphon có hình chữ T
- Chậu thau lớn 10-15 lít

- Lưới lọc có mắt lưới đảm bảo ấu trùng không lọt qua lưới.
Tất cả các dụng cụ trên phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
Bước 2: Xiphon đáy
- Lấy nước vào đầy ống
xiphon.
- Đặt một đầu ống xiphon vào
đáy bể.
- Cầm ống cầm kéo ống xiphon
theo chiều ngang của đáy bể
theo đường zic zắc. Làm 2 đến
3 lần.


a. Xiphon đáy bể

72
- Đầu ống còn lại được bỏ vào
một chậu thau lớn qua lưới lọc
để giữ lại ấu trùng tôm bị thoát
ra ngoài qua ống xiphon.
- Lượng nước xiphon từ 20-
30% nước trong bể ương.



b. Lưới lọc giữ lại ấu trùng tôm
Bước 3: Cấp nước mới
- Sau khi xiphon nước ta cấp
nước mới bù vào đúng bằng
lượng nước đã xiphon.

- Đầu ống cấp vào nên tạo
dòng chảy nhỏ bằng một cái rổ
có bọc lưới lọc.



Hình 6.5.4. Xiphon đáy
3.2. Tắm cho ấu trùng bằng hóa chất
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất
- Vợt bắt tôm ấu trùng
- Bộ sục khí: máy sục khí, đá bọt, dây
- Cân hoặc ống (cốc) đong hóa chất
- Thau, ca đựng hóa chất
- Hóa chất dùng để tắm cho ấu trùng: Formol hoặc Iodin
- Bể ương ấu trùng tôm
Bước 2: Tính lượng hóa chất cho vào bể

73
- Xác định liều lượng tắm: tùy thuộc vào loại hóa chất và theo hướng
dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
- Xác định thể tích nước trong bể ương ấu trùng: Cần xác định thể tích
nước trong bể chính xác để tính lượng hóa chất cho vào bể để đảm bảo đúng
liều lượng.
- Tính lượng hóa chất cho vào bể: lấy liều lượng tắm nhân với thể tích
nước trong bể ương ấu trùng.
Ví dụ:
Xác định liều lượng tắm là 30 ml formol/m
3
nước bể

Nếu thể tích nước trong bể là 5m
3

Thì lượng formol cho vào bể là: 30ml x 5 = 150ml
Bước 3: Thực hiện tắm ấu trùng
- Đong lượng hóa chất cho vào xô.
- Hòa tan đều hóa chất với nước
trong xô.
- Dùng ca múc nước hóa chất đã hòa
tan tạt đều khắp mặt bể.


Hình 6.5.5. Tạt hóa chất tắm cho ấu trùng tôm
Bước 4: Thay nước
- Sau khi tắm cho ấu trùng khoảng
15-20 phút, cần phải tiến hành thay
một phần nước trong bể.
- Dùng ống rút bớt từ: 20-30% nước
trong bể ương ra ngoài.
- Sau đó, cấp nước mới vào bể đến
mức nước ban đầu.


Hình 6.5.6. Thay nước sau khi tắm ấu trùng tôm


74
 Các lỗi thƣờng gặp:
 Nhầm lẫn giữa các biểu hiện bệnh và biểu hiện sinh lý.
 Phương pháp trị bệnh không đúng.

 Pha nước tắm sai liều lượng.
 Làm ấu trùng tôm yếu, chết.
 Phát hiện bệnh chậm, trị bệnh ít hiệu quả.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
1. Làm thế nào để phát hiện bệnh ký sinh trùng ở ấu trùng tôm?
2. Ấu trùng tôm bị bệnh ký sinh trùng thường có những dấu hiệu như thế nào?
3. Bệnh ký sinh trùng ở ấu trùng thường phát sinh trong điều kiện nào?
4. Làm thế nào để phòng bệnh do ký sinh trùng nấm ờ ấu trùng?
4. Khi phát hiện ấu trùng bị bệnh do ký sinh trùng, người nuôi cần phải làm
gì?
2. Các bài thực hành
Bài thực hành số 6.5.1: Theo dõi phát hiện và trị bệnh ký sinh trùng ở ấu
trùng.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện
nhóm bước công việc theo dõi ấu trùng tôm, phát hiện bệnh ký sinh trùng và
trị bệnh kịp thời.
- Nguồn lực: bể ương ấu trùng tôm, hóa chất, cân, xô, ca, ống hút nước,
giấy, bút, máy tính.
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (05-06 học viên/nhóm),
mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc theo dõi, phát hiện và trị
bệnh ký sinh trùng ở ấu trùng. Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học
viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất.
+ Quan sát ấu trùng bằng mắt thường và kính hiển vi để phát hiện dấu
hiệu bệnh.
+ Xác định biện pháp trị bệnh.
+ Thực hiện trị bệnh.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ

×