Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

giáo trình mô đun kiểm tra hệ thống nuôi nghè nuôi cá bống tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 92 trang )


1


















2



Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
 04


3
LỜI GIỚI THIỆU

Nuôi cá bống tƣợng là nghề tạo ra hàng hóa xuất khẩu, mang lại nhiều lợi
nhuận và thúc đẩy phát triển kinh tế cho các hộ gia đình vùng nông thôn.
Nhƣng bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại nhƣ môi trƣờng nuôi bị ô nhiễm,
phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, vấn đề kiểm tra, quản lý môi trƣờng, xử lý chất
thải nuôi cá là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi ngƣời nuôi cá có những hiểu biết
về kiểm tra, quản lý ao, bè nuôi cá để nâng cao năng suất nuôi và phát triển
bền vững nghề nuôi cá bống tƣợng.
Xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá bống tƣợng
trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề
dƣới 3 tháng cho ngƣời làm nghề nuôi bống tƣợng và bà con lao động nông
thôn, giảm bớt rủi ro, hƣớng tới hoạt động nuôi cá bống tƣợng phát triển bền
vững.
Chƣơng trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cá bống tƣợng trình độ sơ cấp do
Trƣờng Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 9/2012 đến
tháng 12/2012 theo quy trình đƣợc hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 31/2010/TT-
BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trƣởng Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã
hội hƣớng dẫn xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ
sơ cấp.
Chƣơng trình dạy nghề Nuôi cá bống tƣợng trình độ sơ cấp gồm các mô
đun
Mô đun 01. Chuẩn bị ao nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ
Mô đun 02. Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ
Mô đun 03. Thả và chăm sóc cá Thời gian thực hiện 80 giờ
Mô đun 04. Kiểm tra hệ thống nuôi Thời gian thực hiện 80 giờ
Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá Thời gian thực hiện 80 giờ
Mô đun 06. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thƣơng phẩm

Thời gian thực hiện 64 giờ
Giáo trình Kiểm tra hệ thống nuôi đƣợc biên soạn theo Chƣơng trình mô
đun Kiểm tra hệ thống nuôi của nghề Nuôi cá bống tƣợng trình độ sơ cấp.
Giáo trình giới thiệu những hiểu biết chung về Thực hành Nuôi trồng thủy
sản tốt ở Việt Nam (Viet GAP), nội dung lý thuyết và thực hành kiểm tra, quản
lý môi trƣờng ao, bè nuôi, xử lý chất thải, cách ghi nhật ký nuôi cá.
Nội dung giảng dạy gồm 5 bài:
Bài 1. Giới thiệu về Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt ở Việt Nam (Viet
GAP)

4
Bài 2. Kiểm tra chất lƣợng nƣớc ao nuôi
Bài 3. Kiểm tra ao, lồng, bè nuôi
Bài 4. Xử lý chất thải
Bài 5. Ghi nhật ký nuôi cá
Nhóm biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trƣờng, cơ sở
sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý
kiến quý báu để giáo trình này đƣợc hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình cũng
không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng
góp bổ sung để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn.

LÊ TIẾN DŨNG
ĐẶNG THỊ MINH DIỆU
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THANH









5


 TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
MÔ ĐUN KIỂM TRA HỆ THỐNG NUÔI 8
Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT
TẠI VIỆT NAM (VIET GAP) 9
1. Lợi ích của Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Viet GAP) 9
1.1. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là gì? 9
1.2. Nội dung của Thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam (Viet GAP) 11
1.3. Ý nghĩa của Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Viet
GAP) 12
2. Áp dụng nuôi cá bống tƣợng theo tiêu chí Thực hành Nuôi trồng thủy sản
tốt tại Việt Nam 12
2.1. Nội dung Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam
(Viet GAP) 12
2.2. Các yêu cầu chung 12
2.3. Xây dựng và áp dụng quy phạm trong nuôi trồng thủy sản 14
PHỤ LỤC 18
Bài 2. KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG NƢỚC AO NUÔI 36
3. Kiểm tra pH nƣớc ao nuôi 37
3.1. Ảnh hƣởng của pH nƣớc ao nuôi đến cá 37
3.2. Đo pH nƣớc ao nuôi 38
3.3. Xử lý khi pH nƣớc ao nuôi vƣợt ra ngoài phạm vi thích hợp 42
4. Kiểm tra oxy hòa tan trong nƣớc 44
4.1. Ảnh hƣởng của oxy hòa tan trong nƣớc đến cá 44

4.2. Đo oxy hòa tan trong nƣớc 46
4.3. Xử lý khi hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc thấp hơn mức thích hợp .
47
5. Kiểm tra nhiệt độ nƣớc 48
5.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ nƣớc đến cá 48
1.1. Đo nhiệt độ nƣớc ao 48
5.2. Xử lý khi nhiệt độ nƣớc vƣợt quá mức thích hợp 49
6. Kiểm tra amoniac (NH
3
) 49

6
6.1. Ảnh hƣởng của amoniac (NH
3
) đến cá 49
6.2. Đo NH
3
49
6.3. Xử lý khi hàm lƣợng NH
3
trong nƣớc vƣợt mức thích hợp 50
7. Kiểm tra độ trong và màu nƣớc 53
7.1. Ảnh hƣởng của độ trong và màu nƣớc đến cá 53
7.2. Quan sát màu và đo độ trong của nƣớc 53
7.3. Xử lý khi màu và độ trong của nƣớc ao nuôi không thích hợp 54
8. Kiểm tra độ mặn của nƣớc ao 55
8.1. Ảnh hƣởng của độ mặn đến cá 55
8.2. Đo độ mặn của nƣớc ao 56
1.2. Xử lý khi độ mặn của nƣớc ao vƣợt ra ngoài mức thích hợp 56
2. Thay nƣớc ao 56

3. Xử lý diệt khuẩn nƣớc ao 57
Bài 3. KIỂM TRA AO, LỒNG, BÈ 62
1. Kiểm tra ao 62
1.1. Kiểm tra bờ 62
1.2. Kiểm tra cống 62
1.3. Kiểm tra lƣới bao 63
1.4. Kiểm tra đáy ao 63
2. Kiểm tra lồng, bè 63
2.1. Đo chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc sông khu vực đặt bè 63
2.2. Kiểm tra khung, đáy bè, lồng lƣới 64
2.3. Kiểm tra dây, neo bè 66
2.4. Xử lý sự cố 67
Bài 4. XỬ LÝ CHẤT THẢI 70
1. Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải 70
2. Xử lý bùn đáy 71
3. Lắng nƣớc thải 72
4. Tiêu diệt mầm bệnh trong nƣớc thải 73
5. Trả nƣớc thải về môi trƣờng 74
Bài 5. GHI NHẬT KÝ NUÔI CÁ 77
1. Ý nghĩa của việc ghi nhật ký nuôi cá 77

7
2. Ghi thông tin về cá giống 77
1. Ghi thông tin về thức ăn 77
2. Ghi thông tin về môi trƣờng nuôi hàng ngày 78
3. Ghi thông tin về mức độ tăng trƣởng và hoạt động của cá 80
3.1. Ghi thông tin về kết quả kiểm tra tốc độ tăng trƣởng 80
3.2. Ghi thông tin về hoạt động của cá 80
4. Ghi thông tin về thuốc, hóa chất đã sử dụng 81
5. Ghi thông tin về chi phí nuôi, kết quả thu hoạch 83

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 85
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG Error! Bookmark not
defined.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU Error! Bookmark not defined.


8
MÔ ĐUN KIỂM TRA HỆ THỐNG NUÔI
Mã 

Mô đun 04: “Kiểm tra hệ thống nuôi” có thời gian học tập 80 giờ, trong đó
có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra định kỳ và 04 giờ kiểm
tra kết thúc mô đun.
Mô đun này trang bị cho ngƣời học những hiểu biết chung về Thực hành
Nuôi trồng thủy sản tốt ở Việt Nam (Viet GAP), các kiến thức và kỹ năng
nghề để thực hiện các công việc: kiểm tra chất lƣợng nƣớc, kiểm tra ao, lồng
bè nuôi, xử lý chất thải, ghi nhật ký nuôi cá đạt chất lƣợng và hiệu quả cao.
Mô đun đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết của mô
đun đƣợc trình bày ở lớp học và học viên đƣợc thực hành tại các ao, bè nuôi cá
bống tƣợng thƣơng phẩm.
Kết quả học tập của học viên đƣợc đánh giá qua trả lời các câu hỏi về kiến
thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc: kiểm tra chất lƣợng
nƣớc, kiểm tra ao, lồng bè nuôi, xử lý chất thải, ghi nhật ký nuôi cá.

9
Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ THỰC HÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TỐT TẠI VIỆT NAM (VIET GAP)
Mã bài: M04-01

Việt Nam là nƣớc xuất khẩu lớn các mặt hàng nông, thủy sản của thế giới

nhƣ gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, tôm cá Việc nƣớc ta chính thức gia nhập Tổ
chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), tổ chức có mục đích khuyến khích sự mua
bán giữa các nƣớc thành viên thông qua việc giảm thiểu hoặc loại bỏ những
rào cản thƣơng mại, là một cơ hội tốt để những mặt hàng nông, thủy sản Việt
Nam tham gia vào thị trƣờng nông, thủy sản to lớn của thế giới.
Tuy nhiên, để các mặt hàng nông, thủy sản có thể thâm nhập với thị trƣờng
các nƣớc dễ dàng hơn, đặc biệt là những quốc gia khó tính nhƣ châu Âu, Mỹ
và Nhật, Việt Nam phải áp dụng chu trình nông nghiệp an toàn hay những biện
pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Những mặt hàng nông, thủy sản không
những phải đƣợc kiểm soát, nâng cao chất lƣợng bắt đầu từ khâu làm đất, gieo
trồng, thả giống đến quá trình chăm sóc, thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ và
bảo quản kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất nhƣ môi trƣờng, các chất
hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì đều phải theo quy chuẩn. Có thế,
hàng nông, thủy sản Việt Nam mới có thể thỏa mãn những yêu cầu gắt gao của
các nƣớc thành viên WTO.
Trong xu thế hiện nay, vấn đề phát triển bền vững đƣợc đặt lên hàng đầu.
Để cho nông nghiệp và nông thôn phát triển bền vững, việc áp dụng những
biện pháp thực hành nông nghiệp tốt càng trở nên cấp thiết hơn.


 Hiểu đƣợc lợi ích của Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Viet
GAP);
 Nêu đƣợc nội dung Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Viet
GAP).

1. Viet
GAP)
1.1. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là gì?
GAP (Good Agriculture Practices, Thực hành nông nghiệp tốt) đã phát
triển vào những năm gần đây, là kết quả của nhiều mối quan tâm, cam kết của

những ngƣời quản lý sản xuất thực phẩm đối với an ninh lƣơng thực, chất
lƣợng và an toàn thực phẩm, sự bền vững môi trƣờng của ngành nông nghiệp.

10
GAP áp dụng những kiến thức sẵn có vào sản xuất nông nghiệp và các quá
trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực
phẩm bổ dƣỡng, an toàn, bền vững môi trƣờng.
Lợi ích của những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt mang lại rất lớn.
Nó giúp cho những ngƣời nông dân nhận đƣợc giá trị tăng thêm từ những sản
phẩm của họ do đƣợc áp dụng một quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và an
toàn; ngƣời tiêu dùng sẽ có những sản phẩm chất lƣợng và an toàn; những nhà
kinh doanh sẽ có những lợi nhuận nhiều hơn từ những sản phẩm tốt hơn còn
cộng đồng sẽ có một môi trƣờng tốt hơn và thân thiện với môi trƣờng hơn.
GAP là những nguyên tắc đƣợc thiết lập nhằm đảm bảo một môi trƣờng sản
xuất an toàn, sạch sẽ trong đó thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác
nhân gây bệnh nhƣ sinh vật (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng ), hóa chất
(kim loại nặng, hàm lƣợng nitrat, dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật ). Sản
phẩm phải đảm bảo an toàn ngay từ ngoài đồng ruộng, ao nuôi cho đến khi
đƣợc con ngƣời sử dụng.
Theo đó, GAP bao gồm việc sản xuất theo hƣớng lựa chọn địa điểm, sử
dụng đất, sử dụng phân bón, chế phẩm sinh học, nƣớc tƣới, nuôi trồng, phòng
trừ dịch hại, thu hoạch, đóng gói sản phẩm, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận
chuyển nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững với mục đích bảo
đảm an toàn thực phẩm, an toàn cho ngƣời sản xuất, bảo vệ môi trƣờng và truy
nguyên đƣợc nguồn gốc sản phẩm.
Thực hành nông nghiệp tốt theo hƣớng GAP mang lại một số lợi ích cơ bản
nhƣ sau:
 Sản phẩm an toàn:
Dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lƣợng kim loại nặng và hàm lƣợng
nitrat trong mức cho phép, không nhiễm vi sinh vật có hại … nên bảo đảm sức

khỏe cho ngƣời sử dụng.
 Sản phẩm ngon, mẫu mã đẹp nên đƣợc ngƣời sử dụng chấp nhận.
 An toàn môi trƣờng:
Quy trình sản xuất bảo vệ đƣợc môi trƣờng, an toàn cho ngƣời sản xuất.
Thực hành nông nghiệp tốt GAP có mức độ khác nhau tùy theo trình độ sản
xuất:

Quy trình sản xuất - chế biến - bảo quản hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn
chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng hóa nông sản đạt tiêu chuẩn
Global GAP có thể xuất khẩu đến tất cả các nƣớc trên thế giới, kể cả những
nƣớc đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất nhƣ Mỹ, Nhật, Canada
GAP châu Âu (Euro GAP)

11
Sản xuất theo quy trình GAP của các nƣớc châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Bỉ,
Thụy Sỹ ). Hàng hóa nông sản nhập khẩu vào châu Âu phải có chứng nhận
Euro GAP.
ASEAN GAP
Tiêu chuẩn GAP của các nƣớc Đông Nam Á (khối ASEAN). Áp dụng quy
trình này thì nông sản đƣợc phép nhập vào các nƣớc thành viên ASEAN.
Viet GAP
Thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam quy định những nguyên tắc, trình
tự, thủ tục hƣớng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nông, thủy
sản bảo đảm an toàn, chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe
ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng và truy nguyên nguồn
gốc sản phẩm.
1.2. Nội dung của Thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam (Viet GAP)
Viet GAP tập trung vào 4 tiêu chí chính:
1. Về kỹ thuật sản xuất
Với mục tiêu giảm thiểu ảnh hƣởng xấu của dƣ lƣợng hóa chất tới môi

trƣờng, xâm nhập vào cơ thể khi sử dụng thực phẩm nên càng sử dụng ít thuốc
bảo vệ thực vật càng tốt.
Nhƣ vậy, cần tập trung và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản
lý mùa vụ tổng hợp (ICM).
2. Về an toàn thực phẩm
Với mục tiêu đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý
khi thu hoạch.
Nhƣ vậy, cần xác định và giảm thiểu các nguy cơ nhiễm sinh học (vi khuẩn,
virus, nấm mốc ), nguy cơ hóa học và nguy cơ về vật lý.
3. Về môi trƣờng làm việc
Với mục tiêu là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của ngƣời sản
xuất.
Vì vậy, cần tập trung tạo điều kiện và phƣơng tiện chăm sóc sức khỏe, cấp
cứu, đào tạo, tập huấn kỹ thuật và tạo phúc lợi xã hội cho ngƣời sản xuất.
4. Về truy nguyên nguồn gốc
Với mục tiêu là xác định đƣợc những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu
thụ.
Vì vậy, cần quan tâm xác định chính xác nguồn gốc sản phẩm, địa điểm và
ngƣời sản xuất làm cho nơi tiêu thụ phải có khả năng giải quyết và thu hồi các
sản phẩm bị lỗi (sản phẩm không đạt ).

12
1.3. Ý nghĩa của Thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Viet
GAP)
Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Vietnamese Good
Aquaculture Practices, gọi tắt là Viet GAP) là thực hành ứng dụng kiến thức
trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực
phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, đảm bảo
trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Việc thực hiện Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam mang lại các

lợi ích:
 Tạo niềm tin cho khách hàng.
 Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
 Nâng tầm của nhà sản xuất trên thị trƣờng.
 Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở những thị trƣờng khó tính.
 Là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng - đấu thầu.
 Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn chất lƣợng và liên
tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
 Đáp ứng qui định của Nhà nƣớc và các nƣớc dự định bán hàng trong hiện tại
và tƣơng lai về quản lý chất lƣợng.
2. hành Nuôi 

2.1. Nội dung Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam
(Viet GAP)
Các nội dung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam
bao gồm:
2.2. Các yêu cầu chung
Các yêu cầu chung của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt
Nam bao gồm các tiêu chuẩn về yêu cầu pháp lý, hồ sơ ghi chép, truy xuất
nguồn gốc.
2.2.1. Chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm
 Nguyên tắc
Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực
phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nƣớc
và các quy định của Tổ chức Lƣơng nông (FAO) của Liên hợp quốc và Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO).
 Các tiêu chuẩn

13
Chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm của Quy phạm thực hành nuôi

trồng thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về thuốc, hóa chất và
chế phẩm sinh học, vệ sinh, chất thải, thu hoạch và sau thu hoạch.
2.2.2. Quản lý sức khỏe động vật thủy sản
 Nguyên tắc
Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật
thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ƣu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế
các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trƣờng nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu
trình sản xuất.
 Các tiêu chuẩn
Quản lý sức khỏe động vật thủy sản của Quy phạm thực hành nuôi trồng
thủy sản tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về kế hoạch quản lý sức
khỏe động vật thủy sản, con giống và thức ăn, điều trị, theo dõi tỷ lệ sống.
2.2.3. Bảo vệ môi trƣờng
 Nguyên tắc
Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải đƣợc thực hiện một cách có kế hoạch
và có trách nhiệm đối với môi trƣờng, theo các quy định của nhà nƣớc và các
cam kết quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trƣờng của việc lập
kế hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản.
 Các tiêu chuẩn
Bảo vệ môi trƣờng của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt
Nam bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý tác động môi trƣờng, sử dụng và thải
nƣớc, kiểm soát địch hại.
2.2.4. Các khía cạnh kinh tế-xã hội
 Nguyên tắc:
Nuôi trồng thủy sản phải đƣợc thực hiện một cách có trách nhiệm với xã
hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phƣơng, chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định của của Nhà nƣớc và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không làm ảnh hƣởng tới sinh kế của ngƣời
nuôi và các cộng đồng xung quanh.
Nuôi trồng thủy sản phải tích cực đóng góp vào sự phát triển nông thôn,

đem lại lợi ích, sự công bằng và góp phần giảm đói nghèo cũng nhƣ tăng
cƣờng an ninh thực phẩm ở địa phƣơng.
Do đó, các vấn đề kinh tế-xã hội phải đƣợc xem xét trong tất cả các giai
đoạn của quá trình nuôi từ xây dựng, phát triển và triển khai các kế hoạch nuôi
trồng thủy sản.
 Các tiêu chuẩn

14
Các khía cạnh kinh tế - xã hội của Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản
tốt tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về điều kiện làm việc, an toàn lao
động và sức khỏe, hợp đồng và tiền lƣơng (tiền công), các kênh liên lạc và các
vấn đề trong cộng đồng.
2.3. Xây dựng và áp dụng quy phạm trong nuôi trồng thủy sản
2.3.1. Thủ tục chứng nhận Global GAP
Về cơ bản, thủ tục chứng nhận sẽ do các tổ chức chứng nhận xây dựng phù
hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65 hoặc EN 45011 (nghĩa là tổ
chức chứng nhận phải đƣợc công nhận) và đáp ứng các quy định riêng của
Global GAP (nghĩa là tổ chức chứng nhận phải đƣợc Global GAP phê duyệt).
Thủ tục chứng nhận mà Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT)
đang áp dụng bao gồm những bƣớc cơ bản sau:
1. Nhà sản xuất thực hiện Đăng ký chứng nhận theo mẫu và gửi cho
QUACERT (bằng email để có thông tin trƣớc, bằng bƣu điện để có dấu chính
thức).
2. QUACERT báo giá chứng nhận trên cơ sở diện tích nuôi /trồng, loại cây/
con, sản lƣợng, phƣơng thức canh tác (nhà kính, luân canh…) và thƣơng thảo
với nhà sản xuất.
3. Hai bên ký kết hợp đồng tài chính và hợp đồng trách nhiệm.
4. QUACERT tiến hành thủ tục đăng ký và trả phí đăng ký cho tổ chức
Global GAP để có số GGN nhận biết toàn cầu cho nhà sản xuất.
5. QUACERT thông báo số GGN cho nhà sản xuất và kiến nghị thời điểm

tiến hành đánh giá tại trang trại (trong vòng 14 ngày kể từ khi có số GGN).
6. Hai bên thực hiện đánh giá chứng nhận vào thời điểm thu hoạch theo thời
gian đã thỏa thuận.
7. Nhà sản xuất thực hiện hành động khắc phục nếu số điểm không phù hợp
vƣợt quá yêu cầu cho phép (100% số điểm chính yếu/major must và 95% số
điểm thứ yếu/minor must phải phù hợp).
8. QUACERT cấp Giấy chứng nhận Global GAP (với hiệu lực 12 tháng)
trong vòng 28 ngày kể từ khi nhà sản xuất khắc phục xong các điểm không phù
hợp.
9. Nhà sản xuất trả chi phí chứng nhận theo hợp đồng trƣớc khi nhận Giấy
chứng nhận.
10. Nhà sản xuất tiếp tục duy trì hoạt động nuôi trồng theo yêu cầu của tiêu
chuẩn và 10% số nhà sản xuất đƣợc chứng nhận sẽ buộc phải thực hiện việc
đánh giá giám sát không báo trƣớc (chỉ nhận đƣợc thông báo trong vòng 48
giờ).

15
11. Hai bên chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận lại khoảng 1 tháng trƣớc
khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
2.3.2. Xây dựng và áp dụng quy phạm trong Thực hành nuôi trồng
thủy sản tốt
Có một thực tế đang diễn ra trên thị trƣờng Việt Nam là ngƣời sản xuất
nông nghiệp không muốn thực hiện và duy trì cách thức nuôi trồng nông sản,
thực phẩm an toàn vì chi phí cao nhƣng lại không dễ dàng bán đƣợc giá cao
hơn so với sản phẩm không an toàn. Trong khi đó, ngƣời tiêu dùng lại cho rằng
họ sẵn sàng trả giá cao nếu biết sản phẩm mình mua thực sự là an toàn, nhƣng
tự ngƣời tiêu dùng không có cách để xác minh xem sản phẩm nào là an toàn.
Một thực tế khác đang diễn ra trên thị trƣờng quốc tế là ngay cả những sản
phẩm xuất khẩu có tiếng của Việt Nam nhƣ lúa gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt
điều, tôm cá có giá bán thƣờng thấp hơn so với một số nƣớc khác vì bị ép giá

do không ổn định chất lƣợng, không rõ nguồn gốc, sản lƣợng không lớn, chậm
gom hàng Hàng Việt Nam đã không bán đƣợc giá cao lại còn bị kiện vì bán
phá giá và bị rút quota ở một số thị trƣờng. Điều này cho thấy nếu nông sản
Việt Nam cứ tiếp tục cạnh tranh bằng giá thì không những chúng ta không thể
có lợi nhuận cao để duy trì chất lƣợng thƣơng hiệu mà còn có nguy cơ tự đánh
mất uy tín thị trƣờng.
Để có lòng tin lâu dài của ngƣời tiêu dùng, nhà sản xuất nông nghiệp phải
xây dựng, duy trì và bảo vệ thƣơng hiệu sản phẩm của mình thông qua 4 nhóm
hoạt động sau:
 Xây dựng, áp dụng và chứng nhận quy trình nuôi trồng an toàn trong trang
trại theo tiêu chuẩn Viet GAP hay Global GAP;
 Xây dựng cơ chế, cách nhận biết và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (ghi chép
và lƣu hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất trong trang trại và
khách hàng mua sản phẩm đầu ra). Hoạt động này nên đƣợc tiến hành lồng
ghép với việc kiểm soát hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn;
 Thực hiện thủ tục đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu thƣơng mại trong nƣớc và
quốc tế (nếu cần) và các biện pháp thực tiễn để chống hàng giả, hàng nhái;
 Thực hiện các giải pháp tiếp thị hữu hiệu để kết nối với thị trƣờng (hệ thống
phân phối, thông tin trên nhãn/bao bì, quảng cáo, triển lãm, hội thảo, hoạt động
xã hội, công ích…).
Để có đƣợc thị trƣờng và giá bán tốt hơn, các nhà sản xuất cần (tự mình
hoặc có sự hỗ trợ của tƣ vấn) thực hiện các hoạt động chính sau đây:
 Đào tạo nhận thức chung về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và áp
dụng Viet GAP hay Global GAP cho tất cả ngƣời làm;
 Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật của nơi sản xuất và thị trƣờng
xuất khẩu để xây dựng cách thức nuôi/ trồng đáp ứng yêu cầu;

16
 Thực hiện việc nuôi/ trồng theo quy trình đã xây dựng, ghi chép và lƣu hồ
sơ cần thiết theo yêu cầu đã xây dựng;

 Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trƣớc khi đăng ký
chứng nhận;
 Tham gia và thực hiện quá trình chứng nhận với tổ chức chứng nhận đã
đƣợc công nhận và phê duyệt;
 Thực hiện tiếp các hoạt động xây dựng thƣơng hiệu và thị trƣờng để có đƣợc
giá bán tốt hơn.
Chứng nhận Global GAP đƣợc coi là cây cầu nối giữa nhà sản xuất với
ngƣời tiêu dùng. Nếu ngƣời tiêu dùng chỉ muốn mua sản phẩm an toàn thì nhà
sản xuất phải đáp ứng và ngƣợc lại, nếu nhà sản xuất dám khẳng định về sự an
toàn và uy tín thƣơng hiệu sản phẩm của mình thì ngƣời tiêu dùng mới có niềm
tin để trả giá cao hơn.
Niềm tin của ngƣời tiêu dùng chỉ đến khi họ mắt thấy tai nghe, hoặc thông
qua kết quả đánh giá, khẳng định của một bên thứ 3 có năng lực và độc lập (tổ
chức chứng nhận). Nói cách khác, áp dụng và chứng nhận hệ thống "Thực
hành Nông nghiệp tốt" theo tiêu chuẩn Viet GAP hay Global GAP là giải pháp
nền tảng để nhà sản xuất nông nghiệp xây dựng thƣơng hiệu, tìm kiếm thị
trƣờng và giá bán tốt hơn cho sản phẩm của mình. Vì thế, những nhà sản xuất
khôn ngoan sẽ coi chi phí cho hoạt động, áp dụng và chứng nhận Viet GAP
hay Global GAP là đầu tƣ cho sự phát triển lâu dài, bền vững chứ không phải
là chi phí cho sản phẩm.
Hiện nay, cá bống tƣợng của nƣớc ta có giá trị kinh tế cao do đƣợc tiêu thụ
nhiều trong các nhà hàng, khách sạn và đƣợc xuất khẩu tƣơi sống sang các
quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
Singapore… với giá cao hơn một số loài thủy sản xuất khẩu phổ biến khác.
Tuy nhiên, do kỹ thuật nuôi chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh, quy mô sản
xuất nhỏ lẻ nên việc xây dựng và áp dụng Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt
đối với cá bống tƣợng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Trong tƣơng lai, cá bống tƣợng sẽ đƣợc xuất khẩu nhiều hơn sang thị
trƣờng châu Âu, Mỹ là nơi có cộng đồng ngƣời Việt và ngƣời Hoa đông đảo
và cũng “khó tính” hơn thị trƣờng châu Á nhiều.

Mặt khác, khi khách quốc tế đến nƣớc ta ngày càng nhiều, thị trƣờng nội
địa cũng sẽ có yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lƣợng của cá bống tƣợng và
bảo vệ môi trƣờng sống của cộng đồng.
Để cá bống tƣợng Việt Nam có chỗ đứng ổn định, có ƣu thế cạnh tranh ở
thị trƣờng châu Âu, Mỹ và trong các nhà hàng, khách sạn nội địa nhƣ một hình
thức “xuất khẩu tại chỗ”, việc xây dựng, tuyên truyền và áp dụng Thực hành
nuôi trồng thủy sản tốt là rất cần thiết đối với các cơ quan chức năng và các cơ
sở và cá nhân nuôi cá bống tƣợng thƣơng phẩm.

17


1. Nêu ý nghĩa của thực hành nông nghiệp tốt.
2. Nêu các nội dung chính áp dụng nuôi trồng thủy sản theo tiêu chí thực hành
nông nghiệp tốt.


Viet GAP yêu cầu về chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý sức
khỏe động vật thủy sản, bảo vệ môi trƣờng và phát triển nông thôn, công bằng,
giảm đói nghèo và an ninh thực phẩm ở địa phƣơng.
Viet GAP sẽ tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng tốt, an toàn vệ sinh
thực phẩm và môi trƣờng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.



























18
PHỤ LỤC

QUY 
 Viet GAP)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS
ngày 05/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)




 Quy phạm này áp dụng để thực hành nuôi trồng

thủy sản tốt, kiểm soát một cách hệ thống các mối nguy nhằm đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trƣờng sinh thái, quản lý tốt
sức khỏe động vật thủy sản, thực hiện các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an
toàn cho ngƣời lao động.
 Quy phạm này áp dụng đối với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nƣớc tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng
nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trên lãnh thổ Việt Nam.

           (gọi tắt là Viet
GAP, dịch sang tiếng Anh là Vietnamese Good Aquaculture Practices) là Quy
phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu
cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm
môi trƣờng sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc
sản phẩm.
 là các biện pháp kỹ thuật
nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự
nhiên hoặc do con ngƣời tạo ra trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản có khả
năng gây nguy hại đến con ngƣời, vật nuôi và hệ sinh thái.
 là nơi diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản, do tổ chức
hoặc cá nhân làm chủ.
Viet GAP là hoạt động đánh giá và xác nhận việc thực
hiện quy trình thực hành sản xuất thủy sản của nhà sản xuất phù hợp với Quy
phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (Viet GAP).
Viet GAP là tổ chức có đủ năng lực và điều kiện
theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện kiểm
tra, chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam.


19





Tiêu



1.1


1.1.1
Hoạt động của cơ sở nuôi
phải tuân thủ các quy
định của Nhà nƣớc.
Phải có các giấy tờ hợp lệ theo các
quy định hiện hành của Nhà nƣớc nhƣ:
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho
thuê đất; báo cáo đánh giá tác động môi
trƣờng hoặc cam kết bảo vệ môi trƣờng
hoặc đề án bảo vệ môi trƣờng; hồ sơ
chứng minh cơ sở nuôi đủ điều kiện sản
xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
hồ sơ chứng minh cơ sở nuôi đáp ứng
các yêu cầu về sử dụng lao động.
1.1.2
Cơ sở nuôi phải có hồ sơ
đăng ký hoạt động sản
xuất hợp lệ.
Phải đăng ký hoạt động sản xuất với

cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy
định của Nhà nƣớc và có hồ sơ hợp lệ.
1.1.3
Vị trí địa lý của cơ sở
nuôi phải đƣợc xác định
rõ ràng.
Phải có hồ sơ về tọa độ địa lý và sơ
đồ vị trí từng ao nuôi. Tọa độ này cần chỉ
rõ tâm của khu vực sản xuất (nếu diện
tích nhỏ hơn 1 ha) hoặc các góc của mặt
bằng (nếu diện tích lớn hơn 1 ha). Các
tọa độ (vĩ độ và kinh độ theo độ và phút)
phải chính xác đến hai chữ số thập phân
của đơn vị phút (ví dụ 150 22,65' N; 220
43,78' E) theo hệ thống tọa độ VN2000.
Dữ liệu về tọa độ địa lý phải đƣợc
nhập vào Cơ sở dữ liệu của Viet GAP do
cấp có thẩm quyền quản lý ngay khi thực
hiện đƣợc.

20
1.1.4
Cơ sở nuôi phải nằm
trong vùng quy hoạch
phát triển nuôi trồng thủy
sản.
Cơ sở nuôi phải nằm trong vùng quy
hoạch nuôi trồng thủy sản và đƣợc tham
chiếu theo tọa độ VN2000 hoặc có văn
bản xác nhận của chính quyền địa

phƣơng về khu vực nuôi đó là hợp pháp
hoặc đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền
cho phép.
1.2


1.2.1
Cơ sở nuôi phải xây dựng
hệ thống đánh dấu cho
từng khu vực sản xuất và
thể hiện trên sơ đồ/bản
đồ.
Phải có biển báo, biển đánh dấu đối
với từng ao và sơ đồ/bản đồ chỉ rõ từng
phần cụ thể nhƣ khu vực ao nuôi, kênh
cấp, kênh thoát, ao chứa, nhà kho và có
thể tham chiếu theo hệ thống đánh dấu.
1.2.2
Phải có hồ sơ ghi chép
tổng thể và chi tiết đến
từng ao nuôi bao gồm các
thông tin về hoạt động
nuôi trồng thủy sản diễn
ra tại cơ sở nuôi.
Hồ sơ ghi chép phải đầy đủ thông tin
về quá trình sản xuất đến khi thu hoạch
tại tất cả các ao nuôi và các hoạt động
khác liên quan của cơ sở nuôi bao gồm:
- Hồ sơ mua hàng bao gồm hợp đồng,
hóa đơn mua hàng, ghi chú về từng sản

phẩm nhập vào và biên bản kiểm tra
hàng nhập.
- Hồ sơ lƣu kho các vật tƣ liên quan đến
hoạt động sản xuất và lƣu kho hàng năm.
- Hồ sơ sản xuất từ khâu cải tạo ao nuôi
đến khâu thu hoạch (bao gồm nhật ký
từng ao nuôi). Hồ sơ này phải đảm bảo
cung cấp đủ thông tin mà Viet GAP yêu
cầu.
- Các ghi chép về đơn đặt hàng nhận
đƣợc và hóa đơn xuất đi nếu có.
1.2.3
Cơ sở nuôi phải có hồ sơ
và tài liệu hƣớng dẫn về
đảm bảo các điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP).
Phải có hồ sơ ghi chép chứng minh cơ
sở nuôi tuân thủ các điều kiện VSATTP
và các tài liệu hƣớng dẫn đảm bảo cơ sở
nuôi đáp ứng các quy định về VSATTP
của Nhà nƣớc.
1.3



21
1.3.1
Trong trƣờng hợp cơ sở
nuôi chỉ xin đăng ký cấp

chứng nhận Viet GAP
cho một phần của sản
phẩm thì phải có hệ
thống phân biệt chứng
minh đƣợc các sản phẩm
đƣợc cấp chứng nhận
Viet GAP và không đƣợc
chứng nhận Viet GAP.
Cơ sở nuôi phải kê khai thông tin toàn
bộ các trang trại đang sử hữu và các sản
phẩm sản xuất cùng chủng loại và xin
cấp bổ sung mã số Viet GAP phụ để
phân biệt sản phẩm đƣợc cấp chứng nhận
Viet GAP và sản phẩm không đƣợc cấp
chứng nhận Viet GAP.
Phải có một hệ thống có thể phân biệt
tại chỗ để tránh nhầm lẫn giữa các sản
phẩm đƣợc cấp chứng nhận và không
đƣợc cấp chứng nhận Viet GAP. Có thể
thực hiện qua xác định trực quan hoặc
qua qui trình sơ chế sản phẩm, qua các
hồ sơ liên quan (ví dụ nhƣ số ao nuôi).
1.3.2
Việc di chuyển động vật
thủy sản nuôi bên trong
cơ sở nuôi, từ ngoài vào
hoặc từ trong ra phải lƣu
vào hồ sơ và truy xuất
đƣợc.
Phải có hồ sơ truy xuất nguồn gốc về

tất cả hoạt động di chuyển vật nuôi trong
toàn bộ vòng đời: di chuyển bên trong cơ
sở nuôi, từ ngoài vào hoặc từ trong ra.
Các thông tin bao gồm tên loài, số lƣợng,
sinh khối, số ao/ khu vực nuôi.



Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo đƣợc chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực
phẩm bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định hiện hành của Nhà nƣớc
và các quy định của Tổ chức Nông Lƣơng (FAO) của Liên Hợp quốc và Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO).

Tiêu



2.1
, h
2.1.1
Cơ sở nuôi phải thực hiện
kiểm kê, cập nhật tất cả
các loại thuốc, hóa chất,
chế phẩm sinh học trong
kho.
Phải lập danh mục thuốc, hóa chất,
chế phẩm sinh học trong kho và thực
hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng. Danh
mục này phải liên tục đƣợc cập nhật đối
với tất cả các sản phẩm nhập kho, lƣu

kho và sử dụng.

22
2.1.2
Cơ sở nuôi chỉ đƣợc sử
dụng những loại thuốc,
hóa chất, chế phẩm sinh
học nằm trong danh mục
đƣợc phép lƣu hành của
cấp có thẩm quyền và
phƣơng pháp điều trị đã
đƣợc cán bộ chuyên môn
hƣớng dẫn áp dụng đối
với từng loài nuôi cụ thể.
Chỉ đƣợc sử dụng các loại thuốc, hóa
chất, chế phẩm sinh học nằm trong danh
mục đƣợc phép lƣu hành của cấp có
thẩm quyền và phƣơng pháp điều trị đã
đƣợc cán bộ chuyên môn hƣớng dẫn áp
dụng đối với các loài nuôi có tên cụ thể.
Phải có một bảng liệt kê tất cả các
loại hóa chất có thể sẽ sử dụng tại cơ sở
nuôi nhƣ một phần trong Kế hoạch Quản
lý sức khỏe động vật thủy sản (tiêu
chuẩn 3.1.1).
2.1.3
Cơ sở nuôi phải bảo quản
các loại thuốc, hóa chất,
chế phẩm sinh học theo
hƣớng dẫn ghi trên nhãn,

đúng quy định.
Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học
phải đƣợc lƣu trữ trong kho an toàn, có
khóa và những điều kiện khác theo chỉ
dẫn ghi trên nhãn mác.
Các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm
sinh học phải đƣợc lƣu trữ riêng biệt
trong kho để loại trừ nguy cơ ô nhiễm
chéo, đặt ở nơi kiên cố, thông hơi tốt,
không tiếp xúc với các hóa chất khác.
2.1.4
Các loại thuốc, hóa chất,
chế phẩm sinh học quá
hạn sử dụng phải đƣợc
loại bỏ đúng cách.
Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học
hết hạn sử dụng phải đƣợc loại bỏ đúng
qui định và phải có hồ sơ ghi chép để
chứng minh.
2.2


2.2.1
Cơ sở nuôi phải có bản
đánh giá mối nguy về an
toàn vệ sinh.
Bản đánh giá các mối nguy về an toàn
vệ sinh phải bao gồm cả các mối nguy về
môi trƣờng nuôi. Các mối nguy phụ
thuộc vào sản phẩm đƣợc sản xuất và/

hoặc đƣợc cung cấp. Đánh giá mối nguy
phải đƣợc rà soát, điều chỉnh lại hàng
năm và cập nhật khi có thay đổi.
2.2.2
Cơ sở nuôi phải có các
văn bản hƣớng dẫn về an
toàn vệ sinh.
Các hƣớng dẫn về an toàn vệ sinh
phải đƣợc treo, dán, trƣng bày ở nơi dễ
nhìn thấy, bằng biển báo rõ ràng (có hình
minh họa) và/hoặc bằng (các) ngôn ngữ
phổ thông đối với ngƣời lao động. Tối
thiểu, các hƣớng dẫn phải bao gồm:

23
- Yêu cầu rửa tay;
- Băng kín các vết thƣơng hở trên da;
- Hạn chế hút thuốc, ăn uống tại nơi làm
việc;
- Cảnh báo về tất cả các khả năng lây
nhiễm hoặc tình trạng tƣơng tự, bao gồm
các dấu hiệu mắc bệnh (ví dụ nôn mửa,
vàng da, tiêu chảy) mà nếu bị mắc phải
thì ngƣời lao động sẽ bị cấm tiếp xúc
trực tiếp với sản phẩm thủy sản và thực
phẩm;
- Sử dụng quần áo bảo hộ thích hợp.
2.3



2.3.1
Các loại chất thải và
nguồn có khả năng gây ô
nhiễm phải đƣợc nhận
diện tại cơ sở nuôi.
Phải có bảng liệt kê các loại chất thải
(ví dụ giấy, bìa, chất dẻo, dầu, v.v ) và
nguồn gây ô nhiễm (ví dụ phân bón dƣ
thừa, khí thải, dầu, nhiên liệu, tiếng ồn,
bùn thải, hóa chất, nƣớc tắm/ rửa, thức
ăn thừa, rong tảo vữa ra khi giặt lƣới,
v.v ) tạo ra trong quá trình nuôi.
2.3.2
Cơ sở nuôi phải có hệ
thống và thực hiện thu
gom, phân loại, tập kết và
xử lý rác/ chất thải đúng
qui định.
Các loại rác/chất thải phải đƣợc thu
gom, phân loại, tập kết và xử lý đúng
cách theo quy định.
Phải có hồ sơ ghi chép về việc thu
gom, phân loại, tập kết và xử lý chất thải
của cơ sở nuôi.
2.3.3
Cơ sở nuôi phải dọn sạch
rác và chất thải.
Không có rác/chất thải ở xung quanh
khu vực nuôi hoặc nhà kho.
Không đốt chất thải có nguồn gốc là

nhựa, giấy hay bỏ lại các chất này trong
môi trƣờng
Tất cả rác và chất thải phải đƣợc dọn
sạch, kể cả nhiên liệu bị tràn đổ.

24
2.3.4
Cơ sở nuôi phải có đủ
nhà vệ sinh tự hoại và
nƣớc thải sinh hoạt từ
nhà vệ sinh không làm
nhiễm bẩn khu vực sản
xuất và hệ thống cấp
nƣớc.
Phải có nhà vệ sinh tự hoại đủ dùng
cho công nhân tại cơ sở nuôi và đảm bảo
nƣớc thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh đƣợc
thu gom, xả qua hệ thống nƣớc thải,
không làm nhiễm bẩn khu vực sản xuất
và hệ thống cấp nƣớc.
Phải có hồ sơ ghi chép về việc loại bỏ
chất thải sinh hoạt và các phƣơng tiện
thu gom chất thải phải có sẵn khi kiểm
tra.
2.4

2.4.1
Thu hoạch và vận chuyển
sản phẩm nuôi trồng thủy
sản phải đƣợc thực hiện

đúng cách, đảm bảo
VSATTP.
Phải thực hiện thu hoạch và vận
chuyển sản phẩm (nếu cơ sở nuôi tự vận
chuyển) đến nơi tiêu thụ đảm bảo điều
kiện VSATTP. Phải có hồ sơ ghi chép về
quá trình thu hoạch, vận chuyển. Công
nhân phải có hiểu biết về vấn đề này.
2.4.2
Giữa hai vụ nuôi, cơ sở
nuôi phải thực hiện tẩy
trùng và/hoặc tạm ngừng
nuôi.
Phải có sẵn các hồ sơ ghi chép về các
quy trình tẩy trùng và/hoặc các giai đoạn
tạm ngừng nuôi thích hợp giữa hai vụ
nuôi tùy theo đối tƣợng nuôi và điều kiện
nuôi cụ thể.



Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật
thủy sản nuôi bằng cách tạo điều kiện tối ƣu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế
các rủi ro về dịch bệnh và duy trì môi trƣờng nuôi tốt ở tất cả các khâu của chu
trình sản xuất.

Tiêu

t


3.1
 
3.1.1
Phải có Kế hoạch quản lý
sức khỏe vật nuôi và
đƣợc cán bộ chuyên môn
Phải có Kế hoạch Quản lý sức khỏe
động vật thủy sản (QLSKĐVTS) kèm

25
xác nhận.
chữ ký xác nhận của cán bộ chuyên môn.
Nội dung Kế hoạch bao gồm: Tên và
vị trí cơ sở nuôi; Thống kê các bệnh đã
từng phát hiện; Các biện pháp phòng
ngừa cần thực hiện để xử lý các bệnh
từng gặp; Các quy trình chuẩn bị ao
nuôi; Các quy trình sử dụng vacine (nếu
có); Chƣơng trình kiểm tra tại chỗ để
phát hiện các mầm bệnh có liên quan;
Các quy trình quản lý nguồn nƣớc để
phòng bệnh; Hồ sơ ghi chép về các đợt
kiểm tra định kỳ của cán bộ chuyên môn;
Tần suất và phƣơng pháp loại bỏ cá thể
nuôi nhiễm bệnh hoặc chết; phƣơng pháp
cách ly ao nuôi có bệnh; Các phƣơng
pháp phòng ngừa khác nếu có; Các quy
trình vận chuyển giống và sản phẩm thu
hoạch; Phƣơng án đối phó với bùng phát
dịch bệnh bao gồm việc báo cáo diễn

biến dịch bệnh cho cán bộ chuyên môn
và những ngƣời có liên quan; Các quy
trình ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng.
3.1.2
Tất cả các biện pháp điều
trị bệnh động vật thủy
sản nuôi phải đƣợc áp
dụng và đƣợc ghi chép
phù hợp với các quy định
hiện hành (nếu có) và phù
hợp với Kế hoạch
QLSKĐVTS.
Ngƣời nuôi phải biết đƣợc các biện
pháp điều trị bệnh động vật thủy sản
nuôi đã, đang, sẽ áp dụng và chứng minh
rằng các phƣơng pháp này phù hợp với
các quy định hiện hành (nếu có) và Kế
hoạch QLSKĐVTS.
3.2


3.2.1
Con giống thả nuôi phải
đƣợc mua từ cơ sở cung
cấp giống đã đƣợc cơ
quan thẩm quyền chứng
nhận đạt chuẩn.
Phải có hồ sơ ghi chép chứng minh
con giống đƣợc mua từ cơ sở đã đƣợc
chứng nhận. Các nhà cung cấp con giống

cho cơ sở nuôi phải đƣợc đăng ký/ chứng
nhận đúng quy định.
3.2.2
Con giống đƣa vào cơ sở
nuôi phải đảm bảo đạt
tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN) và phải đƣợc
Phải có giấy kiểm dịch về con giống
của cấp có thẩm quyền; giấy kiểm dịch
phải có kết quả âm tính đối với các bệnh
truyền nhiễm phổ biến.

×