Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THỰC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.22 KB, 12 trang )

- 1 -
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
--- ---
CHUYÊN ĐỀ 2
VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG
THỰC TẾ
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thanh Việt
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thế Hảo
Lớp sinh hoạt : 08CDT2
Lớp học phần : 03B
Đà nẵng,tháng 11 năm 2011
- 2 -

LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả
cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân
mỗi người lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là
một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao
động. Xây dựng giàu có, tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động. Tri thức mở
mang, cũng nhờ lao động. Vì vậy lao động là sức chính của Sụ tiến bộ của xã hội
loài người
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải
tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường... Đây là một quá trình
hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối
nguy hiểm và rủi ro... làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề
nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến
mức thấp nhất.


Là một sinh viên, mỗi một chúng ta cần tự trang bị cho mình những kiến thức về
bảo hộ lao động để khi bước vào công việc, có thể tạo ra một môi trường làm việc
vừa đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và
tất cả mọi người.
Đây là một chuyên đề rất rộng rãi và mang tính thực tế, chúng em vẫn còn là một
sinh viên, chưa được tiếp xúc với nhiều điều kiện lao động thực tiễn nên không
tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Kính mong thầy giáo góp ý, chỉ bảo giúp chúng
em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin cám ơn thầy và nhân dịp ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11 sắp tới, chúng em xin chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Đà Nẵng ngày 1/11/2011
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thế Hảo
- 3 -
PHẦN 1
CHÍNH SÁCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI
1.1.Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động (BHLĐ) và mục đích của
BHLĐ.
1.1.1. Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ
chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi
trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều
kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn
nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghê,
trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người
lao động. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay
ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao
động.
1.1.2.Các yếu tố nguy hiểm và có hại

Yếu tố nguy hiểm, có hại là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng
xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn
hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể là:
• Các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có
hại, bụi,...
• Các yếu tố hóa học như: hóa chất độc, các loại hơi, khí độc, các chất phóng
xạ,..
• Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh
trùng, côn trùng, rắn,...
• Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm
việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh,...
• Các yếu tố tâm lý không thuận lợi
1.1.3.Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ và BNN)
a)Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận
chức năng nào của cơ thể con người, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài
dưới dạng cơ, lý, hóa và sinh học, xảy ra trong quá trình lao động.
b)Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố
độc hại ra trong sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động.
Như vậy cả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều gây hủy hoại sức khỏe của
con người hoặc gây chết người, nhưng khác nhau ở chỗ: Tai nạn lao động gây hủy
hoại đột ngột (còn gọi là chấn thương), còn bệnh nghề nghiệp thì gây suy giảm từ từ
trong một thời gian nhất định.
- 4 -
1.1.4.Mục đích của BHLĐ
Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại.
Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây
chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc
gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm

việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất,
tăng năng suất lao động.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không
để xảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc
các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao
động
1.2.Những vấn đề còn tồn tại trong chính sách Bảo hộ lao động
1.2.1.Vấn đề tồn tại
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về bảo hộ lao động (BHLĐ),
an toàn – vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống
các văn bản pháp luật hướng dẫn và bảo đảm thực thi chế độ, chính sách về BHLĐ
cho người lao động được ban hành tương đối đầy đủ và thường xuyên được bổ
sung, sửa đổi phù hợp với tình hình mới. Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác
BHLĐ bước đầu được củng cố từ cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp,
trong đó nổi bật là việc thành lập được Hội đồng Quốc gia về BHLĐ sau 10 năm
triển khai Bộ luật Lao động và việc phát triển mạng lưới an toàn – vệ sinh viên với
hơn 153 nghìn người.
Tuy nhiên, công tác BHLĐ trên thực tế vẫn đang còn gặp không ít khó khăn, tồn
tại cần được giải quyết, cụ thể:
- Hoạt động thông tin, tuyên truyền chưa thường xuyên, rộng rãi, thiếu sự đồng bộ
giữa các cơ quan. Việc phổ biến và hướng dẫn các văn bản pháp luật ở các bộ,
ngành, địa phương chưa xuống tới cơ sở, thường chỉ đến được cán bộ chủ chốt,
chưa tới người lao động nên, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện và nâng cao
nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động.
- Công tác giáo dục, huấn luyện chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ yêu cầu của
thực tiễn. Số lượng người được huấn luyện về ATVSLĐ vẫn còn cách xa so với tốc

độ chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề chưa có hoặc có quá ít giáo viên chuyên trách giảng dạy
về BHLĐ, ATVSLĐ, chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa có giáo trình thống nhất về môn
học ATVSLĐ cho các cấp học. Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trong
- 5 -
khu vực không có cơ sở riêng để huấn luyện về ATVSLĐ cho người sử dụng lao
động và người lao động.
- Lĩnh vực thanh tra, kiểm tra BHLĐ, ATVSLĐ hoạt động chưa hiệu quả. Hàng
năm, chỉ có khoảng từ 5-8% doanh nghiệp được thanh tra về lao động. Đặc biệt,
một số lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, các làng
nghề chưa được thanh tra, kiểm tra. Các vụ TNLĐ chết người hầu hết đều chỉ xử lý
hành chính nội bộ, số bị truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ chiếm khoảng 2% tổng số
vụ, nên tác dụng giáo dục, phòng ngừa để giảm thiểu TNLĐ không hữu hiệu.
- Công tác giám sát, theo dõi, thống kê TNLĐ, BNN và ô nhiễm môi trường lao
động chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Hàng năm, chỉ có khoảng 3%
tổng số doanh nghiệp có báo cáo TNLĐ và dưới 10% cơ sở sản xuất có nguy cơ gây
BNN tổ chức khám cho người lao động và đo đạc môi trường làm việc.
1.2.2.Nguyên nhân
Những bất cập, tồn tại nêu trên có những nguyên nhân sau:
• Do ngân sách của Nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về BHLĐ chưa
thoả đáng, chỉ khoảng 500 triệu đồng/năm cho các hoạt động như: Phân loại
lao động theo điều kiện lao động; khảo sát tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; xây dựng quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn; các hoạt động thông
tin, tuyên truyền và tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ và phòng chống
cháy nổ. Các cơ sở phục hồi chức năng cho người lao động còn thiếu và
chưa được đầu tư nâng cấp. Trang thiết bị phục vụ công tác đo đạc, kiểm tra
môi trường lao động, khám sức khoẻ còn lạc hậu, chỉ đáp ứng khoảng 10%
nhu cầu.
• Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về BHLĐ, ATVSLĐ tuy đã được ban
hành tương đối đầy đủ, nhưng chưa đồng bộ và chậm. Các quy định về

BHLĐ do nhiều cơ quan ban hành nên còn chồng chéo, không thống nhất,
làm người sử dụng lao động và người lao động khó thực hiện. Phần lớn các
quy trình, qui phạm được dịch từ các văn bản cũ của nước ngoài nên nhiều
điểm không phù hợp, thậm chí còn lạc hậu. Hiện nay, Việt Nam có khoảng
200 tiêu chuẩn ATVLLĐ, nhưng phần lớn được xây dựng từ những năm
1970- 1980, đến năm 1997 chỉ có 10 tiêu chuẩn Việt Nam về ATVSLĐ được
sửa đổi, bổ sung...
• Bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về BHLĐ, ATVSLĐ từ trung ương
đến địa phương đang có sự bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với biên chế và
trình độ cán bộ. Lực lượng thanh tra nhà nước về lao động của cả nước đến
nay không chỉ thiếu về số lượng, mà còn yếu về trình độ chuyên môn nghiệp
vụ. Ngành Y tế cũng đang gặp khó khăn trong việc đào tạo cán bộ có đủ khả
năng khám phát hiện và điều trị BNN (hiện chỉ có 0,78% cán bộ có trình độ
tiến sĩ, chuyên khoa cấp II và 15,8% cán bộ có trình độ đại học trên tổng số
cán bộ công nhân viên thuộc lĩnh vực y tế dự phòng). Chức năng quản lý nhà
nước đối với máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về

×