Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Vật liệu kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê ở khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.84 KB, 31 trang )

Vật liệu kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê ở khu
trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư


Nguyễn Cao Tấn


Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Khảo cổ học; Mã số: 60 22 60
Người hướng dẫn: TS. Vũ Quốc Hiền
Năm bảo vệ: 2013


Abstract: Tổng quan về tư liệu: giới thiệu nước Đại Cồ Việt thế kỷ X và sự
ra đời của kinh đô Hoa Lư, khái quát về hiện trạng di tích Cố Đô Hoa Lư và
qúa trình nghiên cứu di tích Cố Đô Hoa Lư. Hệ thống hóa vật liệu kiến trúc
thời Đinh - Tiền Lê ở Khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư như: gạch, ngói,
vật liệu trang trí bằng đất nung và các loại vật liệu kiến trúc khác. Đưa ra các
đặc trưng về vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư: đặc
trưng của vật liệu kiến trúc ; niên đại Cố Đô Hoa Lư qua nghiên cứu vật liệu
kiến trúc ; các mối quan hệ ; vật liệu kiến trúc với nghiên cứu lịch sử Cố Đô
Hoa Lư.
Keywords: Khảo cổ học; Vật liệu kiến trúc; Cố Đô Hoa Lư; Kiến trúc; Thời
kỳ Đinh-Tiền Lê

Content



4
MỤC LỤC



LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA 6
PHẦN MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU 13
1.1. NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THẾ KỶ X VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA KINH ĐÔ
HOA LƯ 13
1.1.1 Nước Đại Việt thế kỷ X 13
1.1.2. Sự ra đời của Kinh đô Hoa Lư 20
1.2. HIỆN TRẠNG DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN
CỨU DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ 22
1.2.1. Vị trí địa lý 22
1.2.2. Hiện trạng di tích 23
1.2.3. Quá trình nghiên cứu và tình hình tư liệu về vật liệu kiến trúc 28
1.3. TIỂU KẾT 32
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KHU TRUNG TÂM DI TÍCH CỐ
ĐÔ HOA LƯ(THẾ KỶ X) 34
2.1. GẠCH 34
2.1.1. Gạch xây 34
2.1.1.1. Gạch hình khối chữ nhật 34
2.1.1.2. Gạch xây hình múi bưởi 41
2.1.2. Gạch lát nền 42
2.2. NGÓI 46


5
2.2.1. Ngói bò nóc 47

2.2.2. Ngói ống 48
2.2.2.1. Ngói lợp diềm mái 48
2.2.2.2. Ngói lợp thân mái 50
2.2.3. Ngói mũi lá 51
2.2.4. Ngói loại khác 51
2.3. VẬT LIỆU TRANG TRÍ KIẾN TRÚC BẰNG ĐẤT NUNG 51
2.3.1. Tượng thú 52
2.3.2. Phù điêu trang trí 53
2.3.3. Các loại trang trí khác 53
2.4. CÁC LOẠI VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KHÁC 54
2.4.1. Vật liệu kiến trúc đá 54
2.4.2. Vật liệu kiến trúc gỗ 56
2.5. TIỂU KẾT 59
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KHU TRUNG TÂM DI TÍCH CỐ
ĐÔ HOA LƯ, ĐẶC TRƯNG, NIÊN ĐẠI VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ 61
3.1. ĐẶC TRƯNG CỦA VẬT LIỆU KIẾN TRÚC 61
3.2. NIÊN ĐẠI CỐ ĐÔ HOA LƯ QUA NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU KIẾN
TRÚC 65
3.3. CÁC MỐI QUAN HỆ 67
3.3.1. Quan hệ giữa nhóm vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích Cố
đô Hoa Lư với vật liệu kiến trúc thời kỳ trước đó 67
3.3.2. Quan hệ giữa nhóm vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích Cố
đô Hoa Lư với vật liệu kiến trúc thời Đinh - Lê ở Hoàng thành Thăng
Long - Hà Nội 70
3.3.3. Quan hệ giữa nhóm vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích Cố
đô Hoa Lư với vật liệu kiến trúc thời Lý 71


6
3.4. VẬT LIỆU KIẾN TRÚC VỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CỐ ĐÔ HOA

LƯ 72
3.5. TIỂU KẾT 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC BÀI VIẾT VÀ TƯ LIỆU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 87
3

VẬT LIỆU KIẾN TRÚC THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
Ở KHU TRUNG TÂM DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ

PHẦN MỞ ĐẦU
Hoa Lư là một khu di tích lớn đã được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu
từ lâu. Với Khảo cổ học di tích này đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu, với
nhiều đợt điều tra, khảo sát và khai quật. Qua đó nhiều giá trị lịch sử văn hóa
của khu di tích đã được làm sáng tỏ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đang là
những ẩn số cần được khám phá. Trong đó vấn đề tìm hiểu về các công trình
kiến trúc đã được sử sách ghi chép (cung điện, tường thành, đền miếu, dinh
thự…) là đặc biệt quan trọng. Bởi chỉ có hiểu biết thấu đáo về các công trình
kiến trúc thì mới có thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hoá của khu di
tích trong giai đoạn hiện nay. Muốn thực hiện được công việc này thì việc
nghiên cứu hệ thống các loại hình vật liệu kiến trúc là rất cần thiết. Chính bởi
vậy, học viên đã chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình.
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, phần Nội dung Luận văn
được chia làm ba chương.
Chương 1: Tổng quan tư liệu
Chương 2: Vật liệu kiến trúc Khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư (thế kỷ
X).

Chương 3: Vật liệu kiến trúc Khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư, đặc
trưng và các mối quan hệ.
4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TƯ LIỆU
1.1. NƯỚC ĐẠI VIỆT THẾ KỶ X VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA KINH ĐÔ HOA

1.1.1 Nước Đại Việt thế kỷ X
Đối với nước Đại Việt thế kỷ X là thế kỷ củng cố nền độc lập và chủ
quyền dân tộc, xây dựng quốc gia phong kiến thống nhất, chống giặc ngoại
xâm.
Chiến thắng Bạch Đằng mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, thời
kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập và lớn lên nhanh chóng của dân
tộc.
Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), trong triều xảy ra nhiều biến loạn và
xung đột. Lợi dụng tình trạng đó, các thế lực phong kiến liền nổi dậy, mỗi
người hùng cứ một phương và tranh giành nhau quyết liệt, hình thành mười hai
thế lực cát cứ chính gọi là Mười hai sứ quân.
Nền độc lập của đất nước, sự sống còn của cả dân tộc đòi hỏi phải giữ
vững khối đoàn kết thống nhất, đòi hỏi phải chấm rứt cuộc nội loạn của mười
hai sứ quân để khôi phục quốc gia thống nhất và chế độ trung ương tập quyền.
Đó là một yêu cầu cấp thiết của lịch sử. Người đã nêu cao ngọn cờ thống nhất
quốc gia và có công hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đó là Đinh Bộ Lĩnh.
Đinh Bộ Lĩnh, người ở động Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là một
người cương nghị, mưu lược và có chí khí lớn. Tại Hoa Lư, ông đã xây dựng
được một lực lượng vũ trang khá mạnh và nhân dân trong vùng đều theo phục.
Ông lại liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải khẩu để tăng cường thêm thế
lực. Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh bại các sứ quân khác. Đến cuối năm 967, loạn
Mười hai sứ quân bị dập tắt và đất nước trở lại thống nhất.

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại và sau đó, nhiều vụ xung đột xảy ra
trong nội bộ triều đình. Cuối cùng một người con trai thứ của Đinh Tiên Hoàng
5

mới 6 tuổi được lập lên làm vua. Các thế lực phong kiến thù địch ở trong và
ngoài nước lại thừa dịp tiến hành âm mưu lật đổ và thôn tính.
Ở Trung Quốc, nhà Tống đã hoàn thành việc thống nhất quốc gia và nhân
sự suy yếu của triều Đinh, đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
Vận mệnh của cả dân tộc đang bị nạn ngoại xâm đe dọa nghiêm trọng.
Trong lúc đó, vua Đinh còn ít tuổi chưa đủ khả năng và uy tín để tổ chức và
lãnh đạo cuộc kháng chiến. Vì sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, quân sĩ và một
số quan lại liền suy tôn Lê Hoàn lên làm vua.
Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo kháng chiến. Phát huy sáng tạo
chiến thuật của Ngô Quyền hơn bốn mươi năm trước, ông sai quân sỹ đóng cọc
ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền của địch. Trên các đường tiến
quân của địch ông bố trí sẵn các lực lượng chống cự.
Khoảng cuối mùa xuân năm 981, trên mặt trận thủy chiến ở sông Bạch
Đằng đã sảy ra những trận chiến ác liệt. Với truyền thống thủy chiến ưu việt
của dân tộc, quân ta chiến đấu hết sức dũng cảm, đánh bại quân xâm lược Tống.
Thắng lợi quân sự oanh liệt đó buộc nhà Tống phải ra lệnh bãi binh, thừa nhận
sự thất bại thảm hại của đạo quân viễn chinh.
Sau chiến thắng quân xâm lược Tống, Lê Hoàn tìm cách lập lại quan hệ
bang giao với nhà Tống. Nhà Lê áp dụng chính sách đối ngoại cương quyết
nhưng mềm dẻo, khôn khéo.
Trong bối cảnh đó, Hoa Lư vẫn giữ địa vị kinh đô của đất nước. Tại đây Lê
Hoàn cho xây dựng thêm nhiều cung điện lộng lẫy, trong đó có những cung
điện cột dát vàng, dát bạc, mái lợp bằng ngói bạc. Bộ máy chính quyền trung
ương và các địa phương tiếp tục được củng cố.
1.1.2. Sự ra đời của Kinh đô Hoa Lư
Hoa Lư có một vị trí rất quan trọng trong thời Đinh - Tiền Lê. Sau khi dẹp

loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã quyết định lập quốc đô
của nước Đại Cồ Việt ở khu vực Hoa Lư hiện nay. Viết về di tích này, Đại Việt
6

sử ký toàn thư đã chép khá rõ: “Mậu Thìn năm thứ nhất (968), Vua (Đinh Tiên
Hoàng) lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh về động Hoa Lư, xây
dựng đô mới, đắp thành, đào hào, làm cung điện, đặt triều nghi”. Về thời Tiền
Lê “Giáp Thân, năm thứ 5 (984)… dựng nhiều cung điện: làm điện Bách Bảo
Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng bạc làm nơi coi chầu; bên đông là
điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên trái là điện Bồng Lai, bên phải là
điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ;
bên cạnh điện Trường Xuân lại dựng điện Long Lộc, lợp bằng ngói bạc”.
Trong bối cảnh thế kỷ X, “lịch sử phải đi qua Hoa Lư”,

kinh đô Hoa Lư
hình thành trong điều kiện lợi thế về địa - chính trị, địa - chiến lược và được
Đinh Bộ Lĩnh có quan hệ xã hội, kinh tế, văn hóa rộng, lợi dụng một cách tài
tình. Cùng với những yếu tố về dòng dõi, quê hương, Đinh Bộ Lĩnh đã quyết
định xây dựng kinh đô ở Hoa Lư.
1.2. HIỆN TRẠNG VÀ QÚA TRÌNH NGHIÊN CỨU DI TÍCH CỐ ĐÔ
HOA LƯ
1.2.1. Vị trí địa lý
Khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lư nằm trên địa bàn hành chính xã
Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có tọa độ trong khoảng 20
0
16‟27‟‟-
20
0
17


40
‟‟
vĩ bắc 105
0
52‟40‟‟- 105
0
55

35
„‟
kinh đông.
Hoa Lư xưa là tên một “động” thuộc miền Trường Châu - một châu của An
Nam đô hộ phủ thời Đường. Có thể, tên Hoa Lư xưa dùng để chỉ một khu vực
rộng lớn hơn khu thành Hoa Lư ngày nay, nơi nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã đóng
đô. Đầu thời Lý, sau khi dời đô ra Thăng Long, Lý Thái Tổ đã đổi Hoa Lư
thành phủ Trường Yên, phong cho con là Khai Quốc vương Bồ trấn giữ phủ
này. Theo Đại Nam nhất thống chí, đất Trường Yên thời Lý là phủ, thời Trần là
lộ, thời Hậu Lê thuộc trấn Thanh Hoa ngoại.
Những di tích của thành Hoa Lư còn lại hiện nay nằm tập chung trong
phạm vi xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
7

1.2.2. Hiện trạng di tích
Thành Hoa Lư nằm trên một khu đất khá bằng phẳng trong khu vực núi đá
vôi của huyện Hoa Lư. Những dải núi đá vôi hầu như bao bọc chung quanh khu
đất này, tạo thành những bức tường thành thiên nhiên vô cùng kiên cố. Như
vậy, thành Hoa Lư nằm trong một khu vực khá kín đáo và địa thế hiểm trở,
ngay bên bờ sông Hoàng Long, một con sông bắt nguồn từ vùng rừng núi Hoà
Bình và Nho Quan, chảy ra sông Đáy, giúp cho việc giao thông từ Hoa Lư lên
vùng núi, ra bắc và vào nam đều thuận lợi. Ngoài ra, ở đây còn có những lối đi

len lỏi qua những ngách núi hiểm trở có thể đi sâu vào vùng trung tâm của sơn
khối hoặc qua những dải núi này mà vào phía nam.
Diện tích toàn bộ khu thành Hoa Lư khoảng 300 ha và chia làm hai khu
vực Thành Nội và Thành Ngoại với tất cả 10 tường thành nhân tạo.
1.2.3. Quá trình nghiên cứu và tình hình tư liệu về vật liệu kiến trúc
Khi kinh thành Hoa Lư ra đời cho tới nay đã hơn một ngàn năm tuổi, gần
như thời nào cũng có các sử gia, các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu, ghi
chép, khảo cứu về nó. Tuy vậy phải nói rằng, trừ một vài bản báo cáo khảo sát,
khai quật khảo cổ về kinh thành Hoa Lư trong thời gian gần đây còn lại chưa có
một công trình tầm cỡ nào đề cập riêng đến vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm
di tích Cố đô Hoa Lư.

8

CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KHU TRUNG TÂM
DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ(THẾ KỶ X)
2.1. GẠCH
2.1.1. Gạch xây
2.1.1.1. Gạch hình khối chữ nhật
Số lượng rất nhiều phát hiện qua các lần khai quật thám sát từ năm 1963
đến nay. Loại gạch này được dân gian quen gọi với tên “gạch thất”, có nơi gọi
là “gạch bìa”, có nơi gọi theo chức năng là “gạch xây” để chỉ loại gạch chuyên
dùng để xây tường, móng. Về cơ bản, gạch có hình dạng và kích cỡ khá thống
nhất, là loại gạch có hình khối chữ nhật dẹt, kích cỡ nằm dao động trong
khoảng: chiều dài từ 27cm - 32cm, chiều rộng từ 15cm - 20cm, độ dày từ 3,5cm
- 5,5cm. Chất liệu gạch khá mịn, chắc, nhưng độ nung không cao nên khi nằm
lâu trong lòng đất, gạch thường bị mềm, bở và rất dễ bị mủn nát. Về màu sắc,
phần lớn gạch đều có màu đỏ tươi, đỏ vàng, một số ít có màu vàng đỏ, đỏ xám
hoặc vàng xám. Một số viên có màu xám và xám đen.

Về chi tiết, gạch hình khối chữ nhật được phân chia thành 5 loại:
- Loại 1: Gạch có dáng hình khối chữ nhật, dẹt. Tất cả đều làm từ đất nung
màu đỏ tươi, màu đỏ hoặc đỏ vàng. Một mặt in nổi lên giữa mặt gạch trong
khuôn hình chữ nhật chữ Hán “Đại Việt quốc quân thành chuyên”. Kích thước
viên gạch nằm trong khoảng: dài 27cm - 32,5cm, rộng: 14,5cm - 18,5cm, dày
3,7cm - 4,5cm. Mặc dù số lượng phát hiện không nhiều, nhưng đây lại là nhóm
hiện vật quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử xây dựng kinh đô Hoa
Lư. Về vị trí phát hiện, chúng thường nằm trong các đoạn tường xây thành hoặc
tường kiến trúc ở Hoa Lư lẫn trong rất nhiều viên gạch cùng loại nhưng không
in chữ. Qua vị trí xuất lộ của chúng ở các đoạn tường, có thể thấy rằng chúng
chỉ được dùng ở một vài vị trí nhất định trong kiến trúc. Loại này có 4 tiểu loại
khác nhau dựa theo kích cỡ khuôn chữ và chữ in nổi bên trong.
9

- Loại 2: Gạch có dáng hình khối chữ nhật, dẹt, đất nung màu đỏ gạch,
vàng gạch, bề mặt có vết chải, độ nung thấp. Những viên gạch loại này có số
lượng nhiều nhất, xuất hiện phổ biến ở các phế tích kiến trúc hiện còn thấy ở
các tường gạch bo bên trong tường Thành Nội, Thành Ngoại và tường các phế
tích kiến trúc ở Hoa Lư và xuất hiện ở hầu hết các hố khai quật khảo cổ ở dạng
các mảnh vỡ. Kích thước trung bình: dài 28cm - 31cm, rộng 16cm - 20cm, dày
4cm - 5cm.
- Loại 3: Gạch có dáng hình khối chữ nhật dẹt, đất nung màu xám đen, bề
mặt có vết chải, độ nung thấp, xương mịn, bở, kích thước trung bình: dài 27cm
- 30cm, rộng: 17cm - 19cm, dày 4,2cm - 5,5cm.
- Loại 4: gạch hình khối chữ nhật, to và dày hơn các loại trên, độ nung cao,
màu xám xanh, trên mặt có in chữ “Giang Tây quân”. Loại này cũng phát hiện
được ở hầu hết các đợt điều tra và khai quật khảo cổ tuy nhiên số lượng không
nhiều.
- Loại 5: gạch hình khối chữ nhật, màu đỏ, độ nung thấp, ở cạnh có in văn
nổi hình trám lồng hoặc hình những đường thẳng bố trí theo những đồ án hình

học nhất định.
Về loại hình học, gạch loại 4 và loại 5 là những viên gạch thời Bắc thuộc
(thế kỷ VII - IX) được tái sử dụng để xây thành Hoa Lư cùng với những viên
gạch ở ba nhóm trên.
2.2.1.2. Gạch xây hình múi bưởi
Gạch có hình khối đặc biệt, dáng giống hình múi bưởi, đất nung màu nâu
đỏ, độ nung cao, xương thô lẫn nhiều cát, một cạnh dài in nổi hoa văn hình ô
trám lồng, ô trám đơn, hoa văn hình tròn đồng tâm, văn kỷ hà, hoa văn hình
trâm Kích thước: dài 36cm, rộng 18cm - 20cm, dày 7cm.
Loại gạch này khá phổ biến trong giai đoạn thế kỷ I đến thế kỷ IX, sử dụng
xây dựng các vòm cuốn trong những ngôi mộ Bắc thuộc. Ở Hoa Lư, loại gạch
10

này có số lượng nhỏ, chất liệu và hoa văn trang trí của nó cho thấy niên đại
gạch thuộc thế kỷ VII - IX.
2.1.2 Gạch lát nền
Gạch lát nền có số lượng tương đối lớn, nhưng đa số đã bị vỡ. Hình dáng
chung là một khối hình vuông hoặc khối hình chữ nhật dẹt, mặt cắt ngang hình
chữ nhật. Trên mặt gạch trang trí in nổi hoa văn hình bông sen hoặc hình đôi
chim phượng vờn nhau. Gạch màu đỏ gạch hoặc vàng gạch, độ nung thấp,
xương thô, bở. Căn cứ vào loại hình và hoa văn trang trí có thể chia gạch lát
nền thành ba loại:
- Loại 1: Gạch khối hình vuông, giữa mặt gạch in nổi một bông hoa sen 16
cánh với 2 loại cánh sen to mập và cánh sen thon dài, chính giữa là gương sen,
trong gương sen có hình nhũ đinh thể hiện cách điệu hạt sen, các cánh sen tỏa
đều ra xung quanh. Bốn góc trang trí hình bướm cách điệu. Tất cả những hoa
văn hình hoa sen và hình bướm cách điệu nằm gọn trong khung hoa văn in nổi
hồi văn hình triện nằm vuông vức theo khung vuông của mặt gạch. Về kích
thước, gạch có các cạnh dao động trong khoảng từ 30cm đến 35cm, nhưng tập
chung nhất trong khoảng 34cm x 34cm, độ dày gạch 6cm.

- Loại 2: Gạch khối hình vuông, mặt gạch in nổi hình đôi chim phương vờn
nhau uốn lượn thành một vòng tròn. Dáng chim phượng vẽ bằng các vạch cong,
đơn giản thể hiện dáng chim phượng uyển chuyển, chắc khỏe. Bốn góc trang trí
hình bướm cách điệu. Tất cả những hoa văn hình chim phượng vờn nhau và
hình bướm cách điệu nằm gọn trong khung hoa văn in nổi hồi văn hình triện
nằm vuông vức theo khung vuông của mặt gạch. Kích thước của loại này tương
tự như gạch loại 1, nằm trong khoảng 34cm x 34cm, độ dày gạch trung bình
6cm.
- Loại 3: Gạch khối hình chữ nhật kích cỡ lớn (74cm x 47cm x 6cm), mặt
gạch trang trí in nổi hai bông sen tám cánh kép, nhìn thẳng, chính giữa là gương
sen, trong gương sen có hình nhũ đinh thể hiện cách điệu hạt sen, các cánh sen
11

tỏa đều ra xung quanh. Bốn cạnh viên gạch và hai bên, ở giữa hai bông hoa sen
in nổi hoa văn móc xoắn hình bướm cách điệu. Tất cả các hoa văn trang trí nằm
trong khung hình chữ nhật được bao quanh hình chữ nhật của mặt gạch có trang
trí hàng nhũ đinh. Loại này mới chỉ thấy duy nhất trong mảng nền kiến trúc số
I, phát hiện trong hố H.1 khai quật tháng 3/1998.
2.2. NGÓI
2.2.1. Ngói bò nóc
Ngói bò nóc là loại ngói được sử dụng để lợp trên nóc mái hoặc các bờ dải
của mái. Ở Hoa Lư có hai loại ngói bò nóc:
- Loại 1: Ngói không có cổ để khớp hai viên ngói, một đầu to, một đầu
nhỏ. Chất liệu đất sét mịn, luyện kỹ, độ nung cao, màu đỏ sẫm. Mặt trong ngói
có dấu vải thô, lóng đơn. Mặt ngoài ngói có vết chải. Kích thước trung bình
viên ngói: dài 34cm, đầu to rộng 26cm, cao 6,5cm, đầu nhỏ rộng 20cm, cao
5,5cm. Kỹ thuật lợp loại ngói này là kỹ thuật úp chồng lên nhau, với đầu to của
viên sau đặt chồng lên một phần đầu nhỏ của viên trước.
- Loại 2: Ngói có cổ, độ cong của thân ngói doãng đều. Loại này cũng
được làm từ đất sét mịn, luyện kỹ nhưng độ nung không cao, thường bị mủn

nát, màu đỏ tươi. Đuôi ngói được tạo hơi thắt lại kiểu gần giống cổ chai để tạo
khớp nối với viên ngói lợp sau. Kích thước trung bình ngói: dài toàn thân 36cm,
rộng thân 33cm, xương dày 1,5cm, ngói cao 4cm, cổ ngói dài 3cm, rộng 32cm.
2.2.2. Ngói ống
2.2.2.1. Ngói lợp diềm mái
Là loại ngói ống dùng để lợp phần diềm ngoài cùng của bộ mái. Ngói gồm
2 phần, thân ngói có dáng hình ống, đầu ngói hình tròn dẹt, trang trí in nổi hình
hoa sen nhiều cánh nhìn thẳng, cánh sen có nhiều biến thể khác nhau, có loại 6
cánh, 7 cánh, 8 cánh, cánh sen to, mập, thon dài, cánh sen kép, cánh sen đơn
Chất liệu đất nung màu đỏ gạch, nâu đỏ, độ nung tương đối cao. Ngói được lợp
ở diềm mái kiến trúc vừa có chức năng trích thủy vừa có chức năng trang trí.
12

Kích thước viên nguyên dài trung bình 32cm - 34cm, cổ ngói dài 6cm, nấc cổ
cao 0,8cm, xương ngói dày 1,3cm, đầu ngói có đường kính 18cm - 20cm trang
trí hoa văn hoa sen.
2.2.2.2. Ngói lợp thân mái
Ngói có dáng hình ống, cổ thắt khấc tạo khớp kết nối với các viên ngói
khác, bụng ngói có vết vải thô. Đất nung màu đỏ gạch, độ nung cao, nhiều viên
có hiện tượng sành hóa. Loại này có hai nhóm loại hình khác nhau dựa trên cơ
sở phân loại kích cỡ viên ngói.
- Loại thứ nhất là những viên ngói có kích cỡ lớn, có một đầu to, một đầu
nhỏ, phía đầu nhỏ có cắt khấc nối với viên lợp đằng sau. Kích thước trung bình
viên ngói: dài toàn thân 35cm - 36cm, xương ngói dày 1,2cm - 1,3cm, đầu to
rộng 16cm - 19cm, đầu nhỏ rộng 14,5cm - 15cm, cao 8,5cm - 9cm, cổ ngói dài
3,5cm - 5,5cm, ngấn cổ cao 1cm.
- Loại thứ hai là những viên ngói có kích cỡ nhỏ hơn loại thứ nhất. Do
không tìm thấy viên nguyên hoặc có đủ mảnh để phục nguyên nên chưa rõ kích
cỡ cụ thể viên ngói. Một số thông số còn thu thập được cho biết xương ngói dày
1cm, ngấn cổ cao 0,5cm, cổ dài 5cm.

2.2.3. Ngói mũi lá
Loại ngói này thường được gọi là ngói mũi hay ngói mũi lá. Ngói có phần
thân dẹt, mảnh, hình chữ nhật, phần mũi vát chéo, mấu ngói sâu chạy dài suốt
chiều rộng viên ngói. Viên nguyên vẹn nhất dài 32,5cm, dày 1cm, rộng 9,8cm -
10cm. Ngói có chất liệu đất nung màu vàng gạch, xương mịn. Đa số có hai gờ
nổi ở lưng, một số ít viên để trơn hoàn toàn. Do ngói phát hiện qua các đợt khai
quật đều ở dạng mảnh vỡ nên chưa rõ kích cỡ cụ thể của hiện vật. Dựa vào gờ
lưng viên ngói có thể phân định thành hai nhóm loại hình:
- Loại 1: Lưng ngói có hai đường gờ nổi cao ở hai rìa cạnh tạo thành một
đường rãnh rộng 6,3cm. Một số viên còn đo được có kích thước rộng 10cm, dày
1cm, gờ cao 0,6cm, mấu ngói cao 2,5cm.
13

- Loại 2: Thân ngói để trơn, mũi nhọn hình tam giác cân nhọn. Một số viên
đo được có kích thước rộng 8,3cm, dày 1cm, mấu ngói cao 3cm.
2.2.4. Ngói loại khác
Loại ngói này có chất liệu như các loại gạch đỏ. Tuy nhiên do chỉ tìm được
những mảnh có kích thước nhỏ do ngói bị vỡ vụn không phục dựng được
nguyên dáng nên không xác định được loại hình cụ thể. Một số mảnh vỡ có
phần xương gốm mỏng (1cm), đầu mũi hớt cong nhẹ (3,4cm - 1,5cm), mặt ngói
có những đường vuốt hơi lõm chụm về phía đầu. Những mảnh này có thể là
mảnh ngói mũi sen.
2.3. VẬT LIỆU TRANG TRÍ KIẾN TRÚC BẰNG ĐẤT NUNG
Vật liệu trang trí kiến trúc tìm được ở Hoa Lư có số lượng ít. Nhóm vật
liệu trang trí thuộc thế kỷ IX - X đều được làm từ đất nung màu vàng gạch, đỏ
gạch. Cũng tìm thấy một số mảnh hiện vật trang trí bằng đất nung có màu xám
đen thuộc thế kỷ XVII. Dưới đây chúng tôi chỉ nghiên cứu nhóm vật liệu thuộc
thế kỷ IX - X.
2.3.1. Tượng thú
Nhóm tượng thú tìm được ở Hoa Lư đều thuộc nhóm tượng vịt, hay còn

được gọi là tượng uyên ương. Loại hình hiện vật này thường gắn trên đầu ngói
trang trí kiến trúc, tạo tác bằng đất nung màu vàng gạch, thân thon dài, đuôi
cong, lông vũ cách điệu bằng các vạch cong nổi. Số lượng phát hiện không
nhiều qua các cuộc khai quật. Đến nay mới chỉ phát hiện được 11 hiện vật phát
hiện trong các đợt khai quật năm 2009 (3 hiện vật) và năm 1998 (8 hiện vật).
2.3.2. Phù điêu trang trí
Phù điêu trang trí thu được qua các đợt khai quật, thám sát tại Hoa Lư có
số lượng không nhiều, chỉ vài chục mảnh. Đa phần là những mảnh vỡ nhỏ. Đặc
điểm chung của nhóm này là được tạo tác bằng đất nung màu vàng gạch, xương
thô, đanh, hai mặt khắc lõm các đường cong nông sâu khác nhau, uốn lượn cách
14

điệu thành hình ngọn lửa, hình vân xoắn, hình hoa lá cách điệu hoặc chỉ là
những vạch cong đơn giản.
2.3.3. Các loại trang trí khác
Đợt điều tra năm 1969 phát hiện 2 mảnh của mô hình tháp bằng đất nung
màu đỏ. Đợt khai quật, thám sát năm 1998 cũng đã phát hiện được các loại hiện
vật trang trí gồm: 1 đài sen, 1 mảnh bệ chạm hoa sen và 1 mảnh búp sen.
2.4. CÁC LOẠI VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KHÁC
2.4.1. Vật liệu kiến trúc đá
Vật liệu kiến trúc bằng đá ở Hoa Lư khá hiếm gặp. Đa phần đều là những
tảng đá tự nhiên được sử dụng để kê, kè chân móng tường thành và móng tường
kiến trúc trong nội thành Hoa Lư. Một số ít được sử dụng để kê kè thành cụm
có chức năng như móng đỡ chân tảng.
2.4.2. Vật liệu kiến trúc gỗ
Với những tư liệu thu thập được qua nghiên cứu kiến trúc cổ ở Hoa Lư từ
các đợt công tác từ trước đến nay, có thể khẳng định gỗ là vật liệu quan trọng
trong các công trình kiến trúc xây dựng ở cố đô Hoa Lư. Tuy nhiên do đặc thù
là loại vật liệu hữu cơ dễ bị hư hỏng nên loại hình hiện vật này phát hiện không
nhiều.


15

CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KHU TRUNG TÂM DI TÍCH CỐ ĐÔ
HOA LƯ, ĐẶC TRƯNG, NIÊN ĐẠI VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ
3.1. ĐẶC TRƯNG CỦA VẬT LIỆU KIẾN TRÚC
Vật liệu kiến trúc ở khu vực di tích cố đô Hoa Lư có năm nhóm vật liệu:
gạch, ngói, đất nung, đá và gỗ. Trong đó có thể thấy rằng gạch và ngói là hai
nhóm vật liệu được tìm thấy nhiều nhất cho đến nay.
Đối với vật liệu gạch, đặc trưng của gạch thời Hoa Lư đa phần có chất
liệu khá mịn, chắc, nhưng độ nung không cao nên khi nằm lâu trong lòng đất,
gạch thường bị mềm, bở và rất dễ bị mủn nát. Về màu sắc, phần lớn gạch đều
có màu đỏ tươi, đỏ vàng, một số ít có màu vàng đỏ, đỏ xám hoặc vàng xám. Nó
khác hẳn với nhóm gạch giai đoạn trước thế kỷ X có màu chủ đạo là xám hoặc
xám đen.
Nghiên cứu nhóm vật liệu gạch ở Hoa Lư có thể thấy rằng mặc dù kỹ
thuật làm gạch được người Trung Quốc mang sang nhưng bước vào thế kỷ X,
người Việt đã hoàn toàn sản xuất theo tiêu chuẩn riêng của mình. Gạch ở Hoa
Lư, đặc biệt là nhóm gạch hình chữ nhật, có kích thước nhỏ hơn một chút so với
gạch thời Bắc thuộc, màu sắc tươi tắn hơn. Mà dấu tích để lại chứng minh được
thể hiện rõ ràng trên thân một số viên gạch: gạch chuyên dùng để xây thành của
nước Đại Việt. Ở Hoa Lư vẫn sử dụng một số viên gạch Bắc thuộc để xây thành
hoặc lát nền, nhưng số lượng những viên gạch đó không nhiều và chủ yếu là
những viên gạch vỡ được tận dụng lại. Việc tận dụng lại vật liệu cũ thể hiện ý
thức tiết kiệm hầu như đã trở thành truyền thống kéo dài đến ngày nay.
Đứng ở góc độ mỹ thuật những mô típ trang trí hoa sen, chim phượng trên
gạch lát nền ở Hoa Lư mặc dù vẫn nằm trong kho tàng chung của mỹ thuật Việt
Nam và nhân loại nhưng vẫn mang đặc trưng rõ nét của mỹ thuật thế kỷ X ở
Việt Nam. Hoa sen thể hiện thon dài, thanh tú. Chim phượng được thể hiện đơn

giản bằng những vạch cong mềm mại có độ dài ngắn khác nhau nhưng hiệu
16

quả, thể hiện thế bay thoáng đẹp. Đặc điểm này không thấy trên mỹ thuật Lý và
cũng thông thấy trong các nền mỹ thuật láng giềng xung quanh. Đó là đặc điểm
của nghệ thuật Việt Nam thế kỷ X.
Với nhóm vật liệu ngói, ở Hoa Lư thu được một số lượng lớn mảnh ngói
các loại nhưng chủ yếu nhất là loại ngói bản phẳng dẹt được gọi dưới tên ngói
mũi. Tất cả các loại ngói đều được làm từ đất nung màu đỏ gạch.
Ngói mũi lá được người Chăm sáng tạo và sử dụng lâu dài theo suốt lịch
sử kiến trúc Chămpa. Dựa vào hình dáng và kỹ thuật chế tác, chúng được chia
thành hai nhóm: trước và sau thế kỷ X. Ngói trước thế kỷ X thường có kích
thước nhỏ dài, màu đỏ hoặc vàng nhạt, nung nhiệt độ khá cao, mũi nhọn hình
tam giác cân, thân hình chữ nhật dài, ngói uốn cong hình thước thợ với thân tạo
nên điểm mấu móc vào bộ sườn mái kiến trúc. Ngói mũi lá là sản phẩm đặc
trưng cho loại hình ngói lợp Chămpa. Đây là một sáng tạo của người Chăm
được sản xuất và sử dụng liên tục trong mọi thời kỳ lịch sử và có mặt rộng trên
địa bàn người Chăm cư trú. Sự tiện ích của loại hình vật liệu này đã có ảnh
hưởng đến nghề sản xuất ngói trong khu vực. Bằng những cuộc tiếp xúc với
người Chăm trong lịch sử, người Việt đã tiếp thu những sáng tạo mới của người
Chăm trong nghề sản xuất ngói.
Đối với nhóm ngói ống lợp diềm mái, mặc dù vẫn mang phong cách của
giai đoạn trước nhưng chất liệu, phong cách trang trí trên đầu ngói đã có sự
chuyển biến toàn diện. Chất liệu sản xuất là đất nung khá mịn, màu đỏ gạch
hoặc nâu đỏ, độ nung tương đối cao. Phong cách trang trí chủ đạo là hoa sen với
những đường nét mềm mại, uyển chuyển và tinh tế.
Nhóm vật liệu trang trí bằng đất nung, xuất hiện nhiều phong cách trang
trí mới. Tiêu biểu là sự xuất hiện của các loại tượng uyên ương trang trí trên bộ
mái kiến trúc. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của những trang trí phù điêu trên
kiến trúc.

17

Tóm lại, nghiên cứu vật liệu kiến trúc cố đô Hoa Lư ở thế kỷ X có thể
nhận thấy sự vươn lên làm chủ kỹ thuật sản xuất vật liệu kiến trúc và nắm bắt
nghệ thuật kiến trúc của người Việt. Đó là một quá trình vừa duy trì và phát
triển truyền thống kiến trúc cổ truyền, vừa tiếp thu những tinh hoa kỹ thuật mới
và hòa nhập vào truyền thống kiến trúc cổ Việt Nam, từ đó tạo nên một phong
cách kiến trúc riêng của Việt Nam ở thế kỷ X.
3.2. NIÊN ĐẠI CỐ ĐÔ HOA LƯ QUA NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU
KIẾN TRÚC
Việc nghiên cứu, hệ thống toàn bộ những tư liệu đã thu được từ trước đến
nay và nghiên cứu chuyên sâu nhóm vật liệu xây dựng ở cố đô Hoa Lư ở thế kỷ
X có thể khẳng định lại chắc chắn về niên đại của các vết tích trước đây đã
khẳng định là di tích thời Đinh - Tiền Lê.
3.3. CÁC MỐI QUAN HỆ
3.3.1. Quan hệ giữa nhóm vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích
Cố đô Hoa Lư với vật liệu kiến trúc thời kỳ trước đó
Ở Hoa Lư bên cạnh nhóm vật liệu kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê mang tính
chủ đạo, còn xuất hiện một số ít vật liệu gạch xây dựng kiến trúc thời Bắc
thuộc. Những viên gạch giai đoạn Bắc thuộc ở Hoa Lư có hai nhóm là gạch xây
hình khối chữ nhật và gạch múi bưởi. Cả hai loại gạch này đều có chất liệu,
kích thước và hoa văn trang trí tương tự những viên gạch cùng loại đã tìm thấy
ở nhiều di tích có cùng niên đại trên khắp đất nước, đặc biệt là ở hai khu vực
thành Luy Lâu (Bắc Ninh) và Thăng Long (Hà Nội).
Nói chung nghiên cứu những vật kiệu kiến trúc ở thế kỷ X tại khu di tích
cố đô Hoa Lư có thể nhận thấy lịch sử phát triển của vật liệu kiến trúc và kiến
trúc ở Hoa Lư nói riêng và kiến trúc thế kỷ X ở Việt Nam nói chung là sự phát
triển kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc truyền thống và những kỹ thuật
mới được du nhập từ bên ngoài. Trong đó nổi bật lên là sự kết hợp hài hòa, sáng
18


tạo để hình thành nên một phong cách mới rất đặc trưng của thời Đinh - Tiền
Lê.
3.3.2. Quan hệ giữa nhóm vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích
Cố đô Hoa Lư với vật liệu kiến trúc thời Đinh - Lê ở Hoàng thành Thăng
Long - Hà Nội
Các cuộc khai quật tại Thăng Long - Hà Nội đã tìm thấy nhiều viên gạch
hình chữ nhật, trong đó có những viên in chữ “Đại Việt quốc quân thành
chuyên”, nhiều loại ngói ống lợp diềm mái có đầu trang trí hoa sen, các loại
ngói âm hình chữ nhật lòng cong, cùng các loại ngói úp nóc trang trí tượng
uyên ương hay quầng sáng được làm từ chất liệu đất sét màu đỏ, giống như ở
Hoa Lư.
Có thể thấy rằng ở thời điểm thế kỷ X, các công trình kiến trúc mang
phong cách Đinh - Tiền Lê khá thống nhất. Các loại vật liệu kiến trúc hầu như
không có sự khác biệt nên đặt chúng trong cùng một sưu tập. Những người thợ
thủ công thời kỳ này dù sản xuất vật liệu xây dựng ở địa phương nào thì họ
cũng đã nắm cùng một kỹ thuật chung mang đặc trưng rất riêng của phong cách
kiến trúc Đại Việt. Điều này phản ảnh các kiến trúc Đinh - Tiền Lê đã thực sự
trở thành một phong cách kiến trúc riêng biệt.
3.3.3. Quan hệ giữa nhóm vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích
Cố đô Hoa Lư với vật liệu kiến trúc thời Lý
Những vật liệu kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê phát hiện ở Hoa Lư có một ý
nghĩa quan trọng đánh dấu sự mở đầu của một ngành nghề thủ công mới xuất
hiện của người Việt - nghề sản xuất vật liệu kiến trúc bằng đất nung.
3.4. VẬT LIỆU KIẾN TRÚC VỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CỐ ĐÔ
HOA LƯ
Nghiên cứu về vật liệu kiến trúc ở Hoa Lư qua các đợt điều tra, thám sát,
khai quật từ trước đến nay đã gợi mở nhiều vấn đề nghiên cứu lịch sử và văn
hóa Việt Nam.
19


Về việc xây dựng cố đô Hoa Lư, sử cũ ghi rằng thời vua Đinh đã xây
dựng thành và cung điện ở Hoa Lư. Thời Tiền Lê tiếp tục xây dựng nhiều hơn
các cung điện Bách Bảo Thiên Tuế, Phong Lưu, Cực Lạc, Tử Hoa, Đại Vân,
Long Độc… Song lại có tư liệu của sứ giả nhà Tống lúc đó ghi rằng kinh thành
của Đại Cồ Việt rất nhỏ bé, ẩm thấp và nghèo nàn với một vài nếp nhà tranh,
lều gỗ. Những tư liệu từ vật liệu kiến trúc và những vết tích di tích kiến trúc
phát hiện được qua các cuộc khai quật ở Hoa Lư đã vén mở phần nào diện mạo
của kinh thành Hoa Lư lúc đó: thành quách kiên cố, nhiều kiến trúc to lớn và
trang trí cầu kỳ. Điều này chứng minh rằng những ghi chép của sử cũ Việt Nam
về kinh đô Hoa Lư là hoàn toàn chân xác.

20

KẾT LUẬN
Cho đến nay ở Hoa Lư đã trải qua 3 lần khai quật và nhiều lần khảo sát
khảo cổ với tổng diện tích gần 2000m
2
. So với tổng thể khu di tích thì diện tích
đã được khai quật nghiên cứu là rất nhỏ nhưng đã đưa lên mặt đất nhiều tư liệu
quý báu như các nền móng tường thành, kiến trúc cung điện và đặc biệt là một
khối lượng lớn vật liệu kiến trúc. Điều này góp phần ghi nhận và cho chúng ta
có được một sự hình dung nhất định về quy mô và tính chất của cố đô Hoa Lư
trong lịch sử.
Hệ thống những loại vật liệu kiến trúc tham gia vào xây dựng kiến trúc ở
cố đô Hoa Lư bao gồm các loại chất liệu gạch, ngói, đất nung, đá và gỗ. Trong
đó, nét đặc trưng nhất là sự xuất hiện phổ biến của nhóm vật liệu gạch, ngói.
Gạch là loại hình hiện vật có số lượng nhiều nhất, tham gia vào nhiều vị trí kiến
trúc từ chân móng thành, tường thành, tường bao kiến trúc, lát nền hoặc lát
thềm sân kiến trúc. Về loại hình, nhưng phổ biến nhất là loại gạch hình chữ

nhật xây tường có chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” hoặc không có chữ
và gạch lát nền hình vuông có trang trí hoa sen, chim phượng. Ngói có hai loại,
ngói ống và ngói phẳng, trong đó nhóm ngói ống có chức năng lợp diềm mái
phần đầu có trang trí các mô típ hoa văn hình cánh sen đẹp, tinh tế. Sự xuất
hiện phổ biến của nhóm vật liệu gạch, ngói cùng với một số đồ đất nung, đồ gỗ
và đồ đá nằm trong các di tích kiến trúc đã phát hiện qua các đợt khai quật, điều
tra khảo cổ, cho biết Hoa Lư xưa đã có những công trình kiến trúc quy mô, bề
thế.
Nghiên cứu về vật liệu kiến trúc ở Hoa Lư ghi nhận kỹ thuật xây dựng ở
Hoa Lư vào thế kỷ X có những khác biệt nhất định so với thời kỳ trước đó.
Người Việt bên cạnh việc tiếp thu những kỹ thuật kiến trúc mới từ Trung Quốc
đã biến nó thành những kỹ thuật riêng của mình để từ những phong cách kiến
trúc và trang trí kiến trúc dù mang phương thức chung giống các nước láng
giềng như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản nhưng lại tô đậm dấu ấn văn hóa,
21

mỹ thuật của người Việt, văn hóa Việt. Tóm lại, nghiên cứu vật liệu kiến trúc
cố đô Hoa Lư ở thế kỷ X có thể nhận thấy sự vươn lên làm chủ kỹ thuật sản
xuất vật liệu kiến trúc và nắm bắt nghệ thuật kiến trúc của người Việt. Đó là
một quá trình vừa duy trì và phát triển truyền thống kiến trúc cổ truyền, vừa tiếp
thu những tinh hoa kỹ thuật mới và sáng tạo làm nên nó vào truyền thống kiến
trúc cổ Việt Nam, từ đó tạo nên một phong cách kiến trúc riêng của Việt Nam ở
thế kỷ X.
Có thể nói rằng Hoa Lư là trung tâm di tích văn hóa Việt Nam thế kỷ X,
biểu trưng cho tinh thần bất khuất, tự lực, tự cường và thống nhất quốc gia, là
một mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
Nghiên cứu về vật liệu kiến trúc và tổng thể di tích ở cố đô Hoa Lư trong
những năm qua đã gợi mở những vấn đề cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu
thời gian tới:
- Hệ thống tường thành, trong đó bao gồm cả hệ thống thành Nội và

Ngoại của kinh thành Hoa Lư cùng với các cổng (thuỷ, bộ), đường đi, lối lại…
có cấu trúc và kỹ thuật xây thành rất công phu. Trên cơ bản có thể nhận thấy
thành Hoa Lư nằm trong một thung lũng lớn, khá bằng phẳng được bao bọc bởi
hệ thống các núi đá vôi, tạo thành những bức tường thành thiên nhiên vô cùng
kiên cố, chỉ có một số mặt như đông và đông bắc là không có nhiều núi che
chắn. Và ở những vị trí này và giữa các núi đã được xây dựng bổ sung những
đoạn thành nhân tạo. Nhờ vậy, thành Hoa Lư được bố trí trong một khu vực kín
đáo, với địa thể hiểm trở, song lại rất thuận tiện nằm ngay bên dòng sông
Hoàng Long, cùng với những con đường nhỏ len lỏi qua những hẻm/ngách núi
hiểm trở giúp cho việc giao thông thuỷ bộ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên đến nay
kết quả khai quật còn rất hạn chế tập trung chủ yếu ở khu vực phía đông và
đông bắc. Để có thể xác định được mặt bằng tổng thể của tường thành cùng
những vấn đề liên quan đến Hoa Lư thì việc tiếp tục nghiên cứu và khai quật hệ
thống tường thành ở các khu vực còn lại là rất cần thiết.
22

- Hệ thống các cung điện ở khu vực trung tâm, các đợt nghiên cứu và khai
quật đều rất chú trọng đến việc tìm hiểu về khu trung tâm cố đô Hoa Lư, đặc
biệt là hệ thống các cung điện, dinh thự đã được sử thành văn ghi chép. Nhưng
trong thực tế mới chỉ phát hiện các mảng nền kiến trúc khá rời rạc, vật liệu và
trang trí kiến trúc tinh xảo, cầu kỳ. Những dấu tích ấy là vô cùng quý giá, là
những tín hiệu cực kỳ quan trọng phản ánh sự hiện diện của các cung điện ở nơi
đây. Nó giúp chúng ta có thể đưa ra những giả thiết khoa học về sự tồn tại của
công trình kiến trúc cung điện nguy nga, hoành tráng. Tuy nhiên, còn rất nhiều
vấn đề liên quan như quy mô, kết cấu, mặt bằng theo đó là các về vấn đề lịch sử
kiến trúc, nghệ thuật trang trí, điêu khắc… vẫn chưa được xác định, rất cần
được đầu tư nghiên cứu và khai quật trong tương lai.
Hơn thế nữa, Hoa Lư là nơi có cảnh quan đẹp, nằm ở một vị trí giao thông
thuận lợi. Nếu kết hợp tốt việc nghiên cứu, quy hoạch, bảo vệ và tôn tạo, Hoa
Lư sẽ trở thành một điểm tham quan lớn, thậm chí một thành phố du lịch sinh

thái - văn hóa trong tương lai không xa.

23

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Ryan Rabett, Christopher Stimpson, Nguyễn Văn Son, Nguyễn
Cao Tấn, Đỗ Văn Cường, Ngô Thi Huy, Nguyễn Văn Thái and Đỗ
Thị Tuyển (2009), Archaelogical survey in the Tràng An eco-
resort, Ninh Bình, north Vietnam: A brief report. Archaelogical
heritage of Maylayxia journal, Vol. 2/April 2009, Chapter 8, pp.
117-127.
2. Nguyễn Văn Lữ, Hoàng Thanh Quý, Nguyễn Cao Tấn (2001), Hai
di vật lạ bên sông Hoàng Long (Ninh Bình). NPHMVKCH năm
2001, Nxb KHXH, tr 726.
3. Nguyễn Cao Tấn (2011), Phật giáo thời Đinh – Tiền Lê trên đất
Ninh Bình, Phật giáo thời Đinh - Tiền Lê trong công cuộc dựng
nước và giữ nước, tr 250.
4. Nguyễn Cao Tấn, Hoàng Thanh Quý (2010), Phát hiện dấu tích
kiến trúc thời Trần ở chùa Hành Cung (Ninh Bình).
NPHMVKCH, Nxb KHXH, tr 320-321.


×