Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa nghệ thuật (Khảo sát Báo trực tuyến VnExpress, Vietnamnet và VnMedia từ năm 2009 đến năm 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.78 KB, 8 trang )

Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối
với thông tin văn hóa nghệ thuật (Khảo sát
Báo trực tuyến VnExpress, Vietnamnet và
VnMedia từ năm 2009 đến năm 2010)

Trương Thị Bích Ngọc

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Nghiên cứu tính đặc thù của báo chí trực tuyến trong thông tin văn hóa
nghệ thuật dẫn đến “văn hóa ứng xử” hay còn gọi là cách tác nghiệp của các nhà báo
trực tuyến với thông tin văn hóa nghệ thuật. Khảo sát và so sánh về nội dung và hình
thức thông tin của ba tờ báo trực tuyến độc lập, sẽ tìm ra những điểm khác biệt và ưu
thế của báo trực tuyến trong thông tin về văn hóa nghệ thuật trong môi trường truyền
thông khá phức tạp hiện nay. Đưa ra mô hình, định hướng để các nhà báo trực tuyến
khai thác và cung cấp nguồn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến một cách
hiệu quả.

Keywords: Văn hóa ứng xử; Văn hóa nghệ thuật; Báo trực tuyến; Báo chí học; Thông
tin

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa nghệ thuật là một thế giới riêng do con người sáng tạo ra. Nó gắn với việc
khám phá, hưởng thụ và phê bình các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, sân
khấu, mỹ thuật…
Văn hóa nói chung và văn hóa nghệ thuật nói riêng trong suốt lịch sử ra đời và phát


triển của mình không chỉ là “mục tiêu và động lực của sự phát triển” mà còn là nơi “gieo
mầm” cho thế giới tâm hồn của con người.
Thế giới riêng thuộc về lĩnh vực văn hóa tinh thần này chiếm một vị trí thông tin quan
trọng trên báo chí Việt Nam từ khi có mặt dưới chế độ thuộc địa. Và cho đến cả thế kỷ 21

2
này, khi mà Việt Nam có tới hơn 700 báo in, và hơn 60 các Đài Phát thanh – Truyền hình ở
Trung ương, địa phương, hàng chục báo điện tử… văn hóa nghệ thuật vẫn luôn có vị thế riêng
của mình.
Báo chí không chỉ là diễn đàn để đăng tải những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá
trị của thời đại lịch sử mà còn là mặt trận thông tin khẳng định và tiếp tục cổ vũ công chúng
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để chống lại sự
xâm lăng văn hóa của nhiều nước hùng mạnh khác. Bất kỳ một cơ quan báo chí nào, dù Trung
ương hay địa phương, chuyên biệt hay không chuyên biệt, đều coi văn hóa nghệ thuật là một
lĩnh vực quan trọng với nhiều chuyên mục khác nhau về văn hóa.
Thế kỷ 21 chứng kiến sự ra đời của một loại hình báo chí có sức mạnh truyền thông
mang tính toàn cầu, đó là báo chí trực tuyến. Sức mạnh của nó được thể hiện trên cả hai bình
diện: thông tin toàn cầu hơn và công chúng toàn cầu đều có thể hưởng thụ thông tin như nhau
sau một click chuột mà không bị hạn chế về địa lý, thời gian hay tần số phát sóng.
Sự bùng nổ của loại hình truyền thông này, đã tích hợp được cả ba loại: phát thanh,
truyền hình, báo in một cách tổng hợp để tạo ra một kênh truyền thông đa phương tiện đến
công chúng. Nhưng cùng với chính ưu thế này, nhiều các trang tin trực tuyến, web blog,
forum… ra đời dẫn đến tình trạng loạn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến.
Trong đó với những mục đích kinh tế riêng, giật gân, câu khách… thông tin văn hóa nghệ
thuật trên những trang tin trực tuyến không chính thống đôi khi đã chịu sự lấn sân của những
thông tin đơn thuần giải trí, thâm chí giải trí rẻ tiền.
Văn hoá nghệ thuật trên báo trực tuyến có những điểm nào mới mẻ, có những biến thể
như thế nào trong việc tích hợp với sự phát triển của loại hình báo chí hiện đại này. Văn hoá
nghệ thuật làm thế nào để cân bằng giữa hai xu hướng, vừa đảm bảo thông tin những nét văn
hoá cổ truyền, vừa mang đậm tính giải trí, chỉ dẫn cho độc giả. Đây là câu hỏi mà luận văn

đang tìm hướng giải quyết từ góc độ chủ quan trong tác nghiệp của người làm báo trực tuyến
với lĩnh vực thông tin văn hóa nghệ thuật.
Về lý luận báo chí, tác giả luận văn đã nghiên cứu trên dưới 10 cuốn cùng làm về đề
tài thông tin trên Báo trực tuyến, nhưng riêng lĩnh vực thông tin Văn hoá nghệ thuật chưa
được đề cập tới cụ thể. Một số khóa luận, luận văn như “Hiện trạng và xu hướng quảng cáo
trên báo trực tuyến” - Nguyễn Thị Thanh Hoa – K45 Báo chí; “Sự tương tác giữa Báo chí trực
tuyến với công chúng” – Vũ Thị Huệ - K45 Báo chí; “Phóng sự báo trực tuyến” – Lê Minh

3
Thanh – K47; “Thông tin Văn hóa xã hội trên hai tờ báo trực tuyến Vnexrpess và Vasc Orient
trong năm 2010” – Nguyễn Quý Phương của Phân viện báo chí… mới chỉ gợi mở những
hướng nghiên cứu ban đầu về lý thuyết báo trực tuyến hoặc mới chỉ dừng ở mức phân loại
thông tin văn hóa xã hội trên báo trực tuyến cũng như khảo sát thống kê mức độ sử dụng tin
văn hóa nghệ thuật. Như vậy, thông qua nghiên cứu các đề tài khoá luận, luận văn trước đó,
tác giả thấy chưa luận văn nào đi sâu vào lĩnh vực văn hóa ứng xử hay còn gọi là cách làm
báo của giới làm báo trực tuyến đối với thông tin Văn hoá nghệ thuật.
Về cá nhân người làm luận văn, là phóng viên trực tiếp tác nghiệp tại mảng Văn hoá
trên báo trực tuyến VnMedia cho nên với sự nghiêm túc và đầy hứng khởi, chúng tôi quyết
định lựa chọn đề tài “Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn hóa
nghệ thuật” và tiến hành khảo sát ở ba tờ báo trực tuyến chính thống tại Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là văn hóa ứng xử của các nhà báo chí
trực tuyến trong thông tin Văn hoá nghệ thuật trên ba tờ báo trực tuyến Vietnamnet,
VnExpress và VnMedia trong hai năm 2009 – 2010.
Báo trực tuyến Vietnamnet, VnExpress và VnMedia là ba tờ báo hàng đầu của Việt
Nam ở những điểm sau: Đây là ba tờ báo trực tuyến ra đời sớm nhất và khẳng định vị trí là
báo trực tuyến độc lập; Có số lượng độc giả lớn, được khẳng định thông qua lượng pageview
và chú trọng tới cả hai luồng thông tin: chính sách Đảng, Nhà nước về văn hóa nghệ thuật và
thông tin giải trí và có đặt tên chuyên mục: Văn hoá.
+ VnExpress – Slogan: Tin nhanh Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học Công nghệ - Giấy phép: Số 511/GP - BVHTT
ngày 25/11/2002.
Tổng biên tập: Thang Đức Thắng - Tòa soạn: 48 Vạn Bảo, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà
Nội
+ VietnamNet – Slogan:
Cơ quan chu
̉
qua
̉
n : Bô
̣
Thông tin va
̀
Truyền thông - Giấy phe
́
p : Số 1285/GP -
BTTTT, cấp nga
̀
y 27/8/2008

4

̉
ng biên tâ
̣
p: Nguyê
̃
n Anh Tuấn - Tòa soạn: 141 Bà Triệu, Hai Ba
̀
Trưng, Hà Nội

+ VnMedia – Slogan: Cập nhật – Tin cậy – Thiết thực
Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Giấy phép số
238/GP-BVHTT ngày 6/8/2003
Tổng biên tập: Võ Quốc Trường - Tòa soạn: Tòa nhà 142 Lê Duẩn
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm ba mục đích cơ bản
Một là, nghiên cứu tính đặc thù của báo chí trực tuyến trong thông tin văn hóa nghệ
thuật dẫn đến “văn hóa ứng xử” hay còn gọi là cách tác nghiệp của các nhà báo trực tuyến với
thông tin văn hóa nghệ thuật.
Hai là, trên cơ sở khảo sát và so sánh về nội dung và hình thức thông tin của ba tờ báo
trực tuyến độc lập, sẽ tìm ra những điểm khác biệt và ưu thế của báo trực tuyến trong thông
tin về văn hóa nghệ thuật trong môi trường truyền thông khá phức tạp hiện nay.
Ba là, đưa ra mô hình, định hướng để các nhà báo trực tuyến khai thác và cung cấp
nguồn thông tin văn hóa nghệ thuật trên báo trực tuyến một cách hiệu quả.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về
chức năng, nhiệm vụ của báo chí đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học có liên quan đã được công bố.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn thạc sĩ “Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đối với thông tin văn
hóa nghệ thuật” vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin

5
- Khảo sát, phân tích các tư liệu báo chí trực tuyến thực tế liên quan tới lĩnh vực thông
tin văn hóa nghệ thuật và đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:

Luận văn cung cấp một số lý luận về báo trực tuyến: đặc trưng loại hình, đặc trưng về
mặt thông tin văn hóa nghệ thuật. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra những điểm tương đồng và
khác biệt giữa các thông tin văn hoá ở trên ba tờ báo trực tuyến từ đó tìm ra sự khác biệt trong
phong cách đưa tin của từng tờ báo và của từng cá nhân nhà báo.
Việc nghiên cứu chuyên mục văn hoá và những nhận định so sánh trên ba tờ báo này
sẽ là cơ sở cho các bạn sinh viên báo chí biết cách tác nghiệp cho phù hợp với báo trực tuyến.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn nghiên cứu và tìm hiểu thị hiếu của công chúng Việt Nam mới của báo trực
tuyến với các vấn đề văn hoá, văn nghệ để xây dựng chuyên mục phong phú và chất lượng
hơn.
Luận văn cũng sẽ chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các nhà báo trực tuyến trong
việc cung cấp thông tin và cách ứng xử của họ với nguồn thông tin để các nhà báo lựa chọn
cách tác nghiệp phù hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về thông tin văn hóa nghệ thuật từ góc nhìn của báo trực
tuyến
Chương 2: So sánh cách ứng xử về thông tin văn hóa nghệ thuật trên VnExpress,
VietnamNet và VnMedia
Chương 3: Kinh nghiệm, mô hình và giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử của các
nhà báo trực tuyến với vấn đề thông tin văn hóa nghệ thuật

References

6
Tài liệu tiếng Việt

1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam Văn hóa sử cương, NXB Đồng Tháp
2. Nguyễn Trọng Báu (1995), Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí, NXB Quân đội nhân

dân, Hà Nội, tập 2
3. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
4. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, tái bản năm 2003
5. Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội
6. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách, NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội
7. Hà Minh Đức (2005), Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc, NXB Khoa
học xã hội
8. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
9. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
10. Trường Lưu (2006), Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại, NXB Văn hóa dân
tộc
11. Phan Ngọc (2002), Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Văn học
12. Hoàng Phê (1992), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
13. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền
thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
15. Tạ Ngọc Tấn (1995), Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí, Phân viện báo chí và Tuyên
truyền, Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội
16. Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội
17. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục
18. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh
19. Vũ Duy Thông (Chủ biên) (2004), Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
20. Hữu Thọ (1988), Công việc của người viết báo, NXB Tuyên huấn Hà Nội
21. Trần Quốc Vượng (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục


7
22. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học
23. Khoa Báo chí (2001), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 4, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
24. Khoa Báo chí (2005), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
25. Nhiều tác giả (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử, NXB Thông tấn
26. C.Mac, Ph.Ăng ghen (1995), toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
27. Trường Chinh (2006), Về văn hóa văn nghệ, NXB Văn học, Hà Nội
28. Phạm Văn Đồng (2006), Về văn hóa và văn học nghệ thuật, NXB Văn học, Hà Nội
29. Nghị quyết Trung ương VI (1993), Về một số nhiệm vụ văn hóa văn nghệ những năm
trước mắt, Hà Nội

Tài liệu nước ngoài dịch sang tiếng Việt:

30. Caudia Mass (2003), Truyền thông đại chúng - Những vấn đề kiến thức cơ bản, NXB
Thông tấn
31. G.V.Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, NXB Thông tấn, Hà
Nội
32. Lois Hervoues (1999), Viết cho độc giả, Hội nhà báo Việt Nam xuất bản, Hà Nội

Báo, bài giảng và các tài liệu khác

Báo trực tuyến

33. Báo trực tuyến VnExpress trong 2 năm 2009 - 2010
34. Báo trực tuyến Vietnamnet trong 2 năm 2009 - 2010
35. Báo trực tuyến VnMedia trong 2 năm 2009 - 2010


Bài giảng

36. Các bài giảng về báo chí của các Thầy, Cô giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông,
Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội (2000 - 2010)

Khóa luận, Luận văn

8

37 Lê Vũ Điệp (2007), Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt
Nam trên báo chí, Luận văn thạc sỹ
38. Nguyễn Quý Phương (2001), Thông tin Văn hoá xã hội trên hai tờ báo trực tuyến
VnExpress và Vasc Orient trong năm 2001, Khóa luận tốt nghiệp
39. Lê Thị Hoàng Yến (20080, Ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao Việt Nam trong
tác nghiệp ở nước ngoài, Luận văn thạc sỹ

Nguồn khác

40. Toàn văn bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Khánh – Hiệu trưởng Trường ĐH
KHXH&NV tại Hội thảo “Văn hóa trong toàn cầu hóa”
41. Toàn cầu hóa kinh tế và xây dựng văn hóa dân tộc, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện
Thông tin khoa học xã hội, số 6 - 2002

×