Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

120 giải phát nhằm hạn chế sự biến động giá của các nguyên liệu đầu vào đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng thực phẩm ( lấy ví dụ minh họa về mặt hàng đường gluco tại CTCP thực phẩm minh dương) ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.96 KB, 36 trang )

Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÊ TÀI

1.1.

Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Sau nhiều năm đổi mới đường lối quản lý, lãnh đạo, cùng với sự phát triển không
ngừng của nền kinh tế. Đất nước ta sau khi gia nhập WTO đã ngày càng khẳng định
được vị thế của mình trên trường quốc tế. Chính vì thế mà việc cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng cao.
Hiện nay, sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới
nền kinh tế nước ta, biến động giá cả một số nguyên liệu đầu vào chính như xăng dầu,
lương thực, thực phẩm… cùng với ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, một số điều
chỉnh trong điều hành chính sách của chính phủ làm cho giá cả trong nước có nhiều
biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng và lạm phát là một hệ lụy khơng tránh
khỏi.
Trong tình hình chung của nền kinh tế khi có sự biến động giá cả và lạm phát xảy
ra, CTCP Thực phẩm Minh Dương cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng. Biến động
giá cả và lạm phát đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm tăng
chi phí kinh doanh dẫn tới giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP
Thực phẩm Minh Dương, em nhận thấy trong những năm gần đây sự biến động giá và
lạm phát trong nước cũng như trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
kinh doanh của công ty. Từ tình hình thực tiễn đó em quyết định nghiên cứu đề tài: “
Giải phát nhằm hạn chế sự biến động giá của các nguyên liệu đầu vào đối với
hoạt động kinh doanh mặt hàng thực phẩm. ( Lấy ví dụ minh họa về mặt hàng
đường Gluco tại CTCP Thực phẩm Minh Dương).”
1.2.



Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Với tình hình kinh tế khơng ổn định, giá cả các mặt hàng đều có sự biến động
theo, nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơng ty. Vì
thế, bên cạnh nhân tố biến động giá, em cũng nghiên cứu đề tài theo khía cạnh là tác
động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm, nhằm xem xét vấn đề
một cách tổng quát hơn là chỉ nghiên cứu tác động của nhân tố giá.
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề: Tìm hiểu nguyên
nhân và các hướng giải quyết lạm phát và biến động giá. Lạm phát và biến động giá

1

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

đầu vào có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm của doanh
nghiệp. Qua đó, em đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát
và biến động giá tới hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm của công ty trong thời gian
tới.
1.3.

Các mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của báo cáo là tìm hiểu về lạm phát và biến động giá đầu vào, tác
động của chúng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời tìm hiểu

các giải pháp để kiềm chế lạm phát và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá
tới nền kinh tế. Các biện pháp ứng phó của doanh nghiệp cũng như chính phủ trước
diễn biến giá cả và lạm phát khó lường như hiện nay.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu

• Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát
và biến động giá tới nền kinh tế nói chung và xem xét tác động của nó tói hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng thực phẩm, từ đó đưa ra kết luận và đề xuất giải pháp nhằm
hạn chế các tác động tiêu cực của lạm phát và biến động giá.
• Giới hạn về không gian: Đề tài xem xét sự ảnh hưởng của lạm phát và biến
động giá tới nền kinh tế nói chung và tìm hiểu ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh
doanh hàng thực phẩm của CTCP Thực phẩm Minh Dương.
1.5.

Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu

1.5.1.

Một số khái niệm, lý thuyết về ảnh hưởng của lạm phát, biến động giá

đến hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm
1.5.1.1.

Lạm phát

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của
nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức
mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền

tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Điều này có nghĩa là “giá cả leo
thang” chính là biểu hiện của lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao khiến cho cùng với
một lượng tiền thì người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một mức
giá cao hơn để được hưởng cùng một dịch vụ.
Theo Mankiw: “Lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả chung theo thời gian”.
Định nghĩa này cũng hàm ý rằng lạm phát không phải là hiện tượng giá của một vài

2

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

hàng hóa hay nhóm hàng hóa nào đó tăng lên. Và nó cũng khơng phải là hiện tượng
giá cả chung tăng lên “một lần”. Nếu sự tăng lên một lần của giá cả thì hiện tượng này
chỉ dừng lại một cú sốc về giá chứ chưa phải lạm phát. Lạm phát là sự tăng giá “liên
tục”.
Theo J.M.Keynes và trường phái tiền tệ ở Đức và Mỹ thì quan niệm: Lạm phát là
sự vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực lưu thơng tiền tệ, là sự phát hành
tiền quá mức tạo ra cầu dư thừa thường xuyên.
Tóm lại, lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.
1.5.1.2.

Các chỉ tiêu đo lường

Để đo lường mức giá chung này, có 3 chỉ số giá để đo lường:
• Chỉ số giá tiêu dùng – CPI

CPI là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi giá cả của một hay một số mặt hàng tiêu dùng
chính mà một người tiêu dùng điển hình mua.
Ta có cơng thức tính chỉ số giá như sau:

∑pq
∑p q
1

0

0

CPI =

0

q0 : là số lượng hàng hóa, dịch vụ ở thời kỳ báo cáo
p1 : là giá cả hàng hóa dịch vụ kỳ báo cáo
p0 : là giá cả hàng hóa, dịch vụ kỳ gốc
• Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP hay GNP
Là chỉ số phản ánh sự thay đổi giá cả của tất cả có loại hàng hóa trong nền kinh tế
quốc dân.
Cơng thức tính:

∑p q
∑p q
1

1


0

DGDP(GNP) (%) =

1

• Chỉ số giá sản xuất – PPI
Là chỉ số giá bán bn hay chính là chi phí để mua một loại hàng hóa và dịch vụ
của doanh nghiệp.

3

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Như vậy, một loại hàng hóa được lựa chọn để tính giá là có sự khác biệt trong giai
đoạn tính tốn. Nhưng về cơ bản, sự khác biệt giữa các loại hàng hóa trong các thời
điểm tính giá là khơng nhiều bởi vì cơ cấu tiêu dùng của dân chúng thường mang tính
ổn định trong ngắn hạn. Chỉ số điều chỉnh GDP là chỉ số có mức bao phủ rộng nhất,
nó bao gồm tất cả các hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế và trọng số
tính tốn được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của từng loại
hàng hóa và dịch vụ vào giá trị gia tăng.
1.5.1.3.

Phân loại lạm phát


• Lạm phát vừa phải: cịn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%
một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này
nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định
đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, khơng xẩy ra với tình trạng mua bán và tích
trữ hàng hóa với số lượng lớn…
• Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2
hoặc 3 con số một năm. Ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh
chóng, gây biến động lớn về kinh tế.
• Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm
phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng rất mạnh, gây biến động lớn về kinh tế, giá
cả tăng nhanh và có nhiều biến động, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền mất giá,
thơng tin thị trường khơng cịn chính xác và hoạt động kinh doanh rối loạn. Tuy nhiên
tình trạng siêu lạm phát rất hiếm khi xảy ra.
1.5.1.4. Nguyên nhân của lạm phát
* Lạm phát cầu kéo:
Xảy ra do các thành phần của chi tiêu gia tăng làm cho tổng cầu tăng lên. Khi đó,
để mua một lượng hàng hóa người ta phải bỏ ra với khối lượng tiền lớn hơn trước với
mức giá được tăng lên. Sự chênh lệch giữa cung và cầu càng lớn thì giá tăng càng
nhiều.

4

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Hình 1.1. Lạm phát cầu kéo

Ta có mơ hình tổng cầu AD = C + I + G + NX
Ban đầu tổng cầu của nền kinh tế là AD ( Hình 1.1) và nền kinh tế cân bằng trong
dài hạn tại E (Y0 ; P0) với Y0 = Y* . Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng (C↑), chi tiêu
chính phủ tăng (G↑), thuế giảm(T↓) hoặc do xuất khẩu ròng tăng(NX↑) kết quả là tổng
cầu tăng.
Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD sang AD1 và điểm cân bằng mới của
nền kinh tế là E1 (Y1 ; P1) với Y1 > Y0 và P1 > P0 tốc độ tăng trưởng của giá nhanh hơn
tốc độ tăng trưởng sản lượng. Nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát xảy ra.Vậy, khi
các thành phần của chi tiêu tăng làm cho tổng cầu tăng kéo theo mức giá chung trong
nền kinh tế tăng và xảy ra lạm phát gọi là lạm phát cầu kéo.
* Lạm phát chi phí đẩy
Xẩy ra khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng nhanh, đặc biệt là các yếu tố đầu vào cơ
bản như xăng dầu, điện… do thiên tai, dịch bệnh làm cho tổng cung suy giảm và dẫn
đến lạm phát.

5

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Hình 1.2. Lạm phát chi phí đẩy
Giả sử giá xăng dầu tăng lên, làm cho các doanh nghiệp giảm sản xuất, khối lượng
sản xuất ra các sản phẩm giảm đi một lượng đáng kể dẫn đến đường tổng cung dịch
chuyển sang trái từ ASs sang ASs1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E (Y0 = Y* ; P0)
sang E1 ( Y1; P1) với P1 >P0 và Y1 nghiệp tăng.

* Lạm phát dự kiến
Khi giá cả chung của các loại hàng hóa và dịch vụ đều tăng đều với một tỷ lệ
tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng lên đều đặn theo thời gian. Lạm phát này
khi đã hình thành thì thường trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài.
Đối với lạm phát dự kiến AS và AD dịch chuyển theo một tỷ lệ, sản lượng vẫn giữ
nguyên, giá cả tăng theo dự kiến.

6

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Hình 1.3. Lạm phát dự kiến
* Các nguyên nhân khác
- Lạm phát do lãi suất: Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo,
tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng nhiều tiền càng thiệt. Điều này đặc biệt
đúng trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tiền được đẩy ra thị
trường để mua mọi hàng hóa có thể dự trữ làm mất cân đối cung cầu thị trường càng
làm cho giá cả tăng cao.
- Lạm phát do tiền tệ: Khi ngân sách nhà nước thâm hụt lớn các chính phủ có thể in
thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên nhưng vì sản lượng và việc làm
khơng đổi, chỉ có mức cung tiền danh nghĩa tăng là một nguyên nhân gây ra lạm phát.
Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh đòi hỏi phải in thêm
một lượng tiền mới và lạm phát lại gia tăng.
1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu
1.5.2.1. Ảnh hưởng của lạm phát và biến động giá đến nền kinh tế

Khi xảy ra hiện tượng biến động giá cả nói chung thì nó tác động khơng nhỏ đến
nền kinh tế, đời sống xã hội, đến chính sách kinh tế vĩ mơ. Biến động giá cả đầu vào
có ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh thông
qua các tác động như:
* Ảnh hưởng tới sản lượng và việc làm

7

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Cùng với sự tăng mức giá chung, sản lượng của nền kinh tế cũng bị giảm sút, nền
kinh tế vừa có lạm phát vừa suy thối. Nếu lạm phát do cầu thì sản lượng có thể tăng
lên nhưng thực chất chỉ là sự tăng sản lượng tối ưu mà giá vẫn tăng lên hay còn gọi là
lạm phát thuần. Nếu lạm phát do cả cung và cầu thì tùy theo mức độ dịch chuyển của
cung và cầu mà sản lượng có thể tăng hoặc giảm.
* Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường:
Sự thay đổi liên tục của thị trường đầu vào đã tác động không nhỏ tới công việc
kinh doanh của các doanh nghiệp.Nguyên nhân là khi thị trường khan hiếm hàng hóa
vì sợ giá tiếp tục tăng nên các cơng ty tích trữ hàng hóa, gây ra hiện tượng thiếu hàng
hóa ở nơi cung ứng, mà định mức bán ra được quy định nếu thị trường tiêu thụ chững
lại thì khiến các cơng ty sẽ bị chững vốn lại, cần thêm chi phí để bảo quản trong các
kho bãi.
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới tác động tiêu cực đến thị trường vốn,
nguồn lao động cũng tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất. Từ cuối
năm 2008 thị trường luôn biến động, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu đều có xu hướng

tăng nên đầu ra của ngành sẽ có chiều hướng tăng do các ngành hàng kia có xu hướng
dùng các nguyên liệu đầu vào nhiều hơn để phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm
nhiều hơn để tăng sản lượng, doanh thu.
* Ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế
Giá cả của các hàng hóa thay đổi khơng theo một tỷ lệ nên do vậy mà các đầu vào
có những chênh lệch khi được lựa chọn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh,
những ngành có giá tăng nhiều hơn nhưng là thiết yếu sẽ nâng được tỷ trọng của
ngành trong tổng snar lượng, có ngành sẽ phát triển có ngành suy giảm chính sự biến
đổi khơng đều này dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế.
1.5.2.2. Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Ảnh hưởng tới chi phí
Do sự biến động giá cả và lạm phát gia tăng làm cho nhiều loại chi phí tăng lên:
giá cả NVL đầu vào tăng lên tương ứng dẫn tới chi phí sản xuất tăng lên, chi phí thuê
nhân cơng, chi phí tài chính, chi phí th kho bãi bảo quản tăng lên. Vì vậy nó đã tác
động đến tất cả các yếu tố trong sản xuất kinh doanh hàng phẩm của cơng ty.

8

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Đối với các mặt hàng mà công ty kinh doanh: đường gluco và mạch nha, thực
phẩm chay… cũng chịu sự ảnh hưởng của lạm phát và biến động giá cụ thể: giá cả
tăng cao làm cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng thay đổi theo hướng chi nhiều
hơn đối với các mặt hàng thiết yếu và giảm chi tiêu đối với các mặt hàng khác.
Ngoài ra, giá đầu vào tăng cao làm cho các nhà cung ứng có xu hướng tích trữ, bán

ra với số lượng ít và kỳ vọng giá sẽ tăng lên thêm để thu lợi nhuận. Khi đó, NVL trở
lên khan hơn đẩy giá tăng cao làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
* Ảnh hưởng tới doanh thu
Hầu hết với các loại hàng hóa khi giá đầu vào tăng thì giá đầu ra cũng tăng lên
tương ứng để bù đắp chi phí tăng thêm và tăng doanh thu khi có sự biến động giá cả
và lạm phát xảy ra. Do đó, cơng ty cũng áp dụng biện pháp này để tăng giá đầu ra.
Nhưng sự biến động giá cao mà cơng ty sử dụng chính sách tăng giá q nhiều thì có
thể sẽ có tác dụng ngược trở lại. Khi đó thị phần của cơng ty bị thu hẹp lại, sản lượng
bán ra ít, doanh thu tăng chậm. Do đó, khi giá NVL đầu vào tăng cao địi hỏi công ty
phải cân nhắc khi tăng giá đầu ra để đảm bảo được doanh thu tăng cao.
* Ảnh hưởng tới lợi nhuận
Sự biến động giá đầu vào tác động tới lợi nhuận thơng qua tác động tới chi phí và
doanh thu. Theo dõi kết quả kinh doanh của các năm thì chi phí đầu vào tăng nhưng
cơng ty thực phẩm Minh Dương vẫn đạt được lợi nhuận cao do: Khi giá tăng thì giá
bán đầu ra của sản phẩm đường Gluco cũng sẽ được điều chỉnh tăng lên trong khi khối
lượng bán ra vẫn giữ ở mức ổn định. Bên cạnh đó cơng ty cịn kinh doanh thêm các
mặt hàng khác như: mạch nha, giấy ăn, phù trúc, thực phẩm chay cơng ty có thể thu
được lợi nhuận từ việc kinh doanh này.

9

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ NGUYÊN LIỆU

ĐẦU VÀO ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP
THỰC PHẨM MINH DƯƠNG
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thông qua việc lấy kết quả tổng hợp từ báo cáo tài chính, phịng kế tốn của
CTCP Thực Phẩm Minh Dương. Thơng qua báo cáo tài chính của cơng ty để thu thập
số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận để làm dữ liệu cho quá trình nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp dữ liệu
Các kết quả trong báo cáo có được do sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau như: thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp phân tích định
lượng, định tính.
Phương pháp thống kê: Tổng hợp, thống kê hóa tài liệu trên cơ sở phân tổ thống
kê những số liệu thu thập được để phân tích tình hình kinh doanh của công ty và dùng
để thu thập, thống kê số liệu về giá đầu vào trên thị trường trong thời gian gần đây.
Phương pháp so sánh: Dựa trên số liệu thu thập được so sánh tình hình kinh
doanh, tình hình sử dụng vốn đầu vào của công ty, so sánh sự thay đổi của giá đầu vào
theo các năm và từ đó chỉ ra sự biến động theo chiều hướng tốt hay khơng tốt của sự
biến động đó.
Ngồi ra, trong báo cáo cũng có sử dụng phương pháp sơ đồ hóa, mơ hình hóa từ
những số liệu thu thập được.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt
động kinh doanh hàng thực phẩm
2.2.1. Tổng quan tình hình lạm phát và sự biến động giá trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới có nhiều biến động: Giá dầu, các nguyên vật liệu đầu vào và giá
lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tăng cao; sự suy giảm nền kinh tế Mỹ
đã tác động mạnh và kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế. Năm 2008 là năm
của khủng hoảng kinh tế tài chính và bắt đầu từ cuối năm 2008 kinh tế thế giới đi vào
suy thoái. Giá cả biến động liên tục do khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…


10

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

khiến nền kinh tế thế giới càng khó khăn hơn. Các nền kinh tế lớn trên thế giới như
Mỹ, Nhật bản, EU cũng đều lâm vào suy thối.
Phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ: Theo tính tốn của IMF, kinh tế tồn
cầu tăng trưởng 2,2% trong năm 2008, năm 2009 suy giảm 1,1%, năm 2010 kinh tế
tồn cầu có dấu hiệu phục hồi và mức tăng trưởng đạt 4,2%. Năm 2010, bên cạnh
những yếu tố hợp tác giữa các nước để phục hồi và phát triển kinh tế sau khủng hoảng,
sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu diễn ra chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái
khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Các điểm nóng về an ninh quân sự vẫn diễn biến phức
tạp; thảm họa thiên tai, vấn đề môi trường ngày càng gia tăng… đã và đang đặt ra cho
cộng đồng quốc tế những nguy cơ, thách thức mới về an ninh kinh tế năm 2011.
2.2.1.2. Tình hình lạm phát tại Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, Việt Nam cũng không nằm ngoài
tầm ảnh hưởng tác động của kinh tế toàn cầu. Do cung cầu mất cân đối cùng với thiên
tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp dẫn tới giá cả thế giới cũng như trong nước có những
biến động khó lường, lạm phát tăng cao.
Hình 2.1. Lạm phát ở Việt Nam qua các năm
25

%

20


19.89

15

12.69

10.5

10
6.88

6.6

5
0

2006

2007

2008

2009

2010

TL lam phát

Nguồn: Tổng cục thống kê


Theo Hình 2.1, ta có thể thấy mức độ lạm phát của Việt Nam có xu hướng tăng lên
nhanh chóng, đặc biệt là năm 2008( 19.89%), sang tới năm 2009 con số này đã giảm
xuống bởi tác động của suy thoái kinh tế và đến năm 2010 lạm phát lại tăng lên với 2
con số là 10.5%.
Với ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế thế giới và trong nước thì CTCP
thực phẩm Minh Dương cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng này. Với tỷ lệ lạm phát
tăng cao trong năm 2008 đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

11

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

của công ty. Lạm phát cao, chi phí đầu vào, chi phí kinh doanh tăng lên làm cho sản
lượng tiêu thụ cũng như doanh thu có phần thay đổi theo xu hướng tăng chậm năm
2009 doanh thu tăng 29,4% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 34,2% so với năm
2009.
Ngoài ra, lạm phát tăng cao cịn ảnh hưởng lớn đến ngành hàng mà cơng ty đang
kinh doanh là đường.
Giá đường năm 2009, năm 2010 tăng cao lên tới 14.000đ/kg và 16.500đ/kg
nguyên nhân là do giá đường trong nước đang chịu tác động của của giá thế giới và
ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào ( giá mía) tăng do mất mùa. Mặt khác giá tăng
cũng do cung cầu thị trường mất cân đối.

Nguồn: tổng cục thống kê


Hình 2.2. Biến động giá đường năm 2008 - 2010
2.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh hàng
thực phẩm của công ty
2.2.2.1. Mơi trường bên ngồi
* Yếu tố kinh tế:
Thực tế cho thấy, do tác động của khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam chậm lại, lạm phát cao làm thu nhập thực tế của người dân có xu hướng
giảm đi. Nhiều cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thật sự vững chắc, bội chi ngân
sách cao, chính sách tiền tệ nới lỏng là nguy cơ gây ra lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng
tăng mạnh làm cho khả năng chi tiêu của người tiêu dùng bị thu hẹp lại và có ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm của cơng ty, với tình hình kinh tế
khó khăn thì nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm của công ty cũng hạn chế hơn trước. Hơn

12

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

nữa, việc nhà nước đưa ra các chính sách kinh tế, các cam kết mở cửa thị trường cũng
tạo điều kiện cho các công ty nước ngồi kinh doanh hàng thực phẩm như đường có
thể xâm nhập vào thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn, làm giá đường trong
nước có sự thay đổi và cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của cơng ty Minh Dương.
* Yếu tố chính trị- pháp luật
Việt Nam có lợi thế về sự ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động

đầu tư, kinh doanh thương mại. Đồng thời với cam kết hội nhập các chính sách, điều
luật cũng có nhiều thay đổi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, những thay đổi
về tiêu chuẩn sản phẩm, quy chế cạnh tranh, bảo vệ bản quyền phát minh, sáng chế…
cũng ảnh hưởng tới các doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng thực phẩm, địi hỏi
phải ln nắm bắt, cập nhật các thơng tin để có thể hoạt động theo đúng khuôn khổ
phát luật và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm để có thể đạt được hiệu quả
kinh doanh cao nhất.
* Yếu tố công nghệ và cơ sở hạ tầng: Đó là các yếu tố như máy móc, các yếu tố
về sở hữu trí tuệ và sự chuyển giao công nghệ… đặc biệt là tác động tới mặt hàng kinh
doanh và sự cạnh tranh về chất lượng và sự hiện đại, tiên tiến trong dây chuyền sản
xuất kinh doanh. Với trang thiết bị hiện đại, kiểm tra nghiêm ngặt trong quá trình sản
xuất đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Hệ
thống kho bãi bảo quản nguyên vật liệu cần được nâng cấp đổi mới để đảm bảo
nguyên liệu vẫn giữ nguyên được đặc tính của sản phẩm.
2.2.2.2. Nhân tố bên trong
* Tài chính- quản lý: Đây là yếu tố có tính quyết định đến mọi hoạt động kinh
doanh của công ty. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu được cung cấp đầy đủ trong q
trình sản xuất địi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn nhằm tích trữ ngun liệu
trong mùa vụ. Bộ máy quản lý cũng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cơng
ty, địi hỏi bộ máy phải tính tốn làm thế nào để giảm thiểu chi phí kinh doanh, đảm
bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
* Khách hàng: Đây là nhân tố quyết định rất lớn đến sự tồn tại cũng như sự phát
triển của các doanh nghiệp. Khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty bánh kẹo,
công ty dược phẩm, và các cửa hàng bán lẻ trên thị trường. Do đó để có thể giữ chân

13

Phí Thị Thìn - K43F1



Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

khách hàng và tạo được uy tín thương hiệu trên thị trường thì doanh nghiệp cần nâng
cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
* Nhà cung cấp: Vì ngun liệu sản xuất chủ yếu của công ty là tinh bột mang
tính thời vụ nên doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa các nguồn cung ứng nhằm tích trữ
ngun liệu đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho những thời điểm không vào mùa
vụ. Mặt khác, cũng giảm được sự biến động lớn về giá cả trong thời gian khan hiếm
nguyên liệu đầu vào.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu về ảnh hưởng của lạm phát và sự biến động
giá tới hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm của công ty
2.3.1. Giới thiệu về CTCP Thực phẩm Minh Dương
CTCP Thực phẩm Minh Dương tiền thân là Liên hiệp hợp tác xã công nghiệp
thương mại Minh Dương.
Năm 1989 thực hiện chủ trương, đường lối mới của Đảng và Nhà nước, đó là
chính sách tơn trọng 5 thành phần kinh tế tư nhân và hợp tác xã. Cùng lúc đó với tiềm
lực kinh tế và khả năng bản thân, ông Nguyễn Duy Hồng đã mạnh dạn đầu tư và đứng
ra làm chủ nhiệm hợp tác xã Minh Khai đã ngày càng phát triển, khơng những góp
phần đáng kể cải thiện cuộc sống xã viên trong HTX mà còn tạo ra cho ngân sách địa
phương 1 nguồn thu lớn. Sau khi đã đạt được những thành công bước đầu, ông
Nguyễn Duy Hồng tiếp tục hợp tác với một số thành viên khác, tiếp tục đầu tư nhân
rộng mơ hình HTX mua bán Minh Khai và là thành viên trong HTX mua bán Dương
Liễu.
Ngày 9/3/1994 theo QĐ số 18/QĐ – UB của UBND huyện Hồi Đức thành lập
liên hiệp HTX cơng nghiệp thương mại Minh Dương. Liên hiệp bắt đầu đưa vào hoạt
động hai dây truyền sản xuất chính là: Dây truyền sản xuất mạch nha và đường Gluco.
Một bước ngoặt mới từ liên hiệp HTX đã trở thành công ty cổ phần thực phẩm
Minh Dương do ông Nguyễn Duy Hồng làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng

giám đốc công ty.
CTCP Thực phẩm Minh Dương ra đời theo quyết định số 030300000/CPTP ngày
18/1/2000 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp. Từ khi chuyển thành CTCP Thực phẩm
Minh Dương đến nay công việc đã xây dựng và đưa vào hoạt động bốn khu sản xuất
đóng gói tên các địa bàn khác nhau.

14

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

- Khu sản xuất mạch nha công nghiệp tại xã Minh Khai
- Khu sản xuất đường Gluco bằng công nghệ Enzim tại nhà máy Cát Quế
- Khu sản xuất chính tại xã Di Trạch sản xuất mạch nha và đường Gluco mới được
đưa vào sản xuất vào tháng 11/ 2005.
Đây là khu sản xuất được đầu tư mới hoàn toàn với cơ sở hạ tầng khang trang máy
móc hiện đại, lại xây dựng trên địa bàn đất rộng và giao thông thuận tiện. Rất thuận
tiện cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
* Chức năng nhiệm vụ của công ty CPTP Minh Dương
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh với hai sản phẩm chính là:
Mạch nha và đường Gluco và một số sản phẩm khác. Hai sản phẩm chính này có
nguồn gốc nguyên vật liệu phụ như: Enzim, hóa chất…Sản phẩm mạch nha và đường
Gluco là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các công ty, nhà máy sản xuất bánh kẹo,
công ty dược phẩm…
Như vậy, công ty Minh Dương hoạt động theo chức năng sản xuất kinh doanh, chế
biến lương thực, thực phẩm cung cấp cho thị trường dưới cả hai hình thức là tư liệu

tiêu dùng.
Nhiệm vụ cũng như mục tiêu phấn đấu của công ty hoạt động sản xuất kinh doanh
là phải tạo ra được nhiều sản phẩm và được tiêu thụ nhiều trên thị trường và tạo ra
nhiều lợi nhuận. Có thực hiện được điều đó thì công ty mới thực hiện tốt nhiệm vụ
đảm bảo được đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao cho cán bộ cơng nhân
trong cơng ty. Nói chung hai nhiệm vụ nói trên của cơng ty có quan hệ mật thiết với
nhau và chúng tạo động lực thúc đẩy cùng nhau phát triển. Do nhận thấy mối quan hệ
này mà ban lãnh đạo đặt nó là hai nhiệm vụ song song với nhau và coi đó là động lực
để cơng ty phát triển. Bên cạnh đó là nhiệm vụ quan trọng khác mà doanh nghiệp đặt
ra đó là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Thuế và các quy định khác của nhà nước…
2.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
CTCP Thực phẩm Minh Dương là một doanh nghiệp không lớn với các mặt hàng
chủ yếu là mạch nha và đương gluco. Tuy nhiên để mở rộng thêm sản xuất tăng doanh
thu, cơng ty cịn đầu tư sản xuất một số sản phẩm khác như: Phù trúc, giấy ăn, thực
phẩm chay… Với việc lập kế hoạch hợp lý và phương châm hoạt động là sản xuất ra

15

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo đời sống vật chất, tinh
thần của công nhân viên, lấy chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là sự sống
cịn của doanh nghiệp nên cơng ty ln hồn thành kế hoạch với kết quả cao.
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm.
Các sản phẩm của công ty được chế biến từ nguồn nguyên liệu chính là tinh bột sắn và

một số nguyên vật liệu phụ khác, được xử lý qua công nghệ enzyme. Với phương
châm của công ty là “ chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là sự sống cịn của
doanh nghiệp mình”, cơng ty đã có những mối liên hệ tốt với các công ty: Công ty
bánh kẹo Hải Hà, công ty bánh kẹo Tràng An… Các công ty sản xuất bánh kẹo khác
trong nước, các công ty dược phẩm có uy tín và nhiều đại lý khác cùng các cửa hàng
bán lẻ trên thị trường. Việc có những bạn hàng lớn giúp cơng ty có đường lối mở rộng
đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm trong tương lai.
Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của cơng ty
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

So sánh (%)

Doanh thu

2008
53,78

2009
69,61

2010
93,45

09/08
29,4


10/09
34,2

Chi phí

48,62

62,93

83,7

29

33

Lợi nhuận trước thuế

5,16

6,68

9,75

29,5

45

Lao động(người)

185


190

215

2,7

13,1

Thu nhập (nđ/người/tháng)

1500

1800

2500

20

38

Nguồn: báo cáo phòng kế tốn

16

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế


Chun Đề Tốt Nghiệp

100
80
60

Doanh thu
Chi phí

40

Loi nhuan

20
0
2008

2009

2010

Hình 2.3. Biểu đồ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cơng ty các năm
Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Bảng 2.1) trong ba năm ta
thấy chi phí đầu vào và các chi phí từ các hoạt động khác cũng tăng nhưng doanh thu
và lợi nhuận của công ty tăng riêng năm 2008 do khủng hoảng tài chính tiền tệ nên
chịu nhiều sự biến động mạnh từ phía trong nước và nền kinh tế thế giới.
Nhìn chung trong vài năm gần đây, tồn bộ cơng ty gặp khơng ít những khó khăn,
một phần do sự diễn biến mạnh mẽ của thị trường tác động đến hoạt động kinh doanh
của công ty, nhưng phần lớn là do thị trường đầu vào ln có sự biến động.
Qua bảng trên ta thấy năm 2008 doanh thu đạt 53,78 tỷ đồng, năm 2009 đạt 69,61

tỷ đồng tăng 29,4 % so với năm 2008, đến năm 2010 đạt 93,45 tỷ đồng tăng 34,2% so
với năm 2009 và lợi nhuận trước thuế cũng tăng tương ứng từ 5,16 tỷ năm 2008, 6,68
tỷ năm 2009 đến 9,75 tỷ đồng năm 2010 với tỷ lệ tăng tương ứng là 29,5% năm 2009
so với 2008 và 45% năm 2010 so với 2009 nhưng trong đó năm 2009 tăng ít hơn so
với năm 2010. Điều này thể hiện những ảnh hưởng mà công ty phải chịu tác động sau
khủng hoảng cuối năm 2008.
Doanh thu và lợi nhuận của cơng ty đều có hướng tăng do đà phát triển của nền
kinh tế, sau cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 đến năm 2009 nền kinh tế bắt
đầu phục hồi.
Nguyên nhân của những ảnh hưởng của giá đầu vào đối với doanh thu và lợi
nhuận trong hoạt động của cơng ty là do khi giá cả có xu hướng tăng cao lên thì mức
giá bán ra của công ty cũng được điều chỉnh tăng cao lên đồng thời nhu cầu từ các

17

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

ngành khác vẫn có xu hướng tăng cao lên, nguồn thu lợi nhuận từ các hoạt động kinh
doanh như thực phẩm chay, giấy ăn…
2.3.3. Ảnh hưởng của lạm phát và biến động giá tới hoạt động kinh doanh
của CTCP Thực phẩm Minh Dương
* Tình hình biến động giá đầu vào của công ty trong các năm 2008- 2010
Bảng 2.2. Biến động giá NVL qua các năm
Đơn vị: Ngàn đồng


NVL

Đơn

Năm

So sánh(%)

Tinh bột sắn

vị đo
Tấn

2008
1975

2009
2310

2010
2804

09/08 10/09
17
21,4

Than hoạt tính

Tấn


1680

1906

2112

13,5

10,8

Dầu

Lit

15

16.5

19.5

10

18,2

Nguồn: Phịng kế tốn

3000
2500
2000
Tinh bot san


1500

Than hoat tinh

1000

Dau

500
0

2008

2009

2010

Hình 2.4. Biểu đồ biến động giá NVL
Theo bảng trên ta thấy rằng để có thêm 1 tấn đường gluco kinh doanh thì hàng
năm doanh nghiệp tăng thêm 10-17% chi phí bỏ ra cho việc tăng giá đầu vào này. Với
mức giá tinh bột sắn năm 2009 tăng 335 nđ/tấn tăng 17% so với năm 2008, năm 2010
thì tăng 21,4% so với năm 2009. Mặt khác, các NVL để sản xuất ra thành phẩm chiếm
một tỷ lệ khơng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Trong đó, các NVL chính như tinh
bột sắn, lát sắn khơ chiếm 65% trong tổng chi phí sản xuất, than hoạt tính chiếm 15%,
dầu chiếm 5% và các NVL phụ khác như: enzim, hóa chất, thuốc tẩy, than đốt…
chiếm 15% trong tổng chi phí sản xuất. Nhìn chung ta thấy giá của tinh bột, than, dầu

18


Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

tăng mạnh vào năm 2010. Do ảnh hưởng của lạm phát, thiên tai làm CPI của các
ngành thực phẩm tăng cao gây ảnh hưởng đến nguồn cung NVL. Mặt khác lạm phát
và biến động giá làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty, định hướng về quy mơ
của doanh nghiệp từ đó cũng bị giới hạn do những khó khăn về vốn và xu hướng chi
tiêu của người tiêu dùng.

Hình 2.5. Mối quan hệ giữa giá tinh bột và chi phí
Năm 2008 với chi phí là 48,62 tỷ đồng thì năm 2009 là 62,93 tỷ, đến năm 2010 thì
con số này tăng lên là 83,7 tỷ. Như vậy chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tham gia sản
xuất kinh doanh có xu hướng tăng lên trong thời kỳ giá NVL chính gia tăng. Và mức
độ tăng chi phí năm 2009 là 29% so với năm 2008, năm 2010 là 33% so với năm
2009.

19

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Hình 2.6. Mối quan hệ giữa giá tinh bột với doanh thu và lợi nhuận


Doanh thu năm 2008 đạt 53,78 tỷ đồng, năm 2009 đạt 69,61 tỷ đồng và năm
2010 đạt 93,45 tỷ. Đi ngược lại với xu thế chung của nền kinh tế, lĩnh vực kinh doanh
hàng thực phẩm lại có tốc độ tăng trưởng tương đối cao nên doanh thu vẫn tăng đáng
kể trong thời kỳ có sự biến động giá.
Khi giá NVL đầu vào tăng làm chi phí sản xuất tăng lên, để đảm bảo bù đắp được
phần chi phí tăng thêm này thì giải pháp tốt nhất là doanh nghiệp đã tăng giá sản phẩm
đầu ra trên thị trường. Do đó có thể bù đắp được chi phí mặt khác làm tăng doanh thu
lên và theo đó cũng làm tăng lợi nhuận của cơng ty. Vì vậy, khi giá NVL đầu vào biến
đổi mà lợi nhuận của cơng ty vẫn có xu hướng tăng.
Bảng 2.3. Doanh số bán ra của công ty các mặt hàng
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu
Đường gluco

2008
19.274

Năm
2009
22.968

2010
27.462

So sánh(%)
09/08
10/09
19,16

19,56

Mạch nha

15.394

17.575

20.183

14,15

14,84

Nguồn: Báo cáo phịng kế tốn

Qua bảng ta thấy có cấu doanh số bán ra theo chủng loại của công ty đề tăng,
trong đó đường gluco bán ra được nhiều nhất trong doanh số bán ra các sản phẩm.
Năm 2009 đạt mức doanh số 22.968 triệu đồng, tăng 3.694 triệu đồng với tỷ lệ tăng

20

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

19,16% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 4.494 triệu với tỷ lệ tăng 19,56% so với năm

2009. Bên cạnh đó, mạch nha cũng tăng lên 2.181 triệu với 14,15% năm 2009 so với
2008 và tăng 2.608 triệu với tỷ lệ tăng tương ứng là 14, 84% năm 2010 so với 2009.
Nhìn chung cơng ty giữ được mức sản lượng bán ra ổn định trong các năm phù hợp
với chỉ tiêu công ty đặt ra, tác động theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của
cơng ty.
Ngun nhân là do q trình sử dụng sản phẩm đường và mạch nha của công ty
vào trong sản xuất một số loại sản phẩm như bánh kẹo, dược phẩm… ngày càng có xu
hướng gia tăng, ngày càng nhiều các cơng ty, xí nghiệp sử dụng sản phẩm làm nguyên
liệu đầu vào cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Mặt khác cũng do nhu cầu
tiêu dùng sản phẩm của người dân tăng lên.
* Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Lợi nhuận trước thuế / doanh thu
Bảng 2.4. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2008

2009

2010

Lợi nhuận trước thuế

5,16

6,68

9,75


Doanh thu thuần

53,75

69,61

93,45

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu %

0,096

0,095

0,104

Nguồn: Báo cáo phòng kế toán

Khi giá NVL đầu vào biến động làm cho doanh thu của cơng ty có sự thay đổi
nhanh chóng. Nhưng với mặt hàng kinh doanh của công ty là hàng thực phẩm (thiết
yếu) nên khi giá cả tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng loại hàng hóa này cũng có sự thay
đổi nhưng lại theo chiều hướng đi lên.
Từ bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty giảm trong năm 2009 nhưng
đến năm 2010 tăng so với 2 năm trước chứng tỏ rằng năm 2010 công ty đã sử dụng
hiệu quả các nguồn lực để tiêu thụ được sản phẩm, tối thiểu hóa các khoản chi phí để
thu được lợi nhuận cao hơn các năm. Với sự ảnh hưởng của biến động giá đầu vào Từ
đó phản ánh cơng ty đã có những ứng biến nhanh nhạy và thực hiện tiết kiệm với sự
biến động chung của giá đầu vào.

21


Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN
CHẾ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH HÀNG THỰC PHẨM
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1. Các kết luận
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua thời kỳ khó khăn do tác động của biến động giá
và lạm phát, giá cả tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống dân cư cũng như
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh tăng
cao, sức mua của dân chúng giảm sút…từ đó ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống
kinh tế xã hội. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, lĩnh vực kinh doanh hàng thực
phẩm nói chung và kinh doanh các sản phẩm đường gluco của CTCP Thực phẩm
Minh Dương nói riêng cũng đã gặp khơng ít khó khăn để phát triển và đạt được mức
tăng trưởng như hiện tại là do sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh giá cả có nhiều biến động và lạm phát gia tăng, so với nhiều ngành
nghề kinh doanh khác thì lĩnh vực kinh doanh hàng thực phẩm của cơng ty có bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi sự biến động của những đầu vào có sự biến động lớn về giá trong
thời gian qua như xăng dầu, lương thực thực phẩm…Chi phí đầu vào của doanh
nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi chi phí giá vốn tăng, giá nguyên liệu đầu vào
tăng cao khiến giá bán cũng phải tăng lên để bù đắp chi phí tăng thêm. Ngồi chi phí
giá vốn, doanh nghiệp kinh doanh cịn chịu thêm nhiều khoản chi phí khác như chi phí
sử dụng vốn ( lãi xuất tiền vay tăng cao); chi phí mặt bằng, kho bãi; chi phí tiền lương
nhân viên…từ đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Thứ nhất, tác động tới quy mô:
Do tác động của lạm phát và diễn biến giá cả làm giảm hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, từ đó các nguồn lực dành cho việc mở rộng quy mô cũng bị hạn chế.
Hơn nữa do giá cả tăng cao trong thời kỳ lạm phát, giá thuê mặt bằng, giá thuê vốn
tăng… đều tăng đáng kể, việc mở rộng quy mơ từ đó cũng bị ảnh hưởng.
Thứ hai, tác động tới hiệu quả kinh doanh
- Doanh thu:

22

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Lạm phát và biến động giá cả làm cho thu nhập thực tế của người tiêu dùng giảm
xuống, trong khi các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm có sự biến động
giá lớn người tiêu dùng phải thay đổi cơ cấu tiêu dùng theo hướng dành thu nhập cho
lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác nhiều hơn. Vì vậy, trong thời kỳ
biến động giá, lạm phát, doanh thu của cơng ty Minh Dương vẫn có xu hướng tăng
lên, hay có thể nói tác động của lạm phát tới doanh thu của cơng ty khơng thể hiện rõ
rệt.
Nhìn chung doanh thu của cơng ty có mức tăng trưởng tương đối cao trong vài
năm gần đây. Tốc độ tăng doanh thu năm 2009 tăng 29,4% so với năm 2008, so với
năm 2010 với năm 2009 tăng 34,24%. Doanh thu vẫn có tốc độ tăng cao là do chi phí
kinh doanh tăng dẫn tới giá bán cũng tăng lên. Do tính chất sản phẩm của công ty nên
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng không thay đổi nhiều khi có sự biến
động giá cả và lạm phát xảy ra.

- Chi phí: Cùng với sự gia tăng của lạm phát chi phí của doanh nghiệp cũng gia
tăng đáng kể. Lạm phát làm tăng mức giá chung, giá cả biến động cũng đẩy chi phí
tăng cao. Giá thành của các yếu tố đầu vào tăng lên, tiền lương thưởng tăng, giá xăng
dầu tăng mạnh, tiền thuê kho bãi tăng, chi phí vận chuyển tăng tác động làm tăng chi
phí đầu vào với mức sản lượng bán ra nhất định.
- Lợi nhuận: Tác động của lạm phát và diễn biến giá cả tới doanh thu và chi phí đã
ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Năm 2008 lợi nhuận trước thuế của công ty là
5,16 tỷ, năm 2009 là 6,68 tỷ và năm 2010 là 9.75 tỷ. Lợi nhuận của năm 2009 có sự
tăng chậm hơn so với năm 2010 là do sự ảnh hưởng lạm phát vào năm 2008, nền kinh
tế đang trên đà phục hồi vào năm 2009 nên khả năng tiêu thụ sản phẩm của cơng ty có
phần chậm hơn.
Tuy nhiên theo kết quả kinh doanh về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, cơng ty cịn
đạt trong 3 năm thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất trên chi phí đều có xu
hướng chững, nó phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp chưa tương
xứng.
3.1.2. Các phát hiện qua nghiên cứu
* Về quy mơ :

23

Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Trước sự biến động phức tạp, khó lường của nền kinh tế trong năm 2010 CTCP
Thực phẩm Minh Dương cũng đã mở rộng quy mô kinh doanh bất chấp những tác
động xấu của nền kinh tế, khi giá cả và lạm phát leo thang. Công ty Minh Dương mở

thêm một nhà máy in bao bì trên màng nhựa tổng hợp trị giá khoảng 1 triệu USD đang
được công ty đầu tư xây dựng, sẽ tạo ra việc làm cho 120 lao động và 4 triệu USD
doanh thu mỗi năm.
Đồng thời, công ty Minh Dương đã từng bước hồn thiện quy trình sản xuất nha
maltoaza chất lượng cao và hồn thiện quy trình enzim, nâng cao công suất sản xuất,
đảm bảo cung cấp nguyên liệu chất lượng cao ổn định cho các công ty sản xuất bánh
kẹo trong nước, chiếm 70% thị trường tiêu thụ sản phẩm tại miền Bắc. Không chỉ
phục vụ cho lĩnh vực cơng nghệ thực phẩm, cơng ty cịn chủ động nghiên cứu cải tiến
kỹ thuật và đầu tư thêm dây truyền sản xuất đường gluco dạng bột theo tiêu chuẩn của
ngành y tế và sản xuất tinh bột biến tính nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao,
giá thành hạ, tiến tới thay thế hàng nhập khẩu trong các ngành y tế, thực phẩm, giấy...
* Về cơ cấu kinh doanh:
Với mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các sản phẩm phục vụ cho lĩnh
vực công nghệ thực phẩm như đường gluco, mạch nha, giấy...Bên cạnh đó cơng ty cịn
đầu tư phát triển mơ hình đầu tư trang trại với các sản phẩm mới như: cung cấp vật
nuôi, thực phẩm tươi sống…
* Về hiệu quả kinh doanh:
- Doanh thu: Mặc dù chịu tác động của biến động kinh tế, giá cả leo thang công ty
vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về doanh thu ( từ 53,87 tỷ năm 2008 lên
93,45 tỷ năm 2010) có được thành quả đó là do sự nỗ lực của tồn doanh nghiệp nâng
cao năng suất sản xuất, đảm bảo chất lượng cao ổn định, giữ được uy tín trên thị
trường. Với phương châm “ chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là sự sống cịn
của doanh nghiệp” cơng ty đã trở thành bạn hàng tốt nhất của các công ty sản xuất
bánh kẹo nổi tiếng như Tràng An, Hải Hà... và các cơng ty dược phẩm có uy tín.
- Chi phí: Giá đầu vào của các yếu tố đều có xu hướng tăng lên phù hợp với thị
trường đẩy chi phí quản lý, chi phí nhân cơng, chi phí liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh đều bị tác động tăng theo đẩy chi phí đầy vào của cơng ty tăng, các

24


Phí Thị Thìn - K43F1


Khoa Kinh Tế

Chun Đề Tốt Nghiệp

khoản hạch tốn cũng vì thế mà tăng làm cho lợi nhuận có phần giảm sút trong đợt
lạm phát cao.
Tuy nhiên, công ty ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến bằng cách chọn
lọc chỉ nhập những thiết bị khơng có ở trong nước, tận dụng tối đa thiết bị sẵn có hoặc
có thể sản xuất được. Do đó khi đưa dây chuyền vào sản xuất vẫn đảm bảo chất lượng
tốt mà lại tiết kiệm được khoản ngoại tệ lớn so với nhập khẩu toàn bộ, dẫn đến giá
thành sản phẩm chỉ bằng 80% sản phẩm nhập ngoại.
- Lợi nhuận: Mặc dù kinh tế khó khăn , thu nhập thực tế của người tiêu dùng
giảm làm cho họ chi tiêu tiết kiệm hơn nhưng với sự nỗ lực của mình cơng ty Minh
Dương vẫn hoạt động khá tốt. Lợi nhuận trước thuế đạt 5,16 tỷ năm 2008; 2009 đạt
6,68 tỷ và năm 2010 đạt 9,75 tỷ đồng.
Mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty Minh Dương đã đạt được một số thành
quả trong những năm qua, tuy nhiên bên cạnh đó cơng ty vẫn cịn một số tồn tại, hạn
chế từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng phát triển của mình:
* Hiệu quả kinh doanh:
Thị trường có sự biến động mạnh, thay đổi trong quan hệ cung cầu qua các năm
làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty có sự thay đổi. Doanh thu và lợi
nhuận của cơng ty cũng đều có xu hướng tăng chậm do nền kinh tế đang được điều
chỉnh để tránh lạm phát cao. Do tác động của việc tăng giá cả nói chung mà chi phí
của cơng ty có xu hướng tăng lên, mặc dù đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi
phí nhưng chưa triệt để, chi phí tăng cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận của công ty
có tốc độ tăng chậm trong năm 2009.
* Tài chính:

Là một công ty cổ phần nhưng với số lượng cổ đơng ít ỏi, vốn chủ sở hữu chiếm
tỷ trọng khơng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, sự phụ thuộc nhiều vào nguồn
vốn vay là khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp tư nhân nói chung và cơng ty
Minh Dương nói riêng. Có thể thấy trong giai đoạn biến động giá cả, lạm phát, khi mặt
bằng lãi suất tăng mạnh, chi phí tài chính của cơng ty cũng tăng rất nhiều gây khó
khăn cho hoạt động mở rộng quy mơ kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
* Về chi phí nguồn nhân lực:

25

Phí Thị Thìn - K43F1


×