Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam – Lào trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.76 KB, 18 trang )

Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ
Việt Nam – Lào trong sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam
Lê Thị Bích Ngọc
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Chính trị học: 60 31 27
Người hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Quang Hiển
Năm bảo vệ: 2013
103 tr .
Abstract. Làm rõ quá trình hình thành và phát triển quan điểm Hồ Chí Minh về quan
hệ Việt Nam – Lào. Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam – Lào. Sự
vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ Việt Nam – Lào trong sự nghiệp
đổi mới ở Việt Nam. Đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện quán triệt và vận dụng
quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam - Lào
Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan hệ ngoại giao; Việt Nam; Lào

Content.
1. Lý do chọn đề tài
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống những quan điểm về các
vấn đề thế giới và thời đại, về đường lối quốc tế, chiến lược, sách lược, chính sách đối
ngoại và ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại. Tư tưởng này thể hiện trong hoạt động
đối ngoại của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Hịa bình, hợp tác và phát triển luôn là nội dung xuyên suốt của ngoại giao Việt
Nam. Hịa bình, độc lập tự chủ để phát triển và phát triển nhằm bảo vệ hịa bình. Cuộc
đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam suốt bao thế kỷ qua cũng vì mục tiêu độc lập
dân chủ ấy. Hồ Chí Minh đã phát triển đường lối đối ngoại vì hịa bình, hợp tác và phát
triển lên tầm cao mới. Để chiến thắng kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, Hồ Chí


Minh ln chủ trương tăng cường đồn kết và tranh thủ sự hợp tác quốc tế và coi đây
là một vấn đề có tầm chiến lược hàng đầu trong đường lối cách mạng Việt Nam.


Một phần quan trọng trong đường lối đối ngoại của Hồ Chí Minh là hợp tác với
các nước láng giềng. Đặc biệt, Người rất quan tâm chú trọng đến quan hệ giữa hai
nước trên bán đảo Đông Dương: Việt Nam – Lào. Ngay từ những năm đầu lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tìm thấy những nét tương đồng tạo cơ sở khách
quan hình thành nên mối quan hệ đồn kết chiến đấu Việt Nam – Lào là cùng nằm trên
bán đảo Đông Dương, có chung đường biên giới trên bộ, núi liền núi, sơng liền sơng;
có quan hệ truyền thống về nhiều mặt; cùng chịu sự áp bức, đô hộ của thực dân Pháp
và sự can thiệp của các thế lực đế quốc. Hồ Chí Minh là người đặt nền móng đầu tiên
và phấn đấu không mệt mỏi nhằm xây dựng, vun đắp mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết
đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào. Người chủ trương thực hiện chính sách dân
tộc tự quyết và tăng cường đoàn kết giữa hai nước nhằm đấu tranh chống kẻ thù chung
“Tơi tin chắc rằng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa đánh đuổi kẻ thù chung, để giành
tự do và độc lập, nhân dân Pathet Lào, nhân dân Việt Nam và nhân dân Cao Miên,
đoàn kết chặt chẽ trong khối liên minh Việt – Miên – Lào, nhất định sẽ thắng lợi hoàn
toàn” [44; tr.152]. Quan điểm ngoại giao này được Người thể hiện xuyên suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam -Lào có giá trị khoa học và thực
tiễn rất quan trọng. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã vận dụng và phát triển quan điểm
của Người nhằm xây đắp tình hữu nghị Việt Nam – Lào ngày một tốt đẹp và bền vững
hơn trên tất cả các lĩnh vực.
Với mong muốn tìm hiểu và làm rõ hơn hệ thống quan điểm và hoạt động của
Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam - Lào và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, tơi chọn đề tài “Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về
quan hệ Việt Nam – Lào trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ
ngành Chính trị học, chun ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài


Vấn đề nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam với các nước nói chung cũng như quan hệ Việt Nam – Lào nói riêng trong các

thời kỳ cách mạng không phải là mới đối với các nhà nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nước.
2.1. Nhóm các cơng trình khoa học nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Lào
Nguyễn Văn Khoan (2008): “Việt – Lào hai nước chúng ta”, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Tác giả đã khẳng định những cống hiến của Hồ Chí Minh và các thế hệ
cán bộ, chuyên gia Việt Nam đối với Lào thông qua những bài nói, bài viết của các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào.
Nhìn một cách tổng quát, trải qua gần nửa thế kỷ (1930 – 1975) đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc, quan hệ đoàn kết Việt – Lào đã tồn tại và trải qua một quá trình
phát triển biện chứng từ thấp đến cao xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh giải phóng
dân tộc [32; tr.364].
Lê Đình Chỉnh (2007): Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong
giai đoạn 1954 - 2000 , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này trình bày, đánh
giá quan hệ hợp tác tồn diện Việt Nam – Lào trên các lĩnh vực qua các giai đoạn cách
mạng khác nhau.
“Quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Lào giai đoạn 1930 – 1945 là cơ sở
vững chắc, tạo ra những thuận lợi cho hai dân tộc bước vào giai đoạn cách mạng mới
tiếp tục giành thắng lợi trong cách mạng dân tộc, dân chủ [3;tr.25].
Đảng nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam Lịch sử quan hệ
đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 – 2007. Cơng trình đã tái hiện lịch sử
phát triển quan hệ Việt Nam – Lào qua các giai đoạn và thành tựu hai nước đạt được
trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật từ năm 1930
đến năm 2007; đồng thời các tác giả đánh giá bài học kinh nghiệm, triển vọng phát
triển quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam thời kỳ đổi mới.


Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trong thời kỳ đổi mới 1986 – 2007
đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với sự quyết tâm của hai Đảng, hai Nhà
nước và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các địa phương và các doanh
nghiệp hai nước, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào đã ngày càng được đẩy

mạnh và khuyến khích phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, từ hợp tác về chính
trị, đối ngoại, quốc phịng, an ninh đến hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật,
hợp tác giữa các địa phương và đạt được những kết quả ngày càng to lớn hơn, góp
phần thúc đẩy cơng cuộc đổi mới và phát triển của mỗi nước [15; tr.728].
Vũ Dương Huân (2007): Thành tựu hợp tác đặc biệt, toàn diện Việt – Lào trong
thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8. Qua bài viết, tác giả đã khái quát những
thành tựu to lớn, đáng tự hào mà hai nước đạt được trong q trình hợp tác đặc biệt
tồn diện trên cơ sở phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Hai nước khẳng
định, trong bối cảnh quốc tế mới tuy có phức tạp, thách thức, song quan hệ đặc biệt
Việt – Lào sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Về thương mại, hai bên đã ký các Hiệp định thương mại 5 năm và nghị định thư
hàng năm, tạo hành lang pháp lý cho trao đổi thương mại giữa hai nước. Năm 2005 hai
bên đã thỏa thuận giảm thuế xuất nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từ hai nước từ
5% - 0% [24; tr.39].
Vũ Công Quý (2004): Quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào từ 1977 đến 2003, Tạp
chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 3. Tác giả đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác giữa
Việt Nam và Lào trên các lĩnh vực từ năm 1977 đến 2003.
Giai đoạn 2001 – 2005, theo Hiệp định hợp tác Việt Nam dự tính viện trợ khơng
hồn lại cho Lào khoảng 500 tỷ VND nhằm ưu tiên đào tạo phát triển nhân lực, các dự
án nâng cao nghiệp vụ cho Lào trên tất cả các mặt [62; tr.21].
Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia của Hoàng Văn
Thái (1983), Nxb Sự thật, Hà Nội.


Đoàn kết, liên minh ba nước được bền vững là vì đã lấy chủ nghĩa Mác – Lênin
và chủ nghĩa quốc tế vô sản làm nền tảng, lấy sự nhất trí về đường lối chính trị chung
và trong từng giai đoạn cách mạng làm cốt lõi, dưới sự lãnh đạo của các đảng mác xít
– lêninnít chân chính [66; tr.42].
Trình Mưu, "Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng nhân dân
Cách mạng Lào quyết định thắng lợi liên minh Việt - Lào, Tạp chí Lý luận Chính trị,

12/2008, tr 35 – 39. Tác giả đã khẳng định liên minh là nhu cầu tự nhiên của hai Đảng
qua các thời kỳ và sự phối hợp giữa hai Đảng trong việc đề ra đường lối chiến lược,
sách lược; trong việc xây dựng căn cứ địa và hậu phương; kết hợp chặt chẽ đấu tranh
chính trị và hoạt động ngoại giao trong sự nghiệp cách mạng hai nước.
Nhờ giúp nhau xây dựng được đường lối đúng, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài,
thường xuyên bền chặt, nhịp nhàng trong mỗi bước chuyển của lịch sử cách mạng
Đông Dương [38; tr.37].
Vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả chọn làm hướng nghiên cứu cho đề tài
luận văn, luận án như “Quan hệ Việt Nam – Lào – Campuchia trong kháng chiến
chống Pháp 1945 – 1954” của Đỗ Đình Hãng; “Quan hệ Việt Nam – Lào giai đoạn
1954 – 1975” của Lê Đình Chỉnh…
Dương Minh Huệ (2011), Hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân
dân cách mạng Lào về đào tạo cán bộ trong hệ thống chính trị từ 1986 đến 2006. Luận
án đã tái hiện quá trình hợp tác đào tạo cán bộ trong hệ thống chính trị của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào từ năm 1996 đến năm 2006; những
thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm của quá trình hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai
Đảng.
Trong những năm 1991 – 2006, hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, các bộ, ngành, đồn thể chính trị xã hội trung ương tích cực đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ chun mơn và lưu học sinh giúp Đảng và Nhà nước


Lào. Hằng năm, nguồn kinh phí dành cho đào tạo cán bộ, học sinh Lào tại Việt Nam
chiếm khoảng 40% số viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào [25;
tr.98].
Trong những năm vừa qua cũng đã diễn ra nhiều hội thảo tại Lào, Việt Nam bàn
về mối quan hệ khăng khít giữa hai nước Việt Nam – Lào anh em như Kỷ yếu hội thảo
khoa học “Tình hữu nghị đồn kết Việt Nam – Lào” của Bảo tàng Hồ Chí Minh; Hội
thảo khoa học quốc tế: Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường cánh

đồng Chum - Xiêng Khoảng...
2.2. Nhóm các cơng trình khoa học nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về
quan hệ Việt Nam – Lào
Đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học luận bàn về
vấn đề này như:
Bảo tàng Hồ Chí Minh (2007): Biên niên sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình
đồn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Nxb CTQG Hà Nội. Cuốn sách này đã tái
hiện những sự kiện lịch sử, những bài nói, bài viết, bức thư, điện… của Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết về quan hệ Việt Nam – Lào, đã làm rõ quan điểm giúp bạn là tự giúp
mình “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình….”
Lào và Việt là hai nước anh em. Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết.
Đối với kiều bào ta làm ăn sinh sống ở đất nước Lào thì Lào lại như là một Tổ quốc
thứ hai. Tục ngữ có câu: “Bán bà con xa, mua láng giềng gần” ý nghĩa là như thế [1;
tr.32].
Bùi Đình Phong (1996): “Một vài suy nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan
hệ đồn kết Việt Nam – Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 3, tr 90-92. Qua
bài viết, tác giả đã làm rõ cốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ Việt – Lào là chủ
nghĩa nhân đạo – sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ Việt – Lào
và khẳng định tư tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là sợi dây văn hóa bền chặt


nối liền tình cảm thủy chung giữa hai dân tộc, góp phần định hướng, xây dựng nền văn
hóa, giáo dục nhân dân Lào.
Giải phóng con người bị áp bức là một yếu tố thường trực trong tư tưởng Hồ
Chí minh. Thông qua lý luận và hành động, tổ chức và chỉ đạo thực tiễn đối với cuộc
đấu tranh cứu nước của nhân dân Lào, chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh đã góp phần
vào sự thắng lợi của cơng cuộc giải phóng nhân dân các bộ tộc Lào. Người đã cống
hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cơng
cuộc đấu tranh chung của các dân tộc, trong đó có dân tộc Lào, vì hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội [57; tr.91].

PGS.TS. Nguyễn Bá Linh, TS. Phạm Sang, TS. Bua Khăm (2005): Hồ Chí
Minh với nhân dân Lào, nhân dân Lào với Hồ Chí Minh, Nxb CAND. Tác phẩm này
được xuất bản bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Lào. Qua cơng trình nhóm tác
giả đã khẳng định được vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người đặt nền móng
cho quan hệ Việt Nam - Lào; lòng biết ơn của nhân dân Lào đối với Hồ Chí Minh.
Để có được các nhân tố bên trong của cách mạng Lào, trước hết Hồ Chí Minh
quan tâm tới việc xây dựng các cơ sở chính trị, các căn cứ cách mạng trong nhân dân.
Ngay từ buổi “trứng nước” của cách mạng Lào, cũng như cách mạng Việt Nam. Hồ
Chí Minh là một trong những người đầu tiên bắt tay vào việc xây dựng các cơ sở cách
mạng trong quần chúng, tuyên truyền, tổ chức quần chúng làm cách mạng, những năm
1928 – 1929 và đầu 1930, Hồ Chí Minh đã chọn Lào là một hướng để truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cứu nước mới vào Việt Nam, vào Đông Dương [35;
tr.34].
Một số bài viết của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Lào tìm hiểu về vấn đề
này được đăng trên các tạp chí như Trịnh Nhu (2009), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, trang 19. Bài viết này đã
khẳng định công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong q trình chăm lo, vun
đắp, xây dựng quan hệ đoàn kết Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trên các giai đoạn
cách mạng. Đồng thời tác giả cũng khẳng định việc học tập, vận dụng và phát triển tư


tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam – Lào là một nhiệm vụ quan trọng thường
xuyên của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam, Lào.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam – Lào là một bộ phận hữu cơ của
quan hệ dân tộc – quốc tế được xác lập trong điều kiện cụ thể của hai dân tộc Việt
Nam, Lào. Đó là một di sản tư tưởng chính trị và nhân văn vô cùng cao quý của hai
dân tộc Việt Nam, Lào, khích lệ tinh thần tự lực và đồn kết, giúp đỡ nhau của hai
Đảng và quân, dân hai nước [53; tr.18].
Xamản Vinhakệt (2010), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu nghị
đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam", Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5. Tác giả khẳng định

công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mối quan hệ đồn kết đặc biệt Việt
Nam – Lào, vai trò của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Lào.Từ khi Đảng
Cộng sản Đơng Dương ra đời do Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu
tranh giải phóng hai dân tộc Việt – Lào “đó vừa là nghĩa vụ quốc tế, vừa là lợi ích sống
cịn của mỗi nước” [73; tr.56].
Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Ánh (2010), "Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về quan hệ Việt - Lào", Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 5, tr 3-10. Bài viết
đã đề cập một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ Việt – Lào và
khẳng định vai trò của Người trong việc giáo dục cho những người cách mạng Việt
Nam và Lào nhận thức sâu sắc mối quan hệ hai nước.
Trong quá trình chỉ đạo và thực hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quán
triệt cán bộ và bộ đội ta: Phải đảm bảo tuyệt đối cơng tác bí mật, tôn trọng đầy đủ các
nguyên tắc làm việc giữa hai Đảng, coi trọng ý kiến của phía Lào, mọi cơng việc của
Lào là do Lào tự quyết định, phía Việt Nam không được bao biện làm thay [61; tr.8].
Lê Đình Chỉnh (2000), “Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt – Lào”, Tạp chí
Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 2, tr 78-81.tác giả đã làm rõ công lao to lớn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh – người đặt nền móng đầu tiên cho mối quan hệ Lào – Việt. Người đã


giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ đại đồn kết dân tộc và đồn kết quốc tế,
biến nó trở thành sức mạnh cho nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào.
Đoàn kết và giúp đỡ cách mạng Lào là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng và
nhân dân Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh thường xuyên
cùng với Trung ương Đảng ta luôn luôn kiểm điểm, rút kinh nghiệm nhằm giúp cách
mạng Lào đạt kết quả ngày càng cao [4; tr.80].
2.3. Những vấn đề các cơng trình chưa làm sáng tỏ
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào và tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ hai
nước là chủ đề thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu Việt Nam và
Lào. Mặc dù các cơng trình nghiên cứu trên đã khái quát chung về tư tưởng ngoại giao
Hồ Chí Minh, quan hệ Việt Nam - Lào qua các thời kỳ cách mạng khác nhau, tất cả

những kết quả nghiên cứu đó là tài liệu tham khảo quý giá đối với tác giả khi thực hiện
luận văn này. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu, làm rõ một cách có
hệ thống q trình hình thành và phát triển; quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt
Nam - Lào và sự vận dụng của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới như
thế nào.
2.4. Những vấn đề luận văn cần đi sâu nghiên cứu
Với tinh thần khiêm tốn học hỏi, tác giả luận văn xin phép được tiếp thu, kế
thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, lấy đó làm những gợi ý quan
trọng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài luận văn Thạc sĩ.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu, giải quyết một
số vấn đề sau:
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển quan điểm Hồ Chí Minh về quan
hệ Việt Nam – Lào.
- Hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam – Lào.
- Khẳng định giá trị quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam – Lào


- Sự vận dụng và phát triển quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam –
Lào thời kỳ đổi mới
- Đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện quán triệt và vận dụng quan điểm Hồ
Chí Minh về quan hệ Việt Nam - Lào
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích làm rõ q trình hình thành, hệ thống quan điểm Hồ Chí
Minh và nét độc đáo, sáng tạo của Người trong quá trình xây dựng và phát triển quan
hệ đặc biệt Việt Nam – Lào. Làm rõ quan điểm ngoại giao đúng đắn đó của Hồ Chí
Minh qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau.
Trên cơ sở đó, luận văn phân tích rõ sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
về quan điểm Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam – Lào thời kỳ đổi mới hiện nay,
được thể hiện rõ nét nhất qua đường lối, chủ trương, hoạt động và thành tựu to lớn trên
tất cả các lĩnh vực của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua và thực tiễn cách

mạng hiện nay.
Đưa ra một số giải pháp thực hiện quán triệt và vận dụng quan điểm Hồ Chí
Minh về quan hệ Việt Nam – Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh trong quan hệ
Việt Nam – Lào và sự vận dụng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu quá trình hình thành và hệ thống quan điểm Hồ Chí
Minh về quan hệ Việt Nam – Lào trong quá trình hoạt động cách mạng của Người từ
những năm 20 thế kỷ XX đến năm 1969.


- Đặc điểm tình hình chi phối quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1986 đến nay và
sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa vào quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam – Lào; những chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao, đặc biệt là trong
quan hệ Việt – Lào làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
Tác giả còn sử dụng phương pháp lịch sử, hệ thống, so sánh, phân tích các
nguồn tư liệu, gắn lý luận với thực tiễn.
5.2. Nguồn tài liệu
Luận văn chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu sau:
- Văn kiện Đảng
- Các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phơmvihản
và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai nước.
- Các Hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Lào; Báo cáo tổng
kết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các bộ, ban, ngành về q trình hợp tác tồn
diện trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Lào.

- Hồi ký của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam và Lào.
- Các cơng trình khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận
đăng tải trên các Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Lý
luận Chính trị, Tạp chí Đối ngoại,….
- Một số luận án, luận văn liên quan đến đề tài luận văn.
6. Bố cục của luận văn


Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được chia thành 2 chương:
- Chương 1: Quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam - Lào
- Chương 2: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ Việt Nam - Lào
thời kỳ đổi mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Biên niên sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đồn kết
hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Nxb CTQG, Hà Nội
2. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tình hữu nghị đoàn kết
Việt Nam – Lào”, Nxb CTQG, Hà Nội
3. Lê Đình Chỉnh (2007), Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong
giai đoạn 1954 - 2000, NXBCTQG, Hà Nội
4. Lê Đình Chỉnh (2000), "Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt - Lào", Tạp chí
Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 2
5. Chummaly Xaynhaxỏn (Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào) (2013), Tình đồn kết hữu nghị vĩ đại
và quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam mãi mãi trường tồn, Tạp chí Lý luận Chính trị, số
7
6. Phạm Đức Dương (2002), "Hồ Chí Minh với các nước láng giềng (Nhìn từ góc độ
văn hóa", Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 3, tr 13 - 19.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội


9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb CTQG, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb CTQG, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb CTQG, Hà Nội.
15. Đảng nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Nxb CTQG, Hà Nội
16. Đảng nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007 – Bài viết của lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, NXBCTQG, Hà Nội
17. Nguyễn Hoàng Giáp (2007), " Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đặt nền móng xây
dựng mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6
18. Nguyễn Hồng Giáp, " Nhìn lại quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trên lĩnh vực
chính trị - an ninh và kinh tế thời kỳ 1991 - 2001, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 41.
19. Nguyễn Tất Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào,
trang 27
20. Đỗ Đình Hãng, “Quan hệ Việt Nam – Lào – Campuchia trong kháng chiến chống
Pháp 1945 – 1954” - Luận văn thạc sỹ



21. Vũ Quang Hiển (2009), Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở Đông Dương, cơ sở
của liên minh chiến đấu và quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Kỷ yếu hội
thảo quốc tế về quan hệ Việt Nam – Lào tại Xavănnakhệt, CHDCND Lào, tr 90 – 101
22. Học viện Quan hệ Quốc tế (2003), Quan hệ đặc biệt Việt - Lào (lưu hành nội bộ),
Hà Nội
23. Vũ Dương Huân, "Nhân 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ký
kết hiệp ước hữu nghị: nhìn lại quan hệ đặc biệt Việt - Lào", Tạp chí Nghiên cứu Quốc
tế, số 70, tr 9 –
24. Vũ Dương Huân (2007), "Thành tựu hợp tác đặc biệt, toàn diện Việt - Lào trong
thời kỳ mới", Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8, tr 42
25. Dương Minh Huệ (2011), Hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân
dân cách mạng Lào về đào tạo cán bộ trong hệ thống chính trị từ 1986 đến 2006
(Luận án Tiến sỹ Lịch sử)
26. Dương Minh Huệ (2011), "Hợp tác đào tạo cán bộ - một biểu hiện nổi bật của mối quan
hệ đặc biệt Việt - Lào", Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 6, tr 37 - 42.
27. Nguyễn Hào Hùng (2004), "Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới
(dưới góc độ an ninh - chính trị)", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7, tr 51 - 57
28. Nguyễn Hào Hùng (2004) "Những nhân tố thuận lợi và khó khăn trong quan hệ
đặc biệt Việt Nam - Lào hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 3
29. Nguyễn Hào Hùng (2004), "Tác động của tiến trình hội nhập Việt Nam - ASEAN
đến quan hệ Việt Nam - Lào", Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 4, tr 28 - 33
30. Nguyễn Hào Hùng (2008), "Tình đồn kết truyền thống Việt Nam - Lào trong lịch
sử", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9
31. Nguyễn Quốc Hùng, Hồ Chí Minh người chiến sĩ quốc tế, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.


32. Nguyễn Văn Khoan (2008), Việt – Lào hai nước chúng ta, NXBCTQG, Hà Nội
33. Vũ Khoan (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh với cơng tác ngoại giao, NXB Sự thật,

Hà Nội
34. Đinh Xuân Lâm (2001), "Đường biên giới Việt - Lào ngày nay- sản phẩm của
truyền thống hữu nghị giữa hai dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Nghiên
cứu Đơng Nam Á, số 6, tr 70 - 76
35. Nguyễn Bá Linh, TS. Phạm Sang, TS. Bua Khăm (2005), Hồ Chí Minh với nhân
dân Lào, nhân dân Lào với Hồ Chí Minh, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội
36. Nguyễn Phúc Luân (2010), Ngoại giao Hồ Chí Minh đưa cách mạng Việt Nam vào
quỹ đạo quan hệ toàn cầu, NXBCAND, Hà Nội
37. Nguyễn Phúc Luân, Ngoại giao Hồ Chí Minh lấy chí nhân thay cường bạo, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội
38. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
39. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
40. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
41. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
42. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
43. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
44. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
45. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
46. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
47. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011


48. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
49. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011
50. Trình Mưu (2008), "Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng nhân dân
Cách mạng Lào quyết định thắng lợi liên minh Việt - Lào, Tạp chí Lý luận Chính trị,
số 12, tr 35 - 39
51. Nguyễn Thị Phương Nam (2005), "Quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo Việt - Lào
từ 1986 đến nay", Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 5, tr 54-58
52. Nguyễn Thị Phương Nam (2006), "Quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Lào

giai đoạn 1975 - 1986", Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 3, trang 34
53. Trịnh Nhu (2009), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào",
Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, tr19
54. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, NXBCTQG, Hà Nội
55. Nguyễn Dy Niên (2001), Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường lối đối
ngoại của Đảng trong giai đoạn mới, NXB CTQG, Hà Nội
56. Vũ Dương Ninh (1982), Tìm hiểu một số vấn đề trong tư tưởng của chủ tịch Hồ
Chí Minh, NXB Sự thật, Hà Nội
57. Bùi Đình Phong (1996), Một vài suy nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ
đồn kết Việt – Lào, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 3, tr 90-92
58. Nguyễn Trọng Phúc (2012), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và đường lối đối
ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 2, trang 8
59. Nguyễn Xuân Phúc (2013), Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào trong thời kỳ đổi
mới, tạp chí Lý luận Chính trị, số 7, trang 11
60. Nguyễn Huy Quang (2010), Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp đồn kết Việt –
Lào, Tạp chí Đối ngoại, số 9, tr 3-8


61. Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Ánh (2010), "Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về quan hệ Việt - Lào", Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 5, tr 3- 10
62. Vũ Công Quý (2004), "Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào từ năm 1977 đến 2003",
Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 3, tr 19 – 24
63. Vũ Công Quý (2002), "25 năm hợp tác y tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam Lào", Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 4, tr 4 - 29
64. Tạ Ngọc Tấn (2013), Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị góp phần vun
đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, số 7, trang 16
65. Đặng Văn Thái (2004), Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
kháng chiến chống thực dân Pháp, NXBCTQG, Hà Nội
66. Hoàng Văn Thái (1983), Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Lào –
Campuchia, NXB Sự thật, Hà Nội
67. Nguyễn Văn Thanh, Saysovin (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

và đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 1, trang 21
68. Trần Cao Thành (2002), Một số suy nghĩ về quan hệ và hợp tác Việt Nam – Lào
trong thế giới ngày nay, Hội thảo khoa học Kỷ niệm 25 năm Hiệp ước Hữu nghị và
Hợp tác Việt – Lào và 40 năm Quan hệ Ngoại giao giữa hai nước, tr 1- 8
69. Nguyễn Văn Thắng, Lê Viết Hùng (2013), Vai trò của đầu tư trực tiếp đối với
củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt – Lào, Tạp chí Nghiên cứu Đơng
Nam Á, số 2, tr 37- 43
70. Trần Dân Tiên (1975), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, NXB Sự thật, Hà Nội
71. Đặng Thanh Toán, Nguyễn Thị Phương Nam (2000), Bước đầu tìm hiểu về quan
hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Lào trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí
Nghiên cứu Đơng Nam Á, số 2, tr 43 - 51.


72. Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam) (2012), Quan hệ đặc biệt Việt – Lào là tài sản thiêng liêng vô giá của hai dân
tộc chúng ta, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 6
73. Xa mảnVi nha kệt (2010), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu nghị đồn
kết đặc biệt Lào - Việt Nam", Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5



×