Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.2 KB, 8 trang )

Vận dụng tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vào
việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Trần Nam Phong

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Chính trị học ; Mã số: 60 31 02 01
Nghd: PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu
Năm bảo vệ: 2013

Keywords: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Giáo dục đạo đức; Học sinh
Contents:
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời là
nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc. Sinh thời Người luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế
hệ trẻ. Trong thư gửi các thầy cô giáo và các em học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới, Người căn
dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quan để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các em”. Người cho rằng, thanh niên, trong đó có học sinh trung học phổ thông (THPT) là người
chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên. Vì
thế, trước lúc đi xa Người không quên căn dặn Đảng ta phải luôn chú trọng công tác giáo dục, bồi
dưỡng cho thế hệ trẻ về mọi mặt, coi đó là việc làm thường xuyên, quan trọng và cần thiết.
Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề
bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng lên hàng đầu. Theo Người, để xứng đáng là lực lượng kế
tục sự nghiệp cách mạng của cha anh thì phẩm chất hàng đầu cần có ở thế hệ trẻ là đạo đức cách
mạng, có đạo đức cách mạng mới có nghị lực vươn lên trong học tập, rèn luyện, thực hiện thành
công ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. Trong bản “Di chúc” Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý: Đảng cần
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những lớp người kế


thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Lời di huấn của người đã trở thành tư tưởng
chỉ đạo xuyên suốt trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, Đảng
ta luôn coi việc giáo dục đạo đức cho thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, nhân tố quyết định
sự thành bại của cách mạng.
Trong giai đoạn hiện nay, dưới tác động của cơ chế thị trường, giáo dục học đường phải
chịu nhiều sự chi phối làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học nói chung và đạo đức học sinh nói
riêng. Trong những năm gần đây, công tác giáo dục đạo đức đối với học sinh THPT trên địa bàn
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn
rất nhiều hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục.
Trước tình hình đó, vấn đề giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho thanh niên nói chung, học sinh
THPT trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng ngày càng trở nên cấp bách. Với lý do
trên, tôi chọn “Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học phổ thông ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay” làm luận văn thạc sỹ của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ xưa đến nay, thanh niên luôn được coi là rường cột của đất nước, tương lai của dân tộc
và hạnh phúc của mỗi gia đình. Bởi vậy “thanh niên” đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu ở
các góc độ khác nhau, cụ thể như:
Tác giả Nguyễn Phương Hồng với “Thanh niên, học sinh với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” Nxb Chính trị Quốc gia, H. 1997; Tác giả Văn Lam với “Bồi dưỡng đạo đức cộng
sản cho thanh niên” Nxb Thanh niên, H.1985; Phạm Đình Nghiệp: Giáo dục lý tưởng cách mạng cho
thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới, Nxb Thanh niên, H. 2000; Đoàn Nam Đàn với Tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb CTQG, H. 2002. Trần Quy Nhơn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam”, Nxb TN, H. 2004; Tác giả Võ Minh Tuấn với
“Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay” Nxb Thanh niên, H. 2005; Tác giả Dương
Tự Đam với “Thanh niên giáo dục và phát triển” Nxb Thanh niên, H. 2007; Tác giả Văn Tùng với “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên” Nxb Thanh niên, H.2006; Các tác giả Quang
Vinh, Trần Kim Duyên, Văn Song với “Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên” Nxb Thanh
niên, H. 2005…
Hầu hết các tác giả đã đề cập tới các vấn đề như: vai trò, nhiệm vụ của thanh niên trong giai

đoạn hiện nay; giáo dục đạo đức cộng sản cho thanh niên; những nguyên tắc, phương pháp xây
dựng, phát triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên; thanh niên với các vấn đề xã hội và phát triển;
công tác tổ chức giáo dục cho thanh niên… Bên cạnh đó còn có nhiều giáo trình dùng trong các
trường đại học, cao đẳng, các sách tham khảo, bài viết đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Giáo dục,
Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Thanh niên… quan tâm đề cập đến vấn đề này.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội
đặc biệt quan tâm đối với hiện tượng suy thoái, thậm chí băng hoại đạo đức ở một bộ phận
thanh thiếu niên do tác động tiêu cực từ những mặt trái của cơ chế thị trường và đã có nhiều bài
viết đáng được tham khảo.
Trong các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh niên liên quan đến đề tài luận
văn từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đến nay, có thể kể: Thành Duy: Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức, Nxb CTQG, H. 1996; Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức -
nhân văn, Nxb Giáo dục, H. 1998; Trần Sỹ Phán: Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Triết học. H. 1999;
Trần Minh Đoàn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta
hiện nay, Luận án tiến sỹ Triết học, H. 2002; Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ
biên): Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, H.
2003; Nguyễn Chí Mỳ - Trần Hậu Kiêm - Đoàn Đức Hiếu: Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo
dục đạo đức cho sinh viên, Nxb CTQG, H. 2004; Công trình mang mã số NN7: "Cải tiến công tác
giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục
quốc dân" do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm… Ngoài ra còn rất nhiều các bài viết về đạo đức, giáo
dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong quá trình đổi mới được công bố trên nhiều tạp chí chuyên ngành,
các tạp chí lý luận, tuyên truyền…
Những công trình nêu trên được tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau và được công bố ở
những thời điểm khác nhau nhưng đã từng bước làm sáng tỏ những vấn đề đạo đức và giáo dục đạo
đức cho thanh niên, học sinh trong điều kiện kịnh tế thị trường. Đó là những thành tựu khoa học và
lý luận rất đáng trận trong và cần được nghiêm túc kế thừa. Tuy nhiên, có thể khẳng định mặc dù có
nhiều tác giả nghiên cứu về thanh niên, học sinh ở những phương diện khác nhau song về vấn đề
giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên nói chung và học sinh nói riêng thì chưa nhiều. Hơn thế,
qua sự tìm hiểu tư liệu, chúng tôi nhận thấy vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa

bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, chưa có bài viết
nào được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở tìm hiểu một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, đạo đức,
giáo dục đạo đức cho thanh niên - học sinh, nghiên cứu thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho
học sinh THPT ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trên địa bàn theo tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, đạo đức và giáo
dục đạo đức cho thanh niên - học sinh.
- Tìm hiểu thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho
học sinh THPT huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, đạo đức, giáo dục đạo đức cho
thanh niên - học sinh, thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Kỳ Anh,
tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, đạo đức,
giáo dục đạo đức cho thanh niên - học sinh; luận văn chỉ tìm hiểu thực trạng đạo đức và giáo dục
đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của
Đảng về thanh niên - học sinh, đạo đức và giáo dục đạo đức. Trong đó chú trọng soi chiếu dưới góc độ
chính trị học với các khái niệm mang tính chất công cụ: con người chính trị, văn hoá chính trị.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chú trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp
lôgíc và phương pháp lịch sử, kết hợp lôgíc với lịch sử, phương pháp điều tra xã hội học.

6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, đạo đức, giáo dục đạo đức cho
thanh niên - học sinh.
- Chỉ rõ thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên một số trường THPT ở Kỳ Anh
- Hà Tĩnh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, nâng cao nhận
thức chính trị, tạo cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng đạo đức, lối sống và những
tiêu chuẩn con người mới cho học sinh THPT ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh theo tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương và 7
tiết.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Thị Tuyết Ba (2003), “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học.
2 Nguyễn Duy Bắc (chủ nhiệm) (2002 - 2003), Vấn đề dạy và học các bộ môn khoa học Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở Hà Nội: thực trạng và giải pháp, Kỷ
yếu khoa học đề tài cấp Bộ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3 Hoàng Chí Bảo (1997), “Văn hóa và sự phát triển nhân cách của thanh niên”, Tạp chí nghiên
cứu lý luận.
4 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh. “Tài liệu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 (khóa VIII), NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
6 Ban chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 25-NQ/TW, Hội nghị lần thứ Bản BCH TW về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
- hiện đại hóa, Hà Nội.

7 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2011), Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, tập 3, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
8 Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kỳ Anh, Báo cáo Quốc phòng - an ninh năm 2012.
9 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại Hội IX của
Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10 Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (2011), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập môn GDCD trong các trường THPT ở Hà Tĩnh hiện nay, Hà Tĩnh.
11 Bộ giáo dục và Đào tạo (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân văn, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
12 Nguyễn Trung Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong
điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13 Phạm Tất Dong, "Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học
sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân", Đề tài cấp Nhà nước, mã số NN7.
14 Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15 Lê Duẩn (1975), Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
16 Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
17 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương
(khóa VIII) “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”, Hà Nội.
18 Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị 23-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, Hà Nội.
19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20 Địa chí huyện Kỳ Anh, Nxb Văn hóa - Thông tin, 2011.
21 Trần Minh Đoàn (2002), Giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí
Minh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
22 Phạm Văn Đồng (1970), Công tác giáo dục người thầy xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
23 Phạm Minh Hạc (1990), Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.
24 Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25 Trần Hậu Kiêm - Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục đạo
đức cho sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26 Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với
việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
27 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39 Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
40 Hồ Chí Minh (1997), Về vấn đề giáo dục, Nxb giáo dục, Hà Nội.
41 Hồ Chí Minh (1977), Về vấn đề học tập, Nxb sự thật, Hà Nội.
42 Trần Thanh Nam (2007), Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục Thanh niên hiện
nay, Nxb Lao động, Hà Nội.
43 Phạm Đình Nghiệp (2000), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình
hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
44 Trần Quy Nhơn (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt
Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
45 Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh

viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
46 Phòng Giáo dục - Đào tạo Kỳ Anh, Báo cáo tổng kết năm học 2012 -2013.
47 Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg, ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Khu
Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
48 Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
49 Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb, KHXH, Hà Nội.
50 Hoàng Trang - Nguyễn Khánh Bật (Đồng chủ biên) (2003), Tìm hiểu thân thế - sự nghiệp và
tư tưởng Hồ Chí Minh (hỏi và đáp), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51 Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1996), Hồ Chí Minh biên niên
tiểu sử, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52 Văn Tùng (1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên,
Hà Nội.
53 Thái Duy Tuyên (1995), Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều
kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học.
54 Viện bảo tàng Hồ Chí Minh (1985), Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
55 Trung ương Hội sinh viên Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội sinh
viên Việt Nam lần thứ VII (12/2003), Nxb Thanh niên, Hà Nội.
56 Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và
phong trào Thanh thiếu nhi, NXB Thanh niên, 2003.
57 Song Thành (2005), “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức - một nguyên tắc cơ bản
của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”, Tạp chí cộng sản, (11), tr.26-30
58 V.I.Lênin (2004), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên.
59 V.I.Lênin (1997), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.






×