Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích và chứng minh tính “hạn chế”, “phái sinh” trong quyền năng chủ thể Luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.74 KB, 12 trang )

A. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
Mỗi hệ thống pháp luật đều có những chủ thể nhất định của nó, đối với Luật quốc
tế, số lượng cũng như quyền năng của từng loại chủ thể bị chi phối bởi phạm vi các
quan hệ được Luật quốc tế điều chỉnh và trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc
vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển. Trước tình hình đó,
trong Luật quốc tế có đặt ra vấn đề tồn tại nhiều loại chủ thể khác nhau bên cạnh chủ
thể truyền thống là các quốc gia, đặc biệt là vấn đề về quyền năng chủ thể của Luật
quốc tế.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề, nên em đã chọn đề tài: “Phân tích và
chứng minh tính “hạn chế”, “phái sinh” trong quyền năng chủ thể Luật quốc tế của tổ
chức quốc tế liên chính phủ, qua đó thấy được sự khác biệt với quyền năng chủ thể
Luật quốc tế của quốc gia.”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN NĂNG CHỦ THỂ LUẬT QUỐC
TẾ:
1. GIẢI THÍCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1.1. Khái niệm chủ thể Luật quốc tế:
“Chủ thể của Luật quốc tế là thực thể đang tham gia vào quan hệ pháp luật quốc
tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những
trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính những hành vi của chủ thể gây ra.”
(1)
1.2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ:
“Tổ chức quốc tế liên chính phủ là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập
có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với
Luật quốc tế hiện đại, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức
phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục đích và tôn chỉ của tổ chức.”
(2)

1.3. Quốc gia:
“Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế. Theo Công ước
Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được thông qua tại Hội


nghị quốc tế các nước Châu Mỹ ngày 26/12/1933, thì quốc gia được cấu thành bởi các
1
yếu tố sau: lãnh thổ xác định; dân cư cư trú thường xuyên, chính phủ và khả năng tham
gia quan hệ quốc tế”
(3)
.
2. QUYỀN NĂNG CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ:
“Quyền năng chủ thể Luật quốc tế là những phương diện thể hiện khả năng pháp
lý đặc trưng của những thực thể pháp lý được hưởng những quyền và gánh vác những
nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế theo quy định của Luật quốc tế.”
(4)
Quyền năng chủ thể bao gồm hai phương diện và chỉ khi có đầy đủ hai phương diện
này thì mới được coi là chủ thể của Luật quốc tế.
- Năng lực pháp luật quốc tế là khả năng chủ thể của Luật quốc tế được mang
những quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế, khả năng này được ghi nhận trong các quy
phạm pháp luật quốc tế.
- Năng lực hành vi quốc tế là khả năng chủ thể được thừa nhận trong Luật quốc tế
bằng những hành vi pháp lý độc lập của mình, tự tạo ra cho bản thân quyền năng chủ
thể và có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do các hành vi của mình gây
ra.
2.1. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ:
Quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ là khả năng
tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế của tổ chức với tư cách chủ thể độc lập.
Quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyền năng
mamg tính chất phái sinh và hạn chế. Bởi lẽ, quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ
chức quốc tế liên chính phủ không xuất phát từ thuộc tính tự nhiên vốn có của tổ chức
mà quyền năng này do các thành viên của tổ chức thỏa thuận trao cho. Số lượng quyền
và nghĩa vụ của mỗi tổ chức quốc tế liên chính phủ tùy thuộc vào quyết định của các
thành viên. Do đó, mỗi tổ chức quốc tế liên chính phủ có các quyền và nghĩa vụ riêng
biệt và nó được ghi nhận trong điều lệ của tổ chức quốc tế. Qua đó, ta thấy quyền năng

chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính có một số đặc điểm cơ bản sau:
+ Mang tính độc lập khi tham gia quan hệ với các chủ thể khác, thể hiện trong
quan hệ với các quốc gia thành viên và trong quan hệ với các quốc gia khác.
2
+ Mang đặc điểm phái sinh, do các quốc gia thành viên thỏa thuận, trao cho. Vì
vậy mà mỗi tổ chức quốc tế có quyền và nghĩa vụ khác nhau.
+ Mang tính hạn chế là chỉ được thực hiện trong phạm vi mà các thành viên trao
cho, bị giới hạn bởi các điều ước quốc tế.
Tuy nhiên, tổ chức quốc tế liên chính phủ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau
đây:
+ Quyền tham gia vào quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của Luật
quốc tế;
+ Quyền nhận cơ quan đại diện của các quốc gia thành viên và nhận quan sát viên
thường trực của các quốc gia chưa là phải là thành viên và cử đại diện của mình đến
các quốc gia này;
+ Quyền được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;
+ Quyền được trao đổi đại diện với các tổ chức liên chính phủ khác;
+ Quyền được yêu cầu có các kết luận tư vấn của tòa án quốc tế của Liên hợp
quốc.
+ Quyền được giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên
của tổ chức và giữa các quốc gia thành viên với tổ chức quốc tế đó;
+ Hưởng các quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà tổ chức tham gia kí
kết với các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế khac.
Tương ứng với các quyền là các nghĩa vụ mà tổ chức quốc tế liên chính phủ phải
thực hiện như:
+ Nghĩa vụ tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế;
+ Tôn trọng các quyền của các chủ thể khác của Luật quốc tế, không vi phạm chủ
quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia;
+ Chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về các hành vi của mình;
+ Tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế ký với các chủ thể khác của Luật

quốc tế.
2.2. Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia:
3
Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa
vụ mà quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế. “Quốc gia là chủ
thể duy nhất của Luật quốc tế có quyền năng đầy đủ khi tham gia quan hệ quốc tế.
Quyền năng này được hình thành dựa trên chủ quyền - thuộc tính tự nhiên vốn có của
quốc gia. Khi tham gia quan hệ quốc tế, quốc gia là chủ thể tự xác định phạm vi quyền
và nghĩa vụ cho chính mình được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà quốc gia ký
kết hoặc tham gia hay tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế.”
(5)
. Với tư cách là chủ thể
cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế, quốc gia có các quyền cơ bản sau:
+ Quyền được tôn trọng độc lập, chủ quyền;
+ Quyền được bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;
+ Quyền bất khả xâm phạm về biên giới, lãnh thổ;
+ Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể;
+ Quyền được phát triển và tồn tại trong hòa bình và độc lập;
+ Quyền được tham gia xây dựng các nguyên tắc, quy phạm của Luật Quốc tế;
+ Quyền được tự do quan hệ và hợp tác với các chủ thể khác;
+ Quyền được trở thành hội viên của tổ chức quốc tế phổ cập;
+ Quyền được tham gia vào các hội nghị quốc tế liên quan đến lợi ích của mình;
Bên cạnh việc hưởng những quyền lợi trên, quốc gia cũng phải gánh vác những
nghĩa vụ tương ứng như:
+ Nghĩa vụ tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia khác;
+ Nghĩa vụ tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác;
+ Nghĩa vụ không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
+ Nghĩa vụ không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác;
+ Nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;
+ Nghĩa vụ tôn trọng những quy phạm mang tính chất mệnh lệnh và những cam

kết quốc tế;
+ Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;
+ Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình;…
Tùy thuộc vào ý chí của các quốc gia, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của quốc gia
được thực hiện một cách độc lập hoặc hợp tác với các quốc gia khác. Trong thực tiễn
quan hệ quốc tế, quốc gia có thể tự hạn chế một số quyền và nghĩa vụ của mình trong
những phạm vi và lĩnh vực nhất định với điều kiện sự tự hạn chế này phù hợp với các
quy định của Luật quốc tế.
4
Ví dụ: “Trước năm 2002, Thụy sĩ là quốc gia tuyên bố theo đuổi chế độ trung lập .
Với việc theo đuổi chế độ này, Thụy sĩ đã hạn chế một số quyền của mình trong quan hệ
quốc tế theo đuổi mục đích quân sự, quyền tham gia các liên minh quân sự,…Hiện nay,
Thụy sĩ đã từ bỏ chế độ này và trở thành thành viên của Liên hợp quốc tháng
9/2002.”
(6)

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp các quốc gia có thể gánh vác thêm những quyền
và nghĩa vụ bổ sung nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Ví dụ: “trường hợp các quốc gia là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc (Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ và trung Quốc). Các quốc gia này có vai trò quan
trọng trong các hoạt động nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và do đó được
hưởng quyền phủ quyết (quyền vecto).”
(7)
Tuy nhiên, những việc làm nêu trên không hàm ý quốc gia bị hạn chế hoặc mở
rộng hơn chủ quyền trái với ý chí quốc gia.
II. PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TÍNH “HẠN CHẾ”, “PHÁI
SINH” TRONG QUYỀN NĂNG CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ CỦA TỔ
CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ:
1. PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH TÍNH “HẠN CHẾ” TRONG QUYỀN
NĂNG CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH

PHỦ:
Tính hạn chế trong quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính
phủ được thể hiện là trong khi quốc gia có thể tự quyết định tham gia vào bất cứ quan
hệ nào trên cơ sở chủ quyền thì tổ chức quốc tế liên chính phủ chỉ có thể tham gia vào
các hoạt động thuộc những lĩnh vực mà thành viên của tổ chức đó trao cho.
1.1 Quyền được ký kết các Điều ước quốc tế:
Thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế của tổ chức quốc tế xuất phát từ quyền năng
chủ thể của các tổ chức quốc tế và thường được ghi nhận trong Hiến chướng và các
văn bản pháp lý khác của tổ chức quốc tế. Tổ chức quốc tế có thể ký kết các điều ước
quốc tế với các quốc gia, kể cả quốc gia thành viên như các điều ước quốc tế về thuê
trụ sở của tổ chức, các điều ước quốc tế liên quan đến khoản vay tín dụng mà các tổ
5

×