Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên báo in đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.15 KB, 31 trang )

Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống
trên báo in đương đại


Ngô Diệp Trang


Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS ngành: Văn học dân gian; Mã số: 602236
Người hướng dẫn: GS.TS Lê Chí Quế
Năm bảo vệ: 2013




Abstract: Nghiên cứu tục ngữ, ca dao truyền thống. Tìm hiểu vấn đề sử dụng tục ngữ và sử
dụng nguyên vẹn câu tục ngữ truyền thống, sử dụng một vế của câu tục ngữ truyền thống
trong nhan đề bài báo in đương đại. Vấn đề sử dụng ý của câu tục ngữ truyền thống trong
nhan đề của bài báo in đương đại. Tìm hiểu vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong phần
nội dung của bài báo in đương đại. Tìm hiểu vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong cả
phần nhan đề và phần nội dung của bài báo in đương đại. Tìm hiểu vấn đề sử dụng tục ngữ
truyền thống trờn báo in đương đại. Từ đó nhận ra được những đóng góp của các nhà báo
đương đại đối với kho tàng ngôn ngữ dân tộc trên con đường hiện đại hóa.

Keywords: Văn học dân gian; Ca dao; Tục ngữ

Content:

mục lục
Trang
danh mục các chữ viết tắt 3


Phần mở đầu 4
1. Lí do lựa chọn đề tài 4
2. Lịch sử vấn đề 6
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Phạm vi đối t-ợng nghiên cứu 8
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu 9
6. Giới thiệu cấu trúc luận văn 9
Phần nội dung 10
Ch-ơng 1 Một số vấn đề lí luận về tục ngữ và 10
ca dao truyền thống
1.1 Tục ngữ truyền thống 10
1.2 Ca dao truyền thống 21
Ch-ơng 2 Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trên
báo in đ-ơng đại 36
2.1. Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong nhan đề
bài báo in đ-ơng đại 36
2.1.1 Vấn đề sử dụng nguyên vẹn câu tục ngữ truyền thống 36
trong nhan đề của bài báo in đ-ơng đại
2.1.2. Vấn đề sử dụng một vế của câu tục ngữ truyền thống trong nhan
đề của bài báo in đ-ơng đại 39
2.1.3. Vấn đề sử dụng ý của câu tục ngữ truyền thống
trong nhan đề của bài báo in đ-ơng đại 44
2.2 Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong phần nội dung
của bài báo in đ-ơng đại 47
2.2.1. Vấn đề sử dụng nguyên vẹn câu tục ngữ truyền thống
trong phần nội dung của bài báo in đ-ơng đại 47
2.2.2. Vấn đề sử dụng ý của câu tục ngữ truyền thống trong
phần nội dung của bài báo in đ-ơng đại 51
2.3. Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong cả phần nhan đề
và phần nội dung của bài báo in đ-ơng đại 55

Ch-ơng 3 Vấn đề Sử dụng ca dao truyền thống
trên báo in đ-ơng đại 62
3.1. Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong nhan đề
của bài báo in đ-ơng đại 62
3.2. Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong nội dung
của bài báo in đ-ơng đại 71
3.3. Vấn đề vận dụng ca dao truyền thống trong nhan đề
và nội dung của bài báo in đ-ơng đại 82
phần kết luận 90
tài liệu tham khảo 93
phụ lục 97

Phần mở đầu
1. Lí do lựa chọn đề tài
1.1. Đối với tục ngữ, ca dao truyền thống, ngoài việc sử dụng hết sức gần
gũi, quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày thì nó còn xuất hiện phổ biến
trong các tác phẩm văn ch-ơng nói chung và các bài báo in đ-ơng đại nói riêng.
Khi tiếp cận với các tác phẩm báo in ấy thì một trong những điều để lại ấn t-ợng
sâu sắc nhất trong chúng ta chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ mà đặc biệt là
khả năng sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống của các tác giả báo chí.
1.2. Đề tài nghiên cứu Vấn đề sử dụng tục ngữ ca dao truyền thống trên
báo in đ-ơng đại là một đề tài mang tính khoa học thực tiễn. Với lòng yêu thích
say mê mong muốn đ-ợc tìm hiểu khám phá vốn ngôn ngữ quý báu của dân tộc,
đồng thời muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về nghệ thuật sử dụng tục ngữ, ca dao truyền
thống trong các tác phẩm báo in đ-ơng đại, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên
cứu: Vấn đề sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trên báo in đ-ơng đại trong
luận văn cao học. Tôi hy vọng rằng trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu sẽ giúp
cho tôi khám phá ra những nét độc đáo, cá tính sáng tạo của việc sử dụng tục ngữ,
ca dao truyền thống của các nhà báo trong các sáng tác báo in của họ.
1.3 Đề tài Vấn đề sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trên báo in đ-ơng

đại là một đề tài nghiên cứu mang tính hấp dẫn và lí thú. Khảo sát nhiều loại báo
in đ-ơng đại cấp trung -ơng đã đ-ợc phát hành trong thời gian gần đây, chúng tôi
nhận thấy tục ngữ, ca dao truyền thống đã đ-ợc các tác giả vận dụng khá phổ biến
từ nhan đề đến nội dung các bài báo đã mang lại hiệu quả cao trong việc diễn đạt,
góp phần chuyển tải thật sâu sắc những thông điệp mà các tác giả báo chí muốn
gửi gắm đến độc giả qua những bài viết vừa mang tính thời sự nóng hổi, vừa mang
biết bao tâm huyết của họ.
1.4. Bản thân tôi vốn yêu thích văn học, văn hoá dân gian, biết đến nhiều
bài ca dao, tục ngữ truyền thống nên tự thấy đây là một đề tài nghiên cứu có
nhiều hứng thú cá nhân. Mặt khác qua quá trình nghiên cứu khiến cho tôi tự bồi
d-ỡng thêm cho bản thân vốn tri thức về văn hoá, văn học dân gian truyền thống,
hiệu quả của việc sử dụng vốn văn hoá, văn học dân gian trong ngôn ngữ văn
ch-ơng, ngôn ngữ báo chí nói chung và mảng báo in đ-ơng đại nói riêng . Qua

đó, việc nghiên cứu còn cung cấp cho tôi hành trang vào đời một l-ợng kiến thức
đáng kể về tục ngữ, ca dao truyền thống, phục vụ đắc lực cho chuyên môn nghề
nghiệp của tôi là một cô giáo dạy ngữ văn ở cấp trung học cơ sở.
1.5. Mặt khác, thực hiện đề tài nghiên cứu này, bản thân tôi còn h-ớng đến
hai mục đích. Một là ghi nhận những đóng góp, hiệu quả của tục ngữ, ca dao
truyền thống trong ngôn ngữ báo chí đặc biệt là loại hình báo in đ-ơng đại. Hai là
phát huy hơn nữa vai trò của túi khôn của dân gian, lời thơ của dân ca ấy trong
ngôn ngữ báo chí đ-ơng đại, góp phần đ-a chất liệu văn hoá văn học dân gian
truyền thống để có cách diễn đạt cô đọng, hàm súc mà hiện đại, vừa quen thuộc
lại vừa rất mới mẻ, hấp dẫn trong các tác phẩm báo chí, đáp ứng nhiệm vụ của
loại hình báo in trong thời đại công nghệ thông tin nh- hiện nay .
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề nghiên cứu sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong các sáng tác
văn ch-ơng đã đ-ợc các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu trong các bài báo, bài
diễn văn, và gần đây là trong các bài viết nhỏ, bài chuyên luận, bài báo cáo khoa
học, luận văn tốt nghiệp trong tr-ờng đại học. Tất cả những bài viết này đều làm

nổi bật nghệ thuật, hiệu quả của việc sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong
các sáng tác văn ch-ơng nói chung và các tác phẩm báo chí nói riêng. Bàn về vấn
đề này, GS .TS Nguyễn Đức Dân đã có bài viết: Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và
danh ngôn trên báo chí" đợc đăng trên tạp chí Ngôn ngữ" số 10/ 2004. Tác giả
đã chủ yếu nêu ra những cách thức vận dụng tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn của
các nhà báo trong cách đặt nhan đề bài báo nh- sau: giữ nguyên dạng câu tục
ngữ, vận dụng khéo câu tục ngữ qua việc giữ đ-ợc nhịp điệu, tiết tấu hài hoà của
câu tục ngữ gốc, cải biên câu tục ngữ để phù hợp với hoàn cảnh, tình huống đ-ợc
nêu trong nội dung bài báo. Tiếp theo, tác giả Bùi Thanh L-ơng đã có bài viết:
Cách sử dụng tục ngữ mới trong một số ấn phẩm báo chí đợc đăng trên tạp chí
Ngôn ngữ và đời sống số 9/ 2006. Sau khi khảo sát bốn loại báo: Đại đoàn kết,
Thể thao - Văn hoá, Sài Gòn Giải phóng, Hà Nội mới, tác giả đã đ-a ra những
cách để tạo ra tục ngữ mới trên báo chí: Cải biến tục ngữ quen thuộc nh-ng nghĩa
không thay đổi bằng cách thế từ đồng nghĩa hoặc chen từ; cải biến bằng cách sử
dụng các mô hình đã có và xây dựng thành ngữ mới. Vấn đề sử dụng tục ngữ, ca

dao truyền thống trên báo in đ-ơng đại là một mảng đề tài mới mẻ, thực sự cần
thiết, nhằm mục đích khảo sát, khám phá nghệ thuật cũng nh- hiệu quả của việc
sử dụng của tục ngữ, ca dao truyền thống trong ngôn ngữ báo chí nói chung và
mảng báo in đ-ơng đại nói riêng. Từ đó, tôi tự nhận thấy đây là mảng đề tài đem
lại nhiều hấp dẫn, thú vị, thu hút sự tìm tòi, nghiên cứu cũng nh- hứng thú của cá
nhân tôi.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này nhằm giúp ng-ời đọc và bản thân ng-ời viết thu nhận
đ-ợc một vốn hiểu biết sâu sắc hơn về tục ngữ, ca dao truyền thống của dân tộc,
đồng thời thấy rõ giá trị, ý nghĩa biểu đạt của những chất liệu văn hoá dân gian ấy
trong các sáng tác văn ch-ơng nói chung và các tác phẩm báo in nói riêng. Từ đó
nhận ra đ-ợc những đóng góp của các nhà báo đ-ơng đại đối với kho tàng ngôn
ngữ dân tộc trên con đ-ờng hiện đại hoá.
4. Phạm vi đối t-ợng nghiên cứu

Do sự hạn chế về mặt thời gian cũng nh- khả năng s-u tầm t- liệu nên
ng-ời viết chỉ đề cập đến vấn đề sử dụng của tục ngữ, ca dao truyền thống trên
bốn loại báo in cấp trung -ơng nh-: báo Lao động, báo Phụ nữ Việt Nam, báo
Tiền Phong ,báo Thanh niên đ-ợc phát hành trong khoảng thời gian từ tháng 1/
2005 cho đến tháng 5/ 2013)
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, ng-ời viết đã sử dụng kết hợp nhiều ph-ơng pháp
nghiên cứu chính sau:
5.1.Ph-ơng pháp thống kê
5.2.Ph-ơng pháp tổng hợp và phân tích
5.3. Ph-ơng pháp liên ngành: ngành văn học dân gian, ngành văn học viết,
ngành báo chí.
6. Giới thiệu cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham
khảo, phụ lục, cấu trúc luận văn này gồm ba ch-ơng:
Ch-ơng 1: Một số vấn đề lí luận về tục ngữ và ca dao truyền thống
Ch-ơng 2: Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trên báo in đ-ơng đại
Ch-ơng 3: Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trên báo in đ-ơng đại

Phần nội dung
Ch-ơng 1
Một số vấn đề lí luận về tục ngữ và ca dao truyền
thống
1.1. Tục ngữ truyền thống
Thuật ngữ Tục ngữ đã đ-ợc nhiều từ điển định nghĩa. Theo Từ điển
Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, 2005), tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, th-ờng có
vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.
Trong Từ điển văn học Việt Nam (Nxb Văn học 2001, tục chỉ thói quen có từ
lâu đời, còn ngữ là lời nói. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, giàu ý nghĩa,
đ-ợc dùng trong lời nói hàng ngày, l-u hành từ đời nọ sang đời kia, trở thành

những kết cấu bền vững. Tục ngữ còn đ-ợc gọi là ngạn ngữ nghĩa là lời nói đã
đợc lu hành từ xa (chữ ngạn có nghĩa là lời nói của ngời xa). Còn trong
Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Văn học, 2001) , tục ngữ đ-ợc gọi là một thể
loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc rút kinh nghiệm, tri thức d-ới
hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh dễ nhớ, dễ l-u
truyền.
Từ khái niệm tục ngữ, có thể thấy tục ngữ Việt Nam có những đặc điểm
chủ yếu sau: Về hình thức, mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn
vẹn. Câu tục ngữ th-ờng ngắn gọn, hàm súc, kết cấu bền vững. Tục ngữ rất giàu
hình ảnh. Về nội dung, t- t-ởng; tục ngữ tuy nhỏ gọn về hình thức, nh-ng nội
dung, t- t-ởng của tục ngữ không nhỏ. Nó thể hiện những kinh nghiệm của nhân
dân về thiên nhiên lao động sản xuất, con ng-ời và xã hội. Một câu tục ngữ
th-ờng có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, nghĩa
bề mặt gắn liền với sự việc và hiện t-ợng ban đầu, toát ra từ bản thân sự vật, hiện
t-ợng do tục ngữ ghi lại. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, nghĩa ẩn dụ, biểu tr-ng, là
do việc mở rộng ý nghĩa của sự vật hoặc hiện t-ợng cá biệt ấy vào nhiều sự vật
hoặc hiện t-ơng khác. Phần lớn các câu tục ngữ gồm có hai vế. Kết cấu hai vế
theo mối quan hệ t-ơng đồng, quan hệ t-ơng phản, quan hệ điều kiện, nhân quả,
quan hệ so sánh, quan hệ liệt kê phát triển. Tục ngữ giàu nhạc tính (cả về âm lẫn
nhịp điệu). Đa số tục ngữ đều có vần, chủ yếu là vần l-ng.

Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ khó có thể phân biệt rạch ròi vì cả hai
đều là hiện t-ợng ngôn ngữ, đ-ợc sử dụng trong lời nói hàng ngày. Theo chúng
tôi, vẫn có thể đ-a ra một số tiêu chí chung để phân biệt tục ngữ và thành ngữ.
Thành ngữ có chức năng định danh, là gọi tên sự vật, gọi tên tính chất, trạng thái
hay hành động của sự vật, hiện t-ợng; tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một phán đoán
hay kết luận, một lời khuyên. Tục ngữ đ-ợc dùng để diễn tả một phán đoán t-ơng
đ-ơng với câu. Còn thành ngữ dùng để diễn tả một khái niệm t-ơng đ-ơng với từ,
mang hình thức cụm từ cố định. Xét về mặt ngôn ngữ học, tục ngữ là những đơn vị
thông báo, là những câu đơn hoặc những câu ghép, là một hay nhiều phán đoán:

Gió thổi là chổi trời,Con hơn cha, nhà có phớc; sau hơn trớc, nớc đợc
nhờ. Một số câu tục ngữ chỉ có bốn tiếng (giống một số thành ngữ) nh-ng đã có
nội dung thông báo trọn vẹn. Ví dụ câu Tấc đất, tấc vàng là lời khuyên nhủ phải
quý trọng đất nh- vàng. Có những câu tục ngữ với kết cấu không đầy đủ tạo nên
những phán đoán ngầm. Các câu Chè Vân Thái, gái Tiên Lữ và "Chim, thu, nhụ,
đé" tuy về hình thức chỉ mới cho chúng ta biết đối t-ợng của các phán đoán nh-ng
khi nghe xong, ng-ời ta vẫn hiểu đ-ợc rằng ở Vân Thái có chè ngon, còn ở Tiên
Lữ (H-ng Yên) con gái nổi tiếng xinh đẹp, đảm đang; bốn loại cá ngon nhất của
biển n-ớc ta: chim, thu, nhụ, đé. Theo khoa học lô gic, có đ-ợc phán đoán là do đã
hình thành các khái niệm, điều này giải thích vì sao thành ngữ có thể là một bộ
phận cấu thành tục ngữ. Do những khác biệt trên, một đơn vị thành ngữ ch-a thể
coi là một văn bản trong khi mỗi câu tục ngữ đ-ợc xem nh- một văn bản đặc biệt,
một tổng thể thi ca nhỏ nhất (R. Gia-cốp-xơn). Tuy nhiên có một số tr-ờng hợp rất
khó phân biệt thành ngữ hay tục ngữ.
Một số câu tục ngữ và thành ngữ có nguồn gốc ở truyện cổ dân gian, và gắn
chặt với nội dung các truyện đó về mặt hình t-ợng cũng nh- về mặt nội dung:
Rắn già rắn lột, ngời già ngời tọt vào săng (từ truyện thần thoại cùng tên),
Mồng ba cá đi ăn thề, mồng bốn cá về cá vợt vũ môn (từ truyện Cá gáy hoá
rồng), Nàng Bân may áo cho chồng, may ba tháng ròng mới trọn cổ tay (từ
truyện Nàng Bân).ở đây, kinh nghiệm sống của nhân dân đã đ-ợc nhào nặn
một lần qua truyện. Vì vậy, nghĩa của các câu tục ngữ trên đây chỉ có thể hiểu
đ-ợc khi ta gắn chúng với nội dung của truyện, mặc dầu về giá trị nhận thức,

chúng cũng t-ơng đ-ơng nh- các câu tục ngữ khác có nguồn gốc từ những kinh
nghiệm sống trực tiếp.
Trong tục ngữ ng-ời Việt, có một số câu có hình thức thơ lục bát. Những
câu này nhiều khi đ-ợc gọi là ca dao vì ca dao th-ờng đ-ợc sáng tác theo thể lục
bát. Khi những câu tục ngữ có thêm yếu tố cảm xúc thì tục ngữ đã tiếp cận với ca
dao: Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn -> Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn. Xấu ngời đẹp nết
còn hơn đẹp ngời" , Hết nạc vạc đến xơng -> Tiếng đồn quan rộng lòng

th-ơng. Hết nạc thì vạc đến x-ơng còn gì" Những câu trên đây tuy vậy vẫn
th-ờng đ-ợc nhân dân sử dụng với t- cách là tục ngữ qua việc tham gia vào câu
thơ lục bát trong ca dao dân ca. Và chúng ta có thể thấy biết bao tr-ờng hợp câu
thơ lục bát trong ca dao dân ca có tục ngữ tham gia:Có thơng cắt tóc ăn thề,
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau. Thật thà cũng thể lái trâu, Th-ơng nhau cũng
thể nàng dâu mẹ chồng. Mấy đời bánh đúc có x-ơng, Mấy đời dì ghẻ mà th-ơng
con chồng. Trên đây là những tr-ờng hợp khó xác định ranh giới thể loại giữa tục
ngữ và ca dao vì chúng mang tính chất của cả hai thể loại. Hầu hết tục ngữ đều do
nhân dân sáng tác nh-ng cũng có những câu rút ở ca dao, dân ca ra. Hợp lí hơn cả,
nên coi đây là những hiện t-ợng trung gian giữa hai thể loại trên.
Chúng ta còn bắt gặp nhiều câu tục ngữ liên quan đến truyền thuyết dân
gian. Câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi liên quan với truyền thuyết Lê Lai
liều mình cứu chúa. Khi Lê Lai hi sinh, Lê Lợi đánh giá công lao t-ớng lĩnh có
lòng trung thành với mình và dặn với nghĩa quân bao giờ Lê Lợi chết thì phải cúng
giỗ Lê Lai tr-ớc Lê Lợi một ngày để mọi ng-ời t-ởng nhớ công ơn. Câu tục ngữ
Lệnh ông cồng bà liên quan đến truyền thuyết dân gian Bà Triệu cùng anh trai
là Triệu Quốc Đạt cầm quân đánh giặc Ngô. Một cánh quân do Triệu Quốc Đạt
cầm đầu, một cánh quân do Bà Triệu chỉ huy. Để tránh sự nhầm lẫn giữa hai cánh
quân đó, Bà Triệu dùng cồng còn Triệu Quốc Đạt dùng lệnh làm hiệu lệnh
chiến đấu. Từ đó mà binh lính truyền nhau Lệnh ông cồng bà. ý nghĩa thô sơ
ban đầu của câu tục ngữ trên chỉ có thế. Về sau câu đó qua thời gian đã chuyển
hoá ý nghĩa thành câu Lệnh ông không bằng cồng bà để nêu bật vai trò nội
tớng của ngời phụ nữ trong gia đình.

Tóm lại, tục ngữ là một thể loại đa chức năng có nhiều thế mạnh. Nó là
tiếng nói âm vang đầy kinh nghiệm về mặt đạo đức, đạo lí ở đời nên có sức thuyết
phục ng-ời nghe một cách khách quan đầy hấp dẫn. Vì thế, tục ngữ không chỉ
đ-ợc vận dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân mà còn là chất liệu
ngôn từ trong các sáng tác văn ch-ơng.
1. 2. Ca dao truyền thống

Theo định nghĩa cổ truyền thì ca là bài hát hoà với nhạc, dao là bài hát
không hoà với nhạc (theo từ điển Từ Hải và Từ Nguyên của Trung Quốc). Thuật
ngữ ca dao còn đợc hiểu là câu hát dân gian không có điệu, có khúc nhất
định (Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt phổ thông, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội,
1975) hoặc ca dao là thơ ca dân gian truyền miệng dới hình thức những câu hát,
không theo một nhịp điệu nhất định (Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà
Nẵng, 2000). Theo giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (Tr-ờng Đại học S-
phạm Hà Nội), ca dao là những câu hát, bài hát có hoặc không có chơng khúc,
sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (th-ờng là lục bát) để miêu tả, tự sự ngụ ý và
diễn đạt tình cảm. Theo Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong cuốn Văn học
dân gian Việt Nam (Nxb Giáo dục, 2004), ca dao vốn là một thuật ngữ Hán
Việt. Theo cách hiểu thông th-ờng thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã t-ớc
bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láyhoặc ngợc lại, là những câu thơ có thể bẻ
thành những làn điệu dân ca. Cũng theo hai ông, sự phân biệt giữa ca dao và dân
ca là ở chỗ khi nói đến ca dao, ng-ời ta th-ờng nghĩ đến những lời thơ dân gian,
còn khi nói đến dân ca ng-ời ta nghĩ đến cả những làn điệu, những thể thức hát
nhất định nữa. Ca dao đ-ợc hình thành từ dân ca. Nh- vậy, ca dao là những sáng
tác văn ch-ơng phổ biến rộng rãi, đ-ợc l-u truyền qua nhiều thế hệ mang những
đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách và ca dao đã trở thành một thuật
ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian. Và ca dao truyền thống là khái niệm chỉ
riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể tiếng
đệm, tiếng láy, tiếng đ-a hơi) đ-ợc sáng tác và s-u tầm chủ yếu từ Cách mạng
tháng Tám trở về tr-ớc.
Còn nhìn chung, giới nghiên cứu văn học dân gian phân biệt tục ngữ và ca
dao ở những tiêu chí sau: tục ngữ thiên về duy lí, ca dao thiên về trữ tình; tục ngữ

là câu nói, ca dao là lời thơ và th-ờng là lời thơ của những bài dân ca; tục ngữ diễn
đạt kinh nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con ng-ời. Tục ngữ gắn
liền với tiếng nói hàng ngày, đ-ợc dùng trong khi nói; ca dao dân ca thì phải gắn
liền với diễn x-ớng (hát, ngâm), nếu tách rời diễn x-ớng, ca dao dân ca sẽ bị giảm

ý nghĩa; còn tục ngữ thì yếu tố diễn x-ớng không cần thiết chỉ trừ tr-ờng hợp một
số câu tục ngữ có hình thức kết cấu trùng với câu thơ lục bát trong ca dao, dân ca.
Nh-ng giữa hai thể loại đó không phải là không có những tr-ờng hợp thâm nhập
lẫn nhau. Có một bộ phận văn bản tục ngữ và ca dao giống nhau về hình thức thể
hiện. Nó là ca dao có ý nghĩa triết lí hay là tục ngữ về kinh nghiệm xử thế:Ai ơi
chớ lấy học trò. Dài lng tốn vải ăn no lại nằm. Nghèo hèn giữa chợ ai chơi.
Giàu sang hang núc có ng-ời đến thăm"Có lẽ nên xác định rằng sáng tác bằng
hình thức các thể thơ đặc biệt là thể thơ lục bát không phải chỉ là địa hạt riêng của
ca dao. Tục ngữ cũng đ-ợc sáng tác bằng thể thơ lục bát.
Chúng ta có thể thấy biết bao tr-ờng hợp câu thơ lục bát trong ca dao dân ca
có tục ngữ tham gia. Bởi vì khi những câu tục ngữ có thêm yếu tố cảm xúc thì tục
ngữ đã tiếp cận gần với ca dao.: ở hiền gặp lành" -> ở hiền thì lại gặp lành.
Những ngời nhân đức trời dành phúc cho, ăn quả nhớ kẻ trồng cây -> ăn
quả nhớ kẻ trồng cây. Nào ai vun xới cho mày, mày ăn?. Những câu trên đây tuy
vậy vẫn th-ờng đ-ợc nhân dân sử dụng với t- cách là tục ngữ. Sự tham gia của tục
ngữ vào ca dao dân ca rõ ràng có ý nghĩa và tác dụng làm hài hoà tình cảm với
triết lí, cái riêng với cái chung, cái cụ thể với cái trìu t-ợng làm cho quần chúng
rung cảm thực sự tr-ớc cuộc sống muôn hình muôn vẻ trong đời sống hàng ngày.
Hơn nữa, do tính chất súc tích của nội dung mà nhiều câu vốn là ca dao cũng đồng
thời đợc dùng nh tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên
hòn núi cao. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Ng-ời khôn ăn nói dịu dàng dễ
nghe.Trên đây là những tr-ờng hợp khó xác định ranh giới thể loại giữa tục ngữ
và ca dao vì chúng mang tính chất của cả hai thể loại. Hầu hết tục ngữ đều do
nhân dân sáng tác nh-ng cũng có những câu rút ở ca dao, dân ca ra. Hợp lí hơn cả,
nên coi đây là những hiện t-ợng trung gian giữa hai thể loại .
Đại đa số ca dao đ-ợc sáng tác theo thể lục bát. Đại đa số các lời ca dao
đ-ợc sáng tác theo thể lục bát bởi nhịp điệu thơ uyển chuyển, linh hoạt vô cùng.

Ngoài ra, thể lục bát không có sự gò bó không bị hạn chế về độ dài ngắn của tác
phẩm, có thể diễn đạt các cung bậc cảm xúc vốn rất phong phú, thể hiện các nội

dung hết sức đa dạng của hiện thực. Lối gieo vần bằng và nhịp điệu uyển chuyển
của câu thơ có khả năng diễn đạt đ-ợc nahiều loại và sắc thái tình cảm, từ những
cảm xúc trong sáng, vui t-ơi, những tình cảm thắm thiết, đến những nỗi buồn man
mác, lê thê:Yêu nhau cởi áo cho nhau,
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay".Nhịp điệu uyển chuyển và sự xen kẽ của vần
l-ng và vần chân, vần bằng và vần trắc làm cho các câu thơ quấn quýt lấy nhau,
câu nọ kéo theo câu kia một cách liên tục nh- không thể c-ỡng lại đ-ợc. Và hiện
t-ợng gieo vần ở tiếng thứ t- của câu bát là hiện t-ợng thuộc về cấu trúc, xuất phát
từ nhu cầu thể hiện những cảm xúc mạnh và diễn đạt những nội dung có tính chất
bất ngờ, không bình th-ờng.
Ca dao có những hình thức biến thể của thể thơ lục bát (còn gọi là lục bát
biến thể). Lục bát biến thể ở đây đ-ợc quan niệm là những câu ca dao có hình
thức lục bát nhng không khít khịt trên sáu dới tám mà có sự co giãn nhất định
về số l-ợng âm tiết (tiếng) (Mai Ngọc Chừ). ở ca dao, dân ca có một số lời lục
bát biến thể, trong đó khuôn hình về vần vẫn đ-ợc giữ, còn số tiếng trong mỗi
dòng thơ có thể thay đổi, lục bát biến thể có ba loại: Dòng lục thay đổi, dòng bát
giữ nguyên, dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi, cả hai dòng đều thay đổi.
Chức năng của hình thức lục bát biến thể trong việc thể hiện nội dung: chì chiết,
đay nghiến; bộc lộ khó khăn và lòng quyết tâm v-ợt qua trở ngại; châm biếm, trào
phúng; tranh luận, đấu lí. Hình thức lục bát biến thể là đặc sản của ca dao với
các chức năng nh- đã phân tích. Tóm lại, thể thơ lục bát và lục bát biến thể dùng
trong ca dao là hình thức quá độ giữa lời nói có vần và lời thơ trau chuốt, rất tiện
cho việc diễn tả đ-ợc dễ dàng, nhanh chóng và không gò bó nhiều t- t-ởng tình
cảm của nhân dân.
Kết cấu trong ca dao có ba dạng chủ yếu: một là kiểu kết cấu theo lối đối
đáp: đối đáp một vế, đối đáp hai vế. Hai là kiểu kết cấu trần thuật, ba là kết cấu
đan xen giữa trần thuật và đối đáp.
Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại. Dấu hiệu này trong một số
tr-ờng hợp đ-ợc bộc lộ trực tiếp bằng các từ bây giờ, hôm nay Những từ


"hôm qua", "đêm qua" cho thấy thời gian xảy ra sự việc, hành động đ-ợc miêu tả
không phải là quá khứ xa xôi, mà là thời gian sát gần với hiện tại :Đêm qua ra
đứng bờ ao. Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ".
Không gian trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đời th-ờng, bình
dị, phiếm chỉ với những nhân vật ch-a đ-ợc cá thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm
chung của nhiều ng-ời. Không gian nghệ thuật trong ca dao là dòng sông, con
thuyền, cái cầu, bờ ao, cây đa, mái đình, ngôi chùa, mảnh v-ờn, cánh đồng, con
đ-ờng, trong nhà, ngoài sân, bên khung cửi, trong ngõ nhỏ, là những không gian
vật lí th-ờng gặp trong ca dao.
Trong ca dao truyền thống có một số biểu t-ợng quen thuộc nh-: cây trúc -
cây mai, mận - đào, loan ph-ợng, thuyền bến, rồng mây t-ợng tr-ng cho
ng-ời con trai và con gái trong tình yêu đôi lứa.
Tiểu kết
Tục ngữ và ca dao truyền thống là những sáng tác dân gian ra đời chủ yếu
trong thời kì phong kiến. Cả hai thể loại đều phản ánh hiện thực cuộc sống thông
qua t- duy nghệ thuật của nghệ nhân dân gian. Tuy nhiên, mỗi thể loại ấy lại có
đặc tr-ng riêng. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có vần điệu. Nội
dung tục ngữ thiên về lí trí, còn ca dao là những sáng tác thiên về trữ tình. Về
dung l-ợng, ca dao th-ờng dài hơn tục ngữ; về khả năng phản ánh hiện thực, ca
dao cũng có tính bao quát hơn. Cả hai thể loại này vừa là những sáng tác có tính
truyền thống lại vừa có sức sống trong xã hội hiện đại. Toàn bộ những điều giới
thuyết trên là phần tri thức nền cho việc tiếp cận tục ngữ, ca dao truyền thống
trong những bài báo in đ-ơng đại mà chúng tôi sẽ trình bày ở d-ới đây.
Ch-ơng 2
Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trên báo in
đ-ơng đại
2.1. Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong nhan đề bài báo in đ-ơng đại
2.1.1. Vấn đề sử dụng nguyên vẹn câu tục ngữ truyền thống trong nhan đề
của bài báo in đ-ơng đại
Trong báo chí đơng đại, nhan đề phải đạt đợc hai tiêu chuẩn: rao bán đợc

bài viết nghĩa là phải khiến cho nó trở nên quyến rũ, thu hút, bắt mắt độc giả và

chính xác. Muốn cho nhan đề của bài báo hấp dẫn, gây đ-ợc sự chú ý, kích thích
óc tò mò cũng nh- sự thích thú của bạn đọc, các tác giả phải hết sức tìm tòi sáng
tạo trong cách đặt nhan đề. Các nhà báo đã vận dụng nguyên vẹn cả câu tục ngữ
truyền thống để đặt nhan đề bài báo. Tuy nhiên cũng có sự cân nhắc, chọn lọc,
phần lớn họ chỉ sử dụng những câu tục ngữ ngắn gọn để đảm bảo nhan đề bài báo
vừa ngắn gọn lại vừa đầy đủ dung l-ợng thông tin.
Bài Hút thuốc lá: Tiền mất, tật mang (Báo PNVN số 131 ra ngày
02/11/2011 trang 10) của Hồng Quân đề cập đến hậu quả tai hại của tệ nạn nghiện
hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Câu tục ngữ dân gian
ngắn gọn chỉ có bốn chữ đ-ợc đặt trong nhan đề đã gây ấn t-ợng thật nổi bật về
tác hại kép của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến trong xã hội, đặc
biệt trong giới trẻ hiện nay: tiền vừa mất, bệnh tật lại vừa mang. Nhan đề bài báo
đ-ợc tạo bởi câu tục ngữ trên vừa nêu bật hậu quả tai hại khôn l-ờng bởi tệ nạn
nghiện hút thuốc lá gây ra, vừa là lời cảnh báo ấn t-ợng cho những ai vẫn còn giữ
thói quen xấu nghiện hút thuốc lá.
Câu tục ngữ trên còn đ-ợc các nhà báo sử dụng khá phổ biến trong các bài
báo in đơng đại. Bài Viết tiếp bài xuất khẩu lao động chui sang Nga: Tiền mất,
tật mang của Nam Thanh (Chuyên mục Chuyện lớn, chuyện nhỏ báo PNVN số
78 ra ngày 29/06/2012) nêu bật hậu quả tai hại khôn l-ờng đối với những lao động
trong đ-ờng dây xuất khẩu lao động chui sang Liên bang Nga. Câu Tiền mất, tật
mang đợc đa vào nhan đề đã nêu bật hậu quả thê thảm của những lao động
chui Việt Nam ở xứ ngời. Họ vừa phải mất tiền để đợc đa đi lao động, lại
phải chịu đựng cảnh sống nô lệ nơi xứ ngời, thật đúng là tiền mất, tật mang.
Câu tục ngữ dân gian trong nhan đề bài báo không chỉ gây sự chú ý cho bạn đọc
mà còn là lời cảnh tỉnh thật ấn t-ợng cho những ai nhẹ dạ cả tin tr-ớc những lời
môi giới xuất khẩu lao động nơi xứ ng-ời.
Bài báo Điện máy Trần Anh: Bị khách hàng tố treo đầu dê, bán thịt chó
của Đức Nguyễn (Báo LĐ số 120/2013 ngày 25/05/2013) là những phản ánh của

khách hàng về sự sai phạm chữ tín trong kinh doanh của điện máy Trần Anh.
Câu tục ngữ Treo đầu dê, bán thịt chó đợc vận dụng trong nhan đề đã nêu bật
những sai phạm nghiệm trọng về chữ tín của doanh nghiệp điện máy Trần Anh

trong thời gian qua. Câu tục ngữ trên đã phản ánh thật chính xác, ngắn gọn việc
làm lừa dối khách hàng của Trần Anh. Và ng-ời đọc thực sự bị lôi cuốn với cách
vào đề ấn t-ợng đến nh- vậy.
2.1.2 Vấn đề sử dụng một vế của câu tục ngữ truyền thống trong nhan đề
bài báo in đ-ơng đại
Bài Kinh tế thế giới: Ch-a qua cơn bĩ cực (Báo LĐ Xuân Nhâm Thìn
2012, trang 50) của Trí Nguyễn là bài phân tích về thực trạng nền kinh tế thế giới
trong năm vừa qua (năm 2011). Trong nhan đề, tác giả đã sử dụng một vế của câu
tục ngữ dân gian mang đậm yếu tố Hán Việt: Qua cơn bĩ cực, tới thời thái lai
Cách sử dụng một vế của câu tục ngữ đã gây ấn t-ợng thật nổi bật về những khó
khăn, thử thách, tình trạng suy thoái của nền kinh tế thế giới trong năm 2011 vừa
qua và vẫn còn diễn biến phức tạp cho đến đầu năm 2012. Cách tạo dựng nhan đề
ấy của Trí Nguyễn vừa sáng tạo vừa hiệu quả, phản ánh đúng thực trạng của nền
kinh tế thế giới mà vẫn đảm bảo dung l-ợng thông tin nhanh gọn, gây sự chú ý
của ng-ời đọc ngay từ nhan đề của bài báo. Đồng thời khiến cho ng-ời đọc thấy
đ-ợc tính chất nghiêm trọng của những khó khăn của sự suy thoái kinh tế toàn cầu
tr-ớc thềm năm mới.
Bài Nghề giám khảo: Mua danh ba vạn của Khánh An (Báo LĐ số báo
Tết Âm lịch 2012) là bài phóng sự về nghề giám khảo các ch-ơng trình giải trí
trên sóng truyền hình hiện nay. Câu tục ngữ dân gian Mua danh ba vạn, bán danh
ba đồng là lời cảnh tỉnh các nghệ sĩ nổi tiếng khi ngồi vào ghế giám khảo các
game show, bởi vì để có đợc danh tiếng tốt thì phải tốn kém rất nhiều tiền bạc,
công sức; cũng có khi chỉ vì chút lợi ích nhỏ nhoi mà có thể làm mất đi cái danh
tiếng tốt đẹp ấy. Khánh An đã dùng vế thứ nhất của câu tục ngữ trên để tạo dựng
nhan đề. Cách giật tít ấy của tác giả thật hiệu quả, đã vạch ra cái khó khăn, thử
thách của nghề làm giám khảo các game show truyền hình thực tế ăn khách đang

phát sóng trên sóng truyền hình. Cách tạo dựng nhan đề của Khánh An thật ấn
t-ợng, có lẽ không phải tác giả không thuộc toàn bộ câu tục ngữ. Việc chỉ sử dụng
một vế nh thế khiến cho cái tít của bài báo trở nên ngắn gọn, đồng thời khơi
gợi hứng thú tiếp tục tìm hiểu của bạn đọc.

2.1.3. Vấn đề sử dụng ý của câu tục ngữ truyền thống trong nhan đề của bài
báo in đ-ơng đại
Bài Lời hứa chẳng mất tiền mua của Trung Dũng (Báo PNVN số ra ngày
07/06/2012 trang 28) là bài viết bàn luận về trách nhiệm giữ gìn lời hứa của ng-ời
lớn đối với trẻ nhỏ. Nhan đề của bài viết thật quen thuộc, gần gũi với bạn đọc bởi
tác giả đã sử dụng ý của câu tục ngữ xa: Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau.Trung Dũng đã sử dụng ý của câu tục ngữ dân gian
bằng cách thay từ nói thành từ hứa để vào đề và nêu vấn đề. Đồng thời nêu
bật nội dung chính mà bài báo h-ớng tới: ng-ời lớn-nhất là các bậc làm cha làm
mẹ th-ờng tìm cách dỗ dành con cái bằng cách thức sử dụng lời hứa. Nh-ng đôi
khi những lời hứa đó th-ờng chỉ là lời hứa suông, bởi các bậc bề trên cho rằng họ
có thể hứa mà không cần thực hiện lời hứa. Một số ng-ời lớn không coi trọng lời
hứa của họ tr-ớc con trẻ. Trung Dũng đã tạo dựng nhan đề bằng cách sử dụng ý
của câu tục ngữ x-a, cải biến hình thức của nó bằng cách thay từ ngữ khiến cho
nhan đề ấy vừa lạ lại vừa quen, vừa mang mô hình truyền thống lại vừa hiện đại,
bàn luận đến vấn đề đã cũ nh-ng cũng thật mới mẻ,
Bài Không giữ lại tay chèo yếu ớt " (Báo LĐ số ra ngày thứ t 8/5/2013)
của Hồng Thuý cho thấy cách đặt nhan đề khá thú vị của tác giả. Từ tay chèo
trong nhan đề khiến cho ta liên tởng đến câu tục ngữ dân gian Chớ thấy sóng cả
mà ngã tay chèo. Tít ấy của bài báo phản ánh thái độ không đồng tình, góc
nhìn sắc sảo của tác giả khi đề cập đến vấn đề về độ tuổi nghỉ h-u của ng-ời lao
động. Tr-ớc sự thay đổi của Bộ luật lao động chính thức có hiệu lực, có những
điểm mới quy định về độ tuổi nghỉ h-u của ng-ời lao động, tác giả thể hiện thái
độ trăn trở cùng những suy nghĩ không đồng tình về việc kéo dài thêm độ tuổi lao
động để đảm bảo nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội. Bởi vì đó là giải pháp không

thích hợp ở một số đối t-ợng ng-ời lao động không đủ sức khoẻ hoặc lao động
trong những ngành nghề độc hại mà tác giả gọi bằng hình ảnh ẩn dụ bóng bảy
những tay chèo yếu ớt. Đất nớc có những tay chèo yếu ớt thì làm sao vững
mạnh, tiến kịp với các cờng quốc công nghiệp khác? Vậy nhan đề với từ tay
chèo bắt nguồn từ câu tục ngữ là một sáng tạo độc đáo của tác giả, cuốn hút
ng-ời đọc qua cách nói dân gian hóm hỉnh.

2.2 Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong phần nội dung của bài báo in
đ-ơng đại
2.2.1. Vấn đề sử dụng nguyên vẹn câu tục ngữ truyền thống trong phần
nội dung của bài báo in đ-ơng đại
Bài báo Uống cà phê ngắm rồng Nam Mỹ (Báo LĐ Xuân Nhâm Thìn năm
2012, trang 43) của Hoàng Giang là bài phóng sự viết về cái thú giải trí lành mạnh
lạ lẫm của thanh niên Hà thành hiện nay. Uống cà phê ngắm rồng Nam Mỹ thật lạ
và độc: Giữa con phố náo nhiệt, quán cà phê Pét Club nổi bật bởi phong cách
thiết kế lạ mô phỏng những khu rừng giàĐúng là trăm nghe không bằng một
thấy, vừa bớc vào quán tôi lập tức bị choáng khi thấy một bé gái khoảng
chừng hai tuổi đang thích thú vui đùa, vuốt ve những chú rồng Nam Mỹ có màu
xanh đỏ đẹp mắt và cả những chú rắnmà không một chút sợ hãi. Câu tục ngữ
dân gian Trăm nghe không bằng một thấy thể hiện trí khôn của nhân dân: dù
cho có đ-ợc nghe rất nhiều đi chăng nữa nh-ng cũng không bằng một lần tận mắt
đ-ợc nhìn thấy, bởi việc nhìn thấy sẽ cho ta nhận biết thật t-ờng tận sự vật, sự
việc, con ngời. Chắc chắn những ngời khách đã từng một thấy những chú
rồng Nam Mỹ thì thực sự choáng, sợ và thích thú. Đó là cảm giác quán cà phê
độc nhất vô nhị xứ Hà thành - Pet Club mang lại cho các vị khách khi đến thăm
quán. Vẻ đẹp hoang dã, sắc màu sặc sỡ của những chú rồng Nam Mỹ đã khiến cho
nhiều ngời bị mê hoặc. Câu tục ngữ trăm nghe không bằng một thấy đã trở
thành lời quảng cáo hữu ích cho quán cà phê độc đáo đất Hà thành.
Bài báo Đau lòng chuyện hai học sinh bị đánh ghen (chuyên mục Bạn
đọc Pháp luật, Báo PNVN số 03 ra ngày 06/01/2012 ) của An Bình là bài

phóng sự về vụ việc hai nữ sinh lớp 12 bị đánh ghen tại Phúc Thọ (Hà Nội). Đó là
"câu chuyện về 2 cô bé học sinh lớp 12 là Nguyễn Xuân Hơng và Nguyễn Thị
Hải Anh đã rất hồn nhiên đón nhận những món quà từ ng-ời đàn ông đã có vợ là
D-ơng Văn Bình. Sự việc đã bị vợ Bình là Nguyễn Thị Nụ phát hiện. Nụ đã gọi cả
H-ơng và Hải Anh đến tận nhà, đánh đập thậm tệ, cắt tóc, đe doạ rồi thu hết
những món quà mà Bình tặng trớc đó.Con dại cái mang, một phút bồng bột
của những đứa trẻ non nớt nh- H-ơng và Hải Anh đã khiến bản thân các cháu
phải trả giá, bố mẹ đau lòng. Câu chuyện đánh ghensẽ vẫn còn ầm ĩ ở làng quê

này. Câu tục ngữ dân gian Con dại cái mang là kinh nghiệm của ngời xa
về xã hội: con cái mà có lỡ làm điều dại dột thì cha mẹ th-ờng phải là ng-ời phải
trực tiếp gánh chịu hậu quả, thiệt thòi đ-ợc An Bình vận dụng trong bài báo viết
về vấn đề xã hội thời hiện đại. Cách nói dân gian truyền thống đ-ợc vận dụng
trong bài viết đã nêu bật hậu quả tai hại khôn l-ờng của những cô bé học sinh còn
ngây thơ non nớt. Bị đánh ghen khiến các em không những phải gánh chịu vết
th-ơng về thể chất và tinh thần mà chính cha mẹ của các em cũng phải hứng chịu
nỗi đau vết thơng lòng : danh dự bị tổn thơng, bỏ dở công việc, chịu ảnh
hởng tâm lí với búa rìu d luận thật đúng là con dại cái mang.
2.2.2. Vấn đề sử dụng ý của câu tục ngữ truyền thống trong phần nội dung
của bài báo in đ-ơng đại
Bài báo Nghịch lí trâu cày" (Báo PNVN số ra ngày 23/4/2012) của Lan Chi
là bài viết nêu ra những nghịch lí trong công sở hiện nay. Mở đầu, tác giả đã viết:
Ngày trớc các cụ có câu: Một ngời làm quan, cả họ đợc nhờ. Ngày nay,
trong công sở hiện đại, ngời ta lại nói: Một ngời làm tốt, cả phòng đợc
chơi". Cách diễn đạt Một ngời làm tốt, cả phòng đợc chơi thật quen thuộc,
hóm hỉnh bởi tác giả đã dùng ý của câu tục ngữ Một ngời làm quan, cả họ đ-ợc
nhờ. Từ việc dùng ý câu tục ngữ trên, tác giả đã sáng tạo thành câu: Một ngời
làm tốt, cả phòng đợc chơi nêu lên một cách sinh động, hài hớc về hiện tợng
đang diễn ra phổ biến ở các công sở hiện nay: sự bất hợp lí trong việc sử dụng lao
động: ng-ời làm, ng-ời chơi. Cách diễn đạt sáng tạo độc đáo nh- thế còn cho thấy

sự linh hoạt của việc sử dụng vốn văn hoá dân gian trong ngôn ngữ dân tộc.
Bài báo Đỗ Trung Lai với phẩm chất thi sĩ (Báo TN ra ngày 25/ 4/ 2012
trang 6) của Nguyễn Việt Chiến viết về nhà văn, nhà báo nổi tiếng với văn lực dồi
dào - Đỗ Trung Lai. Mở đầu bài báo, tác giả viết: Nhà thơ Đỗ Trung Lai vừa in
liền hai tập thơ với hai cái tên khá độc đáo theo kiểu chơi chữ: 30 Đỗ Trung Lai
và ơ Thờ Ơ . Trớc đó, ông đã dịch cả ngàn trang thơ Đ-ờng. Thơ của ông hay,
kể cả khi thơ ông cũ tới mức cổ điển thì thơ công cũng rất hay và rất thi sĩ. Làm
thơ mà không hay thì viết làm gì, quẳng bút mà đi uống ruợu rồi đọc thơ Đ-ờng
cho nó sớng! . Đỗ Trung Lai đã từng bộc bạch nh- vậy nên ông đ-ợc giới văn
học xem nh là con ngời nói nh rồng leo, viết nh rồng cuốn . Cách diễn

đạt của tác giả nói nh rồng leo, viết nh rồng cuốn" thật quen thuộc, gần
gũi bởi đó là sự dùng ý từ câu tục ngữ: ăn nh- rồng cuốn, nói nh- rồng leo, làm
nh mèo mửa. Câu tục ngữ thể hiện thái độ phê phán ngời ham ăn, lời nhác đã
biến đổi ý thành lời ca ngợi con ng-ời có phẩm chất cao đẹp để nêu bật phẩm chất
tài hoa, một năng lực văn ch-ơng dồi dào của nhà thơ Đỗ Trung Lai với bạn đọc.
Chúng ta càng thêm trân trọng vẻ đẹp tài hoa, tài văn dồi dào, lực văn sung mãn và
đức độ của nhà thơ Đỗ Trung Lai.
2.3. Vấn đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong cả phần nhan đề và phần nội
dung của bài báo in đ-ơng đại
Bài Hãy mua lấy láng giềng gần (Báo PNVN số 60 ra ngày
20/05/2005) của Hoa Ly viết về thái độ, cách nhìn nhận đối với những ng-ời hàng
xóm láng giềng sao cho đúng mực bằng câu chuyện của chính bản thân tác giả.
Nhan đề bài báo khá quen thuộc, gần gũi với bạn đọc bởi đó là một phần của câu
tục ngữ dân gian: Bán anh em xa, mua láng giềng gần . Cách nói dân gian xa
là lời khuyên nhủ khôn ngoan về thái độ ứng xử với những ng-ời hàng xóm, láng
giềng sống ở xung quanh chúng ta. Anh em họ hàng dù là những ng-ời ruột thịt,
thân thích nh-ng ở xa cũng không có điều kiện giúp đỡ bằng những ng-ời d-ng ở
gần nên ta cần phải có thái độ đối xử tốt với họ. Nhan đề ấy trong câu chuyện của
Hoa Ly là lời nhắc nhở giàu sức thuyết phục của tác giả đến với bạn đọc về thái độ

ứng xử đúng mực, sự coi trọng những ng-ời hàng xóm láng giềng.
Trong phần nội dung bài báo, tác giả viết: Một lần khác, giữa đêm đông
tháng củ mật, đột nhiên chó sủa rộ lênthì ra có hai tên trộm vừa trèo vào hiên
nhà bên, đang cắt khoá thì bác Thiều nhà đối diện bên kia ngõ thức giấc, ngó
sang quát Chúng bay muốn chết hả?, lập tức lũ trộm chuồn lệ. Lời nhắc nhở và
hành vi quán xuyến tới hàng xóm của các bác ở cụm 1 tổ 14 ph-ờng Vĩnh Phúc
này khiến cho chúng tôi cảm động và trăn trở: Thì ra từ tr-ớc tới giờ mình cũng
nh- nhiều ngời dân thành thị vẫn sống theo kiểu Đèn ai nhà nấy rạng chỉ cốt
kín cổng cao tờng, tiền an ninh đóng đều đều. Tác giả Hoa Ly còn vận
dụng câu tục ngữ Đèn ai nhà nấy rạng để nói lên một cách ngắn gọn về lối sống
đáng lên án còn phổ biến hiện nay. Đó là thái độ sống chỉ quan tâm đến bản thân,
gia đình mình mà không cần biết đến hay sẻ chia với ng-ời khác bởi họ là những

ng-ời d-ng trong xã hội. Hay nói rộng ra đó là lối sống thực dụng, đáng bị phê
phán đang diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Cách nói dân gian qua câu
tục ngữ trên đ-ợc vận dụng trong ngôn ngữ báo chí khiến lời văn thật cô đọng,
hàm súc, lời ít ý nhiều.
Tiểu kết
Tục ngữ truyền thống đ-ợc nhân dân sáng tác từ rất lâu nh-ng không phải
chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn có sức sống trong xã hội hiện đại. Vì vậy, khi
viết văn làm báo, những câu tục ngữ x-a ùa về trong tâm trí các nhà văn, nhà báo
và đ-ợc họ sử dụng khá nhuần nhuyễn, đem lại hiệu quả cao trong việc diễn đạt.
Việc sử dụng tục ngữ của họ thật phong phú, đa dạng: có khi dùng nguyên câu,
khi chỉ sử dụng một vế, hoặc dùng ý của câu tục ngữ truyền thống bằng cách mô
phỏng hình thức, cải biến qua việc thay thế từ ngữ tơng đơngViệc các tác giả
chỉ sử dụng một vế của câu tục ngữ truyền thống không phải vì họ không thuộc
nguyên vẹn cả câu, mà họ muốn kích thích trí tò mò của bạn đọc, khiến độc giả
cùng đọc và suy ngẫm.
Việc sử dụng tục ngữ có giá trị nh- là một điển cố, điển tích giúp các tác giả
có thể nói ít hiểu nhiều, diễn đạt cô đọng, hàm súc, tạo dựng những cách diễn đạt

mới lạ, hài h-ớc nh-ng cũng thật giàu ý nghĩa. Và việc sử dụng tục ngữ trong các
bài báo còn là sự đồng sáng tạo giữa các tác giả báo chí hôm nay với các nghệ
nhân dân gian x-a. Bởi tục ngữ đã đ-ợc ra đời từ rất lâu và đ-ợc sử dụng trong
những bối cảnh thời x-a, còn thời nay các nhà báo dùng nguồn văn liệu truyền
thống ấy để phản ánh hiện thực đời sống trong bối cảnh hoàn toàn mới mẻ. Nh-
vậy, việc sử dụng tục ngữ của các nhà báo luôn là sự sáng tạo, đồng thời khẳng
định sức sống lâu bền của túi khôn dân gian ấy thật bền bỉ, mạnh mẽ trong thời
đại ngày nay.
Ch-ơng 3
Vấn đề Sử dụng ca dao truyền thống trên báo in
đ-ơng đại

3.1. Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong nhan đề của bài báo in
đ-ơng đại

Bài tam tứ núi của Lê Minh (Báo PNVN Xuân ất Dậu 2005) kích thích trí
tò mò của độc giả với nhan đề thật ngắn gọn, gần gũi, quen thuộc với cụm từ tam
tứ núi đợc trích từ lời ca dao truyền thống:
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua".
Lời ca dao x-a là lời khuyên nhủ của ng-ời x-a dành cho đôi lứa yêu nhau cho dù
phải v-ợt qua biết bao nhiêu khó khăn, gian nan, thử thách để đến đ-ợc với tình
yêu. Ngày nay, "tam tứ núi, thất bát sông, tứ cửu tam thập lục đèo" ấy là những
hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn, gian nan, thử thách trong xã hội hiện đại. Có
khi những gian khó ấy với các bạn trẻ thời nay tr-ớc ng-ỡng cửa của tình yêu hôn
nhân là vấn đề việc làm, khả năng tài chính để đắp xây hạnh phúc, định kiến của
gia đình xã hội về ng-ời mình yêu, bản chất con ng-ời của những ng-ời trong
cuộcNhững vấn đề ấy chính là "tam tứ núi, thất bát sông, tứ cửu tam thập lục
đèo" mà những ng-ời trong cuộc phải nỗ lực v-ợt qua để tìm đến hạnh phúc ở thời
nay. Nhan đề bài báo với cụm từ "tam tứ núi" đ-ợc trích ra từ lời ca dao dân gian

thật ngắn gọn, lại vừa quen thuộc đã hé mở với bạn đọc về nội dung chính mà bài
báo h-ớng tới : gian nan, thử thách trong tình yêu của các bạn trẻ thời hiện đại.
Bài Chẳng thơm cũng thể của PGS.TS Phạm Văn Tình (Báo TP số ra
ngày 24/10/2010) là bài viết về nét văn hoá của ng-ời Hà Nội x-a và nay nhân dịp
đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Viết về nét đẹp của ng-ời dân Hà
Thành, tác giả đã muợn chất liệu văn hoá dân gian trong lời ca dao cổ để tạo dựng
nhan đề:Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng ng-ời Tràng
An.Có lẽ lời ca dao truyền thống đã trở nên quá quen thuộc với ng-ời dân thủ đô
nói riêng và con ng-ời Việt Nam nói chung. Chỉ cần đọc mấy chữ trong nhan đề
bài báo, bạn đọc sẽ biết ngay nội dung chính tác giả muốn đề cập đến là nét đẹp
văn hoá ứng xử của ng-ời dân thủ đô - những con ng-ời đ-ợc sinh ra trên mảnh
đất ngàn năm văn hiến. Ng-ời x-a đã dùng lối nói ví von, so sánh để nêu bật vẻ
đẹp tâm hồn của ng-ời dân xứ kinh kì: Dù không có vị thơm (nh- th-ờng có) thì
cũng là loài hoa thuộc dòng hoa lài (hoa nhài), và dù không đợc lịch (lịch lãm,
thanh nhã) thì dù sao cũng mang danh đ-ợc tiếng là ng-ời Tràng An những con
ngời có nét đẹp về phẩm chất (thanh nhã, lịch lãm, lịch thiệp). Ngời x-a đã

dùng Tràng An để chỉ địa danh thủ đô Hà Nội thân yêu. Cái tên Tràng An vốn là
một địa danh của Trung Quốc x-a kia, gắn với một kinh đô thanh lịch, hào hoa,
phồn thịnh. ở xứ Tràng An Hà Nội không chỉ có nét đẹp lộng lẫy, hào hoa mà
ẩn chứa trong đó cả nét nho nhã, thanh lịch của con ng-ời. Chẳng phải tự nhiên
mà ng-ời x-a lấy hoa nhài (lài) để thể hiện lối nói ví von so sánh. Lài (nhài) là
một loại cây nhỡ, là hình bầu dục, hoa màu trắng mọc thành cụm, nở về đêm, có
vị thơm thanh mát. (Hoa đào ch-a thắm đã phai. Thoang thoảng hoa nhài mà lại
thơm lâu). T-ơng tự với nét đẹp của hoa nhài, ng-ời Thăng Long Hà Nội đ-ợc
coi là những ng-ời có tính cách riêng, tiêu biểu cho c- dân vùng kinh thành: đẹp,
lịch sự, tế nhị, từng trải, biết cách c- xử đúng mực. Lời ca dao x-a là tiếng hát
ngợi ca vẻ đẹp trong giao tiếp, ứng xử tinh tế, là niềm tự hào của mỗi công dân đã
và đang sống trên mảnh đất Thăng Long từ ngàn x-a cho đến ngày nay. Bởi, giàu
có, phú quý thì nơi nơi nhiều ng-ời có. Nh-ng hiểu biết lịch lãm thì không phải cứ

nhiều tiền là có đ-ợc. Đồng thời, lời ca dao cũng gián tiếp nhắc nhở những ng-ời
con của kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến x-a - thủ đô Hà Nội hôm nay
cần phải có ý thức, bổn phận về việc trau đồi phẩm chất phong cách, sao cho xứng
đáng với truyền thống đã có và đang có, với niềm tin yêu, kì vọng của mọi ng-ời.
Và Hà Nội hôm nay sẽ ngày càng văn minh hơn khi có nhiều ng-ời con của Hà
Nội thành đạt trong xã hội. Ng-ời Hà Nội ngày nay biết phát huy cái lịch thiệp,
hào hoa của truyền thống x-a vào việc thể hiện mình. Họ đang trong quá trình kế
thừa những nét đẹp văn hoá của con ng-ời Thăng Long Hà Nội ngàn năm tuổi,
và phát huy những nét đẹp hiện đại của thời đại mới để làm nên nét đẹp của con
ng-ời Hà Thành hôm nay và mãi mãi mai sau. Với việc tạo dựng một tít báo
bằng nguồn chất liệu văn hoá dân gian truyền thống, tác giả đã mang đến cho
nhan đề của thiên tuỳ bút văn ch-ơng viết về nét đẹp văn hoá của ng-ời Hà Nội
x-a và nay âm điệu trữ tình m-ợt mà, sâu lắng trong lời ca dao x-a. Đồng thời,
ngôn ngữ ca dao trong nhan đề càng làm tăng thêm tính chất văn ch-ơng cho một
bài báo viết về văn hoá.
3.2. Vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong nội dung của bài báo in đ-ơng
đại

Bài báo Đền Mẹ trong tâm linh ngời Việt (Báo PNVN số 12 ra ngày
27/01/2012) của Tuệ Nghi. Trong phần giới thiệu về Đền Mẫu Âu Cơ, tác giả có
viết: Đền Mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ. Đền nằm giữa một cánh đồng lúa
bên dòng sông Thao thuộc xã Hiền L-ơng, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ. Ngày lễ
chính của đền Mẫu Âu Cơ là ngày Tiên giáng mùng 7 tháng Giêng và kéo dài
đến hết mùng 9. Dân trong vùng từ lâu đã có câu ca l-u truyền: Mùng bảy trong
tiết tháng Giêng. Dân Hiền lễ tế trống chiêng vang trời. Trong những ngày lễ,
ngoài đền th-ờng diễn ra các trò chơi dân tộc nh- đu tiên , cờ ng-ời, chọi gà, tổ
tômRiêng ngày thứ ba sẽ diễn ra lễ rớc kiệu từ đền trở về đình để kết thúc lễ
hội. Lời ca dao xa đã đa chúng ta trở về với không gian văn hoá lễ hội
truyền thống diễn ra hàng năm vào mùng bảy tháng riêng ở xã Hiền L-ơng, Hạ
Hoà, Phú Thọ. Trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, lễ hội diễn ra trong không khí

linh thiêng với tiếng trống tiếng chiêng vang trời thể hiện tấm lòng thành kính của
nhân dân t-ởng nhớ công ơn của đức Mẹ Âu Cơ. Việc dẫn vào lời ca dao x-a
trong bài viết về lễ hội truyền thống đã cho thấy lễ hội mùng bảy tháng giêng ở
đền Mẫu Âu Cơ diễn ra đều dặn hàng năm, đã trở thành một sinh hoạt văn hoá
tâm linh cổ truyền của ng-ời dân xã Hiền L-ơng, Hạ Hoà , Phú Thọ. Đồng thời,
chất liệu văn hoá dân gian ấy đã đem đến cho bài viết âm điệu trữ tình, là lời mời
gọi du khách gần xa đến với một trong những lễ hội lớn ở miền bắc.
Bài báo Phong tục thờ cúng tổ tiên (báo TN số ra tháng 3/ 2012 trang 18)
của Phạm Hồng viết về một phong tục truyền thống đẹp của ng-ời Việt: Phong
tục thờ cúng tổ tiên ở n-ớc ta cũng đã có từ hàng ngàn năm tr-ớc và luôn đ-ợc
giữu gìn l-u truyền. Đặc biệt, ngoài việc thờ cúng tổ tiên trong từng gia đình, tộc
họ, ng-ời Việt Nam ta còn có ngày cúng giỗ chung của toàn dân tộc và đ-ợc gọi
là ngày giỗ tổ. Đó là ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm: Dù ai đi ngợc về
xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mời tháng ba.Tục thờ cúng tổ tiên dù ở từng địa
ph-ơng có sự khác nhau nh-ng đều giống nhau về ý nghĩa, đó là sự t-ởng nhớ
kính trọng và biết ơn đối với tiền nhân, với tất cả những ng-ời đã mất, đồng thời
có tác dụng giáo dục đạo lý Uống nớc nhớ nguồn cho con cháu. Lời ca dao
về ngày quốc giỗ đ-ợc tác giả vận dụng trong nội dung bài báo viết về tục lệ thờ
cúng tổ tiên thật tinh tế, giàu sức thuyết phục. âm h-ởng m-ợt mà tha thiết của

câu ca thấm đ-ợm trong tâm hồn mỗi ng-ời dân đất Việt là lời nhắc nhở chí tình
chí nghĩa về ngày giỗ chung của dân tộc: mùng m-ời tháng ba âm lịch hàng năm.
Đã là ng-ời Việt Nam thì ai cũng đều có chung một nguồn gốc là con Lạc cháu
Hồng, nòi giống Rồng Tiên, con cháu vua Hùng. Dân tộc Việt còn có chung ngày
giỗ thì tục lệ thờ cúng tổ tiên trong từng gia đình càng phải đ-ợc coi trọng bởi đó
chính là biểu hiện sâu sắc của đạo Hiếu trong mỗi ng-ời. Lời ca dao x-a đ-ợc
đ-a vào nội dung càng khiến cho một bài báo viết về phong tục đẹp của dân tộc
càng trở nên sâu sắc và giàu ý nghĩa Uống nớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ
trồng cây.
3.3. Vấn đề vận dụng ca dao truyền thống trong nhan đề và nội dung của bài

báo in đ-ơng đại
Bài báo Gió đâu gió mát sau l-ng (Báo TP số 28 ra ngày 9/7/2011 trang
18) là bài bút kí của V-ơng Tâm viết về nghề làm quạt truyền thống ở làng Đào
Xá (H-ng Yên). Nhan đề bài báo chính là câu lục trong bài ca dao cổ truyền:Gió
đâu gió mát sau l-ng. Dạ đâu dạ nhớ ng-ời d-ng thế này".Lời thơ dân gian đ-a
ng-ời đọc vào một chiều sâu tâm trạng với nỗi nhớ niềm th-ơng da diết của tình
yêu đôi lứa. Ngọn "gió mát" có tính chất gợi hứng để góp phần khơi gợi tâm trạng
của nhân vật trữ tình. Nhan đề bài báo đ-ợc lấy từ câu lục trong lời ca dao truyền
thống với từ "gió" là cách dẫn dắt vừa tự nhiên, vừa hấp dẫn mở đầu bài bút kí viết
về làng làm quạt ở Đào Xá (H-ng Yên) và nghề làm quạt truyền thống. Cách vào
đề ấy mang đậm tính chất văn ch-ơng sâu sắc, thể hiện vốn hiểu biết về văn hoá
dân gian của tác giả, khiến cho bài viết về nghề làm quạt giấy mang đậm tính dân
tộc. Tiếp theo, tác giả viết: Khi tôi hỏi về chuyện bán những chiếc quạt giấy
màu tím đang phơi ở ngoài sân, thì bà không nói chỉ chép miệng lắc đầu và chỉ rầu
rầu nhắc đến câu ca x-a, đầy tự hào của làng: Hỡi cô thắt dải bao xanh. Có về
Canh Hoạch với anh thì về. Canh Hoạch ít ruộng nhiều nghề. Yêu nghề quạt giấy
hay nghề đan khuôn. Lời ca dao x-a trong lời tâm sự về nghề làm quạt của ng-ời
nghệ nhân ở làng Canh Hoạch (Thanh Oai, Hà Nội) đ-ợc trích dẫn trong phần nội
dung bài báo là minh chứng sinh động về tình cảm gắn bó với nghề nghiệp của bà
cũng nh- ng-ời dân ở nơi đây. Nghề làm quạt truyền thống đã trở thành niềm tự
hào của làng, d-ờng nh- làm cho lời tỏ tình của chàng trai thêm dễ th-ơng, khiến
ngời con gái thắt dải bao xanh dễ xiêu lòng trớc chàng trai làng Canh Hoạch

chịu th-ơng chịu khó, lại ăn nói có duyên. Lời thơ dân gian không chỉ là lời tỏ
tình dễ th-ơng của chàng trai làng nghề Canh Hoạch mà còn giới thiệu với ng-ời
con gái về nghề nghiệp của làng. Làng có nghề nông và nghề phụ truyền thống là
làm quạt giấy và đan khuôn. Lời ca x-a với âm điệu trữ tình đằm thắm, thiết tha
trong lời tâm sự của bà lão làng Canh Hoạch đ-ợc đ-a vào bài bút kí thật giàu tính
văn ch-ơng sâu sắc. Bài ca dao x-a là minh chứng sinh động cho thấy nghề làm
quạt giấy đã trở thành nghề truyền thống của làng từ biết bao đời nay.

ở trên chúng tôi phân tích việc sử dụng từng thể loại tục ngữ và ca dao trong
báo in đ-ơng đại. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập t- liệu chúng tôi phát hiện
có những bài vừa sử dụng tục ngữ, vừa sử dụng ca dao.
Tiểu kết
Tóm lại, khi nghiên cứu vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong tác phẩm
báo in thì có ba vấn đề chủ yếu sau: thứ nhất là ca dao đ-ợc dùng trong nhan đề,
thứ hai là ca dao đ-ợc dùng trong nội dung, thứ ba là ca dao đ-ợc dùng trong cả
nhan đề và nội dung. Tác dụng của việc sử dụng ca dao cổ truyền là làm cho bài
báo có sự đồng cảm giữa ng-ời viết và bạn đọc, làm cho sự phản ánh các vấn đề
của đời sống trở nên súc tích, giàu chất trữ tình, đậm đà chất liệu văn hoá dân
gian.Luận văn này có phân chia thành hai ch-ơng rõ ràng: Ch-ơng hai nói về vấn
đề sử dụng tục ngữ truyền thống trong bài báo in đ-ơng đại, còn ch-ơng ba nói về
vấn đề sử dụng ca dao truyền thống trong bài báo in đ-ơng đại. Nh-ng trong quá
trình s-u tầm chúng tôi nhận thấy có một số bài báo in còn vận dụng thành công
cả ca dao và tục ngữ. Việc sử dụng tục ngữ, ca dao truyền thống trong những tác
phẩm báo in góp phần làm cho ngôn ngữ báo chí không chỉ giàu tính chất trí tuệ
dân gian, mang âm điệu trữ tình m-ợt mà, sâu lắng mà còn khiến cho cách viết,
cách đề cập vấn đề của các nhà báo trở nên gần gũi, quen thuộc với bạn đọc ở
nhiều trình độ, lứa tuổi, góp phần đ-a báo chí đến gần hơn với bạn đọc. Và qua
việc vận dụng vốn trí tuệ và lời thơ dân gian ấy khiến cho cách vào đề, cách biểu
thị nội dung trong ngôn ngữ báo in thật ngắn gọn, dễ hiểu, hiệu quả hơn hẳn
những lời thuyết lí, diễn giải dài dòng. Đặc biệt, trong cùng một tác phẩm báo in
đ-ơng đại, các nhà báo còn khéo léo sử dụng kết hợp một cách hiệu quả cả tục
ngữ và ca dao truyền thống để phát huy hơn nữa thế mạnh của vốn văn hoá, văn
học dân gian ấy.

×