Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Vấn đề tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí ( 1917 - 1934 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.34 KB, 14 trang )

Vấn đề tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều
trên Nam Phong tạp chí ( 1917 - 1934 )


Nguyễn Thùy Linh


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Nho Thìn
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày vấn đề văn học quốc ngữ và phê bình Truyện Kiều. Nghiên cứu
vấn đề hiện đại hóa văn học và phê bình Truyện Kiều trên Nam Phong tập chí
(1917-1934): vấn đề hiện đại hóa văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX; phê bình Truyện
Kiều trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX (đội ngũ tác giả tham gia nghiên
cứu Truyện Kiều trên Nam Phong, vai trò của Phạm Quỳnh trong tiến trình hiện đại
hóa văn học và phê bình Truyện Kiều). Tìm hiểu những biểu hiện của quan niệm phê
bình cũ và mới trong phê bình Truyện Kiều.

Keywords. Văn học Việt Nam; Truyện Kiều; Bình giải; Nam phong tạp chí; Nghiên
cứu văn học

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Truyện Kiều là một tác phẩm mang giá trị lịch sử văn hóa, là một kiệt tác nghệ thuật
của Việt Nam và nhân loại.
Truyện Kiều có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội Việt Nam. Việc
tập hợp những nghiên cứu về tác phẩm này cũng chưa thành một hệ thống hoàn chỉnh. Việc


thống kê, nhận định những phê bình về Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí như góp phần
giúp việc nghiên cứu Truyện Kiều được hoàn chỉnh hơn, để tìm được giá trị, tinh hoa về văn
học nghệ thuật, về văn hóa xã hội, hội tụ trong kiệt tác của dân tộc.
Kiệt tác của Nguyễn Du cũng đã được các nhà phê bình qua nhiều thời đại nhìn nhận từ nhiều
góc độ, khai thác từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trong lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều không
thể không nhắc đến “hệ thống” những công trình nghiên cứu trong một giai đoạn lịch sử trên
Nam Phong tạp chí.
Nếu nhìn lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều từ góc độ phương pháp đọc văn bản, lại thấy trong thế
kỷ XX đã diễn ra những chặng đường khác nhau, ở mỗi chặng đường, mỗi phương pháp đọc
được lựa chọn đem lại kết quả khác nhau. Vì thế, việc tiếp nhận Truyện Kiều trên Nam Phong
sẽ góp phần vào lý thuyết tiếp nhận nói chung trên thực tiễn Việt Nam.
1.2. Nhìn lại Nam Phong tạp chí
Nam Phong là tờ tạp chí có vai trò nhiều mặt trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam
trong vài chục năm đầu thế kỷ XX. Về quy mô dung lượng, tầm quan trọng và mức độ sâu
rộng của những vấn đề được đề cập, số lượng và điều kiện phát hành thì không có tờ báo hay
tạp chí nào cho đến đầu những năm 1930 có thể so sánh với Nam Phong.
Không ai có thể phủ nhận được mối quan hệ đặc thù giữa văn học và báo chí. Báo chí không
chỉ là môi trường giới thiệu và lưu giữ các tác phẩm văn học mà còn tạo nên những khuynh
hướng khác nhau tác động đến sự phát triển của văn học, những luồng tư tưởng, những quan
niệm khác nhau về các vấn đề văn học đều được hiện diện và quy tụ trên báo chí.
Tìm hiểu Nam Phong, người đọc không chỉ hiểu về văn hóa của xã hội đầu thế kỷ XX, cách
nghĩ, lối sống và sự chuyển biến tư tưởng khi tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, chúng
ta còn “sở hữu” nguồn tri thức đồ sộ về xã hội, về văn hóa Đông Phương một cách toàn diện
nhất dưới cái nhìn của các nhà nghiên cứu đầu thế kỷ.
Nam Phong ra đời còn là cái nôi cho sự nghiệp văn chương của những tài năng phát triển như
Nguyễn Bá Học, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Trọng Thuật… Những cây bút chủ lực của
Nam Phong phần nhiều là những người uyên thâm cựu học, lại có vốn Tây học nhất định.
Chính những công trình biên dịch, khảo cứu của họ đã góp phần đem lại cho Nam Phong
không khí học thuật vừa thâm trầm vừa mới mẻ. Chính họ đã đóng góp một phần to lớn trong
việc hiện đại hóa nền văn xuôi nước nhà.

Khi tiếp cận tạp chí, một điều dễ nhận ra là trong khoảng giao thời đầu thế kỷ XX, khi sự xâm
nhập của các yếu tố văn hóa mới, sự thay đổi của cơ chế xã hội, khi mà nền Hán học đến hồi
mạt vận, thì Nam Phong tạp chí đã rất thành công trong việc làm sống lại kho tàng văn hóa,
văn học truyền thống của cha ông. Một cuộc tổng duyệt lại kho tàng văn hóa, văn học truyền
thống và bảo tồn những giá trị đích thực của văn học cổ, đã được tiến hành trên Nam Phong
tạp chí một cách rất quy củ và có ảnh hưởng nhất định trong đời sống văn hóa, văn học đương
thời.
1.3. Tìm hiểu về Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí
Khi có điều kiện tiếp xúc và khảo cứu đầy đủ nhất về Nam Phong tạp chí, luận văn muốn đi sâu
tìm hiểu và đánh giá về cách đọc, cách tiếp cận, cách nhận định về Truyện Kiều của một thời kỳ
văn học, một thời kỳ được xem là giao thời giữa phê bình văn học trung đại và phê bình văn
học hiện đại.
Hơn nữa, chúng tôi cũng muốn góp phần nhỏ trong việc đánh giá nghiên cứu về Truyện Kiều
trong bề dày lịch sử phê bình Truyện Kiều của giới văn học từ xưa đến nay.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của phê bình văn học đầu thế kỷ XX, Nam Phong tạp chí đã
mang đến cách nhìn mới, quan niệm mới về Truyện Kiều, tuy vậy vẫn còn trong đó những
cách nhìn theo tư tưởng truyền thống. Chính vì vậy, đề tài đi sâu nghiên cứu về việc tiếp nhận
và bình giải Truyện Kiều để tìm hiểu một bước phát triển mới so với việc đọc của các nhà thơ,
nhà văn thời trung đại và xem đây là giai đoạn tiếp nối đến nền phê bình văn học thời kỳ hiện
đại. Bên cạnh đó, luận văn muốn nhìn nhận đúng đắn về bước chuyển biến mới từ tư tưởng
bảo thủ, truyền thống sang tư tưởng đa chiều hiện đại.
Từ sự đan xen giữa yếu tố cũ và mới đó, một công việc rất ý nghĩa mà Nam Phong đã làm, là
đánh giá lại tác phẩm Truyện Kiều – một tác phẩm vào hàng nổi tiếng bậc nhất của văn
chương cổ, một công việc đã mở đường cho thể loại phê bình nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Ở mỗi một thời kỳ lịch sử, có lẽ do sự chi phối của ý thức xã hội, của quan điểm cá nhân mỗi
người để nhìn nhận và đánh giá khác nhau về Truyện Kiều. Dù hiểu như thế nào và nhìn dưới
góc độ nào đi chăng nữa, thì không ai có thể phủ nhận được giá trị của Truyện Kiều và sự ảnh
hưởng của tác phẩm đến đời sống tinh thần của người Việt.
Việc nghiên cứu Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí hiện nay có thể nói, chưa có một công

trình nào nghiên cứu một cách bài bản và đầy đủ, đánh giá về những mặt mạnh, mặt yếu, mặt
tốt, mặt hạn chế trong “hệ thống” những công trình nghiên cứu về Truyện Kiều trên Nam
Phong. Mặt khác, ta có thể thấy Nam Phong là một tạp chí lớn có ảnh hưởng sâu sắc, phản
ánh đời sống văn hóa của một thời kỳ lịch sử biến động. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu việc
tiếp nhận, bình giải Truyện Kiều trên Nam Phong là một trong những công việc nghiên cứu
cần làm để có cách nhìn nhận đúng đắn và toàn diện nhất về công lao và sự ảnh hưởng của
Nam Phong đối với sự phát triển của nền văn học hiện đại. Để làm được điều đó, chúng ta
cùng nhìn nhận lại những “thành tựu” cũng như bước tiến mà giới phê bình đã làm được trong
việc góp phần hoàn thiện đánh giá Nam Phong:
Năm 1933, Thiéu Sơn đã bàn luận về tri thức, nội dung trên Nam Phong tạp chí trong cuốn
Phê bình và cảo luận.
Một năm sau ngày Nam Phong tạp chí đình bản, nhà thơ Đông Hồ Lâm Tấn Phác, một cây
bút có viết cho Nam Phong đã nhấn mạnh về sự thành công trong việc tạo dựng nên một “tủ
sách” toàn thư, một công lao to lớn mà không phải tạp chí nào cũng làm được trong giai đoạn
giao thời
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khẳng định Khi đọc Nam Phong, chúng ta có thể hình dung
được cả một thời kỳ lịch sử xã hội với tư tưởng cũ, mới đan xen. Bên cạnh đó, những người
đọc Nam Phong sẽ “thu nhận’ được nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như của
các nước phương Tây, góp phần mở mang đầu óc và tạo lối suy nghĩ mới.
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, 1942, nhà phê bình văn học Hoài Thanh cũng đưa ra một
nhận xét về tờ tạp chí.
Giáo trình Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập III của nhóm Lê Quý Đôn có đoạn “Nhưng
dù lên án đúng mức cũng không thể không ghi công lớn cho Nam Phong về vai trò và tác
dụng của nó trong sự nghiêp phát triển văn học”.
Ngay những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, năm 1949, trong cuốn Việt Nam văn học sử
(trích yếu), Nghiêm Toản đã đánh giá công lao của Nam Phong tạp chí và Đông Dương tạp
chí trong việc chuẩn hóa quốc ngữ, đưa việc sử dụng quốc ngữ vào các lĩnh vực khoa học, văn
học, triết học.
Từ năm 1954 – 1975, các học giả trên cả hai miền Nam Bắc đều có những công trình
nghiên cứu về Nam Phong tạp chí:

Ở miền Bắc, một loạt công trình nghiên cứu về Nam Phong tạp chí xuất hiện tiêu biểu như:
Đại cương về văn học sử Việt Nam (Nguyễn Khánh Toàn, 1954); Sơ thảo lịch sử văn học
(Nhóm Văn Sử Địa, Nhà xuất bản Văn – Sử - Địa, 1957); Lược thảo lịch sử văn học (nhóm
Lê Quý Đôn, Nhà xuất bản Xây dựng, 1957); Giáo trình văn học Việt Nam (Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, 1963).
Khác với giai đoạn trước, ở giai đoạn này, các học giả này đều có chung quan điểm theo
hướng xã hội học chính trị, có cái nhìn phủ nhận sạch trơn về đóng góp của Phạm Quỳnh và
Nam Phong.
Khác với không khí ở miền Bắc, ở miền Nam các học giả có cái nhìn khoa học khách quan
hơn.
Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, 1961, đã đánh giá Nam Phong
tạp chí và Đông Dương tạp chí mặc dù còn vướng nhiều về quá khứ song cũng đã có cố gắng
trong việc dung hòa Âu Á.
Nguyễn Văn Trung trong chuyên luận Chủ đích Nam Phong, 1975, đã nêu vấn đề Nam Phong
tạp chí cả về văn học và chính trị, ông đã cho rằng Nam Phong là một công cụ tuyên truyền
của thực dân, và ghi nhận Nam Phong cũng có một số đóng góp cho văn học nước nhà.
Năm 1968, Nguyễn Khắc Xuyên đã đưa ra Mục lục phân tích Nam Phong 1917 – 1934 đã
cung cấp danh mục các bài viết trên Nam Phong, chia làm hai phần là mục lục theo chuyên
ngành và mục lục tên tác giả.
Huỳnh Văn Tòng trong Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 đã giới thiệu Nam
Phong tạp chí về cả mặt chính trị và văn học, đánh giá Nam Phong trên cả mặt tích cực và
tiêu cực.
Sau năm 1975 đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đình Chú, Trần Đình Hượu,
Lê Chí Dũng, Phan Trọng Thưởng, Trần Đình Sử, Nguyễn Huệ Chi, Trịnh Bá Đĩnh, Lại Văn
Hùng… đều có những đánh giá đúng đắn về những thành tựu mà Nam Phong tạp chí đã làm
được.
Luận văn của chúng tôi cũng muốn góp phần nhỏ của mình vào việc nhìn nhận lại Nam
Phong qua việc đánh giá bình giải, tiếp nhận Truyện Kiều. Bên cạnh đó, luận văn mong muốn
hoàn thiện quá trình nghiên cứu Truyện Kiều từ khi ra đời đến nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi xin được giới hạn đối tượng nghiên cứu liên quan đến
Truyện Kiều, bàn về Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí trong suốt thời gian tồn tại, từ 1917
– 1934.
phạm vi nghiên cứu bao gồm:
Những số báo viết về Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí với 210 số từ năm 1917 đến 1934
Văn bản tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Văn bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện dựa trên một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, bình luận văn học
- Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh…
5. Đóng góp của luận văn
Qua việc khảo cứu, tìm hiểu, thống kê, tổng hợp trong 210 số Nam Phong tạp chí để giúp các
nhà nghiên cứu và độc giả có cái nhìn toàn cảnh về việc nhận định, đánh giá về văn học, văn
hóa truyền thống.
Đặt trong dòng chảy của văn học dân tộc thì Nam Phong đã “vô tình” làm được việc tiếp
mạch cho dòng chảy ấy. Nghiên cứu vấn đề này và chọn Nam Phong làm đối tượng nghiên
cứu có ý nghĩa tích cực, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà cách nhìn của chúng ta đối
với một số vấn đề quá khứ đã thay đổi, Nam Phong được đánh giá trở lại, luận văn sẽ góp
thêm những đánh giá khách quan và công bằng cho những giá trị và có đóng góp của Nam
Phong.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm tư liệu cho các nhà nghiên cứu văn học
có thêm một góc nhìn về Nam Phong tạp chí trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
giai đoạn đầu thế kỷ XX, xác định vai trò, vị trí và những đóng góp khách quan của tờ tạp chí
này trong quá trình hiện đại hóa văn học nước nhà.
Bên cạnh đó, luận văn mong muốn góp phần nhỏ vào việc đánh giá và khẳng định những
đóng góp quan trọng của báo chí đầu thế kỷ XX nói chung và Nam Phong tạp chí nói riêng.
6. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Vấn đề văn học quốc ngữ và phê bình Truyện Kiều
Chương 2: Vấn đề hiện đại hóa văn học và phê bình Truyện Kiều

Chương 3: Những biểu hiện của quan niệm cũ và mới trong phê bình Truyện Kiều

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Vấn đề văn học quốc ngữ và phê bình Truyện Kiều

1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội đầu thế kỷ XX
Do nhu cầu văn hóa, văn học ngày càng cao, ngày càng phong phú của mọi tầng lớp công
chúng bạn đọc, báo chí cùng các phương tiện in ấn ra đời, phát triển nhanh chóng và mỗi lúc
một hiện đại hóa. Sự ra đời của báo chí cùng sự phát triển của các nhà xuất bản đã góp phần
nâng cao dân trí, nâng cao thẩm mỹ cho độc giả, tạo điều kiện cho văn học phát triển mạnh.
Với người sáng tác, người nghiên cứu, phê bình văn học, báo chí chính là nơi thử bút, nơi
đăng tải, nơi trình bày quan điểm, phát biểu tư tưởng một cách thuận tiện, kịp thời nhất về các
vấn đề văn học nghệ thuật nói chung và từng tác phẩm văn học nói riêng.
Nhìn vào thực trạng văn hóa, văn học của nước nhà hồi đầu thế kỷ XX cho thấy, những yếu tố
cần thiết cho một cuộc cách mệnh văn chương đối với lớp trí thức cũ đã không thể diễn ra.
Ngọn cờ đổi mới văn chương phải nằm trong tay những thanh niên trí thức mới Tây học. Sự
đổi mới này cũng cần phải có thời gian, bởi chủ thể sáng tạo mới chưa làm chủ được công cụ
sáng tạo. Đó là vấn đề vừa xây dựng vừa làm chủ văn tự mới và tư duy sáng tạo mới. Cần có
thời gian khắc phục sự “đứt gãy” về văn hóa, tư duy văn học ở giai đoạn này. Vai trò chuyển
tiếp khắc phục đứt gãy văn hóa và tư duy văn học mới đó đã thuộc về báo chí hồi đầu thế kỷ
XX, mà ở đó, Nam Phong tạp chí có vị trí là “nguyên thủ” và giữ vai trò chủ đạo trong tương
quan với báo chí đương thời. Đến khi chủ thể sáng tạo đã làm chủ được công cụ sáng tạo và
tư duy văn học mới, ở nước ta văn học mới có sự đổi thay mạnh mẽ.
Vào thời điểm những năm đầu thế kỷ XX, những tri thức “văn học – khoa học” mà tạp chí đem
đến cho bạn đọc có lợi ích trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng tri thức, học vấn cho dân tộc.
Nam Phong tạp chí (1917-1934) đã ra đời và sinh hoạt giữa những phức tạp của lịch sử chính trị
xã hội, văn hóa, văn học của nước nhà những năm đầu thế kỷ XX. Nhưng dù thế nào thì Nam
Phong tạp chí cũng là sản phẩm của một thời kỳ văn hóa, văn học của Việt nam, cần được
nghiên cứu khách quan và công bằng.

1.2. Chủ đích của Nam Phong
Nam Phong tạp chí đóng vai trò “mở đầu” trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam đầu thế
kỷ XX.
Trong quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà, Nam Phong tạp chí đã bắc một nhịp cầu
quan trọng đưa văn học Việt Nam vào quỹ đạo hiện đại trên nhiều phương diện. Nhìn từ góc
độ đồng đại, đặt Nam Phong tạp chí vào giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Chủ đích của Nam Phong là thể hiện chủ nghĩa khai hóa của nhà nước, biên tập những bài
bằng quốc văn, Hán văn, Pháp văn, để giúp cho sự mở mang trí thức, giữ gìn đạo đức, bảo tồn
quốc hồn quốc túy trong quốc dân Việt Nam, và truyền bá các môn khoa học Tây phương,
nhất là học thuật tư tưởng Đại Pháp, cùng bênh vực quyền lợi người Pháp, và người Nam
trong trường kinh tế. Đặc biệt chú ý đến sự tập luyện, trau dồi văn quốc ngữ để người Việt
Nam sớm có một nền quốc văn riêng biệt.
1.3. Mối quan hệ giữa văn học quốc ngữ và phê bình Truyện Kiều
Hàng nghìn năm nền văn hóa cổ truyền đã tạo nên một mô hình ổn định cho sáng tác và tiếp
nhận, trong đó cả chữ Hán và chữ Nôm đều đã có đời sống riêng gần như không mấy thay
đổi. Thế mà không đầy hai thập niên đầu thế kỷ, trong những thức nhận mới của đất nước,
nền văn chương, học thuật của dân tộc bỗng chuyển sang một mô hình khác, mô hình quốc
ngữ, với sức chuyên chở và phổ cập được trao cho phong trào báo chí, xuất bản bỗng lần đầu
tiên xuất hiện và sớm trở nên sôi nổi như chưa bao giờ có trong ngót nghìn năm nền văn
chương học thuật cổ truyền.
Bên cạnh chữ quốc ngữ, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, to lớn của báo
chí – một thành tố văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX. Trong ba thập niên đầu thế kỉ XX, báo
chí đã giữ vai trò là chiếc nôi, “bà đỡ của văn học hiện đại”.
Kế thừa có đổi mới một cách sáng tạo truyền thống nghiên cứu phê bình văn học dân tộc, tiếp
thu có chọn lọc các lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học phương Tây hiện đại là một đặc
điểm quan trọng của nghiên cứu, phê bình văn học nước ta lúc đó. Sự hình thành và phát triển
của ngành nghiên cứu, phê bình văn học lúc này đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và phê
bình Truyện Kiều bước sang một giai đoạn mới, phong phú và đa dạng cả về số lượng và chất
lượng.
chúng ta đã khẳng định vai trò của Nam Phong trong đó có bộ phận những bài nghiên cứu về

Truyện Kiều đang được khảo sát ở đây có đóng góp lớn, mở đường cho lý luận nghiên cứu,
phê bình đầu thế kỷ XX. Nhưng cũng như một số nhận định chung về phong trào lý luận phê
bình thời kỳ này, do một số nhà lý luận phê bình vốn xuất thân nho học, thường chú trọng về
học thuật hơn là sáng tác, các nhà tân học tiếp thu tri thức phê bình mới của phương Tây thì
chưa tiếp thu một cách sâu sắc và vận dụng một cách nhuần nhuyễn nên những bài phê bình
về văn học nói chung và văn học cổ trên Nam Phong nói riêng ít yếu tố mới, còn mang nhiều
dấu ấn cũ. Ngay cả quan niệm văn học, về căn bản vẫn là quan niệm cũ. Quan niệm ấy đã quy
định cách nhìn, cách đánh giá của họ về tác phẩm: nhân vật, nội dung tư tưởng, nghệ thuật tác
phẩm, ý đồ của nhà văn. Điều này cũng thể hiện rõ trong loạt bài phê bình và đánh giá Truyện
Kiều.

Chương 2: Vấn đề hiện đại hóa văn học và phê bình Truyện Kiều

2.1. Vấn đề hiện đại hóa văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX
Hiện đại hóa văn học cả về sáng tác và lý luận phê bình bao gồm dịch và giới thiệu cả sáng
tác và phê bình văn học của Tây phương, kể cả dịch bài phê bình Truyện Kiều của R. Craysăc
để đổi mới sáng tác và lý luận phê bình. Chính từ đây mà có nhu cầu ứng dụng các phương
pháp phê bình Tây phương đối với Truyện Kiều. Đồng thời, Nam Phong cũng có đăng cả
những bài phê bình Truyện Kiều theo quan niệm của các nhà nho cũ (như Nguyễn Đôn Phục).
Luận văn xem việc nghiên cứu phê bình Truyện Kiều trên Nam Phong như là đối tượng phản
ánh tiến trình đổi mới và đồng thời cả đặc điểm giao thời của văn học đầu thế kỷ XX.
Quan niệm sáng tác văn chương thời trung đại chính là quan niệm của nhà Nho chịu ảnh
hưởng nặng nề của Nho giáo. Đến đầu thế kỷ XX, quan niệm này đã có sự thay đổi do hoàn
cảnh lịch sử xã hội. Quan niệm của các nhà Nho cũng như các nhà trí thức thời này đã bắt đầu
có sự đan xen giữa yếu tố cũ và mới, từ việc sáng tác văn chương đến phê bình văn học đều
chịu ảnh hưởng bởi nhân tố xã hội và văn hóa.
Trong Nam Phong tạp chí, vấn đề sáng tác cũng có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại hóa.
Tuy nhiên, còn nhiều tác phẩm vẫn hướng vào nội dung ca ngợi trung hiếu, tiết nghĩa hay viết
về những con người sống theo chuẩn mực đạo đức phong kiến.
Do hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội đầu thế kỷ XX có nhiều sự thay đổi lớn, nhu cầu đổi

mới theo xu hướng hiện đạo hóa là điều tất yếu. Vì thế, việc sáng tác và nghiên cứu văn
chương cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa châu Âu dẫn
đến ý thức hệ thay đổi, quan niệm văn chương trong sáng tác cũng dần thay đổi…
Trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ XX, quá trình chuyển đổi từ phương thức tư duy đánh giá
văn học theo cách bình tán, bình điểm của phương Đông sang phương thức tư duy phân tích
mang tính chất phương Tây, vẫn còn ở trong những bước đầu khởi động. Được du nhập tinh
thần duy lý và phương pháp nghiên cứu, các trí thức Nho học và Tây học đã tạo nên một
không khí sinh hoạt học thuật liên tục và sôi nổi, đặc biệt là trên Nam Phong tạp chí. Và từ
năm 1932, nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học thực sự đã đóng góp một vai trò quan trọng
trong đời sống văn học. Đội ngũ các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học cũng đông dần
lên. Những hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học trở nên sôi động.
2.2. Phê bình Truyện Kiều trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX
Nhìn rộng ra toàn bộ phong trào sùng bái Truyện Kiều, có thể nhận thấy trong xã hội Việt
Nam hồi đầu thế kỉ, bắt đầu hình thành dần một ý thức về văn chương với tư cách một nghệ
thuật độc lập. Quan điểm này thể hiện rất rõ trong các bài viết của Vũ Đình Long và Nguyễn
Tường Tam về văn chương Truyện Kiều. Các ông đánh giá Truyện Kiều không từ góc độ luân
lí, từ việc chiêu tuyết hay phê phán Kiều trên lập trường của một nhà đạo đức. Các ông ứng
xử với Truyện Kiều như ứng xử với một tác phẩm văn chương nghĩa là phân tích nghệ thuật
xây dựng nhân vật, văn phong của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Khi nghiên cứu về việc tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí, chúng ta
cần tìm hiểu về đội ngũ tác gải tham gia nghiên cứu Truyện Kiều trên Nam Phong để thấy
được quan điểm phê bình của hai thế hệ tân – cựu ảnh hưởng đến cách nhìn nhận Truyện
Kiều. Bên cạn đó, một lần nữa nhìn nhận lại công lao cũng như sự nghiệp, sự ảnh hưởng to
lớn của Phạm Quỳnh trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà.
2.2.1. Đội ngũ tác giả tham gia nghiên cứu Truyện Kiều trên Nam Phong
Đội ngũ tác giả là các nhà Nho (những người xuất thân cựu học)
Trong lực lượng “phức hợp” rất đông đảo đội ngũ tác giả viết về Truyện Kiều trên Nam
Phong tạp chí, trước hết phải kể đến các nhà Nho. Trên Nam Phong, những văn sĩ thuộc phái
cựu học đóng một vai trò khá quan trọng, họ là những người bắc chiếc cầu nối liền quá khứ
với hiện tại, bảo tồn văn hóa truyền thống. Đại diện tiêu biểu nhất của phái này là Nguyễn

Hữu Tiến. Bên cạnh Nguyễn Hữu Tiến, phái cựu học còn có sự góp mặt của Nguyễn Trọng
Thuật, Nguyễn Đôn Phục, Mai Khê…
Do nguồn gốc học vấn gắn bó sâu sắc với nền cựu học nên những quan điểm phê bình của
các nhà nho chủ yếu là theo con đường chuyển dịch những thể loại văn học mới, văn chương
với họ vẫn chưa đi ra ngoài khuôn khổ quen thuộc của một thứ phương tiện giáo hóa.
Những nhà văn – trí thức tân học
Ở phía đối cực với những tác giả "cựu học" là những nhà văn – trí thức "tân học". Tuy vậy,
đây cũng là một nhóm nhà văn có tính cách không thuần nhất. Thế hệ các nhà văn tân học
gồm những tên tuổi như Trương Vĩnh Kí, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Phạm
Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn Nhiều tên tuổi trong số này không chỉ là những
nhà văn mà còn là những học giả lớn, có tầm vóc với những công trình khảo cứu có giá trị mở
đường cho nhiều ngành khoa học xã hội ở Việt Nam. Một số người trong số họ lại là những
dịch giả có những đóng góp to lớn trong việc giới thiệu những giá trị phương Tây vào Việt
Nam mà điển hình là Nguyễn Văn Vĩnh. Nét độc đáo của thế hệ này chính là sự hòa hợp khá
sâu sắc hai nền văn hóa mang lại khả năng tự kiến tạo học vấn hết sức đáng khâm phục. Đa
phần trong số này đều là những người có một học vấn đặc biệt uyên bác về văn hóa truyền
thống: Trương Vĩnh Kí được đào tạo trong môi trường công giáo, Phạm Quỳnh đã từng có
giai đoạn được đào tạo để theo đòi cử nghiệp và nhờ thế nên các ông đều là những người hiểu
biết sâu sắc văn hóa Hán học. Ngay một người không được đào tạo đầy đủ về văn hóa truyền
thống như Nguyễn Văn Vĩnh cũng có một kiến thức Hán học nhất định và khả tín thể hiện qua
bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp của ông. Ngược lại, các ông lại là những người được
tiếp nhận nền học vấn mới trong một giai đoạn còn hết sức sơ khai. Đa phần các ông đều chỉ
được đào tạo trong trường Thông ngôn và khó có thể tin rằng cơ sở đào tạo này có thể cung
cấp được cho người học một hiểu biết đầy đủ về văn hóa Âu Tây ngoại trừ một năng lực
ngoại ngữ đủ để phục vụ cho bộ máy thực dân. Trường hợp của Trương Vĩnh Kí hay Nguyễn
Trọng Quản là những cá biệt. Vậy mà, qua con đường tự học, các ông đã thâm nhập được rất
sâu vào nền văn hóa Pháp. Điều này thể hiện qua những bài viết bằng tiếng Pháp của Phạm
Quỳnh hay qua những tờ báo tiếng Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh.
2.2.2. Vai trò của Phạm Quỳnh trong tiến trình hiện đại hóa văn học và phê bình Truyện
Kiều

Nói đến Phạm Quỳnh, là nói đến một trong những trường hợp đặc biệt của văn hóa Việt Nam
đầu thế kỷ XX. Đó là một trong “những người khổng lồ” (chữ của nhà văn Nguyên Ngọc)
cách đây hơn một thế kỷ mà tài năng, trí tuệ thể hiện một cách rực rỡ trên mọi lĩnh vực văn
hóa.
Một đóng góp quan trọng nữa của Phạm Quỳnh và báo Nam Phong đối với báo chí Việt Nam
là về mặt ngôn ngữ báo chí và cách thức biên tập, đưa tin. Ngôn ngữ báo chí đến thời Nam
Phong đã đạt đến sự trong sáng, rõ ràng về mặt từ ngữ; khúc chiết, mạch lạc về cách hành
văn. Cách đưa tin cũng ngắn gọn, chính xác và hấp dẫn, thể hiện qua những bài biên tập kỹ
càng và sâu sắc của Phạm Quỳnh và ban biên tập. Phạm Quỳnh và báo Nam Phong đã kiên trì
nghiên cứu, cải tạo câu văn quốc ngữ, khiến nó có khả năng diễn đạt một cách trong sáng, rõ
ràng mọi khái niệm thâm thúy của tư tưởng triết học kim cổ đông tây thông qua việc tổ chức
biên dịch, giới thiệu các tư tưởng ấy trên mặt báo. Những cố gắng ấy của Phạm Quỳnh và
Nam Phong, đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt , nói chung và
ngôn ngữ báo chí, nói riêng.

Chương 3: Những biểu hiện của quan niệm phê bình cũ và mới trong phê bình Truyện
Kiều

3.1. Những biểu hiện quan niệm phê bình cũ và mới
Bàn về văn chương và giá trị tư tưởng trong Truyện Kiều
Nói về tư tưởng Truyện Kiều, hầu hết các nhà phê bình nghiên cứu trong Nam Phong tạp chí
đều khẳng định Truyện Kiều là một áng văn bất hủ của nền văn học dân tộc nói riêng và của
nhân loại nói chung. Bước đầu, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận và đánh giá đúng tầm ảnh
hưởng của tư tưởng Truyện Kiều đối với thực tiễn cuộc sống từ khi ra đời đến nay. Dựa vào
việc đọc và bằng kiến thức uyên bác của mình, các nhà phê bình đã bàn đến những tư tưởng
nổi trội của Nguyễn Du, tư tưởng xuyên suốt Truyện Kiều như: “tài mệnh tương đố”, “chữ tài
liền với chữ tai một vần” hay “hồng nhan bạc mệnh”… Tư tưởng của Nguyễn Du trong
Truyện Kiều, theo họ, dù đúng dù sai, dù có những hạn chế thì những áng văn chương thấm
đẫm tinh thần nhân văn, giá trị nhân đạo cũng tô điểm cho văn chương Truyện Kiều thêm đẹp
hơn, có ích hơn trong thực tiễn đời sống.

Bàn về cách nhìn nhận thân phận con người của Nguyễn Du
Khi bàn đến cách nhìn nhận thân phận, tính cách nhân vật của Nguyễn Du thể hiện trong
các hành động, xây dựng số phận cuộc đời nhân vật thì có khá nhiều những ý kiến trái
chiều. Có người cho rằng Nguyễn Du viết nên Truyện Kiều bằng mối đồng cảm giữa
những người tài hoa, bằng tình thương giữa trước những số phận cuộc đời, ông viết bằng
tấm lòng nhân đạo, yêu thương cao cả của mình. Tuy nhiên, lại có những học giả cho
rằng, Nguyễn Du khá phiến diện trong tư tưởng khi cho rằng, những người tài hoa thì bạc
mệnh…
Bàn về giá trị nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều
Trong xu hướng nhìn nhận lại Truyện Kiều, có rất nhiều bài viết bàn về nghệ thuật miêu tả
tâm lý, tả cảnh, cách diễn đạt trong những câu Kiều, Nguyễn Tường Tam là tác giả đã dành
“nhiều tâm huyết” cho việc nghiên cứu về văn chương Truyện Kiều. Tác giả đã vận dụng
phương pháp phê bình thái Tây để bình giá Truyện Kiều. Ngoài việc bình giá nghệ thuật sử
dụng từ ngữ tài hoa, tác giả còn bình giá về tài làm văn, nghệ thuật lựa chọn cảnh, mối quan
hệ giữa cảnh vật và lòng người. Có nhiều lời đánh giá tinh tế kiểu “Làm văn cốt vắn tắt, nghĩa
là dùng ít chữ để nói nhiều ý, gồm cả bao nhiêu tư tưởng vào một câu văn.
Bàn về các nhân vật trong Truyện Kiều
Trên Nam Phong ta vẫn có thể gặp những bài viết của các nhà cựu học chủ yếu bình giá nhân
vật theo các chuẩn mực đạo đức Nho giáo, nghĩa là vẫn đọc Truyện Kiều theo lối cũ; nhưng ta
cũng có thể đọc được những bài khảo cứu hiện đại về hệ thống vấn đề và quan điểm, những
bài khảo cứu chưa từng có trong thế kỷ XIX. Thế kỷ XX cũng chứng kiến sự tham gia tích
cực của Truyện Kiều vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội. Nhân vật trong Truyện Kiều
trước hết là Thúy Kiều, trở thành một thứ thuốc thử độc đáo để kiểm nghiệm sự thay đổi của
tư tưởng văn hóa trong giai đoạn giao thời.
3.2. Các ý kiến đánh giá về Truyện Kiều cùng thời với Nam Phong tạp chí
Từ năm 1917 - 1934, phong trào Tranh luận Truyện Kiều không chỉ diễn ra trên Nam Phong
tạp chí mà còn nhận được sự quan tâm "rầm rộ" của các tác giả đăng trên nhiều tạp chí có
tiếng đương thời. Có thể kể đến những bài bình luận và quan điểm của các tác giả như Huỳnh
Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Phan Khôi, Hoàng Ngọc Phách đã tạo được
hiệu ứng học thuật mạnh mẽ thời bấy giờ về phong trào nhìn nhận, khôi phục và khẳng định

giá trị văn học của dân tộc.
Có thể nói, cuộc tranh luận Truyện Kiều có thể chia làm 2 phe: phe ủng hộ Kiều gồm Phạm
Quỳnh, Trần Trọng Kim, Vũ Đình Long, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Tường Tam; phe đả
kích gồm Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Bách Khoa…

PHẦN KẾT LUẬN
1. Thành công của việc tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều
Nhìn ở góc độ văn hóa: Mối quan hệ qua lại giữa công chúng văn học và tác giả chưa bao giờ
mật thiết như thời kỳ này. Chữ quốc ngữ nhờ có báo chí và nhà xuất bản với ngôn ngữ đại
chúng dễ hiểu đã làm tác giả và công chúng xích lại gần nhau. Trong hai thập kỷ đầu tiên,
không kể lớp công chúng trí thức cũ đọc thơ chữ Hán, lớp công chúng đọc thơ quốc ngữ về cơ
bản là lớp công chúng bình dân, những thị dân, tiếp theo là trí thức Tây học trẻ tuổi đang ngày
càng đông đảo. Nhà thơ kiểu cũ, những người học Hán văn sau đó có học quốc ngữ, học mới
ở thời kỳ này vẫn sáng tác và thậm chí trong một thời điểm nào đó có vai trò quan trọng đối
với đời sống thi ca.
Nhìn ở góc độ học thuật:
Vai trò, vị trí và những thành tựu của Nam Phong tạp chí trong tiến trình xây dựng một nền
quốc văn mới cho nước nhà Phong trào nhìn nhận và đánh giá Truyện Kiều do Phạm Quỳnh
khởi xướng có ý nghĩa rất lớn, bởi nhờ đó mà có một cuộc Tranh luận Truyện Kiều "quy mô"
trong lịch sử văn học dân tộc. Nó đánh dấu một bước tiến trong nhận thức, đánh giá về tác giả
và tác phẩm văn học.
Tạo bước đệm cần thiết và vững chắc cho học thuật giai đoạn tiếp theo
Đến giai đoạn này, nghiên cứu và phê bình văn học đã thực sự khẳng định vị trí đặc biệt của
mình trong đời sống văn học dân tộc. Lực lượng chuyên nghiên cứu phê bình bắt đầu được
hình thành và phát triển.
Thành quả của Nam Phong tạp chí trong việc đánh giá đúng đắn giá trị nội dung và nghệ
thuật của Truyện Kiều và góp phần không nhỏ vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Phạm Quỳnh là người đầu tiên vận dụng những kỹ thuật và hệ thống thuật ngữ lý luận, phê
bình văn học phương Tây vào hoạt động nghiên cứu những tác phẩm văn học trong truyền
thống mà chuyên khảo Truyện Kiều là một minh chứng đầy sức nặng.

2. Hạn chế của việc tiếp nhận và bình giải Truyện Kiều
Đối chiếu những công trình nói trên có thể cho phép hình dung khá đầy đủ về thực tế vă học
đương thời và phần nào bộ phận văn chương nghệ thuật trên Nam Phong tạp chí. Tuy nhiên,
hạn chế chính là phần lớn những công trình đó đều được trình bày theo lối khảo tả hoặc dùng
nhận thức cảm tính chủ quan bình giảng, diễn dịch từng tác phẩm văn học.
Đầu những năm 20 các chí sĩ như Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng từ nhà tù Côn Đảo được
thả về. Họ lại hăng hái tiếp tục công việc bị tù đày gián đoạn. Các cụ đã tỏ ra rất sắc sảo vạch
mặt thực dân và tay sai nhưng những kiến giải của các cụ về chính trị, xã hội, văn hóa, có thể
nói là tiền tiến với nhà Nho nhưng lại là cổ lộ, lạc hậu với thực tế, với sự hiểu biết của lớp
thanh niên yêu nước có tân học. Vì lòng yêu nước thương dân các nhà Nho không ngần ngại
lột xác, tự phê phán, sẵn sàng tiếp nhận cái văn minh phương Tây tuy xa lạ nhưng cũng mới
lạ. Họ được mở rộng tầm nhìn và tri thức. Nhưng với cái vốn hiểu biết về văn minh, về khoa
học, về tư tưởng, phương Tây được báo chí Trung quốc lúc đó giới thiệu, các cụ còn xa mới
hiểu đúng nội dung thực. Cuối cùng khi trở thành lạc lõng, họ trở nên cô độc, làm thơ tâm sự
giãi bày nỗi uất ức, đi vào con đường xa lánh giữ khí tiết.
Có một ý kiến chúng tôi rất tâm đắc: Vươn tới những đỉnh cao mới luôn luôn là khát vọng của
con người. Nhưng cũng như trong giới tự nhiên, có sâu gốc bền rễ thì cành nhánh mới sum
suê, chót vót, có tựa vững chắc vào một hay những truyền thống văn học, văn minh tinh thần
lâu đời thì càng có nhiều hy vọng về tính trường tồn của sản phẩm sáng tạo. Nam Phong tạp
chí đã ý thức được điều đó, đã hướng nền văn hóa, văn học theo chiều hướng đó và đã tạo nên
giá trị không thể phủ nhận của Nam Phong với đời sống văn hóa, văn học giai đoạn đầu thế
kỷ./.



References

A. TÀI LIỆU GỐC
Nam Phong tạp chí từ số 1 – 1917 đến số 210 – 1934. Chủ bút Phạm Quỳnh.
1. Phan Đình Chi, Câu đối tập Kiều, Quyển VII, số 42 (tr 512-513)

2. Nguyễn Hy Chu, Vịnh Thúy Kiều, Quyển XXIII, số 131 (tr 90-91)
3. Vũ Tích Cống, Vịnh Thúy Kiều, Quyển VI, số 34 (tr 361)
4. Vũ Tích Cống, Vịnh Từ Hải, Quyển VII, số 38 (tr 160)
5. Vũ Tích Cống, Vịnh Thúc Sinh, Quyển VII, số 38 (tr 160)
6. Vũ Tích Cống, Vịnh Sở Khanh, Quyển VII, số 38 (tr 160)
7. Nguyễn Huy Đại, Vịnh Kiều xuất gia, Quyển XX, số 113 (tr 89-90)
8. Tùng Hoa, Bàn về nhân vật truyện Kiều, Quyển XVIII, số 104, tháng 4/1926 (tr 273-279)
9. Chu Thế Hựu, Tập Kiều, Quyển XXIII, số 133 (tr 308-309)
10. Dương Mạnh Huy, Vịnh Kiều, Quyển I, số 6 (tr 386)
11. Nguyễn Giản Khanh, Vịnh Thúy Kiều, Quyển X, số 60 (tr 475)
12. Mai Khê, Bàn về Truyện Kiều, Quyển XVIII, số 99, tháng 9/1925 (tr 444-449)
13. Hà Mai Khôi, Truyện Kiều gọt, Quyển X, số 56 (tr 120-127)
14. Phạm Xuân Khôi, Thơ Vịnh Kiều, Quyển IX, số 54 (tr 501-509)
15. Nguyễn Khuyến, Vịnh Kiều, Quyển I, số 4 (tr 251-253)
16. Nguyễn Khuyến, Viếng Đạm Tiên gặp Kim Trọng, Quyển I, số 4 (tr 251-253)
17. Nguyễn Khuyến, Mắc tay Hoạn Thư, Quyển I, số 4 (tr 251-253)
18. Nguyễn Khuyến, Kiều khuyên Từ Hải hàng, Quyển I, số 4 (tr 251-253)
19. Nguyễn Khuyến, Tập Kiều kiến chí, Quyển VI, số 32 (tr 159-160)
20. Nguyễn Văn Kiệm, Quốc ngữ quốc văn, Quyển XIX, số 110, tháng 10/1926 (tr 357-369)
21. Trần Trọng Kim, Bài diễn thuyết của ông Trần Trọng Kim về lịch sử cụ Tiên Điền và văn
chương truyện Kiều, Quyển XV, số 86, tháng 8/1924 (tr 96-109)
22. Trần Huy Liệu, Khóc Kiều, Quyển XVI, số 96 (tr 588-590)
23. Vũ Đình Long, Nhân vật truyện Kiều, Quyển XII, số 68, tháng 2/1923 (tr 127-135)
24. Vũ Đình Long, Nhân vật truyện Kiều, Quyển XII, số 69, tháng 3/1923 (tr 211-219)
25. Vũ Đình Long, Nhân vật truyện Kiều, Quyển XII, số 70, tháng 4/1923 (tr 313-321)
26. Vũ Đình Long, Triết lý và luân lý truyện Kiều, Quyển XII, số 71, tháng 5/1923 (tr 420-
423)
27. Vũ Đình Long, Văn chương truyện Kiều, Quyển XIV, số 81, tháng 3/1924 (tr 211-219)
28. Vũ Đình Long, Văn chương truyện Kiều, Quyển XIV, số 83, tháng 5/1924 (tr 420-423)
29. Vũ Đình Long, Văn chương truyện Kiều, Quyển XV, số 85, tháng 7/1924 (tr 56-59)

30. Vũ Đình Long, Văn chương truyện Kiều, Quyển XV, số 87, tháng 9/1924 (tr 240-249)
31. Nguyễn Triệu Luật, Bàn góp về truyện Kiều, Quyển XII, số 67, tháng 1/1923 (tr 227-231)
32. Trần Mỹ, Vịnh Thúy Kiều, Quyển V, số 25 (tr 69-70)
33. Trần Mỹ, Vịnh Trần Kiều, Quyển V, số 25 (tr 69-70)
34. Trần Mỹ, Bài tập Kiều gửi cho quan đốc Thái Bình, Quyển V, số 27 (tr 266-269)
35. Nguyễn Như Ngọc, Bàn góp về truyện Kiều, Quyển XIII, số 75, tháng 9/1923 (tr 221-
223)
36. Dương Tự Nhu, Vịnh Kim Trọng tái hợp, Quyển II, số 8 (tr 99)
37. Hoàng Ngọc Phách, Vịnh Thúy Kiều, Quyển VIII, số 44 (tr 157-158)
38. Tôn Quang Phiệt, Kiều bán mình chuộc cha, Quyển XVI, số 92 (tr 183)
39. Tôn Quang Phiệt, Kiều trách Thúc sinh, Quyển XVI, số 92 (tr 183)
40. Minh Phượng, Khóc Kiều, Quyển XVIII, số 101 (tr 483-488)
41. Đoàn Quỳ, Dịch bài tựa truyện Kiều của Chu Mạnh Trinh, Quyển VI, số 31, tháng
1/1920 (tr 78)
42. Đặng Xuân Quýnh, Vịnh Kiều, Quyển XVIII, số 95 (tr 487-494)
43. Phạm Quỳnh, Truyện Kiều, Quyển VI, số 30, tháng 12/1919 (tr 480-500)
44. R.Crayssac, Truyện Kiều và xã hội Á Đông, Quyển XIX, số 111, tháng 11/1926 (tr 443-
450)
45. Hương Sơn, Kim Trọng Thúy Kiều hợp vịnh, Quyển XXXV, số 310 (tr 646-347)
46. Nguyễn Tường Tam, Mấy lời bình luận về văn chương truyện Kiều, Quyển XIV, số 79,
tháng 1/1924 (tr 30-36)
47. Cao Hữu Tạo, Bàn về Truyện Kiều, Quyển XVIII, số 106 (tr 469-475)
48. Nguyễn Tùng Thành, Vịnh cụ Tiên điền, Quyển XXIII, số 131 (tr 90-91)
49. Phạm Thấu, Thúy Kiều, Quyển XVIII, số 106 (tr 499-500)
50. Nguyễn Trọng Thuật, Khóc Kiều, Quyển XV, số 86, tháng 8/1928 (tr 161-163)
51. Nguyễn Trọng Thuật, Nghiên cứu và phán đoán về truyện Kiều (P1), Quyển XXII, số
125, tháng 1/1928 (tr 41-50)
52. Nguyễn Trọng Thuật, Nghiên cứu và phán đoán về truyện Kiều (P2), Quyển XXII, số
126, tháng 2/1928 (tr 150-159)
53. Nguyễn Tiến, Phỏng văn Kiều, Quyển XXXIV, số 192 (tr 94-97)

54. Nguyễn Tiến, Lẩy Kiều, Quyển XXXIV, số 192 (tr 94-97)
55. Hữu Tô, Đề truyện Kiều, Quyển III, số 14 (tr 114)
56. Phạm Huy Toại, Vịnh Thúy Kiều, Quyển X, số 58 (tr 301)
57. Vũ Đoan Trang, Bàn góp truyện Kiều, Quyển XV, số 87, tháng 9/1924 (tr 260-263)
58. Thiện Trường, Vịnh Thúy Vân, Quyển XXV, số 141 (tr 200-201)
59. Thiện Trường, Thơ tập Kiều, Quyển XXVI, số 151 (tr 618-621)
60. Thiện Trường, Đổi đề truyện Thúy Kiều, Quyển XXVII, số 154 (tr 289-292)
61. Nguyễn Anh Tuấn, Bàn góp ít câu truyện Kiều, Quyển XII, số 72, tháng 6/1923 (tr 512-
515)
62. Tùng Vân, Nguyễn Đôn Phục, Văn chương và nhân vật truyện Kiều, Quyển , số 58, ngày
01/04/1922.
63. Nguyễn Thế Xương, Bèo hiệp mây tan, Quyển XXXIII, số 191 (tr 567-572)
64. Vịnh Kim Trọng, Quyển XXVII, số 154 (tr 287-289)

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
65. Đào Duy Anh (1989), Từ điển Truyện Kiều, NXB KHXH.
66. Lại Nguyên Ân (1998), Vai trò của dịch thuật trong sự hình thành văn xuôi tiếng Việt,
Đọc lại người trước, đọc lại người xưa, NXB Hội Nhà Văn.
67. Xuân Ba (2005), Những uẩn khúc trong cuộc đời ông chủ báo Nam Phong (1) và (2),
ngày 29/10 và ngày 5/11/2005.
68. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn học.
69. Hoài Chân, Hoài Thanh (2000), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học
70. Nguyễn Đình Chú (1960), Thực chất cuộc đấu tranh giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh
chung quanh vấn đề Truyện Kiều”, Nghiên cứu Văn học, (tháng 12/1960), Viện Văn học.
71. Nguyễn Đình Chú (1987), "Văn học Việt nam những năm 20 của thế kỷ", Hợp tuyển thơ
văn Việt Nam 1920 - 1945, (tập V), quyển I, NXB Văn học, Hà Nội.
72. Nguyễn Đình Chú (1990), Công trình tác giả Việt Nam, tập I, NXB GD, Hà Nội
73. Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Du, NXB Giáo dục, Hà Nội
74. Phan Cự Đệ (2004),Văn học Việt Nam thế kỷ 20, Phan Cự Đệ chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

75. Hà Minh Đức (1998), Lý luận văn học, NXB Giáo dục
76. Dương Quảng Hàm (2002), Việt Nam văn học sử yếu, NXB Hội nhà văn
77. Nguyễn Đình Hảo (2000), Tạp chí Nam Phong trong tiến trình phát triển nền quốc văn
mới đầu thế kỷ XX (1900 – 1930). Tóm tắt luận án tiến sĩ văn học, trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.
78. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
79. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội
80. Trần Đình Hượu - Lê Chí Dũng (1998), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 –
1930, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
81. Đinh Gia Khánh (1998), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, NXB
Giáo dục
82. Nguyễn Bách Khoa (1953), Nguyễn Du và Truyện Kiều, NXB Xây dựng.
83. Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội
84. Đặng Thanh Lê (1999), Giảng văn Truyện Kiều, NXB GD.
85. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX, NXB
Giáo dục, Hà Nội
86. Nguyễn Lộc (1967), Về ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều, Kỷ yếu Kỷ niệm 200 năm
sinh Nguyễn Du, NXB KHXH.
87. Nguyễn Đăng Na (1997), Văn xuôi văn học thời trung đại, NXB Giáo dục Hà Nội
88. Phạm Thị Ngoạn (1993), Tìm hiểu tạp chí Nam Phong 1917 – 1934, Luận án tiến sĩ,
nguyên tác Pháp văn đã đăng trong tập Kỷ yếu đệ nhị và đệ tam cá nguyệt 1973 của Hội
nghiên cứu các vấn đề Đông Dương, bản dịch của Phạm Trọng Nhân, Ý Việt, Sài Gòn.
89. Phan Ngọc (1998), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều, NXB Thanh niên.
90. Vương Trí Nhàn (2003), Những lời bàn về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX đến 1945, NXB Hội nhà văn.
91. Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội
92. Phạm Đan Quế (2004), Truyện Kiều trên báo chương thế kỷ XX, NXB Thanh niên.

93. Phạm Quỳnh (2003), Luận giải văn học và triết học (Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn và giới
thiệu), NXB Văn hóa thông tin, Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội
94. Phạm Quỳnh (2006), Thượng Chi văn tập (năm tập in chung), NXB Văn học, Hà Nội

95. Phạm Quỳnh (2003), Luận giải văn học và triết học, NXB Văn hóa thông tin và trung tâm
văn hóa – ngôn ngữ Đông Tây xuất bản.
96. Chu Đăng Sơn - Trần Việt Sơn (1974), Luận văn Nam Phong tạp chí, NXB Sài Gòn
97. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, NXB GD.
98. Trần Đình Sử (2003), Văn học và thời gian, NXB GD.
99. Bùi Duy Tân , Chuyên đề khái luận về văn học trung đại Việt Nam
100. Trần Mạnh Tiến (2001), Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Giáo
dục, Hà Nội
110. Tuyển tập Phê bình (1997), Nghiên cứu văn học Việt Nam 1900-1945, Tập 1, NXB Văn
học
111. Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam (1997), NXB Văn học, Hà Nội
112. Phạm Xuân Thạch (1998), Sự hình thành và quá trình định hình thể loại trong văn xuôi
nghệ thuật Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930. Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ
văn. Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội.
113. Nguyễn Ngọc Thiện (1995), Nam Phong tạp chí với sự hình thành và phát triển của văn
xuôi tự sự tiếng Việt buổi giao thời đầu thế kỷ XX, Văn chương và tác giả, NXB Thanh
niên, Hà Nội
114. Nguyễn Ngọc Thiện (Biên soạn, sưu tầm) (2003), Tranh luận Truyện Kiều thế kỷ XX,
NXB Lao động, Hà Nội
115. Lê Viết Thọ (1999), Nam Phong tạp chí trong diễn trình văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX,
Luận văn tốt nghiệp đại học báo chí, chuyên ngành báo viết, Mã số ngành 10.08.20, Phân
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
116. Trần Thị Trâm (1994), Vai trò của báo chí trong quá trình phát triển của văn học dân
tộc đầu thế kỷ XX, Tạp chí Văn học số 6 – 1994
117. Nguyễn Văn Trung (1975), Chủ đích Nam Phong, NXB Thế Đăng Sài Gòn
118. Hà Xuân Trường (1977), Đường lối văn nghệ của Đảng: Vũ khí, trí tuệ, ánh sáng, (in

lần thứ 2), NXB Sự thật, Hà Nội
119. Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam (1985), NXB Giáo dục, Hà Nội
120. Viện văn học Việt Nam (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
121. Trần Ngọc Vương (1998), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, NXB Giáo
dục, Hà Nội
122. Nguyễn Khắc Xuyên (2002), Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong, NXB Thuận Hóa –
Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

C. Tài liệu internet
110. Trường An, Trường hợp ra đời của Tạp chí Nam Phong, website Lý luận văn học,

111. Nguyễn Lân Bình, Nguyễn Văn Vĩnh – Một trong những người tiên phong hoàn thiện
chữ quốc ngữ, website Hồn việt quốc học, />doi/Trao-doi-y-kien/NVV-Mot-trong-nhung-nguoi-tien-phong-ht-chu-Qn.aspx
112. Trần Thanh Đạm, Mấy ý kiến về nhà chính trị và nhà văn hóa Phạm Quỳnh (1892-
1945), website Hồn việt quốc học,
/>tri-nha-van-hoa-Pham-Quynh.aspx
113. Trịnh Bá Đĩnh, Tiếp cận văn học Việt Nam từ các lý thuyết phương Tây, website Phê
bình văn học,
114. Trần Thanh Hà, Nhìn nhận Phạm Quỳnh trong quá trình phát triển văn học Việt Nam
đầu thế kỷ XX đến năm 1945, Website Văn chương Việt,

115. Võ Minh Hải, Đặc sắc văn hóa trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều, web Võ Minh
Hải,
116. Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền, Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí, website Núi Ân sông Trà

117. Nguyễn Đức Huy, Góp thêm ý kiến về vấn đề Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh,
website Hồn việt quốc học, />kien/Gop-them-y-kien-ve-van-de-Nguyen-Van-Vinh-va-PQ.aspx
118. Dương Thượng Ngã, Vị trí Truyện Kiều trong Văn học Việt Nam, website Núi Ấn sông
Trà,

119. Phạm Thị Nhung, Cô Kiều với Phạm Quỳnh, Tạp chí Cỏ thơm,
/>=49
120. Hoàng Nhụy, Tọa đàm về Phạm Quỳnh và “Hoa đường tùy bút”, website Nhã nam
/>-nha-nam/Toa_dam_ve_Pham_Quynh_va_Hoa_Duong_tuy_but/?print=25369555
121. Đặng Minh Phương, Ông Phạm Quỳnh và báo Nam Phong, website Hồn việt quốc học,
/>bao-Nam-Phong.aspx
122. Phạm Tôn, Ông Phạm Quỳnh quả là người nặng lòng với nước, website Hồn Việt quốc
học, />Quynh-qua-la-nguoi-nang-long-voi-nuoc.aspx
123. Dã Thảo, Vì sao Phạm Quỳnh đặt tên báo là Nam Phong và thường dùng bút hiệu
Thượng Chi? Tạp chí nhà văn />Quynh-dat-ten-bao-la-Nam-Phong-va-thuong-dung-but-hieu-Thuong-Chi-135/
124. Đỗ Lai Thúy, Đọc lại Nam Phong và Phạm Quỳnh, website evăn

125. Viện văn học, Thăng trầm trong thức nhận văn nghiệp học giả Phạm Quỳnh, website
Viện văn học, />nhan-van-nghiep-hoc-gia-pham-quynh.aspx
126. Trần Hải Yến, Khái niệm “tiểu thuyết” của Phạm Quỳnh nhìn từ ý thức thể loại ở vùng
Đông Á thời cận hiện đại, website Văn hóa Nghệ An, />nhin-van-hoa/goc-nhin-van-hoa/3815-khai-niem-qtieu-thuyetq-cua-pham-quynh-nhin-tu-
y-thuc-the-loai-o-vung-dong-a-thoi-can-hien-dai.html





×