Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.53 KB, 69 trang )

Luận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện
ảnh Việt Nam”

1
Lời cảm ơn

Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật niên khóa 1999 - 2003 về đề tài “Chế độ
pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam” là một đề tài luận văn rất mới liên quan
đến nhiều lĩnh vực pháp luật nhưng do hạn chế về tư liệu nghiên cứu cả về lý luận
và thực tiễn nên có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong thời gian
nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên từ nhiều phía. Trước tiên, tôi
xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Thầy NGUYỄN CHÂU QUÝ đã luôn tận tình
trao đổi, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Đồng kính lời cảm ơn đến:
- Nhà báo PHẠM HÙNG DŨNG - Phó Giám đốc Đài truyền hình
Cần Thơ, Giám đốc Hãng phim Tây Đô;
- Ông ĐẶNG HOÀNG THANH - Giám đốc Công ty Phát hành
phim và Chiếu bóng Cần Thơ
đã luôn nhiệt tình tiếp đón và cung cấp cho tôi một số tài tiệu quý trong các lĩnh
vực liên quan đến đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, các anh chị và các bạn sinh
viên đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Trân trọng.


Tác gi ả
SV. MẠC GIÁNG CHÂU

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”


2


LỜI GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài: Từ lâu, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động văn hóa
nghệ thuật đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá đúng đắn trong mối quan hệ với
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó thể hiện ở việc các hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật này ngày càng được quan tâm đầu tư để
phát triển. Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2001 - 2010 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” “Xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hóa”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân
cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam,
kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa
loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn
hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân...
Khuyến khích sáng tác những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị theo những
chủ đề lớn về chiến tranh và Cách mạng, về sự nghiệp đổi mới, về xã hội và con
người Việt Nam, nâng cao chất lượng nền điện ảnh Việt Nam, phấn đấu xây dựng
nhiều bộ phim hay và tốt...”. Xuất phát từ những chủ trương trên, việc tìm hiểu
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là một đòi hỏi
tất yếu khách quan trên cơ sở đó xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp cho các
hoạt động, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật phát triển và phát
huy được vai trò của nó trong thời đại mới. Theo đó, hoạt động điện ảnh, với vai
trò là một ngành nghệ thuật quan trọng nhất trong các ngành nghệ thuật, đã được
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật về điện ảnh luôn được
sửa đổi, bổ sung để nhằm hoàn thiện. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
đã ra Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 ban hành Quy định về
điều kiện thành lập cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim đã dẫn

đến một số thay đổi căn bản trong hoạt động điện ảnh từ trước đến nay. Nhận thấy
việc nghiên cứu chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh Việt Nam trong mối quan hệ
với tình hình kinh tế xã hội mới sẽ đóng góp một phần vào việc phát triển và hoàn
thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật điện ảnh nói riêng, tôi đã chọn đề
tài “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp đại học.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

3
Phạm vi nghiên cứu: Chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh là một đề tài
rộng lớn bao gồm sản xuất, phổ biến, xuất nhập khẩu phim, trách nhiệm pháp lý
của cơ sở điện ảnh trong hoạt động điện ảnh, về quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh, về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh... Tuy nhiên, trong khuôn
khổ của một Luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu xoay
quanh các lĩnh vực sản xuất, phổ biến và xuất nhập khẩu phim.
Tình hình nghiên cứu: Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy định về điều kiện thành lập
cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim là một Quyết định mới ra
đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2003. Quyết định này ra đời
đã làm thay đổi một số quy định căn bản của pháp luật về tổ chức và hoạt động
điện ảnh. Vì vậy, đây là một đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu về hoạt động điện
ảnh của các tổ chức, cơ sở điện ảnh trong các lĩnh vực sản xuất, phổ biến và xuất
nhập khẩu phim sau khi Quyết định 38/2002 được ban hành.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một cách khái quát và có hệ thống
các quy định của pháp luật về điện ảnh Việt Nam qua các thời kỳ trong đó tập
trung nghiên cứu về chế độ pháp lý hiện hành đối với hoạt động điện ảnh.
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài: Việc nghiên cứu đề tài này
phần nào làm rõ nội dung và mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật điện ảnh
trong từng giai đoạn, trên cơ sở đó chỉ ra một số vấn đề mà pháp luật chưa quy

định rõ ràng hoặc có quy định nhưng không còn phù hợp với tình hình kinh tế xã
hội hiện tại và có những đề xuất góp phần kiện toàn tổ chức và hoạt động điện ảnh,
qua đó hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh phát huy được vai
trò và ý nghĩa chiến lược của mình.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn được trình bày trên cơ
sở áp dụng quán triệt mối quan hệ duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, sử dụng phương
pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp
thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu những tài tài liệu, số liệu thu được nhằm
làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về điện ảnh, trên cơ sở đó giải quyết
những vấn đề đưa ra trong Luận văn.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Việc nghiên cứu chế độ pháp lý về
hoạt động điện ảnh đã chỉ ra những tồn tại, mâu thuẫn trong các quy định của pháp
luật về điện ảnh, đưa ra những vấn đề pháp luật chưa quy định hoặc đã quy định
nhưng không còn phù hợp trên cơ sở đó nêu ra những giải pháp mang tính chất
tham khảo cho quá trình xây dựng Dự thảo Luật Điện ảnh đang diễn ra được khả
thi và phù hợp hơn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

4

Kết cấu của Luận văn: Ngoài Lời giới thiệu, Mục lục, Kết luận, Danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm có ba chương:
q Chương I: Khái quát về điện ảnh và hoạt động điện ảnh
q Chương II: Chế độ pháp lý hiện hành đối với hoạt động điện ảnh
q Chương III: Một số tồn tại và phương hướng hoàn thiện
Luận văn là một quá trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, tuy nhiên do
những hạn chế về mặt khách quan và chủ quan nên không thể tránh khỏi những sai
lầm thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học,

của Thầy Cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng giới thiệu.


Cần Thơ, tháng 7 năm 2003













Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

5
MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................... 1
MỤC LỤC............................................................................................................4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN ẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH..7
I. Lược sử hình thành và phát triển của hoạt động điện ảnh............................ 7
1. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật điện ảnh Việt Nam .. 7
2. Vai trò của hoạt động điện ảnh trong bối cảnh hiện nay.................... 12

II. Đặc điểm của điện ảnh và hoạt động điện ảnh ........................................... 14
1. Đặc điểm của điện ảnh.......................................................................... 14
1.1. Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp ................................ 14
1.2. Điện ảnh gắn liền với phương thức sản xuất công nghiệp................ 16
2. Đặc điểm của hoạt động điện ảnh ........................................................ 18
2.1. Hoạt động điện ảnh là một hoạt động công ích................................ 18
2.2. Hoạt động điện ảnh không mang tính kinh doanh đơn thuần ........... 19
CHƯƠNG II : CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
ĐIỆN ẢNH......................................................................................................... 22
I. Về sản xuất phim....................................................................................... 22
1. Chủ thể sản xuất phim.......................................................................... 22
2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim ....................................... 25
2.1. Quyền của cơ sở sản xuất phim ....................................................... 25
2.2. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim ................................................... 31
II. Về phổ biến phim....................................................................................... 34
1. Chủ thể phổ biến phim............................................................................ 35
1.1. Chủ thể phát hành phim................................................................. 35
1.2. Chủ thể chiếu phim ........................................................................ 37
2. Đối tượng của hoạt động phổ biến phim.............................................. 39
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim....................................... 40
3.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phát hành........................................... 40
3.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chiếu phim......................................... 43
III. Về xuất nhập khẩu phim........................................................................ 45
1. Chủ thể xuất nhập khẩu phim ............................................................. 45
1.1. Chủ thể xuất khẩu phim................................................................... 45
1.2. Chủ thể nhập khẩu phim.................................................................. 46
2. Đối tượng của hoạt động xuất nhập khẩu phim.................................. 47
2.1. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu................................................. 47
2.2. Đối tượng của hoạt động nhập khẩu................................................ 48
3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim ........................... 49

3.1. Quyền của cơ sở xuất nhập khẩu phim............................................. 49
3.2. Nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim......................................... 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN............................................................................................................... 52
I. Về những quy định chung......................................................................... 52
1. Về một số khái niệm ............................................................................. 52
1.1. Khái niệm “Phim”........................................................................... 52
1.2. Khái niệm “Tác phẩm điện ảnh”..................................................... 54
2. Về tính chất của hoạt động điện ảnh.................................................... 55
3. Về mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh ................................................. 56
3.1. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với nhau.............................. 56
3.2. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với Đài truyền hình ............ 58
II. Về những quy định cụ thể........................................................................... 59
1. Về điều kiện thành lập của cơ sở điện ảnh .............................................. 59
1.1. Điều kiện thành lập cơ sở phổ biến phim và xuất khẩu phim............ 59
1.2. Điều kiện của cơ sở nhập khẩu khi đăng ký nhập khẩu phim ........... 60
2. Về một số thủ tục .................................................................................. 61
2.1. Thủ tục trình duyệt kịch bản phim.................................................... 61
2.2. Về thủ tục xuất khẩu phim................................................................ 62
3. Về hợp tác làm phim với nước ngoài ................................................... 63
4. Về một số chính sách .............................................................................. 64
4.1. Chính sách tài trợ ........................................................................... 64
4.2. Chính sách đầu tư............................................................................ 65
4.3. Chính sách đào tạo ........................................................................ 66
4.4. Chính sách tiền lương .................................................................... 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 71
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật

Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

9
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT
VỀ ĐIỆN ẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH
I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỆN
ẢNH
1. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật điện ảnh Việt Nam
Chỉ sau một vài năm ngày điện ảnh thế giới chính thức được ra đời tại Pháp
ngày 28/12/1895, thông qua chính sách nô dịch trong lĩnh vực văn hóa tinh thần
của thực dân Pháp, điện ảnh đã sớm du nhập vào Việt Nam qua chiêu bài “khai
hóa văn minh” cho người bản xứ. Quá trình du nhập này diễn ra một cách ráo riết
trong thời kỳ Paul Doumer đảm nhiệm chức toàn quyền Đông Dương và có hiệu
quả cao trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ Pháp trong công cuộc khai
thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất (1897 - 1913) mà chủ yếu là thông qua hoạt
động chiếu phim.
Trong những năm xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918),
hoạt động chiếu phim ở Việt Nam được nhà cầm quyền Pháp hướng vào nội dung
tuyên truyền về “mẫu quốc” văn minh hùng mạnh và truyền bá với thế giới về
hình ảnh Việt Nam thuộc địa
1
. Tính đến năm 1927, toàn Việt Nam có 33 rạp chiếu
bóng (theo Niên giám thống kê kinh tế Đông Dương). Hoạt động kinh doanh điện
ảnh dưới sự thao túng của thực dân Pháp ngày càng phát triển2
chứng tỏ thủ đoạn
của chúng trong việc dùng phim ảnh phục vụ cho chính sách ngu dân, nhằm củng
cố và mở rộng cho ý niệm của người dân bản xứ về bảo hộ, hỗ trợ cho việc áp đặt
từng bước chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam và Đông Dương. Sau này, một số người
Việt Nam cũng quan tâm đến lĩnh vực chiếu bóng3

nhưng dưới ách thống trị của
thực dân Pháp, các hoạt động điện ảnh của người Việt đều không thể tồn tại lâu
dài.

1
Về những bộ phim thời sự, tài liệu người Pháp làm về đề tài Việt Nam theo cách nhìn
của bọn thực dân
đối với dân ta thời đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét khái quát: “Hồi đó chỉ có chiếu
bóng câm, bọn
thực dân Pháp dùng chiếu bóng để bôi nhọ dân tộc ta. Thí dụ như trong hội chợ Marseille,
ngoài những
tranh vẽ kể công khanh Việt Nam lúc nhúc quỳ lạy trước vua bù nhìn cùng chó ngao, toàn
quyền, khâm sứ,
ngoài những công nhân trần trụi kéo xe thuê còn có chiếu bóng mà trong phim có những
bà già ăn trầu
răng đen, những người nông dân gầy gò rách rưới, những người đóng khố đang trèo dừa...
Chúng gọi đó là
hình ảnh An Nam” - Lời kể của Hồ Chủ tịch trong Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3
(Trích hồi ức của
Ông Phan Trọng Quang - Thế giới điện ảnh số 3/2003)
2
Đến năm 1939, số lượng rạp chiếu bóng của thực dân Pháp ở Việt Nam đã lên đến khoảng
70 rạp, gấp 07
lần số lượng rạp ở Campuchia, gấp 10 lần số lượng rạp ở Lào. (Xem Điện ảnh qua những
chặng đường -
BÙI PHÚ - NXB Văn hóa, Hà Nội 1981, tr.134)
3
Người Việt Nam đầu tiên tự mình đứng ra tổ chức việc sản xuất phim và trực tiếp viết lấy
kịch bản, quay
phim, dựng phim và được mời đi làm phim ở nước ngoài là ông Nguyễn Lan Hương (từ

năm 1924).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

10
Những năm 30 của thế kỷ XX, diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng tạo
thời cơ thuận lợi cho Cách mạng Việt Nam, nhiều báo và tạp chí quốc ngữ, sân
khấu lần lượt ra đời và phát triển nhanh. Theo đó, điện ảnh cũng được hình thành
và phát triển mà khởi đầu là sự ra đời của Hội An Nam nghệ sĩ đoàn tại Hà Nội vào
năm 1936. Hội được thành lập và nhanh chóng đi vào hoạt động với sản phẩm đầu
tiên của Việt Nam hợp tác với nước ngoài là bộ phim “Cánh đồng ma” - hợp tác
với Công ty Điện ảnh Nam Trung Hoa cuối tháng 11/1937. Tiếp theo sự ra đời của
An Nam nghệ sĩ đoàn, các hãng phim khác cũng lần lượt xuất hiện như Hãng phim
Á Châu (ra đời tại Phú Lâm - Sài Gòn năm 1937, chủ sở hữu là Nguyễn Văn
Đinh), Hãng Việt Nam phim (ra đời năm 1937, chủ sở hữu là Nguyễn Tấn Giàu).
Nhìn chung, những phim của các hãng phim người Việt trong giai đoạn này đều
mang tính nghiệp dư và không có điều kiện phát huy.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra (1939 - 1945), điện ảnh Việt Nam
không có điều kiện tiếp tục phát triển.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, bội ước Hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và
Thỏa ước 19/4/1945, thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện dã tâm xâm chiếm
nước ta một lần nữa. Trước tình hình đó, ngày 17 và 18/12/1946, Hội nghị mở
rộng bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Vạn Phúc (Hà Đông)
quyết định cả nước kháng chiến. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “...Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm,
không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân
Pháp cứu nước...”. Xuất phát từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ,
Bộ Tư lệnh Khu 8 đã thấy được điện ảnh là một vũ khí sắc bén có thể góp sức đắc
lực cùng toàn dân trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Ngày 15/10/1947, từ những
mầm mống ban đầu ở trong nước, Bộ Tư lệnh Khu 8 ra quyết định Tổ Nhiếp ảnh

phát triển thêm bộ môn điện ảnh lấy tên là “Tổ Nhiếp - Điện ảnh” trực thuộc Ban
Tuyên truyền Phòng Chính trị Khu 8. Đây là cột mốc pháp lý đầu tiên cho điện ảnh
Cách mạng trong cả nước.
Tổ Nhiếp - Điện ảnh Khu 8 ra đời cùng với hoạt động của nó đã thúc đẩy
cho sự ra đời của điện ảnh Khu 9 (với tên gọi “Tổ Ciné K9” tháng 4/1949) và điện
ảnh Khu 7 (tháng 11/1949). Tháng 10/1951, điện ảnh ba khu nhập làm một với tên
gọi Điện ảnh Nam Bộ.
Lúc này, tại Việt Bắc, nơi cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến cả nước,
là nơi Trung ương Đảng và Chính phủ đóng, việc làm phim cũng vượt qua bao khó
khăn để đạt được những thành quả quý báu như những thước phim về Hồ Chủ tịch
tại chiến khu Việt Bắc hay bộ phim tài liệu Chiến thắng Tây Bắc (1952) và một số
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

11
phim tư liệu khác cũng đã được trao tặng giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim
Việt Nam lần 2 năm 1973.
Trong những năm đầu mới thành lập cơ sở điện ảnh Cách mạng, điện ảnh
đã góp phần to lớn trong việc cỗ vũ toàn dân giết giặc cứu nước, động viên tinh
thần hăng say chiến đấu lập công, truyền bá hình ảnh cao đẹp bất khuất của người
chiến sĩ Cách mạng, củng cố lòng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến... Suốt
thời kỳ kháng chiến chống Pháp, mỗi khi có cuộc tập họp quần chúng có chiếu
phim thì sức huy động quần chúng tăng lên rất lớn.
Nhận thấy ở điện ảnh một sức mạnh to lớn trong cuộc kháng chiến bảo vệ
và xây dựng tổ quốc, ngày 15/3/1953, tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký Sắc lệnh 147/SL quyết định thay đổi Phòng Điện - Nhiếp ảnh trong Nha
tuyên truyền và Văn nghệ thành doanh nghiệp quốc gia với tên gọi “Doanh nghiệp
quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”. Nội dung Sắc lệnh 147/SL quy
định cho Điện ảnh và Nhiếp ảnh Việt Nam bốn nhiệm vụ:
1) Tuyên truyền chính sách, chủ trương của Chính phủ

2) Nêu cao những thành tích, những gương đấu tranh anh dũng của quân và
dân Việt Nam.
3) Giới thiệu đời sống và thành tích đấu tranh kiên quyết của nhân dân các
nước bạn
4) Giáo dục văn hóa và chính trị cho nhân dân.
Các nhiệm vụ này được luôn được kế thừa quán triệt thực hiện xuyên suốt
trong các giai đoạn sau này và vẫn được triệt để tôn trọng thực hiện cho tới ngày
nay.
Tính chất lịch sử của Sắc lệnh 147/SL do Hồ Chủ tịch ký ngày 15/3/1953
đánh dấu cột mốc của ngành điện ảnh Việt Nam, là sự xác nhận chính thức đầu
tiên về mặt pháp lý cho sự hình thành một tổ chức điện ảnh Nhà nước của Chính
quyền Trung ương, từ đó tạo ra những điều kiện cơ bản để đưa những hoạt động
điện ảnh còn mang tính chất tự phát, địa phương, nghiệp dư vào một tổ chức có
tính chất chuyên nghiệp, thống nhất cả nước bằng một sự chỉ đạo tập trung với
những trách nhiệm thống nhất, tạo điều kiện để tập hợp, đào tạo, bổ sung, hoàn
chỉnh đội ngũ cán bộ của điện ảnh, thúc đẩy việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho sự nghiệp điện ảnh của dân tộc.
Sắc lệnh 147/SL là cơ sở pháp lý để hoạt động điện ảnh được thực hiện lúc
bấy giờ. Nhiều phim được sản xuất trong giai đoạn này là những dấu tích thuyết
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

12
phục chứng minh sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của điện ảnh trong lúc này. Tiêu
biểu với các phim: Giữ làng giữ nước (1954), Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)...
là hai trong số những bộ phim tài liệu sau này được trao giải Bông sen Vàng tại
Liên hoan phim Việt Nam 1973.
Sau khi ngành điện ảnh Việt Nam chính thức được thành lập ngày
15/3/1953, hàng loạt văn bản pháp quy được ban hành bước đầu tạo cơ sở pháp lý
cho hoạt động của ngành điện ảnh. Năm 1956, tổ chức điện ảnh được tách ra làm

hai bộ phận: Xưởng phim Việt Nam và Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng
Việt Nam. Cũng trong thời gian này, Cục Điện ảnh được thành lập để chỉ đạo hoạt
động thống nhất chung của toàn ngành. Năm 1957, báo Điện ảnh ra đời là cơ quan
ngôn luận của ngành. Năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam, Nhà máy cơ khí điện
ảnh, Xưởng phim Hoạt họa và búp bê Việt Nam, Xưởng phim Thời sự Tài liệu
Trung ương lần lượt ra đời. Thành tựu về điện ảnh đầu tiên có tầm vóc quốc tế là
bộ phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải (1959) đã được tặng Huy chương Vàng tại
Liên hoan phim Quốc tế Moscow lần thứ nhất năm 1959. Đây là giải thưởng chính
thức đầu tiên tại một Liên hoan phim quốc tế lớn mà điện ảnh Việt Nam nhận
được. Cũng trong năm này, bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông chính
thức ra mắt người xem và cho đến nay vẫn giữ được vị thế là một tác phẩm kinh
điển của điện ảnh Việt Nam.
Trong 10 năm từ ngày thành lập đến đầu những năm 1960, nền điện ảnh
non trẻ của chúng ta đã sản xuất được đủ các thể loại phim truyện, thời sự, tài liệu,
phim khoa học và hoạt hình. Mạng lưới phát hành phim và chiếu bóng cũng được
xây dựng tương đối hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương và lưu động đến
cấp xã
4
. Những tác phẩm nổi tiếng tiêu biểu trong giai đoạn này là Chung một
dòng sông (1959), Lửa trung tuyến (1961), Vợ chồng A Phủ (1961), Chim vành
khuyên (1962), Chị Tư Hậu (1963), Kim Đồng (1964),... đến ngày nay vẫn thường
được nhắc tới như những dấu son của ngành điện ảnh. Trong giai đoạn chống Mỹ
cứu nước, dưới chế độ bù nhìn phụ thuộc Mỹ, ở miền Nam tiếp tục chiếu những
phim của Mỹ, Pháp, Nhật... Năm 1961, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam thành lập Xưởng phim Giải phóng; năm 1962, thành lập Xưởng phim
Quân đội giải phóng và bắt đầu hoạt động dưới sự đàn áp của Mỹ - ngụy. Trong
thời gian này, điện ảnh của ta ở miền Bắc tiếp tục sản xuất rất nhiều phim và đã có
sức đóng góp to lớn cho sự nghiệp Cách mạng như Nổi gió (1966), Vĩ tuyến 17
ngày và đêm (1972), Đến hẹn lại lên (1974), Em bé Hà Nội (1974), phim về đề tài
sản xuất như Vợ chồng anh Lực (1971), Người về đồng cói (1973), Hoa Thiên lý


4
Chỉ một năm sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954, cộng với 49 rạp tư nhân, chúng ta đã có
trên 70 đơn vị.
Đến năm 1964, mạng lưới chiếu bóng đã vươn lên một đỉnh cao mới gồm khoảng 360
đơn vị cùng với
khoảng 200 đội của Tổng Công đoàn, Quân đội và Công an vũ trang.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

13
(1973),... Trong đó hầu hết các phim đều được trao giải tại Liên hoan phim trong
nước và có rất nhiều phim đoạt các giải quốc tế như phim Chim vành khuyên đạt
Giải đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary 1962 và bộ phim này đã
được nước Bỉ đã phát trên mạng lưới vô tuyến truyền hình Tây âu, phim Chị Tư
Hậu đoạt Huy chương Bạc tại Liên hoan phim quốc tế Moscow 1963, phim Đến
hẹn lại lên đạt giải chính tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy 1976... và còn rất
nhiều những giải quốc tế khác.
Sau ngày đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam thoát khỏi sự đô hộ của
đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Nhằm xây dựng một ngành điện ảnh Việt Nam
thống nhất mang đậm màu sắc dân tộc đồng thời xóa bỏ những chế độ pháp lý do
đế quốc Mỹ dựng nên, hàng loạt phim ảnh và văn bản về hoạt động điện ảnh miền
Nam dưới thời tư bản chủ nghĩa bị bãi bỏ5
(sau sự cải tổ ngành điện ảnh này đặc
biệt là trong hai lĩnh vực sản xuất phim và phát hành phim, ở Việt Nam đã có gần
1500 cơ sở điện ảnh và có 13 xưởng phim). Đồng thời, Nhà nước ta đã ban hành
một số văn bản chỉ đạo hoạt động điện ảnh ở miền Nam, xây dựng một chế độ
pháp lý hoàn thiện hơn về hoạt động điện ảnh6
. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ban
hành các quy định, chính sách về tổ chức, quản lý hoạt động điện ảnh trên phạm vi

cả nước như quản lý chiếu bóng và chiếu bóng lưu động, về quản lý video, về
khung giá xem phim thống nhất trong cả nước, về thành lập cơ sở sản xuất phim
video, về nhập khẩu phim nhựa, về phổ biến phim điện ảnh, các chính sách chăm
lo đời sống của cán bộ, nghệ sĩ hoạt động điện ảnh...
7
. Những thay đổi căn bản
quan trọng này đã tạo nên một thời kỳ mới trong điện ảnh, thường được nhắc tới
như một thời hoàng kim của nền điện ảnh nước nhà qua những tác phẩm Về nơi
gió cát, Trời xanh qua kẽ lá (1985)... Hay với Mùa gió chướng (1978) và Cánh
đồng hoang (1979) là hai phim đã đạt giải Vàng Liên hoan phim Moscow 1981,
cùng với phim Mẹ vắng nhà (1979)... cho đến nay vẫn luôn được coi là những đỉnh
cao của sáng tạo.
Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, xã hội Việt
Nam bước vào thời kỳ đổi mới. Cuối những năm 80, đầu năm 90, theo sự thay đổi

5
Công văn số 1794/VH-VP ngày 30/09/1986 Bộ VH CV về việc đình chỉ chiếu băng hình
tư bản chủ nghĩa
và phim tư liệu, Công văn số 1317/TTTC ngày 02/05/1992 Bộ VHTT-TTCV về việc cấm
lưu hành những
phim băng hình sản xuất ở miền Nam trước 1975...
6
Chỉ thị số 133/VH-CT ngày 03/10/1976 Bộ Văn hóa chỉ thị về việc đăng ký kinh doanh
ngành điện ảnh tư
nhân ở miền Nam, Quyết định số 235/VH-QĐ ngày 13/3/1976 quyết định nhiệm vụ, chức
năng Liên hiệp
điện ảnh, Quyết định số 1007/VH-QĐ ngày 20/7/1989Bộ Văn hóa quyết định ban hành
“Quy chế hoạt động
video trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quyết định số 585/QĐ-
ĐA ngày 15/8/1990

BVHTT-TT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vụ Điện
ảnh, Quyết định số
471/TC-QĐ ngày 8/4/1992 của BVHTT-TT quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
tổ chức bộ máy
Cục Điện ảnh, ...
7
Thông tư số 148/BVHTT tháng 4/1979, Thông tư số 43/VHTT-TT ngày 11/4/1981,
Công văn số
2612/VH-VP ngày 12/10/1984, Quyết định số 672/QĐ-LB ngày 25/6/1988, Quyết
định số 01/VH ngày
15/01/1990, Quyết định 1388/QĐ-ĐA ngày 8/10/1992, Quyết định số 524/QĐ-ĐA ngày
9/9/1994...
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

14
của cơ chế thị trường, hoạt động điện ảnh cũng có sự thay đổi lớn về diện mạo mà
đại biểu của nó là dòng phim thương mại thường được gọi là dòng phim “mì ăn
liền”. Dòng phim này cực thịnh trong những năm 1992 - 1994 nhưng rồi cũng
nhanh chóng biến mất trên trường điện ảnh. Bên cạnh dòng phim thương mại này
cũng có một số phim có giá trị như Tướng về hưu (1998), Canh bạc (1991), Xương
rồng đen (1992)... nhưng hầu hết đều phân tán và chưa đủ để đánh bật dòng phim
thương mại mì ăn liền lúc bấy giờ.
Chính sách tài trợ làm phim ra đời năm 1992. Điện ảnh Việt Nam lại có
những dấu hiệu khởi sắc với một Đất nước đứng lên, một Hoa Ban đỏ, một Bông
hoa rừng Sác, hay một Người con gái Đất Đỏ... Bên cạnh những bộ phim gợi lại
những nỗi đau chiến tranh đó cũng có những phim giá trị về cuộc sống đương đại
như Thương nhớ đồng quê, Nước mắt thời mở cửa...
Nhìn chung, do đặc điểm về chiến tranh kéo dài, do công cuộc cải tạo và
xây dựng đất nước thời kỳ hậu chiến... các văn bản pháp luật từ khi có Sắc lệnh

147/SL về thành lập ngành điện ảnh cho tới những năm 90 không có điều kiện
hoàn thiện nên đều tản mạn, chồng chéo lên nhau và thay đổi theo từng thời kỳ lịch
sử. Điều đó làm cho hoạt động điện ảnh gặp phải không ít khó khăn.
Trước tình hình đó, yêu cầu phải có một hệ thống văn bản pháp luật thống
nhất về hoạt động điện ảnh thay thế những văn bản pháp luật cũ đã không còn phù
hợp được đặt ra nhằm tạo nên một hành lang pháp lý cơ bản trong hoạt động điện
ảnh đồng thời để củng cố và xây dựng một nền điện ảnh Việt Nam mang đậm bản
sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn, mở rộng giao lưu quốc tế về điện ảnh, đáp ứng
nhu cầu giao lưu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, ngày 17/7/1995, Chính
phủ ban hành Nghị định số 48/CP về tổ chức và hoạt động điện ảnh. Theo đó, các
thông tư, quyết định khác cũng lần lượt ra đời nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị
định này8
.
Hiện nay, Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh này là văn bản pháp quy
cơ bản điều chỉnh lĩnh vực hoạt động điện ảnh ở Việt Nam.
2. Vai trò của hoạt động điện ảnh trong bối cảnh hiện nay

8
Thông tư số 61/TT-ĐA ngày 01/10/1996 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị
định 48/CP về tổ
chức và hoạt động điện ảnh, Thông tư số 25/TTLB ngày 19/4/1997 hướng dẫn thực hiện
Nghị định 48/CP,
Quyết định số 2455/QĐ-ĐA ngày 9/8/1997 về việc ban hành Quy chế duyệt phim,
Thông tư số
06/1998/TT-BVHTT ngày 11/11/1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/CP về việc lưu
chiểu và lưu trữ
phim điện ảnh, Quyết định số 171/QĐ-BTC ngày 27/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
ban hành mức
thu lệ phí duyệt kịch bản phim, phim và giấy phép hành nghề điện ảnh, v.v...

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

15
¨ Trong nước
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, cả nước
ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp theo đó, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã
quyết định đưa đất nước ta tiến vào nến kinh tế theo cơ chế thị trường. Trong công
cuộc xây dựng và phát triển xã hội đó, bên cạnh những hình ảnh đẹp về con người
và đất nước Việt Nam đã và đang được chúng ta tôn tạo cùng với những thành tích
khả quan về kinh tế - xã hội mà chúng ta đã đạt được thì sự tồn tại tất yếu của thời
kỳ này là những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ đan xen
lẫn nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa... Song
song đó, trong sự tác động đa chiều và hết sức mạnh mẽ của cơ chế thị trường mà
trước hết là dưới thế lực của đồng tiền, các hiện tượng tiêu cực của xã hội như
tham nhũng, hối lộ... xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống ảnh hưởng
đến sự phát triển chung.
Trước tình hình đó, điện ảnh thông qua hoạt động của mình, một mặt cần
tiếp tục ca ngợi lòng yêu nước, về truyền thống Cách mạng, tuyên truyền đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình độ văn hóa, lý luận chính trị,
kiến thức khoa học xã hội cho cộng đồng, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi mặt
của cuộc sống, góp phần phát triển văn hóa nhận thức, nêu cao tinh thần gương
mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống, góp phần xã hội hóa các hoạt động sáng tạo,
cung cấp và phổ biến văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển
mạnh mẽ, rộng khắp, nâng cao dần mức hưởng thụ của nhân dân, tạo ra các giá trị
vật chất tinh thần ngày càng cao để vươn tới sự hoàn thiện, thúc đẩy sự tiến bộ
không ngừng của đời sống xã hội trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và
công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh... Mặt khác, với vai trò là
một thứ vũ khí sắc bén trong thời đại mới, điện ảnh càng có ý nghĩa to lớn trong
việc tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân kiên định mục tiêu xây

dựng xã hội chủ nghĩa, tăng cường phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước, góp phần điều chỉnh và lên tiếng chống lại các khuynh hướng
chống phá tiêu cực đi chệch hướng đạo đức và trật tự xã hội.
Tóm lại, bằng hoạt động của mình, điện ảnh góp phần vào việc phát huy các
tiềm năng văn hóa, phát triển sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
¨ Quốc tế
Từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa để đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cũng đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa
quốc tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng hóa các lĩnh vực và đa phương
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

16
hóa các mối quan hệ để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...
trong đó, văn hóa là một lĩnh vực nhạy cảm và hết sức quan trọng có ảnh hưởng
đến mọi mặt của cuộc sống.
Trong lĩnh vực điện ảnh, cùng với xu hướng toàn cầu hóa tất yếu hiện nay
và sau này, sự phát triển của điện ảnh mỗi quốc gia đều gắn liền với giao lưu quốc
tế. Riêng đối với Việt Nam, điện ảnh chúng ta đang đi chậm khá xa so với nhiều
nước khác trên thế giới thì việc giao lưu quốc tế lại càng rất cần thiết. Hiện nay,
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Việc áp
dụng công kỹ nghệ hiện đại vào hoạt động điện ảnh là một đòi hỏi tất yếu khách
quan mà việc giao lưu quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong khi điện ảnh
trong nước chưa đáp ứng được.
Hơn nữa, việc giao lưu văn hóa quốc tế, một mặt nhằm giới thiệu vào trong
nước nền văn hóa năm châu và truyền bá với thế giới về đất nước và con người
Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc và giàu tính nhân bản, một mặt còn để giao lưu
học hỏi, rút kinh nghiệm, cập nhật hóa hiểu biết về các phong cách, các trào lưu,
khuynh hướng nghệ thuật, tìm kiếm thị trường, tìm nguồn đầu tư hợp tác với nước

ngoài để tăng cường vốn đầu tư cho hoạt động điện ảnh, có cơ hội tiếp xúc với các
phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến... Từ đó, có điều kiện nâng cao chất lượng
điện ảnh Việt Nam đồng thời quảng bá nền văn hóa Việt Nam với thế giới.
Ngày nay, khi nhu cầu về văn hóa, giải trí, tinh thần của con người ở Việt
Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung ngày càng được chú trọng thì giá trị
kinh tế - thương mại của điện ảnh cũng được quan tâm và phát huy. Việc phát triển
nền điện ảnh đậm đà bản sắc dân tộc theo xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
không tách rời giá trị kinh tế của điện ảnh là một điều tất yếu đòi hỏi phải có sự
quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỆN ẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH
1. Đặc điểm của điện ảnh
Theo Điều 1 Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động điện ảnh thì điện ảnh có hai đặc điểm cơ bản sau:
1) Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp
2) Điện ảnh gắn liền với phương thức sản xuất công nghiệp
Như vậy, đặc điểm của điện ảnh theo pháp luật Việt Nam cũng thống nhất
và xuất phát từ đặc điểm của điện ảnh theo pháp luật quốc tế.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

17
1.1. Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp
Lịch sử nền văn minh nhân loại đã cho thấy từ buổi sơ khai đã hình thành
các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, kiến trúc (thuộc nhóm nghệ thuật
tạo hình hoặc không gian) và thơ ca, vũ điệu, âm nhạc (thuộc nhóm nghệ thuật
nhịp điệu hoặc thời gian). Nền văn hóa Hy Lạp cổ cách đây nhiều thế kỷ đã từng
quan niệm nghệ thuật gồm có sáu loại hình kể trên. Các loại hình nghệ thuật này
tùy theo từng giai đoạn lịch sử, từng giai tầng xã hội mà có những vai trò khác
nhau như sự thể hiện của quyền lực thống trị (với kiến trúc Kim tự tháp Ai Cập),

phục vụ cho tín ngưỡng tôn giáo (kiến trúc chùa, các vũ điệu tôn thờ thần linh...),
phục vụ cho việc nghiên cứu, giải trí... và ngày càng mang tính thương mại. Mặc
dù từng thể loại nghệ thuật có nhiều vai trò và đặc điểm riêng nhưng đặc điểm
chung nhất của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào trước đây và sau này cũng là đặc
điểm về tính thẩm mỹ và tính sáng tạo.
Nói cách khác, tính sáng tạo và tính thẩm mỹ là những dấu hiệu đặc trưng
của một tác phẩm nghệ thuật nói riêng và của một ngành nghệ thuật nói chung.
Cùng với sự tiến hóa của con người trong lao động mà cụ thể là sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại hình nghệ thuật khác cũng lần lượt ra đời
mà đỉnh cao của nó là điện ảnh. Điện ảnh, với sự thể hiện ưu việt về tính sáng tạo
và tính thẩm mỹ, ngay từ khi mới ra đời đã nhanh chóng được xem là một ngành
nghệ thuật tiên tiến - thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy.
Thực chất, điện ảnh không phải là nghệ thuật thứ bảy mà điện ảnh là một
loại hình nghệ thuật tổng hợp của các loại hình nghệ thuật
9
. Sự tổng hợp này thể
hiện ở chỗ: một tác phẩm điện ảnh ra đời bản thân nó đã là một tác phẩm nghệ
thuật (kết quả của sự sáng tạo), hơn nữa, bên trong nó còn phản ánh, bao hàm
nhiều thể loại nghệ thuật khác. Thí dụ: Thể loại phim hoạt hình là sự phối hợp giữa
điện ảnh và hội họa. Đặc biệt, với những bộ phim hoạt hình nổi tiếng Tom và Jerry
của hãng MGM hay những bộ phim của hãng Walt Disney (Mỹ) là sự kết hợp
tuyệt vời giữa điện ảnh, hội họa âm nhạc và vũ điệu10
. Hay với bộ phim kinh điển
Cuốn theo chiều gió (1939) của đạo diễn Victor Fléming (Mỹ) là kết quả của sự
chuyển thể sáng tạo từ tác phẩm văn học cùng tên của nữ văn sĩ Mageret (Anh) lên
thành hình ảnh. Ngoài ra, sự tham gia của các thành phần sản xuất vào hoạt động
sản xuất phim như nhà văn với vai trò nhà biên kịch, họa sĩ với vai trò là người

9
Bởi vì sau sự xuất hiện của hội họa, điêu khắc, kiến trúc, ca kịch, vũ điệu và âm nhạc đã

xuất hiện nhiều
loại hình nghệ thuật khác như thời trang, nhiếp ảnh, bonsai... Các loại hình nghệ thuật
này đã xuất hiện
trước điện ảnh hàng thế kỷ và đều được xem là những hoạt động nghệ thuật.
10
Phim hoạt hình Tom và Jerry trước đây thường là phim không có lời thoại mà dùng âm
nhạc để miêu tả
tình huống, thường là nhạc giao hưởng; phim hoạt hình của hãng Walt Disney nổi tiếng với
những bài hát
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

18
thiết kế mỹ thuật, nhạc sĩ với âm nhạc trong phim... cũng thể hiện sự tổng hợp các
ngành nghệ thuật vào trong điện ảnh.
Tóm lại, với đặc điểm ưu việt là tính sáng tạo và tính thẩm mỹ, điện ảnh
được xác định là một loại hình nghệ thuật. Hơn nữa, khác với các loại hình nghệ
thuật khác, bằng những nội dung, cách thức mà mình thể hiện, điện ảnh còn có khả
năng truyền tải được một cách phong phú, rõ ràng đặc điểm, tính chất, hình ảnh,
nội dung... của các loại hình nghệ thuật - điều mà các loại hình nghệ thuật khác
gặp nhiều hạn chế.
Vì vậy, điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp.
1.2. Điện ảnh gắn liền phương thức sản xuất công nghiệp
Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất.
Công nghiệp là phương thức sản xuất dùng máy móc khai thác nguyên liệu,
vật liệu thành đồ dùng hoặc công cụ sản xuất
11
; là sự nghiệp công nghệ, kỹ nghệ
12
.

Như vậy, một cách chung nhất, phương thức sản xuất công nghiệp là cách thức
con người sử dụng máy móc, khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quá trình sản xuất
để tạo ra sản phẩm.
Trong lĩnh vực điện ảnh, sự phát triển của điện ảnh Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung gắn liền với sự phát triển của nền công nghiệp. Cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII với những thành tựu
về động cơ hơi nước (1769), động cơ đốt trong (1876) mà nổi bật là những thành
tựu trong công nghệ phát điện, truyền điện (1886) đã tạo điều kiện tiền đề cho sự
ra đời của hoạt động điện ảnh.
Từ cuối thế kỷ XIX, bằng việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật lần II, con người đã biết đến điện ảnh như là những “bức
tranh chuyển động” - là kết quả hình ảnh của một máy quay đĩa có vẽ các hình ảnh
qua một khe ngắm được gọi là Finekistope hay điện ảnh là những hình chiếu trên
mặt quay của một hộp đựng gọi là Paracsinoscope (hay Matoscope). Kỹ thuật điện
ảnh lúc này chỉ có thế. Ngay cả ngày 28/12/1895 - ngày chào đời chính thức của
nền điện ảnh công nghiệp thế giới - khi hai anh em nhà Lumière ứng dụng những
kỹ thuật cơ bản về máy chiếu hình ảnh động Kinétescope của nhà phát minh nổi
tiếng Thomas Alva Edison và phát triển nó lên thành máy chiếu phim thì cái được
gọi là máy chiếu phim lúc đó cũng chỉ là một chiếc hòm gỗ cao lênh khênh trên đó

trong phim như “Can you feel the love to night” do ca sĩ Elton John thể hiện trong phim
The Lion king, các
vũ điệu trong phim Cinderella, Beauty and the Beast ...
11
Từ điển Từ và ngữ Hán - Việt NXB TPHCM 1989.
12
Từ điển Việt Nam - Ban Tu thư Khai trí 1971.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”


19
gắn một chiếc hộp kín bên trong thắp một ngọn đèn (mãi về sau mới được thay
bằng đèn điện) phía sau là một thấu kính hội tụ. Tất cả phim trong giai đoạn này
đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX đều là phim câm. Muốn có tiếng, người ta
phải mở kèm theo máy hát, tiếng phát ra run run và không khớp với hình ảnh, hoặc
có nghệ sĩ đệm đàn dương cầm kèm theo hay có người đọc lời phía sau màn ảnh...
Tiếng thì méo, tạp âm rè rè của máy hát, tiếng lọc cọc của máy chiếu khó nghe đến
nỗi khiến người ta phải gắn tai nghe vào từng chiếc ghế của khán giả. Phòng chiếu
phim rộng thì cường độ âm thanh không đủ lớn để nghe...
Đến đầu thế kỷ XX, nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật lần thứ hai, phát triển những nghiên cứu về âm lượng trong lĩnh
vực vật lý, người ta đã sử dụng máy tăng âm hoạt động bằng khí nén hoặc sử dụng
một lúc nhiều đĩa hát trong một rạp rộng để cường độ âm đủ nghe. Tuy nhiên, vẫn
không có micro, bối cảnh trong phim thì chết vì máy quay phim không thể di
động... Phim hoạt hình thì là một đèn chiếu, một trống lớn với những chiếc gương
nhỏ gắn nghiêng ở xung quanh màn ảnh. Khi chiếc trống lớn quay thì hình ảnh sẽ
chuyển động dưới ánh đèn, âm thanh được tạo ra từ những chiếc lưỡi gà nhỏ gắn
vào phim nhựa, khi quay tạo ra tiếng kêu, nhạc đệm theo bằng đàn dương cầm...
Lúc đó, người ta gọi phim là một cái “sân khấu cơ khí” còn hoạt hình là “trò chơi
quang học”.
Tóm lại, tình trạng điện ảnh từ lúc khai sinh cho đến những năm 1950 đã
khởi đầu vô cùng yếu ớt.
Cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật lần III khởi đầu từ giữa những năm 50
của thế kỷ XX với những thành tựu vượt trội của các ngành khoa học ứng dụng
như toán học, hóa học đặc biệt là vật lý học (điện tử, vô tuyến điện, tin học...) đã
được áp dụng vào kỹ thuật điện ảnh tạo nên những sự thay đổi quan trọng trong
việc thể hiện âm thanh và hình ảnh. Người ta chế tạo ra những máy móc tinh xảo
để quay phim, cải tiến không ngừng những kỹ thuật tưởng chừng như đã tới giới
hạn, đổi mới những dây chuyền sản xuất với tốc độ chóng mặt, tổ chức các cơ
quan dịch vụ lớn trên toàn cầu...

Cuối thế kỷ XX, ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ cùng với
khả năng tin học hóa sản xuất, áp dụng những thành tựu ưu việt của tin học vào
điện ảnh đã tạo nên những thành công rực rỡ của ngành điện ảnh.
Như vậy, mặc dù có sự khởi đầu non yếu cuối thế kỷ XIX nhưng bằng
những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ, trong hai thế kỷ qua, hoạt
động điện ảnh thế giới đã phát triển như vũ bão. Từ chiếc máy quay phim thủ công
đơn giản không thể di chuyển được với hình ảnh nhòe nhoẹt, mờ ảo chờn vờn
thành chiếc máy quay kỹ thuật số gọn nhẹ với đường nét sắc sảo; vật liệu ghi hình
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

20
cũng có sự thay đổi từ phim nhựa cồng kềnh cho tới băng video, rồi đến đĩa quang
nhỏ gọn... Nhờ áp dụng những nguyên lý quang học vào điện ảnh, chiếc màn ảnh
nhỏ hẹp đã chuyển sang màn ảnh rộng, từ rạp chiếu phim đầu tiên là quán Grande
Café trên đại lộ Capucines - Paris đến kiểu rạp vòng tròn với hai lớp màn ảnh và
hệ thống máy chiếu hai mươi hai chiếc cho tới kiểu rạp không gian ba chiều nhờ
những phát minh ra chiều không gian thứ ba; nhờ áp dụng và phát triển những
thành tựu trong quá trình nghiên cứu điện sinh học, lý thuyết lọc tạp âm ra đời và
được áp dụng vào ngành điện ảnh thay thế hệ thống âm thanh từ mono đơn giản,
âm thanh nổi stereo - hifi sang hệ âm thanh lập thể surrourd, dolby tiên tiến ngày
nay.
Nghệ thuật điện ảnh với một lịch sử hình thành khá non trẻ (khoảng hai
trăm năm) so với các ngành hội họa, điêu khắc,... đã có cách đây hàng ngàn năm
nhưng bằng sự hỗ trợ đắc lực của các thành tựu khoa học kỹ thật, điện ảnh có sức
phát triển mạnh mẽ như vũ bão và nhanh chóng trở thành một ngành nghệ thuật
khổng lồ với sức mạnh hiếm thấy ở bất kỳ ngành nghệ thuật nào khác.
Ở Việt Nam, trong suốt một thời gian dài bị các thế lực thống trị đô hộ, điện
ảnh không có điều kiện hình thành và phát triển. Từ khi ra đời năm 1953, điện ảnh
Việt Nam đã dần kế thừa những thành tựu của điện ảnh thế giới và bắt đầu có sự

hòa nhập vào guồng máy khoa học công nghệ tiên tiến này.
Tóm lại, điện ảnh nói chung và điện ảnh Việt Nam nói riêng là một loại
hình nghệ thuật tổng hợp, sự phát triển của điện ảnh gắn liền với sự phát triển của
phương thức sản xuất công nghiệp.
2. Đặc điểm của hoạt động điện ảnh
Hình thành từ trong cuộc Cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc và phát
triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, điện ảnh nước ta có những nét đặc
thù. Theo Điều 1 Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động điện ảnh thì hoạt động điện ảnh không mang tính kinh doanh đơn thuần,
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên là doanh nghiệp hoạt động công
ích.
2.1. Hoạt động điện ảnh là một hoạt động công ích
Nhà nước có chức năng kinh tế và chức năng xã hội. Với tư cách là đại diện
chủ sở hữu đối với khối tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người quản lý
có trách nhiệm duy trì và phát triển khối tài sản này nhằm phục vụ các lợi ích
chung của toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, có những lĩnh vực mà Nhà
nước phải nắm quyền chủ đạo trong hoạt động nhằm xây dựng và điều tiết vĩ mô
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

21
nền kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước còn phải duy trì và phát triển các ngành, các lĩnh
vực hoạt động kinh doanh đem lại ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận mà các
thành phần kinh tế khác sẽ không đầu tư để kinh doanh nhưng Nhà nước vẫn phải
đầu tư để bảo đảm nhu cầu chung của nền kinh tế, bảo đảm lợi ích công cộng.
Điện ảnh là phương tiện truyền đạt thông tin hữu hiệu có tác động sâu rộng
đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, ở nước ta, điện ảnh được sử dụng
như một công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý và điều hành theo chủ
trương của Nhà nước trong việc phát triển tư tưởng, tuyên truyền giáo dục cộng
đồng xã hội sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, đáp ứng và nâng cao

nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân theo định hướng.
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Doanh nghiệp Nhà nước: “Doanh nghiệp Nhà
nước hoạt động công ích là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng
dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng an ninh”.
Điện ảnh là một loại hình dịch vụ công cộng và công ích. Điều này thể hiện
ở chỗ, hoạt động điện ảnh còn có một nhiệm vụ quan trọng là thực hiện nhằm phục
vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân. Bằng hoạt động điện ảnh, Nhà nước
giáo dục chính trị, tư tưởng. tình cảm, nâng cao dân trí và trình độ thẩm mỹ, góp
phần đáp ứng nhu cầu chính đáng sinh hoạt văn hóa và tinh thần của nhân dân
(Điều 1 Nghị định 48/CP). Việc hoàn thành những mục tiêu công ích này được
đánh giá bằng mức độ hoàn thành những chủ trương, chính sách của Nhà nước,
không thể lấy lợi nhuận làm tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện.
Như vậy, hoạt động điện ảnh là hoạt động công ích. Nó khác các hoạt động
kinh doanh đơn thuần ở chỗ điện ảnh hoạt động vì mục tiêu sản xuất cung ứng dịch
vụ công cộng thu lợi nhuận theo quy định của Nhà nước là chủ yếu.
2.2. Hoạt động điện ảnh không mang tính kinh doanh đơn thuần
Doanh nghiệp hoạt động điện ảnh là doanh nghiệp hoạt động công ích
nhưng chức năng công ích và chức năng kinh tế không tách rời nhau một cách
tuyệt đối mà đan xen lẫn nhau, có sự tác động qua lại giữa việc kinh doanh theo
đuổi mục tiêu lợi nhuận làm ăn có lãi và trách nhiệm thực hiện các chính sách xã
hội do Nhà nước giao.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Doanh nghiệp kinh doanh là việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị thường nhằm mục đích sinh lợi.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

22
Như vậy, theo định nghĩa này, một hành vi coi là kinh doanh khi nó đáp ứng

những dấu hiệu cơ bản sau:
1) Chủ thể của hành vi kinh doanh thực hiện công việc vì tính chất nghề
nghiệp
2) Hành vi kinh doanh chỉ diễn ra trên thị trường
3) Hành vi kinh doanh được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi
Trong đó, dấu hiệu lợi nhuận là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới khi
tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Như trên đã nói, doanh nghiệp hoạt động điện ảnh là doanh nghiệp hoạt động
công ích nhưng không tách rời hoạt động kinh doanh. Do đặc trưng này của điện
ảnh và hoạt động điện ảnh mà việc kinh doanh trong lĩnh vực này thể hiện những
nét đặc thù:
- Lợi nhuận là mục tiêu thứ yếu. Điều này thể hiện ở việc khi hoạt
động điện ảnh, các doanh nghiệp lấy hoạt động công ích làm mục tiêu
hàng đầu theo đó, khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình, trước
hết doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ công cộng không thu lợi nhuận
nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước trong việc
tuyên truyền giáo dục cộng đồng rồi sau đó, nếu điều kiện cho phép,
doanh nghiệp mới có quyền khai thác tiềm năng kinh tế của đơn vị mình.
Thí dụ: cơ sở điện ảnh thực hiện các buổi chiếu phim phục vụ đồng bào
dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh
thần của đồng bào thông qua đó giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi
người. Hoạt động này được thực hiện hoàn toàn vì mục tiêu công ích
không thu lợi nhuận và doanh nghiệp phải ưu tiên thực hiện, sau đón nếu
được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu chiếu phim cho cơ sở mình thì
doanh nghiệp có quyền thực hiện và thu lợi nhuận nhưng vẫn phải bảo
đảm ưu tiên thực hiện hoạt động theo chủ trương hoặc kế hoạch của cấp
trên trực tiếp. Nói cách khác, nếu có hai hoạt động công ích và kinh doanh
diễn ra cùng lúc thì doanh nghiệp phải ưu tiên thực hiện hoạt động vì mục
tiêu công ích.
- Ít chịu ảnh hưởng của thị trường. Tương tự, cũng xuất phát từ

đặc điểm hoạt động điện ảnh vừa mang tính công ích vừa mang tính kinh
doanh, nhằm bảo đảm cho hoạt động điện ảnh phát huy được vai trò của
mình không bị cuốn theo thị hiếu của khán giả, bảo đảm phát triển văn
hóa theo định hướng, Nhà nước thực hiện việc kiểm soát hoạt động điện
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

23
ảnh thông qua các hình thức kiểm duyệt kịch bản phim hay kiểm duyệt
phim (phân tích sau), từ đó điều tiết nguồn phim trên thị trường sao cho
phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội từng thời kỳ. Như vậy, dù cho khi thị
trường thay đổi, thẩm mỹ và thị hiếu của con người thay đổi như thế nào
thì dòng phim được sản xuất vẫn bảo đảm theo định hướng của Nhà nước.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là hoạt động điện ảnh hoàn toàn
chỉ phụ thuộc vào sự điều chỉnh của Nhà nước mà với đặc trưng của nghệ
thuật điện ảnh là tính nghệ thuật, kỹ thuật và kinh tế cùng với bối cảnh
hoạt động của điện ảnh hiện nay là nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp hoạt động điện ảnh cũng phải tìm hiểu và vận động theo thị hiếu
khán giả trên cơ sở chủ trương kế hoạch mà Nhà nước đề ra.
- Lợi nhuận không dự đoán được. Mặc dù điện ảnh hoạt động có
mục tiêu kinh doanh nhưng tính kinh doanh của điện ảnh khác với các
ngành kinh doanh khác ở chỗ cơ sở kinh doanh điện ảnh - cụ thể là cơ sở
sản xuất phim - luôn ở trong tình trạng bị động về doanh thu. Cũng như
điện ảnh các nước, đôi khi, để sản xuất một bộ phim, nhà sản xuất đầu tư
hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu USD cho đoàn làm phim, cho
kỹ xảo, phục trang... nhưng số tiền thu lại không đủ để bù đắp cho chi phí
sản xuất
13
hoặc ngược lại mức doanh thu của một phim khác có khi lên
đến 300%, 400% tiền lãi

14
. Mức doanh thu này hoàn toàn không thể dự
đoán như các hoạt động kinh doanh khác
15
.
Vì vậy, với những đặc điểm trên, nên hoạt động điện ảnh được xác định là
hoạt động công ích không mang tính kinh doanh đơn thuần.
Nhìn chung, điện ảnh Việt Nam trong năm mươi năm qua từ khi chính thức
ra đời bằng Sắc lệnh 147/SL cho đến nay vẫn bảo đảm tính chất hoạt động đặc
trưng của ngành, cùng với sự thay đổi tất yếu về điều kiện kinh tế, xã hội cũng đã
và đang mở ra cho điện ảnh một chân trời mới trên các mặt: nghệ thuật, kỹ thuật và
kinh tế.


13
Thí dụ: Bộ phim Water World của đạo diễn Kevin Costner (Mỹ). Riêng tại Việt Nam, một
số bộ phim đề
tài lịch sử Cách mạng nói chung hầu như khi được chiếu tại rạp là chỉ để thực hiện chủ
trương chào mừng
các ngày lễ lớn và được phát thư mời cho khán giả chứ không thu được lợi nhuận từ khán
giả cho dòng
phim này.
14
Thí dụ: bộ phim Titanic của đạo diễn Cameron (Mỹ) với chi phí sản xuất khoảng 250 triệu
USD nhưng
doanh thu khoảng trên 800 triệu USD trên toàn thế giới chỉ sau hai tháng chiếu tại rạp.
Phim Gái nhảy của
đạo diễn Lê Hoàng (Việt Nam) đầu tư cho sản xuất khoảng 02 tỷ và thu về trên 08 tỷ
đồng sau hai tháng
công chiếu tại rạp (tính đến nửa cuối tháng 4/2003)

15
Các hoạt động kinh doanh khác trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh thường tiến
hành điều tra thị
trường, tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng,... từ đó đánh giá khả năng doanh thu của mặt
hàng mình sản xuất.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

24


CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH
Hoạt động điện ảnh là hoạt động vừa mang tính công ích vừa mang tính
kinh doanh, các tổ chức điện ảnh tồn tại dưới nhiều hình thức nên hoạt động điện
ảnh chịu sự chi phối của nhiều chế định luật về kinh doanh, thương mại, về doanh
nghiệp, về luật đất đai... Tác phẩm điện ảnh ra đời là kết quả của hoạt động sáng
tạo nên còn được điều chỉnh bởi pháp luật về quyền tác giả... Như vậy, hoạt động
điện ảnh là hành vi pháp lý liên quan tới nhiều lĩnh vực pháp luật, được điều chỉnh
bởi nhiều chế độ pháp lý đan xen nhau hình thành nên hành lang pháp lý tổng quát
về hoạt động điện ảnh.
Hoạt động điện ảnh được tiến hành thông qua một mạng lưới tổ chức được
gọi là cơ sở điện ảnh.
Căn cứ vào nội dung của hoạt động điện ảnh, theo Điều 1 Nghị định số
48/CP ngày 17/7/1995 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh16
thì hoạt
động điện ảnh bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau: sản xuất phim, phổ biến phim
(phát hành phim và chiếu phim), xuất nhập khẩu phim. Vì vậy, dưới đây tập trung
xem xét chế độ pháp lý về hoạt động của các cơ sở điện ảnh trong các lĩnh vực chủ

yếu này.

I. VỀ SẢN XUẤT PHIM
1. Chủ thể sản xuất phim
Chủ thể sản xuất phim là đơn vị, tổ chức, cá nhân làm ra bộ phim. Các chủ
thể sản xuất này được gọi chung là cơ sở sản xuất phim.
Theo điểm a, b Điều 4, điểm a Điều 5 và Điều 8 Nghị định 48/CP thì các cơ
sở sản xuất phim đều là doanh nghiệp Nhà nước và chỉ được hoạt động sau khi có
giấy phép của Bộ Văn hóa - Thông tin, còn các cơ sở sản xuất phim khác (cơ quan
Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội) muốn sản xuất phim thì được cấp Giấy
phép làm phim nhất thời (Điều 9 Nghị định 48/CP). Như vậy, theo Nghị định

16
Sau đây gọi tắt là Nghị định số 48/CP.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

25
48/CP các cơ sở sản xuất phim chuyên nghiệp thì đều do Nhà nước quản lý, hoạt
động nghề nghiệp theo chủ trương chính sách của Nhà nước mà không có sự tham
gia sản xuất phim một cách chuyên nghiệp của các hãng phim dưới các hình thức
doanh nghiệp khác. Các tổ chức, cá nhân muốn tham gia vào hoạt động sản xuất
phim thì chỉ được tham gia với tư cách là nhà sản xuất không chuyên nhất thời.
Hơn nữa, theo Điều 9 Nghị định 48/CP không có sự phân biệt giữa cơ sở sản xuất
phim trong nước và cơ sở sản xuất phim có yếu tố nước ngoài
17
.
Hiện nay, nước ta đang trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh, xu thế cạnh tranh
lành mạnh và giảm dần sự độc quyền của Nhà nước trong nền kinh tế là một xu thế

tất yếu. Hơn nữa, trong hoạt động điện ảnh thời gian qua có nhiều phim đã được
sản xuất mặc dù đứng dưới danh nghĩa của các cơ quan, tổ chức Nhà nước nhưng
thực chất là do tư nhân bỏ vốn ra để sản xuất. Nói cách khác, việc tư nhân tham gia
vào hoạt động sản xuất phim vốn đã tồn tại từ lâu trên thực tế nhưng được hợp
pháp hóa bằng danh nghĩa của cơ quan Nhà nước. Vì vậy, việc quy định cơ sở sản
xuất phim chỉ thuộc Nhà nước như trên không còn phù hợp.
Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04/6/2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ
một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác đã
bãi bỏ Giấy phép làm phim nhất thời đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam trong
nước (khoản 2 Điều 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định đã dẫn). Tiếp theo đó, sự ra
đời của Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa - Thông tin ban hành Quy định về điều kiện thành lập cơ sở sản xuất phim
và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim đã cho phép thành lập doanh nghiệp sản xuất
phim không thuộc phạm vi Nhà nước. Hai văn bản này ra đời đã thừa nhận sự tồn
tại của cơ sở sản xuất phim có yếu tố nước ngoài và các loại hình doanh nghiệp
tham gia sản xuất phim. Từ đó, hình thành nên những chế độ pháp lý riêng đối với
từng loại chủ thể.
Như vậy, theo Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động điện ảnh, Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04/6/2002 của
Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng
phương thức quản lý khác và Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quy định về điều kiện thành lập
cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim18
thì chủ thể (cơ sở) sản
xuất phim bao gồm:

17
Điều 9 Nghị định 48/CP quy định quyền được cấp Giấy phép làm phim nhất thời áp dụng
chung cho “cơ
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khi có nhu cầu sản xuất phim để phổ biến

rộng rãi trên
phạm vi cả nước”.
18
Sau đây gọi tắt là Quyết định 38/2002.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

26
ß Cơ sở sản xuất phim là tổ chức, cá nhân Việt Nam. Cơ sở này gồm ba
nhóm:
+ Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động điện ảnh
bằng nguồn ngân sách Nhà nước.
+ Tổ chức hoạt động điện ảnh là đơn vị sự nghiệp.
+ Tổ chức, cá nhân hoạt động điện ảnh theo Luật Doanh nghiệp.
ß Cơ sở sản xuất phim là tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam
ở nước ngoài (gọi chung là cơ sở sản xuất phim có yếu tố nước ngoài).
Tuy nhiên hiện nay, Quyết định 38/2002 chỉ mới quy định về một số chế
độ pháp lý của doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập cơ
sở sản xuất phim19
mà không nói đến cơ sở sản xuất phim có yếu tố
nước ngoài này mặc dù sự tồn tại của cơ sở điện ảnh này đã được pháp
luật thừa nhận20
.
Theo Quyết định 38/2002, các chủ thể là cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,
tổ chức kinh tế hoạt động bằng nguồn ngân sách của Nhà nước, muốn thành lập cơ
sở sản xuất phim phải có đủ các điều kiện sau:
1) Có trụ sở;
2) Giám đốc phải tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành điện ảnh hoặc đại học
các ngành khác trở lên;
3) Có đạo diễn có bằng đại học chuyên ngành về đạo diễn.

Đối với tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở sản xuất phim theo quy định
tại Luật Doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện sau:
1) Có trụ sở;
2) Chủ sở hữu hoặc giám đốc cơ sở sản xuất phim phải là công dân Việt
Nam đáp ứng những điều kiện luật định. Về trình độ chuyên môn, chủ
sở hữu hoặc giám đốc này phải có trình độ trung học chuyên ngành, đại
học các ngành trở lên hoặc đã hoạt động ít nhất 05 năm trong lĩnh vực
nghệ thuật điện ảnh. Nếu không đủ các điều kiện về trình độ nghiệp vụ
như trên thì phải có đạo diễn có bằng đại học chuyên ngành về đạo diễn.

19
Quyết định 38/2002 áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập cơ sở sản xuất
phim và trình
duyệt phim để phổ biến rộng rãi (Điều 1 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định
38/2002)
20
Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 4/6/2002 của Chính phủ về việc bãi
bỏ một số giấy
phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác quy định “bãi bỏ Giấy
phép làm phim
nhất thời đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam ở trong nước quy định tại Nghị định 48/CP.
Đối với tổ chức, cá
nhân nước ngoài, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định hiện
hành”.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

27
Dù sao, việc mở rộng đối tượng sản xuất phim ra ngoài phạm vi Nhà nước
đã tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất, phát

huy được tính năng động và những nhân tố sáng tạo - điều kiện đặc trưng của hoạt
động điện ảnh - vốn tồn tại từ lâu trong các thành phần kinh tế. Như vậy, các thành
phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất phim không còn bị bó buộc bởi tính
chất công ích vì doanh nghiệp sản xuất phim được thành lập theo Luật Doanh
nghiệp không nhằm vào tính chất công ích mà nhằm vào mục tiêu kinh doanh21
.
Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là tính chất công ích của
doanh nghiệp hoạt động điện ảnh bị phủ nhận mà với đặc điểm không thể
tách rời giữa tính công ích và tính chất kinh doanh thu lợi nhuận, các loại
hình doanh nghiệp hoạt động điện ảnh theo Quyết định 38/2002 hoạt động
vừa mang tính chất công ích vừa mang tính kinh doanh. Như vậy, có thể
thấy, việc xác định mức độ công ích hay kinh doanh là chính tùy thuộc vào
việc loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nước hay các loại hình
doanh nghiệp khác và thể hiện qua mức độ thực hiện quyền và nghĩa vụ của
cơ sở sản xuất phim.
2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim
Chế độ pháp lý của cơ sở điện ảnh nói chung và hoạt động sản xuất phim
nói riêng được thể hiện ở nhiều lĩnh vực mà chủ yếu là ở hai góc độ quyền và
nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim.
2.1. Quyền của cơ sở sản xuất phim
2.1.1. Quyền sản xuất phim
Trước đây, theo Nghị định 48/CP thì cơ sở sản xuất phim thuộc quyền Nhà
nước. Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ ủy quyền
lên kế hoạch đặt hàng với cơ sở sản xuất để sản xuất những phim theo chủ trương,
kế hoạch đã định. Khi đó, cơ sở sản xuất phim có nhiệm vụ sản xuất các bộ phim
theo đơn đặt hàng và hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước. Bên cạnh việc
ưu tiên sản xuất những phim do Nhà nước đặt hàng, cơ sở sản xuất còn có quyền
sản xuất những bộ phim khác (không vi phạm điều cấm quy định tại khoản 3 Điều

21

Khoản 1 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 1999 định nghĩa “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh”
Khoản 2: “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ
sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

28
2 Nghị định 48/CP) mà điều kiện sản xuất của cơ sở cho phép22
. Tuy nhiên, vì Nhà
nước là cơ quan chủ quản nên cơ sở sản xuất phim hoạt động sản xuất theo chủ
trương, kế hoạch của Nhà nước là chủ yếu. Nói cách khác, việc sản xuất phim lúc
này vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim.
Quyết định 38/2002 ra đời đã mở rộng loại hình tổ chức sản xuất phim. Bên
cạnh cơ sở sản xuất phim là doanh nghiệp Nhà nước, Quyết định 38/2002 còn cho
phép thành lập cơ sở sản xuất phim theo Luật Doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức, cá
nhân khác cũng có quyền sản xuất phim. Khi hoạt động sản xuất phim, trên nguyên
tắc tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, cơ sở sản xuất được quyền tự do
lựa chọn thể loại phim, nội dung phim (không vi phạm điều cấm quy định tại
khoản 3 Điều 2 Nghị định 48/CP) để sản xuất mà không phụ thuộc vào kế hoạch
sản xuất phim của cơ quan Nhà nước. Như vậy, có thể thấy ở góc độ nhất định,
quyền sản xuất phim là quyền tự do và chủ động của cơ sở sản xuất trong việc khai
thác đề tài.
Hiện nay, hoạt động cạnh tranh là xu thế tất yếu cho sự vận động và phát
triển của một nền kinh tế. Theo đó, việc thừa nhận và cho phép thực hiện quyền
sản xuất phim của các doanh nghiệp này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động cạnh tranh

sản xuất phim giữa các cơ sở sản xuất với nhau không phân biệt doanh nghiệp Nhà
nước hay ngoài Nhà nước, trong tương lai sẽ làm thay đổi cơ bản hoạt động điện
ảnh nước nhà.
2.1.2. Quyền hưởng các chế độ ưu đãi, trợ giá
Cơ sở sản xuất phim được quyền hưởng các chế độ ưu đãi, trợ giá khi sản
xuất những bộ phim theo kế hoạch của Nhà nước. Theo Thông tư liên bộ Văn hóa -
Thông tin - Tài chính số 25/TTLB ngày 19/4/1997 về chính sách tài trợ, đặt hàng
đối với hoạt động điện ảnh, Nhà nước thực hiện chính sách tài trợ đối với việc sản
xuất những bộ phim (bao gồm cả in hàng loạt) thời sự, tài liệu, khoa học, hoạt
hình, phim truyện về đề tài Cách mạng lịch sử, thiếu nhi, đề tài phục vụ công cuộc
đổi mới đất nước... do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định đưa vào sản
xuất.
Thông tư số 25/TTLB quy định mức tài trợ như sau:
+ Những phim do Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ ủy
quyền đặt hàng thì tài trợ 100% chi phí hợp lý của bộ phim;

22
Điều 10 Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công
ích quy định
“doanh nghiệp hoạt động công ích có quyền tổ chức hoạt động kinh doanh thêm phù hợp
với khả năng của
doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường”.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật
Đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam”

29
+ Đối với những phim tài liệu khoa học, phim hoạt hình sản xuất bằng phim
nhựa, video và các vật liệu khác được đặt hàng bằng 100% chi phí hợp lý của bộ
phim được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt nhưng phải bảo đảm trong phạm
vi chỉ tiêu số lượng và kinh phí tài trợ, đặt hàng thông báo hàng năm.

+ Đối với phim truyện (đề tài Cách mạng, lịch sử, thiếu nhi, đề tài phục vụ
công cuộc đổi mới đất nước... ) được Bộ Văn hóa - Thông tin duyệt cho sản xuất
thì mức tài trợ không quá 80% chi phí hợp lý của từng bộ phim, được các cơ quan
có thẩm quyền xét duyệt trong mức kế hoạch kinh phí tài trợ, đặt hàng được thông
báo hàng năm.
Trong hoạt động điện ảnh, việc tài trợ cho cơ sở sản xuất phim là một điều
cần thiết thu hút sự quan tâm của cơ sở sản xuất phim vào những đề tài được tài

×