Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Lý luận về lạm phát và vận dụng lý luận đó ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.41 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển, đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao, kinh tế đang trên đà khởi sắc. Nền kinh tế đang chuẩn
bị mọi điều kiện để hội nhập và trở thành một phần của nền kinh tế thế giới.
Trên con đường ấy, kinh tế Việt Nam gặp không ít khó khăn và thử thách, một
trong những khó khăn đó là hiện tượng lạm phát.
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế những ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt
của nền kinh tế hiện đại, đã trở thành mối quan tâm to lớn của các nhà kinh tế
nói riêng và của công chúng nói chung. Lạm phát như một căn bệnh của nền
kinh tế thị trường, là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời
gian và trí tuệ mới mong đạt được những kết quả khả quan. Chống lạm phát đã
trở thành nhiệm vụ chung của toàn Đảng, của Chính phủ và của toàn dân ta, là
mục tiêu quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam.
Vậy lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Tại sao người ta lại quam tâm đến
lạm phát? Để góp phần kiềm chế lạm phát ở Việt Nam cần có những biện pháp
gi?
Bài viết này với đề tài: “Lý luận về lạm phát và vận dụng lý luận đó ở Việt
Nam”, xuất phát từ tính cần thiết, nghiêm trọng của hiện tượng lạm phát. Trong
khuôn khổ hạn hẹp của bài viết và sự hạn chế của kiến thức, tôi hy vọng bài viết
sẽ phần nào mang lại cho các bạn cái nhìn đúng đắn về hiện tượng lạm phát.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT.
1.1. Khái niệm, đo lường và phân loại lạm phát.
1.1.1. C¸c kh¸i niÖm:
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng rộng
lớn đến các mặt của đời sống kinh tế hiện đại. Lạm phát là một phạm trù vốn có
của nền kinh tế thị trường.
Trong bộ “Tư bản”, C.Mác viết: “ Việc phát hành tiền giấy phải được giới
hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của


mình”. Nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành vượt quá số
lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm
phát xuất hiện.
Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và
nó được sử dụng rông rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường: “Lạm phát là sự
gia tăng liên tục của mức giá chung”. Một nền kinh tế vẫn có thể trải qua lạm
phát khi giá của một số hàng hóa giảm, nếu như giá cả của hàng hóa và dịch vụ
khác tăng đủ mạnh.
Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua trong nước
của đồng nội tệ. Trong bối cảnh lạm phát, thì một đơn vị tiền tệ chỉ có thể mua
được ngày càng ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Hay nói cách khác, khi có lạm phát,
chúng ta sẽ phải chi ngày càng nhiều đồng nội tệ hơn để mua một giỏ hàng hóa
và dịch vụ cố định.
Một điều quan trọng nữa mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ
là sự gia tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá. Nếu
như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá, thì dường như giá cả chỉ đột
ngột tăng lên rồi lại trở lại mức ban đầu ngay sau đó. Hiện tượng tăng giá tạm
thời như vậy không được gọi là lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi cú sốc
thường có ảnh hưởng kéo dài đối với nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm
phát.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.1.2. Đo lường lạm phát.
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kì
nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ lạm phát được tính
bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát cho thời kì t được
tính theo công thức sau:
Πt
=(P
t

– P
t-1
/ P
t-1
)

*

100%
Trong đó:

Πt
: tỷ lệ lạm phát của thời kì t (có thể là tháng, quý hoặc năm).
P
t
: Mức giá của thời kì t
P
t-1
: Mức giá của thời kì trước đó
Người ta thường sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP (D
GDP
) và chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) để đo lường mức giá chung. Tuy nhiên, nếu mục tiêu là xác định ảnh
hưởng của lạm phát đến mức sống thì chỉ số giá tiêu dùng thích hợp hơn. Trong
thực tế, các số liệu công bố chính thức về lạm phát thường được tính trên cơ sở
CPI.
1.1.3. Ph©n lo¹i l¹m ph¸t:
Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ
lạm phát.
- Phân loại lạm phát theo tỷ lệ lạm phát:

Theo tiêu thức này, các nhà kinh tế thường phân biệt 3 loại lạm phát: lạm
phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
- Lạm phát vừa phải: Được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự
đoán trước được. Đối với cá nước đang phát triển lạm phát một con số thường
được coi là lạm phát vừa phải. Đó là mức lạm phát bình thường mà nền kinh tế
trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
- Lạm phát phi mã: Lạm phát trong phạm vi hai hoặc ba con số một năm
thường được gọi là lạm phát phi mã. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi
từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt
với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách.
- Siêu lạm phát: là trường hợp lạm phát đặc biệt cao. Định nghĩa cổ điển về
siêu lạm phát do nhà kinh tế học người Mĩ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hàng tháng từ 50% trở lên. Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia
tăng quá mức trong cung tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài
trợ cho thâm hụt ngân sách quá lớn. Hơn nữa, lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh
nguồn thu từ thuế tính theo phần trăm so với GDP mà điều này đến lượt nó làm
tăng thâm hụt ngân sách và dẫn đến lạm phát cao hơn.
-Phân loại lạm phát theo tính chất:
Theo tính chất của lạm phát người ta phân biệt được lạm phát được dự tính
trước và lạm phát không được dự tính trước.
-Lạm phát được dự tính trước: là lạm phát xảy ra đúng như dự tính từ trước
của các tác nhân kinh tế. Trong trường hợp này, mọi khoản vay cũng như hợp
đồng về cá biến danh nghĩa đã được điều chỉnh phù hợp với lạm phát.
-Lạm phát không được dự tính trước: là lạm phát xảy ra bất ngờ ngoài dự
tính từ trước của các tác nhân kinh tế. Lạm phát bất ngờ phân phối lại của cải và
thu nhập giữa các thành viên trong xã hội không theo nỗ lực, cống hiến và nhu
cầu của họ.
1.2. Nguyên nhân lạm phát

1.2.1. Lạm phát theo thuyết Keynes( lạm phát cầu kéo)
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt
hoặc vượt mức tự nhiên. Theo lí thuyết này, nguyên nhân của tình trạng dư cầu
được giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Lạm phát có
thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và
đầu tư. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu
dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên và
ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu
đầu tư: sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư cà do đó đẩy giá
cả tăng lên.
Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ từ sự gia tăng quá
mức trong những nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng
chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ
tăng. Ngược lại, khi chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu
công cộng, hoặc các chương trình đầu tư lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Khi nhu cầu xuất
khẩu tăng, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức
giá trong nước. Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể
gây ra lạm phát, đặc biệt trong chế độ tỉ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể
là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền cung ứng. Tình hình ngược lại sẽ
xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu trì trệ và luồng vốn nước ngoài chảy vào giảm do
nền kinh tế thế giới hay trong khu vực rơi vào một cuộc suy thoái.
1.2.2. Lạm phát do chi phí dẩy
Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên
trong toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, mọi biến số kinh tế vĩ mô trong
nền kinh tế đều biến động theo hướng bất lợi: sản lượng giảm, thất nghiệp và
lạm phát tăng.
Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá

nguyên liệu nhập khẩu. Khi công doàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên
cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện.
Vòng xoáy đi lên của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng
nếu chính phủ tìm cách tránh suy thoái bằng cách mở rộng tiền tệ.
Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà
sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập
khẩu, các loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng vì chúng tác
động trực tiếp đến giá cả hàng hóa. Nếu so sánh với các nước phát triển là những
nước có tỉ lệ thuế trực thu cao, chúng ta có thể nhận định rằng ở các nước đang
phát triển, nơi mà thuế gián thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế,
thì thay đổi thuế gián thu dường như có tác động mạnh hơn tới lạm phát.
Đối với nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu, cấu kiện cần thiết mà
nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá cả của
chúng (có thế do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh
hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng
mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm mạnh giá trên thị trường tài
chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng
nổ.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Những yếu tố trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng cũng có thể gây ra tác
động tổng hợp, làm cho lạm phát gia tăng với tốc độ cao (lạm phát cao) và rất
cao (siêu lạm phát). Nếu chính phủ phản ứng quá mạnh thông qua các chính
sách thích nghi, thì lạm phát có thể trở nên không kiểm soát được.
1.2.3. Lạm phát ỳ
Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm
phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm mức giá tăng lên
theo một tỉ lệ khá ổn định. Tỉ lệ lạm phát này được gọi là tỉ lệ lạm phát ỳ. Chúng
ta có thể coi đó là tỉ lệ lạm phát cân bằng trong ngắn hạn và nó sẽ được duy trì
cho đến khi có các cú sốc tác động đến nền kinh tế.

1.2.4. Tiền tệ và lạm phát
Lý thuyết tiền tệ là cách giải thích thuyết phục nhất về nguồn gốc sâu xa
của hiện tượng lạm phát. Tư tưởng cơ bản của các nhà tiền tệ là luận điềm cho
rằng lạm phát về cơ bản là hiện tượng tiền tệ. Họ đã chỉ ra mối quan hệ giữa
cung tiền và lạm phát: “ Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ...
và nó chỉ xảy ra khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng.” Kết luận này dựa trên
hai điều:
Thứ nhất, các nhà tiền tệ cho rằng lạm phát gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu
so với tổng cung, và nguyên nhân của sự dư thừa này là do có quá nhiều tiền
trong lưu thông. Nếu cách giải thích này đúng về mặt lịch sử, thì nó khẳng định
rằng lạm phát gây ra bởi sức ép từ phía cầu, chứ không phải từ phía cung.
Thứ hai, giả sử rằng mối quan hệ nhân quả bắt nguồn từ tác động của cung
ứng tiền đến mức giá, chứ không phải giá cả tăng lên làm tăng lượng tiền cung
ứng. Trong mô hình tổng cầu- tổng cung, sự gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến
sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu làm cho mức giá tăng do
đương tổng cung thẳng đứng trong dài hạn.
1.3. Những tổn thất xã hội của lạm phát.
1.3.1. Đối với lạm phát được dự tính trước.
Thứ nhất, lạm phát hoạt động giống như một loại thuế đánh vào những
người giữ tiền được gọi là thuế lạm phát. Lượng tiền được cung ứng nhiều hơn
6

×