Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.86 KB, 18 trang )

Vai trò của người già trong gia đình và cộng
đồng hiện nay

Hà Thị Minh Khương

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Dân tộc học; Mã số: 60 22 70
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Lương
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Làm rõ các hoạt động của người già trong gia đình và trong các tổ chức
quan phương và phi quan phương. Xác định vai trò trong đời sống kinh tế, văn hóa của người
già trong gia đình và cộng đồng. So sánh quan niệm của người dân về tuổi già và vai trò của
người già hiện nay so với trước kia. Chỉ ra những mặt tích cực và mặt còn hạn chế trong việc
thực hiện chính sách phát huy vai trò của người già ở nông thôn.

Keywords. Dân tộc học; Người già; Gia đình; Cộng đồng

Content



3
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1.
Lý do lựa chọn đề tài


7
2.
Mục đích nghiên cứu
9
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
10
4.
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
11
5.
Đóng góp của luận văn
12
6.
Cấu trúc luận văn
13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
VỀ NGƢỜI GIÀ
14
1.1.
Quan điểm và chính sách về người già trên thế giới
và Việt Nam
14

1.1.1.
Quan điểm và chính sách về người già trên thế giới
14

1.1.2.
Quan điểm và chính sách về người già ở Việt Nam

17
1.2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
22

1.2.1.
Người già trong các nghiên cứu nước ngoài
22

1.2.2.
Nghiên cứu người già ở Việt Nam
30
1.3.
Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
41
1.4.
Một số hướng tiếp cận lý thuyết nghiên cứu về người già
44
1.5.
Các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong luận văn
49

Tiểu kết Chƣơng 1
52
CHƢƠNG 2: VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – XÃ HẠ BẰNG
53
2.1.
Vị trí địa lý và lịch sử tụ cư của người Việt ở Hạ Bằng
53
2.2.

Tổ chức dân cư và tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội
58
2.3.
Người già trong gia đình người Việt ở Hạ Bằng
66

Tiểu kết Chƣơng 2
67
CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA NGƢỜI GIÀ TRONG GIA ĐÌNH
69
3.1.
Quan niệm về tuổi già và vai trò của người già ở Hạ Bằng
hiện nay
69

4

3.1.1.
Quan niệm về tuổi già
69

3.1.2.
Quan niệm về vai trò của người già
71
3.2.
Vai trò của người già trong đời sống kinh tế
75

3.2.1.
Người già và các hoạt động lao động - sản xuất

75

3.2.2.
Người già với vai trò quyết định các công việc quan trọng
80

3.2.3.
Người già với việc trợ giúp vật chất cho con cái
86
3.3.
Vai trò của người già trong đời sống văn hóa
87

3.3.1.
Giáo dục con cháu các giá trị văn hóa gia đình
87

3.3.2.
Giáo dục con cháu về cách làm ăn
92

Tiểu kết Chƣơng 3
94
CHƢƠNG 4: VAI TRÒ CỦA NGƢỜI GIÀ TRONG CỘNG ĐỒNG
VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỌ
96
4.1.
Vai trò của người già trong cộng đồng
96


4.1.1.
Các tổ chức của người già ở Hạ Bằng
96

4.1.2.
Vai trò của người già và Hội Người cao tuổi
97

4.1.3.
Vai trò của người già trong dòng họ
108
4.2.
Phát huy vai trò của người già trong phát triển kinh tế, văn
hóa và xã hội ở địa phương
112

4.2.1.
Hạ Bằng và việc phát huy vai trò tiềm năng của
người già
112

4.2.2.
Những vấn đề đặt ra
115

Tiểu kết Chƣơng 4
118
KẾT LUẬN
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO

124
PHỤ LỤC
132
1
Danh sách những người cung cấp thông tin - tư liệu
133
2
Công cụ nghiên cứu: Hướng dẫn phỏng vấn sâu và Bảng hỏi
134
3
Một số văn bản và tài liệu thu thập ở địa phương
142
4
Bản đồ
145
5
Ảnh minh họa
147

7
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Trọng lão là một truyền thống ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á
khác. Người già là lớp người có quá trình cống hiến lâu dài cho gia đình, xã hội và
đất nước và được coi là thế hệ duy trì tính liên tục phát triển của nhân loại. Họ
không chỉ là lớp người nhiều tri thức và kinh nghiệm sống mà còn tích luỹ được vốn
liếng vật chất và giá trị về văn hoá tinh thần để truyền lại cho thế hệ tiếp theo [47,
45, 56, 72, 88].
Ngày nay, sự già hoá dân số đang tăng nhanh ở nhiều nước trên thế giới cũng

như ở Việt Nam. Theo số liệu Tổng Điều tra dân số và nhà ở (TĐTDS&NƠ) năm
2009, nhóm dân số cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) ở Việt Nam đã tăng lên 9%
1
và phần
lớn người già sinh sống ở khu vực nông thôn
2
[1, 83, tr. 64]. Theo dự báo của Tổng
cục Thống kê cho thấy tỷ lệ dân số cao tuổi sẽ đạt ngưỡng 10% vào năm 2017, nói
cách khác, dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn gọi là “thời kỳ già hóa dân số”.
Theo Quỹ Dân số Liên hiệp quốc “dân số cao tuổi Việt Nam đang tăng nhanh cả về
số tương đối và tuyệt đối, đặc biệt là „già ở nhóm già nhất‟ (từ 80 tuổi trở lên) và so
với các nước trong khu vực và trên thế giới, thời gian để Việt Nam chuẩn bị đón
nhận thời kỳ già hóa dân số ngắn hơn rất nhiều” [76, tr. 6]. Như vậy già hóa dân số
cũng đồng nghĩa với tỷ lệ phụ thuộc người già cũng sẽ tăng lên
3
. Trong các chính
sách xã hội, người già thường được coi là nhóm dân số đặc biệt, nhóm yếu thế cần
được ưu tiên về an ninh lương thực và sự chăm sóc về mọi mặt từ phía gia đình, và
cộng đồng xã hội.
Trong xã hội hiện đại người già đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như
nghèo đói, cô đơn, bị lạm dụng, hoặc bị bỏ rơi,… Sự kỳ thị về tuổi tác khiến cho họ
bị coi là “gánh nặng”, là “người thừa” trong gia đình và xã hội. Trong khi tâm điểm

1
Trong TĐTDS&NƠ 1999 tỷ lệ người già chiếm 7,97%
2
Theo số liệu của TĐTDS&NƠ 2009, dân số 60 tuổi trở lên ở thành thị là 8,06% và ở nông thôn là 8,94%
(Biểu 4) [1, tr, 64].
3
Hiện nay tỷ lệ phụ thuộc người già ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng từ 13,7% năm 1999 lên 15%

năm 2007 [82, tr. 60].

8
chú ý của các nhà lập kế hoạch, người làm công tác phát triển là vấn đề tăng trưởng
kinh tế và nhóm người trẻ tuổi, thì người già bị coi là nhóm xã hội phụ thuộc và thụ
động về mặt kinh tế, thậm chí còn bị coi là ít quan trọng hoặc gây bất lợi cho sự
phát triển [8].
Đồng thời với đó là tác động của quá trình chuyển đổi kinh tế, gia tăng dòng di

4
đã dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc dân số, quy mô gia đình và thay đổi các giá
trị gia đình, sự thâm nhập của tệ nạn xã hội,…đang xáo trộn đến không ít gia đình.
Nhiều người già phải sống một mình và tự chăm sóc cho bản thân, thậm chí trong
nhiều trường hợp người già đang phải đóng vai trò như một người chăm sóc gia
đình, trong khi lẽ ra chính bản thân họ là đối tượng cần phải chăm sóc. Nghiên cứu
của Martin Evans và các tác giả khác (2007) cho rằng xã hội chưa đánh giá đúng về
vị thế năng động của NCT và các dòng thu nhập mà NCT có tham gia vào đó. Bản
thân người già tiếp tục hoạt động kinh tế
5
, và họ có thể chia sẻ nguồn lực được gộp
chung trong hộ gia đình với các thành viên khác. Kết quả Điều tra Gia đình Việt
Nam năm 2006 cho thấy có hơn 90% người già cho biết họ vẫn còn hỗ trợ cho con
cháu ít nhất một trong các hoạt động về kinh tế như tạo ra thu nhập và cấp vốn cho
con cháu; quyết định các việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ kinh nghiệm làm
ăn, và dạy dỗ con cháu, nội trợ và chăm sóc cháu nhỏ v.v [6].
Phần lớn người già ở Việt Nam hiện đang sống tại khu vực nông thôn. Trong
xã hội truyền thống người già có quyền điều khiển về mọi mặt của địa phương, gia
đình và dòng họ. Họ là một thành phần quan trọng tham dự các sinh hoạt mang tính
hành chính, trong tổ chức quan phương và phi quan phương của cộng đồng làng xã.
Ngày nay, người già vẫn đóng vai trò đại diện hợp thức cho gia đình và là đại biểu

chung cho gia tộc, xóm thôn và cộng đồng làng xã. Sự hiểu biết tập quán cùng với
kinh nghiệm vốn và tinh thần gương mẫu cho phép họ gìn giữ các quan hệ xã hội
nông thôn một cách hiệu quả. Người già ở Việt Nam hiện nay là lớp người chứng

4
Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư đối với GĐ cho thấy phần lớn người di cư đang trong độ tuổi lao động và sự vắng
mặt của vợ, hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt GĐ gốc, đặc biệt là GĐ hai vợ chồng
cùng xuất cư, vai trò trông non nhà cửa phần lớn sẽ thuộc về người già [13].
5
Các tác giả này tính toán số liệu của VHLSS 2004 cho thấy: 75% nam giới và 66% phụ nữ tuổi 60 vẫn hoạt
động kinh tế và làm việc khoảng 36 giờ một tuần.

9
kiến và tham dự vào nhiều sự thay đổi của xã hội, họ là lớp người sinh ra trong xã
hội truyền thống, trưởng thành trong thời kỳ bao cấp, và ít nhiều đang chứng kiến
sự phát triển kinh tế và sự hội nhập của đất nước. Chính vì vậy không thể phủ nhận
là nhiều người già chính là một kho tàng về kinh nghiệm và vốn sống, đặc biệt là ở
vùng nông thôn [44, 62, 64, 67, 100, v.v.]. Như vậy, xét từ góc độ này người già
chưa hẳn là gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Người già ở Việt Nam, nhất là ở
vùng nông thôn vẫn đang có những đóng góp vào đời sống kinh tế và đời sống văn
hóa trong gia đình và cộng đồng bằng rất nhiều cách khác nhau.
Cùng với sự phát triển xã hội vai trò của người già đã được khẳng định qua
Pháp lệnh Người cao tuổi năm 2000 và gần đây nhất là Luật Người cao tuổi (2009).
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng không chỉ khẳng định công sinh thành, nuôi dưỡng,
giáo dục nhân cách cho con cháu và vai trò truyền tải di sản văn hóa tộc người của
người già, khẳng định vai trò quan trọng của họ trong gia đình, ngoài xã hội, mà còn
quy định việc chăm sóc vật chất, tinh thần và trách nhiệm của gia đình, Nhà nước
và toàn xã hội trong việc phát huy vai trò của người già.
Trên bối cảnh đó người già vẫn là chủ đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của
nhiều học giả trong nước và quốc tế. Việc nghiên cứu về vai trò của người già trong

gia đình và cộng đồng là điều cần thiết, nó không chỉ góp thêm một cách nhìn khách
quan về vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng làng xã, mà còn làm rõ
được các hoạt động của người già và các tổ chức của họ trong đời sống kinh tế - văn
hoá - xã hội ở vùng nông thôn, đồng thời góp phần phát huy vai trò tiềm năng của
người già trong bối cảnh xã hội nông thôn hiện nay.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với những lý do trình bày như trên Luận văn này cố gắng làm sáng tỏ những
mục đích nghiên cứu cụ thể sau đây:
1. Làm rõ các hoạt động của người già trong gia đình và trong các tổ chức quan
phương và phi quan phương.

10
2. Xác định vai trò trong đời sống kinh tế, văn hóa của người già trong gia đình
và cộng đồng.
3. So sánh quan niệm của người dân về tuổi già và vai trò của người già hiện
nay so với trước kia.
4. Chỉ ra những mặt tích cực và mặt còn hạn chế trong việc thực hiện chính
sách phát huy vai trò của người già ở nông thôn.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của người già trong gia đình và
cộng đồng ở vùng nông thôn. Với mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai trò của
người già trong gia đình và cộng đồng nên khách thể nghiên cứu là những người già
từ 60 tuổi trở lên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tập trung làm rõ hoạt động và vai trò của người già trong đời
sống gia đình và cộng đồng ở một vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Phạm vi về không gian và thời gian: Luận văn này sử dụng một phần dữ liệu

định lượng và định tính của đề tài cấp Bộ “Một số vấn đề cơ bản trong chính sách
xã hội đối với người cao tuổi” do Viện Gia đình và Giới thuộc Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam thực hiện năm 2008 – 2009, được tiến hành tại Hải Phòng, Hà Nam
và Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Từ dữ liệu của đề tài cấp Bộ, tác giả luận văn này chỉ
lựa chọn dữ liệu của một điểm nghiên cứu là xã Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà Tây (cũ)
nay là Hà Nội được tiến hành tháng 12/2008 để phân tích. Về cơ bản, dữ liệu của đề
tài cấp Bộ là tương đối đầy đủ cho việc phân tích, nhưng do luận văn tập trung
nghiên cứu về vai trò của người già, nên tác giả đã lựa chọn địa điểm là xã Hạ
Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để quay lại tiếp tục nghiên cứu thực địa
lần 2 vào tháng 7-8/2010. Đây là một xã thuần nông trước đây thuộc tỉnh Hà Tây,
đại diện cho vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, nơi mà tốc độ đô thị hóa cao và có
biến đổi nhanh chóng về kinh tế, văn hóa, xã hội. Thêm nữa, Hạ Bằng là nơi đã có

11
một số nghiên cứu về người già được tiến hành, và bản thân tác giả đã thiết lập
được mối quan hệ và có sự sẵn sàng hợp tác những người dân ở đây trong quá trình
tham gia nghiên cứu.

4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn này hướng đến tìm hiểu thực trạng hoạt động của người già trong gia
đình và cộng đồng ở Hạ Bằng diễn ra như thế nào? Thông qua các hoạt động cụ thể
tác giả luận văn sẽ xem xét vai trò chung, trừu tượng của người già trong đời sống
kinh tế, văn hóa của gia đình, và cộng đồng.
1) Hoạt động của người già trong đời sống kinh tế và văn hóa đang diễn ra trong
gia đình như thế nào?
2) Trong cộng đồng làng xã hiện nay, người già tham gia vào các hoạt động của
các tổ chức quan phương và phi quan phương như thế nào?
3) Người già ở nông thôn có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế và văn hóa
đang diễn ra trong gia đình và cộng đồng trong bối cảnh xã hội nông thôn đang

trong tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ? Có những biểu hiện khác biệt nào trong vai
trò của người cao tuổi nam và nữ hay không?
4) Trong xã hội hiện nay tuổi tác vẫn là hiện thân của những giá trị xã hội song
mức độ biểu hiện cũng đã có những thay đổi, vậy quan niệm tuổi già và mong
đợi về vai trò của người già của người Việt ở Hạ Bằng hiện nay ra sao?
5) Vấn đề phát huy vai trò của người già đã được đề cập trong các chính sách về
NCT như thế nào? Và đã được triển khai thực hiện ở mức độ nào ở vùng nông
thôn như Hạ Bằng?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu và nguồn tài liệu về người già, một số
giả thuyết được đưa ra trong nghiên cứu này như sau:

12
1) Ở vùng nông thôn hiện nay người già không chỉ đảm nhiệm các công việc gia
đình mà họ còn tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo thu nhập và các
hoạt động ở ngoài cộng đồng.
2) Do tập quán kính trọng đối người lớn tuổi của người Việt và từ những đóng góp
vào kinh tế gia đình gợi lên khả năng người già vẫn duy trì được vị thế của mình
trong gia đình, do vậy mà người già dù đang sống riêng hay sống chung với con
cháu vẫn đóng vai trò là chủ gia đình, và người ra quyết định. Họ vẫn được
mong đợi là lớp người mẫu mực trong gia đình và cộng đồng.
3) Trong đời sống văn hóa, người già vẫn là người đóng vai trò duy trì và truyền tải
các giá trị văn hoá gia đình và của tộc người cho thế hệ trẻ.
4) Có sự khác biệt trong vai trò giới của người cao tuổi nữ và người cao tuổi nam
trong gia đình ở vùng nông thôn. Người cao tuổi là nữ ít có vai trò và tiếng nói
trong gia đình và ngoài cộng đồng.
5) Người già ở vùng nông thôn là nhân tố tham gia tích cực vào các hoạt động của
các tổ chức quan phương và phi quan phương.
6) Việc triển khai thực hiện các chính sách phát huy vai trò của người già sẽ có

nhiều khó khăn và hạn chế hơn vùng nông thôn.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Các công trình nghiên cứu về người già cho đến nay đã góp phần mang lại
những hiểu biết sâu sắc về lớp thế hệ người cao tuổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, song
các nghiên cứu về chủ đề vai trò của người già trong gia đình và cộng đồng hiện
nay ở vùng nông thôn còn khá hiếm hoi. Những phân tích, đánh giá của luận văn
này góp phần làm rõ các hoạt động và vai trò của người già trong gia đình và cộng
đồng ở vùng nông thôn hiện nay. Là nguồn tư liệu tham khảo bổ sung vào khoảng
trống về chủ đề nghiên cứu về người già và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo về
chủ đề này. Phân tích khác biệt về vai trò giới của người cao tuổi nam giới và nữ
giới trong gia đình và cộng đồng, cũng như các đánh giá về mặt tích cực và những
điểm còn hạn chế trong thực hiện chính sách phát huy vai trò của người già sẽ là cơ

13
sở thực tiễn cho việc điều chỉnh chính sách, góp phần cải thiện tình trạng bất bình
đẳng giới và nâng cao trách nhiệm phát huy vai trò của người già trong bối cảnh xây
dựng nông thôn mới hiện nay.

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn được
cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về người già
Chương 2. Về địa bàn nghiên cứu - Xã Hạ Bằng
Chương 3: Vai trò của người già trong gia đình
Chương 4: Vai trò của người già trong cộng đồng và phát huy vai trò của họ.

125
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều
tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả toàn bộ (Population and housing
census Vietnam 2009: completed census results), Nxb. Thống kê, Hà Nội
2. Ban Luật pháp chính sách – Trương ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
Công ty Tư ấn đầu tư y tế, (2007), Một số thuật ngữ về giới và bình đẳng giới,
Nxb. Phụ nữ, 58 tr
3. Bế Quỳnh Nga, (1999), Các chương trình và chính sách quốc gia về người cao
tuổi, Tạp chí Xã hội học, số 2 (66), tr. 98-101
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam (1998),
Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như ý (chủ biên), Nxb. Văn hoá thông tin
5. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2000), Hệ thống văn bản pháp luật hiện
hành về bảo trợ xã hội, Bộ lao động thương binh xã hội, Nxb. Lao động xã hội
255 tr.
6. Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch, UNICEF, Tổng cục Thống kê, Viện Gia
đình và Giới, (2008), Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội
7. Bùi Thế Cường (1993), Khác biệt nông thôn đô thị ở người cao tuổi: Nhận xét
bước đầu từ một cuộc khảo sát xã hội học ở Hải Hưng, Tạp chí Xã hội học, Số
4/1993, tr 86-89
8. Bùi Thế Cường (2005), Trong miền an sinh xã hội: Nghiên cứu về tuổi già
Việt Nam, Đại học quốc gia, Hà Nội
9. Cao Đức Thái (2009), Người cao tuổi và Luật Người cao tuổi, Website của
Tạp chí Cộng sản, http://www, tapchicongsan, org, vn/Home/Nghiencuu-
Traodoi/2009/7/Nguoi-cao-tuoi-va-Luat-Nguoi-cao-tuoi, aspx,
10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Người cao tuổi, Quốc hội
khoá XII, kỳ họp thứ sáu, số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009, ban hành
4/12/2009, có hiệu lực từ ngày 1/7/2010, Cổng thông tin điện tử Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam, http://vanban, chinhphu,
vn/portal/page?_pageid=578,1&_dad=portal&_schema=PORTAL&doctype=3
11. Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005
– 2010, http://hoinguoicaotuoi, vn/data/modules,

php?name=News&op=viewst&sid=29
12. Đàm Hữu Đắc (2006), Chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong sự
nghiệp phát triển kinh tế-xã hội đất nước, Tạp chí Lao động và xã hội, Số 288,
tr. 4-5

126
13. Đảng bộ xã Hạ Bằng Thạch Thất, Hà Tây (2004), Lịch sử đấu tranh cách
mạng của đảng bộ và nhân dân xã Hạ Bằng (1945-2002), Tháng 6/2004,
14. Đặng Nguyên Anh (1998), Di cư và phát triển trong bối cảnh đổi mới kinh tế-
xã hội của đất nước, Tạp chí Xã hội học, Số 1 (61)
15. Đặng Xuân Tin (2005), Nghiên cứu tình trạng sức khoẻ và nhu cầu chăm sóc
tác động đến sức khoẻ cao người cao tuổi tại An Hải, Hải Phòng, Luận án
Tiến sĩ Y học, Hà Nội, 134 tr.
16. Dar es Salaam (2001), Indicators for the Minimum Data Set Project on
Ageing: A Critical Review in sub-Saharan Africa, A report of the follow-up
meeting to the 2000 Harare MDS Workshop, WHO and HelpAge
International, http://whqlibdoc, who, int/hq/2001/WHO_EIP_GPE_01, 1, pdf
17. Đỗ Thịnh (1993), Người già của các dân tộc, Tạp chí Dân tộc học, Số 1/1993,
tr. 41-43
18. Dương Chí Thiện (1999), Sự tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi ở
đồng bằng Sông Hồng, Tạp chí Xã hội học, số 2 (66), tr. 62-65
19. Emily A, Schultz, Robert H, Lavenda (2001), Nhân học - một quan điểm về
tình trạng nhân sinh (Tài liệu tham khảo nội bộ), Người dịch: Phan Ngọc
Chiến, Hồ Liên Biện, Người hiệu đính: Lương Văn Hy, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 506 tr.
20. General Assembly (1981), World Assembly on Aging, http://www, un,
org/documents/ga/res/36/a36r030, htm
21. General Assembly (1990), Implementation of the International Plan of Action
on Aging and Related activies, resolution 45/106, Part VI, Resolutions adopted
on the reports of the Third Committee, http://www, un,

org/ga/search/view_doc, asp?symbol=A/RES/45/106,
22. General Assembly (1992), Proclamation on Ageing, A/RES/47/5, 42nd
plenary meeting, 16 October 1992, http://www, un,
org/documents/ga/res/47/a47r005, htm
23. General Assembly (1999), International Year of Older Persons, 1999:
activities and legacies, Report of the Secrectay-Genderal, http://www,
undemocracy, com/A-54-268, pdf
24. Giang Thanh Long, Wade Donald Pfau (2006), Tổng quan về dân số cao tuổi
Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế, Chương 7, http://www, grips, ac,
jp/vietnam/VDFTokyo/Temp/Doc/2007/BookMar07_Socialvol1_VChapter7,
pdf
25. Grant Evans (chủ biên) (2001), Bức khảm văn hóa châu á, Tiếp cận Nhân học,
Nxb. Văn hóa dân tộc, Người dịch: Cao Xuân Phổ với sự tham gia của Ng,
Thu Dương, Cao Xuân Phú, Cao Xuân Thự, Hà Nội

127
26. Help Age International (2001), Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo ở Việt
Nam: Báo cáo từ một cuộc nghiên cứu có sự tham gia, Hà Nội
27. Helpage International (2001), Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo ở Việt
Nam: Báo cáo từ một cuộc nghiên cứu có sự tham gia, (Nguyễn Thị Hương;
Bế QuỳnhNga; Kathleen Bowling Tiffay)
28. Hoàng Tích Giang (2004), Người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam, Tạp
chí Thế giới Gia đình và trẻ em, Kỳ I/12/2004, tr. 38-40
29. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2004), Thực trạng đời sống và tham gia Hội
phụ nữ của phụ nữ cao tuổi Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, tháng 10 năm
2004
30. Hội Người cao tuổi Việt Nam (2006), Hệ thống các văn bản chính sách của
Đảng và nhà nước về người cao tuổi Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tập I,
Tái bản lần thứ 6, Hà Nội
31. Hội Người cao tuổi Việt Nam (2006a), Hệ thống các văn bản chính sách của

Đảng và nhà nước về người cao tuổi Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tập II,
Tái bản lần thứ nhất, Hà Nội
32. Hội người cao tuổi Việt Nam (2011), Hội nghị Quốc tế lần thứ II về Người
cao tuổi tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 8-12/2002, Tuyên bố chính trị Madrid,
Trang thông tin của Hội người cao tuổi Việt Nam, http://hoinguoicaotuoi,
vn/data/modules, php?name=News&op=viewst&sid=20
33. Hội Người cao tuổi xã Hạ Bằng (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động của người
cao tuổi năm 2008, ngày 15/12/2008
34. Hội Người cao tuổi xã Hạ Bằng (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội
người cao tuổi năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010, ngày
15/12/2009
35. Hội Người cao tuổi xã Hạ Bằng (2010), Báo cáo kết quả hoạt động Hội người
cao tuổi xã Hạ Bằng nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Hội 10/5/1995 -
10/5/2010 và ngày truyền thống 6/6/1941-6/6/2010 đồng thời sơ kết hoạt động
của Hội 6 tháng năm 2010, 15/5/2010
36. Hội Người cao tuổi xã Hạ Bằng (2010), Báo cáo kết quả hoạt động Hội người
cao tuổi xã Hạ Bằng nhiệm kỳ 5 năm 2005-2010 của Ban chấp hành Hội
Người cao tuổi xã, 10/7/2010
37. Huy Tuấn (2011), Già hóa dân số ở Việt Nam – thách thức đối với sự phát
triển kinh tế – xã hội, Tạp chí Cộng sản, http://vnsocialwork,
net/27/05/2011/2097
38. John J, Macionis (1987), Xã hội học (Sociology), Người dịch: Trung tâm dịch
thuật; hiệu đính: Trần Nhựt Tân, Nxb. Thống kê, Hà Nội, bản dịch năm 2004

128
39. Kiên Giang (2011), Liên hợp quốc đề cao vai trò của người cao tuổi trong
cuộc chiến chống đói nghèo, http://www, cpv, org,
vn/cpv/Modules/News/NewsDetail, aspx?co_id=30480&cn_id=439273,
40. Lê Ngọc Hùng (2008), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb. Khoa học Xã hội,
Hà Nội

41. Lê Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Minh, Trần Quý Long (2011), Quan hệ giữa người
cao tuổi và con cháu trong gia đình, Trong Các mối quan hệ trong gia đình
Việt Nam (Kết quả phân tích sâu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006), Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, UNICEF, Viện Gia đình và Giới, tr. 57-78
42. Lê Ngọc Văn (2008), Nghiên cứu gia đình trong bối cảnh đổi mới, Tạp chí
nghiên cứu Gia đình và Giới, số 3 (Q18), tr 3-11.
43. Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Sách chuyên
khảo, Nxb. Khoa học Xã hội, 547 tr.
44. Lê Phượng, Quách Tám (1999), Trao đổi về những tác động xã hội đối với sự
chuyển đổi giá trị văn hoá, đạo đức của người cao tuổi đồng bằng sông Hồng,
Tạp chí Xã hội học, Số 2, tr. 55-58
45. Lê Sỹ Giáo (1997), Vị trí của người già trong xã hội cổ truyền ở vùng Tây Bắc
Việt Nam, Trong Tuổi già – Mối liên hệ liên quan giữa các thế hệ, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, tr 225-236
46. Lê Thi (1997), Người phụ nữ cao tuổi trong gia đình Việt Nam, Trong Tuổi
già -Mối liên hệ liên quan giữa các thế hệ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
tr. 122-132
47. Lê Trọng Vinh (2005), Vai trò già làng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số,
Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7, tr 37-40
48. Lê Trung Trấn (2006), Văn hóa gia đình và vai trò người cao tuổi, Tạp chí
Dân số và phát triển, Số 2, tr. 37-39
49. Lê Văn Nhẫn, Nguyễn Thế Huệ (2004), Người cao tuổi Việt Nam trong sự
nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, 2004,
194 tr.
50. Lê Vui (1997), Vai trò của già làng – trưởng bản trong mối quan hệ với cộng
đồng, Trong Tuổi già – Mối liên hệ liên quan giữa các thế hệ, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr 236 – 241
51. Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay, Đào Thanh
Huyền và Đỗ Lê Thu Ngọc (2007), Mối liên quan giữa Tuổi cao và Nghèo ở
Việt Nam, http://www, un, org, vn/vi/publications/publications-by-

agency/cat_view/126-un-publications-by-agency/90-undp-publications,
html?limit=5&order=date&dir=ASC

129
52. Ngô Thị Tuấn Dung (2009), Nghiên cứu giới và phát triển - Một số vấn đề lí
luận, Trong Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới, PGS, TS Nguyễn
Hữu Minh - TS Trần Thị Vân Anh (đồng chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, tr
276-304
53. Ngô Tuấn Dung (1996), Giới và vấn đề khái niệm, Tạp chí Khoa học về Phụ
nữ, Số 3, tr7-10
54. Ngô Tuấn Dung (1996), Vấn đề giới trong khoa học xã hội nữ quyền - Quan
điểm và cách tiếp cận, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, Số 2, tr 10-13
55. Nguyễn Đức Truyến (1999), Người già và những thay đổi thiết chế xã hội
nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay, Tạp chí Xã hội học, số 2 (66), tr 52-
55
56. Nguyễn Dương Bình (1998), Truyền thống kính trọng người cao tuổi của dân
tộc ta, Tạp chí Dân tộc học, Số 4/1998, tr. 3-7
57. Nguyễn Dương Bình (1999), The ceremony and banquet of longevity, In The
Elderly in Vietnam, by Vietnam Association of the Elderrly, UNFPA, Thế
Giới Publishers, (59 p), page 24-26
58. Nguyễn Hữu Dương, Nguyễn Văn Tiên (2000), Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và
lý luận xây dựng chính sách xã hội với người già ở Việt Nam, Văn phòng
Quốc hội, 98 tr.
59. Nguyễn Tấn Trịnh (2010), Phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước, http://nguoicaotuoi, org, vn/story,
aspx?id=4298&lang=vn&zone=4&zoneparent=0
60. Nguyễn Thế Huệ (2005), Chính sách của nhà nước Việt Nam trong lịch sử đối
với người cao tuổi, Tạp chí Dân số và Phát triển, số 11 (56)
61. Nguyễn Thế Huệ (2007), Người cao tuổi và bạo lực gia đình, Nxb. Tư pháp,
86 tr.

62. Nguyễn Thế Huệ (2008), Người cao tuổi dân tộc và già làng trong phát triển
bền vững Tây Nguyên, Nxb. Thông Tấn, 175 tr.
63. Nguyễn Thị Hương (1999), Đóng góp của phụ nữ cao tuổi nông thôn trong gia
đình, Tạp chí Xã hội học, Số 2/1999, tr. 58-61
64. Nguyễn Thị Lan (2009), Chính sách và các chương trình dành cho người cao
tuổi ở Việt Nam, Tạp chí Dân số và Phát triển, số 12 (56)
65. Nguyễn Thị Phương Lan (2003), Đời sống văn hoá người cao tuổi trong xã
hội Việt đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại, Luận án Tiến sĩ Lịch
sử, Hà Nội, 171 tr.
66. Nguyễn Văn Cương (2001), Việc thờ cúng tổ tiên và vấn đề giáo dục gia đình,
http://truongtoc, vn/news/Ton-giao-tin-nguong/Viec-tho-cung-to-tien-va-van-
de-giao-duc-gia-dinh-226/

130
67. Nguyễn Vinh Phúc (2005), Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Hà Nội và
các vùng lân cận, Nxb. Trẻ
68. Phạm Khắc Chương (1997), Vai trò của người già về hưu trong gia đình và
giáo dục gia đình, Trong Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, tr. 241-245
69. Phạm Khuê (1999), Năm quốc tế người cao tuổi với Hội người cao tuổi Việt
Nam, Tạp chí Cộng sản, Số 22, tr. 43-45
70. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia,
Hà Nội
71. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
72. Phan Đại Doãn, (1997), Truyền thống kính trọng người cao tuổi của dân tộc
ta, Trong Tuổi già-Mối liên hệ liên quan giữa các thế hệ, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr. 44-52
73. Pháp lệnh người cao tuổi (2000), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
74. Phùng Tố Hạnh (1993), Người cao tuổi và sự tham gia xã hội, Tạp chí Xã hội
học, Số 4/1993, tr. 127-130

75. Phương Linh (2010), Xu hướng già hoá dân số, http://hoinguoicaotuoi,
vn/data/modules, php?name=News&op=viewst&sid=32
76. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) (2011), Già hóa dân số và người cao
tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, 68 tr.
77. Rachel Frisk (2000), Roles of Elderly, http://www, mnsu,
edu/emuseum/cultural/aging/roles, html
78. Sergei Zelenev (2006), Part I: The Madrid Plan: A Comprehensive Agenda for
an Ageing World, The chapter is based in part on the article: Towards a
‘society for all ages: meeting the challenge or missing the boat published by
the International Social Science Journal, No. 190, http://www, un,
org/ageing/documents/publications/regional-dimensions-ageing, pdf
79. Simon De Beauvoir (1998), Tuổi già, Nxb. Phụ nữ. Nguyễn Trọng Định dịch,
431tr
80. Susan Aziz, Summary Report on the United Nations Second World Assembly
on Ageing, by Susan Aziz, INPEA North American Regional Representative,
http://www, inpea, net/images/WAA02-meeting-report, pdf
81. Thùy Dương (2009), Vai trò người cao tuổi trong xây dựng văn hoá gia đình,
http://www, nguoidaibieu, com,
vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/4/ContentID/85736/Default, aspx
82. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2009), Tổng quan kết quả nghiên
cứu, điều tra về cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính, Hà Nội

131
83. Tổng cục Thống kê (2001), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm
1999: Kết quả toàn bộ (Population and housing census Vietnam 1999:
completed census results), Nxb. Thống kê, Hà Nội
84. Tổng cục Thống kê (2010), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008
(Result of the survey on Household living standards 2008), Nxb. Thống kê, Hà
Nội
85. Tổng cục Thống kê (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm

2009: Kết quả toàn bộ (The 2009 Vietnam Population and housing census:
Completed results), Nxb. Thống kê, Hà Nội
86. Trần Thị Cẩm Nhung (2008), Tổng quan tài liệu chính sách người già trên thế
giới, Báo cáo cấp Bộ
87. Trần Thị Quế (chủ biên) (1999), Những khái niệm cơ bản về giới và vấn đề
giới ở Việt Nam (Vietnam basic concepts and gender issues in Vietnam), Nxb.
Thống kê, 188 tr
88. Trần Thị Vinh (1993), Người già đối với việc làng việc nước trong lịch sử,
Tạp chí Xã hội học, Số 4/1993, tr. 109-110
89. UNESCO (1982), Mexico City Declaration on Cultural Policies World
Conference on Cultural Policies Mexico City, 26 July - 6 August 1982,
http://portal, unesco, org/culture/en/files/35197/11919410061mexicoen,
pdf/mexicoen, pdf
90. United Nations (1983), Vienna International Plan of Action on Aging,
http://www, un, org/es/globalissues/ageing/docs/vipaa, pdf
91. United Nations (2010), Current status of he social situation, wellbeing,
participation in development and rights of older persons worldwide, August
2010, 75p.
92. United Nations Population Fund, HelpAge International (2011), Overview of
Available Policies and Legislation, Data and Research, and Institutional
Arrangements Relating To Older Persons - Progress Since Madrid, Report
compiled in preparation for The State of the World’s Older Persons 2012, New
York July 2011, 78 p.
93. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất (2011),Giới thiệu chung về lịch sử hình
thành, vị trí địa lý huyện Thạch Thất, Cổng giao tiếp điện tử Ủy ban nhân dân
huyện Thạch Thất, http://thachthat, gov, vn/lichsu, aspx
94. Uỷ ban nhân dân xã Hạ Bằng (2008), Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu kinh
tế xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2009, Số 39/BC-UBND, ngày 16/12/2008
95. Uỷ ban nhân dân xã Hạ Bằng (2009), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm

2009 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2010, Số 71/BC-UBND,
ngày 10/12/2009

132
96. Uỷ ban nhân dân xã Hạ Bằng (2010), Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu kinh
tế xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010,
Số 18/BC-UBND, ngày 10/6/2010
97. Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2006), Báo cáo giám sát việc thực
hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, ngày 31/5/2006.
98. Văn Tạo (1997), Chính sách của nhà nước Việt Nam trong lịch sử đối với
người cao tuổi, Trong Tuổi già – Mối liên hệ liên quan giữa các thế hệ, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 83-94
99. Viện Gia đình và Giới (2009), Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội
đối với người cao tuổi (Nghiên cứu khu vực Đồng bằng Bắc Bộ), Báo cáo đề
tài cấp Bộ, 113 tr.
100. Vũ Đình Lợi (1997), Vai trò và vị trí của người cao tuổi trong cộng đồng các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Trong Tuổi già – Mối liên hệ liên quan giữa các
thế hệ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 213-224
101. Vũ Hoa Thạch (1992), Vị trí, vai trò và quyền lợi của người già trong xã hội
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Tạp chí Xã hội học, Số 2/1992, tr. 48-
50
102. Vũ Khiêu (1997), Trọng lão, một truyền thống tốt đẹp – Một chuẩn mực già trị
của người Việt, Trong Tuổi già – Mối liên hệ liên quan giữa các thế hệ, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 33-43
103. Vũ Thị Hiểu (2007), Việt Nam với việc triển khai chương trình hành động
quốc tế Madrid 2002 về người cao tuổi, Tạp chí Lao động và xã hội, Số 312,
tr. 40-41, 44
104. Vương Liêm (2010), Lịch sử ngày Quốc tế Người cao tuổi và truyền thống
Người cao tuổi Việt Nam, http://www, ubmttq, hochiminhcity, gov, vn/web/vi-
vn/chuyenmuc-644-chinh-tri-tintuc-5605-lich-su-ngay-quoc-te-nguoi-cao-

tuoi-va-truyen-thong-nguoi-cao-tuoi-viet-nam, aspx,
105. World Health Organization (WHO) (2000), Integrating Poverty and Gender
into Health Programmes: A Sourcebook for Health Professionals, Module on
Ageing
106. World Health Organization (WHO) (2003), Men Ageing And Health Achieving
health across the life span
107. World Health Organization (WHO) (2010), Definition of an older or elderly
person, http://www, who, int/healthinfo/survey/ageingdefnolder/en/index, html

×