Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Từ vựng trong thơ Tố Hữu ( Khảo sát qua hai tập Việt Bắc và Gió lộng )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.66 KB, 7 trang )

Từ vựng trong thơ Tố Hữu ( Khảo sát qua hai
tập Việt Bắc và Gió lộng )

Nguyễn Thị Hồng

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01
Người hướng dẫn : GS.TS. Vũ Đức Nghiệu
Năm bảo vệ: 2013
89 tr .

Abstract. Khảo chứng và lập được danh sách toàn bộ từ ngữ được sử dụng trong hai
tập Việt Bắc và Gió lộng. Phân tích định lượng các kết quả khảo sát được để rút ra
những nhận xét về những nội dung như: Nghiên cứu định lượng xác định độ phong
phú, phân tán và tập trung của từ vựng xuất hiện trong tác phẩm; Miêu tả, phân tích
thành phần từ vựng trong 2 tập thơ “Việt Bắc” và “Gió lộng”. Đánh giá việc sử dụng
từ vựng và một số điểm về nghĩa của từ ngữ trong tác phẩm.
Keywords.Ngôn ngữ học; Từ vựng
Content.
1. Lí do chọn đề tài
Nghiên cứu ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ tác phẩm là những việc không xa lạ
trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học. Công việc này đem đến cho chúng ta nhiều
điều hữu ích về nhiều mặt: ngôn ngữ, văn chương, lịch sử và một phần nào đó cả xã
hội học. Sự tiếp cận các hiện tượng văn chương không chỉ từ phía nghệ thuật - mỹ học,
như là một loại hình nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ, mà cả từ phía ngôn ngữ - ngữ
học.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trực tiếp của con người, là hiện thực trực tiếp
của tư tưởng. Ngôn ngữ cũng là phương tiện lưu giữ các kết quả của tư duy và hình
thành tư duy. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Để nghiên cứu biểu hiện
của ngôn ngữ qua những giai đoạn, những tác phẩm khác nhau, những tác giả khác
nhau, người ta nghiên cứu nhiều phương diện như: ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa đặc


biệt là nghiên cứu từ vựng. Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên
cứu về ngôn ngữ tác phẩm, tác giả như nghiên cứu từ vựng của Puskin, của
Shakespeare hoặc nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm: Sông Đông êm đềm, Chiến tranh và
hoà bình; lại có công trình nghiên cứu ngôn ngữ của danh nhân như nghiên cứu “từ
vựng của tướng De Gaulle” của Cotteret và Moreau.
Ở Việt Nam có thử nghiệm nghiên cứu bước đầu về ngôn ngữ Hồ Chủ tịch.
Tiếp theo là nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm như từ điển tác phẩm Truyện Kiều, từ điển
tần số truyện và ký tiếng Việt hiện đại. Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu từ
vựng trong hai tập thơ của Tố Hữu.
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu từ phương diện
ngôn ngữ như: “Tính dân tộc và tính hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu” của Trần Đình
Sử (Báo Văn nghệ số 36 - 1985); “Từ địa phương trong thơ Tố Hữu” (Hoàng Thanh
Vân: Luận văn Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - 2000), “Khảo sát
việc sử dụng từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu” (Phạm Thị Thuỳ Dương: Luận văn
tốt nghiệp trường Đại học Thái Nguyên), “Bước đầu khảo sát vốn từ địa phương trong
thơ Tố Hữu” (Hoàng Thị Hằng: Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn - 2006),…
Đến nay người ta đã bàn nhiều, phân tích và nghiên cứu nhiều mặt để khẳng
định giá trị của thơ ông nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về từ
vựng trong thơ ông với tư cách là một nghiên cứu tổng thể và cách thức sử dụng từ
ngữ của ông trong thơ. Nghiên cứu ngôn ngữ tác phẩm của ông có thể sẽ góp phần
nghiên cứu, miêu tả diện mạo từ vựng tiếng Việt hiện đại trong tiến trình phát triển của
nó. Đó là lý do chúng tôi xác định đề tài để nghiên cứu trong luận văn này: Từ vựng
trong thơ Tố Hữu khảo sát qua hai tập Việt Bắc và Gió lộng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là toàn bộ vốn từ vựng trong hai tập thơ
Việt Bắc và Gió lộng của Tố Hữu.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát từ vựng chỉ trong hai tập thơ Việt
Bắc và Gió lộng của ông. Chúng tôi sẽ khảo sát trên phạm vi toàn thể các lớp từ, các
bộ phận của vốn từ trong hai tập thơ này.

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Thực hiện đề tài “Từ vựng trong thơ Tố Hữu khảo sát qua hai tập Việt Bắc
và Gió lộng, luận văn hướng vào những mục đích nghiên cứu sau:
+ Tổng kiểm kê, khảo sát để có những thông tin định lượng về vốn từ trong
hai tập thơ này.
+ Đánh giá từ vựng tiếng Việt được sử dụng trong nguồn ngữ liệu được
khảo sát (Việt Bắc và Gió lộng). Qua đó, có thể góp phần nghiên cứu từ vựng
tiếng Việt trong giai đoạn tương ứng được xét.
+ Góp phần phục vụ nghiên cứu tác phẩm văn chương từ góc độ ngôn ngữ học;
bước đầu tìm hiểu nghệ thuật của Tố Hữu trong việc sử dụng ngôn từ. Điều này có ích cho
việc nghiên cứu, giảng dạy thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung.
4. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
- Khảo chứng và lập được danh sách toàn bộ từ ngữ được sử dụng trong hai tác
phẩm.
- Phân tích định lượng các kết quả khảo sát được để rút ra những nhận xét về
những nội dung như:
* Nghiên cứu định lượng xác định độ phong phú, phân tán và tập trung của từ
vựng xuất hiện trong tác phẩm.
* Miêu tả, phân tích thành phần từ vựng trong 2 tập thơ “Việt Bắc” và “Gió
lộng”
* Đánh giá việc sử dụng từ vựng và một số điểm về nghĩa của từ ngữ trong tác
phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Thống kê định lượng ngữ liệu nghiên cứu.
- Vận dụng một số phương pháp trong nghiên cứu định lượng để đánh giá về từ
vựng tác phẩm như: độ phong phú và độ tập trung từ vựng.
- Phân tích cơ cấu vốn từ bằng các đối lập ngôn ngữ học trong nội bộ của nó.
(phạm vi sử dụng, chủ đề…)

6. Quy cách trình bày
1. Tên tác phẩm nhất loạt in nghiêng, tác phẩm chính in nghiêng đậm. Ví dụ:
Sông đông êm đềm, Gió lộng, Việt Bắc.
2. Chú thích tư liệu cũng như trích dẫn được đặt trong ngoặc kép và ghi bằng số
trong ngoặc vuông, tương ứng với số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo, cùng
với số trang ghi ngay sau phần tư liệu trích dẫn.
7. Cấu trúc của luận văn
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi sẽ trình bày luận văn này
trong một cấu trúc như sau:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận của các vấn đề trong luận văn
- Chương 2: Phân tích định lượng về vốn từ và phân tích các lớp từ trong Việt
Bắc và Gió lộng
- Chương 3: Chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ và tín hiệu thẩm mỹ trong văn bản
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh, Từ điển Hán - Việt, NXB Khoa học xã hội, 2001.
2. Vũ Thị Kim Anh, Tìm hiểu từ vựng thơ Xuân Diệu qua tập thơ thơ, Luận
văn tốt nghiệp, 1991.
3. Nguyễn Đại Bằng, Cội nguồn tiếng Việt - phương thức cơ bản tạo từ,
NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006.
4. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội,
2001.
5. Nguyễn Tài Cẩn, Vũ Đức Nghiệu, Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ
trong thơ Nguyễn Trãi (qua số liệu thống kê). Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 1980.
6. Bùi Hạnh Cẩn Từ vựng chữ số và số lượng, NXB Văn hoá thông tin, Hà
Nội, 1994.
7. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia, Hà

Nội, 1997.
8. Đỗ Hữu Châu, Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội, 2007.
9. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 2009.
10. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987.
11. Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb KHXH, Hà Nội,
1989.
12. Trần Nhật Chính, Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt hiện đại: 30 năm
đầu thế kỷ 20: 1900-1930, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội, 2002.
13. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam,
Đại học Huế, 1963.
14. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học
và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
15. Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ học thống kê, NXB Đại học và Trung học
chuyên nghiệp Hà Nội, 1984.
16. Nguyễn Đức Dân – Đặng Thái Minh, Thống kê ngôn ngữ học – Một số
ứng dụng, NXB Giáo dục, 2000.
17. Trần Trí Dõi, Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, NXB Văn hoá
Thông tin, Hà Nội, 2001.
18. Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục.
19. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Thanh Lan, Cơ sở tiếng Việt, NXB Văn hoá
Thông tin, Hà Nội, 2000.
20. Phạm Thị Thuỳ Dương, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ, Khảo sát việc sử dụng
từ ngữ địa phương trong thơ Tố Hữu, 2008.
21. Hà Minh Đức, Tố Hữu thơ, NXB Văn học, 2009.
22. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội,
2003.

23. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Dẫn luận
ngôn ngữ học, NXB Giáo duc, Hà Nội, 2003.
24. Phan Thị Nguyệt Hoa, Nghiên cứu từ đa nghĩa từ vựng trong tiếng Việt,
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện KHXH, Hà Nội, 2011.
25. Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang, Từ tiếng Việt:
Hình thái, cấu trúc, từ láy, từ ghép, chuyển loại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.
26. Trịnh Đức Hiển, Từ vựng tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2006.
27. Phan Nguyệt Hoa, “Một số tiền đề cần thiết để phân tích định lượng từ đa
nghĩa từ vựng trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ học (số 1), 2009.
28. Tố Hữu, Thơ Tố Hữu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2005.
29. Tố Hữu, Xây dựng một nền văn hoá lớn xứng đáng với nhân dân ta với
thời đại ta, NXB Văn hoá Hà Nội, 1973.
30. Lê Đình Khẩn, Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà
Nẵng, 2010.
31. Phong Lan, Tố Hữu về tác gia, tác phẩm. NXB Giáo dục, 2003.
32. Trần Thị Ngọc Lang, Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa: Giữa
phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Bộ, Luận án Phó Tiến sĩ Ngữ văn, Viện
KHXH Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 1993.
33. Lưu Văn Lăng, Ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1998.
34. Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ
Chí Minh, 2000.
35. John Lyons, Ngữ nghĩa học dẫn luận, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.
36. Hà Quang Năng, Dạy và học từ láy ở trường phổ thông, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2005.
37. Hà Quang Năng, Từ láy-những vấn đề còn bỏ ngỏ, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 1998.
38. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp, Dẫn luận ngôn ngữ học,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

39. Hoàng Trọng Phiến, Cách dùng hư từ tiếng Việt hiện đại, NXB Nghệ An,
Nghệ An, 2003.
40. Nguyễn Anh Quế, Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH – Hà Nội,
1998.
41. Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1987.
42. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu, Tiếng Việt trên
đường phát triển, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002.
43. Đỗ Thanh, Từ điển từ công cụ tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2002.
44. Đào Thị Thinh, Tìm hiểu từ vựng trong thơ Xuân Diệu qua tập “Tôi giàu
đôi mắt”, Luận văn tốt nghiệp năm 1991.
45. Trần Thị Thái, Tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua tín
hiệu thẩm mỹ Bác Hồ và Người lính trong thơ Tố Hữu, Luận văn tốt nghiệp năm 2012.
46. Nguyễn Huệ Yên, ThS Vũ Thị Sao Chi, Ẩn dụ trong thơ Tố Hữu, Tạp chí
ngôn ngữ số 10 năm 2008.
Trang web được sử dụng: ngonnguhoc.net

×