Ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp
Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin - Thư viện
trường Đại học Hà Nội
Trần Thu Thủy
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Thông tin - Thư viện
Chuyên ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Phan Tân
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tìm hiểu về thư viện trường Đại học Hà Nội với quá trình triển
khai ứng dụng phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol. Khảo sát,
phân tích thực trạng và kết quả triển khai ứng dụng Libol 6.0 tại Thư viện
trường Đại học Hà Nội. Đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất
những giải pháp khắc phục nhược điểm nhằm nâng cao hiệu quả s ử dụng
phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội.
Keywords. Khoa học thư viện; Hệ quản trị thư viện; Quản trị; Phần mềm
thư viện
Content.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Quá trình tin học hoá thư viện ngày càng phát triển mạnh
- Quản lý thư viện theo phương thức truyền thống có rất nhiều hạn chế: tốn kém, mất thời gian,
hiệu quả đạt được lại không cao.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, mặt tồn tại, đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Thư viện trường
Đại học Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong nước đã có một số công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng, điều tra, nghiên cứu, khảo
sát tại một số cơ quan thông tin – thư viện cụ thể. Những công trình đó không đề cập đến vấn đề: “Ứng
dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
ứng dụng phần mềm này trong hoạt động thông tin – thư viện tại trường Đại học Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, phân tích thực trạng và kết quả triển khai ứng dụng Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin
– Thư viện trường Đại học Hà Nội.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp khắc phục nhược điểm nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng phần mềm Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 được sử dụng tại Trung tâm Thông
tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp
Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội từ năm 2003 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Quan sát khoa học.
- Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp.
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7. Nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Hà Nội với quá trình triển khai ứng
dụng phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng phần mềm Hệ quản trị trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại Trung
tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội.
CHƢƠNG 1 :
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI VỚI QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
HỆ QUẢN TRỊ THƢ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL
1.1 Khái quát về Thƣ viện trƣờng Đại học Hà Nội
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Hà Nội, tiền thân là trường Đại học Ngoại ngữ, được thành lập năm 1959.
Thư viện Đại học Hà Nội ra đời ngay sau khi trường Đại học Hà Nội được thành lập.
Năm 2003 Thư viện bắt đầu tiến hành ứng dụng phần mềm quản trị thư viện điện tử Libol để
nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện. Tháng 1 năm 2011 Thư viện đã nâng cấp phần mềm
quản trị thư viện điện tử Libol từ phiên bản 5.5 lên phiên bản 6.0.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện
Thư viện trường Đại học Hà Nội có nhiệm vụ thu thập, bổ sung, trao đổi thông tin tư liệu cần
thiết, tiến hành xử lý, cập nhật dữ liệu đưa vào hệ thống quản lý và tìm tin tự động. Tổ chức cơ sở hạ tầng
thông tin. Phục vụ thông tin tư liệu cho bạn đọc là cán bộ, giảng viên, sinh viên trong công tác giảng dạy,
nghiên cứu và học tập. Hướng dẫn giúp người dùng tin tiếp cận cơ sở dữ liệu và khai thác các nguồn tin
trên mạng.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Thư viện hiện tại được bố trí theo chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận,
bao gồm:
- Ban Giám đốc
- Bộ phận phục vụ thông tin thư viện
- Bộ phận phục vụ thông tin điện tử và nghiệp vụ kỹ thuật
- Bộ phận tiếp nhận và trả lời thông tin (Information Desk).
- Bộ phận An ninh giám sát và Môi trường (Security & Cleaning Section).
1.1.4 Đặc điểm vốn tài liệu
Bao gồm tài liệu dạng sách và tài liệu điện tử.
Tài liệu dạng sách: Tổng số bản ấn phẩm là 28532, Tổng số đầu ấn phẩm là 18242.
Tài liệu điện tử: Tổng số biểu ghi là 67857
Ngoài ra, Thư viện còn mua CSDL ProQuest từ Consortium.
1.1.5 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin
Qua khảo sát thực tế có thể chia nhóm đối tượng NDT tại Trường Đại học Hà Nội làm 3 nhóm
chính sau:
Nhóm 1: Người dùng tin là cán bộ quản lý
Nhóm 2: Người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
Nhóm 3: Người dùng tin là sinh viên, học viên cao học
Đặc điểm nhu cầu tin:
Nhóm 1: Người dùng tin là cán bộ quản lý:
+ Cần thông tin chung về các vấn đề như nguồn nhân lực, nguồn tài chính, mối quan hợp tác với
bên ngoài, các thành tựu đạt được trong nghiên cứu khoa học, thông tin về cơ cấu tổ chức…
+ Thông tin cung cấp cần đảm bảo tính chính xác, logic.
+ Đảm bảo tính kịp thời của thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định của họ.
Nhóm 2: Người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
+ Nhu cầu tin mang tính tổng hợp và chuyên sâu
+ Nhu cầu tin mang tính logic: Thông tin họ cần là thông tin đầy đủ, ngắn gọn, chính xác và có
tính hệ thống, logic.
+ Thông tin cung cấp cho họ phải đảm bảo tính giá trị khoa học.
+ Hình thức thông tin: Sử dụng nhiều loại hình tài liệu nhưng chủ yếu là tài liệu điện tử.
Nhóm 3: Người dùng tin là sinh viên, học viên cao học
+ Thông tin phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, đặc biệt là tài liệu liên quan đến chuyên ngành
học của họ. Ngoài ra, các thông tin phục vụ nhu cầu giải trí cũng được họ quan tâm nhiều.
+ Nhu cầu tin rộng, thông tin không cần chuyên sâu nhưng phải đầy đủ.
+ Hình thức thông tin: Sử dụng nhiều loại hình tài liệu khác nhau nhưng chủ yếu dưới dạng tài
liệu in ấn.
1.2 Quá trình triển khai ứng dụng phần mềm Hệ quản trị thƣ viện tích hợp Libol tại Thƣ viện
Đại học Hà Nội
1.2.1 Khái niệm Hệ quản trị thư viện tích hợp
Hệ quản trị thư viện tích hợp có thể hiểu là phần mềm có khả năng thực hiện toàn diện các chức
năng quản lý của thư viện, bao gồm: theo dõi việc bổ sung tài liệu, biên mục tự động, tìm tin tự động hay
từ xa, quản lý bạn đọc, quản lý lưu thông tài liệu, quản lý kho, trao đổi thông tin thư mục với các đơn vị
khác.
1.2.2 Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol
Libol ( Library OnLine) là bộ phần mềm giải pháp thư viện điện tử - thư viện số được Công ty
Công nghệ tin học Tinh Vân phát triển từ năm 1997.
Các tính năng nổi bật của phần mềm Libol 6.0:
- Hỗ trợ chuẩn biên mục MARC 21, AACR-2, ISBD.
- Hỗ trợ các khung phân loại thông dụng như DDC, BBK, NLM, LOC, UDC, hỗ trợ đề mục
chủ đề (subject headings).
- Nhập/xuất dữ liệu theo chuẩn ISO 2709.
- Liên kết với các thư viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trên Internet qua giao thức
Z39.50 và OAI-PMH.
- Mượn liên thư viện theo giao thức ISO 10161.
- Tích hợp với các thiết bị mã vạch, thẻ từ và RFID .
- Tích hợp với các thiết bị mượn trả tự động theo chuẩn SIP 2.
- Hỗ trợ đa ngữ Unicode với dữ liệu và giao diện làm việc.
- Hỗ trợ các bảng mã tiếng Việt như TCVN, VNI, TCVN 6909.
- Công cụ xây dựng, quản lý và khai thác kho tài nguyên số.
- Xuất bản các CSDL hoặc thư mục trên đĩa CD.
- Tìm kiếm toàn văn.
1.2.3 Quá trình triển khai ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 tại Thư viện
Đại học Hà Nội
Năm 2003, Thư viện đã ứng dụng và triển khai phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5
để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện.
Việc ứng dụng phần mềm Libol 5.5 tại Thư viện Đại học Hà Nội đã có những thuận lợi đáng kể
nhưng cũng không thể không có những khó khăn phức tạp. Phần mềm được phát triển do công ty Tinh
Vân cung cấp hỗ trợ, nó ra đời năm 1997 nhưng đến tận năm 2001 mới được đưa vào ứng dụng rộng rãi.
Trong quá trình triển khai ứng dụng tại các đơn vị, phần mềm Libol bộc lộ một số hạn chế (bên cạnh
những tính năng rất thông dụng còn có những tính năng không cần thiết) nên phần mềm này đã được
chỉnh sửa trên từng phân hệ. Đó cũng chính là lý do, từ tháng 1 năm 2011 Thư viện trường Đại học Hà
Nội tiến hành nâng cấp phần mềm Libol 5.5 lên phiên bản Libol 6.0 với giao diện thân thiện và tính năng
phù hợp hơn với yêu cầu đặt ra của Thư viện.
1.2.4 Nâng cấp ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thư viện trường Đại học Hà Nội
Libol 6.0 bổ sung thêm nhiều tiện ích mới và đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Thư viện.
Với Thư viện Đại học Hà Nội khi nâng cấp lên phiên bản Libol 6.0 đã thu được những kết quả
nhất định. Tính đến nay, Thư viện đã xây dựng được 5 CSDL bao gồm:
- CSDL sách gồm các biểu ghi về các tài liệu dạng sách với 53423 biểu ghi. Đây là CSDL lớn
nhất của Thư viện.
- CSDL các loại băng từ gồm 349 biểu ghi.
- CSDL báo/ tạp chí gồm 7546 biểu ghi về các loại báo/ tạp chí được lưu giữ tại Thư viện.
- CSDL luận văn/ luận án gồm 637 biểu ghi về các tài liệu luận văn, luận án được bảo vệ tại
trường hiện đang lưu giữ tại Thư viện.
- CSDL bài trích điện tử gồm 5902 biểu ghi về các tài liệu là các bài trích điện tử.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƢ VIỆN TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
2.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Thƣ viện Đại học
Hà Nội
2.1.1 Nguồn nhân lực
Hiện nay, tổng số cán bộ của Thư viện là 21 người, trong đó 4 người có trình độ thạc sĩ, 12 người
có trình độ đại học, 4 người trình độ cao đẳng. Có thể thấy, trình độ nguồn nhân lực tại Thư viện tương
đối cao, cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 80%.
Với nguồn nhân lực này Thư viện hoàn toàn có khả năng xây dựng và phát triển thư viện theo
hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của một thư viện điện tử.
2.1.2 Cở sở hạ tầng công nghệ thông tin
Hệ thống máy tính hiện nay Thư viện có khoảng hơn 200 máy, trong đó có 5 máy chủ và 200
máy trạm.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại là điều kiện thuận lợi để người dùng tin của Thư viện
khai thác, sử dụng các nguồn tin nhanh chóng, thuận tiện và có hiệu quả.
2.1.3 Nguồn tin điện tử
Nguồn tin miễn phí: đó là các nguồn tin trên mạng do các cơ quan thuộc chính phủ hay các cơ
quan lợi nhuận xuất bản cung cấp.
Nguồn tin ngoại sinh: Đây là nguồn có giá trị thông tin cao, độ chính xác tin cậy. Năm 2009, Thư
viện trường Đại học Hà Nội đã mua CSDL toàn văn Proquest Central.
Nguồn tin nội sinh: Bên cạnh việc tổ chức và phát triển nguồn tin nội sinh thông qua việc củng
cố, tăng cường công tác thu thập, lưu giữ, xử lý và phổ biến thông tin, Thư viện cũng đã tiến hành số hoá
tài liệu đưa vào nguồn tài nguyên.
Để tạo điều kiện cho người dùng tin có thể truy cập các nguồn tin từ mọi lúc, mọi nơi. Thư viện
đã đưa toàn bộ nguồn tin điện tử trên website của Thư viện. Người dùng có thể tìm kiếm và khai thác
nhiều nguồn thông tin qua địa chỉ: .
2.2 Thực trạng ứng dụng các phân hệ của Libol 6.0
2.2.1 Thực trạng ứng dụng phân hệ Bổ sung
Hiện nay Thư viện chỉ sử dụng 3 nhóm chức năng là bổ sung, kho và thống kê.
Nhận xét:
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ thư viện
Nhược điểm:
- Tiêu chí thống kê chưa phù hợp.
- In mã vạch theo khoảng ĐKCB nhiều hơn 10 chữ số thì chương trình bị lỗi.
- Cán bộ thư viện không chủ động được công việc phải phụ thuộc vào nhà cung cấp phần
mềm.
2.2.2 Thực trạng ứng dụng phân hệ Biên mục
Nhận xét:
Ưu điểm : Công tác biên mục đã được chuẩn hoá về nội dung và hình thức.
Nhược điểm:
- Không cho phép nhập mã ISBD 13 chữ số.
- Báo cáo biểu ghi không chính xác.
2.2.3 Thực trạng ứng dụng phân hệ Lưu thông tài liệu
Để hỗ trợ cho công tác ghi mượn, Thư viện sử dụng công nghệ mã vạch tích hợp với Libol. Toàn
bộ thông tin về mượn trả tài liệu của bạn đọc được định danh thông qua mã vạch, kết hợp với phần mềm
quản lý thư viện, cán bộ thư viện không phải làm thủ công ghi lại thông tin mượn của bạn đọc.
Nhận xét :
Ưu điểm: Tự động hoá quá trình lưu thông tài liệu.
Nhược điểm:
- Các báo cáo đầu ra đang theo mẫu của nhà cung cấp phần mềm.
- Một số chức năng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu hoạt động thực tế của Thư viện như chức
năng Thống kê, chức năng đặt hạn ngạch cho mượn theo loại bạn đọc.
2.2.4 Thực trạng ứng dụng phân hệ Quản lý bạn đọc
Phân hệ Quản lý bạn đọc tạo ra những tính năng thông dụng giúp cán bộ Thư viện có thể quản
lý bạn đọc ngày chất lượng hơn và thuận tiện trong việc ứng dụng phần mềm Libol. Tính đến nay thư
viện đã cấp 12.491 thẻ thư viện cho bạn đọc.
Nhận xét:
Ưu điểm:
Phân hệ cho phép tìm kiếm bạn đọc một cách nhanh và chính xác. Đồng thời, việc in và cấp thẻ
cho bạn đọc cũng rất tiện lợi, mẫu thẻ đẹp và tích hợp với mã vạch. Thẻ tích hợp với mã vạch này sẽ
được sử dụng để mượn trả tài liệu trong thư viện.
Nhược điểm : Trong quá trình sử dụng một số chức năng của phân hệ bị lỗi, không hoạt động
được như chức năng chính sách mượn trả đối với từng nhóm riêng biệt, gia hạn thẻ theo nhóm.
2.2.5 Thực trạng ứng dụng phân hệ Tra cứu trực tuyến OPAC
Phân hệ tra cứu OPAC của Thư viện Đại học Hà Nội hỗ trợ bạn đọc tìm kiếm thông tin thư mục
về các ấn phẩm được lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu của thư viện. Xác định vị trí của tài liệu trong các kho
sách, biết loại tài liệu đó được mượn về nhà hay đọc tại chỗ…
Nhận xét :
Ưu điểm: Phân hệ OPAC cung cấp cho người dùng tin nhiều dịch vụ tiện ích như truy cứu tìm tin
theo nhiều phương thức khác nhau, truy nhập thông tin theo từ điển từ chuẩn, tra cứu liên thư viện theo
chuẩn Z39.50, đăng ký mượn tài liệu qua mạng
Nhược điểm:
- Chức năng từ điển chưa sử dụng được.
- Chức năng Tìm tin theo từ khoá và nhan đề đôi khi cho kết quả không chính xác.
2.2.6 Thực trạng ứng dụng phân hệ Quản lý ấn phẩm định kỳ
Nhận xét:
Ưu điểm: Phân hệ ấn phẩm định kỳ giúp Thư viện theo dõi, quản lý các số xuất bản của của ấn
phẩm được cập nhật vào Thư viện một cách chặt chẽ và thuận tiện.
Nhược điểm: - Phần mềm không cho phép kết nối mục lục của tạp chí (tạp chí online) thông qua
trang web của các nhà xuất bản mà phải nhập lại dữ liệu mục lục rất mất thời gian.
- Khi thống kê theo tiêu chí “những ÂPĐK thiếu trong khoảng thời gian” không chính xác.
2.2.7 Thực trạng ứng dụng phân hệ Sưu tập số
Việc số hoá tài liệu bắt đầu được tiến hành từ năm 2009. Tính đến nay Thư viện đã tạo lập được
5 bộ sưu tập số bao gồm:
- Bộ sưu tập số các bài trích điện tử.
- Bộ sưu tập số luận văn - luận án.
- Bộ sưu tập số sách điện tử.
- Bộ sưu tập số tài liệu âm thanh.
- Bộ sưu tập số tạp chí điện tử.
Trong đó có 2705 file văn bản, 2284 file âm thanh, 392 file là loại khác.
Nhận xét:
Ưu điểm:
- Khả năng lưu giữ các file điện tử với số lượng lớn.
- Phục vụ tra tìm và sử dụng tài liệu điện tử một cách hiệu quả.
Nhược điểm :
- Bộ sưu tập những file có dung lượng hơn 60MB thì không chạy được.
- Một số chức năng của phân hệ chưa được khai thác sử dụng như: kế toán, đặt mua tài liệu điện
tử…
2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ quản trị thƣ viện tích hợp Libol 6.0 tại Thƣ viện trƣờng Đại
học Hà Nội.
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong công tác bổ sung tài liệu: Năm 2010 đã tiến hành nhập tài liệu vào chức năng bổ sung đơn
nhận được 1331 đầu ấn phẩm. Đến năm 2011 số tài liệu được nhập vào là 5054 đầu ấn phẩm. Từ đầu năm
2012 đến nay Thư viện đã nhập được 1778 đầu ấn phẩm.
Trong công tác biên mục: Tính đến nay Thư viện đã xây dựng được :
- CSDL sách: 20924 Biểu ghi.
- CSDL báo, tạp chí: 1024 Biểu ghi.
- CSDL luận án, luận văn: 286 Biểu ghi.
Công tác quản lý bạn đọc và lưu thông tài liệu: Thư viện triển khai ứng dụng phần mềm cho việc
làm thẻ đọc cho sinh viên và học viên và cán bộ trong trường được quản lý theo hệ thống mã vạch được
ký hiệu theo từng số riêng. Tính đến nay Thư viện đã làm thẻ cho 12550 bạn đọc.
2.3.2 Những hạn chế
Về phần mềm:
- Phần mềm không cung cấp tính năng hỗ trợ xây dựng các bảng tra phụ trợ cho quá trình biên
mục.
- Tính năng từ điển của phần mềm còn quá sơ lược chưa hỗ trợ được thư viện trong công tác
kiểm soát tính thống nhất.
- Vị trí của một số chức năng trong phần mềm còn chưa phù hợp.
Về phía người sử dụng :
- Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 có rất nhiều tính năng hữu ích, tuy nhiên vẫn chưa được
Thư viện tiến hành sử dụng ví dụ chức năng đơn đặt, kế toán trong phân hệ Bổ sung. Chức năng mượn
liên thư viện, chức năng xây dựng từ điển tự tạo …
- Nguồn lực, trình độ cán bộ thư viện về CNTT còn hạn chế.
- Về phía người dùng tin trực tiếp: Chưa nắm được vững được đặc điểm tìm tin của OPAC.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ QUẢN TRỊ THƢ VIỆN
TÍCH HỢP LIBOL 6.0 TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
3.1 Sử dụng hết tính năng của phần mềm Libol 6.0
- Tính năng đơn đặt
- Tính năng kế toán
- Tính năng từ điển
- Phân hệ mượn liên thư viện
3.2 Cùng với nhà cung cấp tiếp tục hoàn thiện phần mềm Libol 6.0
- Thiết kế hệ thống báo cáo, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động thực tế tại Thư viện.
- Phần mềm cần được bổ sung thêm chức năng trợ giúp xây dựng bảng tra để có thể in ra một sản
phẩm thư mục đúng với yêu cầu, tiết kiệm được thời gian, công sức cho cán bộ thư viện.
- Thêm chức năng mô tả bài trích báo tạp chí trong phân hệ Ấn phẩm định kỳ.
3.3 Phát triển nguồn thông tin số hoá
- Lập kế hoạch sát sao và ưu tiên đầu tư cho việc thu thập, xử lý và số hoá nguồn tin cơ bản,
nguồn tin tiềm năng của riêng mình.
- Trong việc lựa chọn tài liệu để số hoá, Thư viện phải ưu tiên các tài liệu đặc thù của thư viện,
các tài liệu duy nhất và có giá trị lâu dài để trao đổi.
- Xây dựng các Siêu dữ liệu đối với từng tài liệu và cập nhật tài liệu đã được số hoá này vào
CSDL tương ứng để phục vụ kịp thời.
- Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến chất lượng của việc số hoá tài liệu cũng như cần sao lưu đầy
đủ, kịp thời các tài liệu số hoá đó để tránh rủi ro cũng như tránh phải làm đi làm lại.
3.4 Tăng cƣờng phát triển đội ngũ cán bộ thông tin - thƣ viện có tính chuyên nghiệp cao
Các cán bộ thư viện cần có những kỹ năng:
- Kỹ năng sử dụng các công nghệ đa phương tiện.
- Kỹ năng thu thập và xử lý tài liệu trực tuyến.
- Kỹ năng khai thác dữ liệu và tri thức.
- Kỹ năng tìm tin.
3.5 Đào tạo, hƣớng dẫn ngƣời dùng tin
- Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề.
- Tuyên truyền giới thiệu sách mới.
- Đào tạo từ xa, đào tạo qua mạng
- Đưa chương trình kỹ năng thông tin vào chương trình học của sinh viên.
3.6 Trang bị hạ tầng công nghệ thông tin bền vững
- Thư viện cần thiết lập một cơ sở hạ tầng CNTT luôn đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc.
- Bảo trì tốt thiết bị CNTT.
- Tiếp cận công nghệ mới
- Nguồn tài chính vững chắc
- Tập huấn cho nhân viên
3.7 Tăng cƣờng chia sẻ nguồn lực thông tin
- Mượn liên thư viện
- Xây dựng các mục lục liên hợp
- Tăng cường đẩy mạnh hợp tác quốc tế
- Tăng cường mối quan hệ giữa thư viện trường với thư viện trường
KẾT LUẬN
Sau gần 10 năm ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol, Thư viện trường Đại học Hà Nội
đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc hình thành mô hình thư viện điện tử/thư viện số, đồng thời
tạo ra môi trường phục vụ bạn đọc ngày càng rộng rãi, có chất lượng và hiệu quả.
Đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác và đầy đủ là nhiệm vụ quan trọng nhất đã được Thư
viện trường Đại học Hà Nội cố gắng thực hiện trong thời gian qua, và cũng là nhiệm vụ chính trong thời
gian tới khi sự bùng nổi thông tin ngày càng phức tạp và nhu cầu tin ngày càng đa dạng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa gắn với việc chia sẻ các nguồn lực thông tin và việc xây dựng thư
viện số, Thư viện đã chú ý nhiều tới việc tăng cường các nguồn tài liệu số, tiếp cận đến qui trình và công
nghệ số hóa, thử nghiệm tạo lập một số bộ sưu tập làm tiền đề cho sự phát triển sau này. Nội dung luận
văn đã đề cập đến khía cạnh ứng dụng phần mềm Libol 6.0 trong hoạt động nghiệp vụ tại Thư viện với
mục đích khảo sát thực trạng từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của Thư viện trong những năm tiếp theo nhằm hướng tới việc xây dựng một
Thư viện hiện đại tại trường Đại học ở Hà Nội.
Với những đổi mới trên các lĩnh vực hoạt động, trong đó việc đấy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, chắc chắn trong tương lai Thư viện sẽ ngày càng phát triển, có nhiều
sản phẩm và dịch vụ thông tin chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin, góp phần thực hiện
tốt nhiệm vụ đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước.
References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về việc
"Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH".
[2] Các tiêu chí kỹ thuật lựa chọn phần mềm thư viện số tích hợp, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2012, địa
chỉ:
/>UVIENTICHHOP.pdf
[3] Cao Minh Kiểm, (2008), “Một số suy nghĩ về tổ chức và hoạt động thông tin thư viện ở Việt Nam
trong giai đoạn sắp tới”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr.7-18.
[4] Công ty Tinh Vân (2011), Hướng dẫn sử dụng phần mềm Libol 6.0.
[5] Chu Văn Khánh, (2006), Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 tại Trung tâm
Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội , Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học
Văn hoá, Hà Nội.
[6] Bùi Loan Thuỳ, (2007), “Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh
trên lộ trình xây dựng thư viện số”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (3), tr.25-28.
[7] Đoàn Phan Tân, (2006), Thông tin học, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[8] Đoàn Phan Tân, (2009), Tin học tư liệu, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[9] Nguyễn Thị Hạnh, (2007), “Tìm tin trong mục lục trực tuyến : Từ góc độ các đặc điểm tìm tin”, Tạp
chí Thông tin và Tư liệu, (3), tr.14-18.
[10] Hoàng Đức Liên, Nguyễn Hoàng Ty (2009), “Giải pháp xây dựng nguồn học liệu điện tử hướng tới
xây dựng thư viện số tại các trường đại học”, Kỷ yếu hội nghị thư viện các trường đại học, cao
đẳng lần thứ nhất tại Đà Nẵng. tr. 172 – 181
[11] Phạm Thị Thanh Mai, (2011), Khảo sát ứng dụng phần mềm Libol 6.0 tại Trung tâm Thông tin –
Thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân , Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Văn
hoá, Hà Nội.
[12] Nguyễn Thị Đào, Phan Thị Lý (2006), “Nguồn tin điện tử”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr.25 -
29.
[13] Ngô Ngọc Chi, (2016), “Hoạt động Thư viện – Thông tin Việt Nam trên đường hội nhập”, Tạp chí
Thư viện Việt Nam, (1), tr.30-34.
[14] Nguyễn Hữu Hùng, (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
[15] Nguyễn Minh Hiệp, “Vấn đề tin học hóa và phần mềm quản lý thư viện”, Truy cập ngày 03/02/2012,
Địa chỉ:
[16] Nguyễn Tiến Đức (2005), “Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hóa ở Việt Nam”. Tạp chí Thông
tin và Tư liệu, (số 2), tr.14 - 18.
[17] Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam”. Tạp chí
Thông tin và Tư liệu, (số 2), tr.5 - 10.
[18] Nguyễn Huy Chương (2007), Xây dựng và phát triển thư viện điện tử trong hệ thống thư viện Đại
học Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về Thư viện số lần thứ X tại Hà Nội, tr.140-149.
[19] Nguyễn Huy Chương (2007), Tập bài giảng Thư viện điện tử dành cho học viên cao học ngành Thư
viện học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[20] Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn (2009), Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động thư viện đại
học Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất tại Đà Nẵng,
tr.188-199.
[22] Tạ Bá Hưng (2000), Phát triển nội dung số ở Việt Nam: những nguyên tắc chỉ đạo, Tạp chí
Thông tin & Tư liệu, (1), tr. 2-6.
[23] Trần Nữ Quế Phương, (2011), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin điện tử trong các thư viện hiện
nay”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (5), tr.26 - 31.
[24] Trần Thị Minh Nguyệt, (2010), Tập bài giảng Người dùng tin và Nhu cầu tin nâng cao dành cho
học viên Cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
[25] Trần Thi
̣
Quy
́
, Đỗ Văn Hùng, (2007), Tư
̣
đô
̣
ng ho
́
a trong hoa
̣
t đô
̣
ng Thông tin - Thư viê
̣
n, Nxb Đa
̣
i
học Quốc gia, Hà Nội.