Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

giáo trình chuẩn bị đất nghề trồng cây làm gia vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 68 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ PHÂN BÓN
MÃ SỐ: MĐ02
NGHỀ: TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ
Trình độ: Sơ cấp nghề
Hà Nội, năm 2013
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ02
2
LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho nông dân. Trong khuôn khố
Chương trình Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình
nghề Trồng cây làm gia vị xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình dùng
cho đào tạo trình độ sơ cấp nghề đối với nghề Trồng cây làm gia vị.
Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất và phân bón để trồng hành, tỏi, ớt được
biên soạn nhằm cung cấp cho người học các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất trong
việc chọn đất, chuẩn bị đất, chuẩn bị phân bón và các điều kiện cần thiết khác
để trồng hành, tỏi, ớt. Phần kiến thức được đưa vào giáo trình với phạm vi và
mức độ để người học có thể lý giải được các biện pháp kỹ thuật được thực hiện
trong quá trình chuẩn bị đất và phân bón để trồng cây làm gia vị.
Kết cấu mô đun gồm 04 bài, mỗi bài được hình thành với sự tích hợp
giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: chuẩn bị đất và phân
bón để trồng hành, tỏi, ớt.


Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp được người học. Tuy nhiên do thời
gian gấp rút trong quá trình thực hiện, nên giáo trình không tránh khỏi những
sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả, các nhà khoa học, cán
bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu và chỉnh sửa để
giáo trình ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của người học.
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn Bộ Nông Nghiệp & PTNT, Bộ Lao
Động Thương Binh & Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề và các đồng nghiệp ở các
trường bạn đã giúp đỡ để hoàn thành giáo trình này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm biên soạn
1. Nguyễn Văn Vượng (Chủ biên)
2. Lê Duy Thành
3. Hoàng Thị Chấp
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TUYÊN B B N QUY NỐ Ả Ề 2
MÃ TÀI LI U: M 02Ệ Đ 2
L I GI I THI UỜ Ớ Ệ 3
M C L CỤ Ụ 4
Gi i thi u v mô unớ ệ ề đ 7
B i 1: Ch n t v x lý t tr ng cây l m gia và ọ đấ à ử đấ ồ à ị 8
M c tiêuụ 8
1. Xác nh t tr ng h nh, t i, t theo h ng VietGAPđị đấ ồ à ỏ ớ ướ 8
1.1. Tiêu chu n t tr ng h nh, t iẩ đấ để ồ à ỏ 8
1.2. Tiêu chu n t tr ng tẩ đấ để ồ ớ 8
1.3. L a ch n t tr ng h nh, t i, tự ọ đấ ồ à ỏ ớ 9
1.3.1. Gi i thi u m t s lo i t dùng tr ng h nh, t i, tớ ệ ộ ố ạ đấ để ồ à ỏ ớ 9
1.3.2. Xác nh th nh ph n c gi i t b ng ph ng pháp vê giunđị à ầ ơ ớ đấ ằ ươ 10
1.3.3. Xác nh t tr ng h nh, t i tđị đấ để ồ à ỏ ớ 11

2. V sinh ng ru ng v x lý t tr ng h nh, t i, tệ đồ ộ à ử đấ để ồ à ỏ ớ 11
2.1. L m s ch t n d sinh v tà ạ à ư ậ 11
2.2. X lý t tr ng h nh, t i, tử đấ để ồ à ỏ ớ 13
2.2.1. X lý chua c a tử độ ủ đấ 13
2.2.2. X lý m m m ng sâu b nh trong tử ầ ố ệ đấ 15
B. Câu h i v b i t p th c h nhỏ à à ậ ự à 16
1. Câu h i ỏ 16
2. B i t p th c h nhà ậ ự à 16
B i 2: Chu n b phân bón lót tr ng h nh, t i, tà ẩ ị để ồ à ỏ ớ 20
M c tiêu: ụ 20
H c xong b i n y h c viên có kh n ng:ọ à à ọ ả ă 20
A. N i dung c a b i:ộ ủ à 20
1. Xác nh lo i, l ng phân c n thi t bón lót cho h nh, t i, tđị ạ ượ ầ ế để à ỏ ớ 20
1.1.Yêu c u c a vi c bón lót tr ng h nh, t i, tầ ủ ệ để ồ à ỏ ớ 20
1.2. Lo i, l ng phân c n thi t bón lót cho h nh, t iạ ượ ầ ế để à ỏ 20
1.2.1. Phân bón cho h nh láà 20
1.2.2. Phân bón cho h nh tímà 20
1.2.3. Phân bón cho h nh tâyà 21
1.2.4. Phân bón cho t i ta các t nh phía B cỏ ở ỉ ắ 21
1.2.5. Phân bón cho h nh, t i ta các t nh phía Namà ỏ ở ỉ 21
1.3. Lo i, l ng phân c n thi t bón lót cho tạ ượ ầ ế để ớ 22
1.3.1. Bón phân cho t tr ng không có m ng ph nông nghi p:ớ ồ à ủ ệ 22
1.3.2. Bón phân cho t tr ng có m ng ph nông nghi p:ớ ồ à ủ ệ 22
2. Gi i thi u c i m c a m t s lo i phân bón c dùng ph bi nớ ệ đặ đ ể ủ ộ ố ạ đượ ổ ế 22
2.1. Phân m Urêa đạ 22
2.2. Phân lân 23
2.3. Phân ka ly 24
4
2.4. Phân vi sinh 25
3. Chu n b phân bón lótẩ ị 26

3.1. Chu n b phân h u cẩ ị ữ ơ 26
3.1.2. Các ph ng pháp phân chu ng:ươ ủ ồ 26
3.1.3. M t s i m c n chú ý khi s d ng phân chu ng:ộ ố đ ể ầ ử ụ ồ 27
3.1.4. Gi i thi u m t s lo i cây phân xanhớ ệ ộ ố ạ 28
3.2. Chu n b phân vô cẩ ị ơ 28
3.3. Ph i tr n phân bónố ộ để 29
B. Câu h i v b i t p th c h nhỏ à à ậ ự à 29
1. Câu h iỏ 29
2. B i t p th c h nhà ậ ự à 30
B i 3: à 33
L m t, bón lót tr ng h nh, t i, t không có m ng che ph tà đấ để ồ à ỏ ớ à ủ đấ 33
M c tiêu: ụ 33
H c xong b i n y h c viên có kh n ng:ọ à à ọ ả ă 33
1. Yêu c u c a vi c l m t tr ng h nh, t i, tầ ủ ệ à đấ để ồ à ỏ ớ 33
2. L m t tr ng h nh, t ià đấ để ồ à ỏ 33
2.1. L m t, lên lu ng (lên li p) à đấ ố ế 33
2.1.1. L m t, lên lu ng tr ng h nh, t i các t nh phía B cà đấ ố ồ à ỏ ở ỉ ắ 33
2.1.2. L m t lên lu ng tr ng h nh t i các t nh phía namà đấ ố ồ à ỏ ở ỉ 35
2.2. L m t lên lu ng tr ng tà đấ ố để ồ ớ 36
3. Bón phân lót tr ng h nh, t i, tđể ồ à ỏ ớ 36
3.1. Yêu c u c a vi c bón lót tr ng h nh, t i, tầ ủ ệ để ồ à ỏ ớ 36
3.2. Bón phân lót cho h nh, t ià ỏ 37
3.3. Bón phân lót cho tớ 38
B. Câu h i v b i t pỏ à à ậ 38
1. Câu h iỏ 38
2. B i t p th c h nh à ậ ự à 39
B i 4:à 43
L m t, bón lót tr ng h nh, t i, t có m ng che ph tà đấ để ồ à ỏ ớ à ủ đấ 43
M c tiêu: ụ 43
H c xong b i n y h c viên có kh n ng:ọ à à ọ ả ă 43

A. N i dungộ 43
1. Tác d ng c a m ng che ph t trong tr ng h nh, t i, tụ ủ à ủ đấ ồ à ỏ ớ 43
2. Yêu c u c a vi c l m t tr ng h nh, t i, tầ ủ ệ à đấ để ồ à ỏ ớ 44
3. L m t tr ng h nh, t ià đấ để ồ à ỏ 44
3.1. L m t, lên lu ng (lên li p) à đấ ố ế 44
3.1.1. L m t, lên lu ng tr ng h nh, t i các t nh phía B cà đấ ố ồ à ỏ ở ỉ ắ 45
3.1.2. L m t lên lu ng tr ng h nh t i các t nh phía namà đấ ố ồ à ỏ ở ỉ 45
4. L m t lên lu ng tr ng tà đấ ố để ồ ớ 46
5. Bón phân lót tr ng h nh, t i, tđể ồ à ỏ ớ 46
5.1. Yêu c u c a vi c bón lót tr ng h nh, t i, tầ ủ ệ để ồ à ỏ ớ 46
5.2. Bón phân lót cho h nh, t ià ỏ 47
5.3. Bón phân lót cho tớ 47
6. Che ph nilonủ 48
5
6.1.Yêu c u c a vi c che ph t tr ng h nh, t i, tầ ủ ệ ủ đấ để ồ à ỏ ớ 48
6.2. Các b c ti n h nh che ph tướ ế à ủ đấ 49
B. Câu h i v b i t pỏ à à ậ 50
1. Câu h iỏ 50
2. B i t p th c h nh à ậ ự à 50
H NG D N GI NG D Y MÔ UNƯỚ Ẫ Ả Ạ Đ 54
I. V trí, tinh chât cua mô un:́ ́ị ̉ đ 54
II. M c tiêu: ụ 54
H c xong mô un n y h c viên có kh n ng:ọ đ à ọ ả ă 54
III. N i dung chính c a mô un:ộ ủ đ 55
IV. H ng d n th c hi n b i t p, b i th c h nhướ ẫ ự ệ à ậ à ự à 55
1. T i li u gi ng d yà ệ ả ạ 55
2. i u ki n v thi t b d y h c v ph tr Đ ề ệ ề ế ị ạ ọ à ụ ợ 55
3. C s v t ch tơ ở ậ ấ 56
4. i u ki n khácĐ ề ệ 56
V. Yêu c u v ánh giá k t qu h c t pầ ề đ ế ả ọ ậ 56

VI. T i li u tham kh oà ệ ả 67
6
MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ PHÂN BÓN
ĐỂ TRỒNG HÀNH TỎI ỚT
Mã mô đun: MĐ02
Giới thiệu về mô đun
Chuẩn bị đất và phân bón để trồng hành, tỏi, ớt là mô đun thứ hai trong
các mô đun của nghề Trồng cây làm gia vị. Mô đun này cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cần thiết trong việc lựa chọn đất, vệ sinh và xử lý đất, làm đất,
chuẩn bị phân bón và bón phân lót để trồng cây làm gia vị.
Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp và
cũng là mô đun đào tạo nghề bắt buộc vì nó đề cập đến một trong các kỹ thuật
cơ bản nhất của nghề Trồng cây làm gia vị. Đây là những bước kỹ thuật quyết
định quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất, phẩm chất của hành,
tỏi, ớt theo hương VietGAP, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có
trồng và kinh doanh hành, tỏi, ớt.
7
Bài 1: Chọn đất và xử lý đất trồng cây làm gia vị
Mã bài: MĐ02-01
Mục tiêu
Học xong bài này học viên có khả năng
- Nêu được yêu cầu về đất trồng của hành, tỏi, ớt
- Tiến hành được các thao tác làm sạch tàn dư sinh vật trên đất để trồng hành,
tỏi, ớt
- Thực hiện được các bước công việc xử lý đất theo đúng quy trình kỹ thuật.
A. Nội dung
1. Xác định đất trồng hành, tỏi, ớt theo hướng VietGAP
1.1. Tiêu chuẩn đất để trồng hành, tỏi
Đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, chân vàn, dễ thoát nước. Sau khi gặt
xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Độ

pH thích hợp 6,0 - 6,5. Nguồn nước không bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp,
bệnh viện, khu nghĩa trang và phải xa đường quốc lộ.
Đất chua có thể bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tuỳ theo độ chua của
đất. Trung bình bón 20 kg vôi/sào.
Với đất trồng hành tây: Nên trồng trên đất luân canh với lúa nước để hạn
chế sâu bệnh. Chọn loại đất thịt nhẹ, độ pH 5 - 5,6, làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ
dại. Nơi trồng nên xa nguồn nước thải, xa đường quốc lộ trên 100 m, xa khu
công nghiệp để đảm bảo rau sạch, an toàn. Đất trồng phải chủ động tưới tiêu.
Với các tỉnh phía Nam (khí hậu nóng) Nếu trồng trên đất có tỷ lệ cát cao
(đất cát pha) hoặc thịt nhẹ, có độ pH từ 5,5 - 6,5 thì cần phơi ải đất từ 7 - 10
ngày. Sau đó cày bừa kỹ cho đất tơi xốp, lên luống rộng từ 1 - 1,2m. Đất chua
có thể bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tuỳ theo độ chua của đất. Trung bình
bón 25 kg vôi cho 1000m2.
1.2. Tiêu chuẩn đất để trồng ớt
Đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt pha
sét, đất phù xa ven sông và đất canh tác lúa. Đất không hoặc ít nhiễm phèn
mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất = 5,5-6,5. Có nguồn nước tưới tốt
và giao thông vận chuyển sản phẩm thuận tiện.
Đất chuẩn bị trồng phải được luân canh lúa, bắp, đậu, … tối thiểu 3 năm,
vụ trước không trồng cây thuộc họ cà như: ớt, cà chua, cà tím,… để phòng nấm
bệnh trong đất truyền cho ớt. Đất phải được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát
nước tốt. Mùa mưa cần phải lên líp cao kích thước trung bình: mặt liếp rộng
1m, chiều cao 20 – 30cm và mương thoát rộng 40 cm.
8
Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (Plastic) để trồng ớt rất tốt. Dùng
màng phủ nông nghiệp chiều ngang 1,2m trồng hàng đôi, cách làm đất, bón lót,
trải màng phủ giống như trải trồng dưa hấu.
1.3. Lựa chọn đất trồng hành, tỏi, ớt
Đất trồng là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng quyết định đến sự sinh
trưởng, phát triển của cây trồng nói chung cũng như hành, tỏi, ớt nói riêng, đến

năng suất và chất lượng của hành, tỏi, ớt và hiệu quả của nghề trồng cây làm
gia vị.
Chọn đất trồng hành, tỏi, ớt không đúng sẽ gây nên tình trạng cây sinh
trưởng phát triển kém, thiệt hại về kinh tế rất lớn cho người trồng hành, tỏi, ớt.
Chính vì vậy phải chú ý đến việc chọn đất trồng hành, tỏi, ớt.
1.3.1. Giới thiệu một số loại đất dùng để trồng hành, tỏi, ớt
Đất cát có đặc điểm thấm nước
nhanh, giữ nước kém, dễ bị khô hạn,
thoáng khí, chất hữu cơ mau bị phân
giải, tỷ lệ mùn trong đất thấp. Đất cát
tơi xốp, dễ làm đất thuận lợi cho quá
trình canh tác, nhưng khi ngập nước
thường bị lắng, bí, chặt, dí, dễ gây bất
lợi cho cây trồng. Hấp thu nhiệt và toả
nhiệt nhanh, nhiệt độ đất thay đổi
nhanh theo nhiệt độ không khí gây bất
lợi cho cây trồng. Khả năng giữ dinh
dưỡng kém, dễ bị rửa trôi, hàm lượng
dinh dưỡng trong đất thấp.
Hình số 2.1.1: Đất cát
Đất thịt: Là loại đất có tính chất
trung gian giữa đất cát và đất sét. Là
loại đất tốt, độ phì nhiêu cao, rất phù
hợp với nhiều loại cây trồng. Đất thịt
nhẹ và đất thịt trung bình rất phù hợp
với cây làm gia vị
Hình số 2.1.2: Đất thịt
9
Hình số 2.1.3: Đất nhiều mùn tơi xốp
phù hợp với cây hành, tỏi, ớt

Hình số 2.1.4: Đất phù sa sông
Mực nước ngầm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và phát triển của
bộ rễ. Mực nước ngầm quá nông làm cho bộ rễ triển kém, cây sinh trưởng yếu
và có thể bị chết. Mực nước ngầm phụ thuộc vào địa hình, địa thế của đất và
thay đổi theo các mùa trong năm. Đất trồng cây làm gia vị yêu cầu có mực
nước ngầm tối thiểu đạt trên 0,5 m vào mùa mưa.
1.3.2. Xác định thành phần cơ giới đất bằng phương pháp vê giun
Để xác định được đất để trồng hành, tỏi, ớt thuộc loại đất cát pha, đất thị
nhe, đất thịt trung bình hay đất thịt nặng chúng ta có thể dùng phương pháp đơn
giản để xác định thành phần cơ giới của đất theo các bước sau:
Bước 1: Dùng cuốc hoặc xẻng đào hố sâu 20 cm trên mặt ruộng, sau đó
lấy một lát đất mỏng theo chiều thẳng đứng từ trên xuống đáy hố, dùng lát đất
này để xác định thành phân cơ giới đất.
Bước 2: Cho nước vào đất vừa đủ ẩm (dùng tay nhào sau đó nắm chặt
đất, nếu nếu nước không chảy ra kẽ tay là được).
Bước 3: Vê đất thành thỏi đường kính 3mm rồi cuộn tròn trên lòng bàn
tay có đường kính 3 cm.
Bước 4: nhận xét
- Nếu không vê được thành thỏi đó là đất cát.
- Nếu vê được thành thỏi và gẫy thành đoạn ngắn đó là đất cát pha
- Nếu vê được thành thỏi dài khi cuộn gẫy thành đoạn ngắn đó là đất thịt
nhẹ
- Nếu vê được thành thỏi dài khi cuộn gẫy thành đoạn dài đó là đất thịt
trung bình
- Nếu vê được thành thỏi dài khi cuộn chỉ nứt rạn đó là đất thịt nặng
- Nếu vê được thành thỏi dài khi cuộn vẫn mịn đó là đất sét
10
1.3.3. Xác định đất để trồng hành, tỏi ớt
Hành, tỏi, ớt trồng ở nơi đất xốp tầng dầy, có pH 6 - 6,5 bộ rễ phân bố ở
tầng 0- 15 cm, với cây ớt rễ có thể ăn sâu đến 70 cm.

Rễ cần nhiều ô xy, đất tơi xốp sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển.
Ngược lại trên đất bí chặt, độ xốp thấp số lượng, chiều dài rễ đều thấp hơn,
năng lực hút nước và dinh dưỡng cũng bị hạn chế. Kết quả là cây sinh trưởng
kém, cho năng suất thu hoạch thấp, do vậy hành, tỏi, ớt nên trồng trên những
loại đất sau:
Đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, chân vàn, dễ thoát nước, luân canh với
cây trồng nước hoặc cây trồng không có nguồn sâu bệnh hại hành, tỏi, ớt.Đất
được làm kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa. Độ pH thích hợp 6,0 - 6,5.
Nguồn nước không bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa
trang và phải xa đường quốc lộ
Với các tỉnh phía Nam (khí hậu nóng)
- Nếu trồng trên đất có tỷ lệ cát cao (đất cát pha) hoặc thịt nhẹ, có độ pH
từ 5,5 - 6,5, cần phơi ải đất từ 7 - 10 ngày, cày bừa kỹ cho đất tơi xốp, lên
luống rộng từ 1 - 1,2m. Đất chua có thể bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tuỳ
theo độ chua của đất.
- Hành, tỏi ở Lý Sơn
Quảng Ngãi được trồng trên
ruộng cát trắng phẳng lỳ. Lớp
cát trắng này được bà con nhân
dân khai thác từ biển đem về
phủ một lớp đất tốt dày khoảng
2 đến 3cm lên bề mặt ruộng để
trồng cây.
Hình số 2.15: Đất trồng hành, tỏi ở Lý
Sơn, Quảng Ngãi
2. Vệ sinh đồng ruộng và xử lý đất để trồng hành, tỏi, ớt
2.1. Làm sạch tàn dư sinh vật
Trên khu đất dự định trồng hành, tỏi, ớt tồn tại tàn dư sinh vật và các loại
sinh vật gây hại khác nhất là cỏ dại:
- Tàn dư sinh vật là những bộ phận của sinh vật như: rễ cây, cành lá rụng

của các thực vật khác vốn tồn tại trên khu đất định trồng hành, tỏi, ớt. Những
thành phần này cản trở quá trình làm đất, trồng và chăm sóc hành, tỏi, ớt. đồng
thời đó cũng có thể là thức ăn phụ, nơi cư trú của nhiều loại sinh vật hại hành,
tỏi, ớt. Khi trồng hành, tỏi, ớt các sinh vật này sẽ xâm nhập gây hại.
11
- Cỏ dại là những thực vật hoang dại sống trên khu đất dự định trồng
hành, tỏi, ớt. Do đặc tính hoang dại nên có dại có sức sống rất cao, khả năng
thích nghi mạnh. Sau này sẽ trở thành yếu tố cạnh tranh về nước và dinh dưỡng
với hành, tỏi, ớt. Mặt khác, sự tồn tại của cỏ dại còn tạo điều kiện thuận lợi về
nhiệt độ, độ ẩm ánh sáng cho sâu bệnh phát triển.
Một số loại cỏ dại có thể gặp trên khu đất trồng hành, tỏi, ớt
Hình số 2.1.6: Cỏ Mần Trầu
Hình số 2.1.7: Cỏ Gấu
Hình số 2.1.8: Cỏ Thài lài trắng và tím
Hình số 2.1.9: Cỏ Lác
Hình số 2.1.10: Cỏ Bợ
12
Hình số 2.1.11: Chua me đất Hình số 2.1.12: Dền cơm
Vì những lý do nêu trên trước khi làm đất trồng hành, tỏi, ớt cần vệ sinh
đồng ruộng xử lý tàn dư sinh vật tạo điều kiện cho các khâu công việc tiếp sau đó.
Việc xử lý tàn dư, cỏ dại trên khu đất chuẩn bị trồng hành, tỏi, ớt được
tiến hành với các nội dung và hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Phát quang xung quanh ruộng bằng dao phát bờ
- Bước 2: Diệt cỏ dại trong lô trồng bằng cách sử dụng dụng cụ, thiết bị
làm đất, thu gom sạch cỏ dại trong lô. Phơi khô đốt hoặc ủ cỏ dại thành
phân bón.
- Bước 3: Cày bừa lại để vơ sạch thâm ngầm củ cỏ dưới đất
- Bước 4: Phun thuốc trừ cỏ
2.2. Xử lý đất để trồng hành, tỏi, ớt
2.2.1. Xử lý độ chua của đất

a. Khái niệm về tính chua của đất
Đất chua là đất khi sử dụng các thiết bị đo pH nếu cho kết quả < 6,5 thì
đất đó được gọi đất chua.
Đất chua chiếm tỷ trọng diện tích rất lớn ở nước ta, phân bố ở hầu khắp
các vùng.
b. Tác hại của đất chua
- Ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây làm gia
vị (bộ rễ kém phát triển, khả năng hút dinh dưỡng kém…).
- Ảnh hưởng xấu tới vi sinh vật trong đất. Tạo điều kiện cho một số
loại vi sinh vật gây bệnh cho cây phát triển mạnh.
13
- Làm xuất hiện một số chất độc hại
cho cây làm gia vị.
- Làm cho lân trong đất bị giữ chặt
cây trồng không sử dụng được, khi bón lân
kém hiệu quả.
Hình số 2.1.13: Sự phát triển của bộ rề ở
đất có pH khác nhau
Để nhận biết đất chua cần sử dụng các thiết bị đo hoặc lấy mẫu đất phân
tích. Trong thực tế có thể dựa vào một số dấu hiệu để nhận biết đất chua.
Chẳng hạn đất trên ruộng nơi có nước gỉ ra thành vũng có váng màu vàng bẩn
là đất có độ chua cao.
Hình số 2.1.14: Một số thiết bị đo nhanh pH đất ngoài thực địa
Hình số 2.1.15: Giấy thử pH và bảng so màu xác định pH đất
c. Cải tạo đất chua
Để cải tạo đất chua nguyên liệu được sử dụng là vôi sống. Ngoài ra có
thể sử dụng các nguyên liệu khác như: vôi tôi, bột đá vôi, bột đôlômit. Trong
14
phần lựa chọn đất trồng cây làm gia vị cho thấy hành, tỏi, ớt thích hợp nhất với
đất có độ pH = 6 - 6,5.

Nếu đất trồng có pH nhỏ hơn các giá trị nêu trên cần tiến hành cải tạo
nâng độ pH. Việc cải tạo chua được tiến hành theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Đo pH của khu đất trồng: Sử dụng các thiết bị đo nhanh pH
hoặc lấy mẫu đất yêu cầu cán bộ chuyên môn phân tích trong phòng thí
nghiệm
- Bước 2: Xác định tính cấp thiết của việc cải tạo chua: So sánh giá trị pH
đo được với giới hạn thích hợp với cây làm gia vị. Nếu pH đo < pH thích
hợp cần bón vôi
- Bước 3: Xác định lượng vôi bón:
- Lượng vôi bón trên đơn vị diện tích đất được xác định theo bảng
sau:
Loại đất PH
kcl
Lượng vôi cần bón (tạ/ ha)
Đất cát Đất thịt Đất sét
Đất rất chua <3,5 10 -20 20 - 30 30 - 40
Đất chua nhiều 3,6 - 4,5 7 - 10 10 - 15 15 - 20
Đất chua vừa 4,6 - 5,5 5 - 7 7 - 10 10 - 15
Đất chua ít 5,5 - 6,5 2 - 3 3 - 4 4 - 5
Đất không chua >6,5 0 0 0
- Dựa vào tính đệm của đất để điều chỉnh lượng vôi bón.
+ Đất có thành phần cơ giới nhẹ chỉ cần bón 1/2 - 1/3 lượng vôi lý
thuyết, bón theo vụ
+ Đất có thành phần cơ giới trung bình bón vôi theo lí thuyết, bón
một năm nghỉ một năm không bón
+ Đất có thành phần cơ giới nặng bón gấp 2 - 3 lần lượng vôi lí
thuyết, bón 1 vụ nghỉ bón 2 - 3 vụ hoặc bón 1 năm nghỉ 2 -3 năm.
- Thời điểm xử lý độ chua của đất: sau cày lần 1
- Cách xử lý đất chua: Rắc vôi đều trên mặt đất sau cày lần 1 rồi tiến
hành cày lần 2 và bừa đất

2.2.2. Xử lý mầm mống sâu bệnh trong đất
Vôi bột là chất vừa có tác dụng khử chua đất và tiêu diệt mầm mống
sâu bệnh có trong đất. Trong canh tác truyền thống ở nước ta, khi trồng
hành, tỏi ớt trên đất luân canh với các cây trồng nông nghiệp. Phơi ải đất
là một phương pháp khử trùng đất thân thiện với môi trường, biện pháp
15
này sử dụng năng lượng mặt trời để làm khô đất, giải phóng khí độc có
trong đất và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trong đất bằng năng lượng
ánh sáng mặt trời.
Với đất có nhiều mầm mống sâu bệnh nên xử lý đất trong mùa hè bằng
phương pháp phơi ải đất có che phủ nilon trắng (Khử trùng đất bằng năng
lượng mặt trời), cách làm như sau:
Đầu tiên, người ta xới đất thật kỹ, sau đó đặt hệ thống tưới, vì đất ẩm sẽ
dẫn nhiệt tốt hơn.
Tiếp đó, mặt đất được phủ những tấm nilon trong suốt. Nắng hè nhiệt đới
sẽ làm cho nhiệt độ của đất lên tới 60 độ C. Sau một hoặc hai tháng, gỡ bỏ
nilon và tiến hành gieo trồng hành, tỏi, ớt.
Theo Viện Nghiên cứu Nông nghiệp đảo Síp biện pháp này đã loại trừ
90-100% số bào tử nấm và vi trùng gây hại. Nhiệt độ cao còn khiến đất giải
phóng ra một lượng đáng kể các chất vi lượng, kích thích cây trồng tăng trưởng
Công nghệ khử trùng đơn giản và hiệu quả này đang được ứng dụng trên đảo
Síp, nhằm làm giảm việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các hóa
chất độc hại khác, mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.
Phương pháp khử trùng đất bằng
năng lượng mặt trời làm có thể tăng
sản lượng cây trồng lên từ 25% đến
432%, rất khả quan đối với các loại rau
màu như đậu, cà chua, khoai tây…
Đặc biệt, nông sản và hoa quả sau thu
hoạch ít phải xử lý hơn mà vẫn đảm

bảo không gây hại cho sức khỏe người
tiêu dùng do hàm lượng hóa chất thấp.
Hình số 2.1.16: Phơi ải đất bằng
che phủ nilon trắng trong mùa hè
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1. Liệt kê các bước công việc chọn đất và xử lý đất trồng cây làm gia vị ?
2. Trình bày tiêu chuẩn đất để trồng hành, tỏi, ớt.
3. Trình bày các bước tiến hành xác định thành phần cơ giới đất bằng
phương pháp vê giun.
4. Trình bày các bước công việc vệ sinh đồng ruộng để trồng hành, tỏi, ớt.
5. Trình bày các bước công việc xử lý đất để trồng hành, tỏi, ớt.
2. Bài tập thực hành
Bài tập thực hành số 2.1.1:
Xác định thành phần cơ giới đất bằng phương pháp vê giun
16
- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các
bước công việc xác định thành phần cơ giới đất để chọn trồng hành, tỏi, ớt.
- Nguồn lực:
+ Cuốc, xẻng, xô đựng nước, chậu đựng đất, thước kẹp, mỗi loại 6 cái
+ Khu đất dự định trồng hành, tỏi, ớt
- Thời gian tiến hành: trước vụ trồng hành, tỏi, ớt
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ đào đất, lấy mẫu, vê giun và nhận xét mẫu giun để xác định thành
phần cơ giới đất
- Thời gian hoàn thành bài thực hành: 4 giờ/1 nhóm
- Kết quả, sản phẩm cần đạt được:
+ Thực hiện được các bước tiến hành lấy mẫu đất, cho nước vào đất,
nhào đất và vê giun có đường kính 3 mm

+ Kết luận đúng loại đất có thành phần cơ giới bằng quan sát vết rạn,
nứt, gãy của giun sau vê
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
Bài tập thực hành số 2.1.2:
Nhận dạng các loại cỏ dại và xử lý cỏ dại trên đất trồng hành, tỏi, ớt
- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các
bước công việc nhận dạng các loại cỏ dại và xử lý cỏ dại trên đất trồng hành,
tỏi, ớt
- Nguồn lực:
+ Máy cày đất, phay đất 01
+ Cuốc, xẻng, mỗi loại 15 cái
+ Dao phát bờ 10 con
+ Khu đất dự định trồng hành, tỏi, ớt
- Thời gian tiến hành: trước vụ trồng hành, tỏi, ớt
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ nhận dạng các loài cỏ dại và tiến hành xử lý cỏ dại trên đất để trồng
17
hành, tỏi, ớt
- Thời gian hoàn thành bài thực hành: 4 giờ/1 nhóm
- Kết quả, sản phẩm cần đạt được:
+ Nhận dạng được các loại cỏ dại trên đất để trồng hành, tỏi, ớt
+ Thực hiện được các bước tiến hành xử lý cỏ dại trên đất để trồng
hành, tỏi, ớt.
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
Bài tập thực hành số 2.1.3:
Xử lý đất chua và mầm mống sâu bệnh trong đất trồng hành, tỏi, ớt
- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các

bước công việc Xử lý đất chua và mầm mống sâu bệnh trong đất trồng hành,
tỏi, ớt bằng vôi bột.
- Nguồn lực:
+ Dụng cụ đo độ chua của đất (pH meter Digital) hoặc giấy quỳ, bảng so
màu độ pH đất: 05 cái
+ Vôi bột: 40 kg
+ Bảo hộ lao động: mỗi học viên 01 bộ
+ Khu đất dự định trồng hành, tỏi, ớt: diện tích 1 sào bắc bộ (360 mét
vuông) đã cày lần 1.
- Thời gian tiến hành: trước vụ trồng hành, tỏi, ớt
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm nhỏ (5 – 6 học viên/nhóm)
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ xử lý đất chua và mầm mống sâu bệnh trong đất trồng hành, tỏi, ớt
bằng vôi bột
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Kết quả, sản phẩm cần đạt được:
+ Thực hiện đúng các bước tiến hành xử lý độ chua của đất bằng vôi bột
+ Thực hiện được các bước tiến hành xử lý mầm mống sâu bệnh trên đất
để trồng hành, tỏi, ớt
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
18
19
Bài 2: Chuẩn bị phân bón lót để trồng hành, tỏi, ớt
Mã bài: MĐ02-02
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi, ớt
- Trình bày được các bước tiến hành chuẩn bị phân bón để trồng hành, tỏi, ớt
- Tính toán được lượng phân, tỷ lệ phân bón để trồng hành, tỏi, ớt

- Thực hiện được các thao tác phối trộn phân bón đúng quy trình kỹ thuật.
A. Nội dung của bài:
1. Xác định loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi, ớt
1.1.Yêu cầu của việc bón lót để trồng hành, tỏi, ớt
Bón lót là việc bón phân trước khi trồng. Mục đích của bón lót: Cải thiện
tính chất đất tại vị trí trồng (tăng độ xốp, tăng hàm lượng chất hữu cơ và hoạt
động của các vi sinh vật có ích). Cung cấp đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng cho cây
ở giai đọan mới trồng. Giúp cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh ngay từ thời
kỳ đầu.
Yêu cầu cầu của việc bón lót để trồng hành, tỏi, ớt:
- Xác định các loại phân phù hợp cho việc bón lót
- Tình toán đúng lượng phân cần sử dụng
- Việc bón lót phải cải tạo và khắc phục được các hạn chế về đất đai tại
vị trí trồng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt
- Cây con mới trồng không bị tác động xấu bởi phân bón và được cung
cấp dinh dưỡng kịp thời khi mới bén rễ.
1.2. Loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho hành, tỏi
1.2.1. Phân bón cho hành lá
Lượng phân dùng cho 1.000 m
2
: phân chuồng hoai 1-2 tấn + 30 kg tro +
12,5 kg urea, 28 kg super lân, 8 kg kali.
Dạng phân có thể sử dụng Urea, DAP, NPK; Bón lót: 1-2 tấn phân
chuồng hoai + 30 kg tro + 28 kg super lân + 5 kg kali
1.2.2. Phân bón cho hành tím
Lượng phân dùng cho 1.000 m2 đất trồng: phân hữu cơ (phân chuồng
hoai, phân tôm): 100 kg, Humix, Komix 40 – 50kg. Phân vô cơ : Supper Lân
10 – 15kg (lần cải tạo đất 30 kg), Kali 5 kg; NPK (16-16-8+13S) 55 – 70kg.
20
Cách bón: bón lót toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ (chuồng hoai) + 15kg

NPK + 2kg Furadan. Cách bón: rãi theo hàng hoặc dùng thùng tưới
1.2.3. Phân bón cho hành tây
Lượng phân bón cho hành tây tính trên 1000 mét vuông như sau: Phân
chuồng 1,5-2 tấn; đạm Urê 18-20 kg; Super lân 40 kg; Kali Sulfat 20 kg.
Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + 20% Urê + 30%
Kali
Các tài liệu nghiên cứu về hành tây cho thấy, để đạt năng suất hành tây
khoảng 30 tấn/ha thì cần 116kg N + 44kg P205 + 144kg K20.
- Các vùng trồng hành ở Việt Nam khuyến cáo bón từ 15 - 20 tấn phân
hữu cơ + (92 - 115kg) N + (64 - 80kg) P205 + (100 - 150kg) K20/ha.
Nếu quy ra phân bón thương phẩm thì trên 1 ha có thể bón: (200 -
250kg) urea + (400 - 500kg) phân super lân + (200 - 300kg) K2S04.
- Quy trình bón cụ thể như sau (tính cho 1.000m2): Bón lót: 2 tấn phân
chuồng hoai + 100% phân lân + ¼ lượng phân đạm + ¼ lượng phân
K2S04
- Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK thì dùng như sau: Bón lót: 1 - 2 tấn
phân hữu cơ chế biến (hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh, nếu ở các
tỉnh phía Bắc có thể sử dụng phân hữu cơ Quế Lâm, Thiên Ân, còn phía
Nam sử dụng phân hữu cơ Humix, Bacte.55 ) phối hợp với phân lân nội
địa. Nếu đất chua (pH < 6) thì cần sử dụng phân lân nung chảy bón lót
100 % với lượng bón 300kg/ha.
1.2.4. Phân bón cho tỏi ta ở các tỉnh phía Bắc
Phân bón cho 1000 mét vuông đất: 2 tấn phân chuồng + 30 Kg đạm Urê
+ 50 Kg Super lân + 24 Kg Sulfat Kali. Đất chua cần bón thêm vôi bột. Khối
lượng vôi tuỳ độ chua của đất.
Toàn bộ vôi bột, phân chuồng, lân và 1/3 số đạm, kali dùng để bón lót.
Rải đều theo hàng và trộn kỹ.
1.2.5. Phân bón cho hành, tỏi ta ở các tỉnh phía Nam
a. Hành, tỏi trên đất cát:
Phân bón cho 1000 mét vuông đất: Phân hữu cơ chỉ dùng loại đã qua xử

lý, ngâm ủ. Không được dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây.
Lượng phân bón như sau:
Phân hữu cơ sinh học Better HG01: 450 - 500 kg; Super lân : 18 - 20 kg
Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE: 30kg.
Đất chua có thể bón thêm vôi bột, lượng vôi bón tuỳ theo độ chua của
đất. Trung bình bón 25 kg vôi cho 1000m2.
21
Bón lót toàn bộ vôi bột, Super lân, phân hữu cơ sinh học Better HG01 và
1/3 lượng phân Better NPK 16-12-8-11+TE rải theo hàng hoặc rắc đều trên mặt
luống sau đó trộn kỹ. Số phân Better NPK còn lại dùng để bón thúc.
b. Kinh nghiệm bón phân lót cho hành, tỏi của người dân trên đảo Lý Sơn,
Quảng Ngãi:
Phân bón cho 1000 mét vuông đất: Phân hữu cơ (phân chuồng, rong
biển, xác thực vật): 1 tấn + 50 kg Urê + 20 kg sưper lân + 40 kg kali + 30 kg
NPK.
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 6 kg Urê + 10 kg Kali
Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như: VEDAGO, hữu cơ
sinh học WEGH…
1.3. Loại, lượng phân cần thiết để bón lót cho ớt
Cây ớt yêu cầu phân bón liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc
biệt là thời kỳ cây cho trái rộ. Với mỗi loại giống ớt và khu vực trồng khác
nhau bà con có thể áp dụng cách bón thích hợp nhất.
1.3.1. Bón phân cho ớt trồng không có màng phủ nông nghiệp:
Lượng phân bón: Tùy chân đất tốt hoặc xấu lượng phân có thể tăng hoặc
giảm, dưới đây là lượng phân bón trung bình cho 1 ha là: Phân chuồng: 30 tấn
Supe lân/lân vi sinh: 300 - 500kg. NPK: 600 - 1000 kg. Urê: 180 kg. Kali: 250
kg
Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng và phân lân
1.3.2. Bón phân cho ớt trồng có màng phủ nông nghiệp:
Lượng phân bón cho 1000 mét vuông đất: Phân chuồng: 1-2 tấn + NPK:

54- 58kg; Phân lân: 50 kg + Kali: 20 kg; Urê: 20 kg; Vôi: 100kg; Ca(N03)2: 12
kg
Bón lót: 100 kg vôi và 1 – 2 tấn phân chuồng hoai, 50 kg super lân, 30
kg Kali, 10 kg Calcium nitrat, 10-14 kg phân NPK(16-16-8). Sử dụng màng
phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước
tưới
1.3.3. Bón phân cho ớt thâm canh (đạt năng suất cao)
Bón lót cho 1000 mét vuông đất: 100 kg vôi + 1 tấn phân chuồng hoai +
50kg Super lân + 3kg kali + 10kg SITTO PHAT 20-20-15-3SiO2+TE. Bón
xong nên trải màng phủ nông nghiệp để hạn chế hao hụt phân bón, cỏ dại và
sâu bệnh.
2. Giới thiệu đặc điểm của một số loại phân bón được dùng phổ biến
2.1. Phân đạm Urêa
22
Dạng tinh khiết chứa 46,6% N. sản phẩm công nghiệp chứa 40 - 45% N.
Urê được sản xuất ở dạng tinh thể nhỏ hay dạng hạt, hoà tan tốt trong nước, khi
hoà tan trong nước có phản ứng thu nhiệt. Phân Urê hút ẩm ít chảy nước và
phân tán tốt.
Urê có thể dùng để bón lót, bón thúc
cho các loại đất và cây trồng, nhưng không
nên bón khi gieo hạt vì phân làm hại hạt giống
gây ảnh hưởng không tốt đến sự nảy mầm.
Hình số 2.2.1: Phân đạm Urea
2.2. Phân lân
a. Supelân: Ca(H
2
PO
4
)
2

.2H
2
O. Chứa 19% lân dễ tiêu.
Dạng bột mầu đen (Nếu chế biến từ phốt phorit) hay xám sáng (từ apatít)
là phân bón phốt pho tổng hợp có thể sử dụng được cho tất cả loại đất và với tất
cả các loại cây trồng. Supelân cũng là loại phân chua hoá học (chứa lượng axit
dư bởi công nghệ sản xuất)
Supe lân tan gần hết trong nước, khi bón vào đất bão hoà kiềm hay trung
tính thì cây dễ sử dụng phốt pho, khi bón vào đất chua giàu Fe2O3 ; Al2O3 có
thể tạo thành phốt phát sắt và phốt phát nhôm kết tủa, khó tan, đây chính là
hiện tượng cố định lân ở trong đất.
Ngoài một phân nhỏ phốt
pho bị hấp phụ do vi sinh vật tạo
thành phốt phát hữu cơ trong
nguyên sinh chất. Để hạn chế lân
bị cố định người ta thường bón
lân theo hốc gần rễ cây trồng bằng
phốt phát dạng viên.
Hình số 2.2.2: Phân lân Super
b. Phân lân nung chảy
23
Hình số 2.2.3: Phân lân nung chảy
c. Phốt phát tự nhiên:
Bột phốt phorít là phân bón chứa phốt pho ở dạng can xi phốt phát 3 lần
thay thế, có nguồn gốc trầm tích động vật. Có thể bón từ 500 - 600 kg/ha cho
đất chua, khi sử dụng bột phốt phorít hay vón thành cục do đó nó được dùng để
tạo viên với phân đạm và phân kali.
Để tăng hiệu lực của phốt phorít người ta trộn hay ủ với than bùn (5 - 10
kg bột phốt phorít với 100 kg than bùn) để bón, trộn với phân chuồng cũng có
tác dụng như vậy.

2.3. Phân ka ly
KCl dạng muối có mầu trắng, có vị mặn và dễ tan trong nước, để lâu bị
đóng cục. KCl nguyên chất chứa 63,2% K2O trong thực tế có lẫn thêm NaCl
nên chỉ còn 50 - 55%. Khi bón phân này dễ tan trong đất ẩm và tham gia các
phản ứng trao đổi
a. Kaliclorua: (KCl)
Kali clorua là loại phân chua sinh lí do đó cần chú ý bón thêm vôi khi sử
dụng loại phân này. Bón phân kali clorua sẽ làm cho lớp đất mặt tạo thành tầng
khô cứng vào mùa hè, phân kali trở thành dạng khó tiêu cho thực vật, vì vậy
phải bón kali clorua ở độ sâu nhất định.
b. Kalisunphát:(K
2
SO
4
):
Kali sun phát có mầu trắngtinh khiết, tỷ lệ ka li 46 - 52% , ít chảy nước
vị hơi đắng, là loại phân chua sin lí, khi bón vào đất nó hoà tan ngay và tham
gia phản ứng trao đổi.

Hình số 2.2.4: Phân Ka liclorua và Kalisunphat
c. Phân hỗn hợp
24
Hình số 2.2.4: Phân hỗn hợp
2.4. Phân vi sinh
a. Tác dụng:
- Cung cấp mùn hữu cơ đã được hoạt hoá, các dưỡng chất cần thiết cho
cây trồng, các tập đoàn Vi sinh vật hữu ích.
- Cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp cân bằng hệ sinh thái đồng
ruộng, bảo vệ môi trường;
- Giúp cây giữ ẩm, chịu hạn, chịu rét, tăng khả năng kháng trị nấm bệnh;

- Phát huy hiệu quả tối đa các yếu tố khoáng Đa - Trung - Vi lượng, giúp
cây trồng hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng;
- Kích thích bộ rễ phát triển mạnh, cây sinh trưởng tốt, nâng cao năng
suất và giá trị nông sản.
b. Một số loại phân vi sinh
Hình số 2.2.5: Phân vi sinh
25

×