Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề cương chi tiết học phần thực tập hệ sinh thái nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.16 KB, 5 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần : Thực tập Hệ sinh thái Nông nghiệp
(Practice of Agroecosystem)
- Mã số học phần: MT111
- Số tín chỉ học phần: 01 tín chỉ
- Số tiết học phần: 30 tiết thực hành/thực tế và 30 tiết tự học.
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn: Khoa học Môi trường

- Khoa: Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
3. Điều kiện tiên quyết: không
4. Mục tiêu của học phần:
4.1. Kiến thức:
4.1.1. Mô tả và phân tích cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái nông nghiệp;
4.1.2. Phân biệt mô hình hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và không bền vững;
4.1.3. Giải thích các tác động qua lại giữa môi trường và sinh vật (cỏ dại, côn
trùng, vi sinh, vật nuôi, cây trồng và con người);
4.1.4. Phân tích và đề xuấ
t các giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ và quản lý bền
vững các hệ sinh thái nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.
4.2. Kỹ năng:
4.2.1. Phân tích và đánh giá vai trò, chức năng và giá trị của tài nguyên đất,
nước, sinh vật và con người trong hệ sinh thái nông nghiệp và các mối
quan hệ giữa các thành phần này;


4.2.2. Vận dụng các phương pháp căn bản cho việc tiến hành khảo sát, đo đạc,
tổng hợp và hệ thố
ng hóa một hệ sinh thái nông nghiệp;
4.2.3. Biết tổ chức và làm việc theo nhóm. Lập được kế hoạch, chương trình và
thực hiện được một chuyên đề, bài tập tình huống, đưa ra được các biện
pháp giải quyết vấn đề;
4.2.4. Thu thập, phân tích, đánh giá tổng hợp vấn đề và truyền đạt thông tin;
4.2.5. Tự tin trong thuyết trình và nói chuyện trước đám đông.
4.3. Thái độ:
4.3.1. Xây dự
ng được tính chuyên nghiệp trong công việc và cách ứng xử có văn
hóa;
4.3.2. Cập nhật được thông tin mới trong lĩnh vực chuyên ngành để có ứng xử và
xử lý kịp thời những thay đổi cho phù hợp và hiệu quả;

4.3.3. Nâng cao tính tích cực trong việc ứng dụng kiến thức đã biết vào thực tế.
5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Sinh viên tiếp cận trực tiếp các hệ sinh thái nông nghiệp để quan sát, phân tích
các tính chất, thuộc tính và cấu trúc của hệ sinh thái nông nghiệp. Sinh viên sẽ phân
biệt được hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và không bền vững qua tham quan thực tế
các mô hình. Trang bị cho người học biết cách khảo sát, thu thập số
liệu, phân tích,
đánh giá và rút ra bài học thực tế. Trang bị kỹ năng quan sát, tổng hợp và hệ thống hóa
một hệ sinh thái nông nghiệp cụ thể. Sinh viên sẽ được tìm hiểu thực tế hiện trạng sử
dụng đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố thuận lợi và khó khăn của hệ sinh
thái nông nghiệp khảo sát.
6. Cấu trúc nội dung học phần:
6.1. Thực tế
Nội dung Số tiết Mục tiêu
Bài 1.

Xác định cấu trúc 1 hệ sinh thái nông
nghiệp
5
4.1.1; 4.2.2; 4.2.4;
4.3.1; 4.3.3
Bài 2.
Thực hành vẽ 1 transect ngoài thực địa
5
4.1.1; 4.1.3; 4.2.1;
4.2.2; 4.3.1
Bài 3.
Khảo sát và phân tích mô hình sinh thái
nông nghiệp bền vững
5
4.1.2; 4.2.1; 4.2.4;
4.3.1
6.2. Thực hành
Nội dung Số tiết Mục tiêu
Báo cáo
Bài 1. Xác định cấu trúc 1 hệ sinh thái
nông nghiệp
5
Từ 4.2.3 đến 4.2.5;
từ 4.3.1 đến 4.3.3
Báo cáo
Bài 2. Báo cáo kết quả các transect đã vẽ
5
Từ 4.2.3 đến 4.2.5;
từ 4.3.1 đến 4.3.3
Báo cáo

Bài 3. Khảo sát và phân tích mô hình sinh
thái nông nghiệp bền vững
5
Từ 4.2.3 đến 4.2.5;
từ 4.3.1 đến 4.3.3
7. Phương pháp giảng dạy:
- Chọn một vùng đất sản xuất nông nghiệp cho sinh viên phỏng vấn nông hộ xác định
hiện trạng sử dụng đất, lịch thời vụ, vẽ transect.
- Tập phân tích cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái nông nghiệp ngoài thực tế.
- Phân tích và so sánh các hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và không bền vữ
ng. Mỗi
nội dung đều có bài báo cáo.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Tham gia đầy đủ 100% giờ các buổi thực tế, các buổi thảo luận và các buổi báo
cáo nhóm.
- Thực hiện đầy đủ các bài báo cáo nhóm và được đánh giá kết quả thực hiện.
- Chuẩn bị kiến thức trước khi đi thực tế.
- Nộp báo cáo và trình bày báo cáo để kết thúc học phần.
- Chủ
động tổ chức thực hiện giờ tự học.
9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
9.1. Cách đánh giá
Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau:

TT Điểm thành phần Quy định Trọng số Mục tiêu
1 Điểm chuyên cần Tham dự thực hành/thực tế
100% số tiết.
30% 4.3.3
2 Điểm thi kết thúc

học phần (Điểm bài
tập nhóm)
- Báo cáo nhóm (Tham gia
100% số giờ đi thực tế và số giờ
dành cho báo cáo chuyên đề)
- Được nhóm xác nhận có tham
gia
70% Từ 4.1.1 đến
4.1.4; từ
4.2.1 đến
4.2.5; từ
4.3.1 đến
4.3.3
9.2. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần
nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang đ
iểm 10 làm tròn đến một
chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm
4 theo quy định về công tác học vụ của Trường.
10. Tài liệu học tập:
Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt
[1] Nguyễn Hữu Chiếm (2010). Bài giảng hệ sinh thái nông
nghiệp.

[2] Trần Đức Viên (1998). Sinh thái học nông nghiệp. NXB
Giáo dụ
c (Tủ sách thư viện Khoa Môi trường & TNTN; mã
số: 577.5/V305).

MT.001195;
002114; 002116;
002117; 002118;
[3] Lê Văn Khoa (1999). Nông nghiệp và Môi trường. NXB
Giáo dục (Tủ sách thư viện Khoa Môi trường & TNTN; mã
số: 631.583/Kh401).
MT.001196
11. Hướng dẫn sinh viên tự học:
Tuần Nội dung
Thực tế
(tiết)
Thực
hành
(tiết)
Nhiệm vụ của sinh viên
7 &
9
Bài 1. Xác định cấu
trúc 1 hệ sinh thái
nông nghiệp
5 5 - Nghiên cứu trước:
+Tài liệu [1]: ôn lại nội dung từ Chương
1 đến Chương 2
+ Tìm hiểu thêm tài liệu [2] & [3] về cấu
trúc, đặc tính của hệ sinh thái nông
nghiệp
- Chuẩn bị phương tiện: Thước dây (50
m), giấy A.0, giấy bóng mờ, tập, thước
kẻ, viết chì, giấy đo pH, bản đồ vùng
thực tập tỉ lệ 1/5000 hoặc 1/2000, khoan

đất.
- Chọn bất kỳ vùng đất sản xuất nông
nghiệp có diện tích 1-5 ha thuộc sở hữu
của 1 hoặc nhiều người nhưng phải có
ranh giới rõ. Sinh viên sẽ tiến hành

phỏng vấn các hộ nông dân trên phần
đất đã chọn để tìm hiểu lịch thời vụ và
hệ thống canh tác. Chia nhóm sinh viên
thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 sinh
viên để tiến hành khảo sát cấu trúc của
hệ sinh thái (Đất, nước, thực vật, động
vật và kinh tế xã hội của các hộ nông
dân). Các nhóm họp với nhau để tổng
hợp và xây dựng hòan chỉnh nên bản đồ
cấu trúc hệ sinh thái khảo sát.
- Nộ
p bản báo cáo kết quả cho giáo viên
ngay sau khi kết thúc khảo sát (buổi
sáng)
- Tổ chức báo cáo kết quả và cho điểm
(1 buổi chiều).
10 &
12
Bài 2. Báo cáo kết quả
các transect đã vẽ
5 5 - Chuẩn bị:
+ Phương tiện: Giấy khổ A0, la bàn,
thước dây, bút chì, bút màu, giấy đo pH,
khoan đất.

+ Phương pháp: Chia nhóm thực tập
thành 4 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ vẽ 1
transect theo các hướng (bắc-nam, đông-
tây, tây nam-đông bắc, đông nam-tây
bắc). Transect phải thể hiện đầy đủ các
thông tin như: cao trình, đặc điểm đất
đai, thực vật, cây trồng, vật nuôi, điều
kiện thuận lợi và khó khăn
+ Báo cáo trình bày kết quả 4 transect vẽ
được và thảo luận các thông tin có được
trên transect. Rút ra transect thể hiện đầy
đủ thông tin hệ sinh thái nông nghiệp
của vùng khảo sát.
13&
15
Bài 3. Khảo sát và
phân tích mô hình sinh
thái nông nghiệp bền
vững
5 5 - Chuẩn bị:
+ Phương tiện: Giấy A0, viết màu, viết
chì, thước kẻ
+ Phương pháp: Chia nhóm thực tập
thành 2 nhóm nhỏ. Một nhóm khảo sát,
tổng hợp và phân tích các số liệu về điều
kiện tự nhiên đã có trong các bài thực
tập trước về các yếu tố thuận lợi đã góp
phần làm cho hệ sinh thái bền vững.
Nhóm 2 sẽ tập trung vào các số liệu về
kinh tế xã hội, l

ịch sử sản xuất, thị
trường, khuynh hướng phát triển đã giúp
cho hệ sinh thái bền vững.

+ Báo cáo nhóm
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA

TRƯỞNG BỘ MÔN










×