Tải bản đầy đủ (.pptx) (49 trang)

thuyết trình thi công cọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 49 trang )

THI CÔNG CỌC
BARETTE
(TƯỜNG TRONG ĐẤT)
1/Những khái niệm chung:
a) Cọc barette:
Cọc barette là 1 loại cọc nhồi, thi công bằng thiết bị gầu
đào hình chữ nhật, có tiết diện đa dạng.
Cọc có tiết diện thông dụng là hình chữ nhật với kích
thước cạnh ngắn từ 0,6 – 1,5m, cạnh dài từ 2,2 - 6m và
chiều sâu hàng chục mét đến hơn một tram mét
b) Tường trong đất:
Là một bộ phận kết cấu công trình làm bằng bê tông
cốt thép, được đúc tại chỗ hoặc lắp ghép (bằng các tấm
panel đúc sẵn) trong đất.
Được tạo nên bởi các barette nối liền nhau qua các
gioăng chống thấm
2/Phạm vi áp dụng:
a) Cọc barette:
Thường dùng làm móng cọc cho nhà cao tầng (có
chiều cao trên 40m), làm móng cọc cho cầu dẫn, cầu
chui…
Cọc thường có sức chịu tải lớn (từ 600 đến 3600 tấn)
b) Tường trong đất:
Thường dùng làm các tầng hầm cho nhà cao tầng,
làm công trình ngầm, làm kè bờ cảng…
Làm tường hầm cho nhà cao tầng
Các công trình ngầm
TƯỜNG
TRONG ĐẤT
Sự lựa chọn tường Barette cho các công trình nhà cao
tầng:


Về mặt sử dụng:
-
Làm gara để xe
-
Làm tầng hầm phục vụ sinh hoạt công cộng, quầy
bar…
-
Làm tầng kỹ thuật đặt các thiết bị máy móc
Về mặt kết cấu:
-
Giải pháp nhà cao tầng có tầng hầm, trọng tâm
công trình được hạ thấp, do đó làm tăng tính ổn
định công trình, đồng thời làm tăng khả năng chịu
tải trọng ngang, tải trọng gió, chấn động địa chất…
cũng như khả năng chống thấm cho công trình
Tháp đôi tại Malaysia cao 85 tầng có nhiều tầng hầm
Central Plaza – HongKong 75 tầng, 3 tầng hầm
Tháp Bitexco – tp Hồ Chí Minh 2 tầng hầm
Khách sạn Phương Đông – Nha Trang 3 tầng hầm
Tóm tắt biện pháp thi công:
-
Sử dụng thiết bị chuyên dụng với các gầu đào phù
hợp với tường tiết diện tường barette để đào hố sâu
-
Đồng thời dung dung dịch Bentonite hoặc dung dịch
SuperMud để giữ cho thành hố đào không sạt lở.
-
Đặt lồng thép vào hố đào, tiến hành đổ bê tông theo
phương pháp vữa dâng, dung dịch Bentonite trào lên
do bê tông chiếm chỗ được gom vào bể thu hồi để

xử lý và sử dụng lại.
-
Các panel Barette được nối với nhau để tạo thành
tường Barette.
1/ Thi công tường dẫn:
Ngoài việc dẫn gầu đào trong thi công tường chắn,
tường dẫn còn tạo một hệ thống định vị tốt về tim và cốt
cho tường chắn và giữ ổn định cho lớp bề mặt của hố
đào cần thi công (hai tường dãn bê tông cốt thép)
khoảng cách giữa các tường dẫn tạm thời lớn hơn bề
rộng thiết kế tường chắn 5-10cm
Trình tự thi công tường dẫn:
- Xác định vị trí của tường chắn và tường dẫn trên mặt
bằng, định vị và dẫn ra ngoài trên hệ thống cọc nhựa
và nẹp ngựa;
- Đào một tường hào sâu 1-1,5 tuỳ theo thiết kế, rả một
lớp bê tông lót dày khoảng 5cm;
- Trên lớp bê tông lót này định vị chính xác tường dẫn
lắp dựng cốt thép và lắp dựng ván khuôn cho tường
dẫn (ván khuôn thành);
- Đổ bê tông tường dẫn, dỡ ván khuôn một ngày sau
đó. Tường dẫn đã hoàn thành sẵn sàng phục vụ công
tác đào tường chắn. Nếu công tác đào không bắt đầu
ngay, hào giữa các tường dẫn có thể được lấp hoặc
chống đỡ tạm nếu cần.
2/ Dung dịch Bentonite:
Cũng như thi công cọc khoan nhồi chất lượng thi công
tường trong đất chủ yếu phụ thuộc vào khâu
bentonite. Bentonite là một loại đất sét tự nhiên được
nghiền thành bột và đóng thành bao tương tự bao xi

măng, 50kg một bao. Khi trộn với nước tạo thành chất
huyền phù THIXOTROPIC, chất này bền vững trong
nhiều tuần. Các yêu cầu của dung dịch Bentonite như
sau:
Khi đào, hố khoan được đổ đầy dung dịch bentonite,
cao trình dung dịch Bentonite luôn được giữ cho cao
hơn cao trình mực nước ngầm ít nhất từ 1-2m, để có
thể tạo được một áp lực dư tạo xu hướng cho dung
dịch bentonite ngấm vào đất xung quanh.
Độ ổn định chính của tường vách hố đào là do áp
suất dư của dung dịch bentonite trong hố đào tạo
ra. Nên việc giữ cho hố đào luôn luôn đầy dung
dịch Bentonite có một tầm quan trọng đặc biệt.
3/ Đào đất tường Barette:
Đào đất dùng gàu chữ nhật do cẩu điều khiển bằng
cáp. Trong khi đào dung dịch bentonite được giữ ở
mức độ cách cốt đỉnh tường dẫn 0,4m độ thẳng
đứng của hố đào được kiểm tra bằng mắt thường
theo dây cáp cẩu khi hạ gàu vào hố đào.
Cần cẩu dùng để đào nên đứng cách mép hố đào
tối thiểu là 4m. Mọi sự di chuyển của cần cẩu phải
hết sức thận trọng.
Tường chắn dược thi công thành từng tấm panel
riêng biệt, giữa chúng là khớp nối và thường là một
gioăng cao su chắn nước. Có 3 loại tấm panel được
dùng là: panel khởi đầu, panel tiếp và panel
đóng.
Các panel khởi đầu:

Chiều dài thiết kế các panel khởi đầu với hai ván
khuôn tạo khớp (CWS) phù hợp với chiều dài tối thiểu
của gầu ngoạm hoặc một vài đường ngoạm (ví dụ
như hai đường ngoạm tối đa ở hai đầu panel và một
đường ngoạm nhỏ hơn để kết thúc đào phần giữa
của panel).
Các panel tiếp:
Những panel chỉ có một ván khuôn tạo khớp CWS gọi
là các panel tiếp.
Panel đóng:
Là panel được thi công cuối cùng khi đã hoàn thành
các panel đầu và panel tiếp. Đối với panel đóng
không cần lắp dựng ván khuôn tạo khớp CWS.
Khi đào đất bằng đầu đào gầu ngoạm việc đào sẽ rất
dễ dàng đối với các tầng sét và cát. Tuy nhiên, khi
gặp sét cứng hoặc sỏi thì đào sẽ khó khăn hơn. Việc
khắc phục khi gặp các chướng ngại trong lúc đào tuỳ
thuộc vào tính chất và mức độ của trở ngại sẽ tuỳ
chọn các biện pháp sau:
-
Dùng gầu khi kích cỡ các chướng ngại, dị vật
nhỏ;
-
Dùng luân phiên đầu choòng nặng để phá và gầu
để vét;
-
Dùng khoan để làm rã chướng ngại trước khi
dùng gầu.
4/ Đặt thép chịu lực

Lồng thép chịu lực được chế tạo trước trên công
trường. Sau khi lắp đặt khớp CWS và luân chuyển
Bentonite xong lồng thép được hạ xuống hố đào
bằng cẩu bánh xích. Lồng được cài bằng các cữ
bảo vệ bằng bê tông hoặc bằng thép để đảm bảo
duy trì chiều dài, lớp bảo vệ cột thép tối thiểu. Các
lồng thép thường được gia công thành từng đoạn
dài 12m, các lồng được liên kết với nhau bằng bu
lông chữ U phần uốn chồng được thực hiện khi hạ
xuống hố đào. Khi tất cả các đoạn lồng thép đã
được hạ xuống đúng chiều sâu thiết kế, lồng thép
được treo vào tường dẫn bằng các thành treo

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×