Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

đề cương chi tiết học phần thiết kế kĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.19 KB, 2 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Học phần: Thiết kế kỹ thuật
Engineering Design
- Mã số: CN148
- Số Tín chỉ: 2
+ Giờ lý thuyết: 15
+ Giờ thực hành/bài tập/đồ án/ 30
Cung cấp cho các nhà thiết kế có một phương pháp thiết kế một cách hợp lý, khoa học
và có hệ thống để có thể dễ dàng áp dụng vào thực tế. Học phần nhằm trang bị cho
sinh viên ngành cơ khí những phương pháp và công cụ thiết kế để nâng cao hiệu quả
của việc thiết kế kỹ thuật. Từ việc giới thiệu về phương pháp thiết kế; người và nhóm
thiết kế; đến các giai đoạn của quá trình thiết kế. Cũng như việc lập kế hoạch thiết kế,
xây dựng, đánh giá ý tưởng và ra quyết định, triển khai thiết kế sản phẩm, đánh giá sản
phẩm và chuẩn bị đưa sản phẩm ra thị trường.
1. Thông tin giảng viên
Tên giảng viên: MSc, GV. Nguyễn Văn Long
Tên người cùng tham gia giảng dạy: ThS, GV. Nguyễn Văn Cương
Đơn vị: MNN&CNSTH
Điện thoại: 071-840972
E-mail:

2. Học phần tiên quyết:
3. Nội dung
3.1. Mục tiêu: Người ta đã thực hiện quá trình sáng tạo sản phẩm mới hay cải tiến các
sản phẩm chưa hoàn thiện bằng cách nào? Quá trình thiết kế ta bắt đầu từ
đâu và diễn ra theo quá trình nào? Thiết kế kỹ thuật sẽ giúp bạn trả lời
những câu hỏi trên.
Thiết kế kỹ thuật là quá trình gồm hai giai đoạn tìm vấn đề và giải quyết vấn đề. Môn


học này nhằm cung cấp cho sinh viên các phương pháp thiết kế hợp lý,
khoa học và có hệ thống. Đặc biệt là các phương pháp này rất dễ dàng áp
dụng vào thực tế.
3.2. Phương pháp giảng dạy:
Giáo viên cung cấp các phương pháp thiết kế có hệ thống với các bước của quá trình
thiết kế một cách cô động và cơ bản nhất. Giáo viên chỉ đóng vai trò trợ lý
hay như một trọng tài nhằm điều chỉnh hướng đi cho người học và hướng
dẫn cách tra khảo tư liệu, cách suy luận và tự đi đến quyết định của mình.
Sinh viên đóng vai trò chủ động trong quá trình học bằng cách thảo luận theo nhóm để
tìm vấn đề phù hợp với sở thích và dung lượng của chương trình học và
cùng nhau bàn luận, giải quyết vấn đề. Việc học theo nhóm là cách giúp
sinh viên thực hành các lý thuyết đã học. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ phát
triễn kỹ năng hợp tác, phân công công việc, thảo luận và thuyết trình.
3.3. Đánh giá môn học:
Kết quả được đánh giá bằng bài báo cáo và thuyết trình của sinh viên (không thi). Giáo
viên sẽ theo dõi và cho điểm từng sinh viên tùy theo mức đóng góp cá
nhân trong quá trình làm việc.

4. Đề cương chi tiết: (nêu những vấn đề chính học viên sẽ được học tập và trao đổi)
Nội dung Tiết – buổi
Phần lý thuyết:
Chương 1: Các ngành nghề kỹ thuật

Chương 2: Các giải pháp kỹ thuật
Chương 3: Các quá trình thiết kế kỹ thuật

Phần bài tập
Bước 1: Xác định nhu cầu
Bước 2: Định nghĩa vấn đề
Bước 3: Tìm thông tin

Bước 4: Trở ngại
Bước 5: Các tiêu chí
Bước 6: Đưa ra các giải pháp
Bước 7 Phân tích
Bước 8: Quyết định
Bước 9: Viết báo cáo
Bước 10: Thuyết trình và vấn đáp

1 tiết
5 tiết
9 tiết

3 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết

5. Tài liệu của học phần:
Dhillon, B.S. 1996. Engineering Design- A modern Approach. Irwin.
Eider, A.R., e al. 1998. Introduction to engineering design. McGraw-Hill.
Norton, R.L. 1999. Design of Machinery. McGraw-Hill.
Oostdam, J.W.M. 2002. A methodical Approach to Engineering Design. 2002. Lecture
note. Wageningen University.
Pahl, G.; Beitz, W. 2001. Engineering Design – A systematic Approach. Springer



Ngày 22. tháng 11năm 2007
Duyệt của đơn vị Người biên soạn





Nguyễn Văn Long

×