BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần : Thiết kế vị trí mặt bằng HTCN
(Facility Layout and Location)
- Mã số học phần : CN206
- Số tín chỉ học phần : 02 tín chỉ
- Số tiết học phần : 20 tiết lý thuyết, 20 tiết bài tập
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn : Quản lý công nghiệp
- Khoa/Việ
n/Trung tâm/Bộ môn: Công nghệ
3. Điều kiện tiên quyết:
4. Mục tiêu của học phần:
4.1. Kiến thức:
Sau khi hoàn thành khóa học này, sinh viên sẽ phát triển kiến thức và hiểu biết
về:
4.1.1. Các dạng toán thường gặp trong thiết kế vị trí mặt bằng.
4.1.2. Quy trình hoạch định mặt bằng theo hệ thống.
4.1.3. Mô hình dòng di chuyển vật tư, thiết bị hay nhân công trong mặ
t bằng
4.1.4. Các yêu cầu về không gian giữa các bộ phận
4.1.5. Các loại hình bố trí mặt bằng cơ bản trong sản xuất.
4.1.6. Xác định vị trí nhà máy, thiết bị.
4.1.7. Bố trí mặt bằng kho.
4.2. Kỹ năng:
Sau khi hoàn thành khóa học này, sinh viên có được các kỹ năng:
4.2.1. Tổng hợp, phân tích và đánh giá các phương án bố trí mặt bằng.
4.2.2. Trình báy báo cáo vấn đề chặt chẽ, hợp logic.
4.2.3. Sử dụng phần mềm hỗ trợ để giải quyết một số bài toán vị trí mặt bằng.
4.2.4. Tự nghiên cứu sâu hơn và nâng cao trình độ trong lĩnh vực thiết kế vị trí
mặt bằng.
4.2.5. Vận dụng các kiến thức môn học vào trong thực tiễn.
4.3. Thái độ:
Sau khi hoàn thành khóa học này, sinh viên sẽ phát triển:
4.3.1. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của b
ố trí mặt bằng.
4.3.2. Tích cực, thích thú học tập.
4.3.3. Tinh thần làm việc hợp tác.
4.3.4. Tính cẩn thận, chính xác.
5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Học phần Thiết kế vị trí & mặt bằng HTCN là một học phần chuyên ngành trong
chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp, nhằm giới thiệu cho sinh viên những
dạng bài toán mặt bằng thực tế bao gồm thiết kế mới hay tái thiết kế hệ
thống sản xuất,
và chỉ ra cách thức tiếp cận hoạch định mặt bằng một cách sáng tạo và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, môn học sẽ trang bị các hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước trong quá trình
bố trí mặt bằng từ việc định nghĩa các yêu cầu phát triển các phương thức nâng chuyển
vật tư và vận hành hoạt động trong nhà xưởng, nhà kho cho đến việc đánh giá, lựa
chọ
n các phương án bố trí thiết bị, nhà máy. Các công cụ định lượng và các nguyên tắc
thiết kế kỹ thuật nhằm đạt được bố trí hiệu quả và thành công cao, các xu hướng mới,
các bài toán mới hiện nay cũng sẽ được giới thiệu.
6. Cấu trúc nội dung học phần:
6.1. Lý thuyết:
Nội dung Số tiết Mục tiêu
Chương 1.
Giới thiệu bài toán thiết kế mặt bằng & vị trí
thiết bị
2
1.1. Tổng quan 4.1.1
1.2. Phân loại bài toán 4.1.1
1.3. Ứng dụng và phân loại 4.1.1
1.4. Ý nghĩa của bài toán mặt bằng 4.1.1
1.5. Mục tiêu đặt ra cho bài toán
Chương 2.
Hoạch định mặt bằng theo hệ thống 4
2.1. Thu nhập và phân tích 4.1.2, 4.1.3
2.2. Bố trí và điều chỉnh 4.1.2, 4.1.4
Chương 3.
Các hình thức bố trí mặt bằng cơ bản 6
3.1. Bố trí mặt bằng 4.1.5, 4.2.1
3.2. Các hình thức bố trí trí mặt bằng cơ bản 4.1.5, 4.2.1
Chương 4.
B
ố trí mặt bằng theo nhóm – kỹ thuật nhóm GT 4
4.1. Tổng quan về kỹ thuật nhóm 4.1.5, 4.2.1
4.2. Họ chi tiết 4.1.5, 4.2.1
4.3. Phân loại và mã hóa chi tiết 4.1.5, 4.2.1
4.4. Phân tích dòng quá trình 4.1.5, 4.2.1
Chương 5.
Phương pháp phân tích bố trí mặt bằng trong sản
xuất
4
5.1. Phân tích bố trí mặt bằng theo quy trình 4.1.5, 4.2.1
5.2. Phân tích mặt bằng theo hướng sản phẩm 4.1.5, 4.2.1
Chương 6.
Định vị trí nhà máy thiết bị 4
6.1. Giới thiệu 4.1.6, 4.2.1
6.2.
Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị nhà máy –
thiết b
ị
4.1.6, 4.2.1
6.3.
Các phương pháp đánh giá phương án định vị
nhà máy – thiết bị
4.1.6, 4.2.1
Chương 7.
Bố trí mặt bằng nhà kho 4
7.1. Giới thiệu 4.1.7, 4.2.1
7.2. Bố trí kho 4.1.7, 4.2.1
Phụ lục
Giới thiệu các phần mềm ứng dụng 2 4.2.3
7. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết trình.
- Thảo luận nhóm.
- Bài tập
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết.
- Thực hiện đầy đủ các bài tậ
p nhóm/ bài tập và được đánh giá kết quả thực hiện.
- Tham dự kiểm tra giữa học kỳ.
- Tham dự thi kết thúc học phần.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
9.1. Cách đánh giá:
Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau:
TT Điểm thành phần Quy định Trọng số Mục tiêu
1 Điểm chuyên cần Số tiết tham dự học/tổng số tiết 5% 4.3.2, 4.3.3
2 Điểm bài tập
Số bài tập đã làm/số bài tập
được giao
10%
4.1.1 đến
4.1.7
3 Điểm bài tập nhóm
Báo cáo/thuyết minh/
Được nhóm xác nhận có tham
gia
15%
4.1.1 đến
4.1.7
4
Điểm kiểm tra giữa
kỳ
Tự luận/trắc nghiệm 35%
4.1.1 đến
4.1.5
5
Điểm thi kết thúc
học phần
Tự luận/trắc nghiệm
Tham dự đủ 80% tiết lý thuyết
Bắt buộc dự thi
35%
4.1.5 đến
4.1.7
9.2. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 100 (từ 0 đến 100), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần
nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang đ
iểm 100 làm tròn đến
một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang
điểm 4 theo quy định về công tác học vụ của Trường.
10. Tài liệu học tập:
Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt
[1] Thiết kế vị trí và mặt bằng Hệ thống công nghiệp / Nguyễn
Trường Thi. - Đại học Cần Thơ, 2014.
[2] Hệ thống sản xuất / Nguyễn Thị Thu Hằng. - Thành phố Hồ
Chí Minh : Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. -
658.5/ H116
CN.011430
[3] Fred E. Meyers, Matthew P. Stephens, 2004. Manufacturing
Facilities Design and Material Handling, 3
rd
edition, Prentice
Hall
[4] Tompkins, A. T., White, J. A., Bozer, Y. A., and Tanchoco,
J. M. A., 2003, Facilities Planning, 3
rd
edition, John Wiley &
Sons, New Yor
[5] Richard L. Francis, F. McGinnis, John A. White, 1998.
Facility Layout and Location: an Analytical Approach, 2
nd
edition, Prentice Hall, New Jersey
11. Hướng dẫn sinh viên tự học:
Tuần Nội dung
Lý
thuyết
(tiết)
Thực
hành
(tiết)
Nhiệm vụ của sinh viên
1 Chương 1: Giới thiệu
bài toán thiết kế mặt
bằng & vị trí thiết bị
1.1. Tổng quan
1.2. Phân loại bài toán
1.3. Ứng dụng và phân
loại
1.4. Ý nghĩa của bài toán
mặt bằng
1.5. Mục tiêu đặt ra cho
bài toán
4 0 - Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu [1]: nội dung từ mục 1.1
đến 1.5, Chương 1
+ Tra cứu nội dung về phân loại và
ứng dụng các bài toán thiết kế mặt
bằng & vị trí thiết bị
- Tài liệ
u [5]: tìm hiểu mục 1.7 (trang
20 đến 23) để rõ hơn phân loại các
bài toán thiết kế mặt bằng & vị trí
thiết bị
- Chia nhóm học tập
2
Chương 2: Hoạch định
mặt bằng theo hệ thống
2.1. Thu nhập và phân
tích
2.2. Bố trí và điều chỉnh
8 0 -Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu [1]: nội dung từ mục 2.1
đến 2.2, Chương 2
- Tài liệu [4]: tìm hiểu mục 5.1 đến
5.6 (trang 112 đến 132) , mục 6.6
(trang 169 đến 173)
- Tài liệu [5]: tìm hiểu mục 2.7 (trang
69 đến trang 87), mục 2.8 (trang 87
đến trang 100) để rõ hơn về biểu đồ
quan hệ và không gian giữa các bộ
phận
-Làm bài tập s
ố 1, 2, 3, 4 và 5 của
Chương 2, tài liệu [1]
3
Chương 3: Các hình
thức bố trí mặt bằng cơ
bản
3.1. Bố trí mặt bằng
3.2. Các hình thức bố trí
mặt bằng cơ bản
12 0 - Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu [1]: nội dung từ mục 3.1
đến 3.2 của Chương 3
+ Tìm hiểu tài liệu [5] để rõ hơn về
các hình thức bố trí mặt bằng cơ bản
- Làm bài tập số 1, 2, 3, 4, 5 của
Chương 3, tài liệu [1]
4
Chương 4: Bố trí mặt
bằng theo nhóm – kỹ
thuật nhóm GT
4.1. Tổng quan về kỹ
thuật nhóm
4.2. Họ chi tiết
4.3. Phân loại và mã hóa
chi tiết
4.4. Phân tích dòng quá
trình
8 0 - Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu [1]: nội dung từ mục 4.1
đến 4.4, Chương 4
+ Tra cứu nội dung về bố trí mặt
bằng theo kỹ thuật nhóm
+ Tài liệu [2]: tìm hiểu bố trí theo
nhóm công nghệ
- Làm bài tập số 1, 2, 3, 4 và 5 của
Chương 4, tài liệu [1]
5
Chương 5: Phương pháp
phân tích bố trí mặt bằng
trong sản xuất
5.1. Phân tích bố trí mặt
bằng theo quy trình
5.2. Phân tích mặt bằng
theo hướng sản phẩm
8 0 - Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu [1]: nội dung từ mục 5.1
đến 5.2, Chương 5
+ Tra cứu nội dung về phương pháp
phân tích bố trí mặt bằng
+ Tài liệu [2]: tìm hiểu các phương
pháp cân bằng dây chuyền
- Làm bài tập số 1, 2, 3, 4 và 5 của
Chương 5, tài liệu [1]
6
Chương 6: Định vị nhà
máy thiết bị
6.1. Giới thiệu
6.2. Các nhân tố ảnh
hưởng đến định vị nhà
máy – thiết bị
6.3. Các phương pháp
đánh giá phương án định
vị nhà máy – thiết bị
8 0 - Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu [1]: nội dung từ mục 6.1
đến 6.3, Chương 6
+ Tra cứu nội dung về phương pháp
đánh giá phương án định vị nhà máy
- thiết bị
+ Tài liệu [5]: tìm hiểu nội d
ụng mục
4.2 (trang 189 đến 209) và mục 4.4
(trang 217 đến 238)
- Làm bài tập số 1, 2, 3, 4 và 5 của
Chương 6, tài liệu [1]
7
Chương 7: Bố trí mặt
bằng nhà kho
7.1. Giới thiệu
7.2. Bố trí kho
8 0 - Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu [1]: nội dung từ mục 7.1
đến 7.2, Chương 7
+ Tra cứu nội dung về bố trí mặt
bằng nhà kho
+ Tài liệu [4]: tìm hiểu nội dung mục
9.6 và 9.7 (trang 418 đến 445)
+ Tài liệu [5]: tìm hiểu nội dụng mục
5.2 (trang 259 đến 276)
- Làm bài tập số 1, 2, 3, 4 và 5 của
Chương 7, tài liệu [1]
Giới thiệu các phần mềm
ứng dụng
4 - Nghiên cứu trước:
+ Tài liệu [1]: nội dung phần Phụ lục
Cần Thơ, ngày 20 tháng 03 năm 2014
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA/GIÁM ĐỐC VIỆN/
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
TRƯỞNG BỘ MÔN