Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.63 KB, 1 trang )
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2010-2011
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 10 câu trong 01 trang)
Câu 1: (2,0 điểm). ADN có những tính chất gì để thực hiện được chức năng lưu giữ và
truyền đạt thông tin di truyền?
Câu 2: (2,0 điểm).
1. Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen? Nêu hậu quả của đột biến gen.
2. Trong các dạng đột biến gen thì dạng nào dễ gặp nhất trong tự nhiên? Vì sao?
Câu 3: (2,0 điểm). Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Hãy trình bày phương pháp
tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn.
Câu 4: (2,0 điểm). Hãy nêu các loại biến dị có thể xuất hiện ở người. Từ đó em có nhận xét
gì về khả năng xuất hiện biến dị ở người và sinh vật?
Câu 5: (2,0 điểm). Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Để duy trì ưu thế
lai qua các thế hệ ta cần phải làm gì?
Câu 6: (1,0 điểm). Một quần thể thực vật có 2000 cây đều có kiểu gen Aa. Nếu để các cây
này tự thụ phấn sau 2 thế hệ thì số cây có kiểu gen Aa trong quần thể là bao nhiêu?
Câu 7: (2,0 điểm). Một người có 45 nhiễm sắc thể (44 nhiễm sắc thể thường + XO). Hãy
giải thích về sự bất thường của nhiễm sắc thể giới tính này và cho biết: Người này là nam
hay nữ? Mắc bệnh gì? Biểu hiện ra sao?
Câu 8: (3,0 điểm).
1. Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh?
2. Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu 3 biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
Câu 9: (2,0 điểm). Chuột bình thường có đuôi thẳng, tuy nhiên người ta đã phát hiện chuột
đột biến có đuôi cong. Dưới đây là các phép lai giữa chuột đuôi cong và chuột đuôi thẳng:
Phép lai
Kiểu hình
chuột ♀ P