Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM : REN KY NANG VIET CHU DEP CHO HOC SINH TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.88 KB, 9 trang )

trờng tiểu học kim tân
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài :
Rèn nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng cho
học sinh lớp 1 để làm cơ sở cho việc viết
chữ đẹp
Giáo Viên : Vũ Thị Dung
Năm học : 2009 - 2010
mục lục
i . lý do chọn đề tài
ii . cơ sở lý luận và khoa học để chọ đề tài
iii . các biện pháp triển khia đề tài
iv . đánh giá kết quả thực hiện
tài liệu tham khảo
1 . Những điểm mới về nội dung và phơng pháp dạy học tập viết ở
các lớp 1 , 2 ,3 theo chơng trình tiếng Việt tiểu học ( từ trang 42
đến 48 thài liệu bồi dỡng thờng xuyên cho giáo viên tiểu học chu
kỳ III 2003 2007 nhà xuất bản Giáo Dục ) .
Tác giả : trần mạnh hởng
đào đinh ngọc
2 . Dạy và học tập viết ở tiểu học ( Nhà xuất bản Giáo Dục )
Tác Giả : trần mạnh hởng
phan quan thân
nguyễn hữu cao
Phần I : Lí do chọn đề tài
Chữ viết đẹp của học cinh là vấn đề đợc mọi ngời trong và ngoài
ngành Giáo Dục Dào tạo quan tâm lo lắng . Ngời xa có đã nói :
nét chữ nết ngời là hàm ý hai vấn đề : Thứ nhất , nét chữ thể hiện
tính cách con ngời ; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân
cách con ngời . Vì vậy phong rào vở sạch chữ đẹp vừa alf
mục đích , vừa là phơng tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết


đúng , dẫn tới việc viết đẹp cho học sinh , nó góp một phần vào
việc giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ lớp 1 .
Phần II : Cơ sở khoa học và thực tiễn để chọn đề tài
Học sinh lớp 1 ngày đầu tiên đi học ở trờng phổ thông còn rất
nhiều bỡ ngỡ . Việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó
khăn bởi đôi tay còn vụng về , lóng ngóng . Là giáo viên dạy lớp 1
đã 7 năm , tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi : ở lớp 1 có nên
tiến hành dạy các em viết đẹp ngay không ? Sau nhiều năm đúc rút
qua việc giảng dạy môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng đối với học
sinh lớp 1 nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng , viết đẹp
ngay là một điều không thực tế , khó có thể thực hiện đợc . Do vây
đối vói từng lớp , giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của
môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bìa một cách
vững chắc nên tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đàu tiên
cần làm ở lớp 1 là rèn cho trẻ có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng
thì mới ccó cơ sở để viết chữ đẹp . Đay chính là yêu cầu có tính
quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập
của học sinh .
PhầnIII : Các biện pháp tiến hành
Muốn học sinh viết đúng để dẫn đến viết đẹp tôi đã kiên trì thực
hiện một số biện pháp sau :
Biện pháp thứ nhất :
Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng :
a / Điều kiện về t thế ngồi viết .
Ngay từ khi vào lớp ở tuần đầu tôi hớng dẫn học sinh rất kĩ về t thế
ngồi viết một cách thoải mái nhất , không gò bó (dễ gây tê mỏi) .
hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút
theo sự chỉ huy của não đợc . Ngồi quá cao , đầu phải cúi gằm
xuống . Ngồi quá thấp , đầu phải nhìn lên ( điều này phụ thuộc vào
bàn ghế phải thích hợp kích cỡ học sinh ). Tuyệt đối không quỳ,

nằm , ngồi viết tùy tiện . khoảng cách từ mắt đến tầm 25cm đến
30cm là vừa ( hơn một gang tay ngời lớn ); không đợc nhìn quá gần
vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị .
- Cột sống lng luôn ở t thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghé
ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lẹch
cột sống, rất khó chữa sau nay.
- hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột
sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
- Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô
lệch , đồng thời làm điểm tựa cho trọng lợng nửa ngời bên
trái.
b/ Hớng dẫn cách cầm bút đúng:
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay ( cái , trỏ , giữa ). Đầu
ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là
điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết . Lúc
viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lợng tì xuống lng
của hai ngón tay út va áp út ( ngón deo nhẫn ). Ngợc lại
không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống
thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út ).
Các t thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đén các cố tật sau này
khó chữa nh: căng cứng,mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi
tay;ra nhiều mồ hôi tay;không thẻ viết lâu, viết nhanh đợc.
ở giai đoạn viết chì , cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi
nhọn đúng tầm. nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi
khi còn chọc thủng giấy.Ngợc lại, đầu nét chì quá tù ,nét chữ
quá to,chx iết ra rất xấu.
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi.Góc đọ bút đặt so với mặt giấy
khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đa
bút từ trái qua phải từ trên xuống dới các nét đa lên hoặc đa sang

ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Biện pháp thứ hai :
Rèn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ
Nếu cùng một lúc đòi hỏi học sinh viết đúng và đẹp ngay là diều
rất khó thực hiện, mặt khác căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và
mối quan hệ về cách viết các chữ cái đến học sinh viết đúng kĩ
thuật ngay từ đầu tôi chia nhóm chữ và xác định chữ trọng tâm
đại diện cho mỗi nhóm chữ học sinh hay sai chỗ nào, học sinh
gặp khó khăn gì khi viét các chữ ở nhóm đó.
Nhóm 1: Gồm các chữ : m n i u v r t
Với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết cha đúng nét
nối giữa các nét, nét móc thờng bị đổ nghiêng, khi hất lên thờng
choãi chân ra nên không đúng .
- Để khắc phục nhợc điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên tôi đặt
trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngợc, móc 2 đầu thật
đúng, thật ngay ngắn trớc khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép
chữ tôi luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của
mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
- Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất đợc viết đúng kĩ
thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn.
Nhóm thứ 2: gồm các chữ : l b h k y
ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và
chữ viết còn cong vẹo.
- Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét
khuyết tôi luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau
của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói
quen luôn đa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đa bút
lên tiếp thì mới viết đúng.
- Đối với học sinh lớp 1 để viết đợc nhóm chữ này thẳng,
ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật

thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới
tiến hành viét nét khuyết .
Nhóm 3 : Gồm các chữ : o ô ơ ă â
Với nhóm chữ này nhiều ngời cứ nghĩ là đơn giản nhng thực
tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ O nh chiều ngang quá rộng
hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé.
chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy học sinh viết
đúng chữ O để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong
nhóm. vậy thì O viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu?
chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc
làm rất khó đểcho học sinh xác định đợc. Vì vậy khi dạy chữ O
tôi kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh
dấu 4 điểm ở giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm
hình chữ O sau đó tô lên các dấu chấm,vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn
mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để
viết thêm dấu, chữ O và điểm để nối các nét chữ khác khi viết
nhanh. Viết đợc chữ O đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ
cái khác trong nhóm.
Giai đoạn viết hoa :
Sau 4 năm dạy chơng trình cải cách tôi nhận thấy phần dạy
học sinh làm quen với việc tô chữ hoa còn có sự mâu thuẫn:
Trong sách hớng dẫn: Qui trình là:
o GV tô chữ hoa mẫu trên bảng lớp.
o Học sinh viết chữ hoa vào bảng con trớc rồi mới tập tô
chữ hoa trong vở nên rất khó khăn cho học sinh,cứ đến
giờ viết chữ hoa nhiều em lo lắng vì viết quá khó. Sau
khi tìm hiểu tâm lý và thử nghiệm tôi mạnh dạn chuyển
đổi quy trình khác với sách hớng dẫn đó là:
- GV tô màu trên bảng lớp
- Học sinh tô vào vở

- Phần củng cố học sinh mới luyện viết chữ hoa vào
bảng con .
Bằng cách suy nghĩ thay đổi quy trình ở sách hớng dẫn học
sinh bớt căng thẳng và phấn khởi khi đã đợc tô chữ trớc khi tập
viết chữ hoa do vậy chất lợng viết chữ hoa của học sinh lớp tôi
có nhiều tiến bộ.
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở
mỗi nhóm tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng
tháng 1 cách cụ thể. Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định,
rèn đúng loại chữ này thì mới chuyển sang loại chữ khác, loại
chữ này viết đúng kỹ thuật mới chuyển sang rèn loại chữ khác
rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê,phấn khởi,
không căng thẳng lo lắng khi tập viết.
Sau mỗi bài viết cần nhận xét nét nào đợc, nét nào hỏng?.
Tìm nguyên nhân vì sao hỏng: Tại t thế cầm bút, ngồi viết không
đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa, vì cha chuyển
dịch bút đúng tầm tay đa bút, do vớng vấp cạnh bàn, mặt giấy
không nhẵn, mực xuống không đều Tóm lại có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết.
Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp trẻ
rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tơng tự ở lần sau.
Khi viết thấy mỏi tay,mồ hôi tay ra nhiều , hoặc hoa mắt, nhức
đầu, có nghĩa là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao, chuyển sang
các hoạt động cơ bắp nh :vơn vai , hít thở, tập thể dục Sau 4
đến 5 phút trở lại ngồi viết sẽ có hiệu quả hơn.
Biện pháp Thứ Ba:
Sự mẫu mực chữ viết của giáo viên là phơng tiện quan
trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp.
Ngời giáo viên phaỉ coi trọng việc trình bày trên bảng là trang
viết mẫu mực của mình cho học sinh noi theo.Do vậy việc khổ

công rèn luyện viết đúng,viết đẹp,viết rõ ràng và ngay ngắn là
tiêu chí mọi GV đều phải đặt ra và thực hiện bằng đợc trong
từng giờ học,trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học,
đẹp mắt.
Ngoài yêu cầu về viết đúng, viết đẹp tôi còn luôn chú ý tạo sự
thống nhất trong cách trình bày bảng ở từng phân môn và thể
hiện bài dạy. Từ đó quy định cách trình bày bài viết trong vở của
học sinh để tạo ra sự thống nhất , chuẩn mực từ các chi tiết nhỏ
nhất(gạch chân, kẻ hết bài,kẻ hết buổi,cách ghi phân môn,cách
trình bày bài thơ lục bát , thơ tự do và bài văn xuôi )Hay khi
chấm bài tôi rất chú ý đến việc chữa lỗi kĩ cho học sinh kết hợp
với lời phê chính xác, mang tính khích lệ, chỉ bảo, luôn chứa
đựng tình cảm, động viên học sinh để học sinh tự tin vào bản
thân khi viết bài và nhận ra những tồn tại cần khắc phục.
VD: Đối với học sinh viết đúng, viết đẹp:
Bài con viết đúng. Nét chữ mềm mại- Đáng khen
Đối với học sinh cha đúng mà có tiến bộ
Chữ viết con đã có tiến bộ. Cô rất vui. con hãy cố gắng hơn nữa
Nếu có những học sinh thờng viết sai tôi nhận xét thật rõ
ràng những nét chữ sai đó và viết mẫu cho các em 2,3 dòng để về
nhà tập viết lại theo mẫu.
Con viết sai nét , hãy tập viết lại theo mẫu của cô
Biện Pháp Thứ T:
Kết hợp với cha mẹ học sinh và tổ chức tốt các phong trào thi
đua.
Đặc điểm của học sinh lớp 1 là nhanh quên vì vậy việc rèn luyện
viết chữ đúng,đẹp cần đợc làm thờng xuyên và liên tục ở mọi nơi
mọi lúc, ngoài sự dạy dỗ của thầy cô ở lớp việc cha mẹ giúp đỡ con
rèn chữ ở nhà là một việc quan trọng vì vậy ngay buổi học đầu tiên
của năm học tôi đã trao đổi rất kĩ tầm quan trọng của việc rèn chữ

cho học sinhlớp 1 và phổ biến cách dạy các cháu ở nhà cho thống
nhất với giáo viên ở lớp.Tôi mạnh dạn trình bày trên bảng các
nhóm chữ và nêu trọng tâm cần dạy ở mỗi nhóm chữ tới cha mẹ
học sinh, phát tới từng phu huynh tờ hớng dẫn rèn chữ và yêu cầu
chữ viết cần đạt để cha mẹ học sinh có cách dạy thống nhất với
giáo viên.
Một mặt nữa tôi luon chú ý bồi dỡng lòng say mê và quyết tâm rèn
chữ viết cho học sinh thông qua các phong trào thi đua theo tuần,
theo chủ điểmvà kết hợp với hội cha mẹo học sinh khen thởng kịp
thời.
VD: Mỗi tuần vào tiết sinh hoạt lớp tôi thờng dành khoảng 10 phút
để tổng kết đánh giá việc rèn chữ giữ vở của học sinh và phát th-
ởng.
- Mỗi chủ điểm của tháng tôi thờng tổ chức phong trào viết th
tặng mẹ, tặng cô nhân ngày8/.Học sinh nào viết đẹp sẽ đợc
mang về tặng mẹ và đợc cô phát thởng.
- Ngoài việc phát động thi đua trong học sinh tôicòn giới thiệu
các bài viết đẹp, các trang viết đẹp của học sinh trong buổi
họp cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cùng thi đua rèn
luyện cho con em mình.
IV. Kết quả thực hiện.
từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các
biện pháp triển khai đề tài lớp tôi đã đạt đợc một số kết quả thực
hiện nh sau:
- mỗi tháng học sinh lớp tôi đều có tiến bộ về chữ viết, cụ thể:
T9: A = 30%
B = 50%
C = 20%
T10: A = 25%
B = 60%

C = 15%
T11: A = 35%
B = 55%
C = 10%
T12: A = 38%
B =60%
C = 2%
T1 2 : A = 40%
B = 60%
T3: A = 45%
B = 55%
- Là lớp đạt danh hiệu lớp vở sạch chữ đẹp với tỉ lệ cao
- Qua đợt kiểm tra thờng kì của trờng đợc khen là lớp có kĩ
thuật viết tốt, đảm bảo chiều cao, độ rộng của các con chữ
Học sinh thích môn tập viết có lòng say mê rèn chữ giữ vở.
Kim Tân : ngày 15 tháng 4 năm 2010
Ngời viết
Vũ Thị Dung

×