Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận môn học Marketing toàn cầu - ảnh hưởng văn hoá Úc và New Zealand

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 26 trang )

Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
MỤC LỤC
I. VĂN HOÁ – XÃ HỘI NEW ZEALAND: 2
I.1. Tổng quan: 2
I.1.1. Địa lý: 2
I.1.2. Dân số: 2
I.2. Văn hoá – Xã hội New Zealand: 3
I.2.1. Ngôn ngữ: 3
I.2.2. Xã hội và văn hoá Kiwi: 3
I.2.3. Nghi thức và phong tục: 5
I.2.4. Phép xã giao và nghi thức trong kinh doanh: 6
II. KINH TẾ NEW ZEALAND: 7
III. QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NEW ZEALAND VÀ VIỆT NAM: 10
B. ÚC 12
I. VĂN HÓA – XÃ HỘI ÚC: 12
I.1. Tổng quan: 12
I.1.1. Đặc điểm địa lý : 12
I.1.2. Dân số: 12
I.1.3. Lịch sử phát triển : 13
I.1.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế: 13
I. 2. Văn hóa xã hội : 13
I.2.1. Dân tộc: 13
I.2.2. Ngôn ngữ: 14
I.2.3. Tôn giáo: 14
I.2.4. Nghi thức và phong tục khi gặp gỡ, chào hỏi: 14
I. 3. Văn hóa kinh doanh: 15
I.3.1.Về trang phục: 15
I.3.2. Về cử chỉ giao tiếp chào hỏi: 15
I.3.3. Về gặp gỡ, đàm phán 16
II. KINH TẾ ÚC: 17
C. ĐIỂM CHUNG CỦA HAI THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP 4P ĐỀ NGHỊ: 21


I. Điểm chung của hai thị trường: 21
I.1. Điều kiện địa lý: 21
I.2. Dân số: 21
I.3. Tôn giáo : 21
I.4. Ngôn ngữ: 21
I.5.Tương đồng trong văn hóa kinh doanh: 21
II. Giải pháp đề nghị: 22
1
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
A. NEW ZEALAND
I. VĂN HOÁ – XÃ HỘI NEW ZEALAND:
I.1. Tổng quan:
I.1.1. Địa lý:
New Zealand là một phần của lục địa châu Úc, trong đó bao gồm
Úc, New Guinea, Fiji, các đảo Solomon và nhiều nhóm đảo khác.
Năm 1840, Anh đặt quyền cai trị của họ ở đây. New Zealand
giành được quyền tự trị từ năm 1907, vẫn là một thành viên của
khối thịnh vượng chung, nhưng là một quốc gia độc lập. Nữ
hoàng Anh mặc dù là người đứng đầu về mặt hiến pháp nhưng không có vai trò tích cực nào
trong việc điều hành chính phủ New Zealand.
Đất nước này có diện tích hơn 268,000 km
2
, 25% diện tích là rừng, có trên 15,000 km bờ biển và
thuộc vùng khí hậu ôn đới. Ở New Zealand, nông nghiệp là ngành kinh tế chính. Tài nguyên
thiên nhiên chủ yếu của New Zealand là khí tự nhiên, quặng kim loại, cát, than, gỗ, thuỷ điện,
vàng, đá vôi.
New Zealand thường xuyên có động đất tuy không nghiêm trọng lắm, có núi lửa hoạt động.
Một số vấn đề về môi trường mà nước này đang đối mặt là nạn phá rừng, lở đất, các loại động
thực vật tự nhiên bị tàn phá nặng nề do có nhiều loài ở các nơi khác được phổ biến tại đây.
Nhận xét chung về điều kiện địa lý: khoảng 80% dân số sống ở các thành phố lớn, Wellington là

thủ đô nằm ở gần cực nam nhất thế giới.
I.1.2. Dân số:
New Zealand có dân số vào khoảng 4.2 triệu người (thống kê tháng 07/2009), xếp hạng 124 trên
thế giới. Nước này cũng có tốc độ tăng dân số tương đối thấp (0.935% vào năm 2009). Đây là
quốc gia có trình độ dân trí cao: 99% người trên 15 tuổi biết đọc và biết viết.
Các sắc dân: Châu Âu 69.8%, Maori 7.9%, Châu Á 5.7%, Dân cư khu vực Thái Bình Dương
4.4%, các sắc dân khác 0.5%, tổng hợp 7.8%, không xác định 3.8% (thống kê dân số 2001 )
Tôn giáo: Giáo phái Anh Quốc 14.9%, Thiên Chúa Giáo 12.4%, Giáo Hội Trưởng lão 10.9%, Cơ
Đốc 2.9%, Đạo Chính Thống 1.7%, Tin Lành 1.3%, các Đạo Công Giáo khác 9.4%, các Đạo
Giáo khác 3.3%, thành phần không xác định 17.2%, không tôn giáo 26% (thống kê dân số 2001)
2
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
I.2. Văn hoá – Xã hội New Zealand:
I.2.1. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở New Zealand là tiếng Anh, tiếng Maori và ngôn ngữ tượng
hình New Zealand (NZ Sign language).
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp kinh doanh hàng ngày ở New Zealand, đây
là dấu vết còn lại của mối liên kết giữa nước này với Khối Thịnh vượng chung.
Tiếng Maori, ngôn ngữ của người Polynesia, tương tự như ngôn ngữ của những nền văn hoá các
đảo Thái Bình Dương khác như Hawaii, Tonga và Samoa. Có trên 157,000 người nói tiếng Maori
ở New Zealand. Tiếng Maori là một phần của văn hoá New Zealand kể từ khi những cư dân đầu
tiên đến với các hòn đảo của đất nước này. Tuy nhiên, tiếng Maori chỉ được công nhận là một
ngôn ngữ chính thức của NZ từ năm 1987.
Tiếng Maori và tiếng Anh được sử dụng rộng khắp trong các chương trình truyền hình và truyền
thanh của nước này. Cũng tương tự như những vùng đất có sự pha trộn giữa hai nền văn hoá khác
trên thế giới, tiếng Anh có những ảnh hưởng của nó đến tiếng Maori và ngược lại: một số từ ngữ
trong ngôn ngữ này xuất hiện trong từ vựng của ngôn ngữ kia. Vài ví dụ điển hình như trong
tiếng Anh xuất hiện từ motuka (nghĩa là xe hơi), hay trong tiếng Maori xuất hiện từ tiếng Anh
taboo (nghĩa là điều cấm kị)…
Nhiều nơi ở NZ được đặt hai tên thánh: một tên gốc bằng tiếng Maori và một tên tương ứng thích

hợp trong tiếng Anh. Và trong một số trường hợp, hai cái tên này có thể sự dụng thay thế nhau.
I.2.2. Xã hội và văn hoá Kiwi:
Nền văn hoá của New Zealand rất phong phú và đa dạng do sự hòa trộn của văn hoá Polynesia và
văn hoá châu Âu. Ảnh hưởng của các nền văn hoá Á, Âu, Maori, đảo Pacific… đã biến đất nước
này trở thành một mảnh đất nhiều màu sắc và đầy sức sống với nhiều phong tục tập quán và
nhiều món ăn để thưởng thức.
New Zealand nổi tiếng thế giới với bóng bầu dục, nhảy bungy, trái kiwi, cừu và các thắng cảnh.
Người New Zealand thích bóng bầu dục, du thuyền, khung cảnh ngoài trời, cà phê và nghệ thuật.
Biểu tượng của quốc gia này là chim Kiwi, cũng là một từ dùng để chỉ người NZ.
Có thể kể đến nhiều khác biệt trong xã hội người NZ gốc Maori và người NZ gốc châu Âu.
Những khác biệt này đặc biệt thấy rõ trong các nhóm bộ lạc (Iwi). Do quá trình bị chiếm đóng
trước đây và do sự khác biệt giữa các bộ lạc nên trong các nghi thức ngoại giao có những khác
biệt khó nhận thấy nhưng lại rất quan trọng.
Những mục dưới đây là những khía cạnh thường xuất hiện trong giao tiếp kinh doanh với các
nhóm bộ lạc và có thể sử dụng cho giao tiếp kinh doanh với người Maori.
a) Cách xử sự của các Kiwi:
- Người NZ thân thiện, cởi mở, giữ thái độ hơi dè dặt lịch sự ban đầu và thích tỏ lòng mến
khách;
- Kiwi dễ dàng làm quen, chào hỏi và trợ giúp người lạ mà không cần được được yêu cầu;
3
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
- Kiwi không khách sáo và theo chủ nghĩa bình đẳng: thường dùng thẳng tên của người đối
điện và tránh gọi các chức danh.
- Ngoại trừ trong hoạt động kinh doanh và công việc, bình thường họ ăn mặc thoái mái nhưng
gọn gàng.
- Hầu hết các nhà hàng không yêu cầu khách phải mặc lễ phục.
- Trang phục trong kinh doanh vẫn được duy trì, nhưng họ có thể cởi bỏ áo khoác ngoài và xăn
tay áo lên trong khi làm việc.
b) Cách xử sự của người Maori:
- Người Maori nhìn chung là thân thiện và mến khách. Họ thường giúp đỡ khách của mình và

cố gắng hết sức để khách không cảm thấy bất tiện.
- Người Maori sẽ bất chợt phát biểu và hát. Dù rằng chưa gặp nhau trước đây nhưng họ biết
những bài có thể hát với nhau và thường dùng những bài hát này để kết thúc hoặc nhấn mạnh
bài phát biểu của họ. Thông thường, họ thích mời khách làm tương tự - phát biểu và hát, vì
vậy, khách nên biết 2 – 3 bài hát phổ biến ở đất nước mình để đáp lại họ.
c) Chủ nghĩa môi trường:
Người Kiwi quan tâm đếm môi trường và ý thức mạnh mẽ việc bảo tồn vẻ đẹp của đất nước họ.
Việc kiểm soát biên giới diễn ra rất chặt chẽ và lậut NZ phạt rất nặng nếu nhập khẩu thực phẩm
và những sản phẩm tự nhiên khác như gỗ, mía…
Thái độ hướng về môi trường của người dân địa phương chịu ảnh hưởng lớn từ quan niệm của
người Maori bản xứ. Họ tin rằng mọi vật đều có mauri - sức sống. Gây tổn hại đến sức sống này
hoặc nỗ lực để chế ngự nó đều ảnh hưởng đến đời sống của con người cũng như sự hồi phục của
hệ sinh thái. Gìn giữ sự sống của môi trường và phục hồi sinh thái rất quan trọng cho sự phát
triển của đất nước.
d) Những người theo chủ nghĩa bình đẳng:
Đất nước này không có cơ cấu giai cấp chính thức. Của cải và địa vị xã hội không quan trọng đối
với người Kiwi. Họ tự hào về những thành tựu cá nhân và tin rằng cơ hội luôn mở rộng với tất cả
mọi người.
Những phúc lợi xã hội như trợ cấp thất nghiệp, nhà cửa và chăm sóc y tế miễn phí được đài thọ
cho những người không đủ khả năng trang trải.
Người Maori phân thứ bậc khá rõ trong những nghi thức quan trọng: những người cao niên (nam
hoặc nữ) được ngoài ở khu vực riêng và được mời khai mạc hoặc bế mạc các buổi họp mặt. Phần
lớn họ là đàn ông, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.
4
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
I.2.3. Nghi thức và phong tục:
a) Gặp gỡ và chào hỏi:
Việc chào hỏi thường ngày đơn giản là bắt tay và mỉm cười. Đừng bao giờ đánh giá
thấp giá trị của nụ cười vì nó cho thấy mức độ hài lòng trong cuộc gặp gỡ người đối
diện.

Mặc dù người NZ nhanh chóng gọi tên nhau, cách tốt nhất vẫn là gọi bằng họ và chức danh cho
đến khi Kiwi đề nghị xưng hô thân mật hơn hoặc khi Kiwi gọi tên của bạn.
b) Gặp gỡ và chào hỏi của người Maori:
Người Maori tuân theo các nghi thức và có những nghi lễ ngoại giao riêng biệt trong việc đón và
tiễn khách.
Nếu giap tiếp kinh doanh với một bộ lạc, việc chào đón sẽ được tiến hành trang trọng theo nghi
thức Powhiri, diễn ra ở một Marae. Nghi thức này thường kéo dài từ 30 phút đến 2 – 3 giờ, tuỳ
thuộc tấm quan trọng của sự kiện.
Nghi thức này bắt đầu bằng việc mời khách vào khu vực phía trước nhà khách truyền thống,
Khách nên đi theo nhóm trong im lặng nếu họ có người đại diện để đáp lời người đại diện phía
những người chủ nhà (thông thường là một phụ nữ lớn tuổi). Một Powhiri thường chỉ định nơi vị
trí ngồi, cho thấy địa vị của họ trong nhóm và ai là người nói chuyện.
Để tránh những va chạm trong đàm phán kinh doanh, cần luôn theo người dẫn đầu của phía chủ.
Phát biểu khai mạc được thực hiện bởi những người được phía chủ chấp nhận và luôn luôn bế
mạc bởi những người được kính trọng nhất hoặc người lớn tuổi của phía chủ nhà. Bài phát biểu
được thực hiện bằng tiếng Maori và mỗi bài lại kèm theo một bài hát truyền thống. Phía khách
được mong đợi có ít nhất một bài phát biểu đáp lại. Nếu có thể, nên bắt đầu bằng tiếng Maori và
hết sức chú ý đến cách phát âm. Tốt hơn là bài phát biểu nên ngắn và súc tích, không nên đề cập
đến mục đích cụ thể của chuyến thăm cũng như đề cao bản thân mà nên tận dụng cơ hội để tỏ
lòng kính trọng nơi mà họ đang đứng, để chào phía chủ nhà và giải thích phía khách đến từ đâu.
Nhóm khách cũng được chờ đợi để cùng hát một bài hát truyền thống của đất nước mình.
Thông thường, những người khách sẽ tìm kiếm sự trợ giúp của người Maori để thực hiện các
nghi thức. Khi người lớn tuổi của phía chủ nhà đã nói xong, họ sẽ ra hiệu để người khách bước
tới vị trí để bắt tay, hôn (một cái) lên má hoặc chạm mũi với những người chủ nhà.
Tiếp theo đó, bữa ăn sẽ bắt đầu. Và sau bữa ăn, các buổi gặp gỡ đích thực có thể bắt đầu.
c) Nghi thức tặng quà:
Nếu được mời đến nhà một Kiwi, nên mang theo một món quà nhỏ như hoa, sôcôla hay sách viết
về quê hương mình để tặng chủ nhà.
Quà tặng không nên quá nhiều hoặc quá lãng phí.
Quà thường được mở ra khi nhận.

d) Nghi thức bữa ăn:
5
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
Sự thoải mái của người NZ thể hiện trong cách sắp đặt bàn ăn. Sự kiện càng quan trọng, nghi
thức càng khắt khe.
Nên đợi để biết ngồi ở đâu.
Bữa ăn thường theo kiểu gia đình.
Giữ khuỷu tay khỏi bàn và đặt tay trên bàn khi ăn.
e) Nghi thức bữa ăn của người Maori:
Tiếp theo một Powhiri, những người khách sẽ được mời vào nhà ăn.
Không nên ăn cho đến khi thức ăn được “ban phúc” hoặc được mời bởi người lớn tuổi của phía
chủ nhà.
Nên trò chuyện để hiểu những người chủ nhà hơn trong bữa ăn.
Thông thường, những người lớn tuổi hơn sẽ tình nguyện phụ trách trong bếp và những người trẻ
hơn sẽ được phục vụ bữa ăn. Nên cảm ơn họ khi gần kết thúc bữa ăn, trước khi rời nhà ăn để bắt
đầu buổi gặp gỡ.
Nên hát để tỏ lòng tôn trọng và biết ơn.
I.2.4. Phép xã giao và nghi thức trong kinh doanh:
a) Quan hệ và giao tiếp:
- Người NZ có thể hơi dè dặt, đặc biệt đối với những người mà họ không biết rõ. Một khi phát
triển một mối quan hệ cá nhân, họ thân thiện, cởi mở và hoà nhập hơn.;
- Đừng tỏ vẻ sốt sắng hoặc thân thiện quá mức;
- Người NZ tôn trọng những người trung thực, thẳng thắn và bộc lộ tính hài hước;
- Họ tin tưởng đôi tác cho đến khi có lý do để không tin tưởng nữa. Nếu điều đó xảy ra trong
kinh doanh, rất khó để sửa chữa sai lầm và việc đàm phán kinh doanh có thể chấm dứt hoặc
trở nên khó khăn hơn.
b) Phép xã giao trong các buổi họp kinh doanh:
- Cần hẹn trước ít nhất một tuần bằng điện thoại, fax hoặc email.
- Nhìn chung, tương đối dễ lên lịch hẹn được với các nhà quản lý cấp cao nếu đối tác đến từ
nước khác và cuộc hẹn được lên kế hoạch chu đáo.

- Khó lên lịch hẹn vào tháng 12 và tháng 1 vì đây là những tháng rơi vào kì nghỉ hè của người
NZ.
- Nên đến buổi hẹn đúng giờ hoặc sớm hơn vài phút, nếu không, đối tác sẽ cho rằng bạn không
đáng tin hoặc thời gian của bạn quan trọng hơn thời gian của họ.
- Các cuộc gặp gỡ nhìn chung là tương đối thoải mái, tuy nhiên, đó là những sự kiện nghiêm
túc. Nên đề cập ngắn gọn một vài chuyện bên lề trước khi đi thẳng vào vấn đề chính.
- Nếu bạn thuyết trình, cố gắng tránh thổi phồng, cường điệu, tránh huýt sáo. Người NZ quan
tâm đến những gì đối tác có thể làm chứ không phải những gì họ nói họ có thể làm.
- Trình bày việc kinh doanh của bạn với dữ liệu và số liệu . Tình cảm và cảm xúc không có vai
trò quan trọng trong việc kinh doanh của người NZ.
6
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
- Nên duy trì giao tiếp bằng mắt và giữ khoảng cách nhỏ (vài feet) với đối tác.
c) Đàm phán:
- Quá trình đàm phán tốn nhiều thời gian. Không nên nỗ lực gây áp lực cao cho chiến thuật bán
hàng.
- Nên cho họ thấy lợi ích mà sản phẩm / dịch vụ của đối tác mang lại hơn là cứ nói về những
sản phẩm / dịch vụ đó.
- Bắt đầu đàm phán với những số liệu cụ thể. Người NZ không có văn hoá mặc cả, vì vậy, họ
không thích phải mặc cả mà mong muốn tìm kiếm giá trị cho đồng tiền họ bỏ ra.
- Đừng hứa những việc bạn không thể thực hiện hoặc đưa ra những đề nghị không thực tế.
- Nhìn chung là người NZ không tin tưởng những người đề cao bản thân quá mức.
- Kiwi khá thẳng thắn và mong đợi đối tác cũng thẳng thắn với họ. Họ thích sự ngắn gọn và
không đánh giá cao khi được cung cấp nhiều chi tiết hơn những yêu cầu của họ.
- Các thoả thuận và đề xuất phải rõ ràng trong tất cả các điểm. Các điều khoản và điều kiện
phải được giải thích chi tiết.
- Người NZ đánh giá cao sự trung thực và thẳng thắn trong đàm phán kinh doanh.
II. KINH TẾ NEW ZEALAND:
Tiền tệ : Đô la New Zealand (NZD)
Năm tài chính : bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 và kết thúc vào ngày 31 tháng 03 hàng năm;

Tổ chức kinh tế New Zealand đang tham gia: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD)…
Trong 20 năm qua, chính phủ New Zealand đã chuyển đổi đất nước này từ một nước kinh tế nông
nghiệp phụ thuộc vào thị trường Vương quốc Anh trở thành một nước phát triển công nghiệp
hơn, có nền kinh tế thị trường có thể cạnh tranh toàn cầu.
Dưới đây là đôi nét chính của nền kinh tế New Zealand với các số liệu ước tính của năm 2009:
(Nguồn: /> GDP (sức mua tương đương, số liệu theo đồng đô la Mỹ 2009): $116.5 tỉ
 GDP (theo tỉ giá chính thức với đô la Mỹ): $109.6 tỉ
 Tăng trưởng GDP thực tế: -1.3% (năm 2009); 0% (năm 2008); 3.2% (năm 2007)
 Thu nhập bình quân đầu người (số liệu theo đồng đô la Mỹ 2009):
7
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
 Cơ cấu GDP theo ngành nghề:
 Lực lượng lao động của New Zealand ước tính vào năm 2009 là 2.29 triệu người, được phân
bổ như sau:
 Tỉ lệ thất nghiệp: 7.3% (vào năm 2009); 4.2% (vào 2008);
 Đầu tư: chiếm 20% GDP;
 Ngân sách: Thu nhập quốc gia là $46.54 tỉ, trong khi chi tiêu quốc gia là $53.56 tỉ;
 Nợ công: chiếm 29.3% GDP năm 2009, so với chiếm 24.4% GDP năm 2008;
8
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
 Tỉ lệ lạm phát là 1.8% trong năm 2009 trong khi con số này của năm 2008 là 4%.
 Các sản phẩm chính của nền kinh tế New Zealand là:
- Sản phẩm nông nghiệp: Các sản phẩm từ sữa, thịt cừu, lúa mì, lúa mạch, khoai tây, ngũ
cốc, trái cây, rau quả, len, thịt bò, cá…
- Các ngành công nghiệp: sản xuất thực phẩm, chế biến gỗ và giấy, dệt may, chế tạo máy
móc, phương tiện giao thông, bảo hiểm và ngân hàng, du lịch, khai khoáng…
 Tỉ lệ gia tăng sản xuất công nghiệp trong năm 2009: -2%.
 Năm 2009, giá trị xuất khẩu của New Zealand là $26.25 tỉ (so với $31.19 tỉ của năm 2008),

tập trung vào một số mặt hàng chính như các sản phẩm từ sữa, các loại thịt, gỗ và các sản
phẩm từ gỗ, cá, máy móc thiết bị…
Các đối tác xuất khẩu chính của nước này là Úc (23.1%), Mỹ (10.1%), Nhật (8.4%), Trung
Quốc (5.8%)
9
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
 Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chính của nước này là máy móc thiết bị, xe và máy
bay, dầu hoả, sản phẩn điện tử, dệt may, nhựa… với giá trị là $24.29 tỉ trong năm 2009 và
$32.76 tỉ vào năm 2008 từ các đối tác nhập khẩu chính:
III. QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NEW ZEALAND VÀ VIỆT NAM:
Quan hệ kinh tế giữa New Zealand và Việt Nam trong các năm qua được thể hiện trong đồ thị
dưới đây:
10
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: (đơn vị: USD)
Các mặt hàng nhập khẩu từ New Zealand: (đơn vị: USD)
11
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
B. ÚC
I. VĂN HÓA – XÃ HỘI ÚC:
I.1. Tổng quan:
I.1.1. Đặc điểm địa lý :
• Diện tích 7.682.300 km
2
, trong đó diện tích đất đai là 7.617.930 Km2 và diện tích mặt
nước là 68.920 km2. Úc là nước có diện tích lớn thứ 6 trên thế giới., sau Nga, Canada.
Trung Quốc, Mỹ và Braxin.
• Thủ đô Canberra
• Là lục địa rộng lớn được bao bọc bởi Thái Bình Dương ở phía Đông; Ấn Độ Dương ở
phía Tây; Biển Arafura ở phía Bắc và Nam Đại Dương ở phía Nam.

• Úc là một lục địa lâu đời nhất do tác dụng của sự xói mòn cách đây khoảng 250 triệu
năm. Hiện nay Úc đã trở thành miền đất lớn bằng phẳng, ổn định nhất thế giới với sự đa
dạng về địa hình và cũng là một trong những lục địa khô nhất thế giới. Do quy mô diện
tích lớn nên phong cảnh tự nhiên của Úc hết sức đa dạng.
• Úc rất giàu tài nguyên khoáng sản như vàng, bốc xít, sắt, kẽm, đồng, kim cương, than,
uranium, dầu khí và thiếc; đất đai khí hậu thuận lợi cho cho phát triển nông nghiệp, chăn
nuôi.
• Có khí hậu vừa nhiệt đới (phía bắc) và ôn đới (phía nam). Nhiệt độ trung bình 270 C
(phía bắc) và 130 C (phía nam).
I.1.2. Dân số:
Dân số: 21.750.000 người (ước tính đến năm 2009), Úc là một trong số những nước có mức đô
thị hoá cao nhất thế giới, với 70% dân số tập trung phần lớn ở 10 thành phố lớn.
Cơ cấu độ tuổi (ước tính năm 2009)
• 0-14 tuổi: 19,8%
• 15-64 tuổi: 67,2%
12
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
• Trên 65 tuổi: 12,9%
Tuổi thọ trung bình: 80,39 tuổi (ước 2009), trong đó nam 77,52 tuổi và nữ 83,4 tuổi.
I.1.3. Lịch sử phát triển :
• Úc có nền văn hoá lâu đời, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc. Cơ sở nền văn hoá
truyền thống của Úc là nền văn hoá thổ dân, thể hiện bằng vô số các bức vẽ và điêu khắc
trên các hang động vào khoảng 60.000 năm trước đây. Văn hoá thổ dân Úc là một trong
những nền văn hoá lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại.
• Ngày 26/1/1788, thuyền trưởng Arthur Philip đưa 750 người từ Anh đi đày sang Úc mở
đầu thời đại di cư của người châu Âu đến Úc chính thức đưa người Anh đến định cư và
lập thuộc địa.
• Ngày 1/1/1901 Liên bang Úc được thành lập .
I.1.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế:
• Đường sắt: 54.439 km

• Đường cao tốc: 811.603 km
• Đường thuỷ: 2.000 km
• Đường ống dẫn khí gas 28.680km; dầu khí hoá lỏng 240km; dầu 4.773km; dầu /gas/nước
110km (2004)
• Cảng biển chính: Brisbane, Dampier, Fremantle, Gladstỏe, HayPoint, Melbourne,
Newcastle, Port Heđlan, Port Kembla, Porrt Walcott, Sydney.
I. 2. Văn hóa xã hội :
I.2.1. Dân tộc:
Người da trắng chiếm 92%, gốc Châu Á 7%, thổ dân và các dân tộc khác 1%.
Nước Úc tiếp tục thừa hưởng lợi ích của nền văn hóa đa nguyên – một trong những nền văn
hóa đa dạng nhất trên thế giới – với nhiều ý tưởng, món ăn và lối sống mới lạ.
Hầu hết 21,7 triệu dân của Úc có nguồn gốc châu Âu từ những người khai hoang thời kỳ
thuộc địa và người nhập cư trước khi Liên bang được thành lập, do đó có tới 90% dân số là con
cháu của người Âu. Nhìn chung, những người khai hoang và nhập cư này tới từ quần đảo Anh-
Ireland và cho tới ngày nay, phần đông người Úc vẫn có nguồn gốc từ đây.
Dân số của Úc đã tăng lên gấp 4 lần từ khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, khuyến
khích bởi một chính sách nhập cư đầy tham vọng. Từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu cho
tới tận năm 2000, gần 5,9 triệu người trong dân số đã tới Úc như những người nhập cư mới,
nghĩa là cứ 7 người Úc thì có 2 người sinh ra ở nước ngoài. Hầu hết những người nhập cư đều
được đào tạo nhưng chỉ tiêu nhập cư có tính cả thành viên gia đình và người tị nạn. Năm 2001, 5
nhóm sắc tộc lớn nhất trong số 23,1% người Úc sinh ở hải ngoại là người Anh, New Zealand, Ý,
Việt Nam và Trung Quốc. Theo sau việc bãi bỏ chính sách Úc da trắng năm 1973, nhiều sáng
kiến của chính phủ đã được thực thi nhằm đẩy mạnh sự hài hòa chủng tộc dựa vào chính sách đa
13
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
văn hóa. Trong những năm 2005, 2006 đã có hơn 131.000 người tới định cư ở Úc trong đó chủ
yếu tới từ châu Á và châu Đại Dương. Mục tiêu di trú trong hai năm 2006-2007 là 144.000
người.
Nước Úc sẽ mở cửa đón 300.000 người di trú mới trong hai năm 2008 và 2009, con số lớn
nhất từ khi Bộ Nhập cư được thành lập sau Thế chiến II.


I.2.2. Ngôn ngữ:
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia của Úc. Tiếng Anh Úc vẫn có giọng phát âm và vốn từ vựng
đặc biệt của nó. Theo như điều tra năm 2001 thì tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất được nói tại gia
đình chiếm khoảng 80% dân số. Ngôn ngữ thông dụng thứ hai là tiếng Trung (2,1%), tiếng Ý
(1,9%) và tiếng Hy Lạp (1,4%). Một tỉ lệ đáng kể trong thế hệ thứ nhất và thứ hai của người di
trú là người song ngữ. Nhiều người tin rằng có tới 200 đến 300 ngôn ngữ thổ địa từ khi người
châu Âu bắt đầu đặt chân tới lục địa Australia. Tuy nhiên cho tới ngày nay chỉ còn có 70 ngôn
ngữ còn tiếp tục tồn tại trong đó 20 ngôn ngữ đang trên đà mai một. Có một ngôn ngữ thổ địa là
ngôn ngữ chính của 50.000 người (0,25%). Nước Úc cũng có một ngôn ngữ ký hiệu tên là Auslan
được dùng để giao tiếp cho 6.500 người bị điếc.
I.2.3. Tôn giáo:
Úc không có một tôn giáo chính thức nào. Theo điều tra năm 2006 thì có 64% người Úc là tín
đồ Cơ Đốc giáo trong đó 26% Công giáo La Mã và 19% Anh giáo. 19% được cho là "không tôn
giáo" trong đó bao gồm những người theo chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy
lý và theo thuyết bất khả tri. 12% số người không trả lời hoặc đưa ra được câu trả lời thích đáng
về tôn giáo của họ. Khoảng 5% là người không theo đạo Cơ Đốc. Một số cuộc khảo sát đã chỉ ra
rằng Úc là một trong những nước ít mộ đạo nhất trong số các quốc gia phát triển, tôn giáo không
đóng vai trò quan trọng trong đời sống của phần đông người Úc. Giống như nhiều quốc gia
phương Tây, mức độ tích cực tham gia các hoạt động lễ bái tại nhà thờ khá thấp và đang có xu
hướng giảm. Hàng tuần có khoảng 1,5 triệu người tham gia các buổi lễ tại nhà thờ, chỉ chiếm
khoảng 7,5% dân số. Chính phủ Úc có những
I.2.4. Nghi thức và phong tục khi gặp gỡ, chào hỏi:
Người dân Úc rất vui vẻ, nhiệt tình và cởi mở đồng thời rất đề cao tính lịch sự và nhã nhặn,
họ thật sự là những người bạn của thế giới. Tuy nhiên bạn nên lưu ý một vài điều sau đây để
tránh những hiểu lầm trong gặp gỡ và giao thiệp.
- Khi gặp lần đầu tiên, thông thường bạn phải bắt tay bằng tay phải và không ôm, hôn khi chưa
quen biết nhau
- Nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện, người Úc coi đó là sự tôn trọng và dấu hiệu
của sự lắng nghe.

- Không nên vào nhà người Úc khi chưa có sự cho phép. Nếu muốn đến thì phải thông báo
trước. Món quà ra mắt chủ nhà là rượu vang hoặc chocolate.
14
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
- Không nên tự ý chạm vào trẻ em ở ngoài đường khi không có sự cho phép của bố mẹ bé.
- Không nói lớn tiếng ở những nơi công cộng như nhà hàng, tàu điện, …
I. 3. Văn hóa kinh doanh:
I.3.1.Về trang phục:
Úc nằm trong vùng nhiệt đới, nhưng khí hậu lại có sự khác biệt lớn giữa các vùng ở miền
Nam nước này, mùa đông se lạnh và mùa hè ấm áp. Chính vì vậy, những bộ trang phục nhẹ
nhàng là rất phù hợp. Vào mùa đông, ngoài việc mặc ấm, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn áo mưa.
Trong kinh doanh, trang phục phù hợp đối với nam là comple và cravát, đối với nữ là bộ vét
hoặc váy.
I.3.2. Về cử chỉ giao tiếp chào hỏi:
- Bắt tay là cách chào phổ biến nhất của người Úc
- Khi nói chuyện với người Úc bạn cần giữ khoảng cách đối với họ. Họ không chấp nhận các
hành động chạm đến cơ thể của đối phương. Đàn ông không được phép nháy mắt với phụ nữ.
Khi tiếp xúc với người Úc, bạn cần phải nhìn vào mắt họ. Theo họ, đó là cử chỉ để thể hiện
rằng bạn là người đáng tin cậy.
- Người Úc sống rất vui nhộn và có lòng nhiệt tình, cởi mở. Tuy nhiên khi có một vấn đề nào
đó cần bàn luật, họ sẽ sẵn sàng tranh luận, không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình, điều
này cũng là một trong những điểm thể hiện bản tính sôi nổi và chân tình của họ. Họ coi các
cuộc thảo luận, tranh luận này là thú vui.
- Mặc dù vậy, bạn không được lấn át lên đất nước và con người Úc. Họ rất khó chấp nhận điều
này, đồng thời cũng rất khó tiếp thu những lời nói có ý chỉ trích bản thân họ.
Người Úc không đánh giá cao sự phô trương, khoe khoang, cũng như thái độ tự đề cao mình;
họ cũng không coi trọng trình độ nhận thức, bằng cấp, họ chỉ coi trọng đánh giá tài năng của
một người thông qua những công việc thực tế mà người đó đã làm được.
- Bạn cần phải rất kiềm chế thái độ lo lắng, hay tự cao, tự đại.
- Khi chào hỏi người Úc, bạn nên chào hỏi bằng cách kèm theo các từ "ông", "bà", "cô" hay

lịch sự hơn nữa là "ngài" vào trước họ của một người nào đó để thể hiện thái độ kính trọng.
Khi gọi tên đi kèm chức danh, người Úc không coi trọng chức danh chuyên môn, việc có gọi
theo chức danh chuyên môn hay không là tuỳ ý bạn.
- Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi tự giới thiệu minh, bạn không nên giới thiệu chức danh, trừ khi
được yêu cầu, hoặc nếu có giới thiệu thì chỉ nên giới thiệu qua; nếu không bạn sẽ bị coi là
khoe khoang.
Trong xưng hô của những người cùng tuổi, người Úc cũng thường sử dụng cách gọi "bạn" để
chỉ những người là bạn của người đó.
- Khi gọi tên, người Úc có xu hướng chuyển nhanh sang tên thánh, tuy nhiên bạn chỉ nên gọi
tên thánh của họ nếu như được phép. Ngay cả trong kinh doanh, trong thư từ giao dịch, họ
cũng thường sử dụng tên thánh.
15
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
I.3.3. Về gặp gỡ, đàm phán
- Ở Úc, bạn có thể dễ dàng sắp xếp một cuộc hẹn với các cơ quan bởi vì các cán bộ ở đây sẵn
sàng gặp gỡ bạn để bàn luận về công việc kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể hẹn gặp, bạn cần
phải lên kế hoạch hẹn gặp từ trước đó một khoảng thời gian khá dài, thông thường là một
tháng.
Vấn đề đúng giờ không phải là yếu tố quan trọng đối với người Úc, thậm chí họ còn có thái
độ khá tuỳ tiện về thời gian cuộc hẹn, điều này đòi hỏi bạn phải hết sức kiên nhẫn. Các nhân
viên cũng thường đi làm muộn. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải đi đúng giờ vì họ đánh giá bạn
thông qua điều đó, nếu bạn đến muộn có khi sẽ bị đánh giá là một người không đáng tin cậy.
Giờ hành chính của Úc bắt đầu từ 9h đến 17h từ thứ hai đến thứ sáu.
Nên tránh sắp xếp cuộc hẹn vào kỳ Giáng Sinh và Lễ phục sinh.
Trong giao dịch, họ thường trao đổi danh thiếp với nhau. Bạn cần phải thiết lập mối quan hệ
khi tiến hành buôn bán với đối tác Úc. Trước hết bạn cần tỏ ra bình đẳng với họ, điều này là
rất có lợi bởi vì họ luôn coi trọng những người được đánh giá là bình đẳng với họ.
- Trước khi tiến hành cuộc họp thường có sự hội ý sơ bộ.
- Trong quá trình nói chuyện, đàm phán cần tránh thu hút sự chú ý của mọi người vào trình độ
chuyên môn, thành công trong kinh doanh của bạn.

- Khi đàm phán, người Úc thích sự thẳng thắn, nêu thẳng vấn đề cái gì có lợi và cái gì có hại.
Bạn trình bày càng ngắn gọn, đơn giản, càng nêu bật được vấn đề lên càng tốt. Sự dài dòng
hoặc quá chi tiết sẽ làm họ thấy khó chấp nhận. Bạn nhiệt tình thái quá hay nghiêm trang quá
cũng đều làm cho cuộc đàm phán của bạn thất bại.
- Bạn cần phải nhớ rằng, nét văn hoá nổi bật của người Úc là khiêm tốn, tạo không khí nhẹ
nhàng, cởi mở, thẳng thắn. Chính vì thế, họ sẵn sàng đưa ra câu trả lời là "không" mà không
hề do dự.
- Trong quá trình đàm phán cần phải luôn chú trọng tới chính sách, quyết định của công ty.
Việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định được dựa trên thực tế, không căn cứ vào tình
cảm. Tuy nhiên việc đưa ra quyết định hơi chậm vì thông thường cấp trên trước khi đưa ra
quyết định thường lấy ý kiến cấp dưới. Đây là cách làm việc có tính tập thể cao và là một đặc
điểm trong văn hoá kinh doanh của người Úc, vì vậy mà sự vội vàng của bạn sẽ là không cần
thiết.
- Các đối tác Úc cũng thường nhấn mạnh tới yếu tố lợi nhuận thông qua thị phần.
Trong quá trình đàm phán cần phải tránh nói đến cuộc sống cá nhân.

16
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
* Một số điều cần lưu ý khác
- Người Úc có tính hoài nghi rất cao. Họ cũng coi trọng tính khiêm tốn.
Ở Úc hiện nay địa vị của người phụ nữ và sự bình đẳng nam nữ còn nhiều hạn chế, vì vậy khi
làm việc nam giới phải đối xử hết sức công bằng với phụ nữ.
- Nếu bạn bị quấy rầy nên phản ứng lại một cách nhã nhặn.
- Tặng quà không phải là nét văn hoá phổ biến của người Úc, nhưng nếu bạn muốn tặng quà
cho người Úc bạn cần phải có sự lựa chọn kỹ lưỡng để thể hiện sự tôn trọng họ.
Người Úc thường thích bàn luận về thể thao.
II. KINH TẾ ÚC:
Nước Úc có một nền kinh tế vững mạnh với thu nhập bình quân đầu người ngang ngửa với
bốn nền kinh tế lớn nhất của Tây Âu. Những thế mạnh về cải cách, lạm phát thấp, thị trường địa
ốc phát triển nhanh… là những yếu tố quan trọng trong 17 năm tăng trưởng kinh tế vừa qua của

nước này. Môi trường kinh doanh và tiêu thụ ổn định cùng với việc xuất khẩu nguyên liệu thô và
các sản phẩm nông nghiệp với giá cao đã giúp nền kinh tế nước này phát triển cực kì sôi động
trong những năm gần đây, đặc biệt là ở những bang có thế mạnh về khai khoáng. Hạn hán, nhu
cầu nhập khẩu lớn và đồng tiền mạnh đã đẩy cán cân thương mại của nước này tăng lên trong khi
cơ sở hạ tầng còn khó khăn ở một số nơi và thị trường lao động thiếu hụt lại kìm hãm xuất khẩu
tăng trưởng và gây lạm phát từ giữa năm 2008. Kinh tế nước Úc chống chọi khá tốt trong cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu. Úc là quốc gia G20 đầu tiên thắt chặt chính sách tiền tệ sau cuộc
khủng hoảng khi ngân hàng trung ương của nước này tăng lãi suất cơ bản vào tháng 10 / 2009.
Trong năm 2010, chính phủ nước này tập trung tăng trưởng năng lực sản xuất của nền kinh tế;
quản lí chặt chẽ quan hệ kinh tế cộng sinh nhưng đôi lúc cũng đối đầu với Trung Quốc; ban hành
thêm nhiều luật về thương mại cũng như đối mặt với các vấn đề khí hậu như hạn hán, cháy
rừng…
Dưới đây là đôi nét chính của nền kinh tế nước Úc với các số liệu ước tính của năm 2009:
(Nguồn: /> GDP (sức mua tương đương, số liệu theo đồng đô la Mỹ 2009): $819 tỉ;
 GDP (theo tỉ giá chính thức với đô la Mỹ): $920 tỉ;
 Tăng trưởng GDP thực tế: 0.8% (năm 2009); 2.4% (năm 2008); 4.0% (năm 2007)
 Thu nhập bình quân đầu người (số liệu theo đồng đô la Mỹ 2009):
17
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
Úc là nước có thu nhập bình quân đầu người cao thứ 22 thế giới (vào năm 2009).
 Cơ cấu GDP theo ngành nghề:
 Lực lượng lao động của Úc ước tính vào năm 2009 là 11.44 triệu người (xếp thứ 44 trên thế
giới), được phân bổ như sau:
 Tỉ lệ thất nghiệp: 5.7% (vào năm 2009); 4.2% (vào 2008);
 Đầu tư: chiếm 27.3% GDP;
 Ngân sách: Thu nhập quốc gia là $323.6 tỉ, trong khi chi tiêu quốc gia là $358.4tỉ;
 Nợ công: chiếm 18.6% GDP năm 2009, so với chiếm 14.7% GDP năm 2008;
 Tỉ lệ lạm phát là 1.9% trong năm 2009 trong khi con số này của năm 2008 là 4.4%.
 Các sản phẩm chính của nền kinh tế Úc là:
- Sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa mạch, mía đường, trái cây, gia súc, cừu, gia cầm…

- Các ngành công nghiệp: khai khoáng, thiết bị công nghiệp và giao thông, chế biến thực
phẩm, hoá chất, thép…
 Tỉ lệ gia tăng sản xuất công nghiệp trong năm 2009: -5.8%.
18
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
 Năm 2009, giá trị xuất khẩu của Úc là $161.5 tỉ (so với $189.9 tỉ của năm 2008), tập trung
vào một số mặt hàng chính như than, quặng sắt, vàng, thịt, len, nhôm, lúa mì, máy móc và
phương tiện giao thông… cho các đối tác chính (Nhật 22.2%, Trung Quốc 14.6%, Hàn Quốc
8.2%, Ấn Độ 6.1%, Mỹ 5.5%, New Zealand 4.3%, Vương quốc Anh 4.2% )
 Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chính của nước này là máy móc và phương tiện giao
thông, máy vi tính và các thiệt bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc; dầu thô và xăng…với
giá trị là $160.9 tỉ trong năm 2009 và $194.2 tỉ vào năm 2008 từ các đối tác nhập khẩu chính
(Trung Quốc 15.4%, Mỹ 12%, Nhật 9.1%, Singapore 7%, Đức 5%, Thái Lan 4.5%, Vương
quốc Anh 4.3%, Malaysia 4.1% )
19
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
Cán cân thương mại Việt Nam và Úc được thể hiện trong đồ thị sau:
Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam qua Úc là dầu thô, hải sản, hạt điều, đồ
gỗ, cà phê, giày dép, thủ công mỹ nghệ, dệt may…
Các mặt hàng nhập từ Úc là:
• Kim loại thường (163 triệu USD, chiếm 14,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 67%)
• Lúa mỳ (111 triệu USD, chiếm 10%, tăng 17%)
• Máy móc-thiết bị-phụ tùng (39 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng 2%)
• Sữa và sản phẩm sữa (26 triệu USD, chiếm 2,4%, tăng 74%)
• Sắt thép các loại (24 triệu USD, chiếm 2,2%, tăng 35%)
• Tân dược (21 triệu USD, chiếm 1,9%, tăng 36%)
• Ngoài ra, còn có nguyên liệu gỗ, hóa chất và sản phẩm hóa chất nguyên phụ liệu dệt may,
da giày
20
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand

C. ĐIỂM CHUNG CỦA HAI THỊ TRƯỜNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP 4P ĐỀ NGHỊ:
I. Điểm chung của hai thị trường:
I.1. Điều kiện địa lý:
- Đều từng là thuộc địa của Anh, đều do nữ hoàng Anh đứng đầu về Hiến pháp.
- Đều thuộc khí hậu ôn đới, riêng Úc thì phía Bắc có khí hậu nhiệt đới
- Đều là những quốc gia được bao quanh bời biển.
- Giàu tài nguyên khoáng sản.
I.2. Dân số:
- Đều là quốc gia có có trình độ dân trí cao.
- Đa phần tập trung ở các thành phố lớn
- Người bản địa rất ít, đa phần là dân nhập cư với tỉ lệ người da trắng chiếm trên 70%, người
Châu Á chỉ khoảng 6%-7%
I.3. Tôn giáo :
Đều không có tôn giáo chính thức nào cả, chỉ có Anh giáo và thiên chúa giáo là chiếm tỉ lệ tương
đối cao so với các tôn giáo khác
I.4. Ngôn ngữ:
- Đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính
- Đều có tỉ lệ đáng kể trong thế hệ thứ nhất và thứ hai của người di trú là người song ngữ
I.5.Tương đồng trong văn hóa kinh doanh:
- Đều là những người cới mở, thân thiện.
- Họ không có văn hóa mặc cả
- Họ chỉ quan tâm những gì bạn có thể làm chớ không phải là những gì bạn nói bạn có thể làm.
- Nên đến buổi hẹn đúng giờ hoặc sớm vài phút, nếu không bạn sẽ bị đánh giá là không đáng
tin cậy
- Nên tránh sắp xếp cuộc hẹn vào kỳ Giáng Sinh và Lễ phục sinh.
- Khi đàm phán ta nên đi thẳng vào vấn đề, cho họ thấy được cái có lợi và cái gì có hại cho họ
hơn là cứ nói về sản phẩm/ dịch vụ đó.
- Có tính tập thể cao : họ thường lấy ý kiến của cấp dưới trước khi ra quyết định nên quá trình
đàm phán thường tốn nhiều thời gian.

21
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
II. Giải pháp đề nghị:
Từ các phân tích trên, có thể nhận thấy Việt Nam vẫn ở vị trí nhập siêu trong quan hệ thương
mại với New Zealand, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường này có vị trí địa lý xa, dung
lượng thị trường nhỏ, các tiêu chuẩn về hàng hóa rất cao… Vì thế, xuất khẩu của Việt Nam
vào thị trường này mặc dù có tăng nhưng với tốc độ chậm. Bên cạnh đó, New Zealand là
nước nổi tiếng với sản phẩm sữa và gỗ nguyên liệu. Đây là 2 mặt hàng Việt Nam có nhu cầu
nhập khẩu rất lớn để tiêu dùng (đối với mặt hàng sữa) và để gia công, chế biến xuất sang các
nước khác (đối với gỗ nguyên liệu).
Đối với thị trường Úc, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (chiếm tỉ trọng 6.9%),
Việt Nam vẫn là nước xuất siêu. Tuy nhiên, thị trường này cũng còn tồn đọng rất nhiều khó
khăn
• Thị trường hai nước cách xa nhau về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Doanh
nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị
trường và xúc tiến thương mại.
• Thị trường Úc không áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy
nhiên, thuế suất đối với hàng dệt may và giày dép rất cao, hiện tại mức thuế tương ứng
của hai mặt hàng này là 25% và 17,5% và giảm xuống còn 17,5% và 12,5% kế từ ngày
1/1/2005. Mức thuế suất kể từ 1/1/2007 sẽ là 12,5% và 7,5%. Trong khi đó, sự cạnh
tranh của các đối tác như Trung Quốc và một số nước ASEAN ngày càng gia tăng bởi lợi
thế lớn của các nước hiện tại đối với mặt hàng dệt may và đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ
sẽ tiếp tục khống chế thị trường thế giới.
• Hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Úc đều phải yêu cầu trai qua quá
trình Phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan An toàn sinh học (Biosecurity Úc –
BA). Phần này do Cơ quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc
vào quan hệ và tiến độ giải quyết giữa Úc với từng đối tác, trong khi đó sự hợp tác giữa
Việt Nam và Úc khá chậm chạp.
• Chính sách thương mại và thuế của Úc khá minh bạch nhưng hàng rào phi thuế quan
(các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật …

Vì những khó khăn ở trên, Việt Nam cần nỗ lực rất nhiều để tiếp tục giữ vững vị thế xuất
siêu của mình ở thị trường này.
Xem xét quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai thị trường này trong các năm qua và các
yếu tố văn hóa trong đời sống cũng như trong kinh doanh của thị trường này, nhóm trình bày
đề nghị một số giải pháp 4P cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như sau:
Về sản phẩm (P1 – Product):
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của
mình như: đồ gỗ, hạt điều, giày dép, dệt may, dầu thô, hải sản… Tuy nhiên, cần chú ý đến
điều kiện khí hậu (chủ yếu là ở vùng khí hậu ôn đới, Úc có khoảng 1/3 diện tích là nhiệt đới)
của điểm đến của hàng hóa để có điều kiện bảo quản tốt nhất, tránh hư hỏng hàng hóa ảnh
hưởng đến uy tín nhà xuất khẩu.
22
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
Đối với thị trường Úc, hiện tại, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu hai chiều chưa thật hợp lý,
do vậy, cần dịch chuyển dần cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng khai thác lợi thế của từng
bên, khả năng bổ sung cho nhau, và phù hợp với chính sách xuất nhập khẩu của mỗi nước.
Chính sách chặt chẽ của Úc về vệ sinh kiểm dịch, an toàn thực phẩm và mức thuế nhập khẩu
cao đối với hàng may mặc và giày dép đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xuất khẩu của
hàng Việt Nam (đặc biệt là nông sản). Hai nước cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn trong vấn đề
này, tiến tới các thoả thuận công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, và tìm các
biện pháp tạo thuận lợi cho hàng hoá xâm nhập thị trường.
Với thị trường lao động còn thiếu hụt của hai nước này, xuất khẩu lao động có thể là một lĩnh
vực xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Việc cần làm là đội ngũ lao động phải được đào tạo
bài bản, có tay nghề cao, được đào tạo kĩ lưỡng về văn hóa để họ có thể nhanh chóng thích
nghi với môi trường làm việc cũng như môi trường văn hóa của nước sở tại.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải quản lí chất lượng hàng hóa của
mình thật chặt chẽ để có thể thỏa mãn được các yêu cầu khắt khe của thị trường, tạo giá trị
tương xứng với giá cả. Đa dạng về mẫu mã, chủng loại mặt hàng song song với việc đảm bảo
nguồn cung cấp là một yêu cầu quan trọng nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao cho thị trường hai
nước này.

Về giá (P2 – Price):
Đây là thị trường mà người mua hàng không thích mặc cả. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây
dựng chính sách giá hợp lí. Quá trình giao dịch cần trung thực, rõ ràng và thẳng thắn để tránh
tâm lí nghi ngờ giá trị hàng hóa không tương xứng với chất lượng.
Về phân phối (P3 – Place):
Về mặt địa lí, thị trường hai nước này khá xa Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam cần tận dụng kênh phân phối của các nhà nhập khẩu ở thị trường này để đưa hàng
hóa tới người tiêu dùng. Việc này cũng tiết kiệm đáng kể chi phí, giúp hàng hóa Việt Nam có
giá cạnh tranh hơn so với mặt hàng cùng loại của các nhà xuất khẩu khác.
Về xúc tiến thương mại (P4 – Promotion):
Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác trong việc cung cấp các thông tin về
thị trường, cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu… để quan hệ thương mại giữa Việt Nam và thị
trường này tiếp tục phát triển bền vững và ổn định.
Cụ thể hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần khiến thị trường này biết nhiều hơn đến hàng
hóa của mình thông qua những hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả cao.
Ở cấp chính phủ, cần tăng cường hợp tác, trao đổi về tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư
giữa hai nước; hỗ trợ các doanh nghiệp quan hệ kinh doanh với nhau.
Đối với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam ở thị trường này, các doanh nghiệp cần các giải
pháp sau:
 Mặt hàng sản phẩm đồ gỗ:
Việt Nam nhập gỗ nguyên liệu của New Zealand rất lớn và tái xuất lại nước này, do đó các
doanh nghiệp Việt Nam có thể liên doanh với bạn để chế biến đồ gỗ, và đầu ra sẽ do bạn bao
23
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
tiêu. Hiệp hội Lâm sản cần khảo sát các công ty có thế mạnh về xuất nhập khẩu gỗ với New
Zealand để thực hiện điều này; tổ chức hội thảo về đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ tại TP. HCM,
kết hợp với việc mời các doanh nghiệp từ Úc. Ngoài việc đa đạng hoá ngành hàng này từ
trong nước để đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, cần tìm hướng để nghiên cứu đa dạng hoá
mẫu mã mặt hàng, phù hợp với thị hiếu của thị trường.
 Hạt điều:

Hạt điều của Việt Nam xuất sang thị trường này chủ yếu là hạt điều thô (sản phẩm còn vỏ,
tươi hoặc sấy khô), nguyên liệu, chưa qua chế biến và thiếu vắng những mặt hàng đã qua chế
biến với giá trị gia tăng cao hơn như: điều rang, kẹo hạt điều theo thị hiếu của thị trường. Vì
vậy, song song với việc đẩy mạnh việc chế biến hạt điều chất lượng hơn, đáp ứng được tiêu
chuẩn và yêu cầu tiêu dùng doanh nghiệp cần đa dạng về mẫu mã, chủng loại mặt hàng và
đảm bảo nguồn cung để đạt tốc độ tăng trưởng cao.
 Giày dép và dệt may:
Trong các mặt hàng thuộc nhóm này thì các loại giày mũ da, giày mũ nguyên liệu dệt và
giày tennis, giày bóng rổ xuất khẩu được nhiều nhất, ngoài ra xuất khẩu giày cao su/plastic
cũng tăng mạnh. Nhu cầu nhập khẩu giày dép của Úc và New Zealand vẫn trong xu hướng
tăng. Xu hướng thời trang hiện nay đang chuyển từ hình thức sang sự tiện dụng, vì thế cần
phải hợp tác chặt chẽ với nhà nhập khẩu để nắm rõ thị hiếu cũng như xu thế thời trang của
người tiêu dùng. Doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường cần có những chuyến
khảo sát thực tế thị trường này để tổ chức lại sản xuất làm cho hàng giày dép của nước ta
phù hợp với thị hiếu, khẳng định được chất lượng giúp thâm nhập sâu vào thị trường.
Công tác hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường, giao dịch tìm nhà nhập khẩu, xúc tiến
thương mại để tiếp cận với nhu cầu thị trường cũng cần được đầy mạnh hơn nữa. Các mặt
hàng có triển vọng phát triển tại thị trường gồm: quần áo phụ nữ và trẻ em thời trang, những
sản phẩm may mặc chất liệu sợi bông kết hợp thêu và trang trí bằng tay…
 Cà phê:
Đẩy mạnh năng lực chế biến của các doanh nghiệp trong nước vì người New Zealand chủ
yếu dùng cà phê hoà tan chất lượng cao.
 Hải sản:
Cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại và thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực nuôi trồng và chế biến do yêu cầu kiểm dịch của
thị trường này rất cao. Bên cạnh đó, cần có biện pháp quản lý và hướng dẫn nhà sản xuất
nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về dài hạn Chính phủ cần giao cho Bộ Thủy sản đàm phán với phía bạn để ký kết các hiệp
định kiểm dịch thủy sản nhằm mục đích giỡ bỏ các rào cản đối với mặt hàng này. Một việc
cấp thiết khác nữa là phải xây dựng mạng lưới thương nhân nhập khẩu và tiêu thụ mặt hàng

thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.
 Dầu thô:
24
Tiểu luận môn học Marketing Toàn cầu – Aûnh hưởng văn hóa Uùc và New Zealand
Mặt hàng dầu thô vẫn luôn là mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng lớn (85%) trong cơ cấu xuất
khẩu của ta sang Úc. Tuy mặt hàng này mang lại giá trị kim ngạch rất lớn cho xuất khẩu của
Việt Nam nhưng nếu xét trong dài hạn thì đây là sự tăng trưởng thiếu tính ổn định do tình
hình xuất khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào giá dầu trên thị trường thì giới, chiến lược lựa chọn
nhà cung cấp của phía Úc và vào nguồn cung có hạn của Việt Nam. Vì vậy, cần chuyển đổi
xuất khẩu qua các mặt hàng dầu đã qua chế biến để thu được giá trị cao hơn.
 Thủ công mỹ nghệ:
Cần khai thác triệt để lợi thế so sánh, đó là sự khác biệt về mẫu mã và kiểu dáng, chất liệu
sản phẩm (hàng mây tre lá, giỏ làn mấy tre, song, sản phẩm đá thủ công mỹ nghệ, bình gốm
sứ và giả gốm sứ, giả cổ…). Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ cung cấp thông tin về thị
trường, giao dịch tìm nhà nhập khẩu, chào và giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại để
tiếp cận với nhu cầu thị trường, nhất là đối với mặt hàng có cơ cấu khá nhỏ lẻ, các lô hàng có
yêu cầu thay đổi nhanh về mẫu mã…
25

×