Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số phương pháp dạy từ vựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.87 KB, 16 trang )

®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
I. Phần mở đầu
Với chính sách mở cửa và giao lưu kinh tế của Đảng và nhà nước ta đã tạo
cơ hội tốt cho việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Có lẽ
chúng ta không cần bàn thêm về tầm quan trọng của tiếng Anh hiện nay vì đa số
các em học sinh đều đã hiểu được sự cần thiết của việc học ngoại ngữ, đặc biệt là
Tiếng Anh. Đó là một tín hiệu đáng mừng nhưng hầu hết các em đều tập trung hết
thời gian cho các môn học khối nên thời gian để học Tiếng Anh quá ít. Xuất phát từ
thực tế như vậy nên các em đều gặp khó khăn trong việc ghi nhớ từ vựng, khắc sâu
từ đã học là không thể và từ đó, các em cũng gặp khó khăn trong các kỹ năng ngôn
ngữ như Nghe- Nói – Đọc – Viết; đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn đối
với các giáo viên dạy ngoại ngữ nói chung và giáo viên dạy tiếng Anh nói riêng.
Làm thế nào để các bài giảng ngày càng hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh? Đây là
trăn trở của một giáo viên như tôi cũng như rất nhiều thầy cô và các bạn đồng
nghiệp khác.
Cùng với các môn học khác, môn tiếng Anh cũng đã góp phần đổi mới
phương pháp dạy học. Vì vậy các giáo viên ngoại ngữ cần tích cực chủ động sử
dụng các phương pháp mới- cụ thể là đi theo hai đường hướng: đường hướng lấy
người học làm trung tâm (trong giáo dục nói chung) và đường hướng giao tiếp
(trong giảng dạy ngoại ngữ nói riêng).
Hơn nữa, nội dung chương trình Sách Giáo Khoa mới của Bộ GD & ĐT,
ngoài sự phong phú và hấp dẫn về nội dung song cũng rất khó đối với trình độ thực
tế của học sinh hiện nay. Các em rất dễ mất hứng thú học tập nếu gặp quá nhiều từ
mới. Bởi vậy, giáo viên phải là người hướng dẫn, giúp đỡ các em tích cực học tập
góp phần phát triển tư duy- trước hết là tư duy ngôn ngữ.
Qua quan sát của tôi, việc giải thích từ mới trong các giờ dạy đọc, nghe, viết
hay nói đều chưa được thoả đáng. Đa số các từ mới đều được giải thích sang tiếng
Việt. Lý do chủ yếu là giáo viên có quá ít thời gian để giảng từ trong khi năng lực
1
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
ngôn ngữ của các học sinh là chưa đáp ứng được yêu cầu. Các em cảm thấy có quá


nhiều từ mới chính vì không nhớ hết những từ đã học. Thêm vào đó, giáo viên
phần lớn chỉ lo sao truyền thụ hết kiến thức bài mới mà không có thời gian kiểm
tra lại việc nắm và sử dụng từ đã học như thế nào nên tạo điều kiện để học sinh bỏ
qua các từ đã được giới thiệu và như thế học sinh dễ dàng quên các từ đã được học.
Vậy làm thế nào để học sinh hiểu và nhớ từ mới? Bằng kinh nghiệm giảng dạy
nhiều năm của tôi, tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp có thể áp
dụng trong việc giảng dạy từ mới qua đề tài:
Một số phương pháp dạy từ vựng.
- Phạm vi áp dụng: cấp THPT
II. Cơ sở lý luận
Nhìn chung, việc dạy tiếng Anh qua các phần ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng và
ngữ pháp) và qua các kĩ năng (nghe, nói, đọc và viết) thường được tiến hành qua
2
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
ba giai đoạn: chuẩn bị (pre-), thực hành (while-) và các hoạt động tiếp nối (post/
follow-up). Các giai đoạn này được phát triển tuỳ theo từng bài tập cụ thể.
Mục đích của việc học ngoại ngữ là giúp học sinh phát triển kỹ năng ngôn
ngữ để giao tiếp. Còn việc cung cấp kiến thức về ngôn ngữ (từ ngữ, phát âm) được
xem như phương tiện bổ trợ cho việc hình thành các kĩ năng giao tiếp của học sinh.
Vì vậy, việc dạy từ vựng trong từng tiết, từng bài và trong từng kỹ năng, giáo viên
cần phân biệt từ chủ động (active vocabulary) và từ thụ động (passive vocabulary)
để có những phương pháp trình bày và rèn luyện phù hợp. Từ thụ động là những từ
chỉ cần đọc hiểu trong văn cảnh. Từ chủ động là những từ cốt lõi để hiểu văn bản
và được dùng lại nhiều lần trong giao tiếp. Hơn nữa, giáo viên cần bảo đảm những
từ mình giới thiệu là những từ thật sự mới, tránh tình trạng giới thiệu những từ
không cần thiết dẫn đến lãng phí thời gian và gây khó khăn cho học sinh trong việc
khắc sâu những từ quan trọng, cần thiết.
III. Cơ sở thực tiễn
Do các bài học được xây dựng theo chủ điểm nên không tránh khỏi việc có
khá nhiều từ mới xuất hiện. Ngoài kĩ năng sử dụng từ điển để tra nghĩa từ mới,

giáo viên còn phải giúp học sinh hình thành và phát triển các chiến thuật học từ
theo cách riêng của mình như: đoán nghĩa của từ dựa vào văn cảnh/ ngữ pháp , ghi
chép một cách có hệ thống nghĩa của từ theo cách riêng của từng em nhằm:
- Giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ trong bài hoặc trong văn cảnh
(Meaning in context)
- Giúp học sinh hiểu cách dùng từ (Usage), các nhóm từ đi chung với nhau
(Collocation).
- Giúp học sinh hiểu cách cấu tạo từ- từ loại (word class), từ tố (Word
element).
- Giúp học sinh luyện tập phát âm từ (Pronunciation)
- Giúp học sinh hiểu chức năng của từ trong câu (Word function)
- Giúp học sinh cách viết từ (Spelling).
3
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
IV. Một số giải pháp để thực hiện đề tài
A. Lập kế hoạch cho một tiết dạy.
1. Đối với giáo viên:
Để tiến hành một tiết dạy đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần thực hiện các bước như
sau:
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy từ sách giáo khoa cũng như sách hướng dẫn
giáo viên để từ đó giáo viên định dạng được những từ cần thiết cho tiết dạy, xác
định được những từ trọng tâm, trọng điểm để phân bố thời gian hợp lý cho các hoạt
động giới thiệu từ mới một cách khoa học.
-Nghiên cứu kỹ mục đích yêu cầu của bài dạy. Việc xác định mục đích yêu cầu
của bài dạy chính là giáo viên đã xác định được tiết dạy cần đạt được gì. Từ đó
giáo viên có những yêu cầu phù hợp cho học sinh trong rèn luyện các kỹ năng
ngôn ngữ như nghe- nói – đọc và viết thông qua lượng từ giáo viên cung cấp thích
hợp trong giờ dạy.
2. Đối với học sinh:
Việc chuẩn bị bài chu đáo ở nhà của học sinh cũng góp phần quan trọng

trong việc tiếp thu bài của học sing ở trên lớp. Vì vậy giáo viên yêu cầu học sinh
chuẩn bị tốt cho bài học bằng cách:
- Đọc kỹ bài mới để tìm ra những từ cần được hiểu rõ trong bài học.
- Yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu những từ mới xuất hiện trong các bài tập
liên quan đến bài học.
- Khuyến khích và động viên học sinh chủ động tìm hiểu chức năng của từ
mới trong quá trình soạn bài.
B. Một số biện pháp để giới thiệu từ vựng.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên thì trong quá trình giới thiệu từ mới,
giáo viên đóng vai trò truyền thụ, dẫn dắt học sinh; còn học sinh đóng vai trò tiếp
thu một cách chủ động. Giáo viên có thể sử dụng một số thủ thuật khuyến khích
4
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
học sinh chủ động suy đoán, tự phát hiện và nhận biết một số từ mới trong tình
huống và ngữ cảnh giao tiếp. Còn khi giới thiệu từ mới cần phải lưu ý ba yếu tố cơ
bản nhất của ngôn ngữ: Ngữ nghĩa (Meaning), dạng của từ (Form) và cách sử dụng
từ đó (Usage). Chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện
ba yếu tố cơ bản này như:
1. Dùng giáo cụ trực quan (visual aids) như tranh ảnh, hình vẽ, động tác, hay
vật thật để giới thiệu và minh hoạ.
Đây là một thủ thuật rất hiệu quả trong việc giải thích nghĩa của từ vì nó
không những sống động và rất hẫp dẫn mà còn tiết kiệm thời gian trên lớp. Học
sinh sẽ nhớ và ghi nhận từ nhanh và dễ dàng hơn khi nhìn thấy hình ảnh. Vì vậy,
giáo viên có thể dùng các vật thật trong và ngoài lớp học (có thể chuẩn bị trước
những vật đơn giản), hoặc tranh ảnh, hình vẽ để giới thiệu và giải thích từ.
Ví dụ: giáo viên dùng vật thật giải thích và giúp các em luyện các từ:
+ "bench" (Unit 3, English 11) bằng cách chỉ vào ghế học sinh đang ngồi và
nói: "It's a bench. How many benches are there in your classroom?" Học sinh sẽ dễ
dàng hiểu được nghĩa từ này và trả lời: "There are 14 benches in our classroom."
+ " cap, earflap" (Unit 9, English 12): Giáo viên chuẩn bị sẵn một chiếc mũ

mùa đông có mảnh che tai, chỉ vào mũ và nói: "I've got a cap here. It has two
earflaps to keep the user warmer".
Đối với một số từ khác, có thể dùng tranh ảnh chuẩn bị sẵn hay vẽ hình lên
bảng như:
+ Giáo viên giải thích các từ: Seal, jelly-fish, turtle, sharrk như trong bài
(Unit 9, English 10) bằng các bức ảnh chuẩn bị sẵn như:
5
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
+ Giáo viên có thể giới thiệu các từ mới xuất hiện trong (Unit 5- English 10:
TECHNOLOGY AND YOU) bằng các hình ảnh tương tự. Thông qua những hình
ảnh chuẩn bị sẵn sẽ giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trong bước giới thiệu từ mới

6
Home phone
Computer
Air conditioner
Radio set
Cellphone
Fax machine
Rice cooker
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
+ Với các bức ảnh này giáo viên cũng có thể sử dụng phương pháp ghép ảnh
với từ cho sẵn (Matching) để kiểm tra sự hiểu từ của học sinh (Checking
comprehension) sau khi đã giới thiệu từ mới của bài xong.
+ Hoặc chuẩn bị trước các hình và biểu thức toán học diễn tả các khái niệm
về các ngành của môn toán học như: algebra, trigonometry, geometry
2. Dùng hành động, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt hay kịch câm (gestures) để diễn
giải.
Nếu cách sử dụng giáo cụ trực quan thường được áp dụng cho việc giải thích
các danh từ cụ thể thì phương pháp dùng hành động, cử chỉ thường được áp

dụng để giải thích động từ và tính từ. Theo sự quan sát của tôi, phương pháp này
cũng được các giáo viên sử dụng khá nhiều vì dễ thực hiện và cũng rất hiệu quả.
Nó vừa tạo được sự sinh động cho giờ học, vừa tạo sự gần gũi thân thiện giữa giáo
viên và các học sinh.
+ Ví dụ, với các từ "to count", "to circle"(Unit 4, English 11), giáo viên thực
hiện luôn hành động đếm số học sinh trong lớp, vẽ một đường tròn trên bảng để
minh hoạ. Với một số động từ của bài 9, English 12, chúng ta cũng có thể dùng
hành động để giải thích: giậm chân xuống sàn (to stamp up and down), đập hai tay
vào nhau (to clap one's hands)
+ Với các tính từ miêu tả vẻ ngoài (appearance), việc dùng cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt rất có hiệu quả. Học sinh sẽ hiểu nghĩa của những từ đó và áp dụng được
ngay. Ví dụ, giáo viên dùng nét mặt miêu tả nghĩa các tính từ bị động: surprised,
bored, exhausted trong Unit 13, English 10. Hoặc các từ như down, troubled,
two sided, give and take… trong Unit 1 English 11. Giáo viên cũng có thể chuẩn bị
trước những hình vẽ một số khuôn mặt thể hiện những thái độ, tình cảm rồi giải
thích những tính từ trên. Nếu có thể, giáo viên vẽ trực tiếp những khuôn mặt thể
hiện thái độ, tình cảm trên bảng thì hiệu quả giờ dạy càng cao.
3. Sử dụng ngữ cảnh (context).
7
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
Như đã trình bày ở phần trên, dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ là một
kĩ năng quan trọng đối với việc học ngoại ngữ. Nó cần thiết đối với mọi giờ học, cả
nghe, nói, đọc và viết. Vì vậy giáo viên cần giúp học sinh dần dần hình thành và
phát triển kĩ năng này. Học sinh có thể gặp khó khăn đối với ngữ cảnh khó. Trong
trường hợp này, giáo viên có thể tạo ra ngữ cảnh đơn giản và cụ thể hơn giúp học
sinh đoán được nghĩa của từ.
+ Ví dụ, để giải thích từ " to sack" (Unit 2, English 12), giáo viên có thể tạo
tình huống: "If an employee often goes to work late, or if he doesn't do the work
well, he'll likely get sacked".
+ Với những từ như "to irrigate (deserts), to drain (swamps), fertilizer" (Unit

4, English 12), học sinh có thể dựa vào câu trong bài và kinh nghiệm sống của bản
thân để đoán nghĩa một cách dễ dàng.
+ Còn đối với những từ như: "to outnumber" (Unit 1, English 12), giáo viên
nên tạo ra một ngữ cảnh mới:
"There are 32 girls in the class, but only 11 boys.
-> Girls outnumber boys."
Từ đó học sinh có thể rút ra nghĩa của từ này là "nhiều hơn, vượt trội hơn về
số lượng".
4. Dùng định nghĩa (definitions) hoặc giải thích bằng những từ khác; hoặc cho
từ đồng nghĩa, trái nghĩa (synonyms, antonyms).
Khi gặp từ mới, giáo viên có thể dùng ngay một từ đồng nghĩa hoặc trái
nghĩa đã học để học sinh tự rút ra nghĩa cần thiết. Điều cần chú ý là tuyệt đối cẩn
thận để không sử dụng từ mới giải thích cho từ mới.
+ Ví dụ, các từ "occupation"(Unit2), "contaminated" (Unit5),
"apprehension" (Unit 9, English 12) có thể được giải thích bằng các từ đồng nghĩa:
"career", "polluted", "fear" mà học sinh đã biết.
+ Tương tự như vậy, giáo viên có thể dùng các từ trái nghĩa "simple","big"
giải thích cho "complex" (Unit 5) và "tiny" (Unit 2, English 11).
8
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
Một cách khác là đưa ra lời giải thích, định nghĩa của từ mới. Yêu cầu của
thủ thuật này là giáo viên chú ý dùng những từ thật đơn giản mà học sinh đã biết để
giải thích, chứ không dùng những từ khó, ít gặp.
Ví dụ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm ra định nghĩa của các từ
"rotation", "wild-life preserve" hay "recycle" (Unit 4, English 12) ngay trong bài
là: "growing different crops on the same land from year to year", "areas where
animals are protected within their natural environment" và "put back into use". Với
đa số các từ khác, giáo viên phải đưa ra lời giải thích thật dễ hiểu như: "a feeling of
horror" cho từ "chill (Unit 2), hay "to a certain extent" cho cụm "at some length"
(Unit 6, English 12).

Phương pháp dùng định nghĩa này khá phù hợp khi giải thích các từ trừu
tượng hay các khái niệm. Còn đối với các từ chỉ các chất hoá học như trong Unit 5,
English 12, giáo viên có thể viết ngay công thức của chúng như:
CO : carbon oxide
CO
2
: carbon dioxide
H
2
SO
4
: sulphuric acid
Với phương pháp dùng định nghĩa, ta có thể yêu cầu học sinh nối định nghĩa
với từ đã cho (Matching task).
5. Dựa vào các quy tắc cấu tạo từ (word-form).
Phương pháp này rất phù hợp trong giờ dạy phần "Word study" của chương
trình nâng cao lớp 10, 11, 12 chương trình nâng cao và Sách Giáo Khoa Tiếng Anh
11, 12 chương trình cơ bản vì ở phần này học sinh được cung cấp rất nhiều dạng
của từ: danh từ, tính từ, động từ, trạng từ. Dựa vào đặc điểm này, giáo viên có thể
dùng từ gốc (Original word) và các tiền tố, hậu tố (Prefixes and Suffixes) để giải
thích các từ.
Ví dụ, với phần Word study, Unit 2, English 12, chúng ta sẽ giới thiệu dạng
từ gốc "to satisfy" rồi yêu cầu học sinh suy ra nghĩa của các từ :
+ "satisfied" (Adj- P
II
) ; "satisfying" (Adj- P
I
)
9
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng

+ satisfaction (N)
+ satisfactory (Adj)
+ satisfactorily (Adv)
Hoặc trong phần Reading- Unit 4- English 11 có các từ như:
+ Volunteer (V/ N)
+ Voluntary (Adj)
+ Voluntarily (Adv) …
Với các từ khác trong Word- form chart cũng có thể làm như vậy. Còn
những từ mới ở các phần khác, giáo viên cung cấp hoặc yêu cầu học sinh tìm từ
gốc, nêu nghĩa của tiền tố hoặc hậu tố - từ đó suy ra nghĩa của từ. Ví dụ, với các từ
" unpleasant", "odourless" (Unit 5), "incredible" (Unit 8, English 12), học sinh dễ
dàng hiểu nghĩa của chúng vì đã biết các từ gốc và đã học các tiền tố "un- , in-",
hậu tố "-less"
6. Dịch sang tiếng Việt (translation).
Mặc dù phương pháp truyền thống này không khuyến khích được sự sáng
tạo và tư duy của học sinh, đôi khi dịch từ sang tiếng Việt cũng rất cần thiết, đặc
biệt với các từ khó, từ chuyên ngành hay các thuật ngữ. Tuy nhiên, chúng ta cần
chú ý tránh dịch từng từ (word by word) nếu giới thiệu nó trong cụm từ, và nên
dùng phương pháp này một cách hợp lý.
Ví dụ, với các từ thuộc ngành y như trong Unit 8, English 12: bleeding
peptic ulcers, vessels giáo viên nên dịch ngay sang tiếng Việt tránh lãng phí thời
gian giải thích vì rất khó.
Trên đây là một vài cách giải thích nghĩa của từ. Tuỳ từng trường hợp cụ thể
chúng ta có thể sử dụng một cách linh hoạt giúp học sinh nắm được từ mới một
cách nhanh nhất và chính xác nhất.
Sau khi học sinh đã nắm được nghĩa của các từ mới, giáo viên cần giúp các
em nắm vững và khắc sâu các từ đã học bằng cách đua chúng vào luyện đọc và
đạt câu cho các từ này. Việc dạy phát âm thường được tích hợp trong dạy các kĩ
10
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng

năng nghe, nói. Đôi khi, do các từ tiếng Anh có cách phát âm tương đối phức tạp
nên kí hiệu phiên âm được giới thiệu để học sinh có thể tự đọc các từ trong khi tra
từ điển. Việc đọc được các kí hiệu phiên âm chỉ là một phương tiện, không nên
biến thành mục tiêu, buộc học sinh phải viết ra kí hiệu phiên âm các từ. Nếu làm
như thế học sinh rất khó nhớ từ hoặc lẫn lộn trong sử dụng. Trong khi dạy phát âm,
giáo viên cần chú trọng đến những âm khó đọc - do không có trong hệ thống âm
của tiếng Việt. Nên khuyến khích học sinh mạnh dạn nói mà không sợ mắc lỗi vì
đó là điều không tránh khỏi trong khi học ngoại ngữ. Vai trò của giáo viên là làm
mẫu để học sinhlàm theo, đồng thời là người tổ chức, tạo điều kiện cho học sinh
thực hành. Do đó cần cân đối thời gian nói của giáo viên và học sinh cho hợp lí và
có lợi cho học sinh, tạo điều kiện để mọi học sinh được luyện tập các từ vừa học
thông qua việc nhắc lại hoặc tự đặt câu.
Bước cuối cùng trong việc dạy từ là giúp học sinh luyện tập cách sử dụng
những từ vừa học. Giáo viên có thể dùng một số dạng bài tập khác nhau trong giai
đoạn này như:
+ Ghép từ với tranh hoặc với định nghĩa của chúng (Matching)
+ Đặt câu theo cách lắp ghép (Modelling)
+ Tìm từ khác loại (Odd out)
+ Điền từ vào chỗ trống (Word- filling)
+ Chọn từ thích hợp để điền vào khoảng trống của câu hoặc đoạn văn.
(Multiple choice)….
V. Đánh giá kết quả
Để đánh giá kết quả của việc áp dụng đề tài này, tôi đã so sánh và thống kê
kết quả như sau:
1. Các lớp sau một đơn vị bài học (Unit 1) không áp ụng đề tài:
Điểm kiểm tra miệng và 15’ về từ vựng của các em khá thấp vì các em không
khắc sâu được từ đã học. Cụ thể qua khảo sát 2 lớp đầu năm khi chưa áp dụng
đề tài, kết quả như sau:
11
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng

Lớp Tổng số
học sinh
Điểm
0-1
Điểm
2-4
Điểm
5-6
Điểm
7-8
Điểm
9-10
SL % SL % SL % SL % SL %
12C4 44 3 6,8 16 36,4 21 47,7 4 9,1 0
12C2 43 5 11.6 17 39,5 18 41,9 3 7,0 0
2. Các lớp sau khi áp dụng đề tài:
Điểm kiểm tra miệng và 15’ về từ vựng sau khi áp dụng đề tài, hầu hết có kết
quả cao hơn so với đầu năm. Cụ thể như sau:
Lớp Tổng số
học sinh
Điểm
0-1
Điểm
2-4
Điểm
5-6
Điểm
7-8
Điểm
9-10

SL % SL % SL % SL % SL %
12C4 44 0 4 9 11 25,0 19 43,4 10 22,6
12C2 43 0 8 18,6 23 53,4 9 20,9 3 7,1

Trong những năm qua, đặc biệt là trong những năm giảng dạy theo chương
trình sách giáo khoa mới vừa qua, tôi luôn cố gắng áp dụng những phương pháp
mới để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Trong khi dạy từ mới, tôi đã
sử dụng những thủ thuật kể trên và nhận thấy bài giảng thú vị hơn, các em học sinh
tập trung suy nghĩ, chủ động hơn và không khí lớp học khá sôi nổi. Tất nhiên đó
chưa phải là những phương pháp tối ưu nhưng tôi thấy đa số các học sinh tiếp thu
bài nhanh hơn và có sự yêu thích bộ môn tiếng Anh hơn. Các phương pháp này
còn giúp các em khắc sâu, nhớ từ được lâu hơn và có thể sử dụng được chúng vào
trong những giờ học sau.
Để có thể áp dụng những thủ thuật trên một cách hiệu quả, theo tôi, giáo
viên cần nghiên cứu kỹ bài, soạn giáo án chi tiết thể hiện rõ hoạt động của thầy và
trò. Thêm nữa, chúng ta cần chuẩn bị các đồ dùng dạy học phong phú; linh hoạt và
sáng tạo trong giảng dạy. Về phía học sinh, các em cũng cần chuẩn bị bài cẩn thận
và có lòng say mê, yêu thích môn học này.
VI. Những kiến nghị:
12
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn và mục đích dạy học cũng như những
thành công trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc giảng dạy môn ngoại
ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng đạt hiệu quả và chất lượng ngày càng
tốt hơn, bản than tôi có những kiến nghị thiết thực sau:
- Môn ngoại ngữ là bộ môn đặc thù vì vậy trong quá trình học tập, học sinh
cần được rèn luyện kỹ năng đọc từ mới và giao tiếp nhiều nên không tránh khỏi sự
ồn ào. Để khỏi ảnh hưởng đến các lớp học bên cạnh, nhà trường cần có phòng học
tiếng riêng cùng với sự trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho bộ môn.
- Băng, đĩa cho học sinh nghe cần đảm bảo chất lượng

- Cần tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệm
trong cụm trường, trong tỉnh để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
VII. Kết luận.
Việc đưa bộ môn Tiếng Anh vào bậc học THPT; đồng thời, là một trong
những môn thi tốt nghiệp bắt buộc cuối cấp là tạo điều kiện tốt để học sinh có động
cơ học tập và phát triển kỹ năng ngôn ngữ, góp phần phát triển toàn diện, tạo điều
kiện tốt cho quá trình hội nhập quốc tế sau này. Tuy vậy, Tiếng Anh vẫn luôn là bộ
môn khó và mới; nhất là đối với học sinh phần lớn là ở vùng nông thôn. Vì vậy
trong quá trình thực hiện chương trình Sách giáo khoa mới không tránh khỏi lúng
túng và khó khăn với cả giáo viên và học sinh.
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi trong quá trình thực hiện giảng dạy
bộ môn, chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Vậy tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng ghóp của các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Lê Văn Hưu, ngày 20 - 5 - 2013
Người viết
13
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
Lê Đình Tháy
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi tự nghiên cứu và hoàn toàn không sao
chép. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU
Tài liệu tham khảo
- SGK & SGV Tiếng Anh 10, 11và 12(Cơ bản) - NXB Giáo dục.
- SGK & SGV Tiếng Anh 10, 11 và 12(Nâng cao) - NXB Giáo dục
- English language Teaching Methodology- BGD 2003.
- Trainer’s Handbook (Adrian Doff) – Cambridge University Press 1989
14

®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu Trang 1
II. Cơ sở lý luận 2
15
®Ò tµi: Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y tõ vùng
III. Cơ sở thực tiễn 3
IV. Một số giải pháp để thực hiện đề tài 3
V. Đánh giá kết quả đề tài 11
VI. Những kiến nghị 13
VII. Kết luận 13
16

×