Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tiểu luận giáo dục so sánh So sánh 3 chỉ số tỷ lệ biết chữ ở người lớn tỷ lệ đi học đại học tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục năm 2013 giữa Việt Nam với Singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 43 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
GIÁO DỤC SO SÁNH
Gi ng viên ph trách: ả ụ PGS.TS. Nguy n Ti n tễ ế Đạ
Học viên: Nguyễn Hữu Hiệp
Cao học Quản lý giáo dục QH-2013-S1
HÀ NỘI – 2014
Hạn nộp bài theo qui định: ngày 9 tháng 5 năm 2014
Thời gian nộp bài: ngày 9 tháng 5 năm 2014
Nhận xét của giảng viên chấm bài:















Điểm: Giảng viên (kí tên):
3
Đề bài:
So sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ
người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam với


Singapore, từ đó rút ra những nhận xét và nêu lên phương hướng phấn đấu
của Việt Nam.
Bài làm
4
MỤC LỤC TRANG
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………… …6
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu………………………………… … 6
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….…7
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 8
5. Kết cấu của tiểu luận:………………………………………………………8
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ
HỆ THỐNG GIÁO DỤC SINGAPORE………………………………… 9
1.1. Khái quát hệ thống giáo dục Việt Nam………………………………… 9
1.1.1. Cơ cấu hệ thống - Mạng lưới nhà trường …………………….…9
1.1.2. Giáo dục mầm non và việc thực hiện quyền trẻ em……….… 11
1.1.3. Giáo dục tiểu học………………………………………… ….12
1.1.4. Giáo dục trung học……………………………………………. 15
1.1.5. Giáo dục nghề nghiệp - trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề 16
1.1.6. Giáo dục đại học……………………………………………….18
1.1.7. Giáo dục thường xuyên……………………………… ………19
1.2. Khái quát hệ thống giáo dục Singapore…………………………………21
1.2.1. Giáo dục tiểu học………………………………………………22
1.2.2. Giáo dục trung học…………………………………………… 22
1.2.3. Giáo dục sau trung học và giáo dục đại học……………………22
CHƯƠNG 2. SO SÁNH 3 CHỈ SỐ (TỶ LỆ BIẾT CHỮ Ở NGƯỜI LỚN,
TỶ LỆ ĐI HỌC ĐẠI HỌC, TỶ LỆ NGƯỜI THOẢ MÃN VỚI CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC) NĂM 2013 GIỮA VIỆT NAM VỚI SINGAPORE
2.1. Bảng số liệu và biểu đồ so sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ
đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 2013 giữa

Việt Nam với Singapore…………………………………………………… 25
5
2.2. Nhận xét…………………………………………………………………
27
CHƯƠNG 3. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẦU CỦA VIỆT NAM………………… …31
3.1. Những thành tựu đã đạt được của giáo dục Việt Nam trong những
năm qua…………………………………………………………………… 31
3.2. Nguyên nhân của những thành tựu đã đạt được…………………34
3.3. Những bất cập và yếu kém của giáo dục Việt Nam…………… 34
3.4. Nguyên nhân của những bất cập, yếu kém………………………36
3.5. Những phương hướng phấn đấu đối của giáo dục Việt Nam……37
KẾT LUẬN………………………………………………………………….39
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 40
6
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA CHỮ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
ĐH-CĐ Đại học-Cao đẳng
GD-ĐT Giáo dục-Đào tạo
KH-CN Khoa học-Công nghệ
7
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Các bảng,
biểu đồ
Nội dung bảng Trang
Sơ đồ 1.1 Hệ thống giáo dục Việt Nam 14
Sơ đồ 1.2 Hệ thống giáo dục Singapore 24
Bảng 2.1
Bảng số liệu so sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người
lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với

chất lượng giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam với
Singapore.
25
Biểu đồ 2.1
So sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi
học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng
giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam với Singapore
26
Biểu đồ 2.2
Xếp hạng 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ
đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng
giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam với Singapore.
27
8
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Giáo dục so sánh (Comparative Education) là một lĩnh vực nghiên
cứu tập hợp của nhiều môn học khác nhau.

thẩm định, đánh giá nền
giáo dục của các nước đã phát triển cũng như đang phát
triển, đồng thời
đánh giá vai trò của nền giáo dục ấy với sự phát triển của cả cá nhân và đất
nước.

cũng nghiên cứu các hệ thống giáo dục và thẩm định các giá trị
xã hội ảnh hưởng đến
hệ
thống giáo dục đó như thế nào. Giáo dục so sánh
đề cập đến vai trò, mục tiêu của một nền giáo dục


hiệu quả của nó đối
với xã hội. Đặc biệt khi nghiên cứu, chú ý nhiều tới các chính
sách

hoạch định cộng đồng của một nền giáo
dục.
Phát triển Giáo dục so sánh là một đòi hỏi cấp bách đối với giáo dục
Việt Nam. Việc nghiên cứu so sánh sẽ làm cho những nghiên cứu về giáo
dục trong nước không bị bó hẹp trong cái nhìn có tính chất địa phương mà có
nhãn quan rộng hơn, từ đó việc nhìn nhận và đánh giá các hiện tượng giáo
dục, kể cả thành tựu và những khiếm khuyết của nó sẽ có tầm hơn và do đó
mà cũng chính xác hơn.
Bên cạnh đó, thế giới luôn luôn vận động, biến đổi theo quy luật khách
quan vốn có của nó. Do vậy để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi mỗi quốc gia,
dân tộc, hay bất cứ một tổ chức đơn vị nào cũng phải biết vị trí của mình
trong mối tương quan với các quốc gia, dân tộc hay đơn vị khác, đánh giá
được thực trạng của đơn vị mình từ đó nhằm định hướng xu thế phát triển cho
phù hợp với xu thế phát triển chung. Để làm được việc đó, nhất định phải có
so sánh, đối chiếu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay thế giới đang bước vào
xu thế toàn cầu hóa - vấn đề mở cửa và hội nhập và thách thức dường như
không còn là vấn đề riêng của một quốc gia dân tộc nào, thiết nghĩ để phát
triển đất nước xứng tầm với vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế rất cần
đến sự phát triển giáo dục. Việt Nam sẽ đặt mình vào hệ thống chung của giáo
9
dục toàn cầu, đánh giá theo những chuẩn mực phổ biến chứ không phải những
tiêu chí có tính chất biệt lập.
Mặt khác, chúng ta cần so sánh giáo dục để nghiên cứu, phân tích và so
sánh các hoạt động giáo dục trên thế giới hiện nay, nêu ra các xu hướng chủ
yếu trong giáo dục và xác định các con đường tiếp tục phát triển.

Với đặc điểm chung là từ nền giáo dục thuộc địa tới độc lập, phát
triển Việt Nam

Singapore có điểm xuất phát giống
nhau.
Nhưng hiện
nay, Singapore là một trong những nước có trình độ phát triển KH-CN
cao
,
có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển một nền giáo dục và đào tạo tiên
tiến, hiện đại
.
Ở Việt Nam, chưa lúc nào chất lượng giáo dục lại được đặt ra như
một nhu cầu bức
thiết
như hiện nay. Đổi mới là con đường duy nhất để
giáo dục phát triển và phát triển
bền vững.
Xuất phát từ những yêu cầu trên sau khi học xong môn Giáo dục so
sánh em đã chọn đề tài nghiên cứu: “So sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người
lớn, tỷ lệ đi học đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm
2013 giữa Việt Nam với Singapore, từ đó rút ra những nhận xét và nêu lên
phương hướng phấn đấu của Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Là một học viên cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục, mục đích
nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu vị trí giáo dục Việt Nam trên bản đồ Đông
Nam Á. Từ đó rút ra những nhận xét và nêu lên phương hướng phấn đấu của
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: giáo dục Việt Nam và giáo dục Singapore

- Nghiên cứu, so sánh 3 chỉ số: tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học
đại học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục.
10
- Phạm vi nghiên cứu: Với xu hướng thu hẹp phạm vi của so sánh giáo
dục chuyển từ quốc tế sang quốc nội, giải quyết những hạn chế vướng mắc
của nền giáo dục Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng lý luận về giáo dục so sánh, quản lý giáo dục trên lĩnh
vực GD-ĐT và sử dụng phương pháp thống kê chọn mẫu, phương pháp phân
tích đánh giá trên biểu đồ, phương pháp so sánh tổng hợp.
Tiểu luận đã sử dụng các số liệu đã được thầy giáo Nguyễn Tiến Đạt
cung cấp, gồm:
Bảng 2. So sánh tỷ lệ biết chữ người lớn ALR (Adult Literacy Rate)
Bảng 5: So sánh tỷ lệ đi học đại học TEGER (Tertiary Education
Gross Enrolment Ratio)
Bảng 9: So sánh tỷ lệ người tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo
dục SEQ (Satisfaction with Education Quality)
(Nguồn: Human Development Report 2013).
5. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung của tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát hệ thống giáo dục Việt Nam và hệ thống giáo dục
Singapore.
Chương 2. So sánh 3 chỉ số (tỷ lệ biết chữ ở người lớn, tỷ lệ đi học đại
học, tỷ lệ người thoả mãn với chất lượng giáo dục) năm 2013 giữa Việt Nam
với Singapore.
Chương 3. Những nhận xét về ưu nhược điểm và phương hướng phấn
đấu của Việt Nam.
11
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ

HỆ THỐNG GIÁO DỤC SINGAPORE
1.1. Khái quát hệ thống giáo dục Việt Nam
Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là
một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông
Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây
giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía
nam giáp biển Đông.
1.1.1. Cơ cấu hệ thống - Mạng lưới nhà trường
Đối với cơ cấu hệ thống giáo dục, có nhiều cách xác định khác nhau. Ở
đây, khái niệm cơ cấu hệ thống chỉ giới hạn trong phạm vi phân chia cấp lớp/
trình độ đào tạo kèm theo đó là một số chú ý về phương thức giáo dục, loại
hình trường và việc phân bố trường/ lớp trên các địa bàn (thường được gọi là
mạng lưới trường/ lớp).
* Về cơ cấu hệ thống giáo dục. Luật giáo dục năm 2005 được sửa
đổi, bổ sung năm 2009 quy định tại Điều 4:
- “Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục
thường xuyên”. [1] Như vậy, giáo dục thường xuyên vừa có thể hiểu như một
phương thức giáo dục, vừa có thể xem là một tiểu hệ thống/phân hệ của hệ
thống giáo dục quốc dân.
- Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao
gồm:
a) Giáo dục mầm non, có nhà trẻ và mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông, có 3 cấp học: tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5),
trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9), trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp
12);
12
c) Giáo dục nghề nghiệp, gồm 3 trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp
(trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề), cao đẳng;
d) Giáo dục đại học, gồm 4 trình độ đào tạo: cao đẳng, đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ.

* Về mạng lưới trường/ lớp, theo nguyên tắc phân bố trường gần dân,
đến nay trên các địa bàn dân cư đều có các cơ sở giáo dục. Cụ thể là:
- Mỗi xã, phường hoặc thị trấn đều có ít nhất một cơ sở giáo dục mầm
non, một trường tiểu học, một trường trung học cơ sở hoặc một trường liên
cấp tiểu học và trung học cơ sở (hình thức này chỉ có ở vùng kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn); phần lớn các xã có trung tâm học tập cộng đồng.
- Mỗi quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh đã có một hoặc
một số trường trung học phổ thông, có một trung tâm giáo dục thường xuyên
của huyện. Các thị xã, các quận và nhiều huyện đã có trung tâm kỹ thuật tổng
hợp-hướng nghiệp. Các huyện miền núi, hải đảo đều có một trường trung học
cơ sở nội trú dành cho học sinh dân tộc thiểu số và trường phổ thông có nhiều
cấp học.
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có một trường trung
học phổ thông chuyên dành cho học sinh xuất sắc trong việc học tập một
trong các các môn học, có trường trung cấp hoặc/và một trường cao đẳng
(junior college), một trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh. Các tỉnh miền
núi và các tỉnh có nhiều huyện miền núi đều có trường trung học phổ thông
nội trú dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Một số tỉnh và thành phố trực
thuộc trung ương còn có trường năng khiếu nghệ thuật, trường năng khiếu thể
dục-thể thao và trường dành cho người khuyết tật, tàn tật.
- Các trường đại học tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
một số thành phố như Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ
Ngoài ra, hầu như mỗi tỉnh đều có trường cao đẳng hoặc trường đại học.
13
1.1.2. Giáo dục mầm non và việc thực hiện quyền trẻ em:
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em từ mười hai tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp
trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1. Cơ sở
giáo dục mầm non gồm nhà trẻ (tiếp nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến ba tuổi) và

trường mẫu giáo (tiếp nhận trẻ từ ba tuổi đến năm tuổi).
Chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước là bảo đảm các quyền của trẻ
em được quy định trong Luật Giáo dục và Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Cụ thể là:
- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để phát triển toàn diện
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ phù hợp với tâm sinh lý lứa
tuổi.
- Trẻ em được chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh
không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
- Trẻ em được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí.
Việc thành lập các nhà trẻ nhằm mục đích giúp các bà mẹ có nơi gửi
con để đi làm và tham gia hoạt động xã hội, góp phần tạo điều kiện thực hiện
sự bình đẳng về giới.
Về mặt quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục mầm non hoặc do Uỷ ban
nhân dân cấp huyện thành lập (cơ sở công lập), hoặc do cộng đồng xã,
phường thành lập (cơ sở dân lập), hoặc do tư nhân thành lập (cơ sở tư thục).
- Các cơ sở giáo dục mầm non công lập chỉ được thành lập tại các xã
thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng cư trú của các dân tộc
thiểu số.
- Các cơ sở giáo dục mầm non dân lập chủ yếu được thành lập tại nông
thôn. Dân cư trong cộng đồng đóng góp xây dựng trường sở, mua sắm thiết bị
14
và bảo đảm kinh phí hoạt động, chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ
trợ về nguồn lực.
- Chính phủ khuyến khích tư nhân thành lập các cơ sở giáo dục tiền học
đường tư thục. Các trường này được hưởng các chính sách ưu đãi như được
giao hoặc cho thuê đất, được giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, được hưởng
ưu đãi về thuế và tín dụng.
Về quy mô giáo dục mầm non, trong năm học 2007-2008, cả nước có
3.057.718 trẻ em được bố mẹ gửi vào 11.620 cơ sở giáo dục mầm non; trong

đó có 5.678 cơ sở giáo dục mầm non công lập tiếp nhận 1.336.824 trẻ em,
5.942 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tiếp nhận 1.720.894 trẻ em.
* Mục tiêu phát triển của giáo dục mầm non đến 2015 là:
- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em trước 6 tuổi. Giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng của trẻ em trong các cơ sở giáo dục tiền học đường xuống
dưới 15%.
- Mở rộng hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư,
đặc biệt ở nông thôn và vùng khó khăn để hệ thống này có thể thu hút 18% trẻ
em dưới 3 tuổi, 67% trẻ em trẻ em từ 3 đến 5 tuổi. Phổ cập trẻ 5 tuổi, tích cực
thu hút 95% - 100% trẻ 5 tuổi đến trường để chuẩn bị cho các em có kỹ năng
vào học lớp một.
- Tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức, tuyên truyền và tư vấn
cho các bậc ông bà, cha mẹ về nuôi dạy trẻ em theo khoa học.
1.1.3. Giáo dục tiểu học
Cấp tiểu học gồm 5 lớp, thu nhận trẻ em từ 6 tuổi. Như vậy, nếu trẻ
không lưu ban, bỏ học thì đến 11 tuổi sẽ tốt nghiệp tiểu học.
Mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở.
Trong chương trình tiểu học hiện hành, ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có 6 môn học là:
15
Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Thể dục, Nghệ thuật (Mỹ thuật,
Âm Nhạc); trong đó, chỉ có Tiếng Việt và Toán có sách giáo khoa (để học sinh
sử dụng), bốn môn còn lại có tài liệu hướng dẫn giảng dạy (để giáo viên sử
dụng); ở lớp 4 và lớp 5 có 7 môn học là: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý,
Khoa học, Đạo đức, Thể dục, Nghệ thuật; trong đó, bốn môn có sách giáo khoa
là Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, các môn học còn lại có tài liệu
hướng dẫn giảng dạy. Ngoài ra, cần đưa dần chương trình tin học vào tiểu học để
bổ sung các kỹ năng cơ bản cho học sinh lên cấp học cao hơn.
Năm học 2007-2008, cả nước có 14.939 trường tiểu học với 6.832.567

học sinh. Số trường công lập là 14.844 với 6.832.218 học sinh. Số trường
ngoài công lập là 95 với 18.349 học sinh. Trong những năm gần đây, số học
sinh tiểu học giảm liên tục. Bên cạnh tình trạng học sinh bỏ học, nhiều nhà
phân tích cho rằng hiện tượng này là kết quả của việc giảm tỷ lệ tăng dân số
(nhân khẩu trong độ tuổi 6-11 giảm) và việc trẻ em đi học đúng độ tuổi (trước
đây quy mô cấp tiểu học lớn hơn dân số trong độ tuổi 6-11).
Thực hiện quy định của Luật phổ cập giáo dục tiểu học 1991, mọi trẻ
em chậm chất là đến 14 tuổi đều phải tốt nghiệp tiểu học, hơn chục năm trở
lại đây, ngày 5-9 được lấy làm ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường với mục
tiêu vận động tất cả các gia đình có con lên 6 đều đưa vào học lớp một. Năm
2000, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 6-11 đi học là 95%; năm học 2004-2005 tỷ lệ
đó là hơn 98%.
Mục tiêu phát triển của giáo dục tiểu học đến 2015 là: Thực hiện phổ
cập giáo dục đúng độ tuổi (thu hút 99% trẻ em trong độ tuổi đi học, giảm
thiểu tỷ lệ lưu ban, bỏ học), nâng cao chất lượng và hiệu quả, tiến tới thực
hiện dạy và học 2 buổi/ngày, đưa ngoại ngữ vào học từ lớp 3, giảm tỷ lệ hs/gv
và quy mô các lớp học.
16
Sơ đồ 1.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam
17
1.1.4. Giáo dục trung học:
Giáo dục trung học có hai cấp: cấp trung học cơ sở và cấp trung học
phổ thông.
Trung học cơ sở gồm 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9). Mục tiêu giáo dục của
cấp trung học cơ sở là củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu
học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ
thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, hoặc học nghề
(trung cấp chuyên nghiệp/ trung cấp nghề), hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Trung học phổ thông gồm 3 lớp (từ lớp 10 đến lớp 12). Mục tiêu giáo
dục của cấp trung học phổ thông là giúp học sinh củng cố và phát triển những

kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có
những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát
huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, hoặc học lên đại học, cao
đẳng, hoặc học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Năm học 2007-2008, cả nước có 10.491 trường trung học cơ sở với
5.791.229 học sinh; trong đó, số trường công lập là 10.458 với 5.791.229 học
sinh và số trường ngoài công lập là 33 với 68.297 học sinh. Cũng trong năm
học này, số trường trung học phổ thông là 2.476 với 3.070.023 học sinh; trong
đó, số trường công lập là 1.826 với 2.238.141 học sinh và số trường ngoài
công lập là 831.882 học sinh.
Tại các tỉnh có đông người dân tộc thiểu số (tỉnh miền núi và tỉnh có
huyện miền núi) trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có
một số trường nội trú. Theo thống kê năm 2005, tổng số trường nội trú dành
cho con em dân tộc thiểu số là 325; trong đó có 11 trường dân tộc nội trú
trung ương với 4.400 học sinh; 48 trường tỉnh (trung học phổ thông) với
khoảng 20 nghìn học sinh; và 266 trường huyện (trung học cơ sở) với khoảng
60 nghìn học sinh.
18
Triển khai chương trình phân ban ở trung học phổ thông là một nội
dung đổi mới quan trọng ở giáo dục phổ thông. Từ năm học 2006-2007, cấp
trung học phổ thông có ba ban: (i) Ban cơ bản, (ii) Ban khoa học tự nhiên,
(iii) Ban khoa học xã hội và nhân văn. Chương trình của cả ba ban đều gồm
các môn học: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hoá học, Ngoại
ngữ, Chính trị và Giáo dục công dân, Thể dục thể thao Yêu cầu của ban cơ
bản chính là chuẩn kiến thức và kỹ năng (nghĩa là yêu cầu tối thiểu cần thiết)
đối với tất cả các môn học thuộc chương trình của cấp học. Yêu cầu của Ban
khoa học tự nhiên là nâng cao đối với bốn bộ môn: Toán, Vật lý, Hoá học và
Sinh học. Yêu cầu của ban khoa học xã hội và nhân văn là nâng cao đối với
bốn bộ môn: Văn học, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ.
Đối với một trường, việc giảng dạy, học tập theo mấy ban, là ban nào

tuỳ thuộc sự lựa chọn của hiệu trưởng/ hội đồng nhà trường sau khi báo cáo
và được giám đốc sở giáo dục và đào tạo đồng ý. Đối với những trường chọn
ban cơ bản thì để tăng cường khả năng lựa chọn của học sinh, nhà trường có
thể có tổ chức thực hiện các chương trình tự chọn đối với các môn học được
nâng cao ở hai ban: Ban khoa học tự nhiên (và toán), Ban khoa học xã hội và
ngoại ngữ.
* Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông đến năm 2015 là: Thực
hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thu hút 99% trẻ em trong độ tuổi 11-
15 đi học trung học cơ sở, 50% trẻ em trong độ tuổi 15-18 đi học trung học
phổ thông; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; bảo đảm tất cả học sinh đều được học
một ngoại ngữ liên tục từ lớp 6 đến lớp 12.
1.1.5. Giáo dục nghề nghiệp - trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức
và kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức và lương tâm, có ý thức kỷ luật và tác
phong công nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thể tìm việc
làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
19
Giáo dục nghề nghiệp có ba trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp và cao
đẳng. Đào tạo trình độ sơ cấp thực hiện trong thời gian dưới một năm; đào tạo
trình độ trung cấp và cao đẳng thực hiện trong thời gian từ một đến ba năm
tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp và trình độ của người học ở đầu vào.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các trường trung cấp chuyên
nghiệp thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường dạy nghề
và các trung tâm dạy nghề thuộc quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội. Theo thống kê năm 2006, trong cả nước có 1.688 cơ sở dạy
nghề phân bố ở tất cả các tỉnh, bao gồm 236 trường dạy nghề (tăng gấp đôi so
với năm 1998), 404 trung tâm dạy nghề và trên 1.000 các lớp dạy nghề
18
.
Trong hệ thống các trường dạy nghề, ngoài các trường công lập, có trường tư

thục, trường có vốn đầu tư của nước ngoài và trường của quân đội để thực
hiện việc dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ. Về các trường trung học chuyên
nghiệp (thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo), mặc dầu nhiều
trường mạnh lần lượt chuyển thành trường cao đẳng nhưng trong 5 năm (từ
2001 đến 2005) tổng số các trường trung học chuyên nghiệp vẫn tăng. Cụ thể,
năm học 2001 có 253 trường đến năm học 2005 có 285 trường, với 283.335
học sinh. Trong đó, có 238 trường công lập và 47 trường tư thục; có trường
thuộc các bộ và có trường thuộc địa phương, mỗi tỉnh trung bình có từ 3 đến 5
trường (trừ 3 tỉnh mới thành lập).
* Mục tiêu phát triển của giáo dục nghề nghiệp đến năm 2015 là:
- Thiết lập hệ thống đào tạo nghề nghiệp thực hành đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công
nhân lành nghề, đội ngũ kỹ thuật viên và cán bộ chuyên môn ở trình độ cao
đẳng từ những người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.
- Thu hút 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường
trung cấp và 10% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học các cao
đẳng nghề.
1
20
1.1.6. Giáo dục đại học
Giáo dục đại học đào tạo bốn trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến
sĩ. Cụ thể:
- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ 2-3 năm, đối với người
tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề;
1-2 năm đối với người tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4-6 năm đối với người tốt
nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp; từ 2
1
/
2

- 4 năm đối với người tốt
nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ 1
1
/
2
- 2 năm đối với người tốt nghiệp
cao đẳng cùng chuyên ngành;
- Đào tạo trình độ thạc sĩ thực hiện từ 1-2 năm đối với người tốt nghiệp
đại học;
- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm đối với người tốt
nghiệp đại học; từ 2-3 năm đối với người có bằng thạc sĩ.
Mục tiêu giáo dục của cấp đại học là đào tạo sinh viên thành những
người có phẩm chất chính trị, có đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân, có kiến
thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có
sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các cơ sở giáo dục đại học của nước ta gồm:
- Các trường cao đẳng (junior college);
- Các trường đại học (university), trong đó có đại học gồm nhiều trường
thành viên (colleges), có đại học chỉ có các khoa;
- Các học viện;
Theo thống kê năm 2006, cả nước có 322 trường đại học, cao đẳng với
1.53.846 sinh viên; trong đó có 275 trường công lập với 1.310.375 sinh viên
và 193.471 sinh viên. Về đào tạo sau đại học có gần 150 cơ sở với 38.461 học
viên cao học và 4.518 nghiên cứu sinh. Tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân là
179.
21
* Mục tiêu phát triển của giáo dục đại học đến năm 2020 là:
- Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm
2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó có 70-80% sinh viên
theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và khoảng 40% sinh viên

thuộc các trường ngoài công lập.
- Bảo đảm đến năm 2010 đạt 40% giảng viên đại học, cao đẳng có trình
độ thạc sĩ và 25% có trình độ tiến sĩ; tỉ lệ sinh viên/giảng viên của cả hệ thống
giáo dục đại học không quá 20.
- Áp dụng các phương thức và công nghệ quản lý hiện đại trong các cơ
sở giáo dục đại học, đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về đào tạo và nghiên cứu khoa học, và
hệ thống thư viện điện tử.
- Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả của các hoạt động khoa học công
nghệ trong các trường đại học. Các trường đại học lớn phải là các trung tâm
nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước. Nguồn thu từ các hoạt động khoa học
- công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt khoảng 15% tổng nguồn thu của các
trường. Nhà nước dành hơn 1% ngân sách để các trường đại học thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
- Bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường về tất cả
các mặt. Bảo đảm vai trò quản lý của nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá
của xã hội đối với các hoạt động của nhà trường.
1.1.7. Giáo dục thường xuyên
Trong suốt một thời gian dài, nhân dân ta kiên trì tiến hành công cuộc
chống nạn mù chữ, phát triển giáo dục người lớn (lúc đầu là giáo dục bình
dân, rồi giáo dục bổ túc và ngày nay là giáo dục thường xuyên). Kết quả là
hàng chục triệu người đã thoát khỏi nạn mù chữ. Hàng triệu người, thông qua
các lớp bổ túc văn hoá và các khoá đào tạo tại chức mà tiếp tục mở mang sự
hiểu biết, vươn tới ánh sáng của tri thức.
22
Ngày nay, giáo dục thường xuyên có chức năng giúp mọi người vừa
làm vừa học, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết,
nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng
cuộc sống, tìm việc làm và tự tạo việc làm, thích nghi với đời sống xã hội.
Trong phạm vi chức năng, giáo dục thường xuyên có các chương trình

sau:
- Chương trình xoá mù chữ và sau xoá mù chữ;
- Chương trình giáo dục cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công
nghệ theo yêu cầu của người học;
- Chương trình đào tạo, đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ;
- Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc
dân.
Hệ thống tổ chức thực hiện giáo dục thường xuyên gồm các trung tâm
giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
huyện và các trung tâm học tập cộng đồng. Đồng thời các cơ sở giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học cũng tham gia thực hiện
chương trình giáo dục thường xuyên.
Trong năm học 2008-2009, tính chung cả nước có 66 trung tâm giáo
dục thường xuyên cấp tỉnh, 583 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện,
24 trường bổ túc văn hoá, 1.300 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 10.997 trung
tâm học tập cộng đồng ở xã (thuộc địa bàn nông thôn).
* Mục tiêu của giáo dục thường xuyên đến 2015 là:
- Nâng cao kết quả xoá nạn mù chữ, tăng tỷ lệ người biết chữ trong độ
tuổi 15-35;
- Mở rộng cơ hội học tập cho người lớn, người lao động, giúp mọi
người tiếp cận và thụ hưởng các chương trình bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết,
khả năng lao động và chất lượng cuộc sống
23
- Phấn đấu để mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên phủ kín các địa
bàn trong cả nước.
1.2. Khái quát hệ thống giáo dục Singapore
Nước Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á với diện
tích chỉ khoảng 710 km
2

và dân số khoảng trên 4,8 triệu người. Vốn là một
làng chài cá ở phía nam quần đảo Mã Lai, Singapore trở thành thuộc địa của
Anh từ thế kỷ 19, giành quyền tự trị vào năm 1959 và trở thành quốc gia độc
lập thuộc Khối thịnh vượng chung từ năm 1965. Chính vì vậy tiếng Anh là
ngôn ngữ phổ biến ở đảo quốc này.
Quá trình phát triển giáo dục Singapore tính từ 1959 đến nay được chia
ra làm nhiều giai đoạn với những phương châm cải cách giáo dục riêng. Các
giai đoạn cải cách giáo dục ở Singapore có thể được chia thành 4 giai đoạn
như sau:
- Giáo dục để tồn tại (1959-1978);
- Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực (1979-1996);
- Giáo dục lấy năng lực làm động lực (1997-2005);
- Giáo dục lấy đổi mới làm động lực (từ 2006).
Những giai đoạn khác nhau không tách rời mà tạo thành một chuỗi liên
tục, thời điểm chỉ có ý nghĩa đánh dấu cho thuận tiện.
Mục đích của nền giáo dục chính thống ở Singapore là trang bị cho
thanh thiếu niên những kỹ năng kiếm sống, có giá trị đạo đức lành mạnh, và
khi trưởng thành trở thành những con người có trách nhiệm và những công
dân trung thành. Quá trình học tập nhằm nuôi dưỡng những tố chất tốt nhất
của mỗi trẻ, giúp cho từng em phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Hiện nay, hệ thống học tập chủ yếu là tập trung giám sát khoảng 165
trường tiểu học (trường công và trường được chính phủ hỗ trợ), 156 trường
trung học, 12 trường hỗn hợp đào tạo, 7 trường độc lập, 13 trường cao đẳng
và 1 trường dự bị đại học tập trung. Giáo dục tiểu học là bắt buộc, với tất cả
24
trẻ em từ 6 tuổi. Các em được hưởng 10 năm giáo dục miễn phí: 6 năm ở bậc
tiểu học và 4 năm ở bậc trung học. Giáo dục sau trung học chuyên về học
thuật được đưa vào các trường cao đẳng và một trường dự bị đại học tập
trung, trong khi đào tạo trực tiếp chuẩn bị cho thế giới việc làm được giao cho
các cơ sở và các trường đào tạo thuộc Viện Giáo dục Kỹ thuật và 5 trường kỹ

thuật bách nghệ. Hiện nay ở Singapore có 4 trường đại học. Hệ thống trường
học ở Singapore được xây dựng nhằm khuyến khích học sinh hoàn chỉnh ít
nhất 10 năm giáo dục cơ sở trước khi bước vào thế giới việc làm.
1.2.1. Giáo dục tiểu học
Ở bậc tiểu học học sinh học qua giai đoạn cơ bản trong 4 năm, từ lớp 1
đến lớp 4, và học qua giai đoạn định hướng trong 2 năm từ lớp 5 đến lớp 6.
Để phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân, trước khi bước vào giai đoạn
định hướng, học sinh chính thức được sắp xếp lớp theo năng lực học tập.
1.2.2. Giáo dục trung học
Ở bậc trung học, học sinh lựa chọn 3 chương trình học (Đặc
biệt/Nhanh/Bình thường) được thiết kế phù hợp với năng lực và sở thích của
mỗi học sinh. Các em phải học 4 đến 5 năm giáo dục trung học với mức độ
quan trọng về chương trình khác nhau. Đa số học sinh theo chương trình học
đặc biệt hoặc nhanh trong khi số còn lại theo chương trình học bình thường.
1.2.3. Giáo dục sau trung học và giáo dục đại học
Hệ thống giáo dục sau trung học và đại học của Singapore gồm các
trường cao đẳng, các học viện tập trung, các viện giáo dục kỹ thuật, các
trường kỹ thuật bách nghệ và các trường đại học.
Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp trung học (GCE), học sinh đạt
trình độ “0” và có thể vào học chương trình dự bị đại học 2 năm ở các trường
cao đẳng hoặc 3 năm tại các học viện tập trung tùy theo kết quả thi.
Viện Giáo dục kỹ thuật (ITE) là một trường sau bậc trung học nằm
trong hệ thống các trường cao đẳng nhằm trang bị cho học sinh tốt nghiệp
25

×