Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số Kinh nghiệm dạy tiết Tập Làm Văn cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.91 KB, 13 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
- Tên đề tài : Một số Kinh nghiệm dạy tiết Tập Làm Văn cấu tạo bài văn
miêu tả đồ vật.
- Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Hà.
- Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Hoàng Lê Kha – Châu Thành – Tây
Ninh.
A. Mở bài
1/ Lý do chọn đề tài :
Nhiều năm giảng dạy HS lớp 4, tôi rất bức xúc với những bài tập làm văn
miêu tả đồ vật đạt điểm yếu. Tôi hy vọng rằng đề tài này sẽ làm vơi bớt nỗi băn
khoăn ấy.
2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu : Các giải pháp chủ yếu giúp học sinh hoàn chỉnh bài
tập làm văn miêu tả đồ vật.
- Khách thể : HS lớp 4C.
Phương pháp nghiên cứu, tham khảo sách có liên quan đến phương pháp dạy
tập làm văn ở Tiểu học nhất là tập làm văn miêu tả đồ vật.
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới :
- Cần đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để phù hợp với bước phát
triển mới của thời đại.
- Cần giúp người học tự tìm đến kiến thức.
4/ Hiệu quả áp dụng :
- Gây hứng thú cho người học. Phát huy được tính tích cực, tính sáng tạo của
HS.
- Áp dụng cách dạy này mang lại hiệu quả rõ rệt so với cách dạy những năm
trước đó.
5/ Phạm vi áp dụng :
Được sự góp ý của Ban Giám Hiệu, đồng nghiệp, đề tài này sẽ được áp dụng
trong trường tại lớp 4C.
- Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn dạng miêu tả cây cối.
6/ Hệ thống các phương pháp nghiên cứu :


- Đọc tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Dự giờ phân môn Tập làm văn.
- Đàm thoại với giáo viên, học sinh.
B. Nội dung nghiên cứu
1/ Cơ sở lí luận nghiên cứu đề tài :
- Nghiên cứu những mục đích cần đạt của phân môn Tập làm văn dạng bài :
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
- Những khó khăn trong việc dạy tiết Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
- Biện pháp chung nhằm nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập làm
văn.
2/ Thực trạng về vấn đề nghiên cứu :
- Những kinh nghiệm rút được qua dự giờ.
- Các lỗi học sinh thường mắc phải và nguyên nhân.
3/ Những giải pháp chủ yếu :
- Nêu lên những nội dung cần đạt và biện pháp giải quyết nó.
C. Kết luận
- Bài học kinh nghiệm.
- Hướng phổ biến áp dụng đề tài.
- Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài.
Tây Ninh, ngày … tháng … năm 20……
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hà
KINH NGHIỆM DẠY TIẾT TẬP LÀM VĂN CẤU TẠO BÀI
VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
A. MỞ ĐẦU :
1/ Lý do chọn đề tài :
Trong mỗi chúng ta ai cũng đều biết văn học là khía cạnh không thể thiếu
trong cuộc sống con người. Văn học không những là môn khoa học mà còn tô điểm
cho cuộc sống thêm tươi vui. Nền văn học chúng ta góp phần không nhỏ vào công
cuộc giữ nước và xây dựng đất nước, nhất là trong công cuộc đổi mới ngày nay. Nó

đã xuyên suốt quá trình lịch sử của cha ông ta, có biết bao tác phẩm văn học có giá
trị nghệ thuật cao để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng đẹp Như ta đã biết
văn học thật bổ ích, thật thú vị. Để lớp trẻ tiếp bước được những tinh hoa nhân loại
thì cơ sở ban đầu của nó phải thông qua việc dạy, việc học phân môn Tập làm văn
ngay từ bậc Tiểu học. Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí đặc biệt
quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
Phân môn Tập làm văn giúp học sinh trang bị kiến thức và rèn luyện các
kỹ năng làm văn như (nghe – nói - đọc - viết). Góp phần cùng các môn học khác mở
rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm
xúc, thẫm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh thông qua các kiểu bài với nội
dung đa dạng, phong phú, nhất đáng kể nhất là dạng bài miêu tả đồ vật trong đó tiết
Tập làm văn cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật là quan trọng nhất vì nó khơi nguồn cho
một bài văn hoàn chỉnh.
Học các tiết Tập làm văn này, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ
đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề
Tập làm văn dạng này, học sinh lại có dịp hướng tới chân, thiện, mỹ được định
hướng trong các đề tài. Kho quan sát đồ vật trong văn miêu tả đồ vật, học sinh được
rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người và vật. Các bài
luyện tập viết như, trao đổi với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức,
điền vào giấy tờ in sẵn cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng
đồng Những cơ hội đó làm cho tình yêu mến, gắn bó với thiên nhiên với con
người và việc xung quanh của trẻ nảy nở tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú.
Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ qua
tình yêu thiên nhiên. Giúp chúng vẽ hoàn chỉnh sinh động bức tranh bằng lời về đồ
vật.
Trên cơ sở nhận thức một cách thực tế về mục tiêu cần đạt của phân môn
Tập làm văn (như đã nói trên), để góp phần làm tốt nhiệm vụ của phân môn Tập làm
văn, tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy tiết Tập làm văn cấu tạo bài văn miêu
tả đồ vật”.
2/ Đối tượng nghiên cứu :

Cách thức dạy tiết Tập làm văn cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật cho học sinh
lớp 4. Cho nên khi làm đề tài này bản thân giáo viên cần phải nắm vững vị trí, nhiệm
vụ, mục tiêu, các nguyên tắc và phương pháp dạy tiết Tập làm văn cấu tạo bài văn
miêu tả đồ vật ở lớp 4 vì mục tiêu dạy Tập làm văn kiểu này vừa góp phần thực hiện
mục tiêu chung của môn Tiếng Việt vừa có tác dụng quyết định trong việc lựa chọn
các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Ngoài ra cần phải nghiên cứu đặc điểm tâm lý của học sinh quá trình lĩnh
hội kiến thức thể hiện thông cách diễn đạt thông qua việc thực hành luyện nói - viết
cho học sinh.
3/ Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện cho lớp 4C của trường trong học kỳ II
năm học 2009 – 2010. Được phổ biến cho các lớp trong khối áp dụng. Đề tài chỉ đi
sâu nghiên cứu cách dạy tiết Tập làm văn cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật giúp học
sinh có khả năng giao tiếp được tốt hơn và kết quả bài viết được nâng cao hơn.
4/ Phương pháp nghiên cứu :
Để học sinh hiểu được tiết Tập làm văn cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật tốt.
Người giáo viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu mới chắt lọc được những cốt lõi
chính của yêu cầu, nhằm giúp học sinh đạt tới mục đích. Ngoài ra, người giáo viên
cần dự giờ học tập góp ý, xây dựng, bàn thảo, ý kiến tiết dạy của mình, của đồng
nghiệp để học hỏi thêm về kinh nghiệm.
Đối với học sinh, giáo viên cần dùng các phương pháp như : thực nghiệm,
trắc nghiệm, đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu. Phương pháp thực hiện được giáo viên
áp dụng bằng cách cho học sinh quan sát kĩ đồ vật định tả. Từ đó, giáo viên giúp học
sinh nhận xét đồ vật một cách thấu đáo bằng đặt câu hỏi mo65tca1c em trả lời, đưa
ra các ý kiến để các em chọn ý kiến đúng nhất hoặc có thể kiểm tra, đối chiếu các ý
các em quan sát được với đồ vật. Các phương pháp trên không những giúp học sinh
miêu tả đồ vật có tính chân thật, còn bồi dưỡng tính yêu mến đồ vật, biết giữ gìn đồ
vật cẩn thận.
B/ NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận :

Ở lớp 4, các loại bài văn đều gắn với các chủ điểm. Quá trình thực hiện kỹ
năng phân tích để tìm ý quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu
biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia
đoạn bài văn miêu tả đồ vật, quan sát đối tượng góp phần phát triển khả năng phân
tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn
luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa Khi miêu tả, miêu tả đồ vật,
nhờ vận dụng vốn sống, huy động trí tưởng tượng để xây dựng bài văn miêu tả đồ
vật hoàn chỉnh hơn.
Theo quan điểm biên soạn sách giáo khoa của bộ Giáo dục – Đào tạo.
Phân môn Tập làm văn miêu tả là “ Lấy nét chữ hoặc câu văn để biểu hiện các chân
tướng của sự vật ra” (Đào Duy Anh – Hán việt từ điển). Văn miêu tả giúp người đọc
hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vậtt thông qua những nhận xét tinh tế,
những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẫm mỹ của người viết, đồng thời thông
qua thể hiện này rèn luyện cho học sinh thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết :
“Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng việt để học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi”.
Văn miêu tả đồ vật có đặc điểm : mang tính thông báo thẫm mĩ, chứa đựng
tình cảm của người viết, sinh động và tạo hình, ngôn ngữ miêu tả giàu hình sảnh.
Đi vào nhà trường, văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau
căn cứ vào đối tượng miêu tả. Ở bậc tiểu học, văn miêu tả được chọn lọc kỹ chiếm
thời gian (56% thời gian). Trong các kiểu bài thì kiểu bài cấu tạo bài văn miêu tả đồ
vật là tiên đề cho các kiểu bài khác.
Còn theo một số quan niệm khác về giáo dục cho rằng các em cứ đọc được
nhiều truyện (phù hợp với lứa tuổi) là có thể làm được bài văn không những đạt yêu
cầu mà còn hay. Bởi lẽ, họ cho rằng khi làm văn các em sẽ mượn một số lời hay ý
đẹp để tạo thành bài văn của mình. Theo người viết, kinh nghiệm này chỉ là yếu tố
nhỏ. Ngoài ra còn quan niệm về giáo dục nửa cho vấn đề này là quan niệm cách dạy
theo phương pháp cũ mà chúng ta vừa mới được sửa đổi để có một nền giáo dục mới
theo kịp với thời đại hôm nay.
2/ Cơ sở thực tiễn :

Hiện nay chúng ta cần rèn một kĩ năng quan trọng nhằm đưa việc làm bài
văn vào hoạt động giao tiếp của người làm bài. Qua điều tra thực tế cho thấy trong
một lớp học có khoảng ¼

số học sinh nói được lưu loát rõ ràng khi giao tiếp và 1/
3
số
học sinh gọi là biết giao tiếp, số còn lại thì ngại nói và thậm chí các em này còn sợ
nói. Hành động nói năng không được đưa vào hoạt động giao tiếp là tự cô lập mình
và trở thành dã tạo nên đây là biện pháp cấp bách cần được giải quyết ngay.
3/ Nội dung vấn đề :
Giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp khi dạy từng phần của bài
văn : về cấu tạo, bố cục (Mở bài, thân bài, kết bài) cho đến từng cách miêu tả, từ bao
quát đến chi tiết, cách dùng hình ảnh bằng biện pháp so sánh hay nhân hóa … riêng
trong mở bài còn có hai hiểu (Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp). Còn kết bài
cũng có hai kiểu (kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng).
Ví dụ : Tiết tìm hiểu về cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật này. Giáo viên cần
phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, kết hợp với các đồ dùng dạy học như :
Đồ vật định tả (vật thật, tranh ảnh), giấy viết nội dung bài tập để dán bảng
Tất cả các phương pháp nói trên đều xoay quanh mục đích cuối cùng cho
học sinh Tiểu học hiện nay là kỹ năng giao tiếp. Biện pháp giải quyết là “Phải tạo cơ
hội giao tiếp cho học sinh”. Muốn vậy phải tạo ra tình huống nói năng cho học sinh
và dạy cho các em định hướng trong tình huống đó, tức là phân tích điều kiện nói
năng và nhiệm vụ giao tiếp. Do đó, một hệ thống về bài tập làm văn trong đó có đề
cập đến tình huống nói năng, làm nảy sinh nhu cầu nói năng của học sinh và đây
chính là điều mong ước của người dạy tập làm văn.
Để làm sáng tỏ vấn đề trên xin đưa ra một ví dụ đơn cử trong số dạy tiết
tập làm văn cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật : bài “ Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật”
xem SGK.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :

1/ Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài,
trình tự miêu tả trong phần thân bài.
2/ Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn
miêu tả đồ vật.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh minh họa các cối xay trong SGK phóng to.
- Một số từ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài câu d (BT I.1) + Một tờ
giấy viết lời giải câu b, d (BT I.1).
- Một tờ giấy khổ to viết thân bài tả cái trống – BT III.
- Ba, bốn tờ giấy trắng để 3 – 4 HS viết thêm mở bài, kết bài cho câu thân
bài cái trống (BT III.d).
III. LÊN LỚP :
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước (Thế
nào là miêu tả?).
- Hai HS đọc lại BT III.2 – nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích
trong đoạn thơ Mưa.
3/ Bài mới :
- Giới thiệu bài : Bài học hôm trước đã giúp các em biết thế nào là văn
miêu tả. Tiết tập làm văn hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em biết cách làm một bài văn
miêu tả đồ vật. (Ví dụ : Tả áo búp bê, trống trường, cặp sách, bàn ghế …).
* Hoạt động 1 : Phần nhận xét.
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.
Bài tập 1 :
- Hai HS nối tiếp nhau đọc bài văn Cái cối tân, những từ ngữ được chú
giải.
- Giáo viên treo tranh minh họa cái cối xay.
- HS quan sát tranh minh họa cái cối.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài văn, suy nghĩ, trao đổi nhóm hai, trả lời lần

lượt các câu hỏi. HS trả lời miệng câu hỏi a, b, c. Hai nhóm làm bài trên phiếu câu d.
Cả lớp và giáo viên nhận xét (Dán tờ giấy đã ghi lời giải đúng).
1a) Bài văn tả cái gì? (Cái cối xay gạo bằng tre). Giáo viên bổ sung : ngày
xưa cách đây ba, bốn mươi năm ở nông thôn chưa có máy xay xát gạo như hiện nay
nên người ta vẫn dùng cối xay bằng tre để xay lúa.
1b) Các phần mở bài và kết bài trong bài “ Cái cối tân”. Mỗi phần ấy nói
điều gì.
+ Phần mở bài (cái cối xinh xinh xuất hiện như một
giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống).
+ Phần kết bài (Cái cối xay cũng như những đồ dùng
đã sống cùng tôi theo dõi từng bước anh đi).
Giới thiệu cái cối (đồ vật được
miêu tả).
Nêu lên kết thúc của bài (tình
cảm thân thiết giữa các đồ vật
trong nhà với các bạn nhỏ.
1c) Các phần mở bài và kết bài đó gống với những cách mở bài, kết bài
nào đã học? (Các phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở
rộng trong văn kể chuyện).
1d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
+ Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ
phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến
phần phụ.
+ Tiếp theo, tả công dụng của cái cối
Cái vành

cái áo, hai cái tai

lỗ tai, hàm răng cối


dăm cối,
cần cối

đầu cần

cái chốt dây
thừng buộc cần.
Xay lúa cái cối làm vui cả xóm.
Giáo viên hỏi
- Khi miêu tả tác giả đã dùng biện pháp nào? (Biện pháp tu từ, so sánh,
nhân hóa).
- Yêu cầu HS nêu vài ba dẫn chứng.
- Giáo viên giải thích thêm về cách miêu tả của tác giả.
Bài tập 2 :
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, dựa vào kết quả bài tập 1, các
em suy nghĩ trả lời câu hỏi rồi rút ra ghi nhớ bài học.
* Ghi nhớ : Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 2 : Phần luyện tập.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn thân bài tả cái trống, suy nghĩ. Câu a, b, c.
- Giáo viên gián tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống. HS phát biểu ý
kiến, trả lời các câu hỏi a, b, c. Giáo viên gạch dưới câu văn tả bao quát cái trống/tên
các bộ phận của cái trống/tên các bộ phận của cái trống/những từ ngữ tả hình dáng,
âm thanh của cái trống. Cũng có thể trả lời như sau : (Giáo viên chuẩn bị sẵn).
Câu a/ Câu văn tả bao quát cái trống.
Câu b/ Tên các bộ phận của cái trống
được miêu tả.
Câu c/ Những từ ngữ tả hình dáng, âm
thanh của trống.
Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc

nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở
trước phòng bảo vệ.
- Mình trống.
- Ngang lưng trống.
- Hai đầu trống.
- Hình dáng : tròn như cái chum, mình được
ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nó
ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu, ngang lưng
quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong,
nom rất hùng dũng, hai đầu buộc kín bằng da
trâu thuộc kĩ, căng rất thẳng.
- Âm thanh : tiếng trống ồm ồm giục giã
“Tùng!Tùng!Tùng! giục trẻ rảo bước tới
trường/trống “cầm càng” theo nhịp “Cắc
tùng!Cắc tùng!” để học sinh tập thể
dục/trống “xả hơi” một hồi dài là lúc HS
được nghỉ.
Câu d :
- HS làm bài tập câu d viết thêm phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả
cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh. HS làm bài vào tập. Một HS làm
bài trên phiếu.
- Giáo viên lưu ý HS :
+ Có thể mở bài theo cách trực tiếp, gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng và
không mở rộng.
+ Khi viết, cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài và thân bài, giữa
đoạn thân bài và kết bài.
- HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài. Cả lớp và giáo viên nhận xét bình
chọn mở bài hay và nhận xét bài làm trên phiếu được gián lên.
- Cách thực hiện tương tự với phần kết bài : HS tiếp nối nhau đọc phần kết
bài. Giáo viên chọn trình bày trên bảng phần kết bài hay của một, hai HS.

Ví dụ :
+ Mở bài trực tiếp
+ Mở bài gián tiếp
+ Kết bài mở rộng
+ Kết bài không mở rộng
Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây
cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường.
Kỉ niệm của những ngày đầu đi học là kỉ niệm mà mỗi
người không bao giờ quên. Kỉ niệm ấy luôn gắn với đồ vật
mà con người. Nhớ những ngày đầu đi học tôi luôn nhớ
những chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã,
náo nức của nó.
Rồi đây, tôi sẽ là trở thành HS trung học. Rời xa mái
trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc
biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc,
rộn ràng của nó.
Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về.
4/ Củng cố :
- Hệ thống lại nội dung bài học.
- Giáo dục tư tưởng - nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò :
Qua áp dụng cách dạy như đã trình bày ở trên, tôi thấy không khí lớp sôi
nổi hẳn lên, HS có hứng thú trong học tập, mạnh dạn trình bày cách miêu tả của
mình lưu loát, rõ ràng.
Sau khi hoàn thành các tiết : luyện tập miêu tả đồ vật, quan sát đồ vật. HS
đã đầy đủ kiến thức để viết một bài văn thật sự thì cho kết quả khá khả quan như
bài : “ Tả cái cặp sách của em”.
Điểm 9 : 03 em Điểm 8 – 7 : 18 em Điểm 6 – 5 : 11em.
So kết quả này với kết quả các bài văn kể chuyện trước thì có phần lạc
quan hơn vì không có học sinh điểm dưới trung bình.

* Kết quả so sánh (cùng thời điểm tháng 3 giữa năm học 2008 – 2009 khi
chưa áp dụng đề tài).
Năm học Giỏi Khá Trung bình
2008 – 2009 14/10 56% 9/5 36% 2/1 8%
2009 - 2010 18/9 56,2% 10/7 31,3% 4/2 12,5%
C/ KẾT LUẬN :
Như ta đã biết : phân môn tập làm văn bài cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật là
thành quả của toàn bộ kĩ năng đảm nhiệm (kĩ năng tập viết, kĩ năng viết chính tả, kĩ
năng nghe). Phân môn tập làm văn này còn sử dụng kiến thức và kĩ năng cho nhiều
môn học khác trong nhà trường cung cấp. Ngoài ra nó còn huy động vốn sống của
HS làm cho tư duy ngày càng phát triển gắn liền với thực tế thông qua các đề bài. Đó
không chỉ là vốn hiểu biết về chi thức mà còn là những tình cảm, ấn tượng đẹp, cảm
xúc mới và những ký ức còn lưu giữ được về đối tượng được nói đến trong đề bài đồ
vật. Thông qua tập làm văn miêu tả cây cối còn phản ánh được trình độ sử dụng
Tiếng việt, trình độ tri thức và trình độ hiểu biết của HS. Khi làm văn HS đã thực
hiện một loạt hoạt động giao tiếp. Mỗi bài văn là sản phẩm không lặp lại của HS
trước đề bài. Do đó có thể nói trong việc học tập làm văn miêu tả cây cối, HS được
chủ động, thể hiện cái riêng của mình một cách chân thực. Vì vậy, dạy tập làm văn
về miêu tả cây cối không chỉ dạy “ văn đàn” mà còn dạy các em tập suy nghĩ độc
lập, tập sáng tạo, tập thể hiện tính trung thực của con người đối với sự vật xung
quanh ban cho.
Qua đây tôi cũng rút được kinh nghiệm quý báu dạy tiết tập làm văn cấu
tạo bài văn miêu tả đồ vật. Giáo viên nên để HS tập quan sát đồ vật định tả bằng các
giác quan mắt, tai Cho các em ghi kết quả quan sát được vào nháp, HS tự vận
dụng kiến thức bài học, sử dụng các biện pháp tu từ cùng với sự hướng dẫn của
giáo viên để giúp HS tự tìm đến kiến thức, có như vậy thì các em sẽ nhớ lâu hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm trong cách dạy tiết tập làm văn cấu tạo bài
văn miêu tả đồ vật của tôi. Bản thân tôi mạnh dạn trình bày mong đồng nghiệp góp
ý, bổ sung những điều thiếu sót để phương pháp dạy tiết tập làm văn cấu tạo bài văn
miêu tả đồ vật được hoàn chỉnh hơn, mang lại kết quả tốt hơn để đề tài được áp dụng

trong khối - trường Tiểu học Hoàng Lê kha.
Xin kính chào các cấp trên và mong nhận được lời góp ý chân thành của
quý cấp. Tôi xin gửi đến lời cảm ơn hết sức chân thật đến quý cấp.
Tây Ninh ngày 10 tháng 03 năm 2010
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hà
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
I/ Trường Tiểu học Hoàng Lê Kha :
* Nhận xét :



* Xếp loại :
Chủ tịch Hội đồng khoa học
…………………………….
II/ Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Châu Thành :
* Nhận xét :



* Xếp loại :
Chủ tịch Hội đồng khoa học
…………………………….
III/ Sở Giáo dục – Đào tạo Tây Ninh :
* Nhận xét :



* Xếp loại :
Chủ tịch Hội đồng khoa học

…………………………….
PHIẾU ĐIỂM
TIÊU CHUẨN NHẬN XÉT ĐIỂM
1/ Mức độ giải
quyết mâu thuẫn
(hệ số 3)
2/ Tính chất các
giải pháp để giải
quyết mâu thuẫn
(hệ số 3)
3/ Tính chính xác
của các nghiên
cứu (hệ số 2)
Phạm vi phổ biến
(hệ số 2)
- Tổng cộng : ………… điểm.
- Xếp loại : ………………….
Hoàng Lê Kha, ngày … tháng … năm 20….
•Giám khảo 1 : Chữ ký :
•Giám khảo 2 : Chữ ký :
•Giám khảo 3 : Chữ ký :
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) và các cộng tác viên : Hoàng Hòa Bình,
Nguyễn Thị Hạnh, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trại : Sách giáo khoa
Tiếng Việt 4 tập 1 và sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 1 do nhà xuất bản giáo dục in.
2/ Lê Thị Hoài Nam : Bài giảng phương pháp dạy học Tiếng Việt do Bộ Giáo
dục và Đào tạo đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa.
3/ Lê Phương Nga, Nguyễn Trí : Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 - Bộ
Giáo dục và Đào tạo đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa.
MỤC LỤC


A/ Mở đầu Trang 1
1/ Lý do chọn đề tài Trang 1
2/ Đối tượng nghiên cứu Trang 2
3/ Phạm vi nghiên cứu Trang 2
4/ Phương pháp nghiên cứu Trang 2
B/ Nội dung Trang 2
1/ Cơ sở lý luận Trang 2
2/ Cơ sở thực tiễn Trang 3
3/ Nội dung vấn đề Trang 3
C/ Kết luận Trang 8

×