Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.77 KB, 21 trang )


Thực hiện: Trần Khánh Linh
Trần Bảo Bình

Thế nào là ngôn
ngữ chính luận ?
Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong
các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu
ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện
thời sự, Nhằm trình bày, bình luận, đánh giá
những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội,
văn hóa, tư tưởng, theo một quan điểm chính trị
nhất định.

Phân biệt khái niệm “nghị luận” và “chính luận”?

Tiêu
chí
Nghị luận Chính luận
-
Chức
năng
- Là thao tác tư duy, là
phương tiện biểu đạt, một
kiểu bài làm văn trong
nhà trường
- Là khái niệm chỉ một
phong cách ngôn ngữ độc
lập với các phong cách
ngôn ngữ khác do cách
thức sử dụng ngôn ngữ đã


hình thành những đặc trưng
tiêu biểu
-
Phạm
vi sử
dụng
- Sử dụng ở tất cả mọi
lĩnh vực
- Chỉ thu hẹp trong phạm vi
trình bày quan điểm về vấn
đề chính trị

I/ Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:
II/ Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách
ngôn ngữ chính luận
1. Các phương tiện diễn đạt:
a) Về từ ngữ
Đọc đoạn trích sau và nhận xét
về từ ngữ được sử dụng trong
văn bản

Tuyên ngôn độc lập
“ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho
họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy,
có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng

Pháp năm 1791 cũng nói:
“ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi:
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”
Hồ Chí Minh

1. Các phương tiện diễn đạt:
a) Về từ ngữ
Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng
có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, bình đẳng,
tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất,
công bằng, dân chủ, đa số, thiểu số, chủ nghĩa xã hội, đấu
tranh, hữu nghị
Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận,
nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên
chúng đã thấm vào lớp từ thông dụng, đến mức người dân
dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận
nữa. VD: đa số, thiểu số, phát xít, dân chủ, bình đẳng, tự
do

b. Về ngữ pháp
Hãy phân tích
cấu trúc ngữ pháp của các câu sau!
( xác định thành phần C-V và kiểu câu )
-
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
C
V
( Câu đơn)
- Xuân mới, thế và lực mới , chúng ta tự tin đi tới

C C C
V
VV
M1 M2 M3
(Câu ghép)

b. Về ngữ pháp
Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu :
+ có kết cấu chuẩn mực
+ gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận
+ câu trước kiên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước
trong một mạch suy luận
Các văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có
những từ ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ
đó ; tuy nhưng; dù nhưng để phục vụ cho lập luận
được chặt chẽ

c) Về biện pháp tu từ
“… Ai có súng dùng súng. Ai có
gươm dùng gươm, không có gươm thì
dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng
phải ra sức chống thực dân Pháp cứu
nước…”
-
Điệp ngữ kết hợp với điệp cú: Ai có…dùng
-
Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
-
Ngắt đoạn câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để
tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ.

Chỉ ra biện pháp tu từ trong
đoạn văn chính luận sau

Ngôn ngữ chính luận không phải lúc nào cũng mang tính công
thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử
dụng khá nhiều biện pháp tu từ
b. Về biện pháp tu từ
Dùng các biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm
hấp dẫn, vì đích của văn bản chính luận là thuyết phục cho
người đọc và người nghe bằng lý lẽ và lập luận.
*Lưu ý* : Ở dạng nói (khẩu ngữ), ngôn ngữ chính luận chú trọng
đến cách phát âm, người nói phải diễn đạt sao cho khúc chiết,
rõ ràng, mạch lạc. Trong trường hợp cần thiết (ví dụ: hô hào,
kêu gọi hoặc tranh biện) thì ngữ điệu đóng một vai trò quan
trọng để thu hút người nghe. Những diễn giả tài năng sử dụng
giọng điệu như một phương tiện truyền quan trọng để thuyết
phục thính giả.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
Dựa vào sgk hãy cho biết phong cách ngôn ngữ
chính luận có những đặc điểm chính nào ?
Ngôn ngữ chính luận có 3 đặc trưng chính:
-
Tính công khai về quan điểm chính trị
-
Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
-
Tính truyền cảm, thuyết phục

a. Tính công khai về quan điểm chính trị

Đọc đoạn văn ngắn sau và cho biết quan điểm,
thái độ của tác giả đối vs thực dân Pháp ?
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân
Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái,
đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.
Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo
và chính nghĩa.
( Tuyên ngôn độc lập)
Thái độ, quan điểm:
- Tố cáo thực dân Pháp đã phản bội và chà
đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ từng xây
dựng như một thành tựu của tư tưởng và văn
minh.
- Tố cáo tội ác xâm lược nước ta của thực dân
Pháp.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
a) Tính công khai về quan điểm chính trị
- Ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông
tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối,
quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói)
một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp
mở.
- Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được
cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập
trường, quan điểm chính trị. Người viết tránh dùng
những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị
rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người
đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.


b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách ngôn ngữ
chính luận thể hiện tính chặt chẽ trong hệ thống lập luận.
- Văn bản chính luận thường dùng các từ ngữ liên kết như: để,
mà, với, và, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy…
Mời các bán xem lại đoạn trích
“TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”
của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi sau

Tuyên ngôn độc lập
“ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho
họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy,
có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng
Pháp năm 1791 cũng nói:
“ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi:
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”
Hồ Chí Minh
Phân tích tính chặt chẽ trong diễn
đạt và suy luận của đoạn trích

-
Phần một: Tác giả nêu nguyên lí mang tính
phổ quát
-

Phần hai:
+ Qua thực tế lịch sử hơn 80 năm thực dân
Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, tác giả
chứng minh nguyên lí trên đã bị thực dân Pháp
phản bội, chà đạp trắng trợn.
+ Mặt khác, bản tuyên ngôn cũng khẳng định
và minh chứng đầy thuyết phục rằng Việt Minh
và nhân dân Việt Nam đã bền bỉ đấu tranh để
giành lại quyền tự do, độc lập của mình.
- Phần kết luận: Tuyên bố về quyền được
hưởng tự do, độc lập của dân tộc.
Phần một: Cơ sở pháp lí
Phần hai: cơ sơ thực tế
- Phần ba:
Tuyên bố
về việc
giành độc
lập và
quyết tâm
giữa vững
độc lập
của dân
tộc Việt
Nam

c) Tính truyền cảm, thuyết phục
- Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận
còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha
thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
- Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày,

thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn
người đọc (người nghe).


Bài tập về nhà :
1. Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói
của chủ tịch Hồ Chí Minh :
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
(Hồ Chí Minh, “Thư gửi các học sinh”)
2. Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau :
“Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người
thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ
không bao giờ quên”

* Luyện tập
Bài 1
Có thể nêu một số ý sau để chứng minh câu nói của
Hồ Chủ tịch:
a, Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh
vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, thanh niên là
rường cột của nước nhà, là chủ tương lai của đất nước.
b, Các luận chứng:
- Các thế hệ thanh niên trong Cách mạng tháng Tám
- Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ.
- Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng
CNXH, hội nhập với thế giới.

c, Kết luận: Thanh niên (trong đó phần lớn là HS) phải
học tập để xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ.

Bài 2
Có thể nêu một số ý:
a, Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền
thống, nhưng một phần khác từ những tình cảm
thiết thực, "nhỏ bé" của mỗi người
- Yêu người thân: cha mẹ, ông bà, anh chị em…
- Yêu làng quê, phố nhỏ và những kỉ niệm thời
thơ ấu.
b, Từ tình cảm nhỏ bé, sâu sắc, thiết tha, lòng
yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng
và có ý thức thường trực trong mỗi người.
c, Yêu nước là phải bảo vệ và xây dựng đất
nước.

×