Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra HKII - Ngữ văn 8-10-11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.67 KB, 2 trang )

Trường THCS Cổ Loa
Năm học 2010-2011
Đề kiểm tra học kỳ II Đề 1
Môn: Ngữ văn –Lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: Trắc nghiệm (3đ): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả
của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến
các vật kỷ niệm đủ thứ, v.v. trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao?
Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó
sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm
tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở,
chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn
văn yêu nước: "Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến
các anh nữa, cút đi!", đó sao? ”.
(Ngữ văn lớp 8 - Tập II)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, của ai?:
A. Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn C. Thuế máu - Nguyễn Ái Quốc
B. Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn D. Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp
Câu 2: Tác phẩm đó xuất hiện ở Việt Nam vào thời gian nào:
A. Năm 1925 - Khi Bác đang hoạt động ở Pháp.
B. Năm 1945 - Khi Bác đang ở Việt Nam.
C. Năm 1946 - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Năm 1954 - Sau kháng chiến chống Pháp.
Câu 3: Các câu trong đoạn trích trên được dùng với hành động:
A. Hành động trình bày. C. Hành động bộc lộc cảm xúc.
B. Hành động hỏi. D. Hành động điều khiển.
Câu 4: Trong đoạn trích trên, cấu trúc nào được lặp lại, nhằm mục đích gì:
A. Cấu trúc “Chẳng phải đó sao?” - mục đích khẳng định.
B. Cấu trúc “Không những mà còn ” - mục đích bác bỏ.
C. Cấu trúc “Mặc dù nhưng ” - mục đích khẳng định.


D. Cấu trúc “Chẳng những mà còn ” - mục đích miêu tả.
Câu 5: Để thể hiện tình cảm và thái độ trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phương
tiện gì:
A. Sử dụng câu nghi vấn để chất vấn thực dân Pháp.
B. Sử dụng câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc.
C. Sử dụng câu trần thuật làm nổi bật nỗi khổ của người dân thuộc địa
D. Sử dụng câu nghi vấn để khẳng định thái độ đối xử tàn tệ của thực dân Pháp
đối với người dân thuộc địa. và thể hiện sự bất bình của mình.
Câu 6: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích là tư tưởng tình cảm gì:
A. Lòng tự hào dân tộc. C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước.
B. Tinh thần lạc quan D. Nỗi bất bình trước thái độ của bọn thực dân.
Phần II: Tự luận: (7điểm):
Câu 1: (2 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) giới thiệu vài nét về bài
thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
Câu 2: (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hiện nay, một số bạn học sinh đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành
mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn
cảnh gia đình. Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn
mặc cho đúng đắn hơn.
Đề 2: Hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương
người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước
người gặp hoạn nạn.
Trường THCS Cổ Loa
Năm học 2010-2011
Đề kiểm tra học kỳ II Đề 2
Môn: Ngữ văn –Lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: Trắc nghiệm (3đ): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không
biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc

thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui
đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặcvui thú vườn ruộng, hoặc quyến
luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên
việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn
sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không
thể làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng vợ lắm vườn nhiều, vợ bìu con díu, việc quân
cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe
khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng
hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt,
đau xót biết chừng nào!”.
(Ngữ văn 8 - Tập II}
Câu 1: Văn bản trên trích từ tác phẩm nào, của ai:
A. Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn C. Thuế máu - Nguyễn Ái Quốc.
B. Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn D. Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp
Câu 2: Tác phẩm đó được viết vào thời kỳ nào:
A. Thời kỳ chống quân Tống. C. Thời kỳ chống quân Nguyên.
B. Thời kỳ chống quân Thanh. D. Thời kỳ chống quân Minh.
Câu 3: Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” ra đời trong thời điểm nào:
A. Trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu.
B. Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi.
C. Lúc cuộc kháng chiến sắp kết thúc.
D. Cả ba thời điểm trên đều không đúng.
Câu 4: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng tình cảm gì:
A. Lòng tự hào dân tộc. C. Nỗi lo lắng cho vận mệnh đất nước.
B. Tinh thần lạc quan. D. Căm thù giặc.
Câu 5: Trong câu: “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng
nào!”, đây là:
A. Hành động trình bày. C. Hành động bộc lộ cảm xúc.
B. Hành động hỏi. D. Hành động điều khiển.
Câu 6: Câu “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì:

A. Câu cảm thán. C. Câu nghi vấn.
B. Câu cầu khiến. D. Câu phủ định.
Phần II : Tự luận: (7điểm):
Câu 1: (2 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) giới thiệu vài nét về
bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
Câu 2: (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hiện nay, một số bạn học sinh đang đua đòi theo những lối ăn mặc không
lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc
và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó
thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
Đề 2: Hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết
“thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ,
dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.

×