Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

luận văn ngành mỹ thuật công nghiệp đề tài SÁCH THIẾU NHI CHO TRẺ từ 4 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.17 MB, 40 trang )

2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP
o0o
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SÁCH THIẾU NHI CHO TRẺ TỪ 4-6 TUỔI
NGÀNH MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH: D210403

Họ và tên : Phạm Việt Hương
Khóa/lớp : 2008 – 2013 / K16
GVHD đồ án : Th.S Vũ Tiến Lợi
GVHD khóa luận: PGS.TS Nguyễn Ngọc Dũng
Hà Nội - Năm 2013
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Mục đích của khóa luận
4. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của khóa luận
7. Kết cấu của khóa luận
NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về sách thiếu nhi
1.1. Vai trò của sách đối với trẻ
1.2. Sách thiếu nhi và các độ tuổi
1.3. Tiểu kết
Chương 2: Cơ sở thiết kế sách thiếu nhi
2.1. Thực trạng của sách thiếu nhi ở Việt Nam


2.2. Ưu điểm và hướng đi mới của sách thiếu nhi Việt Nam
2.3. Cơ sở thiết kế sách thiếu nhi cho trẻ từ 4-6 tuổi
2.4. Tiểu kết
Chương 3: Đồ án tốt nghiệp thiết kế sách thiếu nhi
3.1. Phác thảo sơ bộ
3.2. Kết quả sáng tác
3.3. Tiểu kết và tự đánh giá
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
4
5
5
6
6
6
7
8
8
8
1
0
14
16
16
2
0
24
3
0

32
32
33
36
3
8
4
4
0
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, sách thiếu nhi với những hình
tượng phong phú, màu sắc đa dạng và ngôn ngữ biểu cảm, phù hợp với tâm lý
lứa tuổi thiếu niên – nhi đồng đã trở thành một phương tiện đặc biệt quan trọng,
trong việc truyền đạt kiến thức, đạo đức đầu đời cho trẻ.
Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Sách thiếu nhi sẽ chỉ phát huy
tác dụng giáo dục đầy đủ nếu sách có nội dung tư tưởng tốt, cách thể hiện nghệ
thuật phong phú, thu hút và phù hợp với các độc giả nhỏ tuổi. Đồng thời, các em
hiểu và học hỏi, tiếp thu kiến thức trong sách một cách đúng đắn. Ngược lại,
sách có nội dung xấu, kích động bạo lực, ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật
không dành cho lứa tuổi thiếu niên – nhi đồng sẽ có tác hại không nhỏ tới nhân
cách đang dần hình thành của các em.
“Cái quan trọng là nội dung của sách thể hiện qua chữ và hình ảnh có giúp
các độc giả nhỏ tuổi tư duy về ngôn ngữ, có làm phong phú thêm trí tưởng
tượng, kích thích sự sáng tạo và lòng ham học hỏi của các em hay không. Ngôn
ngữ sách cho lứa tuổi này phải trau chuốt, cẩn thận vì các em như tờ giấy trắng,
đọc gì thì sẽ tin vào cái đó.” – Ông Nguyễn Huy Thắng, phó Giám đốc nhà xuất
bản (NXB) Kim Đồng.
Thật vậy, trẻ ở độ tuổi bắt đầu học mặt chữ, tập đếm (từ 4 tới 6 tuổi) rất

hiếu động, ham học hỏi, các em bắt đầu có ý thức tìm tòi những điều mới lạ
trong thế giới xung quanh mình. Tuy vậy, các em cũng rất dễ mất tập trung, ham
vui mà quên mất việc học. Để thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho các em có hứng
thú với những cuốn sách, chúng ta cần tập trung vào cách tạo hình ngộ nghĩnh,
ấn tượng; màu sắc bắt mắt rực rỡ; và tương tác giữa trẻ và cuốn sách. Vừa học
vừa chơi là một phương pháp rất hiệu quả khi chúng ta muốn các em học, bổ
sung kiến thức, đồng thời cũng thỏa mãn niềm vui của trẻ.
Là một sinh viên của ngành Đồ họa, tôi mong muốn được đóng góp cho
tủ sách thiếu niên – nhi đồng của Việt Nam không chỉ một, mà nhiều bộ sách
hơn nữa, có nội dung giáo dục tốt, màu sắc và hình tượng tươi sáng, không
6
những để lại ấn tượng tốt cho phụ huynh, mà còn có thể phát huy tối đa vai trò
của một “người thầy” đối với những học sinh ở tuổi bắt đầu tới trường.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Với nước ngoài, việc giáo dục trẻ em được đặt làm một trong những ưu
tiên hàng đầu. Thậm chí ở một số nước, điển hình là Cộng hòa liên bang Đức,
sau khi sinh con, trong suốt một năm người bố hoặc người mẹ được nghỉ không
đi làm và nhận được 67 % mức lương thực tế cuối cùng, nhưng ít nhất là 300
Euro và tối đa là 1.800 Euro. Các cặp vợ chồng trẻ được quyền nghỉ việc tối đa
là 3 năm trong thời gian nuôi con.
[7]
Hay như ở Mỹ, tiền học phí, sách vở, bữa
trưa của những trẻ đang đi học dưới 18 tuổi đều do chính phủ hỗ trợ.
[3]
Tất cả các số liệu trên đều góp phần chứng minh nước ngoài rất chú trọng
vào việc nuôi dạy trẻ, vì các em là thế hệ tương lai xây dựng đất nước. Vậy nên,
công cụ nuôi dạy trẻ của họ vô cùng phong phú, đa dạng, những cuốn sách dạy
ngôn ngữ của họ cách đây mười năm đã mang màu sắc đơn giản, rực rỡ, cách
tạo hình sinh động, cách điệu cao những đặc điểm mà ở sách Việt Nam hiện
nay vẫn đang trên con đường học hỏi và chưa được phát triển mạnh mẽ.

Cho tới nay tại Việt Nam vẫn chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào về
thiết kế sách cho thiếu niên – nhi đồng. Nhưng có một điều đáng mừng là các
họa sĩ trẻ nước ta đã và đang học tập cách họa sĩ nước ngoài giải quyết dụng cụ
hỗ trợ học tập quan trọng này. Bằng chứng là những đầu sách trong tập “Tranh
truyện cổ tích Việt Nam” của NXB Nhã Nam đã thổi một luồng gió mới lạ tới
cho tủ sách thiếu nhi của nước ta.
3. Mục đích của khóa luận:
Khóa luận có mục đích tìm hiểu về ưu, nhược điểm của sách dành cho
thiếu nhi nói chung và sách cho trẻ từ 4-6 tuổi nói riêng của Việt Nam. Tìm hiểu
cách thiết kế sách có nội dung giáo dục mới lạ, hấp dẫn, thu hút trẻ tập trung học
tập đồng thời không làm giảm hứng thú ở trẻ. Bổ sung những thiếu sót của sách
thiếu nhi Việt Nam đồng thời phát huy những ưu điểm vốn có về màu sắc, cách
tạo hình đa dạng, các bài học giản dị nhưng tính giáo dục cao.
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Phụ huynh có con từ 4-6 tuổi và trẻ từ 4-6 tuổi. Ở
đây tôi không chỉ nghiên cứu về trẻ em, mà còn nghiên cứu về tâm lý của phụ
huynh các bé. Ở độ tuổi 4-6 việc cha mẹ chọn sách cho con là cần thiết, sách
thiếu nhi không chỉ dành cho trẻ đọc, mà còn dành cho cả cha mẹ đọc, với mục
đích giúp đỡ trẻ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, giúp các em chọn lọc kiến thức,
hoặc chỉ đơn giản là giúp cha mẹ gắn kết hơn với trẻ.
Phạm vi nghiên cứu: Sách thiếu nhi dành cho trẻ từ 4-6 tuổi.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu, thu nhập, tổng hợp, phân tích tâm lý của trẻ từ độ tuổi 4-6.
Nghiên cứu kết cấu sách chắc chắn để trẻ có thể tự cầm, đọc mà không
làm hỏng, rách sách.
Tổng hợp, sưu tập tài liệu minh họa của các họa sĩ trong nước, phân tích
tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của sách thiếu nhi Việt Nam.
Thu nhập, tổng hợp, phân tích tư liệu chuyên ngành đồ họa để làm sáng tỏ
các yếu tố cần thiết trong việc thiết kế sách cho thiếu niên – nhi đồng.

Ngoài ra, tôi còn tham khảo thêm tài liệu của các họa sĩ nước ngoài, học
tập những điều mà sách thiếu nhi Việt Nam vẫn còn thiếu sót, đó chính là bố cục
và “góc quay”. Quyển sách cũng như những thước phim, phải có những góc lạ,
bố cục độc đáo mới có điểm nhấn, mới thu hút khán giả. “Khán giả” của sách
thiếu nhi chính là trẻ nhỏ, là những bộ óc đang phát triển với trí tưởng tượng
tuyệt vời. Nếu người vẽ truyện, làm sách cho các em nắm bắt được những điều
đối với người lớn là kì lạ, nhưng đối với các em lại hoàn toàn có thể, thì những
bài học thông thường, những con số khô khan sẽ được trẻ đón nhận nồng nhiệt.
Như những người bạn say sưa chia sẻ các câu chuyện thú vị cho nhau nghe vậy.
6. Đóng góp của khóa luận:
Sách thiếu nhi của Việt Nam hiện nay rất phong phú, đa dạng, cách tiếp
cận độc giả nhỏ tuổi cũng không còn hạn chế như trước. Tuy nhiên vẫn còn có
những nhược điểm cần khắc phục để làm tăng thêm niềm vui đọc sách trong
8
nước của thiếu nhi. Sau những ngày tháng hướng dẫn, thầy đã giúp tôi đã nhận
ra điều mà sách dành thiếu nhi của Việt Nam chưa được phát triển triệt để, cũng
như những hướng đi mới để thiết kế phương pháp dạy học cho trẻ không kém
phần quan trọng so với trường học này. Khóa luận này có ý nghĩa đóng góp tài
liệu cho mảng sách thiếu nhi của Việt Nam thêm một cách nhìn mới, thoát khỏi
lối trình bày bố cục, đặt “góc quay” thông thường, tăng thêm sự hấp dẫn trong
văn hóa đọc sách trong nước của trẻ em Việt Nam.
7. Kết cấu của khóa luận:
Khóa luận gồm 40 trang, bao gồm phần mở đầu 4 trang, kết luận 2 trang,
phần nội dung có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về sách thiếu nhi (8 trang).
Chương 2: Cơ sở thiết kế sách thiếu nhi (16 trang).
Chương 3: Đồ án tốt nghiệp thiết kế sách thiếu nhi (6 trang).
Ngoài ra khóa luận còn có tài liệu tham khảo 1 trang.
9
NỘI DUNG

Chương 1: Khái quát về sách thiếu nhi:
1.1. Vai trò của sách đối với trẻ:
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, tương lai của đất nước nằm trong
tay thế hệ trẻ. Nhận thức của các em ra sao, trình độ học vấn của các em thế nào
tùy thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Xã hội mong muốn đòi hòi những
phẩm chất gì ở thế hệ sẽ đóng góp, xây dựng đất nước trong tương lai, điều đó
hôm nay chúng ta phải hướng dẫn chỉ bảo cho các em. Trong hàng trăm phương
pháp truyền đạt kiến thức đạo đức cho trẻ, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt
quan trọng. Hay nói cách khác, sách thiếu nhi có yếu tố quan trọng bậc nhất, tác
động trực tiếp tới suy nghĩ, cách hành vi ứng xử hàng ngày của các em.
Lứa tuổi thiếu niên – nhi đồng là giai đoạn quan trọng nhất trong việc
hình thành thế giới quan và mở rộng hiểu biết về đạo đức cũng như kiến thức
của các em. Sách đối với thiếu nhi về một phương diện nào đó có vai trò còn
quan trọng cần thiết hơn đối với người lớn. Vì các em còn nhỏ, chưa đủ tuổi để
tự mình khám phá nhận biết đúng đắn về thế giới xung quanh mà không có sự
trợ giúp của cha mẹ, thầy cô. Phạm vi hoạt động của trẻ cũng bị hạn chế, nhận
thức cũng chưa được hình thành một cách hoàn thiện, điều đó không cho phép
các em có thể trải nghiệm và tích lũy vốn kinh nghiệm phong phú như một
người trưởng thành. Do đó, sách là phương tiện tốt nhất giúp các em làm quen
và tiếp thu dần dần những kiến thức cần thiết trong đời sống.
Sách còn có tác dụng bổ sung và giúp đỡ việc học của các em ở trường,
góp phần nâng cao chất lượng học tập và trong chừng mực nào đó giúp khắc
phục những thiếu sót của chương trình chính khoá. Ngoài ra, sách còn có tác
dụng cải thiện cách nhìn của các em về thế giới xung quanh, giúp các em có
nhận thức tốt hơn, giao tiếp tốt hơn với xã hội. Chính vì vậy, vai trò của sách với
thế hệ đang lớn lên quan trọng không kém trường học. Việc đọc sách còn giúp
những em không có điều kiện đến trường vẫn có thể học tập, rèn luyện cho các
em thói quen tự học, tự tìm tòi nghiên cứu những vấn đề liên quan tới đam mê,
sở thích. Mặt khác, sách không chỉ giúp các em nắm những kiến thức lý thuyết
10

cơ bản mà còn tác động không nhỏ tới thị hiếu thẩm mỹ, tới phẩm chất đạo đức
đang dần hình thành của trẻ.
Ở độ tuổi thiếu niên – nhi đồng, nhận thức của các em còn non nớt, sự
phân biệt điều tốt – xấu, phải – trái còn ở mức độ thấp do chưa có kinh nghiệm
sống. Vào độ tuổi này, sách với các em như con dao hai lưỡi. Nó có thể xây
dựng tư tưởng, đạo đức, giáo dục những phẩm chất tốt, truyền đạt những kiến
thức phù hợp với lứa tuổi. Nhưng mặt khác sách cũng có thể làm các em có
những nhận thức, những đánh giá sai lệch về nhiều vấn đề. Trong thời đại bùng
nổ thông tin, nội dung sách báo rất phong phú, đa dạng nhưng không kém phần
phức tạp, khối lượng thông tin ngày càng lớn mà khả năng tiếp thu của trẻ là có
hạn. Vì vậy việc người lớn chọn sách cho các em là cần thiết nhưng không nên
quá gò ép, đặt ra giới hạn quá hẹp ảnh hưởng tới tính tự động, tự chủ của các
em, tránh cho trẻ hình thành thói quen thụ động, ỷ lại vào người khác. Người lớn
nên khéo léo giới thiệu cho trẻ các đầu sách tốt, sau đó dành cho trẻ quyền được
lựa chọn những sách đó theo sở thích, nhu cầu của mình.
Nếu chỉ nói riêng về trẻ và việc chọn sách cho trẻ để đảm bảo kiến thức
các em tiếp nhận trong phạm vi người lớn có thể yên tâm là không đủ. Sách là
do người lớn làm ra, là do người lớn quyết định cái gì sẽ được truyền đạt tới thế
hệ tương lai. Vì vậy, những người làm sách, những người viết và thiết kế sách
cũng có trách nhiệm và vai trò vô cùng quan trọng. Sách chúng ta làm ra tốt, nội
dung có tính giáo dục cao, giúp trẻ nhận thức đúng đắn, rõ ràng, tính thẩm mỹ
cao, các em sẽ nhìn vào và học tập, thậm chí bắt chước lại từ những tư tưởng ấy
và phát triển theo hướng mà chúng ta muốn, tin tưởng là nó sẽ có ích cho tương
lai đất nước. Ngược lại, nếu người lớn vô trách nhiệm, hám lợi, chỉ nghĩ tới mục
11
đích trước mắt mà làm ra những quyển sách có nội dung không lành mạnh, tư
tưởng sai lệch, không phù hợp với lứa tuổi, màu sắc, hình tượng không thu hút
sẽ làm giảm hứng thú học tập của trẻ, thậm chí các ấn tượng lệch lạc sẽ in vào trí
não trẻ và có tác động không tốt tới thế hệ này.
Viết sách cho trẻ, tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh luôn tâm niệm phải thật cẩn

trọng. Cẩn trọng trong nội dung, tiết chế khối lượng thông tin, trong ngôn ngữ
và trong trình bày minh họa, cả màu sắc và chất liệu giấy nữa. “Mình không thể
dạy trẻ lúc nào cũng tinh tế cả. Đó là điều bất khả thi! Nhưng hãy cho trẻ tiếp
xúc với một thứ ngôn ngữ trong sáng, đúng ngữ pháp, chính tả, văn phong, hình
ảnh đẹp… Trẻ cần tiếp xúc với sự tinh tế trên những trang sách để tự cân đối, để
hiểu được tốt, xấu và hình thành một bộ lọc với những gì trẻ va chạm ngoài đời”
– tác giả chia sẻ.
Sách báo cho thiếu nhi là công cụ giáo dục có sức ảnh hưởng rất lớn tới
tương lai phát triển của trẻ cũng như của toàn xã hội, bởi thế, nội dung của nó
phải hướng tới những mục tiêu cụ thể sau:
• Giáo dục trẻ sống có lý tưởng, có đạo đức.
• Giáo dục những kiến thức căn bản và cập nhật các kiến thức mới, xây
dựng cơ sở để các em phát huy tài năng, năng lực của mình.
• Giáo dục tình cảm thẩm mỹ lành mạnh, có năng lực sáng tạo và biết
thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong lao động.
1.2. Sách thiếu nhi và các độ tuổi:
1.2.1. Trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi):
Ở độ tuổi này, trẻ chủ yếu nhận biết sách qua hình ảnh và chưa biết tự giở
sách hoặc giở chưa khéo và làm rách sách. Học viện nhi khoa Mỹ khuyên rằng
cha mẹ nên đọc cho trẻ nghe hàng ngày từ khi các em được 6 tháng tuổi, đây là
12
khoảng thời gian các em đã bắt đầu biết thích thú nhìn ngắm những cuốn sách.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể bắt đầu đọc cho trẻ nghe khi trẻ mới sinh, không
có vấn đề gì về độ tuổi của các em cả, khoảng thời gian đọc cho các em nghe sẽ
tạo cơ hội tuyệt vời để cha mẹ gần gũi, âu yếm và tạo mối liên kết bền chặt với
trẻ hơn.
Trong vài tháng đầu, các em sẽ chọn lọc trên nhịp điệu ngôn ngữ, chứ
không phải nội dung. Vì thế, khi đọc cho bé nghe, cha mẹ có thể đọc bất cứ thứ
gì – sách trẻ em, tạp chí, hoặc thậm chí là cuốn tiểu thuyết mà cha mẹ đang đọc
dở… Trẻ sơ sinh sẽ thích thú những cuốn cuốn có hình ảnh đẹp, màu sắc đơn

giản, sặc sỡ, tươi sáng, độ bền cao, in trên chất liệu giấy dày.
1.2.2. Trẻ từ 1-3 tuổi:
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có tư duy ngôn ngữ, bắt đầu tập nói và nhận
thức được thế giới bên ngoài. Các em đã có cái nhìn về thế giới rộng mở hơn,
các khái niệm về thời gian và không gian bắt đầu có những biến đổi thú vị. Các
em bắt đầu hiểu được sự phức tạp của thế giới xung quanh và nhận ra sự khác
nhau giữa thực và giả. Nếu không có cách giáo dục đúng cách và khoa học, trẻ
có thể bị rơi vào những bệnh tâm lý như vô lễ, vô cảm, ích kỷ. Vì vậy, ngoài
việc tiếp tục học cách nuôi dưỡng, cha mẹ cũng cần phải hiểu tâm lý và các biện
pháp tâm lý đối với trẻ. Nghe đọc sách sẽ giúp trẻ xây dựng được vốn từ vựng,
kích thích trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp. Những điều mà cha
mẹ đọc cho trẻ nghe, sẽ tốt hơn cho sự tăng trưởng và phát triển của các em. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng ngôn ngữ và thậm chí là cả trí tuệ, có liên quan
đến nhiều từ ngữ mà đứa trẻ được nghe mỗi ngày.
Việc đọc sách sẽ tạo cho trẻ ở độ tuổi này sự quan tâm đến chữ cái, 3 tuổi
được gọi là thời kỳ "vận chữ đã đến" của trẻ, các em sẽ có ý muốn tự đọc lấy
sách của mình. Có những đứa trẻ thời kỳ này, cực kỳ quan tâm đến chữ cái, kể
cả cha mẹ có phớt lờ, trẻ cũng vẫn hỏi "Chữ này đọc là gì? Chữ kia đọc là gì?"
rồi chẳng mấy lúc nhớ hết bộ chữ cái, tự đọc sách rất lưu loát. Sách có nội dung
càng gần gũi với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của các em càng hấp dẫn độ
tuổi này. Cha mẹ hãy chọn những quyển có nội dung đơn giản về chủ đề sinh
hoạt hàng ngày cho trẻ, hay những sách phát triển về tư duy đơn giản, có thể đọc
13
cho các em nghe những câu chuyện ngắn nhẹ nhàng về lễ nghi phép tắc xã giao
thông thường, cách đối nhân xử thế khi ra ngoài xã hội. Với những trẻ hiếu
động, sách có bìa cứng hay loại được in bằng loại giấy dày dặn sẽ ít mòn cũ và
bị các em xé rách.
1.2.3. Trẻ từ 4-6 tuổi:
Thời kỳ trẻ từ 4-6 tuổi, trẻ đã có những nhận thức rõ ràng với thế giới,
một số đã làm quen với chữ số và một số có thể biết cộng trừ. Các em đã có thể

giao tiếp xã hội, ngày càng ý thức mình là một thành viên trong một tập thể. Các
em dành phần lớn thời gian để tạo dựng và giữ vững vị trí với các trẻ đồng trang
lứa. Nhưng tư duy của các em vẫn còn rất non nớt, hầu như chưa hiểu biết gì về
cuộc sống. Trẻ tin vào những gì các em nhìn thấy, nghe thấy và chạm tay vào.
Hầu hết trẻ ở độ tuổi này rất nghiêm túc muốn học hỏi, và một số có thể học các
cơ chế đọc viết nhanh hơn những trẻ khác. Các em có thể hình dung ra trong đầu
những vấn đề đơn giản và có thể nắm bắt khái niệm cộng trừ, dù có thể trẻ sẽ
phải xòe tay ra đếm trước khi trả lời.
Đây là thời kỳ phù hợp nhất trong việc hướng dẫn trẻ đọc sách. Ký ức và
tưởng tượng của các em đã phát triển mạnh mẽ, tư duy mang tính cụ thể, các em
rất thích chuyện cổ tích, thần thoại nên hay lẫn lộn giữa những cái trong tưởng
14
tượng và những cái trong thực tế. Vì vậy, cần chú ý giáo dục cho trẻ quan điểm
“hiện thực” đối với loại truyện này.
“Trí tưởng tượng của một đứa trẻ phát triển một cách tự nhiên, nhưng bạn
vẫn có thể làm tăng thêm bằng nhiều cách” theo Kristi Alexander, một nhà
nghiên cứu tâm lý trẻ em ở trường Đại học Quốc tế Alliant, San Diego. Ông nói:
“Khi bạn chỉ cho bé một hình ảnh, một âm thanh, hoặc một cảm giác mới, bạn
đã mở mang trí óc của con bạn tới một thế giới rộng lớn hơn.”
Với nhận thức của các em, vạn vật còn bí ẩn khiến các em muốn tìm hiểu,
vì vậy sách đối với lứa tuổi này cần hết sức hiện thực, không phải chỉ có thế giới
của sinh vật với hoa lá, chim muông mà sách còn phản ánh cả sinh hoạt của con
người trong những hoạt động và hoàn cảnh khác nhau. Cha mẹ nên cho trẻ tiếp
tục làm quen với những cuốn sách phát triển tư duy ở mức độ cao hơn và cho trẻ
nghe những câu chuyện dài hơn. Đồng thời đây cũng là độ tuổi trẻ có thể nghe
cha mẹ đọc về những cuốn sách tri thức. Ngoài nội dung gần gũi, dễ hiểu, sách
cho các em ở lứa tuổi này còn đòi hỏi hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, ngôn ngữ
trong sáng, chính xác, chữ to, rõ ràng, dễ đọc.
1.2.4. Trẻ từ 7-12 tuổi:
Trẻ từ 7-12 tuổi đã có thể đọc và tự hiểu nội dung sách mà không cần sự

giúp đỡ của cha mẹ. Thúc đẩy tính tự lập trong giai đoạn này là rất quan trọng.
Đây lứa tuổi mà nhân cách đang hình thành mạnh mẽ. Trẻ không còn bỡ ngỡ,
non nớt, sợ hãi như trước nữa nhưng cũng chưa đủ lớn để tự chủ trong mọi việc
của cuộc sống. Trong sinh hoạt cũng như học tập, các em vẫn rất cần sự hướng
dẫn chỉ bảo sát sao của người lớn. Vào lứa tuổi này, trẻ từ bỏ dần sự phụ thuộc
hoàn toàn vào thế giới nhỏ bé là gia đình để bước vào một thế giới rộng lớn hơn
là xã hội. Trước tiên là xã hội nhỏ cùng các bạn đồng lứa, xã hội nhỏ này là môi
trường tập sự cho các em bước vào xã hội của người lớn trong tương lai.
Cha mẹ nên hiểu và định hình tính cách, chuẩn bị tâm lý cho các em đối
mặt với thế giới bên ngoài bằng những cuốn sách phát triển tư duy, sách kiến
thức (tự nhiên – xã hội), sách về tâm lý tuổi dậy thì. Sách dành cho các em ở độ
tuổi này màu sắc có thể phong phú hơn, màu sắc gần gũi với đời thực hơn, cách
15
vẽ chau chuốt tỉ mỉ hơn, hình tượng thực hơn. Ngoài ra nội dung cần đúng với
tâm lý tuổi mới lớn, giúp các em có thể giải quyết những thắc mắc riêng tư.
1.3. Tiểu kết:
Việc lôi kéo trẻ đến với sách về một mặt nào đó chưa phải là điều khó vì
phần lớn các em đều thích sách, đặc biệt là sách có hình với những màu sắc sặc
sỡ và tạo hình ấn tượng, cách điệu cao. Vấn đề là ở chỗ các em đọc những sách
gì. Không cần nói tới những sách có nội dung không tốt, ngay cả những cuốn
sách tốt mà không biết sử dụng cũng không đem lại lợi ích cho trẻ mà ngược lại
còn có thể gây hại cho cả cơ thể và tâm hồn các em. Bởi vậy, không những
chúng ta phải “gây men” hứng thú mà còn cần hướng dẫn các em biết cách chọn
sách, đọc sách đúng với lứa tuổi, để các kiến thức các em tiếp thu đúng cách có
thể phát huy tác dụng trong tương lai.
Trẻ em thích sách, nhưng rất nhiều trẻ không biết cách đọc sách. Các em
thường đọc vội vã, hấp tấp hoặc đọc ngấu nghiến mà không suy nghĩ gì. Đọc
sách không đúng mức, không hợp vệ sinh sẽ ảnh hưởng xấu tới việc phát triển
năng lực một cách bình thường và còn có thể làm hỏng năng lực, tổn hại sức
khoẻ (suy yếu trí nhớ, giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm thị lực )

Đọc sách có hiệu quả nhất là khi đọc xong một cuốn sách phải có khái
niệm rõ ràng về toàn bộ nội dung cuốn sách đó, phải nhận thức được tác giả
muốn nói gì và biết phân biệt để rút ra được những điều chủ yếu nhất, cơ bản
nhất. Muốn các em đọc tốt, cần chú ý những điểm sau:
• Giáo dục các em có ý thức trong việc đọc sách, phải làm cho các em hiểu
rằng sách không phải là nguồn cung cấp những cái có sẵn mà là những ý
tưởng, những sự việc trình bày trong sách chỉ là tài liệu để khởi động tư
16
duy. Như thế, các em sẽ tự suy nghĩ và có thái độ nghiên cứu một cách tự
lực, nghiêm túc đối với những vấn đề các em cần tìm hiểu, đối với những
vấn đề các em say mê.
• Giáo dục các em rèn luyện năng khiếu và thói quen hệ thống hoá kiến
thức. Rèn luyện năng khiếu thường xuyên một mặt để củng cố hứng thú
của các em, mặt khác để phát huy những yếu tố cần thiết cho việc hình
thành tài năng trên cơ sở những năng khiếu sẵn có trong các em. Thói
quen hệ thống hoá kiến thức là điều kiện rất cần để nâng cao năng lực tiếp
thu và bảo đảm cho các em việc làm chủ vốn kiến thức của mình.
• Giáo dục phương pháp đọc sách cho trẻ, phương pháp đọc tuỳ thuộc vào
mục đích đọc. Khi các em đã đọc sách với ý thức và mục đích nhất định
thì ngay việc đọc lướt, đọc qua cũng không phải là hiện tượng đáng phê
phán, ngược lại có thể coi đó là một phương pháp đọc để tìm hiểu sơ bộ
về một cuốn sách. Đọc có nghiền ngẫm, đúc kết đòi hỏi các em phải ghi
chép và làm thu hoạch sau khi đọc. Với các em, những việc này cần được
hướng dẫn tỉ mỉ.
Học tập là một quá trình lâu dài. Đọc sách cũng vậy. Nếu chúng ta nhận thức
được đầy đủ vai trò của sách cũng như biết cách tạo cho trẻ một kỹ năng, sở
thích đọc hiệu quả thì chắc chắn rằng văn hóa đọc sách của nước ta sẽ ngày càng
phát triển bền vững.
17
Chương 2: Cơ sở thiết kế sách thiếu nhi:

2.1. Thực trạng của sách thiếu nhi ở Việt Nam:
Do giới làm sách chỉ đầu tư vào những mảng sách dễ làm, dễ thu lợi
nhuận, sách thiếu nhi Việt Nam hiện rơi vào tình trạng thừa mà vẫn thiếu. Thừa
bởi sự xuất hiện tràn lan của truyện tranh nước ngoài tràn ngập với đủ thể loại,
màu sắc, trong đó có không ít cuốn mang tính bạo lực, kích động. Trong khi
truyện thiếu nhi trong nước ít ỏi, hình thức kém hấp dẫn, thiếu các tác phẩm hay,
mang tính giáo dục và bản sắc văn hóa Việt Nam, trẻ không đón nhận như văn
học của nước ngoài.
Các NXB sẵn sàng in ra đủ loại truyện tranh nước ngoài dành cho thiếu
nhi, nhưng nếu được hỏi vì sao thiếu vắng các tác phẩm của Việt Nam, câu trả
lời đồng nhất là: Không có người sáng tác.
“Các NXB chọn sự an toàn hơn là đột phá phiêu lưu. Họ không dại dột
đặt cược vào những nhà văn có tài năng lớn trong tương lai nhưng bất lợi cho họ
trong hiện tại. Sách văn học thiếu nhi Việt Nam sẽ có chỗ đứng nếu viết đúng
tâm trạng của trẻ con.” – Nhà thơ Bùi Chí Vinh.
Các cây bút mới chuyên viết cho thiếu nhi ngày càng trở nên hiếm hoi.
Đội ngũ nhà văn viết mảng này vẫn chỉ tập trung ở các tác giả lâu năm như Tô
Hoài, Phạm Hổ, Trần Hoài Dương… hay các cây bút đã nổi tiếng như Nguyễn
Nhật Ánh, Phan Hồn Nhiên, Bùi Chí Vinh… Ngoài ra, nhuận bút dành cho sách
thiếu nhi quá thấp, không đủ cho các nhà văn theo đuổi sự nghiệp. Vì vậy đội
ngũ nhà văn viết cho thiếu nhi ngày càng ít.
Mảng sách văn học thiếu nhi hầu như bị bỏ trống. Chỉ có hai doanh
nghiệp nhà nước là NXB Kim Đồng và NXB Trẻ chú ý khai thác mảng sách văn
học trong nước dành cho thiếu nhi. NXB Trẻ thành công với loạt truyện của nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh, dựa vào các cuộc vận động sáng tác là chính, còn NXB
Kim Đồng, chủ yếu tái bản các tác phẩm văn học thiếu nhi của những nhà văn
có tên tuổi, gây dựng được tủ sách Văn học nhi đồng, Văn học thiếu niên và mỗi
năm vẫn đều đặn tái bản tác phẩm văn học ăn khách Dế mèn phiêu lưu kí.
Những sách văn học chất lượng cao đóng góp không nhỏ vào doanh số của hai
NXB này chứng tỏ nhu cầu về sách văn học độc giả nhí không phải thấp.

18
Tuy nhiên, cả NXB Trẻ và Kim Đồng dù đã cố hết sức cũng không thể
đáp ứng đủ nhu cầu sách văn học cho thị trường. Theo thống kê của NXB Kim
Đồng, sách văn học thiếu nhi trong nước xuất bản mỗi năm chiếm khoảng 20%
số lượng sách văn học thiếu nhi nói chung. Công ty Truyền thông Nhã Nam
cũng cho biết tỷ lệ này đang chiếm 20 - 25% tổng số đầu sách của họ.
Một trong các đơn vị nỗ lực làm truyện tranh Việt cho thiếu nhi là Công
ty Phan Thị. Sau “Thần Đồng Đất Việt”, bộ truyện tranh cho lứa tuổi thiếu niên
“Orange” cũng được bạn đọc đón nhận nhiệt tình. Tuy nhiên, với chi phí đầu tư
khoảng 10-15 triệu đồng cho một tập truyện tranh chất lượng không phải NXB
nào cũng dám mạo hiểm. Kết quả là cho dù truyện tranh nước ngoài đã đến hồi
thoái trào nhưng chưa chắc truyện tranh Việt hay sách văn học Việt sẽ chiếm
lĩnh thị trường.
Trẻ em thích sách, nhưng lứa tuổi thiếu niên – nhi đồng dễ bị thu hút bởi
những trang sách có hình mình họa với màu sắc rực rỡ bắt mắt. Điều này các
họa sĩ Việt Nam chưa làm được. Nền mỹ thuật của Việt Nam có nét riêng, đậm
chất dân tộc, điều này tôi không phủ nhận. Nhưng minh họa của các họa sĩ đa
phần là dành cho người lớn, với nét vẽ dành cho người lớn, màu sắc cũng người
lớn, không có tinh thần của trẻ em trong đó.
Còn về sách văn học thiếu nhi, bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc công ty
sách Phan Thị cho biết: “Nhà văn Việt Nam vẫn còn viết rất vòng vo, chủ yếu tả
cảnh với ngôn từ hoa mỹ nhưng không khơi gợi hình ảnh, tính tưởng tượng
không cao, không phù hợp với thị hiếu của trẻ”.
Viết cho thiếu nhi không đơn giản bởi tâm hồn trẻ thơ rất trong sáng, nên
phải viết làm sao để các em thấy nhân vật gần gũi với suy nghĩ, cảm xúc và cuộc
sống của mình. Nếu người sáng tác không nắm bắt được nhu cầu tâm lý thiếu
19
nhi, từ đó áp đặt quá nhiều bài học, cộng với lối viết không mới, kém hấp dẫn sẽ
khiến các em thấy nhàm chán.
Đối tượng của sách thiếu nhi là trẻ nhỏ, vậy người làm sách phải đặt mình

vào suy nghĩ, thị hiếu, thẩm mỹ của các em để tạo ra những cuốn sách hấp dẫn
trẻ. Tại sao không chỉ sách thiếu nhi mà sách văn học dành cho thiếu nhi của
nước ngoài lại thu hút trẻ em Việt Nam đến thế? Chính là bởi vì màu sắc của họ
tươi sáng, hình tượng khai thác rất gần gũi, bố cục rõ ràng, tính cách điệu và
thẩm mỹ cao, về nội dung thì rất đơn giản, chân thực đời thường, đánh trúng tâm
lý của trẻ em không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Do tác động của xã hội hiện đại, tâm lý trẻ ngày nay ít nhiều đã thay đổi
và nhu cầu đọc cũng không giống với trước đây nữa. Các nhà văn, họa sĩ vì thế
cần tìm tòi cách viết cho phù hợp với thế hệ mới, nhưng không làm mất đi tính
nhân văn truyền thống, bản sắc văn hóa cũng như những giá trị văn chương đích
thực. Trong khi xây dựng một tủ sách hay và mới cho các em, chúng ta cần chú
trọng vào những đề tài như: Quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, những câu
chuyện về thế hệ cha ông ta đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, về những
tấm gương trong cuộc sống hiện tại, vấn đề rèn luyện tư tưởng và đạo đức cho
thiếu nhi.
Nhưng với tình trạng giáo dục nhồi nhét hiện nay, các em tỏ ra không
hứng thú với những đề tài lược sử của dân tộc, hay những bài học lý thuyết đơn
thuần khô khan. Video clip “Việt Nam, hình hài một chữ S!” nằm trong Đồ án
tốt nghiệp cử nhân ngành Đồ họa ứng dụng (Graphic Design) tại trường Đại học
Công nghệ Sài Gòn (Saigon Technology University) của sinh viên Dương Tố
20
Đào cũng có nội dung về lịch sử hình thành nước Việt Nam. Nhưng tại sao
video clip đó lại nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của giới trẻ như vậy? Vì video
clip đánh trúng tâm lý của thế hệ trẻ: Học mà chơi, chơi mà học. Nội dung video
clip không có gì đặc biệt ngoài những bài học lịch sử trên sách vở, nhưng minh
họa vào đó là những hình ảnh đơn giản, màu sắc bắt mắt, tươi sáng, rõ ràng,
cách điệu và thẩm mỹ cao, bố cục chuyển động gợi trí tò mò và kích thích hứng
thú học tập Đó chính là những điểm mà sách thiếu nhi ở Việt Nam còn thiếu.
“Nhìn chung, ở tuổi còn nhỏ khi có sự định hướng của gia đình, các vị
phụ huynh muốn con mình đọc sách chữ thuộc thể loại văn học, sách kiến thức,

sách giáo dục truyền thống Nhưng xu hướng của các em là thích đọc truyện
tranh theo cách là tranh trên, lời dưới, truyện có hình minh họa hoặc truyện theo
phong cách Manga hiện đại là chữ và hình ảnh xen với nhau.
Một ví dụ cụ thể, trong chương trình tặng 1 triệu cuốn sách cho em nghèo
của NXB vừa tổ chức bao gồm nhiều thể loại sách, truyện, chúng tôi đã quan sát
và nhận thấy, giữa nhiều kệ giá phân chia thành truyện tranh, sách lịch sử, văn
học, kiến thức thì các em chọn truyện tranh là chủ yếu. Yếu tố hài hước trong
các cốt truyện cũng được các em lựa chọn nhiều hơn.
Đó là một thực tế về xu hướng đọc của các em, các em thích đọc những
truyện có màu sắc, hình ảnh minh họa dưới hình thức truyện tranh hoặc truyện
văn học nhưng có hình minh họa. Còn đối với lứa tuổi lớn hơn, việc lựa chọn
đọc sách, truyện nhiều chữ có gia tăng, nhưng nhìn chung xu hướng vẫn là nội
dung và hình ảnh luôn phải đi đôi với nhau.” – Ông Nguyễn Huy Thắng, phó
Giám đốc NXB Kim Đồng.
21
Cách thức truyền đạt hiện đại mới lạ luôn luôn thu hút giới trẻ, đặc biệt là
các em ở độ tuổi tò mò, đang bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh mình, hay
đang muốn khẳng định cái tôi của mình. Muốn trẻ lắng nghe chúng ta, chúng ta
phải hiểu trẻ trước, phải học cách nắm bắt tâm lý của trẻ, để có thể khéo léo
truyền đạt kiến thức cho các em theo cách hiệu quả nhất.
2.2. Ưu điểm và hướng đi mới của sách thiếu nhi Việt Nam:
Nói tới đây, không phải sách thiếu nhi Việt Nam vẫn còn dậm chân tại
chỗ sau những kinh nghiệm từ thất bại. Bộ sách “Tranh truyện cổ tích Việt
Nam” do Công ty Truyền thông Nhã Nam phát hành ngày 01-06-2010 đã mang
lại một sức sống mới cho truyện thiếu nhi Việt Nam.
“Chúng ta đã được tiếp xúc với truyện cổ tích ngay từ khi còn bé xíu,
được mọi người trong gia đình, thầy cô ở trường đọc
cho nghe. Từ nhỏ, những câu chuyện ấy đã ngấm vào
tâm hồn trí óc của chúng ta rất nhanh vì đó không chỉ
là những bài học đạo lí bổ ích. Truyện cổ tích là cái

nhìn mới về cuộc sống đầy lạ lẫm và bỡ ngỡ của
những đứa trẻ. Nàng Tấm hiền dịu nết na, chàng
Thạch Sanh dũng cảm và tốt bụng, chàng Mai An
Tiêm chăm chỉ, tất cả đều là những tấm gương cho
con trẻ học theo. Và qua các câu chuyện cổ tích dân
tộc, trẻ em hiểu hơn về phong tục tập quán quê hương, về lối sống tốt đẹp của
con người Việt Nam và hiểu được đạo lí "Ở hiền gặp lành" thường thấy nhất
trong các câu chuyện cổ.
Có thể lúc trẻ em đọc được những câu chuyện này thì chưa hiểu rõ nội
dung của câu chuyện nhưng chúng lại thấy kì lạ thích thú với những phép lạ,
những cô tiên, ông bụt luôn giúp đỡ người tốt. Đó chính là cách để chúng dần
hiểu được câu chuyện. Bắt đầu từ sự hứng thú tò mò và ham hiểu biết, trẻ em sẽ
có hứng thú với việc đọc sách và sẽ tạo nên một thói quen ham đọc ngay từ khi
còn nhỏ. Cuộc sống hiện đại sẽ khiến con người mệt mỏi, vậy tại sao bạn lại
không cùng với những đứa trẻ đọc truyện cổ tích và thả hồn vào những ước mơ
tuổi thơ?” – Độc giả Bùi Thu Thủy nhận xét về bộ sách.
22
Thật vậy, các nhà họa sĩ trẻ với tình yêu đất nước, yêu văn hóa nét đẹp
của dân tộc Việt hiểu niềm khao khát từ thời tấm bé một quyển tranh truyện hấp
dẫn, đã thổi hồn vào những mẩu truyện cổ tích thời xa xưa, như làm truyện cổ
tích một lần nữa sống lại trong tâm hồn người Việt. Không phải qua từ ngữ, mà
là qua những nét vẽ đậm chất Việt Nam, mang màu sắc tâm hồn Việt Nam.
Tạo hình mới mẻ, khoáng đạt, màu sắc phong phú sinh động, đậm chất
dân gian Việt Nam; bố cục đã được cải thiện, cách điệu cao hơn, nét vẽ theo
phong cách của thẩm mỹ hiện đại; các tiểu tiết tả thực của phong cách xưa nay
đã được thay bằng các mảng, miếng, khối, đường nét rõ ràng, mạch lạc; chất liệu
cũng được khai thác để làm cho những trang sách thêm phong phú, sinh động
Tất cả những điều trên đã đánh trúng tâm lý của lớp trẻ. Và quả như mong đợi,
bộ sách đã được ủng hộ rất nhiệt tình và đánh dấu mốc quan trọng trong bước
ngoặt mới của truyện tranh dành cho thiếu niên – nhi đồng của Việt Nam.

Tuy vẫn có những khuyết điểm không thể tránh khỏi, như sách vẫn mang
hơi hướng dành cho người lớn, màu sắc vẫn chưa đậm chất “thiếu niên – nhi
đồng”, chưa đầu tư sâu vào cách sắp xếp chữ nhưng với những ưu điểm nổi
bật, bộ truyện cũng đủ làm bằng chứng cho một tương lai mới của sách thiếu nhi
Việt Nam.
Không phải tôi không tôn trọng những họa sĩ minh họa nổi tiếng của
những năm trước, không có họ làm sao nền mỹ thuật của Việt Nam có thể phát
triển tới ngày hôm nay? Nhưng đất nước xã hội ngày càng đi lên, tư tưởng của
23
thế hệ trẻ cũng thay đổi ít nhiều, muốn các em giữ lấy niềm tự hào dân tộc, giữ
lấy màu sắc của Tổ quốc thì hãy để các em làm điều đó theo cách của mình.
"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần
lớn ở công học tập của các cháu." – Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân ngày khai
trường 1946 – Hồ Chí Minh toàn tập.
Tương lai đất nước phụ thuộc vào các em, chính các em sẽ là người tạo
nên một Việt Nam mới, một nền văn hóa mới. Ông cha ta đã đặt hết niềm tin
xây dựng đất nước vào chúng ta, vậy chúng ta không có lý do gì nghi ngờ khả
năng của thế hệ trẻ các em. Chúng ta nên tích cực học hỏi những mặt tốt của
nước ngoài, học tập cái hiện đại của họ, học tập cách họ xoay vần một dụng cụ
giáo dục đơn thuần – sách – thành những bài học hấp dẫn, thú vị. Điều này cũng
được thể hiện rõ ở bộ sách “Tranh truyện cổ tích Việt Nam”.
Các họa sĩ trẻ thực sự đã tạo nên một bước tiến mới, một bằng chứng của
việc kết hợp nét đẹp văn hóa, truyền thống dân tộc với lối sống hiện đại, văn
mình mà không làm mai một đi cái chất của Việt Nam. Bộ truyện đã gần như
thoát ra khỏi lối sắp xếp thông thường của sách truyện Việt Nam, là một biểu
tượng mới trong kho tàng sách thiếu nhi Việt Nam.
Hướng đi mới của sách thiếu nhi Việt Nam chính là đầu tư cho thế hệ trẻ,
đầu tư cho các em có cơ hội giao lưu học hỏi với nền mỹ thuật nước ngoài.
Đồng thời tổ chức môn học cụ thể liên quan tới sách thiếu nhi. Như đã nói ở

trên, sách thiếu nhi đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành suy nghĩ,
đánh giá thẩm mỹ, cách đối nhân xử thế của trẻ. Nay xã hội đã phát triển, chẳng
đây chính là lúc thích hợp nhất để gửi gắm tương lai đất nước cho thế hệ đang
khao khát thay đổi cách nhìn, lối sống cũ nhưng vẫn muốn giữ trọn nét đẹp rất
riêng của Việt Nam.
24
Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường cũng cần quan tâm khơi dậy văn hóa
đọc để các em say mê những trang sách hơn những trò chơi trên máy tính. Đừng
cấm đoán trẻ tiếp cận với văn hóa thẩm mỹ nước ngoài, vì đó là cơ sở để trẻ đúc
rút kinh nghiệm và học tập thêm nhiều điều mới, có điều hãy giúp các em chọn
lọc kiến thức, nhận thức đúng đắn, chỉ cần hòa nhập chứ không hòa tan. Những
điều đó góp phần định hướng nhân cách và phát triển tâm hồn, trí tuệ cho trẻ.
Nhà nước cũng cần cải thiện chế độ đãi ngộ đối với nhà văn viết cho thiếu nhi
bằng những giải thưởng có uy tín, giá trị, chứ không chỉ dừng ở những cuộc vận
động sáng tác của một số NXB.
Hướng đi của chúng ta đã dần được hình thành, nhưng đối tượng hướng
tới của “sách thiếu nhi” nước ta chưa được đúng, sách xuất bản cho “thiếu nhi”
nhưng lại mang thẩm mỹ của người lớn. Đây là điểm đáng lưu ý và cần phải
khắc phục của sách thiếu nhi Việt Nam. Chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa tới
suy nghĩ của “thiếu niên – nhi đồng”, tìm hiểu về tâm lý các em kĩ hơn, sâu hơn,
lắng nghe trẻ nhiều hơn.
Sách thiếu nhi Việt Nam nay có thể thiếu, nhưng tương lai, các nhà họa sĩ
trẻ, các thế hệ sau sẽ đưa được mảng sách quan trọng này lên một tầm cao mới.
Các tên tuổi mà giới trẻ hiện nay rất quan tâm như Thành Phong, Bích Khoa,
Tuyệt Đỉnh Sinh Vật, Thái Mỹ Phương, Hà Huy Hoàng vẫn đang nỗ lực học
tập và rèn luyện để có thể đóng góp cho nền mỹ thuật của nước ta một cái nhìn
mới, một con đường mới để truyền đạt kiến thức cho thế hệ xây dựng đất nước.
25
2.3. Cơ sở thiết kế sách thiếu nhi cho trẻ từ 4-6 tuổi:
2.3.1. Bìa sách:

“Không nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài” là một câu nói đúng,
nhưng “Đừng đánh giá một quyển sách qua trang bìa” là một quan niệm sai lầm.
Thầy hướng dẫn của tôi đã từng nói: “Khi một quyển sách được bày bán trên kệ,
ấn tượng đầu tiên đập vào mắt người mua là bìa sách. Vì vậy, bìa sách chính là
điều quan trọng nhất trong cả cuốn sách, bởi họ vẫn chưa biết nội dung của
quyển sách ra sao. Bìa sách có đẹp, có bắt mắt, người ta mới cân nhắc có nên
cầm lên trong hàng ngàn đầu sách hay không.” – Thạc sĩ Vũ Tiến Lợi.
Bìa sách rất quan trọng, nó như cả bộ mặt của cuốn sách. Trong hàng
ngàn đầu sách trong hiệu sách, những quyển có bìa hấp dẫn, màu sắc, bố cục
sinh động luôn được người mua đánh giá cao dù chưa biết nội dung bên trong
như thế nào.
Với các nhà thiết kế bìa sách, việc tư duy sáng tạo để cho ra đời một bìa
sách cũng giống như việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật phải được đa số công
chúng đón nhận. Bản thân bìa sách phải thể hiện được tinh thần của tác phẩm
thông qua sự cảm nhận tinh tế của người thiết kế. Có thể người mua sẽ chỉ quan
tâm cuốn sách này của tác giả nào, nó có phục vụ cho nhu cầu đọc hiện tại của
họ không mà chẳng bao giờ để ý đến ai là người đã thiết kế ra bìa cuốn sách đó.
Nhưng thật ngạc nhiên khi một người bỏ tiền ra mua cuốn sách chỉ vì bìa của nó
quá hấp dẫn. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của một bìa sách.
Trước tiên, để nắm bắt được phần nào tâm lý của trẻ, việc đầu tiên chúng
ta làm đó là vào hiệu sách mua những quyển sách dành cho trẻ. Đây cũng là bài
học đầu tiên của chúng tôi khi làm đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế sách
26
cho thiếu niên – nhi đồng. Nhưng chúng ta thiết kế sách cho trẻ từ 4-6 tuổi, tất
nhiên là sẽ không chọn sách theo thẩm mỹ của mình rồi. Tôi đã tự nhớ lại nếu là
mình ngày còn nhỏ, mình sẽ chọn cuốn nào, màu sắc ra sao, điều gì lôi cuốn tôi
từ một bìa sách? Vào hiệu sách lớn cũng là một cái lợi, ở đó có hàng chục trẻ
nhỏ đang chạy quanh các tủ sách để chọn cho mình một cuốn ưng ý. Hãy để ý
tới các em, xem các em sẽ cầm lên quyền sách cho bìa như thế nào, đòi cha mẹ
mua một quyển được trang trí ra sao, hay là ồ lên thích thú và mang đi khoe với

người lớn đi cùng mình. Chỉ cần chọn đúng bìa sách, chúng ta đã có thể nắm
được trong tay màu sắc, bố cục, tạo hình, phong cách, cách sắp xếp chữ mà các
em thích.
Bài học đầu tiên chúng tôi được học đó là đi vào càng nhiều hiệu sách
càng tốt, và chọn cho mình những quyển sách thiếu nhi mà mình thích, hoặc chỉ
đơn giản là để lại ấn tượng gì đó với mình. Tôi tự đặt bản thân vào suy nghĩ của
các em nhỏ mới học đếm và chưa thuộc mặt chữ, tôi sẽ thích màu gì, bố cục ra
sao, tạo hình đó có thu hút tôi không, tông màu phải thật rực rỡ bắt mắt Chẳng
mấy chốc nhóm chúng tôi đã thu nhập được cả một tủ sách đầy sắc màu.
“Đi mua sách cũng như đi xem phim” là câu nói hết sức ngắn gọn mà
thầy hướng dẫn đã nói với chung tôi, hay nói cách khác, bìa sách cũng như
poster quảng cáo phim. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải làm nổi rõ khối chính
hoặc ý đồ chính trên bìa sách của mình. Chỉ cần tập trung vào nó, những cái phụ
khác chỉ thêm tô điểm để khối chính thêm nổi bật.
Ngoài ra, hình dáng của cuốn sách cũng có yếu tố thẩm mỹ vô cùng quan
trọng. Một quyển sách có viền bao ngoài theo hình một bông hoa, một con
bướm hay được ghép lại từ những hình khối theo một kết cấu đơn giản mà lạ
mắt luôn nổi bật trong hàng ngàn quyển sách có hình dáng vuông thành sắc cạnh

×