Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thị trường lao động Việt Nam –suy nghĩ về những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.93 KB, 82 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong những năm
vừa qua thể hiện Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển các loại thị trường:
Thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ… Trong đó,
thị trường lao động là một trong những thị trường tác động mạnh nhất đến sự phát
triển kinh tế. Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam bắt đầu thực hiện khai thác và
phân bổ nguồn lực lao động theo nguyên tắc thị trường. Trong xu thế hội nhập
khu vực và thế giới, thị trường lao động Việt Nam những năm qua luôn vận động
và phát triển mạnh mẽ theo những xu hướng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện của một số ““hiện tượng lạ””. Theo nhóm nghiên
cứu, “hiện tượng lạ”là những hiện tượng rất mới, chưa từng xuất hiện trên thị
trường lao động Việt Nam hay cũng có thể hiểu đây là những hiện tượng không
đi theo xu hướng phát triển chung của thị trường lao động các nước đang phát
triển. Những hiện tượng này hình thành tự phát nằm ngoài định hướng phát triển,
sự điều hành vĩ mô của Chính phủ.
Vì vậy, việc phát hiện, khảo sát, nghiên cứu những hiện tượng này là rất cần
thiết để lý giải hướng phát triển của thị trường lao động Việt Nam. Xuất phát từ
vấn đề nêu trên, đề tài “Thị trường lao động Việt Nam –suy nghĩ về những
hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ”” được lựa chọn để nghiên cứu.
Những đóng góp của đề tài
Một là, hệ thống hóa những đặc điểm và những vấn đề mang tính phổ biến ở thị
trường lao động Việt Nam.
Hai là, phát hiện và phân tích các “hiện tượng lạ” diễn ra trong thị trường lao động
Việt Nam.
Ba là, đề xuất các hướng đi mới cho sự phát triển thị trường lao động từ các hiện
tượng trên.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


Câu hỏi nghiên cứu chính
1. Xu hướng phát triển chung của thị trường lao động các nước đang phát
triển và của Việt Nam là gì?
2. Các “hiện tượng lạ”nào xuất hiện ở thị trường lao động Việt Nam hiện
nay?
3. Tại sao lại xuất hiện các hiện tượng đó?
4. Các hiện tượng này có tác động như thế nào đến thị trường lao động,
đến quá trình phát triển của nền kinh tế?
5. Nên hạn chế hay phát huy những hiện tượng này? Giải pháp thực hiện là
gì?
Tổng quan các công trình nghiên cứu về thị trường lao động
Cho đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thị trường lao động. Mỗi
công trình nghiên cứu lại đi sâu vào phân tích những khía cạnh khác nhau của thị
trường lao động Việt Nam như: giải pháp nâng cao chất lượng LLLĐ, nâng cao
chất lượng lao động xuất khẩu, giải pháp việc làm cho lao động, giải pháp tăng
cường đội ngũ lao động kỹ thuật… Tuy nhiên, nghiên cứu về những “hiện tượng
lạ” xuất hiện ở thị trường lao động Việt Nam thì chưa có một đề tài nào đề cập
tới. Việc nghiên cứu vấn đề này ở thị trường lao động Việt Nam là một việc làm
cấp thiết vì nó đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các thị trường lao động Việt Nam: Khu vực thành
thị, khu vực nông thôn, khu vực thành thị phi chính thức…
- Phạm vi nghiên cứu: Các nước đang phát triển và trọng tâm là ở Việt
Nam
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích tình hình, thu thập số liệu thứ cấp.
- Phương pháp so sánh chuỗi, so sánh chéo để tìm ra xu thế vận động của
thị trường lao động.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368

- Phương pháp chuyên gia, trên cơ sở nhận định, đánh giá của các chuyên
gia về các mặt, các lĩnh vực của thị trường lao động.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích.
Kết cấu của đề tài
Tên đề tài nghiên cứu khoa học “Thị trường lao động Việt Nam – Suy
nghĩ về những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ””
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài bao gồm ba chương được kết
cấu như sau:
Chương 1: Những vấn đề mang tính phổ biến ở thị trường lao động các
nước đang phát triển và Việt Nam
Chương 2: Một số “hiện tượng lạ”xuất hiện trong thị trường lao động
Việt Nam những năm vừa qua
Chương 3: Một số suy nghĩ về những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ”
Phân tích và nghiên cứu về các “hiện tượng lạ”của thị trường lao động Việt
Nam là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực và hợp tác. Mặc dù đề tài đã đạt
được những kết quả nhất định, song vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm nghiên
cứu rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của các thầy cô, các nhà chuyên
môn để đề tài có chất lượng cao hơn.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ LĐ-TB&XH : Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CMKT : chuyên môn kỹ thuật
CN : công nhân
CNH – HĐH : công nghiệp hoá - hiện đại hoá
ĐBSCL : đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH : đồng bằng sông Hồng
DN : doanh nghiệp
KCN, KCX : khu công nghiệp, khu chế xuất
KTXH : kinh tế xã hội

LĐPT : lao động phổ thông
LLLĐ : lực lượng lao động
NLĐ : người lao động
TP : thành phố
TTLĐ : thị trường lao động
XHCN : xã hội chủ nghĩa
XKCG : xuất khẩu chuyên gia
XKLĐ : xuất khẩu lao động
XKLĐ&CG : xuất khẩu lao động và chuyên gia
XKND : xuất khẩu nông dân
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Ảnh 1: Công nhân khu công nghiệp Bình Dương
Ảnh 2: Người lao động háo hức tham khảo thông tin tuyển dụng
Ảnh 3: Xe đưa đón công nhân công ty may Bình Định
Ảnh 4: Tình trạng thiếu lao động phổ thông ở KCN, KCX
Ẩnh 5: Khi cuộc sống không đảm bảo, đình công dễ xảy ra
Ảnh 6: Hoạt động xuất khẩu của công ty Sovilaco
Ảnh 7: GS.TS Võ Tòng Xuân tại Sierra Leone
Ảnh 8: Cảng Freetown, Sierra Leone
Ảnh 9: Trường Đại học FPT – một trong những trường thực hiện quyền tự
chủ hiện nay.
Ảnh 10: Sàn giao dịch việc làm Hà Nội tại Cầu Giấy
Ảnh 11: Công ty Ernst & Young
Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006 theo khu vực
Bảng 2: Tổng sản phẩm quốc nội của 1 số nước qua các năm
Bảng 3: Quy mô và tốc độ tăng số việc làm qua các năm
Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp của một số nước Châu Á
Bảng 5: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và sử dụng thời gian lao động ở nông thôn

Bảng 6: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động có việc làm
Bảng 7: Luồng di cư nông thôn, thành thị 1/4/2005 – 1/4/2006
Bảng 8: Giá gạo thế giới tính đến ngày 05/08/2008
Biểu 1: Trình độ giáo dục phổ thông của lao động có việc làm
Biểu 2: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 2000 – 2007
Biểu 3: Lao động xuất khẩu qua các năm
Biểu 4: Tỷ lệ chất xám chảy ra ở một số nước
Sơ đồ 1: Đồ thị thể hiện cân bằng cung – cầu lao động
Sơ đồ 2: Mối quan hệ và các giải pháp cho các trường học và doanh nghiệp
Sơ đồ 3: Mối liên hệ giữa các đối tượng trong việc thực hiện giải pháp cho
xuất khẩu chuyên gia
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH PHỔ BIẾN Ở
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ
VIỆT NAM
1.1. Lý luận về thị trường lao động
1.1.1. Khái niệm
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thị trường lao động là thị trường
trong đó các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định
mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công. Khái niệm này
nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được trả công.
Theo các nhà khoa học Việt Nam (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung

ương), thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các
quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người
mua sức lao động (người sử dụng lao động), thông qua các hình thức thoả thuận
về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một
hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng
hay thoả thuận khác.
Những khái niệm trên cho thấy tính phức tạp của chính khái niệm “thị
trường lao động” cùng với tính đa dạng và sự đặc biệt của nó. Tuy nhiên, trong
phạm vi nghiên cứu này, thị trường lao động được hiểu là một cơ chế hoạt động
tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian
kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau.
1.1.2. Các yếu tố của thị trường lao động
Các yếu tố thị trường lao động bao gồm: (1) cung lao động; (2) cầu lao
động và (3) giá cả sức lao động.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1.2.1. Cung lao động
Về lý thuyết, cung lao động là mối quan hệ giữa lượng lao động (cả số lượng
và chất lượng) có khả năng và mong muốn làm việc với mỗi mức giá cả của lao
động (với giả thiết các yếu tố khác không đổi).
Trên thực tế, lượng cung lao động là bộ phận dân số tham gia hoạt động
kinh tế. Bao gồm: bộ phận dân số trong tuổi lao động (ở Việt Nam là đủ 15 – 55,
60) có khả năng và có mong muốn lao động (bao gồm những người đang có việc
làm và đang tìm việc làm). Ngoài ra, còn bao gồm một bộ phận dân số trên tuổi
lao động đang tham gia hoạt động kinh tế.
Với các quan niệm trên, các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động bao gồm
yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng lao động. Yếu tố ảnh hưởng đến số
lượng lao động như: (1) quy mô và tốc độ tăng dân số; (2) tỷ lệ dân số tuổi lao
động/dân số; (3) tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Bên cạnh đó, yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng lao động bao gồm: (1) trình độ học vấn, (2) trình độ

chuyên môn kĩ thuật; (3) sức khoẻ, tác phong, tính kỉ luật của người lao động.
1.1.2.2. Cầu lao động
Về lý thuyết, cầu lao động là mối quan hệ giữa lượng lao động (bao gồm cả
số lượng và chất lượng) mà nền kinh tế có nhu cầu sử dụng với mỗi mức giá cả
lao động (với giả thiết các yếu tố khác không đổi).
Trên thực tế, quyết định đến cầu lao động là số chỗ làm việc mà nền kinh
tế quốc dân đem lại trong một thời gian nhất định.
Theo quan điểm đó, lượng cầu lao động phụ thuộc vào các nhân tố sau: (1)
Quy mô, dung lượng nền kinh tế - nếu các nhân tố khác không đổi thì lượng cầu
lao động là một đại lượng có mối quan hệ đồng biến với quy mô của nền kinh tế;
(2) Năng suất lao động - năng suất lao động là yếu tố có mối quan hệ nghịch biến
với số lượng lao động, nhưng lại đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn để tăng
năng suất; (3) Các yếu tố công nghệ, kỹ thuật của nền kinh tế - nếu công nghệ, kỹ
thuật cao thì giảm cầu về số lượng nhưng lại đòi hỏi tăng cầu về chất lượng.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1.2.3. Giá cả sức lao động
Theo lý thuyết kinh tế thị trường, giá cả lao động được xác định bởi điểm
cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường lao động. Sự cân bằng trên thị trường
lao động quyết định mức giá cả cân bằng, tại đó số lượng lao động được cung cấp
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trong một thời kỳ nhất định bằng số lượng lao động được yêu cầu.
S
D
W
L
W*
W
1

W
2
E
L*
0
Sơ đồ 1: Đồ thị thể hiện cân bằng cung – cầu lao động
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo sơ đồ trên, E là điểm cân bằng trong thị trường lao động, và nếu giá
cả xác định tại điểm cân bằng E thì W* gọi là mức giá cả chung của thị trường
lao động. Tuy vậy, thị trường lao động không phải là một thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, mức giả cả lao động (W) không chỉ được xác định tại điểm cân bằng E,
mà nó còn có thể lên tới W
1
hoặc xuống W
2
.
Việc thay đổi giá cả lao động như trên phụ thuộc vào các yếu tố phi thị
trường lao động như: chính sách lao động và việc làm, tiền lương của Chính phủ;
áp lực và sự đấu tranh của các tổ chức đại diện cho người lao động như tổ chức
liên đoàn lao động...; giá cả của thị trường hàng hóa tiêu dùng.
1.2. Những vấn đề mang tính phổ biến ở thị trường lao động các
nước đang phát triển và Việt Nam
1.2.1. Mất cân đối cung – cầu lao động, thất nghiệp là một hiện tượng đáng
lo ngại
Đây chính là biểu hiện của sự mất cân đối cung cầu lao động trên TTLĐ –
cung lao động tăng nhanh trong khi tốc độ tăng cầu lao động không đáp ứng.
1.2.1.1. Cung lao động tăng nhanh
Đặc điểm chung đầu tiên dễ nhận thấy của các nước đang phát triển là hiện
tượng bùng nổ dân số. Tốc độ dân số tăng nhanh (tỷ lệ tăng tự nhiên từ 2 – 3%

hoặc cao hơn) tạo ra một nguồn cung rất lớn cho thị trường lao động. Sở dĩ như
vậy là do mối tương quan giữa tỷ lệ sinh - tử tại các nước này. Mặt khác, khi xã hội
ngày càng phát triển, y học ngày càng tiến bộ khiến cho tỷ lệ tử vong ở các nước
này giảm nhanh. Ngoài ra, các nước đang phát triển thường có cơ cấu dân số trẻ, tỷ
lệ số dân trong độ tuổi 15 - 24 là khá lớn (độ tuổi nằm trong lực lượng lao động),
đây chính là nguồn cung chủ yếu cho TTLĐ.
Có thể thấy, TTLĐ Việt Nam những năm qua cũng vận động, phát triển
không nằm ngoài xu hướng này. Diễn biến cung lao động của Việt Nam thời gian
qua được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2006 theo khu vực
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đơn vị: Triệu người
Năm Cả nước Thành thị Nông thôn
2000 39.3 8.9 30.4
2001 41.1 9.8 30.8
2002 41.0 9.8 31.2
2003 42.1 10.2 31.9
2004 43.2 10.6 32.7
2005 44.4 11.1 33.3
2006 45.5 12 33.5
Nguồn: Số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996
– 2006 (2007)
Theo bảng trên ta thấy: cung lao động hay LLLĐ ngày càng tăng với tốc độ
cao: từ 39.3 triệu người năm 2000 đến 45.5 triệu người năm 2006, tốc độ tăng
trung bình là 2.5% với quy mô 1,033 triệu người/năm. Trong đó: LLLĐ ở thành
thị tăng 4.6%, tương ứng với 516,6 ngàn người/năm, LLLĐ ở khu vực nông thôn
tăng 2%, ứng với 516,6 ngàn người/năm. Mặc dù quy mô tăng LLLĐ của hai khu
vực này là bằng nhau, nhưng tốc độ tăng của khu vực thành thị cao hơn nhiều so

với khu vực nông thôn. Mức tăng thấp hơn của LLLĐ nông thôn làm cho tỷ lệ
này trong LLLĐ cả nước giảm từ 77.3% năm 2000 đến 73.6% năm 2006. Tuy
nhiên, vẫn còn trên ba phần tư lực lượng lao động sống ở khu vực nông thôn.Vì
vậy tạo việc làm cho lao động khu vực này vẫn là vấn đề bức xúc.
1.2.1.2. Cầu lao động tăng chậm
Thứ nhất, do quy mô nền kinh tế nhỏ bé dẫn đến nhu cầu về lao động gia
tăng chậm.
Hiện nay, quy mô nền kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển còn nhỏ
bé, điều này được thể hiện qua bằng sự so sánh tương quan với các nước phát
triển qua bảng sau:
Bảng 2: Tổng sản phẩm quốc nội của một số nước qua các năm
Đơn vị: tỷ USD
Tên nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nguồn: http//www.worldbank.org - World Development Indicatior database
2006.
Thứ hai, khả năng mở rộng quy mô nền kinh tế các nước đang phát triển rất
khó khăn. Tại các nước đang phát triển, khó khăn cơ bản trong việc tăng sản
lượng và tạo thêm công ăn việc làm không phải là mức tổng cầu không đủ cao mà
do những hạn chế về mặt cơ cấu và thể chế đối với khâu cung ứng. Tình trạng
thiếu vốn, thiếu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian… đã gây nên những
hạn chế đáng kể về mặt cung cả khi có sự gia tăng về tổng cầu. Chính điều này đã
kéo theo tốc độ tăng cầu lao động chậm.
Đối với Việt Nam, cầu lao động giai đoạn vừa qua tăng nhanh nhưng chậm
hơn cung lao động. Khi hội nhập với nền kinh tế thế giới, tất cả các ngành nghề,
lĩnh vực đều tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu về lao động cũng tăng nhanh.
Điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3: Quy mô và tốc độ tăng số việc làm qua các năm
Năm

Cả nước
Tổng (triệu người) Tốc độ(%)
2000 38.4 -
2001 39.0 2.5
2002 40.2 2.5
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2003 41.2 2.7
2004 42.3 2.5
2005 43.5 2.7
2006 44.6 2.7
Nguồn: Số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996
– 2005 (2006)
Từ bảng trên ta thấy: Quy mô số việc làm tăng dần qua các năm, từ 38,4
triệu người năm 2000 đến 44,6 triệu người năm 2006. Tỷ lệ tăng trưởng việc làm
từ 2,5 – 2,7%/năm. Số liệu này cũng cho thấy tuy tốc độ tăng cầu lao động tương
đương với tốc độ tăng cung lao động, nhưng quy mô tăng của cầu lao động chậm
hơn cung lao động.
1.2.1.3. Thất nghiệp vẫn là hiện tượng đáng lo ngại
Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp của một số nước châu Á
Đơn vị:%
2001 2002 2003 2004
14
Theo con số của cuộc khảo sát kinh tế, xã hội châu Á - Thái Bình Dương
năm 2006 ở Đông Á, số lao động thất nghiệp tăng từ 4 triệu năm 1992 lên
9 triệu năm 2002, trong khi ở Đông Nam Á tăng từ 5,5 triệu lên 14,6 triệu.
Báo cáo cho biết các nước khu vực này đang đạt tốc độ tăng trưởng cao và
tạo được công ăn việc làm nhưng thất nghiệp vẫn gia tăng nhanh, đặc biệt
ở các nước đang phát triển. Ở Đông Á, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2,5 % năm
1994 lên 3,6% năm 2004 và ở Đông Nam Á từ 4,1% lên 4,8%. Bên cạnh

đó, việc không sử dụng hết lao động còn tăng nhiều hơn cả tỷ lệ thất
nghiệp đặc biệt ở những vùng nông thôn.
Nguồn:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Việt Nam 6,28 6,01 5,78 5,60
Brunây 5,6 3,5 4,5 4,8
Inđônêxia 8,1 9,1 9,6 9,9
Malaixia 3,5 3,5 3,6 3,5
Philipin 9,8 10,2 10,1 10,9
Thái Lan 2,6 1,8 1,5 1,5
Xingapo 3,3 4,4 4,7 4,0
CHND Trung Hoa 3,6 4,0 4,3 4,2
Hàn Quốc 3,8 3,1 3,4 3,5
Nhật Bản 5,0 5,4 5,3 4,7
Nguồn: Những chỉ tiêu chủ yếu của các nước đang phát triển thuộc châu Á -
Thái Bình Dương, Ngân hàng Phát triển châu Á, 2005; Niên giám Thống kê các
nước Đông Nam Á 2005; Niên giám Tổ chức Lao động quốc tế 2005.
Tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta tuy có giảm trong những năm qua, nhưng hiện nay
vẫn thuộc loại cao so với các nước trong khu vực châu Á (xem bảng 5). Cụ thể
hơn, thất nghiệp Việt Nam những năm gần đây ở cả khu vực thành thị và nông
thôn tuy có giảm, nhưng giảm chậm, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và sử dụng thời gian lao động
ở nông thôn
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ
trong độ tuổi ở thành thị
6.42 6.28 6.01 5.78 5.6 5.13 5.32
Tỷ lệ thời gian làm việc của
LLLĐ trong độ tuổi ở

nông thôn
74.16 74.26 75.42 77.65
79.1
0
80.7 -
Nguồn: Niên giám thống kê 2004 - NXB Thống kê; Báo cáo kết quả điều tra
lao động - việc làm 1/7/2005.
Từ số liệu ở các bảng trên nhận thấy: Số người thất nghiệp trong nền kinh
tế ngày càng giảm, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều
này cũng đúng với cả ở thành thị và nông thôn. Tình trạng thất nghiệp của LLLĐ
trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm dần qua các năm trong giai đoạn
2000-2006, nhưng vẫn còn cao từ 6.42% năm 2000 xuống còn 5.32% năm 2006.
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc ở nông thôn tăng dần lên qua các năm, từ
74.16% năm 2000 tăng lên 80.7% năm 2005. Nói cách khác, vẫn còn khoảng
20% người lao động nông thôn không có đủ việc làm.
1.2.2. Thiếu lao động “phức tạp”
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, lao động “phức tạp” là lao
động được đào tạo, huấn luyện, có trình độ chuyên môn nhất định, hoạt động
trong những ngành sử dụng kĩ thuật từ kĩ thuật cơ khí thông thường đến kĩ thuật
hiện đại (điện tử, tin học...), những ngành nghề nghiên cứu khoa học, những
ngành nghề đòi hỏi có trình độ nghệ thuật nhất định, …
Nhìn chung, các nước đang phát triển hiện nay đều có tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo thấp chủ yếu do nền giáo dục còn chưa được đổi mới phát triển theo
hướng hiện đại. Tại các nước đang phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, lao động qua đào tạo đạt trên 50%, còn ở các nước phát triển cao hầu hết
lao động đã qua đào tạo nghề.
Ở Việt Nam, tình trạng này càng thể hiện rõ rệt và chủ yếu do các nguyên
nhân sau:

Thứ nhất, trình độ học vấn thấp.
Biểu 1: Trình độ giáo dục phổ thông của lao động có việc làm
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Tỷ lệ
2001 2002 2003 2004 2005
Năm
Trình độ giáo dục phổ thông của lao động có việc làm
THPT
THCS
Tiểu học
Trước tiểu học
Không đi học
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nguồn: Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005
(2006)
Đến năm 2005, nước ta vẫn còn 4.3% số lao động không được đi học, tỷ lệ
tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 10.9%. Phần lớn tỷ lệ lao động có trình độ giáo dục
phổ thông thấp là ở khu vực nông thôn, do những điều kiện khó khăn vật chất, đi
lại hoặc do quan điểm lạc hậu ở một số vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên,
tỷ lệ chưa tốt nghiệp THPT ở khu vực thành thị cũng chiếm tỷ lệ lớn.
Thứ hai, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của lao động tăng qua các năm,
nhưng vẫn còn ở mức thấp.
Biểu 2: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2000 - 2007
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Động thái và thực trạng KT – XH 2001 – 2005

và tổng hợp số liệu năm 2006 – 2007.
Từ bảng số liệu tổng hợp ở trên có thể thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của
NLĐ có xu hướng tăng lên từ 13.4% năm 2000 lên 34% năm 2007. Tuy nhiên, tỷ
lệ này còn rất thấp do chất lượng đào tạo, cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa đáp ứng
yêu cầu TTLĐ, và còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Lao
động đã qua đào tạo vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu của TTLĐ, đặc biệt về
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2000 - 2007
13.4
16.8
18.7
21.1
22.5
24.8
32
34
0
5
10
15
20
25
30
35
40
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368

cơ cấu ngành nghề, cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ, kỹ năng và tay nghề. Thiếu
trầm trọng lao động kỹ thuật cao, lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng,
du lịch, bán hàng,...), nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài,
XKLĐ đa phần là lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc chỉ qua giáo
dục định hướng.
1.2.3. Cơ cấu cấp bậc đào tạo bất hợp lý dẫn đến tình trạng “thừa thầy -
thiếu thợ”
Đây là hiện tượng thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo theo cấp bậc.
Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, “thầy” ở đây có thể hiểu là những người
có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, đã qua đào tạo và có bằng cấp; “thợ” có thể
hiểu là những người có trình độ trung cấp hoặc đã qua đào tạo nghề.
Cơ cấu đào tạo ở các nước đang phát triển vẫn đang gặp phải vấn đề về sự
bất hợp lý trong việc đào tạo chưa đúng ngành nghề và chưa đúng nhu cầu của
DN. Trong khi cơ cấu đào tạo của các nước phát triển hiện nay là 1 cử nhân - 4
trung học chuyên nghiệp (THCN) - 20 công nhân kỹ thuật (CNKT) thì tỉ lệ này ở
các nước đang phát triển là 1 - 4- 10.
Tại Việt Nam, cơ cấu đào tạo bất hợp lý cũng được coi là một trong những
rào cản lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Cho đến nay vẫn chưa
có giải pháp, chính sách đồng bộ để thúc đẩy phát triển dạy nghề, khắc phục tình
trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động có việc làm
Năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số lượng (1000 người)
Tổng số 3130.2 2903.2 3204.5 3479.2 3873.2 4351.2
THCN 1820.6 1487.6 1551.6 1674.1 1789.9 2057.9
CĐ, ĐH 1309.6 1415.6 1652.9 1805.1 2083.3 2293.3
Cơ cấu (%)
Tổng số 100 100 100 100 100 100
THCN 58.2 51.3 48.4 48.1 46.2 47.3

CĐ, ĐH 41.8 48.7 51.6 51.9 53.8 52.7
Nguồn: Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 –
2005 (2006)
Như vậy có thể thấy, tỷ lệ trên ở VN hiện nay là 1 cử nhân - 1,16 THCN -
0,95 CNKT.
Những ngành nghề có chi phí đào tạo thấp (ít thí nghiệm, ít thực
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hành) như ngành kinh tế, luật chiếm 43% số sinh viên đào tạo. Tỷ lệ đào tạo sinh
viên cho các ngành khoa học kỹ thuật chỉ chiếm 25,5%. Và cũng mới có hơn 20%
lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên, số lao động bậc 6, bậc 7 chiếm tỷ lệ rất
ít.
Hệ quả là sinh viên ĐH ngày càng nhiều, trong khi công nhân kĩ thuật không
tăng, dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” tái diễn.
1.2.4. Luôn tồn tại dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị
Trong TTLĐ, để đảm bảo sự phân bổ và bố trí lao động, sử dụng nguồn
nhân lực một cách hợp lý và hiệu quả, luôn cần có dịch chuyển lao động giữa các
khu vực, ngành nghề. Do những tác động khách quan trong quá trình phát triển
KTXH, làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị là một “xu hướng tất yếu” trong
TTLĐ các nước đang phát triển. TTLĐ khu vực thành thị luôn có sự hấp dẫn về
tiền công, và cơ hội làm việc so với TTLĐ nông thôn. Xu hướng này đã và đang
làm cho mức thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng đồng thời cũng dẫn đến tình
trạng mất cân đối trong các cơ hội về kinh tế ở cả nông thôn lẫn thành thị.
Cũng như ở các nước đang phát triển khác, di dân từ nông thôn ra thành thị
cũng là xu hướng phổ biến ở TTLĐ Việt Nam.
Bảng 7: Luồng di cư nông thôn, thành thị 1/4/2005 – 1/4/2006
Đơn vị: %; người
% số người di cư Nơi cư trú trước khi di chuyển
Toàn quốc 100 Thành thị Nông thôn
Thành thị 56.7 16.8 39.9

Nông thôn 43.3 13.3 30.0
Tổng số người di cư 486487 146536 339951
Thành thị 275765 81611 194154
Nông thôn 210722 64925 145797
Nguồn: Niên giám thống kê 2006
Trong 486,5 ngàn người di cư giữa các tỉnh, số người đến khu vực thành
thị chiếm 56,7% gấp 1,3 lần số người về khu vực nông thôn. Luồng di cư lớn nhất
là từ nông thôn ra thành thị 39,9%; nông thôn – nông thôn 30%; thành thị - nông
thôn chỉ chiếm 13,3%.
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.5. Di chuyển lao động ra nước ngoài bằng hình thức xuất khẩu lao động
Theo báo cáo của WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới): Tại 15 nước EU, số
lượng người trong độ tuổi 20 – 60 sẽ giảm còn 150 triệu so với gần 300 triệu hiện
nay. Trong khi đó, riêng Ấn Độ trong 30 năm tới, dân số trong độ tuổi lao động sẽ
tăng thêm 335 triệu người; Mexico tăng gần 50 triệu người. Do vậy, một hệ quả
tất yếu của sự mất cân đối lao động trên thế giới trong bốn, năm thập kỷ tới là sự
di cư hay còn gọi là xuất khẩu lao động từ các nước đang phát triển sang các nước
phát triển.
Tình hình XKLĐ nước ta trong giai đoạn 2000-2007 được thể hiện qua
bảng sau:
Biểu 3: Lao động xuất khẩu qua các năm
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phụ san “Kinh tế Việt Nam và thế giới” năm
2007-2008
Trong những năm gần đây, công tác XKLĐ cũng phát triển mạnh. Số
lượng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài có xu hướng tăng. Từ con số
10.000 năm 1995, lên 30.000 người năm 2000, hơn 67.000 người năm 2004, hơn
70.000 năm 2005 và khoảng 85.000 năm 2007. Trong 5 năm, chúng ta đã đưa
294.000 lao động, chuyên gia đi xuất khẩu. Lao động Việt Nam tập trung chủ yếu
ở các nước và lãnh thổ trong khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài

30
36.168
46.122
75
67 70 70
85
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Nghìn người
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Bảng số liệu LĐXK qua các năm 2000 - 2007
Số lượng lao động
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Loan, Malaysia . Một vài năm gần đây, Việt Nam bắt đầu mở TTLĐ sang khu
vực Trung Đông. Hiện nay, có khoảng 3000 lao động làm việc ở các Tiểu Vương
Quốc Ả Rập thống nhất, gần 2000 lao động làm việc tại Qatar.
1.2.6. Chảy máu chất xám
Sự dịch chuyển lao động được đào luyện có kỹ năng từ nước này sang nước
khác, từ châu lục này sang châu lục khác được gọi là chảy máu chất xám.
Đây là một hiện tượng xảy ra ở hầu hết các nơi trên thế giới, ngay cả các

quốc gia tiên tiến Tây Âu và Canada cũng bộc lộ nhiều lo lắng về chất xám của
họ di cư sang Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, sự chảy máu chất xám trầm trọng nhất
vẫn là từ các quốc gia nghèo, kém phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là
Đông Âu) sang các quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Biểu 4: Tỷ lệ chất xám chảy ra ở một số nước
Nguồn: (2005)
Trên đây là báo cáo của Ngân hàng Thế giới về nguồn lực chất xám công
bố năm 2005. Kết quả trên cho thấy: vấn đề chảy máu chất xám ở các nước đang
phát triển rất đáng lo ngại. Rất nhiều nước có tỷ lệ chảy máu chất xám trên 50%.
85%
75%
62%
47%
27%
4% 4%
3%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Tỷ lệ
Tên nước
Tỷ lệ chất xám chảy ra ở một số nước
Jamaica

Tonga
Fiji
Ghama
Việt Nam
Ấn Độ
Trung Quốc
Úc
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đối với Việt Nam, đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi tỷ lệ này là tương
đối cao 27%. Hậu quả tiêu cực của chảy máu chất xám khiến đất nước nghèo và
lạc hậu, không thể tiến triển nhanh để bắt kịp đà văn minh của nhân loại.
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kết luận:
Trên đây là những xu hướng mang tính phổ biến mà gần như đã trở thành
đặc trưng của các nước đang phát triển. Thị trường lao động Việt Nam trong quá
trình vận động và phát triển cũng không nằm ngoài những xu hướng đó. Nghiên
cứu này không có ý định phân tích sâu các xu hướng phổ biến nói trên. Mục đích
trong việc nhấn mạnh các xu hướng này để nhấn mạnh thị trường lao động các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, luôn có những đặc trưng riêng biệt.
Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy, điều quan trọng là trên thực tế, ở Việt
Nam đã và đang diễn ra những hiện tượng không theo xu hướng trên. Chúng ta
cần phải “chụp” nhanh những hiện tượng ấy, phân tích và tìm cách “nhân điển
hình” những hiện tượng không mang tính xu hướng, nhưng lại có nhiều tác động
tích cực, để từ đó biến chúng trở thành những xu hướng mới ở Việt Nam.
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ “HIỆN TƯỢNG LẠ” XUẤT HIỆN TRÊN THỊ

TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
NHỮNG NĂM VỪA QUA
“hiện tượng lạ”theo quan điểm của nhóm nghiên cứu là những hiện tượng
rất “mới”, chưa từng xuất hiện trong thị trường lao động Việt Nam, cũng có thể
hiểu đây là những hiện tượng đi ngược lại xu hướng chung của TTLĐ các nước
đang phát triển như đã phân tích ở trên. Những hiện tượng này có thể đã xuất hiện
và trở thành phổ biến của các quốc gia khác, nhưng lại rất mới đối với TTLĐ Việt
Nam.
Với cách hiểu như vậy, nhóm nghiên cứu đã quan sát, phát hiện và đưa ra
những “hiện tượng lạ”chủ yếu sau đây:
2.1. Hiện tượng lao động từ thành thị trở về nông thôn
Trong những năm gần đây, bên cạnh xu hướng di chuyển lao động từ nông
thôn ra thành thị, ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng lao động chảy ngược
từ thành thị về nông thôn. Hiện tượng này đang diễn ra như một cơn sóng ngầm, trên
một diện rộng, từ Bắc vào Nam với quy mô và tốc độ ngày càng lớn. Hiện tượng này
xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2003, ở TP.HCM. Và đến năm 2008, hiện tượng
này đã lan rộng ra hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
24
Sau Tết Mậu Tý, trong khi các khu công nghiệp
(KCN), khu chế xuất (KCX) ở các tỉnh, thành phía
Nam đang phải “đốt đuốc” tìm lao động thì nhiều
tỉnh miền Trung đang háo hức đón chào một dòng
lao động ở lại làm việc sau khi về quê ăn Tết. Tuy
đây mới chỉ là một dòng mạch nhỏ nhưng báo
hiệu một chuyển biến đáng mừng về sự phát triển
kinh tế ở dải đất miền Trung. Dọc tuyến Quốc lộ
1A qua các tỉnh miền Trung như Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định... đã phần nào bớt “chóng
mặt” trước cảnh hàng vạn lao động trẻ lũ lượt lên
đường “Nam tiến”. Năm nay, một lượng lớn lao

động đang làm trong Nam “chuyển động ngược”
về quê tìm cơ hội.
Nguồn:
(24/5/2004)
Có một thời nguồn nhân lực từ các
tỉnh ùn ùn đổ về TP.HCM, Bình
Dương, Đồng Nai; có một thời tìm
một việc làm trong các khu công
nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX)
phía Nam người ta phải “chạy” bằng
tiền... Nhưng giờ đây các doanh
nghiệp (DN) luôn kêu ca thiếu lao
động, nhiều nhà máy phải bỏ chi phí
hàng trăm ngàn đồng để tìm từng lao
động một... Nguồn nhân lực đang
chuyển hướng “chảy” về các tỉnh...
Nguồn:
(11/04/2006)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Để hiểu được nguyên nhân của việc di chuyển lao động “có vẻ” như đi ngược
lại xu hướng của TTLĐ Việt Nam, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu các hình thức di
chuyển lao động từ thành thị về nông thôn. Qua quá trình nghiên cứu, có hai hình
thức sau:
(1) Lao động di chuyển từ các thành phố (thành phố loại 1) (Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng, TP. HCM) về quê hương mình (các quận, huyện, thị trấn) làm việc.
(2) Lao động di chuyển từ các thành phố (trực thuộc tỉnh) về quê hương mình
(các quận, huyện, thị trấn) làm việc.
(3) Lao động di chuyển từ các thành phố lớn về các thành phố nhỏ (quê hương
họ) làm việc.
Đây là một hiện tượng rất mới xảy ra ở thị trường lao động Việt Nam. Hiện

nay chưa có một số liệu thống kê nào nghiên cứu về hiện tượng này. Những phân
tích dưới đây được nhóm nghiên cứu tổng hợp và phân tích từ rất nhiều bài báo
có liên quan. Điểm lại “tít” của những bài báo nói về hiện tượng trên như sau:
 Lao động phổ thông “chảy ngược” ra ngoại thành - Lao động phổ thông
đang từ TP.HCM đổ ra các tỉnh, gây nên tình trạng khan hiếm tại thành
phố. Đó có phải là một tín hiệu đáng mừng?
(24/5/2004)
 Hướng chuyển động mới của nguồn nhân lực – nhân lực về tỉnh.
(11/04/2006)
 Lao động chảy ngược về quê.
(24/02/2008)
Nhìn lại vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy ý kiến
chuyên gia và những đối tượng có liên quan để phân tích:
Ông Nguyễn Xuân Thủy - Trưởng ban Quản lý các KCN Quảng Ngãi cho
biết đã xuất hiện xu hướng lao động miền Trung về quê tìm cơ hội vào khoảng
thời gian từ năm 2003 đến 2004 và hiện tượng này tiếp tụp tiếp diễn cho đến nay.
Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm - Ban quản lý các KCN & KCX
TP Đà Nẵng cho biết: con số lao động do trung tâm giới thiệu đã tăng lên hàng
25

×