Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

đề kiểm tra kì 2 sử 6,7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.18 KB, 3 trang )

Phòng GD&ĐT Võ Nhai
Trường THCS Tràng Xá
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lịch sử 8 Thời gian: 45’
Năm học 2010-2011
Câu 1 (3 điểm):
Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu
nhất trong phong trào Cần Vương? Tại sao?
Câu 2: ( 1 điểm)
Em hãy cho biết nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
Câu 3 (3 điểm):Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế- xã hội Việt Nam
như thế nào?
Câu 4 (3 điểm):
Hãy cho biết những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến
trước Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc? Ý nghĩa của những hoạt động đó? Nhận xét hướng
đi.
Hướng dẫn chấm kiểm tra học kỳ II
Môn: Lịch sử 8
Năm học: 2010- 2011
Câu 1 (3 điểm):
* Phong trào Cần Vương nổ ra từ cuối thế kỉ XIX:
-Phong trào chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1885- 1888
+ Giai đoạn 1888- 1896
- Giai đoạn 1885- 1888: Phong trào nổ ra ở khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kỳ và
Bắc Kỳ.
- Giai đoạn 1888- 1895: 3 cuộc khởi nghĩa lớn
+ Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886- 1887)
+ Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883- 1892)
+ Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885- 1895)
* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:


-Lãnh đạo có sự phối hợp chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương
-Thời gian tồn tại dài nhất
-Quy mô rộng lớn
-Chiến đấu ác liệt, lập nhiều chiến công.
Câu 2: ( 1 điểm)
* Nguyên nhân thắng lợi: (0,5đ)
- Pháp còn mạnh, cấu kết với phong kiến.
- Lực lượng quân mỏng, yếu. Tổ chức và lãnh đạo còn hạn chế.
* Ý nghĩa : (0,5đ)
- Thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp của nhân dân.
- Góp phần làm chậm quá trình Bình định của Pháp.
Câu 3 (3 điểm):
Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế- xã hội Việt Nam:
* Về Kinh tế: không phát triển được và phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp
* Về Xã hội: xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi, các giai cấp có sự phân hoá sâu sắc:
- Giai cấp địa chủ, phong kiến:
-Giai cấp nông dân:
-đồng thời xuất hiện giai cấp và tầng lớp mới:
+ Tầng lớp Tư sản đầu tiên xuất hiện
+ Tầng lớp Tiểu Tư sản thành thị ra đời
-Công thương nghiệp thuộc địa phát triển dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân
+ họ có tinh thần cách mạng cao :
Câu 4 (3 điểm):
* Hoạt động của Nguyễn Tất Thành:
-Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước:
-Giữa năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước. Người rời bến cảng Nhà Rồng
-Năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp
- Người tham gia Hội Việt Nam những người yêu nước, tham gia Viết Báo, tuyên truyền
Chủ Nghĩa Mác
* Ý nghĩa:

- Những hoạt động ấy là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc sau này
-Sống, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng
tháng muời Nga và có những bước chuyển biến
* Nhận xét hướng đi: các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX đi sang phương Đông còn Nguyễn Tất
Thành đi sang phương Tây.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×