PHÒNG GD& ĐT QUẬN SƠN TRÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH NĂM HỌC 2008- 2009
------------------------------------ ------------------------
MÔN : LỊCH SỬ - LỚP 8
Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề )
ĐỀ: (Học sinh làm bài trên giấy thi)
Câu 1: Kinh tế Nhật Bản đã phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất ?( 4 điểm )
Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. ( 3 điểm )
Câu 3: Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven.
( 3 điểm )
________________________
PHÒNG GD& ĐT QUẬN SƠN TRÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH NĂM HỌC 2008- 2009
------------------------------------ ------------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8
Câu 1: Kinh tế Nhật Bản đã phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất ?( 4 điểm )
Trả lời:
- Sau Mĩ, Nhật Bản là nước thứ hai thu được nhiều lợi và không mất mát gì
trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy vậy, nền kinh tế Nhật Bản củng chỉ phát triển
trong một vài năm đầu sau chiến tranh ( 1điểm )
- Trong vòng 5 năm (1914 – 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng
gấp lần, nhiều công ti mới xuất hiện, mở rông sản xuất và xuất khẩu hàng hoá ra các
thị trường châu Á. Tuy nhiên, nền nông nghiệp không có gì thay đổi, những tàn dư
phong kiến còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo, tăng cao
làm cho đời sống nhân dân rất khó khăn. Đặc biệt là trận động đất lớn tháng 9 – 1923
làm cho thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đỏ hoàn toàn ( 1điểm )
- Năm 1918, phông trào đấu tranh đánh chiếm các kho gạo của quần chúng
nhân dân, đợc gọi là cuộc “bạo đông lúa gạo” bùng nổ, lôi cuốn 10 triệu người tham
gia. Phông trào bãi công của công nhân cũng diễn ra sôi nổi. Tháng 7 – 1922, Đảng
Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phông trào công nhân (
1điểm )
- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân
hàng phải đóng cửa. Khủng hoảng tài chính đã làm mất lòng tin của nhân dân và giới
kinh doanh vào chính phủ, đồng thời chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế
Nhật Bản ( 1điểm )
Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai ? ( 3điểm )
Trả lời:
- Do những mâu thuẫn mới về thị trường và thuộc địa. Cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới 1929 – 1933 dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a,
Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới ( 1điểm )
- Các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch : khối Anh - Pháp - Mỹ và khối
phát xít Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản. Hai khối này mâu thuẩn vói nhau về thị trường và
thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh – Pháp – Mĩ
thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn
chiến tranh về phía Liên Xô ( 1điểm ) Do chính sách thoả hiệp này, sau khi sát nhập
nước Áo vào Đức, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1 – 9 –
1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.( 1điểm )
Câu 3: Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven.
( 3điểm )
Trả lời:
Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph. Ru-dơ-ven - Tổng thống
mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.
- Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục
hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính. Chính phủ Ru-dơ-ven đã ban hành
các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy
định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.( 1.5 điểm )
- Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống
ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm
mới và ổn định tình hình xã hội. (0.75điểm )
- Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ nhưng cũng giải quyết
phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho
nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.( 0.75điểm )
-------------------------------------------------