Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HAM THÍCH HỌC MÔN ÂM NHẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 25 trang )

1
1.Tên đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2
HAM THÍCH HỌC MÔN ÂM NHẠC
2. Đặt vấn đề:
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người.Ngày nay,
âm nhạc là một nhu cầu cần thiết trong đời sống cũng như trong học tập của
trẻ.Vì vậy, âm nhạc đã trở thành môn học chính thức của chương trình đào tạo ở
phổ thông bắt đầu từ các lớp ở Tiểu học.
Âm nhạc sẽ giúp các em tìm được niềm vui, cảm thụ được nội dung giai
điệu, tiết tấu qua từng bài hát, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống
tinh thần của trẻ thêm phong phú. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản
nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp trí tuệ, óc tưởng tượng phát triển,
làm cho các em ngày càng gắn bó với quê hương, đất nước…
Tất cả những điều đó bước đầu giúp các em làm quen với một số kĩ năng
đơn giản về ca hát và thói quen hát đúng, góp phần cùng những môn học khác
giaó dục nhân cách, tính tập thể, kỉ luật, tính chính xác…làm cho việc học tập ở
trường có tính toàn diện, thăng bằng, hài hoà với các hoạt động học tập của trẻ và
đặc biệt duy trì các thói quen tốt trong học tập cũng như niềm say mê, yêu thích
âm nhạc…
Để làm được như vậy người giáo viên phải có những kiến thức âm nhạc
vững vàng và đặc biệt có những biện pháp để giúp học sinh ham thích học âm
nhạc ở Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng.
3. Cơ sở lí luận:
-Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối
lớp 2 nói riêng.
-Dựa vào mục tiêu, đặc trưng riêng của môn âm nhạc nói chung và âm nhạc lớp 2
nói riêng.
4. Cơ sở thực tiễn:
- Phòng học âm nhạc, trang thiết bị còn thiếu.
-Tình hình học tập âm nhạc của học sinh khối 2 trong những năm vừa qua:


Trong những năm đầu dạy âm nhạc ở trường, tôi luôn quan tâm đến hầu hết các
đối tượng HS, áp dụng các phương pháp giảng dạy môn âm nhạc tuy nhiên kết
quả học tập của HS vẫn chưa cao.Hơn 50% HS chưa hát đúng cao độ và giai điệu
của bài hát.Một số em hát nhanh hơn hoặc chậm hơn so với đàn.Các em không
thuộc lời bài hát, phát âm chưa rỏ, thái độ học tập rất nhút nhác và e dè, sợ sệt.Đa
số HS không biết biểu diễn và vận động theo bài hát.Các em không phân biệt
được cách vỗ theo tiết tấu, nhịp và vỗ theo phách.Thậm chí nhiều em không biết
vô nhạc bài hát khi nghe GV dạo đàn.Tiết học diễn ra rất khô khan, buồn tẻ.Vì
vậy mà đa số HS ít ham thích học môn âm nhạc.Kết quả đánh giá môn âm nhạc
2
rất thấp.Năm học 2005-2006 chỉ có 10% HS xếp loại A+ (đối với lớp bán trú),
5% HS xếp loại A+ ( đối với lớp ngoài bán trú).Chính vì những thực tiễn đó mà
tôi đã không ngừng học hỏi, tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm để tìm ra những biện
pháp giúp HS ham thích học âm nhạc hơn.
5.Nội dung nghiên cứu:
Với kết quả như trên tôi chưa thật sự hài lòng.Tôi muốn học sinh đạt kết
quả cao hơn nửa, làm cho các em thực sự hứng thú trong giờ học âm nhạc và học
sinh cảm nhận được:học mà chơi, chơi mà học, không nặng nề, không lôgíc…và
tôi đã lần lượt thực hiện một số biện pháp như sau:
a.Biện pháp 1: Lập kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc lớp 2:
Đối với học sinh lớp bán trú, một tuần các em được học 3 tiết âm nhạc(1tiết
chính khoá, 2 tiết ôn luyện), HS ngoài bán trú 1tiết/tuần.Để cho công việc giảng
dạy được thuận tiện, tôi lên kế hoạch giảng dạy âm nhạc lớp 2 cho cả năm học,
đảm bảo chương trình cũng như các công văn chính thức về việc giảm tải của Bộ
Giáo Dục.Kế hoạch như sau:( có kèm theo ở phần phụ lục)
b. Biện pháp 2: Giáo viên phải nắm vững quy trình dạy hát:
Thông thường, quy trình dạy hát gồm các bước như sau:
-Giới thiệu bài hát.
-HS nghe hát mẫu: Nghe qua băng đĩa nhạc hoặc GV trình bày
-Đọc lời ca: Có thể đọc lời ca theo tiết tấu lời ca.

-Luyện thanh.
-Dạy hát từng câu.
-Hát cả bài.
-Sử dụng một vài cách hát tập thể: Hòa giọng, lĩnh xướng, đối đáp, nối tiếp.
-Trình bày bài hát: Khác với hát cả bài, quan điểm trình bày bài hát được hiểu là
việc nâng cao giá trị nghệ thuật của bài hát bao gồm: có nhạc đệm, hát đúng sắc
thái, tốc độ phù hợp, sử dụng cách hát tập thể, có câu dạo đầu, dạo giữa bài và kết
thúc…
-Hát kết hợp các hoạt động: gõ đệm, vận động, múa, trò chơi…
-Tập biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca.
-Củng cố: Ôn luyện bài hát theo tổ, nhóm và cá nhân.
Tuy nhiên trong thực tế dạy học, GV có thể thay đổi trình tự các bước này.Qui
trình này không thể thực hiện tất cả trong một tiết học.Vì thế một bài hát thường
học trong hai tiết:
+Tiết 1: chủ yếu dạy cho các em nắm được bài hát.
ví dụ : Tiết 9: Học bài hát: Chúc mừng sinh nhật ( đính kèm phần phụ lục)
+Tiết 2: cho các em hát kết hợp một số hoạt động và tập biểu diễn.
Tuy vậy với những bài hát ngắn, dễ thuộc thì ngay trong một tiết đã có thể tổ
chức cho các em hoạt động vui chơi kết hợp với bài hát.
3
c.Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp giảng dạy Âm nhạc lớp 2.
Phương pháp dạy môn hát nhạc cho HS Tiểu học nói chung và HS khối lớp 2 nói
riêng là khoa học sư phạm. Để dạy tốt đặc trưng bộ môn này GV cần có những
kiến thức về âm nhạc vững vàng và biết vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy
học để đạt được những thành công trong tiết dạy của mình.
Ngoài các phương pháp chung thường được sử dụng, dạy âm nhạc phải chú ý đến
đặc trưng của nghệ thuật âm thanh và cần chú ý vận dụng những vấn đề sau đây:
*Tích hợp sư phạm trong dạy học:
Một bài âm nhạc thường bao gồm học hát(học bài hát mới), vận động theo nhạc,
nghe nhạc…Khi giảng dạy ngoài việc GV thuyết trình, diễn giảng, HS phải thực

hành liên tục theo hướng dẫn của GV.
Ví dụ: khi dạy hát, ngoài việc GV giới thiệu bài(nội dung, đặc điểm âm nhạc),
HS phải liên tục thực hành những câu hát mẫu do GVHD.
*Tăng cường trực quan trong dạy học:
Trực quan trong dạy học âm nhạc ở tiểu học là tiếng hát và tiếng đàn(nói chung là
âm thanh, âm nhạc).Trực quan còn thể hiện ở những hình vẽ, tranh ảnh liên quan
đến bài hát, những động tác phụ họa cho bài hát, cho điệu nhạc, những điệu múa,
điệu nhảy liên quan đến tiết tấu và giai điệu âm nhạc.
*Phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc:
Giáo dục âm nhạc phải bằng mọi hình thức và mọi biện pháp, làm cho tai nghe
của HS ngày một nhạy bén hơn, tinh tế hơn nhằm nâng cao năng lực cảm thụ âm
nhạc và trình độ nhận thức âm nhạc.Do vậy dạy âm nhạc cho các em phải hết sức
tránh giảng giải những vấn đề lí thuyết nặng nề, khô cứng, những kiến thức
chuyên môn chỉ dành cho những người làm nghề âm nhạc.
Phải cho các em được nghe âm nhạc, được hoạt động theo âm nhạc và được bày
tỏ sự cảm nhận bằng trực giác khi âm nhạc tác động tới bản thân.
d.Biện pháp 4: Sử dụng nhạc cụ trong giờ học âm nhạc:
* Đàn điện tử organ.
Đây là một nhạc cụ rất cần thiết, nó được sử dụng trong cả tiết học và trong cả
quả trình dạy âm nhạc.Nhạc cụ này không những giúp cho GV và HS hát chuẩn
xác bài hát, đúng giai điệu, độ cao mà còn giúp bài hát sinh động hơn, thể hiện
được tình cảm qua bài hát.Giúp tiết học thêm phần vui tươi, nhộn nhịp, HS ham
thích và bớt nhàm chán trong giờ học âm nhạc.
Đặc biệt khi dạy hát từng câu, GV nên sử dụng nhạc cụ vì:
-Học hát có nhạc cụ sẽ tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi, HS hào hứng luyện
tập.
-Việc đàn giai điệu các câu hát giúp HS phát triển tai nghe nhạc.
-Nhạc cụ còn là chỗ dựa, đồng thời còn nâng cánh cho tiếng hát hay hơn.
4
Không nên lạm dụng sử dụng nhạc cụ một cách thái quá.Nếu tiếng đàn quá to,

GV lại đàn liên tục, sẽ vừa ác tiếng hát vừa xao nhãng việc bao quát lớp học.
b/ Thanh phách, song loan,…
Đây là nhạc cụ học sinh thường sử dụng trong giờ học âm nhạc,đặc biệt là gõ theo
nhịp, phách.
Ở lớp 2 các em được học 12 bài hát, trong đó có 11 bài ở nhịp 2/4 và 1 bài ở nhịp
3/4 (Chúc mừng sinh nhật)
* Hướng dẫn học sinh đánh nhịp 2/4

1 phách mạnh
1 phách nhẹ
* Hướng dẫn học sinh đánh nhịp 3/4
1 phách mạnh, 2 phách nhẹ
-Sau khi GV hướng dẫn HS đánh nhịp thành thạo thì cho các em ghép với nhạc và
hát.Qua hình thức này các em hiểu được tay của chỉ huy trong quá trình tập hát và
khắc sâu thêm bài hát mà các em đã được học.
* Sử dụng đĩa VCD và CD:
- Giáo viên sử dụng đĩa để cho HS nghe các bài hát trong chương trình
+ Sử dụng khi giới thiệu mới.
+ Sử dụng khi ôn tập bài hát.
- Giáo viên sử dụng đĩa trong các tiết ôn tập toàn phần và nghe nhạc theo
chủ điểm.
e.Biện pháp 5: Tập vận động phụ hoạ - biểu diễn - trình bày bài hát:
Sau khi HS thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu, Giáo viên phải đặc biệt quan
tâm giúp các em nâng cao chất lượng tiếng hát và cách thể hiện tình cảm, sắc thái
của bài hát.Vì vậy, việc vận động phụ hoạ và biểu diễn để học sinh cảm nhận sâu
sắc hơn về nội dung của bài hát. Chúng ta nên biết rằng, đặc điểm của HS Tiểu
5
học nói chung, nhất là HS khối 2, các em rất thích hoạt động. Nếu suốt cả tiết học
mà các em phải ngồi yên thì sẽ gây cho các em căng thẳng và gò bó, không gây
hứng thú học tập ở các em.

Khi hát kết hợp vận động, biểu diễn sẽ tăng niềm thích thú vận động và tiếp thu
rất nhanh các động tác do giáo viên hướng dẫn. Đặc biệt, qua vận động biểu diễn
còn phát huy được tính sáng tạo thêm những động tác mới phù hợp với nội dung
bài hát và làm cho HS mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn trước tập thể. Nghe nhạc sẽ
giúp các em phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
Trình bày bài hát kích thích sự cố gắng, thi đua trong học tập của các em.Thi
hát còn giúp HS khẳng định mình và tăng cường khả năng làm việc theo
nhóm.Tuy nhiên, việc này đòi hỏi GV phải có cách tổ chức hợp lý, đánh giá kết
quả trình bày của các em công bằng, chính xác.
Ví dụ: trong tiết học ôn tập 3 bài hát, GV yêu cầu mỗi tổ lần lượt trình bày
từng bài, các em đứng tại chỗ và tổ trưởng là người bắt nhịp.GV giữ vai trò giám
khảo sẽ ghi kết quả lên bảng.Sau cuộc thi, lời khen ngợi và động viên chính xác
của GV sẽ để lại ấn tượng tốt và có tác dụng thúc đẩy sự cố gắng học tập của HS.
Ví dụ: Tuần 25: ( có giáo án minh họa đính kèm phần phụ lục)
f.Biện pháp 6: Lồng ghép hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp vào hoạt
động dạy học Âm nhạc lớp 2.
Lồng ghép hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp vào hoạt động dạy học âm nhạc
lớp 2 góp phần thực hiện mục tiêu dạy học âm nhạc, phát triển những thái độ cảm
xúc, tình cảm đúng đắn, những yếu tố tâm lý, những kĩ năng sống cho HS.
Lồng ghép HĐGDNGLL vào hoạt động âm nhạc giúp HS kiểm nghiệm được
những kiến thức, kĩ năng đã được học trong giờ âm nhạc.Qua đó giúp HS tự tin,
mạnh dạn hơn trong các hoạt động cũng như trong giờ học âm nhạc.
*Các cách lồng ghép và hình thức thực hiện:
-GV lồng ghép theo chủ điểm:
Ở lớp 2, môn HĐGDNGLL các em được thực hiện theo 7 chủ điểm trong một
năm học.Tùy theo nội dung của từng chủ điểm mà GV dạy nhạc chọn và lồng
ghép các chủ điểm thích hợp với nội dung từng bài hát và chọn các cách thực hiện
phù hợp với chủ điểm, nội dung bài học.
Ví dụ: khi dạy bài hát: Bắc kim thang, Xòe hoa, GV lồng ghép vào chủ điểm
“Giữ gìn truyền thống, văn hóa dân tộc”, giáo dục HS biết yêu quý làn điệu dân

ca và những người lao động, giáo dục cho HS biết tôn trọng và yêu quý các bạn
dân tộc thiểu số ở đất nước mình…GV tổ chức cho HS thực hiện bằng hình thức:
cho HS lên biểu diễn trước lớp, trình bày bài hát bằng hình thức hát xô và hát
xướng, kể các bài hát dân ca mà em biết…
g.Biện pháp 7: Tổ chức trò chơi âm nhạc:
Như chúng ta đã biết, giáo dục âm nhạc cho HS tiểu học nói chung và HS lớp 2
nói riêng phải bằng mọi hình thức và nhiều biện pháp vì thế tổ chức giờ học dưới
6
hình thức trò chơi âm nhạc rất được HS thích thú và là biện pháp mang lại hiệu
quả rất cao. Đồng thời tạo sân chơi, giúp các em HS gắn bó, hòa đồng với
nhau.Giúp HS được học mà chơi, chơi mà học, làm thư giãn tinh thần qua những
tiết học văn hóa, làm giờ học âm nhạc phong phú, hấp dẫn.Góp phần giúp HS
phát triển trí tuệ.
Ví dụ: Trong những tiết ôn tập 2 bài hát hay trong những tiết ôn luyện của
buổi thứ 2 GV nên tổ chức dưới hình thức trò chơi âm nhạc.
Ví dụ: Tuần 21: ÔL2: Trò chơi âm nhạc ( đính kèm phần phụ lục)
*Một số trò chơi:
-Mở ô chữ để đoán tên bài hát.
-Giai điệu thân quen
-Nghe tiết tấu đoán câu hát và tên bài hát.
-Hát theo chủ điểm,theo các từ khóa
-Đoán xem âm thanh phát ra từ đâu, ai hát, có bao nhiêu bạn hát
-Hát theo nguyên âm o, a, u, e….
h.Biện pháp 8: Tổ chức giao lưu, sinh hoạt ngoại khoá:
Đây là hình thức được HS yêu thích bởi lẽ qua đó các em được gặp gỡ giao lưu
với các bạn trong khối, tiếp xúc với một tập thể lớn hơn.
Qua chương trình giao lưu, sinh hoạt ngoại khoá giúp các em thể hiện tái diễn
lại những gì mình đã được học. Hơn nữa, khi tham gia ngoại khoá các em được
lưu diễn ca hát giúp giáo viên dễ phát hiện những HS có khả năng về âm nhạc.
Ví dụ: Trong năm học 2007-2008, cuối tuần 35, GV Âm nhạc đã kết hợp với

Tổng phụ trách Đội tổ chức thành công Hội thi tiếng hát hay cho HS trong khối
và toàn trường.Nhiều em trong Khối 2 đã đạt giải rất cao, như em: Khánh Quỳnh
(lớp 2/2) đạt giải nhất, Lí Ái Bảo Trân( lớp 2/3) đạt giải nhì.
Đặc biệt, kết hợp với Nhà trường tổ chức thành công đêm văn nghệ với chủ đề
Mừng sinh nhật Bác do Thầy và trò biểu diễn.
Để chương trình ngoại khoá thêm phần phong phú giáo viên nên kết hợp với
những giáo viên: Âm nhạc, Mỹ thuật, HĐGDNGLL trong nhà trường. Có kế
hoạch rõ ràng, có các tiết mục văn nghệ những HS trong khối biểu diễn.
Ví dụ: Trong Ngày hội tháng 3 vừa qua, Ban HĐGDNNLL đã tổ chức cho các
em thi trò chơi dân gian và hát dân ca.Kết quả đạt được rất cao.Qua hội thi này
đã phát hiện ra được nhiều em có chất giọng phù hợp với hát dân ca như em: Thu
Uyên(lớp 2/3), em Thanh Nga(lớp 2/1).
Ở Tiểu học, học tập là một hoạt động chủ đạo. Tuy nhiên, vui chơi vẫn có
vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách của HS. Đây là lứa tuổi đầy đam
mê, nhiều năng khiếu đang tiềm ẩn. Chính trong những hoạt động này năng khiếu
âm nhạc được bộc lộ, giáo viên phát hiện và bồi dưỡng để trở thành những tài
năng.
7
i.Biện pháp 9: Biện pháp khen thưởng:
Đây là một biện pháp rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS Tiểu học nói
chung và HS khối 2 nói riêng.
Biện pháp này giúp HS có hứng thú, tự tin khi tham gia học tập.
* Hình thức khen thưởng:
- Bông hoa A+: Giáo viên trao tặng khi HS hát, biểu diễn, vận động.
- Giáo viên tổng kết và phát thưởng vào cuối cuối học kỳ, cuối năm học cho
những HS học xuất sắc môn âm nhạc.
- Trong quá trình góp ý, sửa sai giáo viên nên nhẹ nhàng nhất là khi các em phát
âm chưa chuẩn, hát chưa rõ lời và chưa đúng cao độ.
- Phối hợp giáo viên chủ nhiệm để khen thưởng, phát huy những HS có năng
khiếu âm nhạc.

6. Kết quả nghiên cứu:
Từ việc thực hiện các biện pháp như trên, tôi đã được kết quả như sau:
* Năm học : 2007-2008
LỚP
XẾP LOẠI
XUẤT SẮC (A+)
XẾP LOẠI HOÀN
THÀNH (A)
XẾP LOẠI CHƯA
HOÀN THÀNH(B)
2/1 25% 75%
2/2 30% 70%
2/3 30% 70%
2/4 25% 75%
2/5 15% 85%
*Học kỳ 1:Năm học : 2008-2009
LỚP
XẾP LOẠI
XUẤT SẮC (A+)
XẾP LOẠI HOÀN
THÀNH (A)
XẾP LOẠI CHƯA
HOÀN THÀNH(B)
2/1 30% 70%
2/2 30% 70%
2/3 30% 70%
2/4 30% 70%
2/5 20% 80%
Đặc biệt với những biện pháp trên, tôi đã phát hiện ra được nhiều em có giọng hát
rất tốt.Các em không những hát hay mà còn biểu diễn rất dễ thương, dạn dĩ…

Nhiều em nằm trong đội bồi dưỡng văn nghệ, làm nòng cốt cho đội văn nghệ Nhà
trường, đội văn nghệ Thành Phố, như em Khánh Quỳnh, Gia Phúc, Quốc Việt, Lí
Ái Bảo Trân, Thanh Hiền, Tâm Ẩn…
8
Với những biện pháp này không những giúp cho HS học ngày càng tốt hơn mà
còn giúp cho GV dạy ngày một hoàn chỉnh và hay hơn.Kết quả này thể hiện rất rỏ
ở bản thân tôi.Trong Hội thi GV dạy giỏi cấp Tiểu học thành phố năm học 2008-
2009 vừa qua, tôi đã mạnh dạn chọn tiết Âm nhạc(tiết tự chọn) để thi vòng 1, kết
quả tiết dạy của tôi đã được đánh giá rất cao và đó chính là cơ sở để tôi tiếp tục
thi vòng 2 và đạt giải nhì trong hội thi.
7. Kết luận.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thường xuyên sử dụng trong giờ dạy âm
nhạc ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản.Bằng cách này hiệu quả các tiết dạy âm
nhạc tăng lên rỏ rệt.Với biện pháp như trên tôi đã nhận được sự ủng hộ của HS và
phụ huynh. Đặc biệt các em rất thích thú trong giờ học âm nhạc và kết quả cũng
tăng lên so với năm học trước.
Tính chuyên nghiệp trong các tiết học âm nhạc dần dần được khẳng định, từng
bước vượt ra khỏi việc dạy và học âm nhạc một cách đơn điệu, tẻ nhạt.Sự hiểu
biết về âm nhạc của HS được nâng cao rỏ rệt, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm
nhạc và định hướng tốt cho việc cảm thụ và thưởng thức âm nhạc của HS về sau
này.
Với kết quả học tập đạt được của HS trong năm học qua đã làm tôi phấn khởi, tin
tưởng hơn về những biện pháp đã thực hiện để HS ham thích hơn trong giờ học
âm nhạc.Tuy nhiên để duy trì, phát huy những kết quả đó thì GV và HS phải có
sự kết hợp hài hòa và cần chú ý những điều sau:
* Đối với giáo viên
- Yêu thích, say mê công việc giảng dạy của mình.
- Không ngừng học hỏi, tiềm tòi, đổi mới phương pháp, nội dung để quá
trình dạy - học ngày càng sinh động, HS ngày càng thích thú say mê.
- Trao dồi và phát triển chuyên môn qua: dự giờ, sách báo, đồng nghiệp.

- Trong các giờ học nên có những sáng tạo để giờ học thêm phần hấp dẫn.
- Nên kết hợp sử dụng các nhạc cụ một cách linh động.
- Chọn bài hát vui tươi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS.
- Chuẩn bị bài chu đáo khi lên lớp.
- Lắng nghe ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương pháp dạy
học tốt nhất.
* Đối với HS:
- Thường xuyên, mạnh dạn tham gia các hoạt động trên lớp.
- Biết nhận xét ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học.
- Chuẩn bị bài vỡ khi đến lớp
- Yêu thích môn học.
Cuối cùng, rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn
đồng nghiệp.
9
8. Đề nghị:
Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội đòi hỏi con người phải ngày
càng năng nổ, không ngừng đổi mới để hoà nhập xã hội ngày càng tiến bộ. Vì
vậy, là một người giáo viên tôi thiết nghĩ để giảng dạy có kết quả, giáo viên
không chỉ biết vận dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy làm sinh động quá
trình học tập, phát triển và duy trì sự năng động, tính sáng tạo của trẻ mà đó còn
là một nghệ thuật giảng dạy. Nghệ thuật đó thể hiển ở việc giáo viên biết vận
dụng khéo léo, biết tận dụng, biết tạo ra những hình thức giáo dục mới nhằm rằng
luyện kỹ năng, kỹ xảo của HS.Từ những suy nghĩ đó tôi xin có những đề nghị
sau:
- Cần xây dựng phòng học âm nhạc.
- Đầu tư trang thiết bị và đồ dùng dạy học phục vụ môn âm nhạc: Bộ nhạc cụ gõ,
các tranh ảnh minh họa cho nội dung bài hát, tranh ảnh về nhạc cụ dân tộc, đĩa
nhạc thiếu nhi….
- Mở khóa bồi dưỡng về chuyên môn cho GV dạy âm nhạc trong những dịp hè.
- Cần xây dựng những chuyên đề về bộ môn âm nhạc để GV bộ môn âm nhạc có

thể giao lưu, học hỏi, dự giờ và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
9. Tài liệu nghiên cứu:
- Sách GV âm nhạc lớp 2.
- Sách thiết kế âm nhạc lớp 2.
- Sách tâm lý lứa tuổi HS Tiểu học.


10
10. Ph lc:
kế hoạch dạy môn âm nhạc khối 2
học kỳ i (18 tuần)
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Thu Tâm
Tuần Tiết PPCT Tên bài dạy
1
Chính khoá Ôn tập các bài hát lớp 1 - Nghe Quốc ca
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn tập các bài hát lớp 1 - Nghe Quốc ca (tt)
Ôn luyện âm nhạc 2 Tập biểu diễn - Trò chơi âm nhạc
2
Chính khoá Học bài hát "Thật là hay" Nhạc, lời: Hoàng Lân
Ôn luyện âm nhạc 1 Học bài hát "Chim bay cò bay"
Ôn luyện âm nhạc 2 Tập gõ đệm theo bài hát Thật là hay
3
Chính khoá Ôn bài hát "Thật là hay" Nhạc, lời: Hoàng Lân
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn bài + Trò chơi Chim bay cò bay
Ôn luyện âm nhạc 2 Tập biểu diễn và vận động theo bài hát: "Thật là hay"
4
Chính khoá Học bài hát "Xèo Hoa" Dân ca Thái, lời mới: Phan Duy
Ôn luyện âm nhạc 1 Học bài hát mới: Tiếng trống đêm trăng
Ôn luyện âm nhạc 2 Tập gõ đệm theo bài hát Xoè Hoa
5

Chính khoá Ôn tập bài hát: "Xoè hoa"
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn bài: Tiếng trống đêm trăng
Ôn luyện âm nhạc 2 Tập biểu diễn và vận động theo bài hát: "Xoè hoa"
6
Chính khoá Học bài hát: "Múa vui", Nhạc và lời: Hữu Phớc
Ôn luyện âm nhạc 1 Học bài hát "Mẹ đi vắng" Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
Ôn luyện âm nhạc 2 Ôn tập bài hát "Mẹ đi vắng"
7
Chính khoá Ôn tập bài hát: "Múa vui"
Ôn luyện âm nhạc 1
Nghe nhạc thiếu nhi"Mẹ đi vắng, Bé và ông mặt trời, Chỉ có một
mà thôi"
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Múa Vui"
8
Chính khoá Ôn tập 3 bài hát: "Múa vui, Thật là hay, Xoè hoa"
Ôn luyện âm nhạc 1 Làm quen với phím đàn điện tử - nhạc cụ
Ôn luyện âm nhạc 2
Vận động phụ hoạ theo 3 bài hát "Múa vui, Thật là hay, Xoè
hoa"
9
Chính khoá Học bài hát: "Chúc mừng sinh nhật"
Ôn luyện âm nhạc 1 Học bài hát mới "Cô giáo Em"
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Cô giáo Em"
10
Chính khoá Ôn tập bài hát: "Chúc mừng sinh nhật"
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn tập bài hát "Cô giáo Em"
Ôn luyện âm nhạc 2 Trò chơi âm nhạc
11
Chính khoá Học bài hát: "Cộc cách tùng cheng" Nhạc và lời: Phan Tùng Bản
Ôn luyện âm nhạc 1 Nghe nhạc <Một số bài hát về thầy cô>

Ôn luyện âm nhạc 2 Làm quen với phím đàn điện tử, nhạc cụ- Nghe Quốc ca
12
Chính khoá Ôn tập bài hát: "Cộc cách tùng cheng"
11
Ôn luyện âm nhạc 1 Học bài hát: "Con cim vành khuyên" Nhạc và lời: Hoàng Lân
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Cộc cách tùng cheng"
13
Chính khoá Học bài hát: "Chiến sĩ tí hon" Nhạc và lời:
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn tập bài hát: "Con cim vành khuyên"
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Con cim vành khuyên"
14
Chính khoá Ôn tập bài hát: "Chiến sĩ tí hon"
Ôn luyện âm nhạc 1 Học bài hát: "Hạt sơng" Nhạc và lời: Lê Thị Bích Diệp
Ôn luyện âm nhạc 2 Ôn tập bài hát "Hạt sơng"
15
Chính khoá
Ôn tập 3 bài hát: "Chúc mừng sinh nhật,
Cộc cách tùng Cheng, Chiến sĩ tí hon"
Ôn luyện âm nhạc 1
Vận động phụ hoạ theo 3 bài hát "Chúc mừng sinh nhật,
Cộc cách tùng Cheng, Chiến sĩ tí hon"
Ôn luyện âm nhạc 2 Học bài hát: "Chú bộ đội" Nhạc và lời: Hoàng Hà
16
Chính khoá Kể chuyện âm nhạc - Nghe nhạc
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn tập bài hát: "Chú bộ đội"
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Chú bộ đội"
17
Chính khoá Học bài hát do địa phơng tự chọn
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn tập bài hát do địa phơng tự chọn
Ôn luyện âm nhạc 2 Nghe nhạc- Nghe Quốc ca

18
Chính khoá Tập biểu diễn
Ôn luyện âm nhạc 1 Trò chơi âm nhạc
Ôn luyện âm nhạc 2 Thi tiếng hát hay (Kết hợp với GV phụ trách Đội nếu có)
kế hoạch dạy môn âm nhạc khối 2
học kỳ ii (17 tuần)
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Thu Tâm
Tuần Tiết PPCT Tên bài dạy
19
Chính khoá
Học bài hát: "Trên con đờng đến trờng"
Nhạc và lời: Ngô Mạnh Thu
Ôn luyện âm nhạc 1 Tập biểu diễn các bài hát ở học kỳ I- Nghe Quốc ca
Ôn luyện âm nhạc 2
Học bài hát mới: "Mùa xuân của con" Nhạc và lời: Trơng Xuân
Mẫn
20
Chính khoá Ôn tập bài hát: "Trên con đờng đến trờng"
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn tập bài hát "Mùa xuân của con"
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Trên con đơng đến trờng"
21
Chính khoá Học bài hát mới: "Hoa lá mùa Xuân", Nhạc và lời: Hoàng Hà
Ôn luyện âm nhạc 1 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Mùa xuân của con"
Ôn luyện âm nhạc 2 Trò chơi âm nhạc
22
Chính khoá Ôn tập bài hát: "Hoa lá mùa xuân"
Ôn luyện âm nhạc 1 Tập gõ đệm theo nhịp - phách - tiết tấu - lời ca
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Hoa lá mùa xuân"
12
23

Chính khoá
Học bài hát: "Chú chim nhỏ dễ thơng"
Nhạc Pháp, lời: Hoàng Anh
Ôn luyện âm nhạc 1 Làm quen với các tiếng nhạc trong đàn Organ
Ôn luyện âm nhạc 2 Nghe một số bài hát về mùa Xuân
24 Chính khoá Ôn tập bài hát: "Chú chim nhỏ dễ thơng"
Ôn luyện âm nhạc 1 Tập vỗ tay theo bài hát về mùa Xuân (mở đĩa)
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát: "Chú chim nhỏ dễ thơng"
25 Chính khoá Ôn tập 2 bài hát: "Trên con đờng đến trờng, hoa lá mùa Xuân"
Ôn luyện âm nhạc 1 Hoạc bài hát mới: "Hái hoa bên Rừng", dân ca Gia Rai
Ôn luyện âm nhạc 2
Nghe nhạc và vận động phụ hoạ theo 3 bài hát "Trên con đờng đến tr-
ờng, hoa lá mùa Xuân, chú chim nhỏ dễ thơng"
26
Chính khoá
Học bài hát: "Chim chích bông"
Nhạc: Văn Dung, lời: Nguyễn Viết Bình
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn tập bài hát "Hái hoa bên Rừng"
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Hái hoa bên Rừng"
27
Chính khoá Ôn tập bài hát: "Chim Chích bông"
Ôn luyện âm nhạc 1 Học bài hát mới: "Trâu lá đa" nhạc: Huy Du, lời:
Ôn luyện âm nhạc 2 Tập biểu diễn theo bài hát "Chim Chích bông"
28
Chính khoá Học bài hát mới: "Chú ếch con" nhạc và lời:
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn tập bài hát: "Trâu lá đa"
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Trâu lá đa"
29
Chính khoá Ôn tập bài hát: "Chú ếch con"
Ôn luyện âm nhạc 1 Trò chơi âm nhạc

Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Chú ếch con"
30
Chính khoá Học bài hát: "Bắc kim thang" dân ca Nam bộ
Ôn luyện âm nhạc 1 Học bài hát: "Ai dậy sớm" Nhạc: Khánh Vinh
Ôn luyện âm nhạc 2 Ôn tập bài hát: "Ai dậy sớm"
31 Chính khoá Ôn tập bài hát: "Bắc kim thang"
Ôn luyện âm nhạc 1 Nghe nhạc và vận động theo bài hát: "Ai dậy sớm, Trâu lá đa"
Ôn luyện âm nhạc 2 Vận động phụ hoạ theo bài hát "Bắc kim thang"
32 Chính khoá Ôn tập 2 bài hát: "Chim Chích bông, Chú ếch con"
Ôn luyện âm nhạc 1 Kể chuyện âm nhạc Nghe Quốc ca
Ôn luyện âm nhạc 2
Nghe nhạc và vận động theo 3 bài hát: "Chim Chích bông, Chú ếch
con, Bắc kim thang"
33
Chính khoá Học bài hát do địa phơng tự chọn
Ôn luyện âm nhạc 1 Trò chơi âm nhạc
Ôn luyện âm nhạc 2 Ôn tập bài hát do địa phơng tự chọn
34
Chính khoá Ôn tập
Ôn luyện âm nhạc 1 Ôn tập hát và biểu diễn
Ôn luyện âm nhạc 2 Tập vỗ tay đệm theo một số bài hát đã học
35
Chính khoá Tập biểu diễn
Ôn luyện âm nhạc 1 Nghe một số bài hát đã học ở kỳ II- Nghe Quốc ca
Ôn luyện âm nhạc 2 Thi tiếng hát hay (Kết hợp với GV phụ trách Đội nếu có)
TUN 9
TIT 9: HC BI HT: CHC MNG SINH NHT
13
Nhạc Anh
I. MỤC TIÊU:

- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca
- HS làm quen với bài hát có nhịp 3/4
- HS biết bài hát của nước Anh.
II. CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
a/ HOẠT ĐỘNG 1: HỌC BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
*GVHDHS khởi động giọng:
- GV treo bảng phụ:
Đồ- Rê- Mi- Fa- Sol- La- Si
- Giáo viên đọc mẫu sau đó đàn hướng dẫn
học sinh khởi động giọng.
* GV giới thiệu bài hát mới:Chúc mừng sinh
nhật
* GVHDHS học bài hát: Chúc mừng sinh
nhật
-GV cho HS nghe bài hát qua băng đĩa
-GVHDHS đọc lời ca.
+GV đọc mẫu
-GVHDHS học hát từng câu một theo hình
thưc nối tiếp:
+ GV chia bài hát thành 4 câu.
+ GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu
câu này 2 – 3 lần, yêu cầu HS nghe và hát
nhẩm theo.
+GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp cho
HS hát cùng với đàn.
+ Khi tập xong 2 câu thì GV cho HS hát liền

2 câu với nhau.
+Tương tự cho các câu còn lại.
- GV cho HS hát lại cả bài:
- Giáo viên đệm đàn và hướng dẫn cho học
sinh ôn lại bài hát.
*HS khởi động giọng theo HD
của GV:
- HS luyện thanh theo đàn bằng
hình thức tập thể, cá nhân…
* HS lắng nghe.
* HS học bài hát theo HDGV:
- HS nghe và cảm nhận.
- HS đọc đồng thanh cả lớp sau
đó 1- 2 em đọc lại.
- HS học hát từng câu bằng
nhiều hình thức:
+Nhóm, cá nhân, tập thể lớp…
- HS hát đúng sắc thái: Vui
tươi, nhịp nhàng.
14

b/ HOẠT ĐỘNG 2: HÁT KẾT HỢP GÕ ĐỆM
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
* GVHDHS hát kết hợp gõ đệm theo
tiết tấu:
Mừng ngày sinh một đóa hoa
x x x/ x / x / x
Mừng ngày sinh một khúc ca
x x x / x / x/ x
* GVHDHS tập hát kết hợp vỗ tay

theo tiết tấu.
*GVHDHS hát kết hợp gõ đệm theo
phách:
Mừng ngày sinh một đóa hoa
x - - x
Mừng ngày sinh một khúc ca
x - - x—
*GVHDHS hát kết hợp gõ đệm theo
nhịp:
Mừng ngày sinh một đóa hoa
x x
Mừng ngày sinh một khúc ca
x x
* GV cho HS thực hành.
* HS học hát kết hợp vỗ tay theo tiết
tấu theo HDGV.
* HS tập vỗ câu 1&2 sau đó tương tự
vỗ câu 3&4.
* HS thực hành theo tổ: Tổ này hát tổ
kia vỗ theo tiết tấu, nhịp, phách và
ngược lại.
IV. CỦNG CỐ:
- Học sinh ôn tập lại bài hát.
- Giáo viên nhận xét và dặn dò lớp học.
TIẾT 14: ÔN TẬP BÀI HÁT CHIẾN SĨ TÍ HON
I. MỤC TIÊU:
15
- HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Tập đọc thơ theo âm hình tiết tấu “Chiến sĩ tí hon”.
- Tập trình diễn kết hợp vận động.

II. CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ: Đàn, máy, đĩa nhạc.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
a/ HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP BÀI HÁT.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khởi
động giọng: Đồ, Fa, Sol, La, Đố.
- Giáo viên cho cả lớp nghe lại bài hát
qua đĩa.
- Giáo viên đệm đàn và hướng dẫn cho
học sinh ôn lại bài hát.
- Giáo viên cho cả lớp hát, kết hợp gõ
đệm theo phách - nhịp.
- Giáo viên thực hiện theo nhóm:
- Giáo viên kiểm tra cá nhân (có đánh
giá)
- Học sinh khởi động giọng theo hướng
dẫn giáo viên.
- Học sinh lắng nghe
- Cả lớp ôn bài hát.
- Học sinh cả lớp hát kết hợp gõ đệm
theo phách - nhịp.
- Nhóm 1 hát, nhóm 2 vỗ tay theo
phách, nhịp và ngược lại nhóm 2 hát,
nhóm 1 vỗ tay.
- Nhóm 3 hát, nhóm 4 vỗ tay theo
phách, nhịp và ngược lại nhóm 4 hát,
nhóm 3 vỗ tay.
- 2 học sinh dưới lớp nhận xét khi bạn

hát xong
b/ HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC THƠ THEO TIẾT TẤU.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn bài
hát “Chiến sĩ tí hon” kết hợp gõ theo
tiết tấu.
- Giáo viên treo bảng phụ:
Trăng ơi từ đâu đến
x x x x x
- Học sinh cả lớp thực hiện.
- Học sinh nhìn bảng.
16
Hay từ một sân chơi
x x x x x
Trăng bay như quả bóng
x x x x x
Đứa nào đá lên trời
x x x x x
- Giáo viên đặt câu hỏi: Ở những chổ
có dấu chéo chúng ta làm gì?
- Giáo viên đọc kết hợp gõ theo tiết tấu
và cho học sinh nhận xét: Bài thơ này
có tiết tấu giống bài hát nào chúng ta
đã học?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kết
hợp gõ theo tiết tấu.
- Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh trả lời: Ở những chổ có dấu
x chúng ta vỗ tay vào.
- Học sinh trả lời: Bài thơ này có tiết

tấu giống bài hát “Chiến sĩ tí hon”.
- Học sinh đọc đồng thanh cả lớp, sau
đó 3 đến 4 cá nhân đọc lại.
- Đại diện mỗi tổ 1 em, mỗi em đọc 1
câu (4 em đọc 4 câu).
c/ HOẠT ĐỘNG 3: TẬP VẬN ĐỘNG THEO BÀI HÁT.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết
hợp vận động:
+ Giáo viên gọi cá nhân học sinh lên
vận động
+ Giáo viên kết hợp động tác của 2 học
sinh để hướng dẫn cả lớp vận động.
- Giáo viên cho học sinh lên biểu diễn
- Học sinh thực hiện:
+ 2 học sinh lên vận động
+ Học sinh cả lớp vận động theo giáo
viên
- Học sinh biễu diễn bằng hình thức:
Tứ ca, tốp ca …
IV. CỦNG CỐ:
- Học sinh ôn tập lại bài hát.
- Giáo viên nhận xét và dặn dò lớp học.
TUẦN 26
ÔL2:TẬP VẬN ĐỘNG THEO BÀI HÁT: HÁI HOA BÊN RỪNG
I. MỤC TIÊU:
17
- HS biết kết hợp hát và vận động phụ họa theo nội dung bài hát.
- HS mạnh dạn trong giờ học âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:

- Nhạc cụ quen dùng.
- Các động tác vận động nhẹ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
a/ HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP BÀI HÁT: HÁI HOA BÊN RỪNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
*GV đệm đàn cho HS ôn bài hát bằng nhiều hình
thức.
* GV cho HS hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp-
phách.
* GV gọi cá nhân HS lên hát lại bài hát.
*HS ôn bài hát theo tập thể, nhóm,
cá nhân…
* HS thưch hành theo tổ:
_ Tổ 1 hát, tổ 2 vỗ tay theo nhịp và
ngược lại.Tương tự cho tổ 3&4
*2-3 HS lên hát lại bài hát
b/ HOẠT ĐỘNG 2:VẬN ĐỘNG PHỤ HỌA THEO BÀI HÁT
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
* GV cho HS lên vận động theo bài hát bằng
những động tác theo suy nghĩ của mình.
* GV kết hợp động tác của mình và HS để
HDHS vận động.
* ĐT 1: Chân nhún theo nhịp, hai tay xòe ra
làm nụ hoa đưa lên ngay cằm làm động tác
hoa lá.
* ĐT2: chân nhún theo nhịp, hai tay đưa ép
ngang hông, bàn tay xòa ra người nhún qua
lại.
* ĐT3: Chân nhún, hai tay lần lượt đưa lên
cao rồi hạ xuống

*ĐT4: Hai tay vỗ theo nhịp, đầu nghiêng qua
phải, trái.
* GV cho HS thực hành:
- GV có nhận xét khi HS lên vận động
* HS đại diện mỗi nhóm 1 em lên vận động.
*HS đứng tại chỗ vận động theo hướng dẫn
của GV
* HS vận động theo nhóm, tổ, cá nhân…
- Đại diên mỗi tổ 5-6 em lên biểu diễn
IV. CỦNG CỐ:
- Học sinh ôn tập lại bài hát.
- Giáo viên nhận xét và dặn dò lớp học.
TU ẦN 25
18
ÔL2: NGHE NHẠC, TẬP VẬN ĐỘNG, BIỂU DIỄN THEO 3 BÀI
HÁT:TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG, CHÚ CHIM NHỎ
DỄ THƯƠNG, HOA LÁ MÙA XUÂN.
I. MỤC TIÊU:
- Kết hợp hát múa với các động tác đơn giản
- HS biết phụ họa theo các bài hát đã học.
- Tạo thói quen mạnh dạn trong giờ học âm nhạc,hứng thú khi nghe nhạc
II. CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đĩa nhạc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
a/ HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
*GVHDHS khởi động giọng:
- GV treo bảng phụ:
Đồ- Rê- Mi- Fa- Sol- La- Si

- Giáo viên đọc mẫu sau đó đàn hướng dẫn
học sinh khởi động giọng.
* GV đệm đàn HDHS ôn tập từng bài hát kết
hợp với vỗ tay theo phách, nhịp.
-GV sửa sai cho HS nếu có.

*HS khởi động giọng theo HD
của GV:
- HS luyện thanh theo đàn bằng
hình thức tập thể, cá nhân…
* HS ôn bài hát bằng nhiều
hình thức: Tập thể, nhóm, cá
nhân….
b/ HOẠT ĐỘNG 2: TẬP VẬN ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
* GVHDHS vận động theo từng bài
hát:
- GV cho HS lên vận động theo hiểu
biết của mình.
- GV kết hợp động tác của HS để
HDHS vận động.
- GV cho HS lên biẻu diễn bằng nhiều
hình thức
* HS đứng tại chỗ vận động theo
HDGV:
- HS lên vận động theo cách của mình
HS vận động theo HDGV
- HS lên biểu diễn theo nhóm, tổ, cá
nhân…
c/ HOẠT ĐỘNG 3: NGHE NHẠC

19
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
* GV mở đĩa cho HS nghe lại các bài
hát đã học.
+ Bài Chú chim nhỏ dễ thư ơng
+ Bài Hoa lá mùa xuân
+ Bài Trên con đường đến trư ờng
* HS lắng nghe và nêu lại cảm nhận về
giai điệu, nội dung của từng bài hát.
IV. CỦNG CỐ:
- Học sinh nhắc lại tên bài học
- Giáo viên nhận xét và dặn dò lớp học.
TUẦN 21
20
ÔL2: TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU:
- Phát triển kĩ năng, năng lực âm nhạc thông qua các trò chơi âm nhạc.
- Tạo niềm vui, hứng thú trong giờ học âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Các trò chơi:
* Trò chơi 1: Tìm bài hát gốc qua ô chữ.
* Cách chơi:GV đư ra câu hát gốc cá 4 ô chữ “THẬT ĐẸP TÊN BÁC HỒ”, có 3
ô chữ màu xanh, 1 ô chữ màu đỏ.Mỗi đội được lật 1 lần, đội nào lật trúng ô màu đỏ thì
mất lượt, chuyển sang đội bạn.Mỗi ô chữ ghi được 10 điểm, đoán được bài hát gốc 50
điểm.
* Cách thực hiện: GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 2 tổ cử 4 bạn đại diện lên
chơi.
* Trò chơi 2: Tìm bài hát có tên con vật
* Cách chơi: - Mỗi đội lần lượt hát các bài hát có tên con vật, đội nào hát trùng

hoặc không hát được thì đội đó thua, mỗi bài hát ghi được 10 điểm .
* Trò chơi 3: Phân biệt âm thanh cao, thấp, dài, ngắn?
* Cách chơi:GV dùng nhạc cụ thể hiện một nốt cao và ngân dài 4 phách và cũng
nốt đó nhưng ở cao độ thấp và ngân dài 4 phách HS nghe và đoán đó là nốt nào, cao hay
thầp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
a/ HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP BÀI HÁT
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khởi
động giọng:
Đọc từ Đô-Rê-Mi-Fa-Sol-La-Si
- Giáo viên cho cả lớp nghe lại một số bài
hát đã được học qua đĩa.
- Giáo viên đệm đàn và hướng dẫn cho
học sinh ôn lại một số bài hát bài hát.
- Học sinh khởi động giọng theo hướng
dẫn giáo viên.
+ Học sinh đứng dậy khởi động giọng.
+ Học sinh đọc theo hướng từ thấp đến
cao và ngược lại.
- Học sinh lắng nghe.
- Cả lớp ôn bài hát.
+HS ôn theo tổ, nhóm, cá nhân…
b/ HOẠT ĐỘNG 2:TRÒ CHƠI
21
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
* Giáo viên tổ chức cho cả lớp chơi:
* Trò chơi 1: GV cho HS chơi theo
hình thức đội.
* Trò chơi 2: GV tổ chức cho HS chơi

theo tổ.
* Trò chơi 2: GV tổ chức cho HS chơi
theo tổ.
* Trò chơi 3: GV tổ chức cho HS chơi
theo cá nhân.
+ Đội nhiều điểm nhất: Thuởng 10 bông
hoa A+
+ Đội nhì: Thưởng 7 bông hoa A+
+ Đội ba: Thưởng 5 bông hoa A+
* Học sinh cả lớp chơi theo HDGV:
- 2-3 cá nhân HS xung phong lên bảng
chơi.
- HS chơi theo tổ của mình, 4 tổ gọi là 4
đội, cùng thảo luận với đội trưởng để tìm
nhanh ra bài hát.
IV. CỦNG CỐ:
- Học sinh nhắc lại tên trò chơi.
- Giáo viên nhận xét và dặn dò lớp học.
22
23
b/ HOẠT ĐỘNG 2: ÔN TẬP BÀI HÁT: CỘC CÁCH TÙNG CHENG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
-GV cho HS nghe giai điệu để đoán tên
bài hát.
- GVHDHS trình bày bằng cách hát đối
đáp
- GV đệm đàn HDHS trình bày bằng cách
hát nối tiếp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết
hợp vận động:

- GV mời 2 nhóm lên biểu diễn
- HS đoán tên.
- HS chia lớp thành 2 nửa, mỗi bên hát
một câu đối đáp( cả 2 lời )
+ Hai tổ hát đối đáp với nhau
-HS chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một
câu.Hát cả bài 2 lần
+HS chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một
câu bằng một nguyên âm A-U-Ư-A
- Cả lớp đứng tại chỗ trình bày bài hát,
kết hợp bước chân theo nhịp 3.Động tác
uyển chuyển, nhịp nhàng, mềm dẻo
- HS biểu diễn theo nhóm 3-4 em…
c/ HOẠT ĐỘNG 3: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHIẾN SĨ TÍ HON
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Giáo viên cho cả lớp nghe lại bài hát
qua đĩa.
- Giáo viên cho cả lớp hát, kết hợp gõ
đệm:
+ Theo phách
+ Theo nhịp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết
hợp vận động:
- hs lắng nghe.
- Cả lớp thực hiện, sau đó từng tổ lên
trình bày, cá nhân trình bày…
- GV chỉ định 2 nhóm lên trình bày trước
lớp, mỗi nhóm 3-4 HS
c/ HOẠT ĐỘNG 4:NGHE NHẠC
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

- GV cho HS nghe lại 3 bài hát các
em vừ ôn.
- HS lắng nghe.
IV. CỦNG CỐ:
- Học sinh nhắc lại tên bài học.
24
MỤC LỤC
1.Tên đề tài……………………………………………………………… trang 1
2. Đặt vấn đề…………………………………………………………… trang 1
3. Cơ sở lý luận………………………………………………………… trang 1
4. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………… trang 1
5. Nội dung…………………………………………………………… trang2
6. Kết quả nghiên cứu………………………………………………… trang 7
7. Kết luận………………………………………………………………trang 8
8. Đề nghị………………………………………………………………trang 8
9. Tài liệu nghiên cứu………………………………………………….trang 9
10. Phụ lục…………………………………………………………… trang 10
B thành phố
25

×