Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

luận văn quản trị chiến lược Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH vận tải Việt Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.33 KB, 35 trang )

Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VIỆT THANH 2
1.1. Giới thiệu chung về công tyTNHH Vận Tải Việt Thanh 2
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty TNHH Vận Tải Việt Thanh 3
1.3. Các nguồn lực của công ty TNHH vận tải Việt Thanh 6
1.4. Tình hình các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp 10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VẬN
TẢIVIỆT THANH 11
2.1. Tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải tại Việt Nam trong thời gian qua 12
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Vận Tải Việt Thanh 14
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải 14
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn 18
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn 18
Mặc dù tổng vốn kinh doanh có sự biến đổi lớn, tuy nhiên sự biến đổi này chủ yếu
nguyên nhân đến từ sự thay đổi trong vốn vay trong khi vốn chủ sở hữu không có sự biến
động đáng kể. Trong giai đoạn năm 2010- 2012, hiệu quả sử dụng vốn không ngừng
được nâng cao. Bảng trên cho thấy, các tỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng vốn trong giai
đoạn này đều tăng. Tỷ số doanh thu/ Vốn chủ sở hữu năm 2010 là 0,93; năm 2011 là 1,3;
năm 2012 là 1,7. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh đã được
cải thiện đáng kể. trong khi tỷ số doanh thu trên vốn vay cũng tăng lên gần 2 lần trong
vòng 3 năm từ 0,27 năm 2010 đến 0,31 năm 2011và 0,50 năm 2012, đó là một dấu hiệu
cho thấy ngoài hiệu quả sử dụng vốn đã được cải thiện nó còn cho thấy việc sử dụng vốn
vay để tăng tỷ suất lợi nhuận đang đi đúng hướng. Chỉ số doanh thu trên vốn kinh doanh
có sự tăng trưởng liên tục trong 3 năm thể hiện rõ xu hướng đó từ 0,21 năm 2010 lên đến
0,39 năm 2012. Chính nhờ hiệu quả sử dụng vốn tăng lên mà công ty có thể mạnh dạn
cắt giảm vốn vay mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra, ngoài ra đay cũng là xu
hướng trong việc cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh hợp lý hơn khi tỷ lệ vốn vay quá


nhiều, vốn chủ sở hữu không tài trợ hết tài sản cố định dài hạn điều này là rất nguy hiểm
và cần được cải thiện. 18
2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động 19
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng lao động 19
Tổng số lao động đã tăng mạnh từ năm 2010 mới có 383 lao động lên tới 682 lao động
trong năm 2012. Cùng với hiệu quả sử dụng vốn tăng lên, lượng lao động tăng cũng góp
phần tăng doanh thu từ 28 tỷ đồng năm 2010 lên tới hơn 51 tỷ đồng năm 2012. Vốn trên
lao động đã giảm rõ rệt từ 362 triệu năm 2011 xuống còn 195 triệu năm 2012. Điều này
một mặt thể hiện lượng lao động tăng quá nhanh mặt khác cũng cho thấy trang bị vốn /
lao động đã giảm xuống. Ta có thể thấy việc đó qua hệ số doanh thu trên lao động từ 73
triệu năm 2010 tăng lên 91 triệu năm 2011. Tuy nhiên, tới năm 2012 hệ số doanh thu
trên lao động lại giảm xuống còn 75 triệu. Có thể thấy việc tăng lao động trong thời kỳ
năm 2010- 2012 chưa thực sự đạt hiệu quả khi mà tỷ lệ vốn/ lao động không được đảm
bảo và năng suất lao động( hệ số doanh thu/ lao động) bị giảm sút. Nếu như không có kế
hoạch tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì công ty nên có kế hoạch cắt
giảm lao động thừa trong những năm tới sao cho tỷ lệ vốn/ lao động và tỷ lệ doanh thu/
lao động tăng trở lại. 19
2.2. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh 19
2.2.1. Thành tựu 19
2.2.2. Hạn chế 20
Nguyễn Thị Phương Ly
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty TNHH vận tải Việt Thanh vẫn còn tồn tại
những hạn chế nhất định. 20
Các mảng kinh doanh mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua
nhưng thị phần vẫn chưa cao. Mạng lưới kinh doanh vẫn chưa bao phủ rộng khắp chỉ tập
trung khai thác một số tuyến như Hà Nội,-Nội Bài, Hà Nội- Quảng Ninh. 20
Đội ngũ nhân viên mặc dù đã được đào tạo bài bản, kĩ càng tuy nhiên so với một số hãng
khác, vẫn chưa tạo ra được sự khác biệt về cung cách phục vụ lịch sự nhã nhặn, tận tình,
chuyên nghiệp. 20

CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
DỊCH VỤ VẬN TẢI 21
I. Sự cấp thiết của các giải pháp 21
1. Các vấn đề tồn tại 21
2. Sự ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh 25
II. Các kiến nghị, đề xuất 26
KẾT LUẬN: TỔNG KẾT LẠI NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA 29
LUẬN VĂN 29
Nguyễn Thị Phương Ly
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Error: Reference
source not found
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VIỆT THANH 2
1.1. Giới thiệu chung về công tyTNHH Vận Tải Việt Thanh 2
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty TNHH Vận Tải Việt Thanh 3
1.3. Các nguồn lực của công ty TNHH vận tải Việt Thanh 6
1.4. Tình hình các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp 10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VẬN
TẢIVIỆT THANH 11
2.1. Tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải tại Việt Nam trong thời gian qua 12
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Vận Tải Việt Thanh 14
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải 14
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn 18
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn 18
Mặc dù tổng vốn kinh doanh có sự biến đổi lớn, tuy nhiên sự biến đổi này chủ yếu
nguyên nhân đến từ sự thay đổi trong vốn vay trong khi vốn chủ sở hữu không có sự biến

động đáng kể. Trong giai đoạn năm 2010- 2012, hiệu quả sử dụng vốn không ngừng
được nâng cao. Bảng trên cho thấy, các tỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng vốn trong giai
đoạn này đều tăng. Tỷ số doanh thu/ Vốn chủ sở hữu năm 2010 là 0,93; năm 2011 là 1,3;
năm 2012 là 1,7. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh đã được
cải thiện đáng kể. trong khi tỷ số doanh thu trên vốn vay cũng tăng lên gần 2 lần trong
vòng 3 năm từ 0,27 năm 2010 đến 0,31 năm 2011và 0,50 năm 2012, đó là một dấu hiệu
cho thấy ngoài hiệu quả sử dụng vốn đã được cải thiện nó còn cho thấy việc sử dụng vốn
vay để tăng tỷ suất lợi nhuận đang đi đúng hướng. Chỉ số doanh thu trên vốn kinh doanh
có sự tăng trưởng liên tục trong 3 năm thể hiện rõ xu hướng đó từ 0,21 năm 2010 lên đến
0,39 năm 2012. Chính nhờ hiệu quả sử dụng vốn tăng lên mà công ty có thể mạnh dạn
cắt giảm vốn vay mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra, ngoài ra đay cũng là xu
hướng trong việc cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh hợp lý hơn khi tỷ lệ vốn vay quá
nhiều, vốn chủ sở hữu không tài trợ hết tài sản cố định dài hạn điều này là rất nguy hiểm
và cần được cải thiện. 18
2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động 19
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng lao động 19
Tổng số lao động đã tăng mạnh từ năm 2010 mới có 383 lao động lên tới 682 lao động
trong năm 2012. Cùng với hiệu quả sử dụng vốn tăng lên, lượng lao động tăng cũng góp
phần tăng doanh thu từ 28 tỷ đồng năm 2010 lên tới hơn 51 tỷ đồng năm 2012. Vốn trên
lao động đã giảm rõ rệt từ 362 triệu năm 2011 xuống còn 195 triệu năm 2012. Điều này
một mặt thể hiện lượng lao động tăng quá nhanh mặt khác cũng cho thấy trang bị vốn /
lao động đã giảm xuống. Ta có thể thấy việc đó qua hệ số doanh thu trên lao động từ 73
triệu năm 2010 tăng lên 91 triệu năm 2011. Tuy nhiên, tới năm 2012 hệ số doanh thu
trên lao động lại giảm xuống còn 75 triệu. Có thể thấy việc tăng lao động trong thời kỳ
năm 2010- 2012 chưa thực sự đạt hiệu quả khi mà tỷ lệ vốn/ lao động không được đảm
bảo và năng suất lao động( hệ số doanh thu/ lao động) bị giảm sút. Nếu như không có kế
hoạch tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì công ty nên có kế hoạch cắt
giảm lao động thừa trong những năm tới sao cho tỷ lệ vốn/ lao động và tỷ lệ doanh thu/
lao động tăng trở lại. 19
Nguyễn Thị Phương Ly

Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
2.2. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh 19
2.2.1. Thành tựu 19
2.2.2. Hạn chế 20
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty TNHH vận tải Việt Thanh vẫn còn tồn tại
những hạn chế nhất định. 20
Các mảng kinh doanh mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua
nhưng thị phần vẫn chưa cao. Mạng lưới kinh doanh vẫn chưa bao phủ rộng khắp chỉ tập
trung khai thác một số tuyến như Hà Nội,-Nội Bài, Hà Nội- Quảng Ninh. 20
Đội ngũ nhân viên mặc dù đã được đào tạo bài bản, kĩ càng tuy nhiên so với một số hãng
khác, vẫn chưa tạo ra được sự khác biệt về cung cách phục vụ lịch sự nhã nhặn, tận tình,
chuyên nghiệp. 20
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
DỊCH VỤ VẬN TẢI 21
I. Sự cấp thiết của các giải pháp 21
1. Các vấn đề tồn tại 21
2. Sự ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh 25
II. Các kiến nghị, đề xuất 26
KẾT LUẬN: TỔNG KẾT LẠI NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA 29
LUẬN VĂN 29
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn Error: Reference source not found
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng lao động Error: Reference source not found
Nguyễn Thị Phương Ly
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ
giữa các quốc gia và giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của
các phương thức vận tải hàng hóa. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, người kinh
doanh dịch vụ vận tải không chỉ đơn thuần là người vận chuyển nữa, mà thực tế
họ đã tham gia cũng với người sản xuất để đảm nhiệm thêm các khâu liên quan

đến quá trình sản xuất hàng hoá như: gia công, chế biến, lắp ráp, đóng gói, gom
hàng, xếp hàng, lưu kho và giao nhận. Hoạt động vận tải thuần tuý đã dần
chuyển sang hoạt động tổ chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở
thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích “cung – cầu”. Xu hướng đó
không những đòi hỏi phải phối hợp liên hoàn tất cả các phương thức vận tải, mà
còn đòi hỏi phải kiểm soát được các luồng thông tin, luồng hàng hoá và luồng
tài chính. Chỉ khi tối ưu được toàn bộ quá trình này thì mới giải quyết được vấn
đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các DN sản xuất hàng hoá, vừa làm tăng
lợi nhuận cho các hãng vận tải, thương mại, đảm bảo được lợi ích chung. Từ đó
đã hình thành nên vấn đề quản lý logistics nhằm đạt được mục tiêu trên.
Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình để hội nhập vào nền
kinh tế thế giới. Các DN Việt Nam cần phải tăng khả năng cạnh tranh, cung cấp
cho thị trường các loại hàng hoá phù hợp. Với mong muốn góp một phần sức
lực nhỏ bé của mình trong việc phát triển ngành dịch vụ vận tải Việt Nam ngày
càng lớn mạnh và tiên tiến, phối hợp cùng những ngành khác trong nền kinh tế
nhằm nâng cao vị thế của đất nước trong lĩnh vực kinh tế nói riêng và trong lĩnh
vực vận tải nói chung, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh
doanh tại công ty TNHH vận tải Việt Thanh” cho luận văn tốt nghiệp của
mình với mong muốn thông qua luận văn này và với những kiến thức đã học
cũng như những kinh nghiệm thực tế được tích lũy trong quá trình làm việc tại
công ty, tôi muốn góp phần giúp cho công ty TNHH vận tải Việt Thanh thêm
hoàn thiện, công việc kinh doanh ngày càng được mở rộng, tạo, củng cố và nâng
cao uy tín của công ty trên thị trường.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH vận tải Việt Thanh
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH vận tải Việt
Thanh
- Chương 3: Những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch
vụ vận tải
Nguyễn Thị Phương Ly

1
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VẬN
TẢI VIỆT THANH
1.1. Giới thiệu chung về công tyTNHH Vận Tải Việt Thanh.
- Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH vận tải Việt Thanh được thành lập ngày 11 tháng 4 năm
2000 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102000296 của Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP Hà nội.
Trong quá trình xây dựng, hoạt động và trưởng thành Công ty chúng tôi đã
tạo dựng được uy tín, lòng tin với khách hàng và các đối tác. Công ty đã khẳng
định, tạo dựng được chỗ đứng trong một số lĩnh vực như hoạt động vận chuyển
hành khách và hàng hoá bằng Taxi; Trung tâm dạy nghề sửa chữa lái xe ô tô,
Trường Trung cấp nghề đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới Việt Thanh; Xây dựng
và đưa vào hoạt động trạm dừng nghỉ dọc đường tại Thị trấn Sao Đỏ- Chí Linh-
Hải Dương là địa chỉ luôn được khách hàng đi tuyến Hà Nội- Quảng Ninh yêu
mến và lựa chọn.
Cùng với sự phát triển của mình, công ty không ngừng mở rộng hoạt động
kinh doanh tại các lĩnh vực thế mạnh, nhất là kinh doanh vận tải. Hiện nay công
ty chúng tôi có liên doanh với tập đoàn KumHo của Hàn Quốc để thành lập
Công ty TNHH Vận Tải Tốc Hành KumHo- Việt Thanh để hoạt động vận
chuyển hành khách từ Hà Nội đi Cẩm Phả, Bãi Cháy( Tỉnh Quảng Ninh), có
vốn điều lệ 4 triệu USD với tỷ lệ góp vốn KumHo là 49%; là công ty vận tải
hành khách hàng đầu miền Bắc chiếm 51%.
Với những thành quả đã đạt được cùng với những kinh nghiệm và sự tận
tâm Công ty TNHH vận tải Việt Thanh là địa chỉ tin cậy đối với khách hàng và
đối tác; Chúng tôi cũng tin tưởng rằng Quý khách hàng và các đối tác sẽ thực sự
hài lòng khi đến với chúng tôi.
- Chức năng và nhiệm vụ.
- Căn cứ pháp lý của doanh nghiệp

Nguyễn Thị Phương Ly
2
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Vận Tải Việt Thanh
Địa chỉ: 186 Đường Láng- Thịnh Quang- Đống Đa- Hà Nội
Văn phòng làm việc: 313 Trường Chinh- Khương Mai- Thanh Xuân- Hà Nội
Điện thoại: (043) 563.6666 Fax: (043) 8.531.321
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102000296 do sở Kế hoạch và
đầu tư TP Hà Nội cấp. Đăng ký lần đầu ngày 11 tháng 4 năm 2000; Đăng ký
thay đổi lần thứ 9 ngày 03 tháng 10 năm 2007.
- Người đại diện theo pháp luật
Giám đốc: Bà Trần Thị Thanh
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty TNHH Vận Tải
Việt Thanh
- Cơ cấu tổ chức quản lý.
- Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty gồm có:
Ban lãnh đạo: Giám Đốc;
Các phòng ban: Phòng Kế toán; Phòng Kế hoạch; Phòng Kinh Doanh;
Trung tâm Điều hành; Phòng Hành chính - Nhân sự; Phòng Kỹ thuật- Vật Tư;
Đội quản lý: gồm đội xe số 1, đội xe số 2, đội xe số 3.

Nguyễn Thị Phương Ly
3
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
(Nguồn: Theo tài liệu về bộ máy tổ chức công ty của phòng Hành chính nhân sự Công ty TNHH vận tải Việt Thanh.)
Nguyễn Thị Phương Ly
- Thống kê
- Kế toán
ngân hàng

- Kế toán đầu
tư.
- Tổng hợp
thông tin báo
cáo
- Phương
hướng phát
triển doanh
nghiệp
- Quảng cáo
tuyên truyền
- Sắp xếp
lịch chạy xe
- Sắp xếp bố
trí xe theo
các tuyến xe
- Đội xe số 1
- Đội xe số 2
- Đội xe số 3
- Tổ chức nhân
sự.
- Tuyển dụng
- Đào tạo
- Thi đua khen
thưởng
- Đầu tư cơ sở
vật chất
- Quản lý hệ
thống máy móc
- Phòng cháy

chữa cháy
- Vệ sinh môi
trường
Giám đốc
P. Kế Toán
P. Kế Hoạch Trung Tâm
Điều Hành
Đội Quản Lý
P. Hành chính
nhân sự
P. Kỹ thuật Vật

P. Kinh doanh
- Tìm kiếm
khách hang
- Duy trì mối
quan hệ với
khách hàng
lâu năm
- Kiểm soát
chất lượng
dịch vụ
4
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng.
Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt
động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Các phòng nghiệp vụ :
Phòng Kế toán: có chức năng giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức

thực hiện công tác Tài chính, công tác Kế toán trên phạm vi toàn Công ty.
Phòng Hành chính Nhân Sự: có chức năng tham mưu giúp TGĐ chỉ đạo và
tổ chức thực hiện các công tác: xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh, tổ
chức bộ máy, cán bộ; tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; lao
động tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; an toàn - bảo hộ lao động,
thực hiện chế độ chính sách với người lao động; pháp chế, kiểm tra; quản trị
hành chính Văn phòng Công ty…
Phòng Kế Hoạch : có chức năng tham mưu giúp TGĐ Công ty chỉ đạo và
tổ chức thực hiện về các công tác: tổng hợp thông tin, báo cáo, phát triển doanh
nghiệp và quản lý vốn góp của Công ty tại các doanh nghiệp khác, quảng cáo -
thông tin tuyên truyền
Phòng kinh doanh: có chức năng tìm kiếm khách hàng. Duy trì mối quan hệ
với khách hàng lâu năm, khai thác các khách hàng tiềm năng, kiểm soát chất
lượng dịch vụ.
Phòng Kỹ thuật- Vật Tư: có chức năng tham mưu giúp TGĐ Công ty chỉ
đạo và tổ chức thực hiện các công tác: xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn,
trung hạn hàng năm về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản; quản lý khai thác hệ thống cơ sở vật chất; quản lý kỹ thuật an toàn,
phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, bảo vệ môi trường; quản lý các
định mức kinh tế - kỹ thuật…
Nguyễn Thị Phương Ly
5
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
Trung Tâm Điều Hành: là trung tâm kiểm soát và điều hành lịch làm việc,
khối lượng, số lượng vận tải và tuyến đường di chuyển của các đội xe, tuyến,
nhằm đảm bảo dịch vụ vận tải diễn ra thông suốt và kịp thời.
Đội quản lý: quản lý trực tiếp các đội xe, nhận lệnh từ trung tâm điều hành
và thực hiện theo yêu cầu của trung tâm trong việc vận tải đồng thời phối hợp
với phòng kỹ thuật vật tư đảm bảo xe chạy tốt và an toàn.
1.3. Các nguồn lực của công ty TNHH vận tải Việt Thanh

Nguyễn Thị Phương Ly
6
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
1.3.1 Nguồn vốn
Bảng 1: Tình hình vốn của công ty vận tải Việt Thanh.
Đơn vị: VNĐ

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh tăng, giảm
2011/2010
So sánh tăng, giảm
2012/2011

Số lượng
Tỷ
trọng
( %)
Số lượng
Tỷ
trọng
( %)
Số lượng
Tỷ
trọng
( %)
Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %
Tổng vốn 135.622.307.670 100% 154.256.056.682 100% 133.235.814.717 100% 18.633.749.012 14% -21.020.241.965 -14%
Chia theo sở hữu
- Vốn chủ
sở hữu

30.130.764.957 22% 30.151.826.434 20% 30.160.217.863 23% 21.061.477 0% 8.391.429 0%
- Vốn vay 105.491.542.713 78%
124.104.230.24
8
80%
103.075.596.85
4
77% 18.612.687.535 18% -21.028.633.394 -17%
Chia theo tính chất
- Vốn cố
định
119.743.682.068 88% 131.794.633.435 85% 119.400.511.469 90% 12.050.951.367 10% -12.394.121.966 -9%
- Vốn lưu
động
15.878.625.602 12% 22.461.423.247 15% 13.835.303.248 10% 6.582.797.645 41% -8.626.119.999 -38%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty vận tải Việt Thanh năm 2011 và năm 2012)
Nguyễn Thị Phương Ly
7
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
Tổng vốn kinh doanh năm 2010 đạt 135.622.307.670 VNĐ; năm 2011 là
154.256.056.682 VNĐ; năm 2012 là 133.235.814.717 VNĐ. Có thể thấy năm
2011 tổng vốn kinh doanh đạt đỉnh cao tại 154 tỉ đống song tới năm 2012 lại
giảm xuống còn 133 tỉ thấp hơn năm 2010. Đây là kết quả của khủng hoảng kinh
tế khiến nhu cầu đi lại và du lịch giảm đi đáng kể, công ty theo đó cũng phải cắt
giảm vốn kinh doanh để nhanh chóng thích nghi với tình hình mới.
Vốn chủ sở hữu năm 2010 đạt hơn 30 tỷ đồng; năm 2011 không có sự gia
tăng đáng kể so với năm 2010; năm 2012 vốn chủ sở hữu đạt 30 tỷ đồng so với
năm 2011.
Vốn vay năm 2010 là 105,5 tỷ đồng ; năm 2011 là 124 tỷ đồng tăng 18% so
với năm 2010; tiếp sau đó năm 2012 vốn vay lại giảm 17% xuống còn hơn 103

tỷ đồng.
Vốn cố định năm 2010 là 119.743.682.068; năm 2011 là 131.794.633.435
tăng 10% so với năm 2010; năm 2012 là 119.400.511.469VNĐ giảm 9% so với
năm 2011. Vốn lưu động năm 2010 là 15.878.625.602 VNĐ; năm 2011 là
22.461.423.247 VNĐ tăng 41% so với năm 2010; năm 2012 là 13.835.303.248
VNĐ giảm 38% so với năm 2011.
Từ đây, ta thấy vốn chủ sở hữu gần như không thay đổi trong khi đó vốn
vay lại biến đổi liên tục. Điều này một mặt làm giảm thiểu rủi ro do những biến
động của thị trường mặt khác vẫn đảm bảo tính linh hoạt trong vấn đề huy động
nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên khi tỷ lệ vốn vay trên vốn
chủ sở hữu quá lớn khiến cho chi phí vốn tăng cao, mặt khác không đảm bảo an
toàn vốn. Nhất là khi vốn cố định trong 3 năm thường chiếm tỷ lệ khá cao lên
tới 85-90% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có khoảng 20%. Việc phải dùng vốn
vay tài trợ cho tài sản cố định là bất hợp lý và cần phải khắc phục.
1.3.2 Nhân lực
Trong vài năm qua lực lượng lao động của công ty luôn ở mức ổn định, ta
có thể thấy điều đó qua bảng sau:
Nguyễn Thị Phương Ly
8
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty trong giai đoạn năm 2010-2012
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2010 – 2012)
Tổng số lao động toàn công ty tính đến ngày 31/12/2012 là 682 người, tăng
256 người so với năm 2011 và cao hơn năm 2010 là 293 người.
Phân theo tính chất lao động, lao động trực tiếp năm 2012 chiếm 69 % ; lao
động gián tiếp chiếm 31%. Tỉ lệ giữa lao động trực tiếp và số lao động gián tiếp
tăng lien tục, tỉ trọng lao động trực tiếp trên tổng số lao động ngày càng tăng.
Năm 2010, số lao động trực tiếp chiếm 55% tới năm 2012, số lao động trực tiếp
chiếm 45%.Có thể thấy sau giai đoạn đầu chú trọng vào định hình doanh nghiệp
Nguyễn Thị Phương Ly

Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
( %)
Số
tuyệt
đối
%
Số
tuyệt
đối
%
Tổng số lao động 383 100% 426 100% 682 100% 43 11% 256 60%
Phân theo tính chất lao động
- Lao động trực tiếp 211 55% 246 58% 468 69% 35 17% 222 90%
- Lao động gián tiếp 172 45% 180 42% 214 31% 8 5% 34 19%
Phân theo giới tính
- Nam 244 64% 284 67% 489 72% 40 16% 205 72%
- Nữ 139 36% 142 33% 193 28% 3 2% 51 36%

Phân theo trình độ
- Đại học và trên đại học 139 36% 152 36% 218 32% 13 9% 66 43%
- Cao đẳng và trung cấp 67 17% 86 20% 113 17% 19 28% 27 31%
- PTTH hoặc trung học
cơ sở
177 46% 188 44% 351 51% 11 6% 163 87%
Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi 32 8% 34 8% 42 6% 2 6% 8 24%
- Từ 35 tuổi đến 45 tuổi 83 22% 91 21% 127 19% 8 10% 36 40%
- Từ 25 tuổi đến 35 tuổi 144 38% 162 38% 273 40% 18 13% 111 69%
- Dưới 25 tuổi 124 32% 139 33% 240 35% 15 12% 101 73%
9
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
và cơ cấu các phòng ban, văn phòng, công ty bắt đầu bước sang giai đoạn mở
rộng kinh doanh, năm 2012 công ty đã tuyển thêm 222 lao động trực tiếp đây là
những lao động được xác định là có thời gian gắn bó ngắn với công ty nhưng lại
trực tiếp tạo ra doanh thu (ví dụ như lái xe taxi)
Phân theo giới tính, số lao động nam chiếm đông hơn số lao động nữ trong
công ty, và có xu hướng tăng lên. Năm 2010, số lao động nam chiếm 64 % so
với tổng số lao đông; năm 2011 số lao động nam chiếm 67% cho tới năm 2012 tỉ
lệ này tăng thành 72%. Có thể thấy rằng, tỉ lệ lao động nam trong công ty ngày
càng tăng
Phân theo trình độ, số lao động ở trình độ đại học và trên đại học của năm
2010 là 139 người cho tới năm 2011 tăng lên thành 152 người.Đén năm 2012, số
lao động này tăng thành 218 người. Năm 2012 tỉ lệ lao động có trình độ đại học
và trên đại học chiếm xấp xỉ 32% tổng số lao động. Trong khi đó, số lao động có
trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 17%. Trình độ PTTH và THCS chiếm gần
51%.
Phân theo độ tuổi: cơ cấu lao động được giữ ổn định qua các năm, số lao
động trên 45 tuổi duy trì khoảng 8%. Lao động có độ tuổi từ 35 tới 45 khoảng

20%; trong khi độ tuổi từ 25 tới 25 tới 35 tuổi chiếm khoảng 38%. Dưới 25 tuổi,
số lao động chiếm khoảng 33%.
Nhận xét chung:
Về cơ cấu lao động của công ty được giữ ổn định qua các năm mặc dù có
sự thay đổi nhưng không quá lớn. Những lao đông có độ tuổi trên 45 tuổi
thường ở các vị trí quản lý trong khi những lao động ở độ tuổi dưới 25 tuổi đa
số là lao động trực tiếp có trình độ PTTH hoặc THCS. Lực lượng lao động trẻ
( dưới 25 tuổi) tuy thay đổi về số lượng không nhiều nhưng số lượng người thôi
việc và tuyển mới là khá cao.
Thu nhập bình quân 1 lao động đạt 6.5 triệu/1lao động/1 tháng
1.4. Tình hình các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp
Nguyễn Thị Phương Ly
10
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
Bảng 3 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: VNĐ
Các chỉ tiêu
chủ yếu
Đơn vị
tính
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh tăng, giảm
2011/ 2010
So sánh tăng, giảm
2012/2011
Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %
Doanh thu
theo giá
hiện hành
triệu

đồng
28.130.107.852 39.049.887.996 51.364.174.219 10.919.780.144 39% 12.314.286.223 32%
Tổng vốn
kinh doanh
bình quân
Triệu
đồng
135.622.307.670 154.256.056.682 133.235.814.717 18.633.749.012 14%
-
21.020.241.965
-14%
Lợi nhuận
sau thuế
Triêu
đồng
64.961.666 21.061.477 8.391.429 -43.900.189
-
68%
-12.670.048 -60%
Nộp ngân
sách
Triệu
đồng
21.653.889 7.020.493 17.063.321 -14.633.396
-
68%
10.042.828 143%
Năng suất
lao động
BQ năm

Triêu
đồng
73.446.757 91.666.404 75.314.038 18.219.647 25% -16.352.365 -18%
(Nguồn: báo cáo tài chính công ty vận tải Việt Thanh năm 2011, 2012)
Nhận xét: Doanh thu tiêu thụ trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012
không ngừng tăng trưởng. Năm 2010, doanh thu tiêu thụ mới đạt hơn 28 tỉ đồng
tới năm 2012 con số này lên tới hơn 51 tỉ đồng. Trung bình doanh thu hàng năm
tăng hơn 30% đây là kết quả đáng khích lệ
Lợi nhuận sau thuế năm 2011 giảm 68% so với năm 2010 và năm 2012
giảm tiếp 60% so với năm 2011. Đây là điều đáng báo động , công ty cần chú
trọng cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
đều ở mức rất thấp. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của người lao động luôn
được đảm bảo từ xấp xỉ 7 triệu/ người / tháng năm.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH VẬN TẢIVIỆT THANH
Nguyễn Thị Phương Ly
11
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
2.1. Tình hình kinh doanh dịch vụ vận tải tại Việt Nam trong
thời gian qua
Như hệ quả tất yếu của phát triển kinh tế, nhu cầu vận tải đã gia tăng nhanh
chóng. Trong báo cáo chiến lược phát triển giao thông Việt Nam đến năm 2020
Bộ GTVT đã dự báo tốc độ phát triển trung bình nhu cầu vận tải là 7,3% mỗi
năm và nhu cầu vận tải hành khách sẽ tăng 12% mỗi năm trong giai đoạn 2010-
2030. Sự bùng nổ về nhu cầu vận tải là cơ hội tốt cho dịch vụ vận tải tốc hành
phát triển và đồng thời cũng tạo thách thức lớn cho năng lực dịch vụ cũng như
cơ sở hạ tầng.
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 90 triệu dân với 60% dân số dưới 35
tuổi. Lực lượng dân số trẻ là nguồn vô cùng quan trọng cho sự phát triển tương

lai của Việt Nam. Với môi trường kinh doanh như vậy, dịch vụ vận tải sẽ có
điều kiện để phát triển mạnh. Trong thời gian qua rất nhiều hãng vận tải ra đời
tuy nhiên quy mô của các doanh nghiệp vận tải thường nhỏ lẻ chưa có chiến
lược phát triển dài hạn. Các doanh nghiệp này thường không có được sự đầu tư
kĩ càng nên không tạo được uy tín cũng như thương hiệu cho riêng mình, ngoại
trừ một số hãng vận tải lớn như Mai Linh, Thành Hưng, … Tuy nhiên những
hãng này đang gặp phải rất nhiều khó khăn do sự phát triển không hợp lý và mở
rộng hoạt động kinh doanh tùy tiện.
Từ năm 2001 đến nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường
dịch vụ vận tải Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải phát triển nhanh và có tốc độ tăng
trưởng cao.
Dịch vụ vận tải là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm vận chuyển hàng hóa, vận tải hành
khách
Hiện các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam đang hoạt động khá chuyên
nghiệp và hiệu quả nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị
trường. Thực tế này là do các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam chủ yếu là các
Nguyễn Thị Phương Ly
12
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế , song tính hợp
tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng
cạnh tranh thấp.
Qua số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển - trường Đại
học Kinh tế quốc dân về hoạt động vận tải ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nước
năm 2011 cho thấy có tới 69,28% ý kiến cho rằng các doanh nghiệp thiếu sự liên
kết hợp tác, 54,7% ý kiến cho rằng thiếu đội ngũ nhân viên có tính chuyên
nghiệp và có tới 80,26% lao động trong các doanh nghiệp vận tải chỉ được đào
tạo qua công việc.

Đây chính là những nguyên nhân cơ bản làm cho năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp vận tải Việt Nam thấp thua xa so với các doanh nghiệp nước
ngoài trong tình hình hiện nay là điều dễ hiểu và các doanh nghiệp Việt Nam
chủ yếu vẫn đóng vai trò là “vệ tinh” cho các công ty vận tải nước ngoài. Trong
bối cảnh khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển,
thương mại nội địa ngày càng mở rộng nhu cầu dịch vụ vận tải càng gia tăng thì
đây là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm, khắc phục để hạn chế thua thiệt ngay
trên “sân nhà” đối với lĩnh vực được coi là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” của
nền kinh tế, không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn đối với đất nước mà còn có vai
trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế hiện
nay.
Với việc các doanh nghiệp vận tải nước ngoài chiếm tới 75% thị trường và
các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu thị trường vận tải
với quy mô thị trường chiếm tới 25% GDP thì chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến
ngành vận tải Việt Nam và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Cơ sở hạ tầng
cho hoạt động vận tải nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế đến sự phát triển,
dẫn đến chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước; Doanh
nghiệp vận tải quy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp;
Thiếu hụt nguồn nhân lực vận tải được đào tạo bài bản và có trình độ quản lý
vận tải; Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, sự khác biệt về hệ thống luật
Nguyễn Thị Phương Ly
13
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
pháp, thông quan hàng hoá và các thủ tục hành chính là những thách thức đối
với nước ta trong hội nhập về vận tải.
Để có thể thực hiện được các mục tiêu đặt ra, ngành vận tải Việt Nam phải
thực hiện đồng thời nhiều giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô như Xây dựng quy
hoạch và chiến lược tổng thể phát triển của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
2030; Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động vận tải, phát triển khung
thể chế và quản lý vĩ mô hệ thống vận tải; Phát triển thị trường vận tải, nâng cao

chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ vận tải; Nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp vận tải; Phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân
lực vận tải Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải trong hoạt động kinh
doanh là điều cần thiết, nhằm thúc đẩy và tạo động lực phát triển kinh doanh.
Nhưng trong điều kiện hiện nay khi mà quy mô doanh nghiệp vận tải chủ yếu là
vừa và nhỏ, kinh doanh còn manh mún, lao động vừa thiếu lại vừa yếu, chưa có
sự hợp tác, liên minh liên kết để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thì
kinh doanh theo kiểu “chụp giật”, manh mún, cạnh tranh theo kiểu hạ giá cước
làm hàng, hạ giá thành để làm đại lý cho nước ngoài một cách không lành mạnh
là kiểu làm ăn không theo đúng quy tắc thị trường, là tiền lệ xấu tạo cho các
doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường ngành vận tải non trẻ của Việt
Nam.
Trong tình hình hiện nay, để hóa giải vấn đề này, trước hết là thuộc về các
doanh nghiệp vận tải của Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải làm ăn theo
đúng quy tắc của thị trường, phải liên kết hoạt động, hợp tác, thiết lập mối quan
hệ kinh tế cùng có lợi, mỗi doanh nghiệp cần tập trung thế mạnh của mình và sẽ
thuê ngoài những dịch vụ không phải thế mạnh.Sự liên kết, phối hợp hỗ trợ nhau
là điều rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Vận Tải
Việt Thanh
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải.
Nguyễn Thị Phương Ly
14
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
Bảng 4: Chi tiết doanh thu và các thu nhập khác
Đơn vị: VNĐ
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2010 – 2012)
Nhận xét:
Qua bảng trên, ta thấy doanh thu theo giá hiện hành tăng liên tục từ năm
2010 đến năm 2012. Với tốc độ tăng trưởng trên 30% là một tín hiệu hết sức

khả quan.Năm 2010, doanh thu mới chỉ đạt trên 28 tỉ, năm 2011 doanh thu đã
lên tới 39 tỉ, cho tới năm 2012 tổng doanh thu đạt trên 51 tỉ. Doanh thu từ hoạt
động tài chính ở mức ổn định, thu nhập khác giảm dần về không. Trong đó
doanh thu bán hàng chi tiết như sau:
Bảng 5: Doanh thu bán hàng của Công ty TNHH vận tải Việt Thanh
ĐVT: VNĐ
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2010 – 2012)
Hiện nay, công ty đang kinh doanh các dịch vụ sau:
Taxi sân bay
Tuyến Hà Nội- Nội Bài
Sân bay Nội Bài là cảng hàng không quốc tế. Là cửa ngõ giao thông quan
Nguyễn Thị Phương Ly
Chi tiết doanh thu và thu nhập khác 2012 2011 2010
Doanh thu bán hàng 51.364.174.219 39.049.887.996 28.130.107.852
Doanh thu cung cấp dịch vụ - - -
Doanh thu hoạt động tài chính 6.010.229 6.621.198 5.165.157
Thu nhập khác 1.739.823.169 945.459.617 -
2012 2011 2010
Doanh thu bán hàng 51.364.174.219 39.049.887.996 28.130.107.852
Taxi tải 7.767.705.442 7.159.395.131 4.071.224.608
Taxi sân bay 15.427.904.335 11.840.316.217 8.721.601.224
Xe tốc hành 19.941.456.094 13.408.296.347 10.483.104.671
Xe du lịch- thuê xe 8.227.108.348 6.641.880.301 4.854.177.349
15
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn
thứ ba của Việt Nam hiện nay, sau Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ở TP Hồ Chí
Minh và Sân bay quốc tế Cam Ranh ở Khánh Hòa về diện tích và là sân bay lớn
thứ 2 của Việt Nam xét về công suất nhà ga và số lượt khách thông qua mỗi
năm. Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà

Nội 30km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc
Kế thừa những thành công tại nhiều nước trên thế giới của công ty vận tải
hành khách lớn nhất Hàn Quốc KumHo Express, thuộc tập đoàn KumHo Asiana
và công ty dịch vụ vận tải Việt Thanh- Việt Nam. Hiện nay Việt Thanh đang
khai thác tuyến xe bus để đưa, đón khách từ sân bay quốc tế Nội Bài – trung tâm
thành phố Hà Nội và ngược lại.
- Xe tốc hành
Tuyến Hà Nội- Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam
với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công
nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có 3 Khu kinh tế Vân
Đồn hai Trung tâm thương mại Hạ Long, Móng Cái là đầu mối giao thương giữa
hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh
có nguồn tài nguyên khoáng sản,(Về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng
Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung
cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng
góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức
UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa
Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ thuận lợi cho phát triển du
lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh
Nguyễn Thị Phương Ly
16
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
Xe du lịch - Dịch vụ thuê xe
Hiện nay, một số công ty vận tải tập trung triển khai nhiều loại xe du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vui chơi giải trí cho nhiều đối tượng khách hàng

khác nhau. Với công ty TNHH vận tải Việt Thanh đây cũng là một mảng dịch
vụ quan trọng và có nhiều tiềm năng. Mảng xe du lịch và dịch vụ thuê xe vận tải
du lịch năm 2012 mang lại 8.227.108.348 đồng, chiếm hơn 16% tổng doanh thu
bán hang và hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai khi nền kinh tế
phục hồi và nhu cầu dịch vụ tăng cao
Taxi tải:
Bên cạnh đó, công ty TNHH vận tải Việt Thanh tập trung phát triển dịch
vụ taxi tải nhằm vận chuyển hàng hóa.
Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước
đã tạo nên một môi trường tích cực, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, kinh
doanh phát triển và kéo theo đó là sự bùng nổ ồ ạt các phương tiện giao thông
thô sơ như xe bò, xe kéo, xe công nông, xe lam, xe ba gác, xe xích lô… đã gây
khó khăn, trở ngại cho hoạt động giao thông trên đường phố
Trướctình hình đó, Công ty TNHH vận tải Việt Thanh đã đưa đội xeTaxi
Tải vào kinh doanh vận tải hàng hóa. Chỉ trong một thời gian ngắn, đoàn xe
Taxi Tải mang mầu xanh da trời của Việt Thanh đã đi vào thị trường và được
nhân dân mến mộ, cộng đồng các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất hưởng ứng.
Với đội ngũ lái xe nhiệt tình, tay nghề vững vàng,kinh nghiệm, thông thuộc
địa hình Hà Nội cũng như các tỉnh cùng cácloại xe Taxi tải có chế độ bảo hành
bảo dưỡng thường xuyên để luôn đáp ứngnhanh các yêu cầu của Quý Khách
hàng.
Tất cả các lái xe đều chịu trách nhiệm bảo quản hàng hoá của Quývị như
của chính bản thân mình. Nhận nơi giao, giao nơi đến theo đúng giờ yêu cầu và
danh sách hàng của Quý Khách hang đáp ứng nhanh thời gian vận chuyển vào
mọi thời điểmvà tư vấn cho khách hàng chọn loại xe Taxi tải phù hợp và rẻ nhất
Nguyễn Thị Phương Ly
17
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
cho từng loại hàng hoá.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng Số lượng Số lượng
Tổng vốn 135.622.307.670 154.256.056.682 133.235.814.717
- Vốn chủ sở hữu 30.130.764.957 30.151.826.434 30.160.217.863
- Vốn vay 105.491.542.713 124.104.230.248 103.075.596.854
Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành 28.130.107.852 39.049.887.996 51.364.174.219
Doanh thu/ Vốn chủ sở hữu 0,93 1,30 1,70
Doanh thu/ Vốn vay 0,27 0,31 0,50
Doanh thu/ Vốn kinh doanh 0,21 0,25 0,39
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2010 – 2012)
Mặc dù tổng vốn kinh doanh có sự biến đổi lớn, tuy nhiên sự biến đổi này
chủ yếu nguyên nhân đến từ sự thay đổi trong vốn vay trong khi vốn chủ sở hữu
không có sự biến động đáng kể. Trong giai đoạn năm 2010- 2012, hiệu quả sử
dụng vốn không ngừng được nâng cao. Bảng trên cho thấy, các tỉ số thể hiện
hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn này đều tăng. Tỷ số doanh thu/ Vốn chủ sở
hữu năm 2010 là 0,93; năm 2011 là 1,3; năm 2012 là 1,7. Điều này chứng tỏ khả
năng sinh lời của hoạt động kinh doanh đã được cải thiện đáng kể. trong khi tỷ
số doanh thu trên vốn vay cũng tăng lên gần 2 lần trong vòng 3 năm từ 0,27 năm
2010 đến 0,31 năm 2011và 0,50 năm 2012, đó là một dấu hiệu cho thấy ngoài
hiệu quả sử dụng vốn đã được cải thiện nó còn cho thấy việc sử dụng vốn vay để
tăng tỷ suất lợi nhuận đang đi đúng hướng. Chỉ số doanh thu trên vốn kinh
doanh có sự tăng trưởng liên tục trong 3 năm thể hiện rõ xu hướng đó từ 0,21
năm 2010 lên đến 0,39 năm 2012. Chính nhờ hiệu quả sử dụng vốn tăng lên mà
công ty có thể mạnh dạn cắt giảm vốn vay mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh
doanh diễn ra, ngoài ra đay cũng là xu hướng trong việc cơ cấu lại nguồn vốn
kinh doanh hợp lý hơn khi tỷ lệ vốn vay quá nhiều, vốn chủ sở hữu không tài trợ
hết tài sản cố định dài hạn điều này là rất nguy hiểm và cần được cải thiện.
Nguyễn Thị Phương Ly
18

Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng lao động

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số lượng Số lượng Số lượng
Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành 28.130.107.852 39.049.887.996 51.364.174.219
Tổng số lao động 383 426 682
Tổng vốn 135.622.307.670 154.256.056.682 133.235.814.717
Vốn/ Lao động 354.105.242 362.103.419 195.360.432
Doanh thu/ Lao động 73.446.757 91.666.404 75.314.038
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2010 – 2012)
Tổng số lao động đã tăng mạnh từ năm 2010 mới có 383 lao động lên tới
682 lao động trong năm 2012. Cùng với hiệu quả sử dụng vốn tăng lên, lượng
lao động tăng cũng góp phần tăng doanh thu từ 28 tỷ đồng năm 2010 lên tới hơn
51 tỷ đồng năm 2012. Vốn trên lao động đã giảm rõ rệt từ 362 triệu năm 2011
xuống còn 195 triệu năm 2012. Điều này một mặt thể hiện lượng lao động tăng
quá nhanh mặt khác cũng cho thấy trang bị vốn / lao động đã giảm xuống. Ta có
thể thấy việc đó qua hệ số doanh thu trên lao động từ 73 triệu năm 2010 tăng lên
91 triệu năm 2011. Tuy nhiên, tới năm 2012 hệ số doanh thu trên lao động lại
giảm xuống còn 75 triệu. Có thể thấy việc tăng lao động trong thời kỳ năm
2010- 2012 chưa thực sự đạt hiệu quả khi mà tỷ lệ vốn/ lao động không được
đảm bảo và năng suất lao động( hệ số doanh thu/ lao động) bị giảm sút. Nếu như
không có kế hoạch tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì công ty
nên có kế hoạch cắt giảm lao động thừa trong những năm tới sao cho tỷ lệ vốn/
lao động và tỷ lệ doanh thu/ lao động tăng trở lại.
2.2. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh
2.2.1. Thành tựu
Sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển, công ty TNHH vận tải Việt Thanh đã

đạt được những thành công nhất định:
Doanh thu bán hàng tăng ổn định qua các năm, tình hình lợi nhuận cho cổ
Nguyễn Thị Phương Ly
19
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
đông được đảm bảo, cơ cấu vốn, tài sản được duy trì hợp lý nhằm phục vụ cho
nhu cầu kinh doanh. Các mảng kinh doanh dần phát triển về cả chiều sâu và
chiều rộng. Mảng kinh doanh chủ lực là dịch vụ xe tốc hành năm 2012 đạt gần
20 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2010 chứng tỏ mảng xe tốc hành vẫn đang
trong giai đoạn phát triển và sẽ còn mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lai.
Bên cạnh đó, mảng taxi sân bay cũng có sự tăng trưởng đáng kể; đến năm 2012
tổng doanh thu đạt hơn 15 tỉ đồng và là mảng kinh doanh mang lợi nhuận lớn
thứ hai về cho công ty. Hai mảng kinh doanh taxi tải và xe du lịch- dịch vụ thuê
xe năm 2012 doanh thu lần lượt là 7.7 tỉ và 8.2 tỉ cũng đang phát triển và dần
khẳng định vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu kinh doanh của toàn công ty.
Đội ngũ nhân viên và quản lý ngày càng chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ
không ngừng được nâng cao. Thu nhập của người lao động được đảm bảo và
không ngừng tăng cao trung bình đạt 7 triệu/ người/ tháng.
Thương hiệu công ty TNHH vận tải Việt Thanh tuy chưa thể tham gia vào
tốp các thương hiệu hàng đầu trong dịch vụ giao thông vận tải tại Việt Nam
nhưng cũng đã từng bước khẳng định vị thế của mình.Đặc biệt là mảng dịch vụ
xe tốc hành Hà Nội- Quảng Ninh được trang bị đội xe hiện đại và tiên tiến mang
thương hiệu KumHo- Việt Thanh
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty TNHH vận tải Việt Thanh
vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Các mảng kinh doanh mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong
thời gian qua nhưng thị phần vẫn chưa cao. Mạng lưới kinh doanh vẫn chưa bao
phủ rộng khắp chỉ tập trung khai thác một số tuyến như Hà Nội,-Nội Bài, Hà
Nội- Quảng Ninh.

Đội ngũ nhân viên mặc dù đã được đào tạo bài bản, kĩ càng tuy nhiên so
với một số hãng khác, vẫn chưa tạo ra được sự khác biệt về cung cách phục vụ
lịch sự nhã nhặn, tận tình, chuyên nghiệp.
Nguyễn Thị Phương Ly
20
Giáo viên hướng dẫn: TH.S Lưu Hoài Nam Lớp: QL14.02
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI
I. Sự cấp thiết của các giải pháp
1. Các vấn đề tồn tại.
- Quy mô doanh nghiệp vận tải chưa tương xứng
Khảo sát cho thấy trong thời gian gần đây, số lượng phương tiện tăng hơn
10 lần so với trước thời kỳ đổi mới. Hiện có 102.654 xe khách và 620.000 xe tải
các loại với 2.681 doanh nghiệp, 586 HTX và hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá
thể. Tuy số lượng tăng lớn, song đa số các đơn vị vận tải có quy mô nhỏ lẻ,
manh mún. Thực trạng trên cho thấy trong gần hai chục năm qua, lĩnh vực vận
tải đã được khuyến khích phát triển theo định hướng rộng nhưng không mạnh.
Công ty TNHH Vận Tải Việt Thanh là một trong rất nhiều doanh nghiệp
vận tải ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể đánh giá công ty TNHH Vận Tải Việt
Thanh là doanh nghiệp vận tải có quy mô khá lớn với khoảng gần 200 đầu xe
bao gồm xe tải, xe taxi, xe khách… chạy trên nhiều tuyến với nhiều loại hình
vận tải khác nhau như taxi sân bay, taxi tải, xe tốc hành…Hoạt động chủ yếu
của công ty gói gọn tại miền Bắc mà chủ yếu ở Hà Nội và Quảng Ninh. Với nhu
cầu vận tải đi các tỉnh ngày càng gia tăng, trong khi các doanh nghiệp nhỏ với
gần 60% các đơn vị vận tải theo tuyến cố định và 82,6% các đơn vị vận tải hành
khách theo hợp đồng chỉ có dưới 10 xe, phương pháp quản lý thủ công, đơn
giản, khả năng chuyên môn của cán bộ quản lý, điều hành nhìn chung yếu kém;
hiệu quả kinh doanh thấp, không quan tâm đến chất lượng dịch vụ và an toàn
giao thông. Vì vậy chất lượng dịch vụ vận tải thấp, nhu cầu dịch vụ vận tải chất
lượng cao là rất lớn và chưa được đáp ứng đầy đủ. Ngay trên trên tuyến Hà Nội-

Quảng Ninh vốn là tuyến vận tải hành khách chính, các doanh nghiệp vận tải
như Hoàng Long, Hải Âu… với số lượng xe khá lớn, chạy đều đặn và chất
lượng cũng tương đối ổn định vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu đi lại của người dân
trên tuyến này. Như thế, có thể thấy được nhu cầu đi lại của người dân là rất lớn.
Việc công ty vận tải Việt Thanh tăng số chuyến hoặc tần suất chạy( nếu kĩ thuật
Nguyễn Thị Phương Ly
21

×