Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO TỔ MẪU GIÁO”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non là việc làm
đang được các cấp các ngành quan tâm. Đặc biệt là ngành học mầm non đang từng
bước đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp với mục tiêu là giúp trẻ phát triển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị tốt về mọi mặt để trẻ có đủ hành trang bước vào trường Tiểu học. Chính
vì vậy, người giáo viên mầm non được xem là người đặt nền móng đầu tiên, là yếu
tố quyết định và hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ, là người trực tiếp bảo vệ an
toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường. Thực hiện
công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm
non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các
hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em;
Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ
em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Tuyên truyền phổ biến
kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia
đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
Với nhiệm vụ đó, để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn
vững vàng, có năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ,
ngoài BGH nhà trường thì trực tiếp là Tổ chuyên môn. Bởi vì tổ chuyên môn mà
trực tiếp là tổ trưởng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo
tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác. Thực hiện bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ . Vậy để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của cấp học đề ra
và đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay thì việc bồi dưỡng nâng cao
chất lượng cho đội ngũ giáo viên nói chung và tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nói
riêng giữ vai trò chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng của nhà trường.
Một trong những yếu kém đang tồn tại hiện nay là sự bất cập giữa chất
lượng đội ngũ và yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Thực tế nhiều năm qua, đội
ngũ giáo viên Mầm non nói chung, đội ngũ giáo viên trường Tôi nói riêng đã được
bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa. Nhưng một số giáo viên tuổi đời
cao, năng lực còn hạn chế, điều đó trở ngại rất lớn đến việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả chất lượng. Đó là nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện của
nhà trường đạt chưa cao.
Năm học ***
*** 2013-2014
1
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
Để có được đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn, nhuần nhuyễn về
nghiệp vụ sư phạm, sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi, biết sử lý các tình huống
nghiệp vụ thì người cán bộ quản lý chỉ đạo trực tiếp chuyên môn trong các nhà
trường cần phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ ngay từ đầu năm năm học.
Từ nhận thức trên, bản thân là một cán bộ quản lý chỉ đạo trực tiếp chuyên
môn Tổ Mẫu giáo nhiều năm, tôi hiểu rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường mình. Từ những
trăn trở suy nghĩ, từ thực tế khi giáo viên được dự giờ các tiết dạy mẫu, qua các tiết
dạy trải nghiệm của giáo viên trong tổ Mẫu giáo, qua đúc rút kinh nghiệm trong
quá trình quản lý chỉ đạo chuyên môn tổ mẫu giáo. Tôi mạnh dạn trình bày một số
ý kiến nhỏ qua đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên
môn cho tổ mẫu giáo”. Với hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có tác dụng góp
phần tích cực vào việc thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà
trường.
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Thực trạng của vấn đề.
Năm học 2013-2014 bản thân tôi là Phó hiệu trưởng được phân công trực
tiếp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tổ Mẫu giáo chịu trách nhiệm
chất lượng trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi. Trong quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy
có những thận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi : Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo phòng giáo
dục về công tác bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên thông qua
các đợt chuyên đề, hội thảo chuyên môn, các giờ dạy mẫu thử nghiệm chuyên đề,
đổi mới phương pháp GDMN
Sự quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo địa phương, phụ huynh xã nhà về cơ sở
vật chất. Trường tôi đang từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho việc dạy và chăm sóc giáo dục trẻ theo tiêu chuẩn trường
chuẩn Quốc gia.
Đội ngũ giáo viên đa số khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Có tinh thần tự
học, tự bồi dưỡng, giáo viên luôn yêu thương, tôn trọng trẻ và coi trẻ như con của
mình, nhiều giáo viên chịu khó, kiên trì linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục,
dịu dàng giàu tình cảm.
* Khó khăn
Xã chúng tôi mới tách từ một xã trở thành 2 xã nên trường chúng tôi được
xây dựng trên một địa bàn khá rộng có đông dân cư nằm rải rác, đường xá đi lại
cũng còn khó khăn, có học sinh dân tộc Thái và học sinh Tôn giáo, đời sống nhân
dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt dân cư ở đây chỉ sống bằng nghề nông
nghiệp, bố mẹ trẻ lo công việc đồng áng ít có thời gian quan tâm đến các hoạt động
Năm học ***
*** 2013-2014
2
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
của trẻ lứa tuổi mầm non. Chính vì thế công tác chăm sóc giáo dục trẻ hoàn toàn
trông nhờ các cô ở trường mầm non.
Về cơ sở vật chất: Mặc dù được sự quan tâm của địa phương song cơ sở
vật chất vẫn còn thiếu phòng học ( Còn học nhờ nhà văn hóa thôn, xóm), có nhiều
điểm lẻ.
Về giáo viên: Một số giáo viên mới vào nghề, nhiều giáo viên tuổi đời cao,
năng lực sư phạm còn hạn chế chưa tiếp cận kịp với chương trình giáo dục mầm
non mới. Phương pháp chủ yếu đó là cô thuyết trình, trẻ chú ý lắng nghe và trả lời.
Các phương pháp còn rập khuôn, cứng nhắc theo các môn học như chương trình
cải cách
Hầu hết giáo viên lúng túng trong việc lựa chọn nội dung hoạt động cho các
độ tuổi, thiết kế và sử dụng trò chơi trong các hoạt động có mục đích, vì thế mà trò
chơi chưa nhiều, nội dung nghèo nàn, ít hấp dẫn trẻ, các trò chơi dành cho trẻ được
thực hành khám phá, trải nghiệm còn ít. Chính vì vậy mà trẻ ít có những trải
nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết về vấn đề. Mặt khác giáo viên chưa biết tạo
môi trường mở cho trẻ hoạt động, việc sử dụng đồ dùng đồ chơi và ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy trẻ còn hạn chế. Việc phối hợp với phụ huynh trong quá
trình chăm sóc, giáo dục trẻ trẻ chưa thực sự được chú trọng.
Qua thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên tổ mẫu giáo theo chuẩn nghề
nghiệp năm học 2012-2013 cho thấy:
- Kết quả chất lượng giảng dạy của giáo viên
Tổng số GV trong tổ
Xếp loại
Xuất sắc Khá Đạt yêu cầu Yếu
SL % SL % SL % SL %
17 2 11,8 8 47,1 7 41,1 0 0
Về trẻ: Thực trạng của giáo viên chưa phát huy tính tích cực của trẻ, không
linh hoạt trong quá trình giảng dạy làm cho trẻ lĩnh hội tri thức một cách gò bó và
thụ động, chưa được khám phá, trải nghiệm, tìm tòi, suy nghĩ cho nên chất lượng
đạt kết quả chưa cao:
Qua khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy:
Tổng số
trẻ mẫu
giáo
Nội dung Mức độ nhận thức của trẻ
Đạt Chưa đạt
SL TL% SL TL%
175 Lĩnh vực phát triển Thể chất 109 63,3 66 37,7
Năm học ***
*** 2013-2014
3
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
Lĩnh vực phát triển Ngôn ngữ 105 60,0 70 40,0
Lĩnh vực phát triển nhận thức 105 60,0 70 40,0
Lĩnh vực phát triển TC-KNXH 125 71,5 50 28,5
Lĩnh vực phát triển Thẩm mỹ 105 60,0 70 40,0
Nhìn vào các bảng số liệu trên tôi nhận thấy chất lượng của giáo viên không
đồng đều, giáo viên giỏi các cấp còn quá thấp. Kết quả giảng dạy của giáo viên còn
nhiều hạn chế. Đứng trước tình hình như vậy, tôi rất trăn trở và băn khoăn, suy
nghĩ phải làm thế nào để có biện pháp nâng cao chất lương chuyên môn cho tổ
mẫu giáo do mình chỉ đạo trực tiếp được tốt hơn, hiệu quả hơn. Từ các quan điểm
dạy học theo hướng đổi mới lấy trẻ làm trung tâm mà ngành chỉ đạo, để khắc phục
những nhược điểm và phát huy những ưu điểm của các phương pháp, biện pháp
mà giáo viên đã thực hiện ở những năm trước. Qua nghiên cứu và chỉ đạo giáo
viên tôi đã tìm ra ''một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn
cho tổ mẫu giáo” như sau.
2. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên trong tổ:
Để nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên trong tổ, trước hết tôi phải xây
dựng được kế hoạch chỉ đạo cụ thể xuyên suốt cả năm học. Khi xây dựng kế hoạch
cần dựa vào: Những kết quả đạt được của năm trước, những tồn tại cần khắc phục,
kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng sau đó cụ thể hóa thành của tổ.
Khi xây dựng kế hoạch tôi luôn bám sát vào thông tư số 17/2009/TT-
BGD&ĐT ngày 25 tháng 07 năm 2009, Công văn Số: 2073/SGD&ĐT-GDMN
Nghệ An, ngày 26 thỏng 9 năm 2012, các văn bản chỉ đạo của ngành, của địa
phương và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Thành lập các tổ nghiệp vụ để phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường,
kiểm tra nắm bắt chuyên môn nghiệp vụ của từng đồng chí. Trong đó có Tổ
trưởng, tổ phó, giáo viên nòng cốt của tổ.
Tổ chức cho GV trong tổ học tập nhiệm vụ năm học, học tập quy chế
chuyên môn của trường, tổ để giáo viên có cơ sở phấn đấu
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên đề, hội thảo của các tổ nhóm một cách
cụ thể cho từng tháng, học kì và năm học.
Cụ Thể:
Tháng Nội dung bồi dưỡng Người thực hiện
Năm học ***
*** 2013-2014
4
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
Tháng 8
- Triển khai các chuyên đề trong tâm
trong năm
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực
hiện chủ đề và các loại hồ sơ cá nhân
BGH, Tổ trưởng
Tháng 9
- Chọn lớp điểm, giáo viên nòng cốt,
xây dựng giờ dạy mẫu và tổ chức dự
giờ
- Hướng dẫn tạo MT trong và ngoài
lớp cho trẻ hoạt động
- Hướng dẫn cách lên biểu đồ tăng
trưởng của trẻ.
- Ban giám hiệu, Tổ trưởng
chuyên môn, giáo viên có năng
lực
Tháng 10
- Tiếp tục xây dựng giờ dạy mẫu, hội
thảo chuyên môn về chuyên đề “Tổ
chức cho trẻ mẫu giáo hoạt động trải
nghiệm với MTTN”
- Hướng dẫn làm đồ chơi từ nguyên
phế liệu và Thi làm đồ chơi
Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ
chuyên môn
Tháng 11
- Hướng dẫn cách đánh giá trẻ cuối
chủ đề, cuối giai đoạn
- Thi GVDG cấp trường
Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ
chuyên môn
Tháng 12
- Thăm lớp dự giờ toàn bộ giáo viên
đánh giá rút kinh nghiệm
Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ
chuyên môn, Tổ trưởng, tổ phó
Tháng 1
- Sơ kết học kỳ I, xếp loại GV trong
tổ và triển khai kế hoạch HKII
Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ
chuyên môn, Tổ trưởng
Tháng 2
- Thăm lớp dự giờ, khảo sát chất
lượng trẻ
- Tiếp tục xây dựng các giờ dạy theo
yêu cầu GV (Những hoạt động mà
giáo viên chưa nắm vững về phương
pháp)
Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ
chuyên môn, Tổ trưởng, tổ phó
Tháng 3 - Tổ chức hội thi của trẻ Ban giám hiệu nhà trường
Tháng 4
- Đánh giá chất lượng trẻ trong tổ Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ
chuyên môn, Tổ trưởng, tổ phó
Tháng 5
- Tổng kết, rút kinh nghiệm. Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ
chuyên môn, Tổ trưởng, tổ phó
Năm học ***
*** 2013-2014
5
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
Để kế hoạch đi vào thực tiễn thì con đường ngắn nhất là thông qua sinh hoạt
tổ chuyên môn. Bởi vì Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của tổ
chuyên môn, đây là cơ hội để giáo viên thảo luận, chia sẻ, cùng nhau trao đổi rút
kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ ở trường mầm non.
Vậy làm thế nào để việc bồi dưỡng giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên
môn có hiệu quả.
+ Vào đầu tháng 9 của năm học chúng tôi đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn
toàn trường triển khai kế hoạch của trường. Để chuẩn bị tốt cho nội dung sinh hoạt
thì tổ chuyên môn cùng với ban giám hiệu tổng hợp những vấn đề mà giáo viên
gặp vướng mắc của năm học vừa qua như: (việc thực hiện chương trình, cách lập
kế hoạch, các chuyên đề: Thực hành trải nghiệm với MTTN cho trẻ mẫu giáo;
Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ), sau đó lên kế hoạch, sưu tầm tài liệu, soạn
thảo nội dung phù hợp với nhận thức của giáo viên trường chúng tôi và phân công
giáo viên lên lớp (Ban giám hiệu hoặc giáo viên có nhiều kinh nghiệm, có năng lực
để lên lớp) và triển khai theo từng chuyên đề cụ thể tại trường. Việc làm đó đã
được giáo viên hưởng ứng tham gia.
Sau khi đã tổng hợp những nội dung liên quan cần thảo luận trong buổi sinh
hoạt chuyên môn của tháng, chúng tôi đưa các nội dung cho các thành viên trong
khối để nghiên cứu trước, định hướng được những nội dung sẽ triển khai. Lấy ý
kiến của giáo viên trước khi tổ chức họp (VD: giáo viên cho ý liến về xây dựng các
tiết dạy mẫu về hoạt động nhận thức, khám phá khoa học, tổ chức các trò chơi cho
trẻ trải nghiệm )
Khi tiến hành buổi họp chuyên môn để phát huy tính chủ động sáng tạo của
đội ngũ giáo viên, tôi tiến hành từng nội dung cụ thể, giáo viên thảo luận, đưa ra
những ý kiến của mình và đi đến thống nhất và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề
ra, mỗi thành viên được phân công phải chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung
của mình trước tập thể.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn thông qua các buổi hội thảo và các
giờ dạy mẫu :
- Để đạt được điều
này đầu tiên tôi phải thành
lập một tổ nghiệp vụ
chuyên môn nhiệm vụ của
tổ là giúp đỡ tư vấn cách
lập kế hoạch, cách soạn
bài, làm đồ dùng đồ chơi,
hình thức lên lớp sao cho
sinh động để giáo viên
thực hành lên lớp tốt hơn.
Năm học ***
*** 2013-2014
6
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
- Phân công giáo viên lớp điểm, giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy
soạn bài, lựa chọn đề tài phù hợp để lên lớp một cách nhuần nhuyễn, các tiết dạy sẽ
được thể hiện vào thứ 7 hàng tuần, giáo viên được học tập, được rút kinh nghiệm.
Xây dựng các tiết dạy ở đa dạng các phân môn cho giáo viên học tập, các hoạt
động trước khi giáo viên lên lớp phải được Ban giám hiệu duyệt rồi mới dạy cho
toàn thể giáo viên xem.
Sau khi được
xem và học tập các
tiết dạy mẫu, tôi phân
công tổ chức cho giáo
viên dạy và cho giáo
viên khác dự giờ
( Thay phiên nhau để
được trải nghiệm).
Sau khi dự giờ xong
giáo viên thảo luận,
rút ra những vấn đề
cần học tập và những
vẫn đề cần khắc phục
trong cách soạn giáo
án, chuẩn bị đồ dùng, hình thức tổ chức, phương pháp, biện pháp sử dụng trong
quá trình lên lớp, truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Buổi hội thảo này yêu cầu
tấ cả giáo viên phải có ý kiến của riêng mình. Qua đây cũng giúp tôi đánh giá được
năng lực của giáo viên để có biện pháp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn cho thời
gian tiêp theo.
- Bên cạnh đó tôi tham mưu với cấp trên cho giáo viên được tham gia dự
giờ các tiết dạy mẫu do phòng tổ chức tại trường trọng điểm, được sinh hoạt tại
cụm nhằm giao lưu học hỏi lẫn nhau.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ tôi hướng dẫn giáo viên lựa
chon các nội dung trong tâm cần thực hiện, thảo luận để đưa ra tổ cùng bàn bạc,
trao đổi, rút kinh nghiệm như cách soạn bài, phương pháp, hình thức lên lớp của
mỗi hoạt động, cách trang trí lớp, cùng nhau làm đồ chơi…Từ những nội dung sinh
hoạt như trên (Không thiên về đánh giá xếp loại) cho nên giáo viên được nâng cao
khả năng, năng lực tổ chức các hoạt động. Tạo nên không khí sinh hoạt tổ nhẹ
nhàng mà hiệu quả cao.
Ngoài ra tôi còn hướng dẫn giáo viên mua sắm đầy đủ tài kiệu theo chương
trình GDMN mới hiện nay, sưu tầm các loại giáo án mẫu cho giáo viên tham khảo,
tham khảo qua sách báo, qua công nghệ thông tin. Thường xuyên nhắc nhở giáo
viên có trách tự học, tự bồi dưỡng, học tập BDTX để có thêm nhiều kinh nghiệm
Năm học ***
*** 2013-2014
7
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về đổi mới hình thức lên lớp nhằm cuốn hút
trẻ hoạt động một cách tích cực mà không nhàm chán.
Trường tôi đặt 2 lớp điểm trong tổ mẫu giáo ( Lớp 4 tuổi; lớp 5-6 tuổi) thông
qua lớp điểm để bồi dưỡng giáo viên. Phân công giáo viên dạy lớp điểm là giáo
viên có năng lực chuyên môn, biết sử dụng công nghệ thông tin thành thạo, biết
soạn bài trên máy vi tính Powerpoint, nhiệt tình, sáng tạo, được nhà trường đầu tư
cơ sở vật chất cho lớp điểm khá đầy đủ.
Biện pháp 3. Chỉ đạo xây dựng môi trường thiên nhiên và tổ chức các
hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm:
Sau khi được tham gia học tập chuyên đề và được tham quan học tập tại
trường mầm non Thị Trấn với một môi trường tự nhiên do cô và trẻ tạo, bản thân
tôi hướng dẫn cho toàn thể giáo viên trong tổ thực hiện.
Cụ thể: Phối hợp tuyên truyền vận động phụ huynh trồng hoa ở nhà và đưa
đến cho trẻ học tập ( mỗi trẻ 2 bình nhỏ yêu cầu hoa đẹp, đủ màu sắc). Đối với
giáo viên trong tổ mỗi giáo viên 1- 2 chậu cây cảnh đẹp, có nhiều màu sắc, cây
tươi tốt, khỏe.
Ở góc thiên nhiên thông thường giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi các
trò chơi với cát, nước, gieo hạt, thí nghiệm, chăm sóc cây cối nhưng để các trò
chơi đó thật sự có ý nghĩa và sáng tạo, phát huy được tính tò mò của trẻ thì giáo
viên cần có phương pháp hưỡng dẫn cụ thể giúp trẻ hiểu và nhận ra sự khác nhau,
giống nhau, nhận ra kết quả theo yêu cầu của giáo viên thì quả là không dễ, vì trẻ
mầm non nhanh nhớ nhưng lại chóng quên bởi vậy tôi đã chỉ đạo cho giáo viên
trong tổ chuẩn bị các ký hiệu về các biểu tượng, các bảng biểu, dụng cụ để giúp trẻ
nhận biết phân biệt ngay trong quá trình trải nghiệm.
Ví dụ: Quá trình phát triển của cây
Nếu giáo viên chỉ cho trẻ học thuộc quá trình phát triển của cây theo các bước thì
chắc chắn trẻ sẽ không thể nhớ được. Chính vì vậy yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị
đầy đủ các dụng cụ, các loại hạt khác nhau, các biểu tượng về sự phát triển của
Năm học ***
*** 2013-2014
8
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
cây. đặc biệt phải cho trẻ tự gieo hạt, hàng ngày tưới nước Hàng ngày cô giáo
cho trẻ quan sát và nói lên được sự phát triển của cây thông qua các giai đoạn, quá
trình mà tự tay trẻ chăm sóc.
Cụ thể: Cho trẻ tự gieo hạt
ngô xuống đất ( Hôm gieo hạt là
thứ mấy? Cho trẻ gắn thẻ số ký
hiệu thứ đó vào vào bảng. Ví dụ
thứ 2 gắn thẻ số 2 và chọn biểu
tượng gieo hạt vào bảng kiểm
nghiệm)
Hàng ngày trẻ tự tay chăm
sóc, tưới nước. Đến khi hạt nảy
mầm cô cho trẻ gắn thẻ số và
biểu tượng vào
Ví dụ: Năm ngày sau thì
hạt nảy mầm? cho trẻ gắn thẻ số
5 và biểu tượng vào. Sau nhiều
ngày tưới nước, chăm sóc mầm sẽ thành cây, cô cho trẻ gắn thẻ số và biểu tượng
vào.
Ví dụ: Ba ngày sau mầm thành cây thì gắn thẻ số 3 và biểu tượng vào bảng
kiểm nghiệm
Cứ như thế đến khi cây phát triển tươi tốt thì trên bảng kiểm nghiệm cũng
đầy đủ các hình ảnh. Lúc này cô có thể củng cố kiến thức của trẻ sau nhiều ngày
trải nghiệm, tự tay gieo hạt, tự tay chăm sóc và thường xuyên quan sát bằng cách
cho trẻ nhắc lại quá trình phát triển của cây. Nếu trẻ nào quên cô cho trẻ xem lại
trên bảng kiểm nghiệm mà trẻ đã gắn vào trong quá trình quan sát.Với kiến thức cô
giáo truyền đạt, trẻ được tự tay thực hiện, với những hình ảnh, biểu tượng đẹp hấp
dẫn chắc chắn sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn, chính xác hơn và hứng thú hơn. Đặc biệt
thông qua bảng kiểm nghiệm này giúp trẻ nhận biết về chữ số, cách đếm ngược,
đếm xuôi, phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ. Không những thế qua trải nghiệm
trẻ còn được khám phá nhiều điều mới lạ như: Cây mọc ra từ cành, cây mọc ra từ
củ, cây mọc ra từ lá và từ hạt…
Biện pháp 4. Hướng dẫn giáo viên ứng dụng sáng tạo trò chơi công nghệ
thông tin vào các hoạt động giáo dục trẻ.
* Trò chơi mới từ chương trình kidsmart
Để nâng cao chất lượng cho tổ cũng như chất lượng của trẻ không chỉ dừng
lại ở soạn bài hay ở tạo môi trường, mà cần có nhiều sự kết hợp sáng tạo để thúc
đẩy khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động, trong các hoạt động chiều tôi đã
hướng dẫn giáo viên sử dụng phần mềm kidsmart, thiết kế các trò chơi trên máy vi
Năm học ***
*** 2013-2014
9
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
tính cho trẻ chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi sao cho từ dễ đến khó, trẻ chơi với các
hoạt động trên máy tôi thấy trẻ rất thích và đạt được rất nhiều hiệu quả, nhất là
hình thức vận dụng và sáng tạo trò chơi từ chương trình gốc trên máy tính vào các
hoạt động chơi và học của trẻ thì hiệu quả đạt rất cao.
Để tạo cơ hội cho nhiều trẻ được trải nghiệm trên máy bằng một cảm xúc thú
vị, mới lạ, hiểu thêm nhiều kiến thức, khái niệm mới, hình thành những kĩ năng
phán đoán, tư duy, giao tiếp, ngôn ngữ phát triển, thì việc sáng tạo trò chơi và vận
dụng có hiệu quả là việc làm cần thiết đối với ngươì giáo viên. Từ chương trình
gốc, tôi đã hướng dẫn giáo viên đầu tư thiết kế nhiều trò chơi cho trẻ hoạt động
đem đến hiệu quả cao như:
Trò chơi người làm phim tài ba (sáng tạo từ hoạt động trong ngôi nhà khoa
học của samy)
Khi chơi trò chơi trẻ biết được các khoảng thời gian trong ngày,trẻ có cơ hội
quan sát sự khác nhau trong một nhóm bức tranh có liên kết
Phát triển tư duy lôgic để sắp xếp các bức tranh, khám phá được một nhóm
các bức tranh không chỉ có ý nghiã trong cách sắp xếp mà trẻ còn biết kiểm tra
xuôi ngược.
Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ khi trẻ giới thiệu về những bức tranh
Trò chơi: Bạn biết gì về tôi?(sáng tạo từ hoạt động trong ngôi nhà sách của
Bailey)
- Qua trò chơi làm giàu thêm vốn từ cho trẻ, cụ thể là tính từ để miêu tả đặc
điểm, hình dáng, kích thước, cảm xúc…
- Khi chơi với các với các trò chơi trẻ được tìm hiểu các biểu hiện của từ ngữ,
tên của chúng bằng ngôn ngữ viết, trẻ được khám phá việc sử dụng ngôn ngữ viết
như thế nào?
Trò chơi: Điều kì diệu từ tấm thảm nhỏ của lớp tôi ( Sáng tạo hoạt động
trong ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy
-Trò chơi giúp trẻ đi đúng hướng theo biển báo, nâng cao khả năng định
hướng trong không gian trẻ biết khảo sát bằng sơ đồ để tìm hiểu môi trường xung
quanh trẻ, phát triển những hiểu biết về các quan hệ : trái-phải-trước-sau và có thể
nâng cao các hướng: đông-tây-nam-bắc
- Xây dựng cho trẻ các từ chỉ phương hướng:Đi về bên phải,tiến,lùi phát triển
cho trẻ ngôn ngữ nói để diễn tả địa điểm đến hay miêu tả cảnh vật
Trò chơi: Bạn biết gì về tôi.(sáng tạo từ hoạt động trong ngôi nhà những đồ
vật biết nghĩ của Thinkn' things1''
Năm học ***
*** 2013-2014
10
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
Trò chơi giúp trẻ phân biệt được những âm thanh khác nhau bằng những đồ
dùng và vật liệu khác nhau, làm tăng vốn từ cho trẻ khi trẻ so sánh,mô tả các âm
thanh mà trẻ đã nghe được
Trẻ thấy thích thú khi chính mình tạo ra âm nhạc trong khi chơi. Từ đó khả
năng về âm nhạc và khiếu thẩm mỹ của trẻ được phát triển.
* Sử dụng phần mềm power point cho trẻ khám phá những điều kỳ diệu
của môi trường xung quanh mà trẻ không có cơ hội tiếp cận vật thật.
Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó hiểu, trẻ lại rất tò
mò hiếu động, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào ? Vì sao
nó lại như vậy? Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh
cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ, hình ảnh rõ nét,
âm thanh “thật” thì
sẽ giúp trẻ lĩnh hội
kiến thức một cách
nhẹ nhàng, trẻ thoả
mãn được thắc mắc
của mình. Trên thực
tế có nhiều giờ hoạt
động làm quen với
MTXQ, giáo viên
không thể có đủ điều
kiện để cho trẻ được
cầm nắm hay quan sát
trực tiếp. Chính vì
vậy mà tôi cần làm tốt
vấn đề này, đây là
một việc làm hết sức
cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
Để thực sự có kiến thức về CNTT và bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ
không phải là một vấn đề đơn giản. Bản thân tôi được tham gia lớp tập huấn về
ƯDCNTT do tỉnh tổ chức. Với kiến thức mà bản thân đã học được công thêm sự
đam mê và ý thức trách nhiệm của mình bản thân, tôi đã hướng dẫn cho giáo viên
trong tổ một cách cụ thể để từ đó giáo viên biết tự thiết kế cho trẻ hoạt động trên
lớp mình. Trong các hoạt động, nếu giáo viên chỉ dùng tranh ảnh để minh hoạ
với những hình ảnh mờ nhạt, hình ảnh thiếu sinh động, không có nhiều tác
dụng tình huống thì sự hứng thú của trẻ và sự tiếp thu kiến thức sẽ không cao.
Vì vậy tôi đã làm và chỉ cho giáo viên trong tổ cùng làm Cụ thể:
Với tiết khám phá về sự phát triển của cây từ hạt, nếu chỉ cho trẻ xem ở
góc độ hạt, cây nảy mầm, cây nhiều lá, cây ra hoa, cây có quả thì sự hứng thú
trên trẻ không cao. Với loại tiết đó nếu giáo viên sử dụng máy tính cho trẻ
Năm học ***
*** 2013-2014
11
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
xem trực tiếp sự nảy mầm của cây từ hạt thì trẻ rất thích, vì trẻ nhìn thấy
được hạt nảy mầm từ từ rất sinh động trẻ chú ý và hứng thú hơn, giờ học sẽ
đạt kết quả.
Hoặc giờ tìm hiểu động vật sống trong rừng, tôi hướng dẫn cách chọn
hình ảnh động, tạo hiệu ứng cho cho khung cảnh, các con vật đi lại được sẽ
tạo cho trẻ niềm hứng thú say sưa với hoạt động.
Việc bồi dưỡng cho giáo viên khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin
vào quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với nội dung bài
dạy và đặc điểm tâm lí trẻ mầm non, đã làm chuyển biến đáng kể chất lượng
đội ngũ, các cô đã thi đua nhau thiết kế các trò chơi bài giảng hay thể hiện
trong các buổi sinh hoạt tổ.
Biện pháp 5: Hướng dẫn giáo viên cách thiết kế các đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên liệu cho trẻ hoạt động, trải nghiệm:
Năm học 2013-2014 là năm học thực hiện chuyên đề “ Tổ chức các hoạt
động cho Thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên cho trẻ mẫu giáo” với
chuyên đề này ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch hướng dẫn cho giáo viên
trong tổ thực hiện thường xuyên theo chủ đề nhằm bổ sung môi trường lớp học
thân thiện, bổ sung đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 để đáp ứng với chất lượng
yêu cầu hiện nay. Vậy Thiết kế tạo môi trường cho trẻ hoạt động cũng là nhiệm vụ
nâng cao chất lượng chuyên môn cho tổ mẫu giáo, bởi đây là một trong những
việc cần thiết và không thể thiếu được trong vấn đề đổi mới hình thức tổ chức giáo
dục mầm non hiện nay. Khác với những năm về trước thì giáo viên tìm chọn hình
ảnh thật đẹp sống động và trang trí lớp cho đẹp từ đầu năm đến cuối năm. Vì thế
mà trẻ nhìn lâu rồi cũng thâý chán và cũng không kích thích sự sáng tạo, phát triển
ở trẻ. Nhưng ngày nay với sự đổi mới trong nội dung , hình thức giảng dạy đa số
giáo viên đã biết thay đổi, bản thân tôi cũng cố gắng tìm tòi khám phá và nghiên
cứu để hướng dẫn giáo viên trong tổ tạo môi trường tự nhiên cho trẻ trải nghiệm.
Cụ thể: Trên các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đã hướng dẫn cho giáo viên
trong tổ cách làm đồ dùng, cách thiết kế đồ chơi Ví dụ: Với chủ điểm “ Gia đình”
Tận dụng các nguyên vật liệu, phế thải, sơ chế sạch đẹp cô và trẻ cùng làm
những con búp bê xinh xắn, Gia đình búp bê, qua chơi trẻ được học như: Đêm số
lượng thành viên
trong gia đình,
nhận biết các bộ
Năm học ***
*** 2013-2014
12
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
phận trên cơ thể, hát “ Em búp bê” “ tổ ấm gia đình”, Vẽ búp bê, tạo dáng cơ thể
búp bê
Để nâng cao chất lượng cho giáo viên cũng như cho trẻ đạt kết quả cao, là
người quản lý chỉ đạo trực tiếpchuyên môn tổ mẫu giáo tôi luôn tìm tòi khám phá
và học tập thêm từ bạn bè đồng nghiệp để có thêm nhiều kiến thức kỹ năng, trong
các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi luôn tạo hứng thú cho giáo viên trong tổ bằng
cách cùng nhau thiết kế đồ dùng đồ chơi đặc biệt là những đồ dùng đồ chơi còn
thiếu trong danh mục TT02 để hỗ trợ cho trẻ hoạt động. Từ các nguyên vật liệu tự
nhiên tôi đã thiết kế và phối hợp với giáo viên trong tổ cùng làm làm các đồ chơi
cho trẻ hoạt động học tập như sau:
* Đồ dùng : Máy quay phân loại
+ Cách thực hiện.
- Dùng 4 hộp sữa khoan ở dữa ống , 4 tấm phoóc được cắt thành vồng tròn
đồng tâm trên nhỏ dưới to và cũng được khoan lỗ ở giữa.
- Dùng ống nước để luồn xen kẽ 1 tấm phoóc một hộp sữa và lấy nắp dầu
nhờn để ngăn cách các tầng với nhau. Xung quanh tấm phoóc đục lỗ và dắt tre,
trang trí bằng giấy đề can xung quanh. Ống trên cùng gắn mũi tên làm điểm chính
- Đồ dùng được sử dụng trong hoạt động phân nhóm đối tượng, ôn số lượng.
Hoặc để bài thơ thêm sinh động tôi thiết kế và hướng dẫn giáo viên làm mô
hình “Em yêu nhà em” cho trẻ đọc thơ vừa đọc vừa chỉ vào mô hình giúp trẻ nhớ
bài thơ một cách sâu và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ thay đổi cách hoạt động tạo
cho trẻ nhiều hứng thú.
Trên mô hình này tận dụng để khuyến khích trẻ tìm hiểu về kiểu nhà làm bằng
tre nứa ở vùng cao, củng cố kiên thức về các kiểu nhà cho trẻ
* Đồ dùng sinh hoạt trong gia dình
Chuẩn bị các nguên vật liệu phế thải như: Tre, nứa, bìa cát tông, keo dán , quả
đình, chuẩn bị chai nước ngọt, chai dầu rửa bát, que kem, keo dán , giấy bìa cát
tông, , giấy màu , kéo, cưa, giấy mê ca các loại…
Năm học ***
*** 2013-2014
13
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
- Cách cho trẻ thực hiện:
Chúng tôi cưa sẵn các ống tre, nứa để làm cốc, các ống nứa, quả đùng đình, bìa
cát tông gắn lại để tạo thành bộ bàn nghế bằng quả đùng đình trong phòng khách
sau đó cho trẻ cho trẻ cắt dán và trang trí cái cốc, b Ngoài ra chúng tôi còn dùng
que kem gắn lại với nhau tạo thành bộ bàn nghế bằng que kem và cắt bộ ấm chén
bằng các chai dầu rửa bát sau đó cho trẻ cắt dán trang trí các hĐể biết rõ hơn về
các đồ dùng trong phòng khách tôi hướng dẫn giáo viên cho trẻ sử dụng các loại
hộp điện thoại, hộp thuốc, ống sữa, cà phê thiết kế bộ bàn ghế, ty vi theo ý
tưởng của trẻ để cho trẻ chơi bán hàng về các đồ dung trong gia đình .
* Đồ dùng để ăn
uống
+ Chúng tôi chuẩn
bị các nguên vật liệu phế
thải như :chai nước ngọt,
chai chè xanh không độ,
Năm học ***
*** 2013-2014
14
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
hộp kem, hộp sữa chua,que kem,chai dầu rửa bát, giấy bìa cát tông, băng dính 2
mặt, giấy màu …
+ Cách cho trẻ thực hiện:
Chúng tôi cắt sẵn các chai ra cho trẻ cắt dán hoa và trang trí cái bát, cái thìa ,
cái cốc, cái nồi, cái quai cầm để được cái bát, cái nồi, cái cốc, cái thìa……
Biện pháp 6. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối hợp với gia đình
để giáo dục trẻ
Từ trước tới nay gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối
với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ, nhất là trẻ trong độ tuổi mầm non.
Vì vậy phối hợp giáo viên với gia đình để giáo dục trẻ tạo được sự thống
nhất về nội dung, phương pháp giáo dục trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành thói quen và các phẩm chất tốt ở trẻ
Thông qua việc phối hợp cúng nhà trường để giáo dục trẻ, giúp gia đình hiểu
rõ hơn công việc của giáo viên mầm non, qua đó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động
của nhà trường, của giáo viên chủ nhệm lớp
Từ ý nghĩa đó tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên tạo bầu không khí thân
thiện với phụ huynh khi giao
tiếp hàng ngày qua giờ đón,
trả trẻ. Làm tốt công tác
tuyên truyền, phối hợp với
phụ huynh bằng nhiều hình
thức như trao đổi trực tiếp,
thông qua các cuộc hợp,
thông qua góc tuyên
truyền để vận đông phụ
huynh hỗ trợ kinh phí xây
dựng trường, mua sắm đồ
Năm học ***
*** 2013-2014
15
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
dùng, trang thiết bị cho nhóm lớp, thu gom phế liệu làm đồ dùng dạy học. Từ
những việc làm tưởng như rất đơn giản nhưng đó là một quá trình đòi hỏi giáo viên
phải linh hoạt mềm dẻo thì sẽ đem lại kết quả cao. Chính vì thế mà tôi thường
xuyên nhắc nhở giáo viên như Bác Hồ đã nói “Dễ mười lần không dân cũng chịu,
khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết hợp
giáo dục giữa trường mầm non với gia đình. Đây là sự kết hợp 2 chiều cùng chung
một mục đích.
Công tác phối kết hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non được giáo viên
thực hiện có hiệu quả. Trong năm học 2013-2014 giáo viên đã vận động được sự
ủng hộ của phụ huynh kinh phí mua đồ dùng theo Thông tư 02, Máy vi tính, đầu
đĩa VCD Cho trẻ hoạt động hàng ngày, mỗi lớp thu được hơn 10.000.000 đồng.
Ngoài ra sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ được phụ huynh dành nhiều thời gian
và chăm lo hơn.
3. Kết quả và bài học kinh nghiệm
a. Kết quả:
Kinh nghiệm “ Chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho tổ Mẫu
giáo” đã được áp dụng tại trường mầm non do tôi chỉ đạo trực tiếpvà đạt được kết
quả cao, có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường mầm non trên địa bàn Huyện
Anh Sơn.
Từ những kinh nghiệm trên tôi đã áp dụng và thực hiện có hiệu quả trong
năm học vừa qua, đội ngũ giáo viên trong tổ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, thể
hiện:
- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, thống nhất cao trong mọi công tác, có tâm
huyết với nghề, có tinh thần tương thân - tương ái, thực hiện tốt quy chế chuyên
môn của ngành, nhiệt tình, năng động, sáng tạo luôn hoàn thành nhiệm vụ được
giao
- Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn của giáo viên trong tổ ngày càng
được nâng cao.
- Kết quả nâng cao chất lượng chuyên môn cho tổ được thể hiện qua các
bảng so sánh, đối chứng sau:
- Kết quả chất lượng giảng dạy của giáo viên
Tổng số GV trong tổ
Kết quả chất lượng
Xuất sắc Khá Đạt yêu cầu Yếu
SL % SL % SL % SL %
17 5 29,4 9 53,0 3 17,6 0 0
Năm học ***
*** 2013-2014
16
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
- Giáo viên nắm chắc nội dung, biết lựa chọn hoạt động phù hợp với độ tuổi,
đa số giáo viên sử dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp, kiết kết hợp nội dung
lồng ghép các môn học. Phát huy được tính tích cực của trẻ trong các hoạt động,
trẻ tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui tươi thoải mái,
học mà chơi, chơi mà học. Đặc biệt không còn giáo viên yếu kém
- Giáo viên sử dụng thành thạo CNTT và biết ứng dụng để khai thác dự liệu,
thiết kế bài giảng, trò chơi để dạy trẻ có hiệu quả.
- Tạo được phong trào thi đua, đoàn kết, cùng nhau tiến bộ đưa chất lượng
chuyên môn tổ ngày càng đi lên.
- Với những kết quả nêu trên của giáo viên trong tổ mẫu giáo rất phấn khởi
và tự hào với danh hiệu Tổ lao động tiến tiến xuất sắc cấp Huyện.
- Có 3 đồng chí giáo viên trong tổ mẫu giáo đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
- 100% giáo viên trong tổ đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, có 3 đồng chí
đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện.
Chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt
Tổng số
trẻ mẫu
giáo
Nội dung Mức độ nhận thức của trẻ
Đạt Chưa đạt
SL TL% SL TL%
175
Lĩnh vực phát triển Thể chất 173 98,8 2 1,2
Lĩnh vực phát triển Ngôn ngữ 171 97,7 4 6,3
Lĩnh vực phát triển nhận thức 171 97,7 4 6,3
Lĩnh vực phát triển TC-KNXH 173 98,8 2 1,2
Lĩnh vực phát triển Thẩm mỹ 171 97,7 4 6,3
b. Bài học kinh nghiệm:
Sau một thời gian bồi dưỡng chỉ đạo “Nâng cao chất lượng chuyên môn cho
tổ mẫu giáo ”, tôi thực sự phấn khởi với những kết quả đạt được và để làm tốt
được việc này trước hết:
- Bản thân tôi phải thực sự gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, luôn luôn
nêu cao vai trò trách nhiệm, có lòng khoan dung - độ lượng, giỏi về chuyên môn,
vững vàng về nghiệp vụ. Là người có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng,
luôn gần gũi, chia sẻ với giáo viên và tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng
nghiệp, của nhân dân, tạo được niềm tin cho Giáo viên - học sinh- phụ huynh.
Năm học ***
*** 2013-2014
17
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
- Phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, xây dựng kế hoạch chỉ
đạo cụ thể trong năm học, chỉ đạo chuyên môn tổ thực hiện kế hoạch một cách cân
đối và toàn diện về các mặt hoạt động, phù hợp với năm học trên cơ sở đó thực
hiện rút kinh nghiệm cho năm học sau .
- Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị cho giáo viên
trong tổ.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, học tập BDTX được tiến hành dưới
nhiều hình thức đa dạng có sự tham gia đầy đủ giáo viên trong tổ .
- Thường xuyên bồi dưỡng công nghệ thông tin, thiết kế các trò chơi trên
máy vi tính, thiết kế và làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu, phế liệu tự nhiên.
- Bản thân phải năng động, sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm, luôn đổi mới cách nghĩ, luôn học hỏi đồng nghiệp. Làm việc không kể thời
gian, không lùi trước bất kì khó khăn nào, phải kiên trì, nhẫn lại và phải biết tham
mưu xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động trong tổ cho nhà trường với Đảng
và chính quyền địa phương. Tham mưu phải chọn đúng thời điểm và tuyên truyền
có sức thuyết phục mạnh mẽ.
- Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ phải
được tiến hành dưới nhiều hình thức, phong phú và đa dạng, bồi dưỡng phải
thường xuyên liên tục, có sức cuốn hút và nhiều giáo viên được tham gia.
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường, biết tranh thủ sự
ủng hộ của nhân dân trong việc bồi dưỡng đội ngũ nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, thực hiện khen chê đúng người đúng
việc.
- Xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết nhất trí đó là sức mạnh tổng hợp để
thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho tổ trong nhà trường
- Xây dựng nhóm lớp điểm, giờ dạy tốt, trao đổi học tập rút kinh nghiệm
thường xuyên kịp thời cho các khối lớp và giáo viên.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham dự học tập các lớp nâng cao chuẩn, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để nâng cao trình độ nhận thức và
chuyên môn nghiệp vụ.
- Tích cực đưa ứng dụng thông tin vào học tập và giảng dạy trong các nhà
trường.
4. Phương pháp thực hiện SKKN giáo dục để đạt được những kết quả
trên :
Để khi ứng dụng SKKN một cách có hiệu quả tôi đã sử dụng kết hợp linh
hoạt và đồng bộ các phương pháp sau:
Năm học ***
*** 2013-2014
18
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp làm mẫu
- Phương pháp khảo sát đánh giá
- Phương pháp thông kê đối chứng
- Phương pháp thực hành
- Sử dụng phương pháp hỏi đáp- trắc nghiệm
5. Khả năng ứng dụng và triển khai kết quả của SKKN
Từ những biện pháp và kết quả đạt được trong quá trình triển khai sáng kiến
kinh nghiệm, tôi nhận thấy có thể áp dụng một số biện pháp nêu trên đối với công
tác bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn nhà trẻ và mẫu giáo trong trường
mầm non. Có thể nhân rộng trong phạm vi các trường mầm non huyện Anh Sơn
PHẦN III - KẾT LUẬN :
1. Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Mục đích của việc bồi dưỡng chuyên môn cho tổ mẫu giáo là làm thay đổi
nhận thức của giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình GDMN mới, tích
cực đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm và biết ứng dụng sáng tạo
CNTT vào quá trình dạy học để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra còn khích thích ở
trẻ tính tò mò, ham hiểu biết. Khi thực hiện đồng bộ các biện pháp trên đã nâng
cao năng lực tổ chức các hoạt động của giáo viên, đảm bảo trẻ "học bằng chơi,
chơi bằng học". Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt. Đội ngũ
giáo viên đã biết phối hợp và vận dụng linh hoạt các biện pháp trên, có nhiều đổi
mới trong việc lập kế hoạch phù hợp với trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách, đã đi sâu
đến các hoạt động của trẻ theo nhiều hình thức khác nhau như nhóm nhỏ, cá nhân,
cả lớp. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường được nâng lên rõ rệt
2. Kết luận:
Việc bồi dưỡng đội ngũ nói chung và tổ mẫu giáo nói riêng là một việc làm
thiết thực nhất trong chương trình đối mới hiện nay và đặc biệt hơn là thực hiện có
chất lượng chuyên đề “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm với môi trường tự nhiên
cho trẻ mẫu giáo”mà năm học này Sở GD&ĐT Nghệ An đang chỉ đạo. Đòi hỏi cô
giáo phải có sự linh hoạt sáng tạo, có nhiều thủ thuật khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì
chịu khó tìm tòi thiết kế nhiều trò chơi thật hấp dẫn thì sẽ đem lại kết quả cao.
3. Những ý kiến đề xuất
*/ Đối với Sở Giáo dục đào tạo:
- Phối kết hợp với các trường Sư phạm tiếp mở các lớp đào tạo hệ chính quy,
chuyên tu, tại chức, từ xa để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên mầm non.
Năm học ***
*** 2013-2014
19
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
- Tổ chức một số chuyên đề trọng điểm về bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà
trường.
- Tổ chức cho giáo viên được học tập BDTX đầy đủ trọng tâm
- Tham mưu với UBND tỉnh và các sở, các ngành quan tâm tới chế độ chính
sách đối giáo viên mầm non ngoài biên chế.
*/ Đối với Phòng Giáo dục đào tạo:
- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ giáo viên vào dịp hè, đầu
năm học mới.
- Tham mưu với các cấp, các ngành quan tâm đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở
vật chất cho nhà trường.
*/ Đối với nhà trường:
- Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo học tập tham quan các trường trọng
điểm trong Huyện, Tỉnh để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị .
- Tổ chức chuyên đề, hội thảo tập trung vào tháo gỡ những khó khăn vướng
mắc trong giảng dạy và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá sau chuyên đề.
- Tích cực tham mưu với các cấp, các ngành làm tốt công tác xã hội hoá
giáo dục, hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học - đồ dùng đồ chơi để phục
vụ tốt cho việc giảng dạy và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
*/ Đối với giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân theo đúng thông tư 32/2011.
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho
bản thân.
- Thực hiện tốt các nội dung chuyên đề trọng tâm do Sở GD&ĐT Nghệ An
đề ra trong năm học.
- Hưởng ứng tốt phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực; phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ; phong trào viết và sáng
tác thơ ca, hò, vè, các trò chơi dân gian cho trẻ.
Trên đây là những kinh nghiêm nhỏ, được rút ra rừ những việc làm của bản
thân, tôi xin đưa ra để chị em đồng nghiệp, các quý thầy cô cùng chia sẻ, góp ý bổ
sung để bản thân tôi có nhiều biện pháp hay hơn trong công tác chỉ đạo cũng như
bồi dưỡng chuyên môn cho tổ mẫu giáo và cho tất cả giáo viên trong trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Năm học ***
*** 2013-2014
20
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận về giáo dục mầm non - Tạp chí giáo dục.
2. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên mầm non của Bộ, tỉnh, Sở, Phòng giáo dục về
Phương pháp dạy học mầm non
3. Thông tư 32/2011/TT- BGD&ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011
4. Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ ở các độ tuổi.
5. Tài liệu BDTX năm học 2013-2014
Năm học ***
*** 2013-2014
21
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho Tổ mẫu giáo
Năm học ***
*** 2013-2014
22