Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Các vấn đề thi hành án phạt tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.88 KB, 32 trang )

Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
LỜI NÓI ĐẦU
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, hình phạt tù là loại hình phạt chính
được áp dụng rộng rãi phổ biến, hầu hết các bị cáo bị toà án đưa ra xét xử đều
bị kết án phạt tù. Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay quy định 2 loại hình phạt
tù, đó là tù có thời hạn và tù chung thân.
Việc quyết định hình phạt đối với những kẻ phạm tội là rất cần thiết,
song quyết định hình phạt rồi thì phải có biện pháp thi hành. Mục đích của hình
phạt là nhằm để trừng trị những kẻ phạm tội, cải tạo giáo dục họ trở thành
người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật. Mặc khác, nhằm giáo
dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng chống và ngăn ngừa tội
phạm, để đạt được mục đích đó thì vấn đề thi hành án là giai đoạn quan trọng
trong tố tụng hình sự.
Thi hành án phạt tù là việc quan trọng trong thi hành án. Để thực hiện
tốt thi hành án phạt tù, Bộ luật tố tụng hình sự của Nước Công Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam đã quy định chặt chẽ từ các cơ quan có nhiệm vụ, quyền
hạn thực hiện thi hành án phạt tù, từ thủ tục thi hành án, các trường hợp hoãn
hoặc tạm định chỉ thi hành án, giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt tù.
Tuy nhiên về mặt lý luận cũng như trên thực tế, việc thi hành án phạt
tù là vấn đề được nhiều quan tâm và có nhiều tranh luận. Trong thời gian qua
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn
việc thực hiện công tác để bổ sung cho những quy định trong Bộ Luật tố tụng
hình sự, song vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và làm sang tỏ.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của thi hành án phạt tù trong cuộc đấu
trành chống và phòng ngừa tội phạm, cũng như yêu cầu nghiên cứu lý luận về
Luật tố tụng hinh sự mà tôi đã chọn đề tài “ Các vấn đề thi hành án phạt tù ”
trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam làm đề tài nghiên cứu niên luận.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tuy có nhiều thuận
lợi là được tiếp thu nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật hình
sự, pháp lệnh thi hành án phạt tù và nhiều văn bản hướng dẫn của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền về việc thi hành án phạt tù và được sự quan tâm


hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của Thầy, Cô giáo Bộ môn Tố tụng hình sự của
khoa Luật - Trường Đại học khoa học Huế và các bạn đồng nghiệp.
Nhưng trong quá trình nghiên cứu cũng gặp phải một số khó khăn nhất
định: Là một sinh viên Tại chức, bước đầu nghiên cứu khoa học mặc dù có
nhiều cố gắng trong học tập tiếp thu các bài giảng của các thầy, cô trên lớp, bản
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
1
Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
thân tự nghiên cứu tài liệu, song đề tài “ Các vấn đề thi hành án phạt tù” là một
đề tài khó, phạm vi nghiên cứu rộng, mặt khác thời gian nghiên cứu có hạn nên
tôi chỉ tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu sau đây:
CHƯƠNG 1: Những quy định chung về thi hành bản án và Quyết
định của Toà án - nhiệm vụ của cơ quan thi hành án.
CHƯƠNG 2: Thủ tục thi hành án.
CHƯƠNG 3: Giảm thời hạn, miễn chấp hành hình phạt tù - xoá án
KẾT LUẬN, Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Đó chỉ là những nội dung cơ bản, mang tính lý luận chưa thể làm rõ
hết được các vấn đề đặt ra. Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của thầy, cô giáo bộ
môn và sự đóng góp của các anh (chị) để chuyên đề “Vấn đề thi hành án phạt
tù”, được hoàn thiện hơn.
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
2
Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
CHƯƠNG 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THI HÀNH BẢN ÁN VÀ
QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN, NHIỆM VỤ CƠ QUAN THI HÀNH ÁN.
1. KHÁI NIỆM THI HÀNH ÁN VÀ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA
VIỆC THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ:
1.1. Khái niệm thi hành án:
Sau khi Toà án xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật thì việc thi hành

án là một nhiệm vụ quan trọng. Vì nó bảo đảm thi hành được đầy đủ các vấn đề
mà Toà án đã quy định, thì chế độ xã hội chủ nghĩa các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân mới được bảo vệ, các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ
nghĩa mới được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống, uy tín của nhà nước
mới được nâng cao. Hiến pháp năm 1980 cũng như Hiến pháp năm 1992 quy
định: “Các Bản án và Quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, phải
được cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các đơn vị vũ
trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan
phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Vì vậy, việc xét xử một vụ án hình sự chỉ được
coi là hoàn thành khi Bản án hoặc Quyết định của Toà án được đem ra thi
hành. Giai đoạn sau khi xét xử của tố tụng hình sự là việc thi hành Bản án và
Quyết định của Toà án, nếu Bản án tuyên xử một hình phạt đối với bị cáo.
Vì vậy; Thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự nhằm thực
hiện Bản án và Quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Thi hành án phạt tù:
Điều 1 Pháp lệnh Thi hành án phạt tù đã nêu: “ Thi hành án phạt tù là
buộc những người bị kết án có thời hạn, tù chung thân chấp hành hình phạt tại
trại giam nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện”. Như vậy, thi hành án
phạt tù là việc buộc người bị kết án tù có thời hạn hoặc tù chung thân chấp
hành hình phạt tại trại giam để nhằm cách ly người bị kết án với xã hội, để họ
không thể tiếp tục phạm tội và buộc họ lao động cải tạo và chịu sự giáo dục của
trại trong thời gian thi hành hình phạt để trở thành người có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích của thi án phạt tù:
Theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự 1999 nêu rõ: “ Hình
phạt không chỉ trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có
ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã
hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người
khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm”.
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
3

Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
Việc áp dụng hình phạt không chỉ đơn thuần là sự trừng trị của Nhà
nước, buộc người phạm tội phải chịu sự cưỡng chế nhất định về thể chất và
tinh thần, mà còn tạo điều kiện cho họ có thời gian hồi tâm suy nghĩ, tự cải tạo
mình để trở thành người tốt. Theo Mác: “ Hình phạt chẳng qua là một phương
tiện tự vệ của xã hội đối với những hành vi xâm phạm điều kiện tồn tại của nó,
không kể đó là những điều kiện như thế nào”. Việc người phạm tội phải thi
hành hình phạt tù còn thể hiện sự “Phản ứng tự vệ của xã hội”. Tuy vậy, việc
thi hành án phạt tù đối với kẻ phạm tội không chỉ là trừng trị mà mục đích
chính là nhằm cải tạo, giáo dục họ. Thực tế trong nhiều năm qua Nhà nước ta
đã cải tạo được hàng ngàn người phạm tội. Bằng lao động đã giúp nhiều phạm
nhân trở thành người có ích cho xã hội. Để giúp họ sau khi ra tù có việc làm
chính đáng, các trại cải tạo đã kết hợp việc giáo dục với việc dạy nghề cho
phạm nhân… Như vậy, người phạm tội sau khi hết thời hạn chấp hành hình
phạt họ lại có một nghề nghiệp, công ăn việc làm, đảm bảo được cuộc sống cho
bản thân và gia đình họ. Chính việc ổn định cuộc sống khiến người phạm tội từ
bỏ được tư tưởng “Muốn ăn nhưng không muốn làm”, giúp họ có điều kiện hoà
nhập được với cộng đồng để không tái phạm.
Việc cải tạo, giáo dục chỉ được thực hiện có hiệu quả trên cơ sở sử
dụng tổng hợp các hình thức, biện pháp tác động giáo dục phù hợp nhằm làm
chuyển biến tư tưởng, nâng cao nhận thức của người phạm tội, giúp họ xác
định rõ tội lỗi của mình gây ra, tích cực lao động cải tạo, để sớm trở thành
người lao động lương thiện. Giáo dục là một công việc rất khó khăn, đó là quá
trình để người phạm tội, nhận thấy lỗi lầm của mình gây ra đối với xã hội, thấy
được tính công minh của pháp luật, tuân thủ những quy tắc của cuộc sống xã
hội chủ nghĩa, hoà nhập trở lại với xã hội.
Thi hành án phạt tù, nhằm mục đích ngăn ngừa những người khác
trong xã hội đang dự định đi vào con đường phạm tội, có tác dung giúp mọi
người, mọi nhà nhắc nhở nhau giáo dục con em mình chấp hành tốt pháp luật
của Nhà nước và tôn trọng các quy tắc cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

Việc thi hành án có được thực hiện nghiêm chỉnh thì mới giáo dục cho
nhân dân ý thức và quyết tâm đấu tranh phòng ngừa tội phạm và chống các
loại tội phạm, thấy được tính nghiêm minh đối với kẻ phạm tội là phù hợp với
ý chí nguyện vọng thiết tha, muốn loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, từ
đó họ tự giác sẳn sàng tham gia tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm. Như
LêNin đã nói: “ Từ lâu rồi người ta nói tác dụng ngăn ngừa của hình phạt hoàn
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
4
Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
toàn không phải ở chỗ là hình phạt đó nặng mà là ở chỗ phạm tội thì không
thoát khỏi bị trừng phạt. Điều quan trọng không phải ở chỗ phạm tội thì bị hình
phạm nặng mà là ở chỗ không tội phạm nào không phát hiện ra”.
Thi hành nghiêm chỉnh án phạt tù là bảo đảm quyền dân chủ của công
dân trong quá trình tố tụng. Bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa là sự đảm bảo
cưỡng chế mạnh mẽ đi đôi với việc bảo vệ quyền dân chủ thực sự của nhân
dân. Xã hội còn văn minh thì bản chất dân chủ của pháp luật còn sâu sắc, ý
thức của việc tuân thủ pháp luật còn được đề cao. Việc thi hành án phạt tù được
thực hiện nhanh chóng tức là đã bảo vệ tốt quyền dân chủ của nhân dân, thể
hiện bản chất xã hội chủ nghĩa thực sự là “ Những quy tắc xử sự chung cho
mọi người, những quy tắc ấy thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản do Nhà nước
xã hội chủ nghĩa đặt ra và bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế trên cơ sở thuyết
phục mọi người tuân theo”.
1.3. Ý nghĩa của thi hành án phạt tù:
Việc thi hành án phạt tù được thực hiện tốt có ý nghĩa to lớn, thể hiện
tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời có ý nghĩa giáo dục mọi người và
ren đe những ai có ý định phạm tội.
Như Mác đã nói “Hình phạt là kết quả tất yếu của hành vi phạm tội”.
Theo Mác một người đã thực hiện tội phạm thì quy kết đương nhiên là phải
chịu một hình phạt. Vì vậy, có thể coi hình phạt gắn với tội phạm.

Việc thi hành án phạt tù ở xã hội ta đã thể hiện tính nhân đạo, tính ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Thi hành án phạt tù không chỉ đơn thuần
nhằm trừng trị mà còn cải tạo, giáo dục người phạm tội để họ thấy được lẻ phải
và sự công bằng của pháp luật mà hồi tâm sửa chữa.
Việc thi hành án được thực hiện nghiêm chỉnh có tác động mạnh mẽ
đến mọi người. Nó nhắc nhở mọi người cần “Sống, làm việc theo hiến pháp và
pháp luật” vì pháp luật rất nghiêm minh, không dung thứ cho bất kỳ ai nếu
người đó phạm tội. Từ đó ý thức tôn trọng pháp luật của mọi người được nâng
cao.
Thi hành án phạt tù, đã giúp Toà án kiểm tra việc xử lý vụ án của
mình. Trong quá trình thì hành án đã khẳng định tính đúng đắn hay sai sót của
Bản án. Nếu như Bản án đúng pháp luật xử đúng người, đúng tội thì bản thân
người bị kết án tự nguyện chấp hành, họ thấy được sai lầm và chấp hành hình
phạt đã tuyên là thoả đáng, nhân đạo, công bằng và nghiêm minh và được quần
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
5
Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
chúng nhân dân đồng tình. Nếu Bản án xử không đúng sẽ gây khó khăn khi thi
hành án, người thi hành miễn cưỡng chấp hành, một mặc vẫn làm đơn kiến
nghị kêu oan, Viện kiểm sát kháng nghị để xét xử lại và có thể tạm đình chỉ thi
hành án, quần chúng nhân dân sẽ không đồng tình. Vì vậy, việc thì hành án
phạt tù giúp Toà án kiểm tra Bản án được xét xử thế nào để từ đó đề ra phương
hướng xét xử tốt hơn.
2. CĂN CỨ, THỜI HIỆU THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ:
2.1 Căn cứ thi hành án phạt tù:
Tại Điều 2 pháp lệnh thi hành án phạt tù đã quy định: “Căn cứ để thi
hành án phạt tù là Bản án, Quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật và Quyết
định thi hành Bản án, Quyết định của Toà án”.
Như vậy, công tác thi hành án được đặt ra sau khi Bản án hoặc Quyết
định của Toà án có hiệu lực thi hành (Được quy định tại điều 255 Bộ luật tố

tụng hình sự 2003), là những Bản án và Quyết định đã có hiệu lực pháp luật
bao gồm:
2.1.1. Những Bản án và Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị
kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm:
Sau khi Toà án xét xử nếu đương sự không kháng cáo, Viện kiểm sát
không kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì những Bản án hoặc
Quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật và phải được thi hành kể từ thời
điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
2.1.2 Những Bản án của Toà án cấp phúc thẩm:
Đó là Bản án và Quyết định của Toà án cấp trên trực tiếp khi xét lại
những Bản án hoặc Quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo hoặc kháng nghị. Những Bản án và Quyết định này có hiệu lực pháp luật
và được thi hành sau khi tuyên án (Trừ án phạt tử hình). Đó là Bản án và Quyết
định phúc thẩm của Toà án nhân dân cấp Tỉnh, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân
tối cao, Toà án quân sự cấp quân khu và Toà quân sự Trung ương.
2.1.3. Những Quyết định của Toà án cấp Giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm:
Những Bản án và Quyết định có hiệu lực pháp luật, nhưng phát hiện vi
phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án hoặc phát hiện có tình tiết mới có thể
làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ án, mà Toà án không biết được khi ra Bản
án hoặc Quyết định đó đều có thể bị kháng nghị để xét lại theo thủ tục Giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm đó là:
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
6
Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
- Quyết định của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, Giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm những bản án hoặc Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Toà án nhân dân cấp huyện.
- Quyết định của Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu
Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những Bản án hoặc Quyết định đã có hiệu lực

pháp luật của Toà án quân sự khu vực.
- Quyết định của Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự
Trung ương Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những Bản án hoặc Quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân cấp tỉnh, Toà án quân sự quân khu.
- Quyết định của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm những Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật của các
Toà án thuộc Toà án nhân dân tối cao.
- Quyết định của Hội đồng thẩm phám Toà án nhân dân tối cao, Giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm những Quyết định của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao bị kháng nghị.
Việc thi hành án chỉ được thực hiện đối với các Bản án hoặc Quyết
định đã có hiệu lực pháp luật đó là nguyên tắc chung. Tuy nhiên trong một số
trường hợp vì để đảm bảo quyền lợi cho bị cáo mà khoản 2 Điều 255 Bộ luật tố
tụng hình sự quy định, tuy Bản án hoặc Quyết định của Toà án chưa có hiệu
lực pháp luật nhưng vẫn thi hành ngay, cho dù sau đó vẫn có thể bị kháng cáo,
kháng nghị phúc thẩm. Đó là trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án
cấp sơ thẩm Quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình
sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc là hình
phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời
hạn đã tạm giam.
2.2. Thời hiệu thi hành án phạt tù:
2.2.1. Khái niệm và Ý nghĩa:
Quy định về thời hiệu thi hành án phạt tù đối với người phạm tội là thể
hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta. Về nguyên tắc các Bản án của Toà án đã
có hiệu lực pháp luật điều phải được thi hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, trong
việc thi hành Bản án hình sự có hiệu lực pháp luật một số trường hợp vì lý do
nào đó như bị thất lạc, bị bỏ quên mà Bản án không được thi hành. Nếu trong
một thời gian dài người bị kết án làm ăn lương thiện, không pham tội mới, bản
thân người phạm tội không trốn tránh pháp luật, không có lệnh truy nã…
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN

7
Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
không cần thiết phải bắt họ thi hành Bản án vì việc đó không còn đem lại hiệu
quả tích cực nữa.
Chế định thời hiệu thi hành Bản án hình sự được quy định tại Điều 55
Bộ luật hình sự: Thời hiệu thi hành Bản án hình sự là thời hạn do luật định mà
khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành Bản án đã tuyên.
Việc áp dụng thời hiệu thi hành án là xuất phát từ yêu cầu đề cao trách
nhiệm của cơ quan thi hành án, đồng thời cũng là biện pháp nhắc nhở Toà án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan công an phải thường xuyên kiểm
tra công việc của mình đối với công tác thi hành án, từ đó mới đảm bảo cho
mọi bản án có hiệu lực của Toà án được thi hành. Có như vậy mới thể hiện tính
nghiêm minh của pháp luật, làm cho trật tự, kỷ cương xã hội được đảm bảo, ý
thức tôn trọng pháp luật của mọi người dân trong xã hội được cao hơn.
2.2.2. Các trường hợp không buộc người bị kết án phải thi hành án:
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 55 Bộ luật hình sự thì người phạt tù có
thời hạn không phải bị buộc phải chấp hành Bản án khi có đủ 3 điều kiện sau:
- Tính từ ngày Bản án có hiệu lực pháp luật đã qua những thời hạn:
+ 5 năm đối với trường hợp xử phạt tù từ 3 năm trở xuống.
+ 10 năm đối với trường hợp xử phạt tù từ 3 năm đến 15 năm.
+ 15 năm đối với trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm.
- Trong thời gian nói trên người bị kết án không phạm tội mới, nếu
phạm tội mới thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu tính lại kể từ
ngày phạm tội mới.
- Người bị kết án không cố tình trốn tránh việc thi hành án và không có
lệnh truy nã. Nếu cố tình trốn và có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không
được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Căn cứ vào những điều kiện trên, các Toà án xem xét lại các Bản án
hình sự mà cấp mình có trách nhiệm thi hành và phân thành các loại: Phải thi
hành ngay, cho hoãn, cho miễn chấp hành hình phạt hoặc cho miễn thời hiệu

thi hành Bản án và phải ra những Quyết định cho phù hợp với từng trường hợp
đó.
2.2.3. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành án:
Ngoài các quy định để người bị phạt tù được hưởng thời hiệu thi hành
Bản án, còn có các quy định cho các trường hợp không được áp dung thời
hiệu.Theo Điều 56 Bộ luật hình sự: “Không áp dụng thời hiệu thi hành Bản án
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
8
Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
đối với các tội phạm xâm phạm an ninh Quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, tội
chống loài người và tội phạm chiến tranh”.
Đối với trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình sau khi đã qua
thời hạn 15 năm, do Chánh án Toà án nhân dân tối cao Quyết định theo đề nghị
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho
áp dụng thời hiệu thì hành phạt tử hình thì được chuyển thành tù chung thân, tù
chung thân được chuyển thành tù 30 năm (Khoản 4 Điều 55 Bộ luật hình sự).
3. CƠ QUAN THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ:
Khi Bản án hoặc Quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì
chúng có tính bắt buộc thực hiện đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và
công dân có liên quan dù các cơ quan, tổ chức, công dân đó ở bất cứ nơi nào
trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan thi hành án phạt tù
gồm các cơ quan sau:
- Cơ quan Công an có nhiệm vụ thi hành án phạt trục xuất, phạt tù có
thời hạn, tù chung thân và tham gia thi hành án tử hình.
- Cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội đảm nhiệm thi hành các
Bản án và Quyết định của Toà án quân sự trừ hình phạt đột xuất.
3.1 Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong thi hành án phạt tù:
Cơ quan Công an khi nhận được Quyết định thi hành án của Toà án thì
phải vào sổ và tổ chức thi hành án. Có nhiệm vụ bắt kẻ bị kết án tù có thời hạn

và tù chung thân đưa đến trại giam rồi báo lại cho Toà án nhân dân đã ra Quyết
định thi hành biết kết quả thi hành án.
Cơ quan Công an có nhiệm vụ giam giữ cải tạo phạm nhân theo đúng
quy đinh của pháp luật. Nếu người bị bắt vào trại cải tạo để thi hành án và bỏ
trốn thì phải báo cho Toà án đã ra Quyết định thi hành án biết những trường
hợp phạm nhân trốn trại và việc truy nã phạm nhân đó.
Trong quá trình chấp hành hình phạt cơ quan Công an có nhiệm vụ
giam giữ, giáo dục, cải tạo người bị kết án và đề nghị giải quyết những vấn đề
phát sinh trong khi thi hành như việc giảm án, tạm đình chỉ thi hành án.
Để thực hiện nhiệm vụ giam giữ, cải tạo phạm nhân Bộ công an trực
tiếp quản lý hệ thống trại giam. Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có
giám thị, phó giám thị, quản giáo, chuyên viên, nhân viên, kỷ thuật viên và sỹ
quan, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang bảo vệ. Giám thị trại giam chỉ huy cán
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
9
Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
bộ, chiến sỹ và chịu trách nhiệm về việc quản lý, giam giữ, giáo dục người
chấp hành hình phạt tù ở trại giam theo quy định của pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành phạt tù trong quân đội:
Việc thi hành án phạt tù trong quân đội do Cục điều tra hình sự Bộ
quốc phòng trực tiếp quản lý các trại giam trong quân đội nhân dân. Nhiệm vụ
của trại giam trong quân đội là giam giữ, quản lý, cải tạo, giáo dục những
người bị kết án phạt tù theo đúng thủ tục, nguyên tắc, chế độ do pháp luật quy
định.
Cơ cấu tổ chức trại giam trong quân đội cũng giống như trại giam của
Bộ công an quản lý: Một giám thị là người phụ trách chung chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động của trại. Trại có từ một đến ba phó giám thị, các phó giám
thị thực hiện nhiệm vụ quản lý trại giam.
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
10

Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
CHƯƠNG 2:
THỦ TỤC THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
1. QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ:
1.1 Ra Quyết định thi hành án:
Khi Bản án hoặc Quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật thi công
việc ra Quyết định thi hành án là nhiệm vụ và là thủ tục bắt buộc của Toà án.
Theo khoản 1, Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Trong thời hạn 7
ngày kể từ khi Bản án hoặc Quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật,
Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra Quyết định thi hành án hoặc uỷ thác
cho Toà án khác cùng cấp ra Quyết định thi hành án”.
Theo quy định này, thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Bản án hoặc
Quyết định sơ thẩm của Toà án mình có hiệu lực pháp luật, Chánh án Toà án
nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực, Toà án nhân dân tỉnh, Toà án
quân sự cấp quân khu phải ra Quyết định thi hành án. Toà án khác cùng cấp
được uỷ thác ra Quyết định thi hành án là Toà án nơi người bị kết án nơi cư trú.
Khi ra Quyết định thi hành án, Chánh án Toà án nhân dân phải gửi cho
Viện kiểm sát, cơ quan Công an và Giám thi trại giam Quyết định thi hành án
và Bản án hoặc trích lục Bản án để lưu hồ sơ thi hành án theo dõi phạm nhân.
Căn cứ vào Quyết định của Toà án, cơ quan Công an có trách nhiệm bắt
kẻ bị giam tù có thời hạn và tù chung thân đưa đến trại giam.
Khi cơ quan Công an đưa người bị kết án phạt tù vào trại giam phải đảm
bảo các giấy tờ: Bản sao Bản án, Quyết định phạt tù có hiệu lực pháp luật và
Quyết định thi hành Bản án của Toà án, danh chỉ bản xác định căn cước của
người bị kết án tù, Quyết định của cơ quan quản lý trại giam.
Sau khi tiếp nhận người bị kết án tù vào trại giam trong thời hạn 7 ngày
kể từ ngày tiếp nhận, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho Toà
án đã ra Quyết định thi hành án, cơ quan quản lý thi hành án và thân nhân của
người bị kết án biết.
Trong quá trình thi hành án phạt tù, Chánh án đã ra Quyết định thi hành

án phải phân công cán bộ theo dõi việc thi hành Quyết định đó.
1.2. Nhiệm vụ của Toà án, Viện kiểm sát và cơ quan Công an đảm
bảo cho Bản án được thi hành:
Để tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các Bản án phạt tù có hiệu lực pháp
luật là nhiệm vụ quan trọng của ba cơ quan: Toà án nhân dân, Viên kiểm sát
nhân dân và cơ quan công an.
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
11
Niên luận Vấn đề thi hành án phạt tù
Toà án nhân dân có nhiệm vụ đưa Bản án đã có hiệu lực pháp luật ra thi
hành và theo dõi việc thi hành án để việc thi hành án được thực hiện nghiêm
chỉnh.
Cơ quan Công an có nhiệm vụ thực hiện Quyết định thi hành án của Toà
án và phải báo cáo lại cho Toà án về kết quả việc thi hành án.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong công tác thi hành án phạt tù, nếu thấy Quyết định thi hành án không
được thi hành thì Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan có nhiệm vụ thi hành án, phải
tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Các cơ quan Công an, Viên kiểm sát và Toà án cần thường xuyên trao
đổi về những biện pháp cần áp dụng để đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh và kịp
thời các Quyết định thi hành án phạt tù.
2. HOÃN THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ:
2.1 Điều kiện và thời gian hoãn thi hành án phạt tù:
Hoãn thi hành án phạt tù là chuyển việc thi hành án phạt tù sang thời
điểm khác muộn hơn. Về nguyên tắc, khi Bản án đã có hiệu lực pháp luật thì
người bị kết án phải chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế những lý
do khách quan đặc biệt là người bị phạt tù chưa thể thụ hình ngay được mà
phải có khoản thời gian nhất định mới có thể chấp hành được Bản án của Toà
án.
Việc hoãn thi hành án phạt tù được quy định tại Điều 261 Bộ luật tố tụng

hình sự: “Đối với người xử phạt tù đang tại ngoại, Chánh án Toà án có thể tự
mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan công an hoặc người bị kết
án cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong những trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự”. Đó là:
Người bị kết án bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khoẻ được hồi
phục.
Người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
thì được hoãn đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp
hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặt biệt được hoãn đến một năm
( Trừ trường hợp người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh Quốc gia hoặc
các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặt biệt nghiêm trọng).
Người bị kết án về tội ít nghiêm trọng do nhu cầu công vụ thì được hoãn
đến một năm.
Khoa luật - Trường Đại học khoa học Huế Trần Chín- Lớp Luật K2QN
12

×