Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

quyền sở hữu định đoạt đối với tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.83 KB, 18 trang )

Điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện
ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi
chết”. Di chúc còn được gọi là chúc thư do cá nhân còn sống tự nguyện lập
ra với mục đích dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người
còn sống khác. Di chúc phải dựa vào ý chí, tình cảm của cá nhân người lập
di chúc mà không phải bất cứ chủ thể nào khác và chỉ có hiệu lực sau khi
người đó chết. Do đó, người lập di chúc có tính độc lập, tự định đoạt khi lập
di chúc và cũng chính vì vậy mà di chúc được coi là một hành vi pháp lý
đơn phương, phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Hình thức của di
chúc cũng cần phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Hình thức
di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại tài sản ra bên ngoài thế giới
khách quan, là sự chứa đựng nội dung của di chúc theo một trình tự kết cấu
nhất định. Vì vậy hình thức của di chúc là một phần rất cơ bản và quan
trọng trong việc thừa kế theo di chúc, nếu hình thức của di chúc không tuân
thủ đúng những điều kiện có hiệu lực được quy định trong luật thì di chúc
được xem là vô hiệu và không có bất kì một giá trị nào về mặt pháp lý. Bởi
lý do đó, việc nghiên cứu về hình thức của di chúc là rất quan trọng, sẽ giúp
cá nhân hiểu rõ và có thể chọn cho mình một hình thức để lại di chúc phù
hợp, nhờ đó thực hiện được đầy đủ quyền sở hữu, định đoạt đối với tài sản
của mình ngay cả khi đã chết.
Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hình thức của di
chúc:
1
“Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di
chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc
tiếng nói của dân tộc mình”.
Theo đó thì có hai hình thức di chúc được công nhận trong luật dân
sự Việt Nam là hình thức di chúc văn bản hay còn gọi là di chúc viết và
hình thức di chúc miệng. Có thể hiểu đơn giản hình thức văn bản là loại di


chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết ( viết tay, đánh máy, in ) có chứng
nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hình
thức di chúc miệng là toàn bộ ý chí của người lập di chúc thể hiện bằng lời
nói.
• Di chúc miệng:
Di chúc miệng hay còn gọi là chúc ngôn là sự bày tỏ bằng lời nói của
người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của
mình cho người khác sau khi mình chết.
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về di chúc miệng như sau:
“1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh
tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có
thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn
sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ”.
Thông thường thì nên và cần lập di chúc bằng văn bản. Chỉ lập di
chúc bằng miệng trong trường hợp bất khả kháng không thể lập di chúc
bằng văn bản. Trong trường hợp người có tài sản không thể lập, không có
2
điều kiện để lập di chúc viết vì tính mạng của họ bị đe doạ bởi cái chết do
bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác thì có thể di chúc miệng. Tính mạng
một người bị đe doạ bởi cái chết ở đây có thể hiểu là một người bị thương
nặng do ốm đau, tai nạn, gần đến lúc hấp hối… Những nguyên khác có thể
là do người lập di chúc cụt tay, không biết chữ, bị mù hai mắt… Do đó di
chúc miệng có thể được coi là lời trăng trối cuối cùng của người chết về
việc để lại di sản, phân chia cho những người còn sống thừa kế. Có thể thấy
di chúc miệng được công nhận và có hiệu lực trong những trường hợp đặc
biệt phù hợp với phong tục tập quán nước ta.
Theo khoản 5 điều 652 Bộ luật Dân sự, di chúc miệng hợp pháp nếu
di chúc đó do chính người có tài sản thể hiện ý chí cuối cùng của mình
trước mặt ít nhất hai người làm chứng ( người làm chứng phải thoả mãn quy

định tại điều 654 Bộ luật Dân sự ) và ngay sau đó những người làm chứng
ghi chép lại một cách trung thực sự thể hiện ý chí của người lập di chúc
miệng, sau đó đọc cho người lập di chúc nghe và cùng kí tên hoặc điểm chỉ
vào biên bản làm chứng việc di chúc miệng. Người lập di chúc phải thể hiện
được bằng lời nói, mà người làm chứng và mọi người đều có thể nghe được,
hiểu được ý chí của người di chúc miệng. Di chúc miệng sẽ không hợp pháp
nếu người lập di chúc miệng bằng cử trỉ, động tác, mấp máy môi hoặc
những động tác không có ý nghĩa thể hiện là không còn minh mẫn, sáng
suốt. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý
chí cuối cùng thì biên bản di chúc miệng phải được công chứng hoặc chứng
thực theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực. Trên thực tế,
có nhiều trường hợp người sắp chết chỉ nói lên ý chí của mình về việc phân
chia tài sản trước nhiều người như những lời dặn dò, căn dặn nhưng không
3
ai ghi chép lại. Những lời căn dặn đó về mặt pháp lý hoàn toàn không được
coi là di chúc miệng.
Việc lập di chúc miệng này là do hoàn cảnh hãn hữu mà không thể
lập được di chúc bằng văn bản nên di chúc miệng có giá trị trong thời gian
ngắn. Hiệu lực di chúc miệng chỉ được thi hành trong thời hạn ba tháng kể
từ thời điểm lập di chúc. Trong thời hạn ba tháng này, nếu người lập di chúc
chết thì di chúc miệng sẽ được thi hành để chia di sản. Nhưng nếu sau ba
tháng người di chúc miệng vẫn sống và minh mẫn, sáng suốt thì lúc này di
chúc miệng sẽ không còn giá trị pháp lý. Nếu người lập di chúc vẫn giữ ý
kiến và muốn lập di chúc như di chúc miệng thì phải lập một di chúc khác
bằng văn bản để thay thế, lúc này di chúc miệng coi như bị huỷ bỏ.
Cần phải xác định rõ như thế nào là trường hợp người lập di chúc
miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt, vì đó là cơ sở pháp lý nhằm xác định
di chúc miệng có hiệu lực thi hành hay không còn hiệu lực trong trường hợp
đã quá ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc miệng còn
sống nhưng không còn minh mẫn, sáng suốt nữa. Minh mẫn được hiểu là

làm chủ được hành vi của mình, hiểu được mình muốn làm gì gì và không
muốn làm gì một cách tự chủ, độc lập, không có bất kì sự can thiệp nào của
người khác. Cá nhân còn sáng suốt được thể hiện trong việc độc lập suy
nghĩ, nhận xét đánh giá sự vật, sự việc diễn ra quanh mình và không có sự
nhầm lẫn, bất thường giữa vật này với vật kia, cá nhân này với cá nhân
khác, mình với người khác, hiện tượng này với hiện tượng khác… Hay nói
cách khác, người còn minh mẫn sáng suốt là người nhận biết rõ ràng những
sự vật, sự việc diễn ra quanh mình và hiểu được các hành vi của chính mình
4
trong các quan hệ xã hội và có các cảm giác tương tự như những người bình
thường khác đối với cùng hiện tượng, sự vật, sự việc.
Theo quy định ở khoản 2 điều 651 Bộ luật Dân sự thì sau ba tháng kể
từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt
thì di chúc miệng bị hủy bỏ. Nhưng bên cạnh đó lại có trường hợp người di
chúc miệng chỉ còn sống nhưng không còn minh mẫn sáng suốt và pháp luật
chưa có quy định vể trường hợp này di chúc miệng có còn hiệu lực hay
không. Trong các nguyên tắc của pháp luật dân sự, chủ thể có quyền định
đoạt tài sản của mình theo di chúc hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt.
Nhưng khi điều kiện thể hiện ý chí không còn tồn tại do cá nhân đã không
còn minh mẫn, sáng suốt nữa thì pháp luật vẫn phải bảo hộ ý chí của người
đó khi còn minh mẫn. Trường hợp người lập di chúc miệng không còn minh
mẫn, sáng suốt nữa là sự kiện khách quan bất khả kháng đối với người này,
vì vậy thời hạn ba tháng phải thoả mãn điều kiện minh mẫn, sáng suốt của
người lập di chúc miệng đó. Do đó khi hết thời hạn ba tháng mà người di
chúc miệng vẫn còn sống nhưng không còn minh mẫn sáng suốt thì di chúc
miệng đã lập vẫn có hiệu lực. Điều này nhằm bảo vệ và tôn trọng quyền tự
định đoạt của chủ thể lập di chúc.
Do sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương tiện kĩ thuật về
ghi băng, ghi hình, máy chữ cũng được áp dụng vào việc ghi chép khá phổ
biến. Do vậy, trên thực tế không loại trừ khả năng một cá nhân sử dụng máy

chữ, máy vi tính, băng hình, băng thanh để làm phương tiện thể hiện ý chí
của mình đối với di sản trên đó, tức là lập di chúc trên các phương tiện đó.
Những di chúc được thể hiện trên các phương tiện trên nếu thiếu người làm
chứng, chứng thực, công chứng sẽ bị coi là vô hiệu vì những di chúc lập
5
theo dạng này được coi tương tự như di chúc miệng. Nên hạn chế lập di
chúc trên những phương tiện kĩ thuật nói trên vì tính khách quan của nó
không xác định được chuẩn xác, sự thêm bớt, thay đổi câu chữ, nội dung và
ngay cả làm giả trên các phương tiện đó không phải là vấn đề phức tạp. Tuy
nhiên nếu di chúc được thể hiện trên các phương tiện kĩ thuật nói trên mà có
người làm chứng, chứng thực đầy đủ theo nguyên tắc, thủ tục, trình tự bắt
buộc như đối với di chúc miệng thì vẫn có giá trị pháp lý.
• Di chúc bằng văn bản:
Di chúc bằng văn bản, còn gọi là di chúc viết, là hình thức thể hiện ý
chí của người để lại di sản thừa kế về việc định đoạt tài sản của mình cho
người khác sau khi chết thông qua hình thức viết.
Di chúc bằng văn bản là hình thức di chúc được coi là chính thống,
được khuyến khích và được sử dụng nhiều hơn khi lập di chúc, còn hình
thức miệng chỉ là hình thức được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt
và không thể lập được di chúc bằng văn bản. Với di chúc bằng văn bản, các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể giải quyết những tranh chấp về thừa
kế một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, di chúc bằng văn bản cũng giúp xác
định được ý chí đích thực của người để lại di sản một cách dễ dàng, chính
xác hơn và tránh những tranh chấp phức tạp có thể xảy ra trong đời sống
hàng ngày.
Quy định về nội dung di chúc bằng văn bản được thể hiện ở điều 653
Bộ luật Dân sự như sau:
“1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
6

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ
các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm
nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm
chỉ của người lập di chúc”.
Ngày tháng năm cần phải rất được chú ý trong nội dung của di chúc
bằng văn bản vì pháp luật có quy định người lập di chúc được quyền sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế di chúc. Do đó một người có thể có nhiều bản di
chúc và thời gian trong các bản di chúc phải được đối chiếu với nhau, di
chúc nào có ngày tháng năm gần với thời gian người lập di chúc chết nhất
thì được coi là di chúc cuối cùng. Di chúc cuối cùng sẽ có giá trị pháp lý, bổ
sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ hoàn toàn các di chúc trước đó. Việc ghi rõ các
hiện vật trong khối di sản được khuyến khích, nhất là đối với những hiện vật
có giá trị. Với những hiện vật nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau thì nên ghi
rõ vị trí để sau này dễ dàng thu thập và phân chia di sản. Người lập di chúc
bằng văn bản có quyền chỉ định đích danh người thực hiện nghĩa vụ và nội
dung của nghĩa vụ trong di chúc, nhưng nội dung của nghĩa vụ không được
trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Nếu là nghĩa vụ về tài sản
thì nghĩa vụ chỉ được thực hiện nếu nằm trong phạm vi di sản thừa kế mà
người thừa kế được nhận. Nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải có
chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Di chúc có người làm chứng thì
7

×